Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu việc ứng dụng phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán việt nam...

Tài liệu Nghiên cứu việc ứng dụng phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán việt nam

.PDF
84
102
123

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM -------------------- Nguyễn Huy Phƣơng NGHIÊN CỨU VIỆC ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM -------------------- Nguyễn Huy Phƣơng NGHIÊN CỨU VIỆC ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp Mã số 60.31.12 : LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Trần Thị Hải Lý TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012 i LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu việc ứng dụng phân tích kỹ thuật trên Thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Thị Hải Lý. Luận văn là kết quả của việc nghiên cứu độc lập, không sao chép toàn bộ hay một phần công trình của bất kỳ ai khác. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực từ các nguồn hợp pháp và đáng tin cậy. TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 10 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Huy Phương ii MỤC LỤC  LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................Trang i MỤC LỤC ................................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ .................................................... iv TÓM LƢỢC ............................................................................................................ 1 GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY .................... 6 1.1. Bằng chứng từ các thị trường chứng khoán phát triển ....................................... 6 1.2. Bằng chứng từ thị trường chứng khoán mới nổi ................................................ 9 CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG KINH DOANH CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ............................................................................................ 11 2.1. Phân tích kết quả Khảo sát đại trà thông qua các biểu đồ tỷ lệ ........................ 11 2.1.1. Thông tin đối tượng tham gia khảo sát .................................................... 11 2.1.2. Thói quen giao dịch cổ phiếu .................................................................. 13 2.1.3. Thói quen ứng dụng Phân tích kỹ thuật ................................................... 18 2.1.3.1. Tổng quan ....................................................................................... 18 2.1.3.2. Đi sâu nghiên cứu nhà đầu tư có ứng dụng Phân tích kỹ thuật........ 20 2.2. Phân tích phương sai (ANOVA) ...................................................................... 25 2.3. Kết quả thu được từ khảo sát nhà đầu tư cá nhân ............................................ 27 2.4. Phỏng vấn chuyên gia ...................................................................................... 28 2.5. Kết quả khảo sát ............................................................................................... 29 CHƢƠNG 3: NHỮNG GỢI Ý NHẰM ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỔ PHIẾU TẠI THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ........................... 31 3.1. Gợi ý xây dựng hệ thống Kỷ luật kinh doanh cổ phiếu ................................... 31 iii 3.1.1. Những sai lầm phổ biến trong kinh doanh cổ phiếu của phần lớn nhà đầu tư cá nhân được rút ra từ cuộc khảo sát ............................................................. 32 3.1.2. Tuân thủ kỷ luật Cắt lỗ - một kỷ luật quan trọng .................................... 32 3.1.3. Xây dựng Kỷ luật kinh doanh .................................................................. 33 3.2. Gợi ý ứng dụng phân tích kỹ thuật trong kinh doanh cổ phiếu ....................... 34 3.3. Kiểm tra tính hiệu quả khi phối hợp hệ thống Kỷ luật kinh doanh và phương pháp kỹ thuật phá vỡ ngưỡng kháng cự trong thực tế ............................................. 39 3.3.1. Vì sao phải phối hợp hệ thống kỷ luật kinh doanh và Phân tích kỹ thuật 39 3.3.2. Kiểm tra tính hiệu quả khi phối hợp hệ thống kỷ luật kinh doanh và phương pháp kỹ thuật phá vỡ ngưỡng kháng cự trong thực tế .......................... 39 3.2.2.1. Thiết lập điều kiện mua và bán ....................................................... 39 3.2.2.2. Kiểm tra tính hiệu quả trên đồ thị ngày HNXINDEX .................... 40 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 52 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 52 Phụ lục 1: Phiếu khảo sát ........................................................................................ 55 Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả của các phiếu khảo sát .............................................. 61 Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn ..................................................................................... 62 Phụ lục 4: Kết quả phỏng vấn ................................................................................. 64 Phụ lục 5: Kiểm định theo Phân tích phương sai (ANOVA) .................................. 67 Phụ lục 6: Các thói quen để thành công trong kinh doanh cổ phiếu ....................... 70 Phụ lục 7: Những lý thuyết cơ bản về Phân tích kỹ thuật ....................................... 73 iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ  Danh mục các bảng biểu Bảng 2.1: Tổng kết cuộc khảo sát ................................................................. Trang 11 Bảng 3.1: Hiệu quả của chiến lược phối hợp hệ thống kỷ luật kinh doanh và phương pháp phá vỡ ngưỡng kháng cự trong năm 2008, 2009 và 2011 ............................... 47 Bảng 3.2: Hiệu quả của chiến lược phối hợp hệ thống kỷ luật kinh doanh và phương pháp phá vỡ ngưỡng kháng cự từ năm 2006 đến hết năm 2011 .............................. 48 Danh mục các đồ thị Đồ thị 3.1: Sai lầm trong tín hiệu mua theo chỉ dẫn của MACD ............................ 35 Đồ thị 3.2: Minh họa đường kháng cự Peak và đường hỗ trợ Trough .................... 38 Đồ thị 3.3: Tín hiệu kinh doanh theo Phương pháp phá vỡ ngưỡng kháng cự có phối hợp hệ thống kỷ luật kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2008 ............................... 41 Đồ thị 3.4: Tín hiệu kinh doanh theo Phương pháp phá vỡ ngưỡng kháng cự có phối hợp hệ thống kỷ luật kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2008 .............................. 42 Đồ thị 3.5: Tín hiệu kinh doanh theo Phương pháp phá vỡ ngưỡng kháng cự có phối hợp hệ thống kỷ luật kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2009 ............................... 43 Đồ thị 3.6: Tín hiệu kinh doanh theo Phương pháp phá vỡ ngưỡng kháng cự có phối hợp hệ thống kỷ luật kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2009 .............................. 44 Đồ thị 3.7: Tín hiệu kinh doanh theo Phương pháp phá vỡ ngưỡng kháng cự có phối hợp hệ thống kỷ luật kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2010 ............................... 45 Đồ thị 3.8: Tín hiệu kinh doanh theo Phương pháp phá vỡ ngưỡng kháng cự có phối hợp hệ thống kỷ luật kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2010 .............................. 46 Trang 1 TÓM LƢỢC  Nghiên cứu này xem xét những hạn chế trong hoạt động kinh doanh cổ phiếu của phần lớn các nhà đầu tư cá nhân tại thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua cuộc khảo sát đại trà và chuyên sâu. Chính những hạn chế này đã làm cho nhà đầu tư khó có thể tiếp cận với Phân tích kỹ thuật hoặc khó có thể ứng dụng phương pháp này một cách hiệu quả. Trong đó, hạn chế quan trọng nhất là đa số nhà đầu tư cá nhân không có hoặc không tuân thủ kỷ luật kinh doanh một cách rõ ràng, đặc biệt là kỷ luật “cắt lỗ”, đây là nền tảng đầu tiên nhưng quan trọng đối với người ứng dụng Phân tích kỹ thuật trong kinh doanh cổ phiếu. Ngoài ra, nghiên cứu còn đề cập đến hai gợi ý quan trọng để giúp nhà đầu tư khắc phục những hạn chế đó: gợi ý xây dựng hệ thống Kỷ luật kinh doanh cổ phiếu hợp lý; và gợi ý ứng dụng Phân tích kỹ thuật (hai gợi ý này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau). Và thông qua một kiểm tra tính hiệu quả về sự phối hợp của hai gợi ý đã cho chúng ta thấy Phân tích kỹ thuật vẫn có thể đem lại hiệu quả trong kinh doanh cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam nếu chúng ta biết vận dụng một cách hợp lý; đó là: mặc dù sự phối hợp này không tận dụng được hết các cơ hội tăng giá nhưng nó giúp cho nhà đầu tư tránh được các đợt suy giảm của thị trường. Trang 2 GIỚI THIỆU  Trong kinh doanh cổ phiếu có hai nền tảng phân tích chính và phổ biến trên thế giới là Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật. Trong đó, phân tích kỹ thuật nói một cách đơn giản là dựa trên quan hệ cung cầu của chứng khoán để dự đoán xu thế biến động giá trong tương lai. Phân tích kỹ thuật, từ lúc hình thành cho đến nay, thường được nhìn nhận như một thực thể đối ngược với phân tích cơ bản. Cho đến hiện nay nhiều người vẫn đang băn khoăn một câu hỏi dạng như “Liệu chúng ta có thể ứng dụng phân tích kỹ thuật một cách hiệu quả tại thị trường chứng khoán Việt Nam?” Tuy nhiên, sự tồn tại của một thực thể luôn có lý do chính đáng của nó. Nếu giả sử trường phái này không đem lại hiệu quả thực sự thì nó có thể đã bị diệt vong hoặc lụi tàn theo thời gian trong thế giới tài chính – một thế giới cạnh tranh khốc liệt và lạnh lùng nhất. Có một sự thật không thể phủ nhận rằng phân tích kỹ thuật vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển bất chấp sự thăng trầm của thị trường tài chính. Như chúng ta đã biết, phân tích cơ bản là trường phái phân tích tương đối phức tạp mà một nhà đầu tư bình thường khó có thể dễ dàng hiểu rõ và phân tích nhuần nhuyễn. Ngoài ra, có quá nhiều thông tin cơ bản bị che dấu và rất có thể chúng sẽ làm cho các phân tích bị lệch lạc bởi sự bất cân xứng thông tin trong thế giới tài chính luôn luôn tồn tại. Keynes đã từng phát biểu rằng: "Không có gì bất hạnh như một chính sách đầu tư hợp lý trong một thế giới vô lý". Các nhà đầu tư đôi khi hành động một cách hết sức vô lý và đi ngược lại với tất cả các quy tắc nền tảng. Phân tích kỹ thuật có thể coi như một trong những phương pháp hiệu quả giúp né tránh được phần nào những tổn thất do sự vô lý của thị trường mang lại, từ đó gia tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh cổ phiếu. Tuy nhiên, tại thị trường chứng khoán Việt Nam, Phân tích kỹ thuật có vẻ vẫn chưa được nhiều nhà đầu tư tin tưởng sử dụng, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Tại sao lại tồn tại điều này? Để trả lời cho câu hỏi này đồng thời giúp nhà đầu tư có cách nhìn khách quan hơn về Phân tích kỹ thuật, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: Trang 3 “Nghiên cứu việc ứng dụng phân tích kỹ thuật trên Thị trường chứng khoán Việt Nam”. Qua nghiên cứu này, chúng ta có thể sẽ nhìn nhận được những hạn chế trong hoạt động kinh doanh cổ phiếu của phần lớn các nhà đầu tư cá nhân. Và chính những hạn chế này đã làm cho nhà đầu tư khó có thể tiếp cận với Phân tích kỹ thuật hoặc khó có thể ứng dụng phương pháp này một cách hiệu quả. Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra những gợi ý để nhà đầu tư có thể tiếp cận và ứng dụng Phân tích kỹ thuật hợp lý, đó là: gợi ý việc xây dựng hệ thống Kỷ luật và chiến lược kinh doanh cổ phiếu hợp lý nhằm khắc phục những yếu điểm của Phân tích kỹ thuật; gợi ý việc ứng dụng Phân tích kỹ thuật và kiểm tra tính hiệu quả của nó trong thực tế. Phần còn lại của luận văn được trình bày như sau. Chương 1 trình bày và bình luận về các chứng cứ thực nghiệm ủng hộ cho Phân tích kỹ thuật. Chương 2 khám phá những hạn chế trong hoạt động kinh doanh cổ phiếu và trong việc ứng dụng Phân tích kỹ thuật của các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam, thông qua một cuộc khảo sát nhà đầu tư cá nhân và một số chuyên gia. Từ kết quả của cuộc khảo sát thực tế, chương 3 đưa ra hai gợi ý nhằm ứng dụng hiệu quả Phân tích kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam; đó là: gợi ý xây dựng hệ thống Kỷ luật kinh doanh cổ phiếu hợp lý nhằm khắc phục những yếu điểm của Phân tích kỹ thuật; và gợi ý ứng dụng Phân tích kỹ thuật; tiếp đến là kiểm tra tính hiệu của của việc phối hợp hai gợi ý trên trong thực tế thông qua phương pháp kỹ thuật phá vỡ ngưỡng kháng cự. Và cuối cùng là phần kết luận. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, nghiên cứu những hạn chế làm cho nhà đầu tư cá nhân Việt Nam khó có thể tiếp cận Phân tích kỹ thuật một cách hiệu quả. Thứ hai, đưa ra những gợi ý để giải quyết các hạn chế và giúp nhà đầu tư cá nhân Việt Nam có thể tiếp cận Phân tích kỹ thuật một cách hiệu quả. Với mục tiêu trên, đề tài này giải quyết được các vấn đề sau: Trang 4 Tìm ra những hạn chế làm cho nhà đầu tư cá nhân Việt Nam khó có thể tiếp cận Phân tích kỹ thuật một cách hiệu quả, đó là: không có hoặc không tuân thủ kỷ luật kinh doanh cổ phiếu. Giới thiệu hai gợi ý giúp nhà đầu tư tiếp cận với Phân tích kỹ thuật một cách hiệu quả đó là: gợi ý xây dựng hệ thống kỷ luật kinh doanh và gợi ý ứng dụng Phân tích kỹ thuật. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo sát thông qua một cuộc khảo sát đại trà và chuyên sâu. Khảo sát đại trà được tiến hành đối với các nhà đầu tư cá nhân thông qua phiếu khảo sát; khảo sát chuyên sâu được tiến hành đối với một số chuyên gia thông qua phiếu phỏng vấn. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) với dữ liệu thu được từ cuộc khảo sát đại trà. Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua thư điện tử. Trong đó, bảng câu hỏi khảo sát đại trà được gửi đến 200 nhà đầu tư cá nhân, đang giao dịch tại các công ty chứng khoán tại thành phố Hồ Chí Minh, và nhận được 144 kết quả phản hồi đạt yêu cầu; bảng câu hỏi khảo sát chuyên sâu được gửi tới 10 chuyên gia, có ảnh hưởng đến quyết định mua - bán cổ phiếu của tổ chức, và nhận được 7 kết quả phản hồi. Bảng câu hỏi khảo sát được thiết lập dựa trên: Sự tham khảo các bài nghiên cứu trước đây, đặc biệt là hai bài nghiên cứu gần đây: “Stock Market Analysis in Practice: Is It Technical or Fundamental?” - Gil Cohen, Andrey Kudryavtsev và Shlomit Hon-Snir (2011); “Technical analysis and its usage in Indian capital markets: A survey” - Venkatesh, C. K. và Madhu Tyagi (2011). Những ý kiến đóng góp của các chuyên gia phân tích, kết hợp với hiểu biết lý thuyết và kinh nghiệm thực tế về Phân tích kỹ thuật của người nghiên cứu. Trang 5 Trong quá trình thiết lập, bảng câu hỏi khảo sát đã được khảo sát thử nghiệm với một số nhân viên của Công ty cổ phần chứng khoán Công Nghiệp Việt Nam và được chỉnh sửa hoàn thiện trước khi gửi thư điện tử khảo sát đại trà. Kết quả khảo sát được phân tích bằng các biểu đồ tỷ lệ và phân tích phương sai (ANOVA). Trang 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY Lịch sử của Phân tích kỹ thuật bắt nguồn từ cách đây hơn 100 năm, từ một người tên là Charles H. Dow. Ông là người đã sáng lập lên tạp chí phố Wall (The Wall Street Journal). Sau nhiều năm nghiên cứu, năm 1884 ông đưa ra chỉ số bình quân giá đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất thị trường Mĩ thời gian đó. William Peter Hamilton là người thực sự mang lại sức sống cho những nghiên cứu của Dow bằng việc tiếp tục nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “The Stock Market Barometer” vào năm 1922. Suốt những năm 1920 và 1930, Richard W. Schabacker là người đã đi sâu vào những nghiên cứu của Dow và Hamilton, Schabacker là người đã đưa ra khái niệm đầu tiên về Phân tích kỹ thuật. Schabacker từng là chủ biên của tạp chí Forbes nổi tiếng. Ông chỉ ra rằng những dấu hiệu mà lý thuyết Dow đưa ra được với chỉ số bình quân thị trường vẫn giữ nguyên giá trị và tầm quan trọng khi áp dụng vào đồ thị của từng cổ phiếu riêng lẻ. Điều này đã được ông thể hiện và chứng minh trong cuốn sách của mình: “Stock Market Theory and Practice, Technical Market Analysis and Stock Market Profit”. Như vậy những cơ sở đầu tiên của Phân tích kỹ thuật đã xuất hiện từ trong lý thuyết Dow, nhưng phải đến Schabacker – người cha của Phân tích kỹ thuật hiện đại, tiếp đó là Edward và Magee với “Technical Analysis of Stock Trend” (cuốn sách đã được tái bản 9 lần) và ngày nay là John Murphy, Jack Schwager, Martin Pring, … thì mới thực sự ra đời cái tên “Phân tích kỹ thuật ” và được nâng cao, tổng kết thành một hệ thống lý luận quan trọng trong phân tích đầu tư trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung. 1.1. Bằng chứng từ các thị trƣờng chứng khoán phát triển Alexander (1961) đã kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng một hệ thống bộ lọc trong giao dịch chứng khoán. Nghiên cứu của ông cho thấy các bộ lọc đó đã đem lại lợi nhuận đáng kể. Cootner và James Jr. (1962) cũng đã thử nghiệm với Đường trung Trang 7 bình động. Họ tin rằng các kỹ thuật này chỉ ra các biến động ngẫu nhiên và do đó sự thay đổi trong các xu hướng cơ bản có thể nhận thấy được. Levy (1967) đã thử nghiệm với chỉ số Sức mạnh tương đối (RSI). Kỹ thuật này đã lựa chọn các cổ phiếu có diễn biến giá tốt so với giá trung bình của 26 tuần trước đó. Theo Levy, các danh mục đầu tư theo sức mạnh tương đối có lợi nhuận cao hơn so với chiến lược mua và nắm giữ, nhưng cũng có những rủi ro cao. Neftci và Policano (1984) sử dụng phương pháp trung bình động và độ dốc để phân tích thị trường tương lai. Kết quả cho thấy rằng bằng cách mô tả hành vi thực tế của những người tham gia thị trường, các dự đoán giá đã được cải thiện. Jeffrey Frankel và Kenneth Froot (1990) ghi nhận một tỷ lệ lớn việc sử dụng phân tích kỹ thuật trong dự báo thị trường của các chuyên gia. Cuộc khảo sát của Euromoney cho thấy rằng có một sự định hướng lại rất lớn từ phân tích cơ bản đến phân tích kỹ thuật suốt thời kỳ 1978-1988. Brock, Lakonishok và Le Baron (1992) đã thử nghiệm hai quy tắc giao dịch đơn giản và phổ biến nhất: Trung bình động và Phá vỡ phạm vi giá (dựa vào mức kháng cự và hỗ trợ) với chỉ số Dow Jones từ năm 1897 đến 1986. Các kết quả này hỗ trợ mạnh mẽ cho các chiến lược kỹ thuật và cho rằng các tín hiệu mua (bán) tạo ra lợi nhuận cao hơn (thấp hơn) so với lợi nhuận bình thường. Blume, Easley và O'Hara (1994) xem xét vai trò của khối lượng giao dịch và ứng dụng của nó trong phân tích kỹ thuật. Trong mô hình của họ, phân tích kỹ thuật có giá trị bởi vì số liệu thống kê thị trường hiện tại có thể là đủ để tiết lộ một số thông tin, nhưng không phải tất cả. Tính độc đáo trong mô hình của họ là khối lượng giao dịch nắm bắt được thông tin quan trọng ẩn trong tín hiệu thông tin của các nhà đầu cơ. Batten và Ellis (1996) đã phân tích thành quả và yếu kém của giao dịch theo phương pháp kỹ thuật với chỉ số Australian All Ordinary (AAOI). Các hệ thống giao dịch được sử dụng có thể tạo ra lợi nhuận lớn hơn so với chiến lược mua và nắm giữ (không tính chi phí giao dịch). Trang 8 A. Antoniou, N. Ergul, P. Holmes và R. Priestley (1997) sử dụng giá đóng cửa hàng ngày của 63 cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán Istanbul (ISE) trong giai đoạn từ tháng 1 năm 1988 đến tháng 12 năm 1993 để đánh giá hiệu quả của dự báo lợi nhuận dựa trên giá cả trong quá khứ. Họ phát hiện ra rằng phân tích kỹ thuật giá trong quá khứ đóng một vai trò quan trọng trong các dự báo. Hơn nữa, tác giả còn nhấn mạnh rằng nếu phân tích này kèm theo phân tích kỹ thuật về khối lượng giao dịch thì nó có thể hỗ trợ gia tăng độ tin cậy cho các dự báo, đặc biệt là trong trường hợp cổ phiếu có mức khối lượng giao dịch thấp. Lý do cho điều này là dựa trên tiền đề khối lượng giao dịch ẩn chứa thông tin về chất lượng và sự xuất hiện của thông tin mà giá không có. Mamaysky và Wang (2000) đề xuất một phương pháp tiếp cận có hệ thống và tự động nhận dạng mẫu hình kỹ thuật bằng cách sử dụng hồi quy hạch không tham số, và áp dụng phương pháp này với một số lượng lớn các cổ phiếu Mỹ. Họ tìm thấy rằng trong khoảng thời gian mẫu 31 năm, một vài chỉ số kỹ thuật cung cấp thông tin gia tăng và có thể có một số giá trị thực tiễn. Nobert. M. Fliess, Ronald Macdonald (2002) gán một tầm quan trọng đặc biệt đối với giá mở cửa, giá cao, giá thấp và giá đóng cửa trong dự báo biến động của tỷ giá hối đoái bằng cách sử dụng phân tích kỹ thuật. Trong bài báo này tác giả đề nghị điều tra các tính chất chuỗi thời gian và nội dung thông tin của các mức giá khác nhau. Tóm lại, bài viết này lập luận rằng phân tích kỹ thuật trong giá cao, giá thấp và giá đóng cửa là hữu ích trong việc nhận biết biến động của tỷ giá hối đoái. Wing-Keung Wong, Meher Manzur, Boat-Kiat Chew (2003) đã kiểm tra thành quả của việc áp dụng phương pháp kỹ thuật xu hướng, trung bình động và chỉ số sức mạnh tương đối trên cơ sở dữ liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SES). Các tác giả kết luận rằng duy nhất trung bình động đơn cho những kết quả tốt nhất, tiếp theo là trung bình động kép và các chỉ số sức mạnh tương đối. Nghiên cứu này có thể được sử dụng để xác minh tính hiệu quả của việc sử dụng các chỉ số kỹ thuật trong việc xác định các thời điểm tham gia và thoát khỏi thị trường. Trang 9 Dimitrios Vassilou, Nykolaos Eriotis, Spyros Papathanasiou (2008) kiểm tra phương pháp kỹ thuật phổ biến là trung bình động kép (1-9, 1-15, 1-30, 1-90, 1130) trên 20 cổ phiếu (cơ sở cho chỉ số FTSE/ASE-20) của thị trường chứng khoán Athens có mức vốn hoá lớn nhất trong 11 năm. Kết quả cho thấy lợi nhuận bất thường của chiến lược trung bình động kép so với chiến lược mua và nắm giữ. Có một giả định cơ bản của các mô hình phân tích kỹ thuật trong nghiên cứu này: nếu loại bỏ các yếu tố cơ bản của công ty, cùng với yếu tố kinh tế vĩ mô để thực sự xem xét những yếu tố riêng biệt thì tính chất lặp đi lặp lại của biến động giá cổ phiếu là do tâm lý thị trường". Bằng cách đó các tác giả đã tìm thấy một số nghi ngờ về giả định hợp lý của các nhà giao dịch và đầu tư cá nhân và suy luận tác động của tâm lý hành vi trên giá biện minh cho việc sử dụng phân tích kỹ thuật. 1.2. Bằng chứng từ thị trƣờng chứng khoán mới nổi Harvey (1995) kết luận rằng tương quan tự động tại các thị trường mới nổi là cao hơn nhiều so với ở các thị trường phát triển, do đó hiệu quả của các quy tắc giao dịch kỹ thuật tại các thị trường mới nổi có nhiều khả năng tạo ra kết quả đáng kể. Ito (1999) tìm thấy bằng chứng đáng kể về khả năng dự báo đối với một loạt các quy tắc kỹ thuật áp dụng đối với thị trường Indonesia, Mexico và Đài Loan. Ratner và Leal (1999), trong bài nghiên cứu các quy tắc giao dịch kỹ thuật, kết luận rằng phần lớn các quy tắc giao dịch kỹ thuật được coi là có khả năng dự báo tại 4 thị trường chứng khoán Mỹ La tinh và 6 thị trường chứng khoán châu Á. Ahmed, Beck và Goldreyer (2000) tìm thấy bằng chứng đáng kể về hiệu quả của các quy tắc đường trung bình động trong ba thị trường châu Á. Gunasekarage và Power (2001) phát hiện bằng chứng phân tích kỹ thuật cũng thực sự cung cấp các cơ hội mua bán tại các thị trường mới nổi. Họ điều tra các quy tắc đường trung bình động tại thị trường chứng khoán của Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka. Gunasekarage và Power tìm thấy rằng trong tất cả các nước ngoại trừ Ấn Độ, các quy tắc đó tốt hơn một danh mục đầu tư mua và nắm giữ. Trang 10 Tian, Wan và Guo (2002) tập trung nghiên cứu thị trường Trung Quốc và kết luận rằng quy tắc giao dịch kỹ thuật đơn giản là có hiệu quả sau khi đã loại trừ chi phí giao dịch. Kang, Liu và Ni (2002) cũng xem xét một loạt các chiến lược giao dịch kỹ thuật được áp dụng đối với cổ phiếu hạng A của Trung Quốc và thấy rằng có lợi nhuận đáng kể bất thường đối với một số chiến lược động lực (Momentum strategies). McKenzie (2007) xem xét lợi nhuận kinh doanh theo Phân tích kỹ thuật tại 17 thị trường chứng khoán mới nổi so với chuẩn của Mỹ. Ông nói rằng một số các thuật toán giao dịch có thể đạt được lợi nhuận tốt, và sự tồn tại của những kết quả này có nhiều khả năng xuất hiện tại các thị trường mới nổi. Hsu, Hsu và Kuan (2010) xem xét lợi nhuận kinh doanh theo phương pháp kỹ thuật trong các thị trường chứng khoán Châu Á mới nổi (chỉ số MSCI các thị trường mới nổi, chỉ số MSCI Brazil, chỉ số MSCI Hàn Quốc, chỉ số MSCI Malaysia, chỉ số MSCI Mexico, chỉ số MSCI Đài Loan), và sử dụng một bài kiểm tra theo từng bước cho khả năng dự báo. Từ đó Hsu, Hsu và Kuan thấy rằng các quy tắc giao dịch kỹ thuật tại thị trường chứng khoán trẻ tuổi có hiệu quả tốt hơn tại các thị trường phát triển. Marshall, Chan và Chan (2010) kiểm tra hơn 5.000 quy tắc kỹ thuật trên 23 thị trường phát triển và 26 thị trường mới nổi theo chỉ số của Morgan Stanley Capital, và cho rằng hiệu quả tốt nhất đạt được trong thị trường chứng khoán mới nổi. Tuy nhiên, Marshall, Chan và Chan kết luận rằng ý nghĩa của kết quả này là không đủ mạnh loại trừ khả năng các kết quả thu được là do may mắn. Tóm lại, qua các kết quả nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy có rất nhiều bằng chứng thực nghiệm và lý thuyết từ các thị trường chứng khoán phát triển và các thị trường chứng khoán mới nổi trên toàn thế giới hỗ trợ cho việc sử dụng phân tích kỹ thuật, hoặc ít nhất là biện minh cho sự phổ biến của nó. Trang 11 CHƢƠNG 2 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG KINH DOANH CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Cuộc khảo sát này nhằm mục đích nhận biết những hạn chế trong hoạt động kinh doanh cổ phiếu và trong việc ứng dụng Phân tích kỹ thuật của phần lớn các nhà đầu tư thông qua khảo sát thói quen giao dịch cổ phiếu và cách thức ứng dụng Phân tích kỹ thuật của nhà đầu tư cá nhân. Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua thư điện tử bao gồm phiếu khảo sát nhà đầu tư cá nhân (phần chính) và phiếu phỏng vấn chuyên gia (để củng cố cho một vài kết quả quan trọng được rút ra từ cuộc khảo sát). Bảng câu hỏi được thiết kế xoay quanh các thói quen giao dịch cổ phiếu và cách thức ứng dụng Phân tích kỹ thuật. Cuộc khảo sát này đem lại cái nhìn thấu đáo về tình hình kinh doanh cổ phiếu của các nhà đầu tư cá nhân tại thị trường chứng khoán Việt Nam. 2.1. Phân tích kết quả Khảo sát đại trà thông qua các biểu đồ tỷ lệ: Bảng 2.1: Tổng kết cuộc khảo sát Ngày khảo sát Từ tháng 4/2012 đến tháng 6/2012 Số phiếu khảo sát 200 phiếu Số phiếu thu hồi 144 phiếu Số phiếu đạt yêu cầu 144 phiếu Tỷ lệ trả lời đạt yêu cầu 72 % 2.1.1. Thông tin đối tƣợng tham gia khảo sát Bảng câu hỏi khảo sát được gởi đến 200 nhà đầu tư cá nhân và nhận được 144 kết quả phản hồi đạt yêu cầu. Trong đó, xét theo: Trang 12    Độ tuổi: a. 18 - 30 tuổi. 45.8% b. 30 - 40 tuổi. 43.8% c. Trên 40 tuổi. 10.4% a. Tiến sỹ. 4.2% b. Thạc sỹ. 20.8% c. Cử nhân. 70.8% d. Khác. 4.2% Trình độ học vấn: Lĩnh vực công việc: a. Chứng khoán (các hoạt động liên quan đến kinh doanh hoặc phân tích - đầu tư cổ phiếu). 64.6% b. Tài chính (không kể lĩnh vực Chứng khoán). 8.3% c. Khác.  27.1% Thời gian tham gia hoạt động kinh doanh hoặc phân tích - đầu tư cổ phiếu: a. Dưới 3 năm. 35.4% b. 3 - 5 năm. 43.7% c. 5 - 10 năm. 16.7% d. Trên 10 năm. 4.2% Với kết quả như trên, có thể thấy đối tượng tham gia khảo sát phần lớn: Có độ tuổi trung bình (18-40 tuổi) thể hiện tính chất năng động. Trang 13 Có trình độ học vấn tốt và làm trong ngành tài chính - chứng khoán thể hiện họ có sự am hiểu về thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, kinh nghiệm kinh doanh hoặc phân tích - đầu tư cổ phiếu chưa cao, phần lớn có kinh nghiệm dưới 5 năm. Kết luận: Nhóm đối tượng khảo sát này có thể đại diện cho phần lớn nhà đầu tư cá nhân Việt Nam: có kiến thức tài chính nhưng kinh nghiệm đầu tư chưa cao do thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ. 2.1.2. Thói quen giao dịch cổ phiếu Với kết quả câu 6 (Anh/Chị có thường xuyên thực hiện lệnh mua - bán cổ phiếu hay không?) Trong đó: a. Rất ít, tôi không thích lướt sóng ngắn hạn, mục đích mua cổ phiếu của tôi là nắm giữ trung và dài hạn. b. Thỉnh thoảng, tôi kết hợp cả lướt sóng ngắn hạn và nắm giữ trung - dài hạn. c. Thường xuyên, tôi tập trung phần lớn vốn để lướt sóng ngắn hạn. Chúng ta có thể thấy có đến 81.2% nhà đầu tư cá nhân tham gia hoạt động lướt sóng ngắn hạn (trong đó 50% là hoàn toàn lướt sóng ngắn hạn). Nghĩa là phần lớn nhà đầu tư cá nhân tham gia trên thị trường chứng khoán Việt Nam với tâm lý thích kiếm lời nhanh hơn là đầu tư lâu dài. Điều này cũng dễ hiểu, thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ nên mức độ ổn định theo nền kinh tế còn kém và thị trường dễ bị chi phối bởi các hoạt động thao túng giá, giao dịch nội gián… Trang 14 Ngoài ra, không những nhà đầu tư cá nhân thích hoạt động có mức rủi ro cao là lướt sóng ngắn hạn mà trong cách thức giao dịch của họ còn tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn thể hiện qua kết quả của 3 câu khảo sát là câu 8, câu 9 và câu 10. Câu 8: Anh/Chị thích mua loại cổ phiếu nào nhất? Trong đó: a. Giá cổ phiếu đã giảm mạnh trong thời gian vừa qua mà Anh/Chị nghĩ đã đến lúc có thể mua được. b. Giá cổ phiếu đang đi ngang sau thời gian giảm vừa qua. c. Giá cố phiếu vừa mới tăng sau thời gian đi ngang. d. Giá cổ phiếu vừa mới vượt ngưỡng quan trọng. e. Khác. Kết quả ghi nhận được là có đến 29.2% nhà đầu tư cá nhân chọn phương án a (tỷ lệ cao nhất trong các phương án) và 12.5% chọn phương án b. Điều này cho thấy nhiều nhà đầu tư cá nhân thích hoạt động “bắt đáy” và mua giá thấp, đây là hoạt động ẩn chứa rất nhiều rủi ro đối với hoạt động đầu cơ lướt sóng trong thị trường chứng khoán và đặc biệt trong thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ và tâm lý “bầy đàn” cao, lý do: Khi giá một loại cổ phiếu đang rớt mạnh đồng nghĩa với cổ phiếu đó đang trong xu hướng giảm và xu hướng đang mạnh nên việc xác định điểm dừng để bật tăng trở lại của cổ phiếu đó rất khó và mức độ sai cao. Điều này được thể hiện rất rõ nét đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn cuối năm 2007 đến đầu năm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất