Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xác định một số thuốc giảm glucose máu trộn lẫn trong các chế phẩm th...

Tài liệu Nghiên cứu xác định một số thuốc giảm glucose máu trộn lẫn trong các chế phẩm thuốc đông dược bằng sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao

.PDF
79
162
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI PHẠM THỊ TÂM NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THUỐC GIẢM GLUCOSE MÁU TRỘN LẪN TRONG CÁC CHẾ PHẨM THUỐC ĐÔNG DƢỢC BẰNG SẮC KÝ LỚP MỎNG HIỆU NĂNG CAO LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI PHẠM THỊ TÂM NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THUỐC GIẢM GLUCOSE MÁU TRỘN LẪN TRONG CÁC CHẾ PHẨM THUỐC ĐÔNG DƢỢC BẰNG SẮC KÝ LỚP MỎNG HIỆU NĂNG CAO CHUYÊN NGÀNH: KIỂM NGHIỆM THUỐC VÀ ĐỘC CHẤT MÃ SỐ: 60720410 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Thị Kiều Anh 2.Ths.NCS Đào Thị Cẩm Minh HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Kiều Anh, người thầy đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn NCS.Ths. Đào Thị Cẩm Minh – giảng viên khoa Dược trường Đại học Y-Dược Huế, người đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hà - giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội và PGS.TS. Lê Văn Vũ – trung tâm Khoa học vật liệu, khoa Vật lý trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, các thầy cô giáo, các kỹ thuật viên bộ môn Hoá phân tích - Độc chất - trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn bên cạnh ủng hộ, khích lệ tạo động lực cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nôi, ngày 3 tháng 4 năm 2017 Học viên Phạm Thị Tâm MỤC LỤC Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình ảnh Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3 1.1 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu ......................................................... 3 1.1.1.Các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ và thuốc thảo dược hỗ trợ điều trị và điều trị tiểu đường ........................................................................ 3 1.1.2. Cấu trúc, tính chất lý hoá và tác dụng của metformin, glibenclamid 6 1.2. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu ................................................... 8 1.2.1. Sắc ký lớp mỏng ............................................................................... 8 1.2.2. Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao ........................................................ 9 1.2.3. Phương pháp quang phổ Raman ..................................................... 10 1.3. Một số nghiên cứu định tính, định lượng nhóm thuốc giảm glucose máu trộn trong các chế phẩm từ dược liệu ............................................. 14 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 19 2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị và đối tượng nghiên cứu................................. 19 2.1.1. Nguyên vật liệu dùng trong nghiên cứu ......................................... 19 2.1.2. Thiết bị, dụng cụ nghiên cứu .......................................................... 19 2.1.3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 20 2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 20 2.2.1. Xây dựng quy trình định tính, định lượng metformin HCl và glibenclamid trộn lẫn trong chế phẩm đông dược bằng HPTLC.... 20 2.2.2. Thẩm định phương pháp ................................................................. 22 2.2.3. Ứng dụng phương pháp HPTLC để phân tích mẫu thực ................ 23 2.2.4. Bước đầu khảo sát các điều kiện phát hiện glibenclamid bằng TLCSERS ............................................................................................... 23 2.3. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................... 25 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ............................................. 26 3.1. Xây dựng và thẩm định phương pháp HPTLC ...................................... 26 3.1.1. Khảo sát và lựa chọn điều kiện HPTLC ......................................... 26 3.1.2. Khảo sát điều kiện xử lý mẫu HPTLC............................................ 27 3.1.3. Thẩm định phương pháp HPTLC ................................................... 30 3.1.4. Ứng dụng phương pháp HPTLC để phân tích mẫu thực ............... 36 3.2. Bước đầu xây dựng phương pháp phát hiện glibenclamid bằng TLCSERS ............................................................................................... 40 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 49 4.1. Phương pháp HPTLC ............................................................................. 49 4.1.1. Lựa chọn phương pháp phân tích ................................................... 49 4.1.2. Lựa chọn xử lý mẫu ........................................................................ 50 4.1.3. Thẩm định phương pháp ................................................................. 51 4.1.4. Ứng dụng phương pháp HPTLC để phân tích mẫu thực ................ 52 4.2. Phương pháp TLC-SERS ...................................................................... 53 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT AOAC Hiệp hội các nhà hóa học phân tích chính thức (Association of Official Analytical Chemists) DMF N,N-dimethylformamid HPTLC Sắc kí lớp mỏng hiệu năng cao (High Performance Thin Layer Chromatography) HPLC Sắc kí lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography) LOD Giới hạn phát hiện (Limit of detection) LOQ Giới hạn định lượng (Limit of quantitation) RSD Độ lệch chuẩn tương đối (Relative Standard Deviation) SERS Tán xạ Raman tăng cường bề mặt (Surface- enhancedRamanspectroscopy) TFA Acid trifloracetic TLC Sắc ký lớp mỏng (Thin Layer Chromatography) TEM Kính hiển vi điện tử truyền qua (Transmission Electron Microscopy) TPBVSK Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả khảo sát dung môi chiết metformin HCl, glibenclamid .........28 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá độ thích hợp hệ thống của phương pháp HPTLC....31 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá độ tuyến tính của metformin HCl, glibenclamid .....32 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá độ lặp lại và độ đúng của metformin ........................33 Bảng 3.5. Kết quả đánh giá độ lặp lại và độ đúng của glibenclamid....................34 Bảng 3.6 . Kết quả xác định LOD, LOQ của metformin HCl và glibenclamid ..36 Bảng 3.7. Kết quả hàm lượng glibenclamid trong các mẫu thử ...........................39 Bảng 3.8. Cách pha các nồng độ khác nhau của dung dịch keo M5 ....................44 Bảng 3.9. Thể tích chấm khảo sát LOD của phương pháp TLC-SERS ...............48 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Các thành phần tán xạ thu được sau khi cho ánh sáng kích thích đến mẫu...11 Hình 1.2.Tán xạ Raman Stokes và đối Stokes, m, n, r: các mức năng lượng..12 Hình 3.1. Sắc ký đồ khảo sát hệ dung môi pha động ...................................... 26 Hình 3.2. Kết quả quét phổ UV tại vị trí của chất phân tích........................... 27 Hình 3.3. Kết quả khảo sát dung môi chiết ..................................................... 28 Hình 3.4. Sơ đồ xử lý mẫu phân tích .............................................................. 29 Hình 3.5. Sắc ký đồ đánh giá độ chọn lọc HPTLC ......................................... 30 Hình 3.6. Sắc ký đồ analog của hỗn hợp hoạt chất xác định tính chọn lọc của phương pháp.................................................................................... 30 Hình 3.7. Sắc ký đồ 3D khoảng tuyến tính của metformin HCl và glibenclamid .................................................................................... 32 Hình 3.8. Đường biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ và diện tích pic của metformin và glibeclamid ............................................................... 32 Hình 3.9. Sắc ký đồ xác định LOD của glibenclamid và metformin HCl ...... 35 Hình 3.10. Sắc ký đồ analog xác định LOD của glibenclamid) ..................... 35 Hình 3.11. Sắc ký đồ analog xác định LOD của metformin HCl .................. 35 Hình 3.12. Sắc kí đồ phân tích các mẫu chế phẩm đông dược trên thị trường bằng HPTLC ................................................................................... 37 Hình 3.13. Kết quả chồng phổ UV quét tại vị trí có Rf  0,77 (vết glibenclamid)của các mẫu dương tính với glibenclamid............... 38 Hình 3.14. Phổ Raman của bột glibenclamid chuẩn, phổ SERS của glibenclamid sau khi nhỏ các hỗn dịch keo bạc M5 và F4 ............. 42 Hình 3.15. Hình ảnh đo TEM của các hỗn dịch keo bạc trong nước (M5) và keo bạc trong DMF (F4) ở các độ phóng đại khác nhau ................ 43 Hình 3.16. Phổ hấp thụ UV-vis của các hỗn dịch keo bạc M5 và F4 ............. 44 Hình 3.17. Mối quan hệ giữa nồng độ keo bạc M5 với mức độ tương đối của đỉnh cao nhất 1244 cm-1 của glibenclamid ..................................... 45 Hình 3.18. Phổ Raman ở glibenclamid bột chuẩn, vết glibenclamid khi không nhỏ keo bạc và vết glibenclamid có nhỏ keo bạc ........................... 46 Hình 3.19. Hình ảnh thể hiện tính chọn lọc của phương pháp ....................... 47 Hình 3.20. Kết quả khảo sát LOD của phổ SERS của glibenclamid .............. 48 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, con người có xu hướng quay về thiên nhiên trong việc phòng bệnh, cải thiện sức khỏe và điều trị những bệnh mãn tính. Các thuốc đông dược, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (TPBVSK) có nguồn gốc tự nhiên đang là mục tiêu mà các nhà sản xuất và người tiêu dùng trong nước cũng như trên thế giới hướng tới. Tuy nhiên, tình trạng tân dược được trộn trái phép trong đông dược, TPBVSK từ dược liệu đang diễn ra (thành phần có hoạt chất tân dược nhưng không công bố trên nhãn). Đái tháo đường là một bệnh mạn tính và có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho nhiều hệ thống cơ thể trong một thời gian dài. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 422 triệu bệnh nhân đái tháo đường trên toàn thế giới và khoảng 90% trong số đó là đái tháo đường typ II (không phụ thuộc insulin) [31]. Hơn nữa, trên thị trường dược phẩm, bốn loại thuốc tổng hợp chính bao gồm: sulfonylure, biguanid, thiazolidin và các thuốc khác không phải sulfonylure, được sử dụng phổ biến để điều trị tiểu đường typ II. Tuy nhiên, những thuốc giảm glucose máu thường bị phát hiện trộn lẫn trái phép trong các chế phẩm đông dược như metformin, glibenclamid, gliclazid [23], [28]; ... Nếu sử dụng các chế phẩm này trong một thời gian dài mà không biết rõ thành phần, người sử dụng có thể xuất hiện tình trạng nhiễm toan lactic, rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan thận…[33], [35]. Do đó, một nhu cầu cấp thiết nhằm phát triển một phương pháp nhanh chóng để sàng lọc các chế phẩm đông dược bị trộn lẫn các thuốc tổng hợp hoá học này. Do metformin và glibenclamid là hai thuốc tân dược thường được trộn nhiều nhất vào các chế phẩm đông dược, nên đề tài đã chọn 2 dược chất này để nghiên cứu. Hiện nay đã có một số nghiên cứu phát hiện các thuốc tân dược trộn lẫn trong thuốc đông dược, TPBVSK được triển khai như sắc ký lớp mỏng 1 (TLC) [21], [25], sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) [21], sắc ký lỏng kết nối khối phổ (LC-MS) [23], [15], TLC kết hợp tán xạ Raman tăng cường bề mặt (TLC-SERS) [17], [35]…Trong đó, tách bằng TLC sau đó phát hiện tại bước sóng 254 nm hoặc 366 nm đã được sử dụng để phát hiện nhanh và có thể định lượng được các thuốc tân dược trộn trong đông dược. Phương pháp này có khả năng tách các dược chất ra khỏi nền mẫu vì nền mẫu của các chế phẩm đông dược rất đa dạng. Trong khi đó, tán xạ Raman là một kỹ thuật nhạy trên bề mặt, có thể tăng cường từ 104-106 so với quang phổ Raman bình thường [32]. Kết hợp TLC và SERS sẽ thuận lợi cho việc phát hiện tại chỗ vì tính đơn giản, nhanh chóng, cung cấp nhiều thông tin về dược chất và tăng độ chọn lọc của phương pháp, đồng thời loại trừ khả năng phát huỳnh quang của dược liệu. Để góp phần vào công tác kiểm tra phát hiện các chất cấm trộn lẫn trong các chế phẩm đông dược, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu xác định một số thuốc giảm glucose máu trộn lẫn trong các chế phẩm thuốc đông dược bằng sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao”. Với mục tiêu: 1. Xây dựng và thẩm định phương pháp định tính, định lượng metformin và glibenclamid trộn lẫn trong các chế phẩm đông dược bằng sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao; đồng thời ứng dụng phương pháp này để phân tích một số mẫu chế phẩm đông dược trên thị trường. 2. Bước đầu khảo sát các điều kiện phát hiện glibenclamid bằng TLC kết hợp với tán xạ Raman tăng cường bề mặt. 2 Chƣơng 1: TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu 1.1.1.Các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ và thuốc thảo dược hỗ trợ điều trị và điều trị tiểu đường Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là sản phẩm được chế biến dưới dạng viên nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm, bột, lỏng và các dạng chế biến khác có chứa một hoặc hỗn hợp của các chất sau đây: a) Vitamin, khoáng chất, acid amin, acid béo, enzym, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác; b) Hoạt chất sinh học có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, chất khoáng và nguồn gốc thực vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa [2]. Thuốc y học cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc y học cổ truyền và thuốc thang) là thuốc có thành phần là dược liệu được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại [1]. Thuốc thành phẩm y học cổ truyền (thuốc đông y, thuốc từ dược liệu) là dạng thuốc y học cổ truyền đã qua tất cả các giai đoạn sản xuất, kể cả đóng gói và dán nhãn, bao gồm: Thuốc dạng viên, thuốc dạng nước, thuốc dạng chè, thuốc dạng bột, thuốc dạng cao và các dạng thuốc khác [1]. Mặc dù trong những năm gần đây đã có sự cải tiến của các loại thuốc chống đái tháo đường tổng hợp, điều trị bệnh tiểu đường vẫn không đạt được thành công rõ rệt. Điều trị bệnh tiểu đường là phức tạp do đây là bệnh mạn tính, người bệnh phải dùng thuốc cả cuộc đời, trong khi đó lại thiếu thuốc an toàn và hiệu quả, không bền vững về lâm sàng…Ngược lại, các loại thuốc thảo dược đã đạt được tầm quan trọng lớn hơn trên toàn thế giới, chủ yếu là do tính an toàn cao hơn, ít tác dụng bất lợi hơn và khả năng hạ thấp lượng đường trong máu ổn định. Ở các nước phát triển, việc sử dụng thuốc thảo dược cho người mắc bệnh tiểu đường được khuyến khích bởi những lo ngại 3 về tác dụng phụ và chi phí liên quan tới việc sử dụng lâu dài các thuốc tổng hợp. Ở Việt Nam, các thuốc đông dược và TPBVSK sử dụng hộ trợ điều trị tiểu đường rất đa dạng. Người bệnh có thể đến các nhà thuốc để mua các TPBVSK có số đăng ký, được bào chế thành dạng viên nén, viên nang hoặc trà túi lọc thuận tiện cho việc sử dụng. Trong khi đó, các chế phẩm thuốc đông dược của các lương y, lương dược (không có số đăng ký) được bào chế dưới dạng viên hoàn hay thuốc bộtngoài được bán tại cơ sở chế biến còn được bán trên các trang mạng xã hội, người bệnh không cần đến tận nơi cũng có thể có được sản phẩm thuốc để sử dụng. Điều này vừa có lợi vừa bất lợi cho người bệnh, khi những chế phẩm này chưa được kiểm soát chặt chẽ có thể có những chế phẩm bị trộn lẫn tân dược mà người sử dụng không được biết. Về thành phần của các thuốc đông dược và TPBVSK hỗ trợ điều trị tiểu đường cũng rất đa dạng. Các chế phẩm có thể chỉ có 1 thành phần là dược liệu như Diabetna, Dây thìa canh Gia Huy…trong thành phần có chứa dược liệu là dây thìa canh.Các chế phẩm phổ biến có nhiều thành phần hơn, từ 2 tới 10 thành phần là dược liệu. Cũng có những chế phẩm có khá nhiều thành phần như các thuốc gia truyền điều trị tiểu đường của các lương y, lương dược có thể lên tới 14, 15 thành phần là dược liệu. Các dược liệu phổ biến nhất được sử dụng trong các chế phẩm này là dây thìa canh, khổ qua, nhàu, giảo cổ lam, sinh địa, hoài sơn… Tuy thuốc từ thảo dược đã sử dụng lâu đời, nhưng người sử dụng có rất ít kiến thức về tính an toàn của nó. Thuốc đông dược được tự do bán trong cửa hàng thực phẩm sức khỏe, trong siêu thị và được tiếp thị tràn lan trên các trang mạng. Do quy định thiếu chặt chẽ, có nhiều thuốc thảo dược kém chất lượng và có tình trạng trộn với thuốc tổng hợp không khai báo. Đã có 85 tỷ USD các thuốc từ dược liệu bị làm giả được bán ra trong năm 2010 và hàng năm tăng lên 5,4%. Có 222 trong số 332 các sản phẩm bị làm giả đã được thu hồi. Hơn 95% các sản phẩm được tìm thấy bị làm giả với 4 các thuốc tăng cường tình dục [22]. Các nước chi tiêu hàng đầu cho các sản phẩm này là: Singapore, Hồng Kông, Na Uy, Australia và Hàn Quốc [22]. Khảo sát gần đây được tiến hành bởi một nhóm người Pháp phát hiện ra rằng 61% trong số 150 thực phẩm chức năng đã được pha trộn với các chất ức chế PDE-5 (27% sildenafil, tadalafil và vardenafil; 34% từ các chất có cấu trúc tương tự) [30]. Đây cũng là vấn đề mà các cơ quan chức năng của nước ta cũng rất quan tâm. Trong những năm gần đây, cùng với sự phối hợp của các cơ quan công an, thanh tra dược, hệ thống kiểm nghiệm từ Trung ương đến địa phương đã phát hiện nhiều loại thuốc và chế phẩm đông dược có trộn lẫn tân dược. Trong đó bao gồm cả chế phẩm có và không có nguồn gốc, được sản xuất trong nước hay nhập từ nước ngoài nhưng nhiều nhất là các chế phẩm không có số đăng ký. Các chế phẩm này ngày càng được làm giả một cách khéo léo và tinh vi: ví dụ trộn tân dược vào vỏ nang, lượng trộn được tính theo liều dùng của thuốc… Nhằm đảm bảo chất lượng dược liệu, thuốc y học cổ truyền, thuốc từ dược liệu sử dụng trong phòng và điều trị bệnh, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý chất lượng dược liệu, thuốc y học cổ truyền, thuốc từ dược liệu, đặc biệt là Chỉ thị số 03/CTBYT ngày 24/02/2012 về việc tăng cường quản lý cung ứng, sử dụng dược liệu, thuốc Y học cổ truyền, thuốc từ dược liệu trong các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền với nhiều giải pháp đồng bộ. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng thuốc năm 2013, toàn quốc có 56.179 mẫu thuốc đã được kiểm tra đánh giá chất lượng (cả thuốc tân dược và đông dược), trong đó phát hiện 1004 mẫu thuốc (1,79 %) không đạt chỉ tiêu chất lượng và 08 (0,014%) mẫu thuốc giả; tỷ lệ thuốc giả và thuốc kém chất lượng là (1,8%). Tỷ lệ thuốc giả và thuốc kém chất lượng năm 2013 (1,8%) giảm so với năm 2012 (3,09%) [12]. 5 Đã có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tình trạng trộn lẫn tân dược trong các chế phẩm đông dược hỗ trợ điều trị tiểu đường tại các nước [15], [23]... Tại Trung Quốc năm 2010, khi kiểm tra 30 mẫu thuốc cổ truyền và thực phẩm chức năng trên thị trường đã phát hiện trong 14 mẫu có chứa các thuốc chống đái tháo đường tổng hợp (gồm có: glibenclamid, metformin, rosiglitazon, glimepirid, phenformin…) [23]. Trong một nghiên cứu khác tiến hành năm 2009 cũng tại nước này, trong số 20 mẫu thuốc thảo dược được kiểm tra, 5 thuốc được phát hiện có chứa glibenclamid, 3 thuốc chứa gliclazid, 3 thuốc chứa phenformin, hai thuốc khác chứa glimepirid và metformin [28]. Tại Ả Rập Saudi, trong nghiên cứu công bố năm 2006, khi tiến hành kiểm tra các mẫu chế phẩm nguồn gốc dược liệu cũng đã phát hiện một số mẫu dương tính với glibenclamid [15]. Từ các nghiên cứu ở các nước trên thế giới, nhận thấy glibenclamid và metformin thường được trộn vào các chế phẩm đông dược hỗ trợ điều trị tiểu đường, do đó đề tài này đã lựa chọn 2 hoạt chất này để tiến hành nghiên cứu. 1.1.2.Cấu trúc, tính chất lý hoá và tác dụng của metformin, glibenclamid 1.1.2.1 Metformin Công thức hoá học: C4H11N5. HCl Tên khoa học: 1,1 – dimethylbiguanid hydroclorid [6]. Tính chất: Tinh thể trắng, dễ tan trong nước, khó tan trong ethanol 96%, thực tế không tan trong aceton và dicloromethan. Điểm chảy từ 2220C đến 226oC [3], [6]. Liều dùng: Viên nén 500 mg: Bắt đầu uống 500 mg/lần, ngày 2 lần. Tăng liều thêm một viên mỗi ngày, mỗi tuần tăng 1 lần, tới mức tối đa là 2.500 mg/ngày [5]. 6 Tác dụng và cơ chế: Thuốc có tác dụng ức chế hấp thu glucose ở ruột, tăng nhập glucose vào tế bào, kích thích phân huỷ và ức chế tái tạo glucose. Ngoài ra còn làm giảm lipid máu [4]. Tác dụng không mong muốn [5]: thường gặp là tình trạng tăng acid lactic gây toan máu; miệng có vị kim loại, chán ăn, nôn, buồn nôn, ỉa chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng; ban, mày đay, cảm thụ với ánh sáng; giảm nồng độ vitamin B12. Ít gặp hơn là các tác dụng không mong muốn trên huyết học như: loạn sản máu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết, suy tuỷ, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt. 1.1.2.2.Glibenclamid Công thức hoá học: C23H28ClN3O5S Tên khoa học: 1–(4–(2–(5–cloro–2–methoxybenzamido) ethyl) benzensulfonyl)–3 – cyclohexylure [6]. Tính chất: Bột kết tinh trắng, không tan trong nước và ether, hơi tan trong dicloromethan, khó tan trong methanol và ethanol 96%, tan trong các dung dịch kiềm loãng. Nóng chảy ở 1690C đến 1740C [3], [6]. Liều dùng: Liều ban đầu từ 2,5 - 5 mg mỗi ngày. Liều duy trì từ 1,25 - 10 mg/ngày. Liều tối đa là 15 mg/ngày [5]. Tác dụng: kích thích trực tiếp tế bào beta đảo Langerhan của tuyến tuỵ tăng sản xuất insulin làm giảm nồng độ glucose trong máu. Làm tăng số lượng receptor của insulin ở các tế bào, đặc biệt là các tế bào mỡ, hồng cầu, bạch cầu đơn nhân, do đó làm tăng tác dụng của insulin. Ức chế nhẹ tác dụng 7 của glucagon. Thuốc không có tác dụng khi cơ thể không còn khả năng tiết insulin [4]. Tác dụng không mong muốn [5]: thường gặp là nôn, buồn nôn, hạ glucose huyết, ban da, mày đay. Ít gặp hơn là mất bạch cầu hạt, giảm huyết cầu toàn thể, giảm tiểu cầu; viêm mạch dị ứng, mẫn cảm với ánh sáng, vàng da do viêm gan hoặc ứ mật, tổn thương thị giác tạm thời. 1.2.Tổng quan về phƣơng pháp nghiên cứu 1.2.1.Sắc ký lớp mỏng Sắc ký lớp mỏng (TLC) trong kiểm nghiệm dược phẩm đã được phát triển từ lâu. Lớp mỏng kết dính là pha tĩnh. Pha tĩnh của TLC là các hạt có kích thước 10-30µm được rải đều và kết dính thành lớp mỏng đồng nhất dày khoảng 250µm trên giá đỡ làm bằng thuỷ tinh, nhôm hoặc chất dẻo. Một số chất thường dùng làm pha tĩnh là silica, dẫn chất siloxan, cellulose, nhôm oxyd, gel sephadex…trong đó được dùng phổ biến nhất là silica (SiO2) và nhôm oxyd. Các hạt trong pha tĩnh làm nhiệm vụ tách có thể theo cơ chế: phân bố, hấp phụ, trao đổi ion...[7], [3]. Pha động thay đổi tuỳ thuộc vào cơ chế sắc ký. Để tăng cường sức rửa giải, thường kết hợp 2-3 dung môi. Nguyên lý chia tách dựa vào hệ số phân bố giữa hai pha. Pha động di chuyển qua pha tĩnh nhờ lực mao dẫn. Các chất phân tích sẽ di chuyển với tốc độ khác nhau tùy thuộc vào bản chất của chúng, kết quảlà chúng được tách riêng có vị trí khác nhau trên bản mỏng [7]. Đại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của các chất phân tích là hệ số lưu giữ Rf . Trị số này được tính bằng tỷ lệ giữa quãng đường di chuyển của chất phân tích và quãng đường dịch chuyển của pha động [7], [3]. Rf = d R /dM dR: Khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm vết phân tích (cm). 8 dM: Khoảng cách từ điểm xuất phát đến mức dung môi pha động (đo trên cùng đường đi của vết, tính bằng cm). Rf: có giá trị dao động giữa 0 và 1. TLC được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực do có nhiều ưu điểm như: thiết bị đơn giản, chi phí thấp, thực hiện nhanh; phát hiện được tất cả các chất kể cả các chất không di chuyển theo pha động (nằm ở điểm xuất phát); thực hiện tách dễ dàng các mẫu có nhiều thành phần – có thể thực hiện sắc ký đồng thời 10-20 mẫu hoặc hơn, so sánh trực tiếp mẫu thử với mẫu chuẩn; phương pháp này cho phép bán định lượng nhanh thành phần trong thuốc nên thường dùng để đánh giá nhanh chất lượng của thuốc; ngoài ra phương pháp cho phép cung cấp hình ảnh sắc ký đồ làm dấu vân tay cho mỗi thuốc, do đó thích hợp cho việc kiểm tra độ tinh khiết của thuốc và phát hiện thuốc giả [7]. 1.2.2.Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC) là một hình thức tiên tiến của TLC. HPTLC được điều khiển bởi phần mềm thích hợp đảm bảo tính ứng dụng và độ tin cậy, độ lặp lại cao nhất các số liệu đưa ra. Trong đó, các thông số của quá trình phân tích được ghi lại và kiểm soát chặt chẽ, do đó có độ lặp lại cao. Các bước của quá trình phun mẫu, khai triển mẫu, nhận diện vết được tiến hành bằng thiết bị tự động hoặc bán tự động, giảm thiểu tối đa sai số có thể gặp trong quá trình phân tích. Quá trình phun mẫu được tiến hành tự động hoặc bán tự động, đảm bảo chính xác thể tích mẫu phun, đồng thời có sấy bằng khí nitơ do đó giảm sự oxy hóa đối với chất phân tích dễ bị oxy hóa. Trong quá trình khai triển, điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo độ lặp lại của kết quả khi tiến hành giữa các lần phân tích khác nhau và tại các phòng thí nghiệm khác nhau. Hệ thống đèn UV tích hợp máy ảnh và hệ thống phần mềm giúp phân tích số liệu ứng dụng trong định tính và định lượng [14]. 9 Hiện nay để tăng cường độ tin cậy của kết quả phân tích, người ta sử dụng bản mỏng hiệu năng cao (high performance plates). Bản này được tráng lớp pha tĩnh mỏng hơn TLC (dày khoảng 100µm) với bột mịn có kích thước hạt 5µm độ đồng đều cao hơn. Khi dùng bản mỏng này, hiệu quả cao hơn do kích thước hạt mịn hơn, độ nhạy và độ phân giải được tăng cường vì vết sắc ký nhỏ, thời gian sắc ký ngắn hơn và lượng dung môi ít hơn so với TLC [14]. Ưu điểm của HPTLC: - Phù hợp với cả phân tích định tính và định lượng. - Trong một lần khai triển sắc ký có thể phân tích đồng thời nhiều mẫu cùng lúc, tiết kiệm thời gian và chi phí cho hóa chất, vật tư tiêu hao. - Các mẫu phân tích và các mẫu chuẩn được chấm trên cùng một bản mỏng sắc ký, khai triển cùng lúc trong cùng điều kiện dung môi, nhiệt độ, độ ẩm nên cho độ lặp lại cao, hạn chế sự tác động của môi trường giữa các lần phân tích. - Chuẩn bị mẫu đơn giản, không cần xử lý trước khi cho các dung môi như lọc và khử khí, lượng tiêu thụ pha động thấp cho mỗi mẫu. Do những ưu điểm trên nên chúng tôi lựa chọn kỹ thuật HPTLC cho nghiên cứu này. 1.2.3.Phương pháp quang phổ Raman 1.2.3.1. Nguyên lý cơ bản của quang phổ Raman Khi chiếu chùm bức xạ tán xạ vào một tấm kính ảnh thì nhận được một dải vạch khác nhau, gọi là phổ Raman. Trong phổ Raman có một vạch đậm ở giữa có tần số vo bằng tần số của bức xạ kích thích, còn ở hai bên là các vạch đối xứng nhau có tần số lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Các vạch có tần sốvo– vgọi là « tán xạ Stokes », còn vạch có tần số vo+ v gọi là « tán xạ đối Stokes » [9], [11]. Quang phổ Raman xuất hiện là do sự tương tác giữa ánh sáng với các phân tử. Qua sự tương tác này mà lớp vỏ electron của các nguyên tử trong phân tử bị biến dạng tuần hoàn. Hay nói cách khác là nguyên tử trong phân tử bị dao 10 động. Sự dao động này cần năng lượng lấy ra từ năng lượng của bức xạ kích thích ban đầu, nhưng khi dao động thì đồng thời nó cũng bức xạ năng lượng trở lại, nhưng năng lượng bức xạ có thể bằng hoặc lớn hơn hay nhỏ hơn năng lượng mà bức xạ kích thích cung cấp cho nó [11]. Ánh sáng tới với tần số v0 trên một phân tử nhất định mang một lượng các photon với năng lượng E=hv0. Nếu phân tử nhận năng lượng hv từ photon tới thì năng lượng của photon tán xạ sẽ giảm còn h(v0-v), và tần số của photon tán xạ khi đó là (v0-v). Ngược lại, khi photon tới nhận năng lượng hv từ phân tử, các năng lượng của các photon tán xạ tăng lên thành h(v0+v) và tần số của photon tán xạ là (v0+v) [9], [11]. Tần số của các vạch Stokes (v0+v) và đối Stokes (v0-v) phụ thuộc vào bản chất của chất tán xạ và tần số vo của bức xạ kích thích nhưng hiệu số Δv=v chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất tán xạ (mẫu đo). Vì vậy phổ Raman ghi theo v (cm-1) đặc trưng cho cấu tạo của các hợp chất hoá học [11]. Hình 1.1. Các thành phần tán xạ thu được sau khi cho ánh sáng kích thích đến mẫu Hình 1.1 và 1.2 minh họa tán xạ Stokes và đối Stokes. Tán xạ Stokes xảy ra khi một photon tương tác với một phân tử ở trạng thái năng lượng cơ bản, còn tán xạ đối Stokes xảy ra khi photon tương tác với một phân tử ở trạng thái năng lượng kích thích. Ở điều kiện thường, hầu hết các phân tử đều ở trạng 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng