Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu về công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên mô...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu về công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da việt nam

.PDF
176
202
84

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU DA - GIẦY BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: “Nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu về công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da Việt Nam” Mã số: 169.09/RD/HĐ-KHCN ngày 19/3/2009 Cơ quan chủ quản: Cơ quan chủ trì: Chủ nhiệm đề tài: Bộ Công Thương Viện Nghiên cứu Da - Giầy PGS. TS. Ngô Đại Quang 7668 04/02/2010 HÀ NỘI, 12/2009 Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số: 169.09/RD/HĐ-KHCN ngày 19 tháng 3 năm 2009. NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN STT Họ và tên Chức vụ, cơ quan công tác 1 PGS. TS. Ngô Đại Quang Viện trưởng Viện Nghiên cứu Da - Giầy 2 ThS. Vũ Ngọc Giang Kỹ sư hoá thuộc da, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Da - Giầy 3 KS. Nguyễn Hữu Cường Kỹ sư hoá thuộc da. Giám đốc Trung tâm Công nghệ thuộc da Viện Nghiên cứu Da - Giầy 4 ThS. Nguyễn Mạnh Khôi Kỹ sư cơ khí, Trưởng phòng Kế hoạch Viện Nghiên cứu Da - Giầy 5 KS. Hoàng Phi Nga Kỹ sư hoá, Trung tâm Công nghệ Môi trường Viện Nghiên cứu Da - Giầy DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 1 Cấu tạo da động vật 1 Hình 2 Mạch polypeptid 3 Hình 3 Tư thế lột mổ da trâu, bò 1 6 Hình 4 Các đường cắt cơ bản khi lột mổ da trâu, bò 7 Hình 5 Các cách lột mổ da lợn 8 Hình 6 Các đường cắt cơ bản khi lột mổ da lợn 8 Hình 7 Các đường cắt cơ bản khi lột mổ da cá sấu 9 Hình 8 Các khuyết tật da động vật 10 Hình 9 Bảo quản ướp muối da động vật 11 Hình 10 Bảo quản ướp muối - phơi khô da động vật 12 Hình 11 Các đường gấp khi vận chuyển da động vật 13 Hình 12 Cách rắc muối và đường gấp khi vận chuyển da động vật 13 Hình 13 74 Hình 14 Sơ đồ các công đoạn trong khâu hoàn thành ướt và hoá chất sử dụng Máy vắt da Hình 15 Pa lét để ủ đống da 75 Hình 16 Sơ đồ máy xẻ da 75 Hình 17 Sơ đồ máy ép nước 76 Hình 18 Sơ đồ máy bào da 76 Hình 19 Sơ đồ khả năng hấp thụ chất thuộc theo tiết diện da 80 Hình 20 Tám giá phối màu 86 Hình 21 Sơ đồ phu lông hình chữ Y 87 Hình 22 Sơ đồ các công đoạn trong khâu hoàn thanh ướt 92 Hình 23 Sơ đồ cáp căng da 95 Hình 24 Sơ đồ cáp cặp da 95 75 Hình 25 Sơ đồ buồng sấy kính 96 Hình 26 Sơ đồ máy sấy chân không 96 Hình 27 Sơ đồ vò tay 97 Hình 28 Sơ đồ máy vò molissa 98 Hình 29 Sơ đồ nguyên tắc vò molissa 98 Hình 30 Sơ đồ phương pháp trau chuốt bôi tay 104 Hình 31 Sơ đồ máy trau chuốt 104 Hình 32 Sơ đồ minh hoạ chất lượng trau chuốt 105 Hình 33 Sơ đồ máy trau chuốt cán màng 105 Hình 34 Sơ đồ súng phun 106 Hình 35 Sơ đồ hệ thống trau chuột phun tay 106 Hình 36 Sơ đồ so sánh hai phương pháp phun tay 107 Hình 37 Sơ đồ máy phun 108 Hình 38 Sơ đồ máy chà mặt da 108 Hình 39 Sơ đồ máy ghè 109 Hình 40 Sơ đồ máy in da 110 Hình 41 Cả tấm da 121 Hình 42 Da vùng mông 121 Hình 43 Da vùng vai 121 Hình 44 Da vùng bụng 122 Hình 45 Mẫu thử kéo đứt và dãn dài 124 Hình 46 Mẫu thử độ xé rách 125 Hình 47 Máy thử độ bền mặt cật 126 Hình 48 Mẫu thử độ bền mặt cật 126 Hình 49 Phần kẹp mẫu phía trên 127 Hình 50 Thiết bị kẹp mẫu 128 Hình 51 Bộ dụng cụ Kubelka thử độ hấp thụ nước 129 Hình 52 Máy thử độ bền màu 130 Hình 53 Bộ phận thử độ bám dính của màng 132 Hình 54 Phu lông 139 Hình 55 Sơ đồ thiết bị nạo bạc nhạc thô sơ 143 Hình 56 Máy nạo bạc nhạc 144 Hình 57 Dao và trục của máy nạo 144 Hình 58 Máy xẻ 146 Hình 59 Lô đồng 147 Hình 60 Máy ép nước 148 Hình 61 Sơ đồ nguyên lý máy bào da 149 Hình 62 Sợ co bề mặt da theo độ ẩm 152 Hình 63 Sơ đồ mô tả hệ thống sấy đường hầm 154 Hình 64 Máy sấy chân không 155 Hình 65 Máy đánh mặt gián đoạn 156 Hình 66 Máy đánh mặt liên tục 156 Hình 67 Máy chải bụi 158 Hình 68 Quá trình phun da dùng súng phun quay 159 Hình 69 Máy phủ màu 159 Hình 70 Buồng phun màu 160 Hình 71 Cấu tạo súng phun 160 Hình 72 Máy đánh bóng 161 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Trang Bảng 1 Thành phần của da 2 Bảng 2 Lượng nước của protein dạng sợi ở trạng thái cân bằng 4 Bảng 3 Lượng kim loại trong da bò 5 Bảng 4 Các khuyết tật của da động vật 10 Bảng 5 Quy trình công nghệ thuộc kết hợp Polyhosphat - Syntan 63 Bảng 6 Điểm đẳng điện của da theo phương pháp thuộc 77 Bảng 7 Khả năng hấp thụ màu theo pH của da thuộc 85 Bảng 8 Bản chất của các chất màu pigment 99 Bảng 9 Thông số cốc kiểm tra độ nhớt dung dịch trau chuốt 106 Bảng 10 Một quy trình công nghệ trau chuốt pigment cho da mũ giầy 111 Bảng 11 Quy trình công nghệ trau chuốt aniline, semianiline 112 Bảng 12 Quy trình trau chuốt da sáp 113 Bảng 13 Thành phần dung dịch nước thoát tạo bọt 114 Bảng 14 Quy trình công nghệ trau chuốt bọt 115 Bảng 15 Môi trường chuẩn và dung sai 122 Bảng 16 Một số tiêu chuẩn về da 138 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Cơ sở pháp lý của đề tài Đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu về công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da Việt Nam” được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 169.09/RD/HĐ-KHCN ngày 19 tháng 3 năm 2009 giữa Bộ Công Thương và Viện Nghiên cứu Da - Giầy. 2. Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài Trong cơ chế mở cửa của nền kinh tế đất nước, ngành công nghiệp thuộc da đã có những bước tiến bộ, chất lượng da thuộc dần tăng lên, các sản phẩm được sản xuất, chế biến từ da thuộc đã bắt đầu có sức canh tranh trên thị trường. Tuy nhiên lực lượng kỹ thuật trong ngành còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Đa số cán bộ kỹ thuật thuộc da chính thống được đào tạo tại Liên Xô (cũ) và các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu (cũ) hiện đã nhiều tuổi, trong nước hiện chưa có trường đào tạo chuyên ngành. Cho đến nay mới chỉ có cuốn Sổ tay kỹ thuật thuộc da do Viện Nghiên cứu Da - Giầy xây dựng, biên soạn và in ấn lưu hành nội bộ với số lượng hạn chế. Bởi vậy, yêu cầu cần có bộ tài liệu kỹ thuật chuyên ngành, vừa để cán bộ kỹ thuật tham khảo, vừa để làm cơ sở cho việc soạn thảo giáo trình đào tạo trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, mong muốn ngành công nghiệp thuộc da nước nhà phát triển, các doanh nghiệp, cơ sở dần khẳng định được mình bằng thương hiệu và chất lượng da thành phẩm, góp phần làm cho ngành Da - Giầy là một trong những ngành có sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong nền kinh tế đất nước, việc lựa chọn và tiến hành đề tài: “Nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu về công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da Việt Nam” là hướng đi đúng đắn và cần thiết. 3. Mục đích của đề tài Xây dựng, biên soạn bộ tài liệu có tính đại cương hướng dẫn về công nghệ thuộc da cho các cán bộ kỹ thuật và quản lý trong ngành thuộc da Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tài liệu chuyên ngành trong và ngoài nước, điều kiện sản xuất thực tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất da thuộc trên phạm vi cả nước. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nguyên vật liệu, hoá chất và công nghệ sản xuất da thuộc từ khâu nguyên liệu đầu vào đến da thành phẩm, các phương pháp phân tích cơ, lý, hoá học của thành phẩm. 5. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp tra cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. + Phương pháp tham quan, thu thập dữ liệu thực tế. + Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia. 6. Những đóng góp của đề tài - Đề tài đã tạo ra được bộ tài liệu chuyên ngành thuộc da của Việt Nam, góp phần đào tạo nhân lực, tăng cường khả năng phát triển cho ngành. - Đề tài đã hệ thống hóa các lý luận về nguyên vật liệu, hóa chất, thiết bị, sản phẩm, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng sản phẩm da thuộc. - Kết quả của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật và quản lý, các tổ chức và cá nhân quan tâm đến ngành công nghiệp thuộc da nước nhà. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bầy gồm có 8 chương: + ChươngI. Da nguyên liệu + Chương II. Chuẩn bị thuộc + Chương III. Thuộc da + Chương IV. Hoàn thành ướt + Chương V. Hoàn thành khô + Chương VI. Phân loại da thành phẩm + Chương VII. Tính chất của da thuộc và phương pháp phân tích + Chương VIII. Máy móc thiết bị thuộc da MỤC LỤC 1.1. 1.1.1. 1.1.2. 1.1.3. 1.1.4. 1.1.5. 1.1.6. 1.1.7. 1.2. 1.2.1. 1.2.2. 1.2.3. 1.2.4. 1.2.5. 1.2.6. 1.2.7. 1.2.8. 1.2.9. 1.3. 1.3.1. 1.3.2. 1.3.3. 2.1. 2.2. 2.3. 2.3.1. 2.3.2. 2.3.3. 2.3.4. 2.3.5. 2.3.6. 2.4. 2.4.1. 2.4.2. 2.4.3. 2.4.4. 2.4.5. 2.4.6. 2.5. 2.5.1. 2.5.2. 2.5.3. 2.5.4. CHƯƠNG I. DA NGUYÊN LIỆU Giải phẫu và mô học da động vật Amin axít Peptid Phản ứng của protein Nước trong da Chất béo Pigment Chất vô cơ Da nguyên liệu Da bò, da trâu Da lợn Da cừu Da dê Da ngựa Da bò sát (trăn, da rắn ) Da cá Da chim, đà điểu Khuyết tật của da nguyên liệu Bảo quản và phân loại da nguyên liệu Bảo quản da nguyên liệu Vận chuyển da Phân loại da nguyên liệu ở Việt Nam CHƯƠNG II. CHUẨN BỊ THUỘC Khái quát chung về chuẩn bị thuộc Công đoạn hồi tươi Công đoạn tẩy lông - ngâm vôi Mục đích của tẩy lông - ngâm vôi Các yếu tố ảnh hưởng Quá trình hoá học với keratin và các thành phần khác Các phương pháp tẩy lông - ngâm vôi Các lỗi của tẩy lông - ngâm vôi và giải pháp khắc phục Các phương pháp tẩy lông - ngâm vôi trong công nghiệp Tẩy vôi Mục đích Yêu cầu Giải pháp công nghệ Các yếu tố ảnh hưởng Thực hiện tẩy vôi trong công nghiệp Kiểm tra và các lỗi tẩy vôi Làm mềm Mục đích Tác nhân làm mềm Tính chất của enzym/chế phẩm enzym Các yếu tố ảnh hưởng đến làm mềm Trang 1 1 2 3 4 4 4 5 5 5 5 8 8 8 8 8 9 9 10 11 11 13 14 16 16 16 22 22 22 24 25 27 28 29 29 29 29 32 33 34 35 35 36 37 38 2.5.5. 2.6. 2.6.1. 2.6.2. 2.6.3. 2.6.4. 2.6.5. 3.1. 3.2. 3.3. 3.3.1. 3.3.2. 3.3.3. 3.3.4. 3.4. 3.4.1. 3.4.2. 3.5. 3.5.1. 3.5.2. 3.5.3. 3.5.4. 3.6. 3.7. 3.8. 3.8.1. 3.8.2. 3.8.3. 3.8.4. 3.9.1. 3.9.2. 3.9.3. 4.1. 4.1.1. 4.1.2. 4.1.3. 4.1.4. 4.2. 4.2.1. 4.2.2. 4.2.3. 4.2.4. 5.1. Áp dụng làm mềm trong công nghiệp Axit hoá Mục đích Hoá chất axit hoá Khử axit hoá Kiểm tra và các lỗi axit hoá Áp dụng axit hoá trong công nghiệp CHƯƠNG III. THUỘC DA Khái quát chung về thuộc da Khái quát chung về các chất thuộc Lý thuyết thuộc Crôm Thuyết hấp phụ của KNAPP Thuyết liên kết nội phân tử (Intermoleculary Linkage) Thuyết tạo muối Thuyết phối trí và liên kết ngang Phương pháp thuộc Crôm Phương pháp thuộc Crôm một bể Phương pháp thuộc Crôm hai bể Muối Nhôm Các muối Nhôm dùng để thuộc da là các muối Cơ chế thuộc của muối Nhôm Phương pháp thuộc Nhôm Thuộc muối Nhôm trong thực tế Muối Sắt Muối Zircon Chất hữu cơ Tanin tổng hợp Formaldehyt (Formol) Chất Polyphosphat Chất thuộc thảo mộc (Tannin thảo mộc) Nạo lớp tổ chức dưới da (bạc nhạc) Nạo lông, nạo ghét Xẻ da CHƯƠNG IV. HOÀN THÀNH ƯỚT Các công đoạn chuẩn bị Loại bỏ dung dịch thuộc tồn dư trong da phèn Phân loại da phèn Xẻ xanh (xẻ da Wet-blue) Ép nước và bào da Thuộc lại da thuộc Crôm Trung hoà Thuộc lại và làm đầy Công đoạn nhuộm Công đoạn ăn dầu CHƯƠNG V. HOÀN THÀNH KHÔ Sấy và các phương pháp sấy 39 40 40 41 43 43 44 46 46 47 51 51 51 51 51 51 52 52 53 53 54 54 55 56 58 58 58 60 61 63 70 70 70 72 74 74 75 75 76 77 77 79 82 87 92 92 5.1.1. 5.1.2. 5.2. 5.2.1. 5.2.2. 5.2.3. 5.3. 5.3.1. 5.3.2. 5.3.3. 5.3.4. 6.1. 6.2. 6.3. 6.4. 7.1. 7.2. 7.3. 7.4. 7.5. 8.2. 8.3. 8.4. 8.5. 8.6. 8.7. 8.8. 8.9. 8.10. 8.11. 8.12. Quá trình hóa lý của công đoạn sấy Các phương pháp sấy Các công đoạn cơ học trước khi trau chuốt Xén diềm Hồi ẩm Vò mềm Trau chuốt và các phương pháp trau chuốt Thành phần hoá chất trau chuốt Các yếu tố cần xác định trước khi trau chuốt Các công đoạn được áp dụng trong trau chuốt da Các phương pháp trau chuốt CHƯƠNG VI. PHÂN LOẠI DA THÀNH PHẨM Phân loại da theo nguyên liệu Phân loại da theo mục dích sử dụng Phân loại da theo phương pháp trau chuốt Phân loại da theo chất lượng CHƯƠNG VII. TÍNH CHẤT CỦA DA THUỘC VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH Các tính chất của da Các phép thử liên quan Phương pháp thử Bảo quản mẫu và điều hoà mẫu Tiến hành thử CHƯƠNG VIII. MÁY MÓC THIẾT BỊ THUỘC DA Phu lông Máy nạo bạc nhạc Máy xẻ da Máy ép nước Máy bào da Thiết bị sấy Máy đánh mặt cật Máy chải bụi Thiết bị trau chuốt da Máy đánh bóng Máy vò mềm Máy in là 93 94 96 96 97 97 98 99 103 110 110 116 116 116 117 117 119 119 119 120 122 123 139 139 143 146 148 148 150 155 157 158 161 161 162 Mã số: 169.09/RD/HĐ-KHCN 1 Viện Nghiên cứu Da - Giầy CHƯƠNG I. DA NGUYÊN LIỆU 1.1. Giải phẫu và mô học da động vật Da động vật là một lớp da bao bọc bên ngoài cơ thể sống của động vật. Ngoài chức năng bảo vệ cơ thể trước tác động cơ học, da động vật còn có các chức năng như điều hòa nhiệt độ cơ thể, thải bỏ các chất không thích hợp ra khỏi cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, điều hòa lượng nước và là xúc giác của cơ thể. Với một số loài vật có lớp da không dày, lớp vẩy sừng hay lông đóng vai trò quan trọng, với một số loài thì chỉ có mật độ và độ bền của lớp da đóng vai trò bảo vệ cơ thể. Da động vật được tạo nên từ hai phần chính: - Trên bề mặt là phần vẩy sừng (Epidermis). - Phần cật là thành phần chính của da gồm có hai lớp: lớp trên (papillary layer) có cấu tạo sợi mịn, liên kết chặt chẽ tạo mặt cật cho da và lớp dưới (reticular layer) có cấu trúc mạng lưới, độ dày lớn hơn lớp trên và là phần chính tạo độ bền cơ học cho da. Lớp biểu bì Ống lông Tuyến mồ hôi Chân lông Lớp cật Lớp trung gian giữa bì phu và lớp cật Lớp bì phu Tổ chức dưới da (lớp bạc nhạc) Hình 1: Cấu tạo da động vật Thành phần hóa học của da gồm có nước, protein, chất béo và một vài muối khoáng. Protein là thành phần chính tạo nên da thuộc. Protein có hai loại: - Protein dạng sợi: là thành phần chính của da, quyết định tính chất cơ học và lý học của da. Có 3 nhóm chính là: collagen, elastin và keratin. - Protein không dạng sợi: globumin, albumin. Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 169.09/RD/HĐ-KHCN ngày 19 tháng 3 năm 2009. “Nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu về công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da Việt Nam” - PGS.TS. Ngô Đại Quang 2 Mã số: 169.09/RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy Bảng 1: Thành phần của da Thành phần Tỷ lệ % 64 2 0,5 0,5 33 Nước Chất béo Muối khoáng Thành phần khác (pigment…) Protein - Protein cấu trúc sợi: + Elastin: sợi vòng trong bó sợi colagen + Colagen: tạo nên da thuộc + Keratin (tạo nên lông, biểu bì) - Protein cấu trúc không dạng sợi + Albumen, globulin 0,3 29 2 1 1.1.1. Amin axít Thành phần cơ sở tạo nên protein là amin axít. Đó là hợp chất hữu cơ có chứa Nitơ, có thể coi là các monomer trong tổng hợp sinh học của protein. Cấu trúc hóa học của amin axít: R | H2N – Cα – COOH | H Có 21 amin axít cơ bản, được chia thành các nhóm chức khác nhau. Amin axít trong nước có điện tích dương hay âm phụ thuộc vào pH: OH | | C=O | + H3N – C – H | R -H+ + H+ O| C=O | + H3N – C – H | R + OH+ H+ O| C=O | H2N – C – H | R Khi cho thêm proton H+ (thí dụ: axít hóa), sẽ cản trở sự ion hóa nhóm cacboxyl, tạo cho amin axít tính cation. Trong môi trường kiềm xảy ra hiện tượng ngược lại, amin axít mang tính anion. Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 169.09/RD/HĐ-KHCN ngày 19 tháng 3 năm 2009. “Nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu về công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da Việt Nam” - PGS.TS. Ngô Đại Quang Mã số: 169.09/RD/HĐ-KHCN 3 H | + H2N – C – COO- + HX | H R | + H3N – C – COO- + MeOH | R Viện Nghiên cứu Da - Giầy H | + X H3N – C – COOH | H R | H2N – C – COO- Me+ | R + H2O 1.1.2. Peptid Amin axít liên kết với nhau, tạo nên peptid, polypeptid va protein nhờ mối liên kết peptid -CONH-. Cơ chế của tổng hợp sinh học rất phức tạp. Về mặt hóa học có thể viết như sau: H | H2N – C – COOH | H + H | H2N – C – COOH | CH3 H O H | || | H2N – C – C – N – C – COOH | | | H H CH3 Dipeptid Dipeptid + Amin axít -> tripeptid + (amin axít)n -> polypeptid -> Protein. Khi dưới 10 amin axít kết hợp với nhau, tạo oligopeptid, trên 10 amin axít đến 10.000 tạo polypeptid, trên 10.000 tạo protein. Hình 2: Mạch polypeptid Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 169.09/RD/HĐ-KHCN ngày 19 tháng 3 năm 2009. “Nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu về công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da Việt Nam” - PGS.TS. Ngô Đại Quang Mã số: 169.09/RD/HĐ-KHCN 4 Viện Nghiên cứu Da - Giầy 1.1.3. Phản ứng của protein Phản ứng của protein tạo nên: - Phản ứng covalent (trao đổi điện tử): liên kết ion, liên kết hydro… - Phản ứng không covalent (không trao đổi điện tử). Protein dạng sợi được phân thành: colagen, elastin và keratin. Colagen là thành phần chính tạo nên da thuộc. Có 5 loại (type) colagen. Khi đun nóng colagen trong nước, nó sẽ biến đổi cấu trúc, có mức sắp xếp phân tử kém ổn định hơn, gọi là giê-la-tin. Nhiệt độ mà ở đó colagen bắt đầu co lại gọi là nhiệt độ co Ts. Elastin là thành phần quan trọng của protein, có độ đàn hồi lớn tương tự sợi cao su không được lưu hóa. Khi thuộc da, cần loại bỏ sợi elastin, tránh da bị co cứng lại. Keratin không thể coi là một loại protein đồng nhất mà có nhiều dạng sinh học khác nhau, có tính chất chung là không tan trong nước, có mối liên kết disulfid trong phân tử. keratin là thành phần chính của lông và biểu bì. 1.1.4. Nước trong da Nước là thành phần không thể thiếu của protein để trong cơ thể sống thực hiện quá trình sinh học cần thiết. Trong protein dạng sợi, colagen giữ lượng nước lớn, các protein khác (keratin, elastin) giữ lượng nước nhỏ hơn, có ái lực thấp hơn đối với nước. Ở trạng thái cân bằng nước khi pH = 5-7, mỗi loại colagen chứa lượng nước khác nhau như trong bảng 2: Bảng 2: Lượng nước của protein dạng sợi ở trạng thái cân bằng Protein Colagen Myosin Reticular Lượng nước trong 1 gam khô (%) 200 25 300 40 30 32 Protein Elastin Keratin Fibroin Nước ở trạng thái liên kết (hydrat) chiếm khoảng 1/3 lượng nước thành phần ở trạng thái cân bằng colagen - nước. 1.1.5. Chất béo Chất béo tự nhiên phần nhiều ở trong tế bào mỡ dưới da. Đó là triglycerid của axít béo. CH2 – O.OCR1 | CH – O.OCR2 | CH2 – O.OCR3 R: axít béo cao phân tử. Ở điều kiện bình thường tẩy mỡ bằng chất kiềm loại bỏ khoảng 10% lượng mỡ tự nhiên. Mỡ trong da chủ yếu được loại bỏ khi tẩy lông - ngâm vôi. Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 169.09/RD/HĐ-KHCN ngày 19 tháng 3 năm 2009. “Nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu về công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da Việt Nam” - PGS.TS. Ngô Đại Quang 5 Mã số: 169.09/RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy 1.1.6. Pigment Thành phần hóa học của pigment trong da ít được nghiên cứu. Lượng pigment cũng chỉ khoảng 0,3 - 0,5% trong da động vật. 1.1.7. Chất vô cơ Da khô chứa khoảng 1% chất vô cơ. Chủ yếu là muối kim loại kiềm Na, K, kim loại kiềm thổ Ca, Mg và kim loại khác như Al, Fe, Cu, Ni, Si và một số á kim như S2-, P4+. Thành phần tro của da là như trong bảng sau: Bảng 3: Lượng kim loại trong da bò Kimloại g/g da x 10-6 Na 25,6 K 6,6 Ca 69,6 Mg 45,7 Cu 6,2 Zn 6,5 Fe 13,1 Cr 4,9 Mn 0,4 Li 0,1 Sr 0,2 1.2. Da nguyên liệu Da động vật sau khi lột mổ là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất da thuộc làm đồ dùng hàng ngày nhờ các tính chất hiệu dụng của nó. Da thuộc ngày càng được sử dụng nhiều hơn với chất lượng và hình thức không ngừng tiến bộ. 1.2.1. Da bò, da trâu Da bò là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất để sản xuất da thuộc, chiếm khoảng 70% tổng lượng da nguyên liệu. Bò nuôi với mục đích khác nhau nên da bò cũng có tính chất khác nhau. Tuy nhiên, sự phân loại không dựa trên cơ sở này. Chủ yếu chỉ phân loại theo khối lượng, giống đực, cái và chất lượng da. Ở một số nước, da bò được phân loại theo khối lượng như sau: Loại 1 2 3 4 5 6 7 Khối lượng (kg) 15-19 20-24 30-34 38-39 40-44 45-54 55 trở lên Về cấu trúc, lớp cật của da bò rất phát triển. Các bó sợi colagen kết hợp chặt chẽ. Bò nuôi lấy thịt có cấu trúc lỏng lẻo và nhiều mỡ hơn. Bò nuôi lấy sữa có phần cật mỏng hơn nhưng diện tích tấm da lớn hòn và ít mỡ hơn. So với da bò, da trâu dày hơn, nhưng nhăn hơn ở cổ, cấu trúc sợi lỏng lẻo hơn. Da bò tươi có khối lượng nhỏ hơn 14 kg thì không phân loại theo giống mà gọi là da bò nhỏ (da bé). Theo chất lượng, da bò được chia thành 5 loại tùy theo sự hư hại của da (kích thước, số lượng, vị trí). Không tính để phân loại với các khuyết tật sau: - Vết dao nhỏ ở mặt thịt, sâu dưới 20% bề dày của da.. Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 169.09/RD/HĐ-KHCN ngày 19 tháng 3 năm 2009. “Nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu về công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da Việt Nam” - PGS.TS. Ngô Đại Quang Mã số: 169.09/RD/HĐ-KHCN 6 Viện Nghiên cứu Da - Giầy - Vết dao hay vết thủng ở mép da, không quá 5cm cách mép. Tổng vết không quá 5. - Lông bị bẩn nhưng không ảnh hưởng đến mặt da. - Lột mổ: Trước khi lột mổ cần chú ý những đặc điểm sau đây: - Chỉ lột da sau khi con vật đã chảy hết máu. Máu còn lại trong da làm da dễ bị hư hỏng và có màu sẫm. - Không có vết dao phạm sâu vào tấm da, da không bị thủng, rách. Hình 3: Các tư thế lột mổ da trâu, bò - Không có nhiều thịt, mỡ, bầy nhầy trên tấm da. - Tấm da khi trải ra phải bằng phẳng và thành hình con da. - Treo con vật lên móc hoặc đặt lên mễ cao, tránh cát, nước bẩn bám vào da. Với da trâu, bò tiến hành rạch các đường sau: - Rọc một đường thẳng giữa họng từ cố đến ngang dưới đuôi. - Rọc da ở 4 chân kể từ háng con vật dọc theo chiều hướng của chân (2 chân trước dọc phía trước, 2 chân sau dọc ở phía sau). Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 169.09/RD/HĐ-KHCN ngày 19 tháng 3 năm 2009. “Nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu về công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da Việt Nam” - PGS.TS. Ngô Đại Quang Mã số: 169.09/RD/HĐ-KHCN 7 Viện Nghiên cứu Da - Giầy - Rọc nối liền 2 vết dọc của 2 chân trước, cắt ngang qua lần rọc ở bụng (gần sát đuôi). - Từ các lần rọc trên, tuốt dần tấm da ra khỏi thân con vật, phải lột kỹ cho sạch mỡ, thịt, bầy nhầy và không để dao phạm sâu vào da. - Cắt bỏ 4 chân ở phía trên khuỷa chân (đầu gối). - Các vết rạch ở đầu như hình vẽ. Hình 4: Các đường cắt cơ bản khi lột mổ da trâu, bò 1.2.2. Da lợn Trong công nghiệp thuộc da, nguồn nguyên liệu da lợn đứng ở vị trí quan trọng thứ hai sau da bò, trâu. Lượng da lợn ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trên thế giới. Da lợn có cấu trúc đặc biệt. Lông mọc (xuyên sâu đến gần lớp trong bạc nhạc da) thành từng nhóm 3 lỗ. Đặc biệt da lợn chứa nhiều mỡ, cả ở trong da và lớp dưới da. Phần mông da chai cứng, nhưng phần bụng lại lỏng lẻo, cổ, lưng có nhiều vết nhăn. Mặt cật da lợn dẽ bị hư hại nên thường được sử dụng mặt trái làm da nhung. Lột mổ: Chỉ lột da khi khối lượng lợn đạt trên 40kg/con. Có thể lột mổ cả con hay chỉ phần lưng. Các đường rạch để lột mổ như trong hình vẽ. Da lợn được phân theo 3 loại chất lượng chứ không phân theo khối lượng. Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 169.09/RD/HĐ-KHCN ngày 19 tháng 3 năm 2009. “Nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu về công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da Việt Nam” - PGS.TS. Ngô Đại Quang Mã số: 169.09/RD/HĐ-KHCN 8 Viện Nghiên cứu Da - Giầy Hình 5: Các cách lột mổ da lợn Hình 6: Các đường cắt cơ bản khi lột mổ da lợn 1.2.3. Da cừu Da cừu có diện tích nhỏ (từ 3-12 bia/con). Do có lớp lông bảo vệ do đó nên cấu trúc colagen thưa, rỗng nên da mềm, xốp, mặt cật mịn, tuy nhiên độ bền cơ học không cao. Tùy theo vùng về vị trí chăn nuôi, da cừu có các đặc điểm khác nhau nhưng đều có lượng mỡ tương đối cao. Da cừu có thể được sử dụng riêng phần da (lông được thu hồi làm len) hay được dùng làm thuộc da nguyên lông. Da cừu được lột mổ cả con tương tự như da lợn. Da cừu được phân loại theo khối lượng và chất lượng da. 1.2.4. Da dê Lượng da dê chủ yếu được cung cấp từ Ấn Độ, Pakistan, Băng-la-đét, An-giêri… Lượng da trên thế giới cũng đang tăng lên. Da dê cũng gần giống da cừu, nhưng cấu trúc da đanh, chắc hơn, lượng mỡ cũng ít hơn. Da dê được lột mổ tương tự da cừu. 1.2.5. Da ngựa Da ngựa có mặt cật tương tự da bò, nhưng phần mông rất chai và nhăn như da lợn. Đồ dày của da ngựa cũng không cao, nên dễ bị vết dao lột mổ. Lượng da ngựa không nhiều và ngày càng giảm do nhu cầu chăn nuôi. 1.2.6. Da bò sát (trăn, da rắn ) Bò sát là loại vật máu lạnh như trăn, rắn. Da không có chức năng ổn định nhiệt nên không có lông và ít mỡ. Trên mặt da bao phủ lớp vẩy có cấu tạo tương tự lớp biểu bì có mạng lưới keratin. Da trăn, rắn được lột mổ bằng một khoanh tròn ở cổ hoặc rạch một đường thẳng giữa bụng rồi bóc da ra, sau đó tuốt xuống đến đuôi. Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 169.09/RD/HĐ-KHCN ngày 19 tháng 3 năm 2009. “Nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu về công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da Việt Nam” - PGS.TS. Ngô Đại Quang Mã số: 169.09/RD/HĐ-KHCN 9 Viện Nghiên cứu Da - Giầy 1.2.7. Da cá Cá sống dưới nước nên da có lớp biểu bì (epidermis) mỏng,mặt da có vẩy hoặc không có vẩy. Da cá sấu: trong các năm gần đây, các sấu được chăn nuôi rất nhiều theo quy mô trang trại. Da cá sấu có giá trị kinh tế cao. Da cá sấu có lớp vẩy thô, nhô cao phần lưng, vẩy mỏng, thấp ở phần bụng. Cá sấu được lột mổ dọc theo lưng hay bụng tùy theo mục đích sử dụng, 4 chân lột tuốt đến móng. Da cá sấu được bán theo chiều rộng phần lớn nhất của da (ngang bụng). Hình 7: Các đường cắt cơ bản khi lột mổ da cá sấu 1.2.8. Da chim, đà điểu Da chim rất mỏng, lỗ chân lông rộng và sâu. Sụ phân tách giữa lớp reticular va papilar không rõ rệt. Lớp bì phu có cấu trúc thưa, rỗng nên da mềm, xốp, dễ bóc ra từng lớp. Ngày nay da đà điểu và da gà, chim được dùng nhiều do hình thức thời trang của các mặt hàng làm từ loại da này. Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 169.09/RD/HĐ-KHCN ngày 19 tháng 3 năm 2009. “Nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu về công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da Việt Nam” - PGS.TS. Ngô Đại Quang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan