Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ phát triển bền vững làng nghề Quảng Bố...

Tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ phát triển bền vững làng nghề Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

.PDF
90
202
129

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------------------------- NGUYỄN THỊ HUYỀN MINH NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỚI BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ TỪ SƠN, BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI – 2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------------------------- NGUYỄN THỊ HUYỀN MINH NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỚI BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ TỪ SƠN, BẮC NINH Chuyên ngành: Địa lý học Mã số: 603195 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Trần Anh Tuấn HÀ NỘI – 2013 2 MỤC LỤC Mục lục ....................................................................................................................... i Danh mục ký tự viết tắt ............................................................................................ iii Danh mục bảng biểu ................................................................................................. iv Danh mục hình ......................................................................................................... vi Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2 4. Quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ............................................ 2 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1.1. Cơ sở lý luận về đô thị hóa ............................................................................ 5 1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về đô thị............................................................... .5 1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về đô thị hóa ......................................................... 7 1.2. Đặc điểm đô thị hóa trên thế giới và Việt Nam hiện nay ......................... 14 1.2.1. Đặc điểm đô thị hóa trên thế giới .......................................................... 14 1.4.2. Đặc điểm quá trình đô thị hóa ở Việt Nam ........................................... 16 Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 2.1. Khái quát về lịch sử phát triển thị xã Từ Sơn .......................................... 20 2.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến quá trình đô thị hóa ở thị xã Từ Sơn ................................................................................................................... 21 2.2.1. Vị trí địa lý............................................................................................. 21 2.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên........................................ 24 2.2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội ................................................................... 26 2.3. Đặc điểm quá trình đô thị hóa ở Thị xã Từ Sơn ....................................... 29 2.3.1. Số dân thành thị tăng nhanh .................................................................. 29 2.3.2. Mức độ đô thị hóa cao so với trong toàn tỉnh Bắc Ninh ....................... 30 2.3.3. Dân cư tập trung đông ở khu vực nội thị............................................... 32 Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỚI BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ TỪ SƠN, BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 3 3.1. Những biến đổi về kinh tế giai đoạn 2000 – 2010 ..................................... 36 3.1.1. Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH .................................................................................................... 36 3.1.2. Biến đổi trong sản xuất nông nghiệp ..................................................... 36 3.1.3. Biến đổi trong sản xuất công nghiệp – xây dựng .................................. 46 3.1.4. Những biến đổi trong ngành dịch vụ ..................................................... 49 3.2. Biến động sử dụng đất trong giai đoan 2000 – 2010................................. 49 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của thị xã năm 2010 ......................................... 49 3.2.2. Phân tích tình hình biến động đất giai đoan 2000 – 2010 ..................... 51 3.2.3. Biến động đất đai và những tác động đối với đời sống của người dân thị xã ........................................................................................................ 56 3.3. Kết cấu hạ tầng không ngừng đƣợc nâng cấp và xây dựng mới ............. 63 3.3.1. Mạng lưới điện ...................................................................................... 63 3.3.2. Hệ thống giao thông .............................................................................. 63 3.3.3. Hệ thống trường học .............................................................................. 64 3.3.4. Hệ thống y tế ......................................................................................... 65 3.3.5. Hệ thống thủy lợi ................................................................................... 65 3.4. Những biến đổi về xã hội trên địa bàn thị xã Từ Sơn, giai đoạn 2000 – 2010 ................................................................................................... 66 3.4.1. Chuyển dịch cơ cấu lao động, đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề ............ 66 3.4.2. Mức sống của người dân ....................................................................... 70 3.5. Giải pháp phát triển KT – XH thị xã Từ Sơn dƣới tác động của quá trình đô thị hóa ...................................................................................................... 75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 81 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. 2. 3. 4. 5. 6. CNH - HĐH CN - TTCN CCN CP ĐTH FDI 7. GDP 8. HĐ 9. HDI : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa : Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp : Cụm công nghiệp : Chính phủ : Đô thị hóa : Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài : Tổng sản phẩm trong nước : Hội đồng : Chỉ số phát triển con người 10. KCN : Khu công nghiệp 11. KT - XH 12. NN 13. NĐ 14. THCS 15. THPT 16. TNHH 17. UBND : Kinh tế - xã hội : Nông nghiệp : Nghị định : Trung học cơ sở : Trung học phổ thông : Trách nhiệm hữu hạn : Ủy ban nhân dân 5 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Đô thị hóa và tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của các nhóm nước, năm 2007 .............................................................................. 9 Bảng1.2. So sánh nhóm nước có mức độ đô thị hóa cao với HDI và GDP/người, năm 2007 ............................................................................. 12 Bảng1.3. So sánh nhóm nước có mức độ đô thị hóa thấp với HDI và GDP/người, năm 2007 ............................................................................. 12 Bảng 1.4. Tỉ lệ dân cư đô thị toàn quốc từ năm 1950 đến năm 2009 ..................... 16 Bảng 1.5. Phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng, năm 2007 ..................... 18 Bảng 2.1. Gia tăng dân số tự nhiên của thị xã Từ Sơn giai đoạn 1999 –2010 .............................................................................................. 26 Bảng 2.2. Giá trị tổng sản phẩm theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế ......... 27 Bảng 2.3. Quy mô dân thành thị của thị xã Từ Sơn giai đoạn 1999 – 2010 ........... 29 Bảng 2.4. Mức độ đô thị hóa của thị xã Từ Sơn giai đoạn 1999 – 2010 ................ 30 Bảng 2.5. Mức độ đô thị hóa của thị xã Từ Sơn so với các khu vực khác trong tỉnh Bắc Ninh, năm 2010................................................................ 30 Bảng 2.6. Mật độ dân số trung bình của thị xã Từ Sơn theo khu vực nội thị và ngoại thị, giai đoạn 2000 – 2010......................................................... 32 Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Thị xã Từ Sơn qua một số giai đoạn .................................................................. 36 Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế của Thị xã Từ Sơn qua một số năm ............................... 36 Bảng 3.3. Cơ cấu các ngành trong hệ thống nông nghiệp của thị xã Từ Sơn, giai đoạn 2000 – 2010................................................................ 37 Bảng 3.4. Chỉ số đa dạng hóa trong ngành trồng trọt phân theo phường, xã trên địa bàn thị xã Từ Sơn giai đoạn 2000 – 2010 ............................. 37 Bảng 3.5. Thống kê chỉ số đa dạng trong nông nghiệp phân theo phường, xã trên địa bàn thị xã Từ Sơn, giai đoạn 2000 – 2010 ............................ 40 Bảng 3.6. Số lượng gia súc phân theo các phường, xã trên địa bàn thị xã Từ Sơn, giai đoạn 2000 – 2010................................................................ 43 Bảng 3.7. Tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thị xã Từ Sơn giai đoạn 2000 – 2010..................................................................................... 44 Bảng 3.8. Diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo phường, xã trên địa bàn 6 thị xã Từ Sơn, giai đoạn 2000 – 2010 ..................................................... 44 Bảng 3.9. Sản lượng nuôi trồng thủy sản phân theo phường, xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2000 – 2010 ...................................................................... 45 Bảng 3.10. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế .......................................................................................................... 46 Bảng 3.11. Cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã, giai đoạn 2000 – 2010 .......................................................................................... 47 Bảng 3.12. Lao động sản xuất công nghiệp của thị xã Từ Sơn, giai đoạn 2000 – 2010 .......................................................................................... 48 Bảng 3.13. Hiện trạng sử dụng đất thị xã Từ Sơn năm 2010 .................................. 50 Bảng 3.14. Thống kê biến động đất theo mục đích sử dụng trên địa bàn thị xã Từ Sơn giai đoạn 2000 – 2005 ............................................................ 51 Bảng 3.15. Thống kê biến động đất theo mục đích sử dụng trên địa bàn thị xã Từ Sơn giai đoạn 2005 – 2010 ................................................................. 53 Bảng 3.16 Tổng hợp tình hình biến động đất trên địa bàn thị xã Từ Sơn giai đoạn 2000 – 2010 ................................................................................... 55 Bảng 3.17. Mật độ hữu hiệu của thị xã Từ Sơn giai đoạn 2000 – 2010 ................. 57 Bảng 3.18. Số lao động nông nghiệp trên địa bàn thị xã ........................................ 60 Bảng 3.19. Một số chỉ tiêu về lớp mẫu giáo phân theo xã, phường năm 2010 ...... 64 Bảng 3.20. Một số chỉ tiêu về giáo dục trên địa bàn thị xã ..................................... 64 Bảng 3.21. Một số chỉ tiêu về y tế của thị xã giai đoạn 2000 – 2010 ..................... 65 Bảng 3.22. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ............................................ 66 Bảng 3.23. Số lao động sản xuất công nghiệp phân theo xã, phường năm 2010 ... 67 Bảng 3.24. Số cơ sở kinh doanh và lao động của ngành thương mại dịch vụ phân theo ngành kinh doanh trên địa bàn thị xã Từ Sơn .............................. 69 Bảng 3.25. Thu nhập bình quân đầu người (theo giá thực tế) trên địa bàn thị xã Từ Sơn ................................................................................................. 70 Bảng 3.26. Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo khu vực nội thị, ngoại thị ............................................................. 70 Bảng 3.27. Phân tích SWOT về ảnh hưởng của ĐTH đến biến đổi KT – XH của thị xã Từ Sơn giai đoạn 2000 – 2010 ....................................................... 74 7 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ hành chính thị xã Từ Sơn ............................................................ 23 Hình 2.2. Xu hướng biến đổi chỉ số đô thị - nông thôn thị xã Từ Sơn giai đoạn 1999 – 2010 ................................................................................... 31 Hình 2.3. Bản đồ mật độ dân số huyện Từ Sơn năm 2000 ..................................... 33 Hình 2.4. Bản đồ mật độ dân số thị xã Từ Sơn năm 2010 ...................................... 34 Hình 3.1. Bản đồ đa dạng các loại cây trồng trên địa bàn huyện Từ Sơn năm 2000 .......................................................................................... 41 Hình 3.2. Bản đồ đa dạng các loại cây trồng trên địa bàn thị xã Từ Sơn năm 2010 .......................................................................................... 42 Hình 3.3. Biểu đồ biến động một số loại đất trên địa bàn thị xã Từ Sơn, giai đoạn 2000 – 2010 ................................................................................... 56 Hình 3.4. Bản đồ mật độ hữu hiệu huyện Từ Sơn năm 2000 ................................. 58 Hình 3.5. Bản đồ mật độ hữu hiệu thị xã Từ Sơn năm 2010 .................................. 59 Hình 3.6. Cơ cấu thu nhập bình quân đầu người của thị xã Từ Sơn chia theo nguồn thu .............................................................................................. 71 Hình 3.7. Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/1 tháng theo giá thực tế phân theo khoản chi trên địa bàn thị xã Từ Sơn giai đoạn 2004 - 2010 ... 71 Hình 3.8. Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo loại nhà ở địa bàn thị xã Từ Sơn giai đoạn 1999 – 2010 ................................................................................... 72 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đô thị hoá (ĐTH) là xu thế tất yếu của các quốc gia trong quá trình phát triển. Những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, ở những mức độ khác nhau và với những sắc thái khác nhau, làn sóng đô thị hoá tiếp tục lan rộng như là một quá trình kinh tế - xã hội (KT - XH) toàn thế giới – quá trình mở rộng thành phố, tập trung dân cư, thay đổi các mối quan hệ xã hội; quá trình đẩy mạnh và đa dạng hoá những chức năng phi nông nghiệp, mở rộng giao dịch, phát triển lối sống và văn hoá đô thị. Sau hơn 25 đổi mới, cùng với chính sách mở cửa và chuyển đổi nền kinh tế từ hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã và đang bước vào giai đoạn mới của quá trình ĐTH với nhiều biến đổi nhanh chóng về tất cả các mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường,... Sự biến đổi này bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực. Sự phát triển của các đô thị lớn cấp quốc gia như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị lớn trong hai vùng tam giác tăng trưởng phía Bắc và phía Nam đã dẫn đến những thay đổi nhanh chóng ở vùng ngoại vi. Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, “cửa ngõ” phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh có nhiều lợi thế trong phát triển KT - XH cũng như trong quá trình ĐTH của tỉnh. Bắc Ninh hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển nhanh nền kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật, trong tương lai gần Bắc Ninh sẽ là thành phố vệ tinh của thủ đô Hà Nội. Từ xưa đến nay, thị xã Từ Sơn là địa phương sầm uất và năng động nhất của tỉnh Bắc Ninh. Thị xã Từ Sơn luôn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân 5 năm (2006-2010) đạt 16,2%. Trong đó, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) từng bước phát triển nhanh theo hướng hiện đại và bền vững với tốc độ tăng bình quân là 21,7%, được xác định là ngành kinh tế chủ lực trong phát triển KT - XH của địa phương. Không nằm ngoài xu thế chung của cả nước, quá trình ĐTH đã và đang tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của cuộc sống người dân ở tỉnh Bắc Ninh nói chung cũng như ở thị xã Từ Sơn nói riêng. Tuy nhiên, quá trình ĐTH cũng khiến cho khu vực phải đối mặt với nhiều thách thức: vấn đề gia tăng dân số, việc làm, tình hình rác thải công nghiệp, ô nhiễm môi trường, sự biến đổi về văn hoá, đạo đức lối sống,… là những vấn đề làm biến đổi cuộc sống của người dân nơi đây trước nhịp sống hối hả của nền kinh tế thị trường. 9 Để làm rõ quá trình ĐTH đang diễn ra và có những tác động đến cuộc sống của người dân cũng như chỉ ra những biến đổi của thị xã Từ Sơn, đề tài được lựa chọn với tiêu đề: “Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới biến đổi kinh tế - xã hội của thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới biến đổi kinh tế - xã hội thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010. Từ đó làm cơ sở đề xuất những giải pháp phát triển KT - XH của địa phương bền vững dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục tiêu trên, nhiệm vụ của đề tài cần giải quyết những vấn đề sau: - Tổng quan những vấn đề lí luận về ĐTH trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. - Phân tích các nguồn lực phát triển thị xã và đặc điểm quá trình đô thị hóa ở thị xã Từ Sơn trong những năm gần đây. - Nghiên cứu những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến KT – XH thị xã Từ Sơn giai đoạn 2000 – 2010. - Kết luận và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực của quá trình ĐTH trên địa bàn thị xã Từ Sơn. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ thị xã Từ Sơn bao gồm 7 phường và 5 xã. 3.2. Phạm vi thời gian Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến kinh tế - xã hội thị xã Từ Sơn từ năm 2000 đến năm 2010. 4. Quan điểm nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm lãnh thổ Bất cứ đối tượng địa lí KT - XH nào cũng gắn liền với một lãnh thổ nhất định, do đó quan điểm lãnh thổ là quan điểm đặc thù của ngành Địa lí. Quá trình ĐTH cũng vậy, nó có sự khác biệt rõ rệt giữa các địa phương về tốc độ, quy mô, chức năng, hiện trạng phát triển,…và tác động tới sự phát triển KT - XH từng 10 địa phương. Quan điểm này được vận dụng vào đề tài thông qua việc đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình ĐTH ở thị xã Từ Sơn, lợi thế so sánh và hạn chế của thị xã trong mạng lưới đô thị của cả nước… 4.1.2. Quan điểm tổng hợp Quán triệt quan điểm này đòi hỏi người nghiên cứu xem xét các sự vật hiện tượng trong các mối quan hệ của thế giới khách quan, tránh xa rời hoặc tách chúng ra riêng biệt. Vận dụng quan điểm này vào đề tài, cần phải xem xét quá trình ĐTH của thị xã Từ Sơn trong mối quan hệ với quá trình ĐTH đang diễn ra trên cả tỉnh và cả nước; xem xét những chuyển biến trong đời sống KT - XH thị xã trong sự phát triển KT - XH chung của toàn tỉnh; đồng thời xem xét tác động của quá trình ĐTH trong mối tương quan với các yếu tố khác như: quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH), đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. 4.1.3. Quan điểm lịch sử Khi nghiên cứu một đối tượng địa lí, phải chú ý tới sự hình thành, phát triển của đối tượng đó trong quá khứ; như vậy mới hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng đó ở hiện tại và lí giải được nguồn gốc của chúng. Vận dụng quan điểm này vào đề tài cần xem xét quá trình ĐTH cũng như những tác động của nó tới đời sống KT - XH ở khu vực nghiên cứu trong những năm gần đây. 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Quan điểm phát triển bền vững xuất hiện từ cuối thế kỷ XX và trở thành một nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu, một quan điểm trong tiến trình phát triển của các quốc gia trên thế giới nhằm khắc phục những hạn chế của quá trình phát triển trước đó. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ mai sau trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường [15]. Đề tài vận dụng quan điểm này nhằm đưa ra những giải pháp đối với sự phát triển bền vững thị xã Từ Sơn trong giai đoạn tiếp theo dưới tác động của quá trình đô thị hóa. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau một cách có chọn lọc để đảm bảo tính đa dạng và chính xác của thông tin; đồng thời phân tích xử lí các số liệu thu thập được nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. Phần lớn các số liệu về KT - XH, dân cư 11 lao động được khai thác ở Phòng thống kê thị xã Từ Sơn, Phòng kế hoạch và Đầu tư, Phòng Xây dựng, Phòng Lao động - Thương binh xã hội, Phòng Tài nguyên - Môi trường thị xã Từ Sơn và các ban ngành có liên quan trong thị xã. 4.2.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Phương pháp này được sử dụng trong quá trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu địa bàn. Xuất phát từ bản đồ hành chính, các kết quả nghiên cứu lại được thể hiện thông qua các bản đồ, biểu đồ mới để phản ánh các đặc điểm không gian - thời gian của các thành phần. 4.2.3. Phương pháp thực địa Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã đi thực tế khảo sát, quan sát thực địa trên địa bàn nghiên cứu và phỏng vấn những người có trách nhiệm trong các cơ quan quản lý nhà nước. Qua kết quả điều tra thực tế đối chiếu lại một số nhận định, kịp thời điều chỉnh hướng nghiên cứu khi cần thiết. 4.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học Trên cơ sở xây dựng bảng hỏi có nội dung hợp lí, tác giả đã khảo sát lấy ý kiến của nhân dân tại một số phường và xã trên địa bàn nghiên cứu. Bảng hỏi được sử dụng để thu thập thông tin định lượng chung về sự biến đổi mức sống, thu nhập, cơ cấu lao động nghề nghiệp…ở một số địa bàn tại khu vực. Việc chọn hộ điều tra được thực hiện theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, đảm bảo tính khách quan. Tổng số phiếu phát ra là 100 phiếu, tổng số phiếu thu về là 100 phiếu, số phiếu xử lý là 100 phiếu. 4.2.5. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành trao đổi thông tin, tham khảo ý kiến của các nhà khoa học trong các lĩnh vực địa lí, công nghiệp nông thôn, lịch sử, văn hóa - xã hội, môi trường…và một số lãnh đạo cấp tỉnh, cấp thị xã. 12 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. Cơ sở lý luận về đô thị hóa 1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về đô thị a) Định nghĩa Đô thị được cấu thành bởi hai bộ phận: phần “đô” và phần “thị”. Phần “đô” chỉ chức năng hành chính, phần “thị” có nghĩa là nơi buôn bán, biểu hiện của phạm trù hoạt động kinh tế. Hai bộ phận này có mối quan hệ đặc biệt, tương tác hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình hình thành và phát triển của một đô thị. Trong xã hội hiện đại ngày nay, người ta chú ý nhiều đến tính chất “thị” hơn tính chất “đô”, tức là coi trọng yếu tố kinh tế hơn [24]. Có rất nhiều thuật ngữ để chỉ đô thị. Trên thế giới, các thuật ngữ chỉ đô thị như city, town (trong tiếng Anh), urbanized area, urban cluster (trong tiếng Mỹ),…Trong tiếng Việt hiện đại có các từ ngữ chỉ đô thị như: thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố, thành thị [22]. Do tính chất đa dạng về nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội và đặc điểm riêng của từng quốc gia nên khái niệm đô thị được phân tích dưới các khía cạnh khác nhau và hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Các quan điểm về đô thị không thống nhất giữa các quốc gia, thậm chí trong một quốc gia cũng chưa thống nhất. Ở Việt Nam, khái niệm đô thị có sự thay đổi theo thời gian. Thông tư liên tịch số 02/2002-TTLT-BXD-TCCBCP hướng dẫn về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị nêu rõ: “Đô thị là một khu dân cư tập trung có đủ hai điều kiện: về cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập; về trình độ phát triển, đô thị là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT- XH của một vùng lãnh thổ, tỷ lệ lao động của khu vực nội thành, nội thị xã, thị trấn tối thiểu đạt 65% tổng số lao động, cơ sở hạ tầng tối thiểu đạt 70% mức quy chuẩn xây dựng, quy mô dân ít nhất là 4.000 người và mật độ dân số tối thiểu 2.000 người/km2” [4]. Thông tư số 34/2009/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Phân loại đô thị đã định nghĩa: “ Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn 13 hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT-XH của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn” [23]. b) Phân loại đô thị Ngày 7/5/2009, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành nghị định số 42/2009/NĐ-CP về “Phân loại đô thị”, trong đó nêu rõ các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị như sau: - Chức năng: là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định. - Quy mô dân số toàn đô thị phải đạt 4.000 người trở lên. - Mật độ dân số phải phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn. - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động. - Hệ thống công trình hạ thầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: + Đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị. + Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ mạng lưới hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững. + Việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị được phê duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô thị; có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi trường, cảnh quan thiên nhiên. Theo Nghị định 42/2009/NĐ-CP về “Phân loại đô thị” thì hiện nay, hệ thống đô thị nước ta được phân ra thành 6 loại: đô thị đặc biệt, đô thị loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V. Sự phân cấp đô thị như vậy được dựa trên các tiêu chí tổng hợp về: chức năng đô thị, quy mô dân số toàn đô thị, mật độ dân số, tỉ 14 lệ lao động phi nông nghiệp, hệ thống công trình hạ tầng đô thị, và kiến trúc cảnh quan đô thị [12]. c, Vai trò của đô thị đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Hệ thống đô thị là kết quả tất yếu của quá trình phát triển KT - XH, đặc biệt gắn bó hữu cơ với các cuộc cách mạng phát triển công nghiệp, cách mạng khoa học kĩ thuật. Vì vậy, vai trò của hệ thống đô thị trong quá trình phát triển lãnh thổ thể hiện khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử. Ngày nay, đô thị không chỉ đơn thuần là nơi tập trung dân cư đông đúc với các hoạt động mang tính chất phi nông nghiệp, các trung tâm đơn chức năng về hành chính hoặc thương mại,…mà đô thị đã trở thành một không gian cư trú của dân cư, là kết quả tất yếu của một quá trình phát triển KT - XH, đóng vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc về một số mặt của một vùng hoặc quốc gia, biểu hiện của nó là sự tập trung dân cư với mật độ cao với lối sống đô thị và các hoạt động phi nông nghiệp chiếm ưu thế, có cơ sở hạ tầng phát triển ngày càng hiện đại…Do đó, phát triển hệ thống đô thị như là một quy luật tất yếu của quá trình phát triển KT - XH ở các quốc gia trên thế giới, nhằm tiến tới một xã hội văn minh và hiện đại. Hệ thống đô thị đóng vai trò như một “bộ khung” phát triển không gian của mỗi lãnh thổ, mỗi quốc gia. Những quốc gia phát triển là những nước có mạng lưới đô thị dày đặc với sự phân hóa sâu sắc về quy mô dân số và lãnh thổ cũng như cấu trúc không gian của nó. Các đô thị là nơi chủ yếu tạo ra của cải vật chất cho loài người. Đô thị tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, con người và máy móc, cho phép vận chuyển nhanh và rẻ, tạo ra thị trường linh hoạt, có năng suất lao động cao. Các đô thị tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối sản phẩm và phân bố nguồn lực giữa các không gian đô thị, ven đô, ngoại thành và nông thôn. Đô thị là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Các đô thị cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài. Đô thị luôn giữ vai trò đầu tàu cho sự phát triển, dẫn dắt các cộng đồng nông thôn đi trên con đường tiến bộ và văn minh. 1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về đô thị hóa a) Định nghĩa Đô thị hóa là một phạm trù KT - XH, là quá trình chuyển hóa và vận động phức tạp mang tính quy luật, là quá trình phổ biến diễn ra trên quy mô toàn cầu, mang tính chất của sự phát triển KT - XH trong thời hiện đại. 15 Hiểu theo nghĩa hẹp, đô thị hóa là “quá trình biến nông thôn thành đô thị, sự phát triển thành phố và việc nâng cao vai trò của nó trong đời sống kinh tế xã hội” [22]. Hiểu theo nghĩa rộng, “Đô thị hóa là một quá trình diễn thế về kinh tế - xã hội – văn hóa – không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự dịch chuyển cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng phát triển không gian thành hệ thống đô thị, song song với tổ chức bộ máy hành chính, quân sự” [13]. b) Phân loại đô thị hóa - Đô thị hóa thay thế: Là khái niệm để chỉ quá trình đô thị hoá diễn ra trong đô thị. Ở đây cũng có sự di dân, nhưng là từ trung tâm ra ngoại thành hoặc vùng ven đô. Quá trình này cũng có thể là sự chỉnh trang, nâng cấp đô thị, đáp ứng những yêu cầu mới. - Đô thị hóa cưỡng bức: Là khái niệm dùng để chỉ sự di chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị. Đặc điểm của ĐTH cưỡng bức là không gian kiến trúc không được mở rộng theo quy hoạch mà mang tính tự phát cao. Các nhu cầu của dân nhập cư không được đáp ứng. Đô thị trở nên quá tải, nhiều hiện tượng tiêu cực phát sinh. - Đô thị hóa ngược: Là khái niệm dùng để chỉ sự di dân từ đô thị lớn sang đô thị nhỏ, hoặc từ đô thị trở về nông thôn. Hiện tượng này còn được một số học giả gọi là “sự phục hưng nông thôn”. Phát triển đến một lúc nào đó, bằng các chính sách của mình, các Chính phủ sẽ điều chỉnh hướng vào sự phát triển nông thôn. Quá trình này sẽ góp phần san bằng khoảng cách về chất lượng sống giữa nông thôn và thành thị [19]. c) Phân kỳ đô thị hóa Có những căn cứ khác nhau để phân kỳ ĐTH: dựa theo các mốc thay đổi chế độ chính trị xã hội trong lịch sử; dựa theo trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Nhìn chung, quá trình ĐTH được phân chia thành 3 thời kỳ: - Đô thị hóa tiền công nghiệp (trước thế kỷ XVIII): ĐTH phát triển mang đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp. Các đô thị phân tán, quy mô nhỏ, phát triển theo dạng tập trung, cơ cấu đơn giản. Tính chất đô thị lúc bấy giờ chủ yếu là hành chính, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. - Đô thị hóa công nghiệp (đến nửa đầu thế kỷ XX): Các đô thị phát triển mạnh song song với quá trình công nghiệp hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp đã 16 làm cho nền văn minh đô thị phát triển nhanh chóng, sự tập trung sản xuất và dân cư đã tạo nên những đô thị lớn và cực lớn. Cơ cấu đô thị phức tạp hơn, đặc biệt là các thành phố mang nhiều chức năng khác nhau, như thủ đô, thành phố cảng. Đặc trưng của thời kì này là sự phát triển thiếu kiểm soát của các thành phố. - Đô thị hóa hậu công nghiệp (từ nửa sau thế kỷ XX đến nay): Sự phát triển của công nghệ tin học đã làm thay đổi cơ cấu sản xuất và phương thức sinh hoạt ở các đô thị. Không gian đô thị có cơ cấu tổ chức phức tạp, quy mô lớn. Hệ thống tổ chức dân cư đô thị phát triển theo cụm, chùm và chuỗi [2]. d) Những ảnh hưởng chủ yếu của ĐTH đến phát triển kinh tế - xã hội Những ảnh hưởng chủ yếu của ĐTH đến sự phát triển kinh tế - xã hội mang tính chất hai mặt. Một mặt nó là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của nền KT – XH và mặt khác làm gay gắt thêm nhiều vấn đề KT – XH chưa được giải quyết triệt để ở các quốc gia và lãnh thổ. Mặt tích cực và tiêu cực đã trở thành quy luật khá phổ biến đối với hầu hết các quốc gia, khu vực lãnh thổ trên thế giới, cho dù ở mức độ rất khác nhau. Tính tích cực hay tiêu cực của ĐTH phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chủ động “ điều khiển” quá trình ĐTH của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ. * Đô thị hóa ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành Đô thị hóa có liên quan chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước. So sánh giữa tỉ lệ đô thị hóa với tổng sản phẩm trong nước (GDP) cho thấy rõ điều đó. Bảng 1.1. Đô thị hóa và tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của các nhóm nước, năm 2007 Các nước phát triển Tỉ lệ dân thành thị GDP Tên nƣớc (%) (triệu USD) Sin-ga-po 100 166.949,5 Cô-oét 98 112.116,2 Bỉ 97 452.753,8 Anh 90 2.772.029,9 Lúc-xăm-bua 83 49.459,7 Các nước đang phát triển Tỉ lệ dân Tên nước thành thị GDP (%) (triệu USD) Bu-run-đi 10 979,8 Nê-pan 14 10.282,6 Buốc-ki-na-pha-sô 16 6.767,0 Ni-giê 17 4.245,7 Ru-an-đa 17 3.411,8 Nguồn: HDR 2009 và Niên giám thống kê 2007 Bảng 1.1 cho thấy quan hệ giữa mức độ đô thị hóa với GDP của hai nhóm nước. Ở những nước phát triển có tỉ lệ dân thành thị cao thường là những nước 17 có tổng sản phẩm trong nước GDP cao. Còn các nước đang phát triển có tỉ lệ dân thành thị thấp thì GDP thường thấp. Đô thị hóa như một quy luật gắn liền với không chỉ sự phát triển công nghiệp mà còn gắn với sự gia tăng giao thông vận tải, thương mại và dịch vụ. Do đó, đô thị hóa có tác động tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế từ khu vực I (Nông – Lâm – Ngư nghiệp) sang khu vực II (Công nghiệp và Xây dựng) và khu vực III (Dịch vụ). Đây là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, hiện đại góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. * Sự thay đổi cơ cấu lao động trong quá trình đô thị hóa Đô thị hóa là yếu tố tích cực làm biến đổi quá trình phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, chuyển giao lao động từ khối kinh tế này sang khối kinh tế khác. Jean Fourastiés, nhà xã hội học Pháp đã phân tích và đưa ra khái niệm về sự biến đổi của ba khu vực lao động trong các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội và quá trình đô thị hóa: - Lao động khu vực I: Thành phần lao động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp. Thành phần lao động này chiếm tỉ lệ cao ở thời kì tiền công nghiệp và giảm dần ở các giai đoạn sau, chiếm tỉ lệ thấp nhất trong ba thành phần ở giai đoạn hậu công nghiệp. - Lao động khu vực II: Bao gồm lực lượng lao động sản xuất công nghiệp. Thành phần lao động này phát triển rất nhanh ở giai đoạn công nghiệp hóa, chiếm tỉ lệ cao nhất trong giai đoạn hậu công nghiệp và sau đó giảm dần do sự thay thế trong lao động công nghiệp bằng tự động hóa. - Lao động khu vực III: Bao gồm các thành phần lao động khoa học và dịch vụ. Thành phần này từ chỗ chiếm tỉ lệ thấp nhất trong thời kì tiền công nghiệp đã tăng dần và cuối cùng chiếm tỉ lệ cao nhất trong giai đoạn văn minh khoa học kĩ thuật (giai đoạn hậu công nghiệp). - Lí thuyết ba thành phần lao động ki tế của Fourastiés có ý nghĩa rất lớn trong quá trình đô thị hóa. Muốn biết trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của một quốc gia ta chỉ cần xem tỉ lệ lao động giữa ba khu vực đó. Lí thuyết này cũng phù hợp với ba thời kì của quá trình đô thị hóa ở hầu hết các nước trên thế giới [2]. * Đô thị hóa làm thay đổi nhu cầu sử dụng đất Hiện nay, diện tích đất đô thị là khoảng 3 triệu km2, chiếm khoảng 2% diện tích lục địa và khoảng 13% diện tích đất có giá trị sử dụng cao nhưng lại là 18 nơi tập trung đến gần một nửa dân số thế giới [22]. Trong tương lai, khi quy mô dân số đô thị tăng lên thì nhu cầu mở rộng đất là tất yếu. Việc mở rộng đất có được chủ yếu là do quá trình lấn chiếm đất nông nghiệp ở nông thôn. Hay nói cách khác, các vùng nông nghiệp ở nông thôn chính là nguồn dự trữ để mở rộng đất cho các đô thị trong tương lai. Đất đai là tài sản vô cùng quý giá, là địa bàn để xây dựng cơ sở cư trú, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đô thị đặc biệt có giá trị rất lớn do chức năng và tính chất sử dụng cao độ của nó. Do vậy, quá trình chuyển đổi chức năng từ đất nông nghiệp sang đất đô thị làm cho giá trị đất có sự thay đổi mạnh mẽ và có sự biến động lớn về cơ cấu sử dụng đất. Đất đô thị được chia thành các loại đất: - Đất công nghiệp: là đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp, thủ công nghiệp. Khu đất công nghiệp là bộ phận quan trọng, thường là khu vực sản xuất chủ đạo của đô thị. Nhưng do yêu cầu phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường sống cho con người, nên khu đất công nghiệp thường đuwocj bố trí xa nơi tập trung đông dân cư hoặc bố trí ra ngoại ô. Ngược lại, một số xí nghiệp công nghiệp sạch, ít ảnh hưởng đến môi trường và sản phẩm khó vận chuyển cần tiêu thụ ngay hoặc cần nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, lại được bố trí ở gần khu dân cư hay gần trung tâm đô thị. - Đất dân dụng: là đất phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà ở, các câu lạc bộ, khu vực vui chơi nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân, bao gồm đất xây dựng nhà ở, hệ thống đường giao thông, các công trình phục vụ công cộng, cây xanh. Diện tích đất dân dụng có xu hướng tăng lên gắn với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư và sự quy hoạch hợp lí. - Đất thương mại, dịch vụ: là đất dành cho các trung tâm giao dịch thương mại, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán,…thường tập trung ở trung tâm đô thị. - Đất kho tàng: là đất để xây dựng các loại kho tàng trực thuộc thành phố hoặc trung ương,… - Đất giao thông: là đất phục vụ cho nhu cầu giao thông vận tải nối liền đô thị với bên ngoài, như đất làm đường sắt, đường ô tô, đường thủy, đường không,… - Đất đặc biệt: là khu vực đất dung cho quân sự, ngoại giao, nghĩa trang,…[22]. 19 Nhìn chung, diện tích đất đô thị có xu hướng tăng lên mạnh mẽ, đặc biệt là đất dân dụng và đất công nghiệp. Khi quy hoạch đất đô thị, phân chia đất đô thị cho các mục đích khác nhau, cần có sự đánh giá nghiên cứu kĩ càng, đầy đủ, phải lựa chọn các loại đất phù hợp với từng loại chức năng. * Ảnh hưởng của đô thị hóa đến cơ sở hạ tầng – kỹ thuật Quá trình đô thị hóa dẫn đến sự tích tụ dân cư và tập trung quá trình sản xuất trong các đô thị. Điều này nhanh chóng làm cho lưu lượng hàng hóa, sự di chuyển và những nhu cầu thiết yếu của người dân ngày càng nhiều. Để thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước thì phải đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng – kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển KT – XH. * Đô thị hóa làm thay đổi chất lượng cuộc sống và lối sống của người dân Quá trình đô thị hóa đã làm thay đổi chất lượng sống của con người. Nếu lập bảng so sánh có thể nhận thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa quá trình đô thị hóa thể hiện qua tỉ lệ dân số đô thị với các chỉ số phát triển con người (HDI) và GDP/người. Ở những nước và khu vực phát triển có tỉ lệ dân thành thị cao thường là những nước có chỉ số HDI và GDP bình quân đầu người cao. Bảng1.2. So sánh nhóm nước có mức độ đô thị hóa cao với HDI và GDP/người, năm 2007. STT 1 2 3 4 5 Quốc gia Sin-ga-po Bỉ Man-ta Anh Lúc-xăm-bua Tỉ lệ dân thành thị (%) 100 97 95 90 83 HDI 0,944 0,953 0,902 0,947 0,960 GDP/người theo PPP (USD/người) 49.704 34.935 23.080 35.130 79.485 (Nguồn: HDR 2009 và niên giám thống kê 2007) Bảng1.3. So sánh nhóm nước có mức độ đô thị hóa thấp với HDI và GDP/người, năm 2007. STT 1 2 3 4 5 Quốc gia Bu-run-đi Ê-ti-ô-pi-a Buốc-ki-na-pha-sô Ni-giê Ru-an-đa Tỉ lệ dân thành thị (%) 10 16 16 17 17 HDI 0,394 0,414 0,389 0,340 0,460 GDP/người theo PPP (USD/người) 341 779 1.124 627 866 (Nguồn: HDR 2009 và niên giám thống kê 2007) Đô thị hoá tạo điều kiện cải biến con người thuần nông với nền sản xuất lúa nước, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên sang người thành thị, có tính 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan