Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu về việc sản xuất và phân phối thuốc của các công ty dược việt nam và ...

Tài liệu Nghiên cứu về việc sản xuất và phân phối thuốc của các công ty dược việt nam và một số giải pháp hoàn thiện

.PDF
86
261
117

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ-NĂM 2010” TÊN CÔNG TRÌNH: NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI THUỐC CỦA CÁC CÔNG TY DƯỢC VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ MỤC LỤC Lời mở đầu...............................................................................................................1 ..................................................................................................................................... Chương 1: một số vấn đề về lý luận ..................................................................... 5 1.1 Một số vấn đề/lý luận liên quan đến thị trường ................................................. 5 1.1.1 Khái niệm về thị trường và phân loại thị trường............................................. 5 1.1.2 Các yếu tố hình thành nên thị trường.............................................................. 6 1.1.3 Chức năng của thị trường................................................................................ 6 1.2 Một số vấn đề liên quan đến thuốc và việc sản xuất thuốc................................ 7 1.2.1 Thuốc và một số khái niệm có liên quan ........................................................ 7 1.2.2 Khái niệm về cung ứng thuốc ......................................................................... 8 1.2.3 Tính đặc thù của thuốc và ngành công nghiệp dược..................................... 10 1.2.4 Tính đặc thù của thị trường thuốc ................................................................ 11 1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất và phân phối thuốc của doanh nghiệp ................................................................................................................................ 12 1.2.5.1 Các yếu tố của môi trường vĩ mô............................................................... 12 1.2.5.2 Các yếu tố của môi trường vi mô.............................................................. 16 1.2.6 Nhu cầu thuốc ............................................................................................... 16 1.2.6.1 Khái niệm về nhu cầu thuốc....................................................................... 18 1.2.6.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thuốc ................................................. 19 1.2.7 Vai trò ngành công nghiệp dược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ........ 20 1.3 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của ngành dược Việt Nam ...... 22 1.4 Kinh nghiệm phát triển ngành dược của các nước trên thế giới ...................... 23 Tổng kết chương 1................................................................................................ 24 Chương 2: Thực trạng sản xuất và phân phối thuốc của các công ty dược Việt Nam 2.1 Tổng quan về thị trường thuốc Việt Nam ........................................................ 28 2.2 Nguyên vật liệu sản xuất thuốc ........................................................................ 30 2.2.1 Những nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất dược trong nước ...................... 30 2.1 Nguồn nguyên vật liệu trong nước................................................................... 30 2.2 Nguồn nguyên vật liệu nước ngoài .................................................................. 31 2.2.2 Thực trạng sử dụng nguồn nguyên vật liệu của các công ty dược Việt Nam ................................................................................................................ 34 2.3 Thực trạng hoạt động sản xuất của các công ty dược Việt Nam ..................... 36 2.3.1 Sự tăng trưởng trong sản xuất thuốc ............................................................. 36 ..................................................................................................................................... 2.3.2 Sự gia tăng chủng loại thuốc, đặc biệt là nhóm thuốc đặc trị ....................... 39 2.3.3 Chất lượng của các cơ sở sản xuất thuốc (GMP-WHO, GLP) ..................... 42 2.3.4 Thực trạng đầu tư các dự án mới của các công ty dược Việt Nam............... 43 2.3.5 Thực trạng R&D của các công ty dược Việt Nam........................................ 45 2.4 Thực trạng hoạt động phân phối thuốc trên thị trường .................................... 46 2.4.1 Mạng lưới phân phối thuốc của ngành dược................................................. 46 2.4.2 Hoạt động quảng bá thương hiệu .................................................................. 52 2.4.3 Hoạt động quản lý giá thuốc trên thị trường và chiến lược giá ................... 53 của các doanh nghiệp Dược 2.5 Vai trò của Nhà Nước trong việc quản lí sản xuất và phân phối thuốc ........... 55 Tổng kết chương 2................................................................................................ 57 Chương 3: Bàn về một số giải pháp sản xuất và phân phối thuốc của các công ty dược Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước ......................................... 58 3.1 Những vấn đề tồn tại trong ngành dược Việt Nam.......................................... 58 3.2 Các giải pháp cụ thể nhằm phát triển ngành công nghiệp dược ...................... 59 3.2.1 Giải pháp về sản xuất .................................................................................... 59 3.2.1.1 Giải pháp về nguyên liệu đầu vào.............................................................. 59 3.2.1.2 Giải pháp về sản xuất sản phẩm................................................................. 61 3.2.2 Giải pháp về nghiên cứu triển khai ............................................................... 61 3.2.3 Giải pháp về phân phối ................................................................................. 62 3.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực ........................................................................ 63 3.2.5 Giải pháp về quản lí của Nhà nước ............................................................... 63 3.3 Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng................................................... 64 Tổng kết chương 3................................................................................................ 65 Kết luận ................................................................................................................. 66   1  LỜI MỞ ĐẦU Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, là một sản phẩm thiết yếu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Các sản phẩm này có tính đặc trưng cao, khó có thể thay thế bằng một loại sản phẩm khác, thậm chí giữa hai sản phẩm khác nhau cũng có những đặc trưng, công dụng và giá trị khác nhau, mỗi công thức nghiên cứu sản xuất một loại sản phẩm mới đều được đăng ký quyền sáng chế và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Những điều này đã làm nên giá trị và tầm quan trọng của ngành sản xuất và phân phối thuốc xã hội. Tuy nhiên, trình độ sản xuất và nghiên cứu của ngành Dược Việt Nam còn nhiều yếu kém, chưa phát triển kịp với tốc độ phát triển của xã hội, chưa có khả năng tạo ra những loại thuốc đặc trị chuyên biệt để phục vụ nhu cầu trong nước; do đó, hằng năm chúng ta phải nhập khẩu một số lượng lớn dược phẩm từ nước ngoài. Với mong mỏi tìm một hướng đi thích hợp giúp cho ngành dược trong nước hoàn thiện và phát triển, phục vụ tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân và tiết kiệm nguồn lực quốc gia thông qua việc giảm bớt sản lượng nhập khẩu. Xuất phát từ ý nghĩa này, nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn đề tài “NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI THUỐC CỦA CÁC CÔNG TY DƯỢC VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: Nghiên cứu đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đối với ngành dược; phân tích thực trạng sản xuất và phân phối của ngành dược Việt Nam nói chung và một số công ty dược nói riêng, nhằm tìm ra những mặt hạn chế đang cản trở sự phát triển của ngành. Từ những cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những giải pháp phát hoàn thiện hoạt động sản xuất và phân phối của ngành. Để thực hiện bài viết này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp chuyên gia, sau đó tiến hành tổng hợp, thống kê, phân tích duy vật biện chứng để đưa ra bức tranh chính xác nhất về toàn cảnh ngành sản xuất và phân phối dược phẩm trong nước. Các thông tin nghiên cứu bao gồm cả thông tin thứ cấp thu thập từ Cục quản lý Dược, Sở y tế, và các trang web của công ty chứng khoán SSI 2  và MHB, từ Internet, báo tạp chí và các tài liệu khác có liên quan. Thông tin sơ cấp: thu thập thông qua việc thu thập ý kiến từ các chuyên gia của các công ty dược: Công ty dược 2/9, công ty dược Hậu Giang, công ty dược Bến Tre. Trong quá trình thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu, nhóm đã tìm được một số công trình nghiên cứu về ngành công nghiệp Dược như:  Luận án Nghiên cứu thực trạng, đề xuất một số giải pháp quản lý sản xuất và cung ứng thuốc nhằm phục vụ tốt sức khỏe nhân dân trong cơ chế thị trường hiện nay – luận án tiến sĩ dược học 2003 – TS Nguyễn Văn Yên.  Một số giải pháp chiến lược nhằm phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam đến năm 2010 – luận án tiến sĩ Kinh tế 2004 – TS Trần Công Kỷ Các đề tài này đưa ra các giải pháp chung và số liệu thu thập từ trước năm 2003 nên đã không còn phù hợp với tình hình hiện nay khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp dược lần lượt tiến hành việc cổ phần hóa. Điều cấp thiết là phải có một đề tài nghiên cứu khảo sát thực trạng sản xuất và phân phối hiện tại của ngành dược Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp đúng đắn và phù hợp với tình hình hiện tại. Đề tài nghiên cứu này đã khắc phục những hạn chế đó. Kết cấu của đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương với 3 nội dung chính được đề cập như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản. Chương này bao gồm 19 trang từ trang 5 đến trang 24 Trong chương này nhóm đã đưa ra một số khái niệm có liên quan về thị trường, khái niệm thuốc, tính đặc trưng và tầm quan trọng của thuốc. Ngoài ra trong chương này, những vấn đề liên quan đến ngành dược Việt Nam như lịch sử hình thành ngành Dược, năm áp lực cạnh tranh và những yếu tố tác động đến ngành này. Những khái niệm đưa ra nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về ngành dược nói chung và ngành dược Việt Nam hiện nay nói riêng, tạo nền tảng cho việc nghiên cứu 3  sâu hơn về hoạt động sản xuất và phân phối của ngành Dược nước ta trong giai đoạn hiện nay. Chương 2: Thực trạng sản xuất và phân phối thuốc của các công ty dược Chương này bao gồm 30 trang, từ trang 28 đến trang 57 , với 4 nội dung chính được đề cập bao gồm: - Tổng quan về thị trường thuốc Việt Nam: trong phần này nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích nhu cầu thuốc của thị trường qua các năm, đồng thời so sánh chi tiêu của người Việt Nam cho thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu từ nước ngoài về số lượng và chất lượng. - Nguyên vật liệu phục vụ cho ngành sản xuất trong nước: trong chương này nhóm đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát lấy thông tin về các loại nguyên vật liệu bao gồm 2 nhóm chính là nguyên vật liệu trong nước và nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Nội dung cuối cùng của phẩn này là kết quả mà nhóm thu thập được về thực trạng sử dụng nguyên vật liệu ở hai doanh nghiệp Công ty dược Hậu Giang, và Công ty dược 2/9 (Nadyphar) nhằm cho thấy cái nhìn cụ thể về việc sử dụng nguyên vật liệu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và 2 doanh nghiệp kể trên nói riêng. - Thực trạng sản xuất của các công ty dược Việt Nam: phần này sẽ trình bày về sự tăng trưởng về số lượng và đa dạng hóa chủng loại trong hoạt động sản xuất thuốc. Điều tra chất lượng các cơ sở sản xuất thuốc. Trình bày các dự án đầu tư mới và các hoạt động R&D của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây. - Thực trạng phân phối của các công ty dược Việt Nam: Phần này trình bày hệ thống phân phối và ưu nhược điểm các kênh phân phối của ngành dược Việt Nam, và ví dụ về hệ thống phân phối của hai công ty dược Hậu Giang và Bến Tre. Phần này cũng có trình bày thêm về các hoạt động quảng bá của các công ty dược Việt Nam. Ngoài ra phần này cũng đề cập đến hoạt động quản lý giá thuốc trên thị trường hiện nay. 4  Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và phát triển sản xuất, phân phối của ac1c công ty Dược Việt Nam Chương này bao gồm 9 trang, từ trang 58 đến trang 66 Dựa vào kết quả nghiên cứu của chương 2, trong chương này, nhóm tập trung trình bày các giải pháp cụ thể để hoàn thiện và phát triển các hoạt động sản xuất và phân phối của các công ty Dược theo 4 nhóm giải pháp chính: nhóm giải pháp về công nghệ, nhóm giải pháp cho nguồn nguyên vật liệu, nhóm giải pháp sản xuất và một số giải pháp khác như: nhân sự và quảng cáo. 5  CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN Trên cơ sở tổng hợp của đề tài, trong chương 1, nhóm tác giả sẽ đưa ra những cơ sở lí luận lien quan chủ yếu đến thị trường và ngành công nghiệp dược, được trình bày từ trang đến trang của đề tài. Cụ thể là, chương này sẽ đề cập đến các vấn đề lí luận liên quan đến thị trường như khái niệm phân loại thị trường, các yếu tố hình thành và chức năng của thị trường; bên cạnh đó là các khái niệm về thuốc, nhu cầu thuốc, tính đặc thù của thi trường thuốc, của ngành công nghiệp dược, các tếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất và phân phối thuốc của doanh nghiệp và cuối cùng là tiến hành tìm hiểu về lịch sử hình thành phát triển của ngành công nghiệp dược Việt Nam, vai trò của nó đối với sự phát triển của kinh tế- xã hội đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của cac quốc gia trên thế giới về lĩnh vực phát triển công nghiệp dược tạo nền tảng cho việc phân tích so sánh cho thực trạng ngành công nghiệp nước nhà và đưa ra những kiến nghị, giải pháp trong chương 3. 1.1 Một số vấn đề/ lí luận liên quan đến thị trường 1.1.1 Khái niệm thị trường Hiện nay có rất nhiều tài liệu định nghĩa về thị trường,tuy nhiên theo nhóm tác giả, các khái niệm phổ biến và chính xác nhất là: “Thị trường là lĩnh vực lưu thông hàng hóa tổng thể nói chung những hoạt động mua, bán, nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hóa” “Thị trường bao gồm tất cả các khách hàng tiềm tàng, cùng có chung một nhu cầu, đồng thời họ đều đang muốn và đều có khả năng tiến hành trao đổi để thoản mãn nhu cầu đó.” “Theo nghĩa hẹp thì thị trường là nơi diễn ra trao đổi, mua bán hàng hoá. Nhưng theo nghĩa rộng thì thị trường là tổng thể các mối quan hệ cạnh tranh, cung - cầu, giá cả, giá trị... mà trong đó giá cả và sản lượng hàng hoá tiêu thụ được xác định” 6  Thị trường có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo đối tượng giao dịch, theo tính chất và cơ chế vận hành thị trường, theo quy mô, phạm vi..nhưng với căn cứ vào mục tiêu của đề tài và tính chất của thị trường thuốc thì hình thức phân loại thị trường theo số lượng người mua và số lượng người bán là phù hợp hơn cả.Trong đó thị trường được chia làm hai loại  Thị trường độc quyền Thị trường độc quyền là lượng hàng hóa, dịch vụ và giá của chúng được điều khiển theo ý muốn của một hoặc nhiều nhóm người có cung lợi ích từ hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó.Thị trường độc quyền bao gồm thị trường độc quyền hoàn hảo và không hoàn hảo.  Thị trường cạnh tranh Thị trường cạnh tranh xuất hiện khi có nhiều người mua nhiêu người bán cùng thực hiện hành vi mua bán trên một loại hàng hóa, dịch vụ hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ.Trong đó, các doanh nghiệp tham gia trên thĩ trường này có thực lực tương đối như nhau và các quan hệ kinh tế diễn ra tương đối ổn định và khách quan.Thị trường cạnh tranh bao gồm cạnh tranh hoàn hảo và không hoàn hảo. 1.1.2 Các yếu tố hình thành nên thị trường: Thị trường bao gồm ba yếu tố:  Chủ thể thị trường:là các pháp nhân kin tế có lợi ích độc lập, có quyền tụ chủ quyết định các sách lược, chiến lược hoạt động của mình  Khách thể thị trường: là các sản phẩm hữu hình hoặc vô hình được trao đổi thông qua thị trường, các sản phẩm đã tồn tại trên thực tế hoặc các sản phẩm sẽ có trong tương lai  Giới trung gian thị trường: là hệ thống cầu nối hữu hình hoặc vô hình liên kết giữa các các thành phần đang tham gia hoạt động trên thị trường với nhau. 1.1.3 Chức năng của thị trường 7  Dù thị trường có nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung thị trường thực hiện ba chức năng chủ yếu và luôn có quan hệ mật thiết với nhau như sau:  Chức năng thừa nhận công dụng XH của hàng hoá (giá trị sử dụng XH) và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó. Nếu hàng hoá bán được và bán với giá cả bằng giá trị thì XH đã thừa nhận công dụng của nó cũng như thừa nhận mức hao phí lao động để sản xuất ra nó phù hợp với mức hao phí lao động XH cần thiết, giá trị hàng hoá được thực hiện. Nếu hàng hoá không bán được thì hoặc là công dụng của hàng hoá không được thừa nhận, hoặc là do chi phí sản xuất cao hơn mức trung bình của XH nên XH không chấp nhận. Nếu hàng hoá bán được với giá cả thấp hơn giá trị thì có nghĩa là XH chỉ thừa nhận công dụng của nó và một phần chi phí sản xuất ra nó.  Chức năng cung cấp thông tin cho người sản xuất và tiêu dùng về cơ cấu hàng hoá, giá cả, chất lượng...Chức năng thông tin luôn tác động các chức năng khác.  Chức năng kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. Từ những thông tin thu được trên thị trường, người sản xuất hay tiêu dùng sẽ có những điều chỉnh kịp thời để phù hợp với biến đổi của thị trường. Nhờ đó mà sản xuất và tiêu dùng được hạn chế hoặc kích thích. 1.2. Một số vấn đề liên quan đến thuốc và việc sản xuất thuốc 1.2.1. Thuốc và một số khái niệm liên quan Theo luật dược 2005, thuốc được định nghĩa như sau: "Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng". Theo điều lệ thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, thuốc được định nghĩa như sau: "Thuốc là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật, hay sinh học được bào chế để dùng cho người nhằm: 8   Phòng bệnh, chữa bệnh,  Phục hồi, điều chính chức năng cơ thể,  Làm giảm triệu chứng bệnh,  Chuẩn đoán bệnh,  Phục hồi và nâng cao sức khoẻ,  Làm mất cảm giác một bộ phận hay toàn thân,  Làm ảnh hưởng quá trình sinh đẻ,  Làm thay đổi hình dạng cơ thể.” Theo nhóm nghiên cứu, thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Thuốc vừa tuân theo quy luật thị trường, vừa chịu sự quản lý nghiêm ngặt của nhà nước. Thuốc biệt dược là thuốc có tên thương mại do cơ sở sản xuất thuốc đặt ra, khác với tên gốc hoặc tên chung quốc tế. Thuốc gerenic là tên chung của các loại thuốc được sản xuất đại trà khi bằng sáng chế, phát minh hết hiệu lực, thuốc không còn được độc quyền bởi các công ty nắm giữ bằng phát minh, sang chế. Nguyên liệu làm thuốc là chất tham gia vào thành phần cấu tạo sản phẩm trong quá trình sản xuất thuốc. Thuốc thành phẩm là dạng thuốc đã qua tất cả các giai đoạn sản xuất, kể cả đóng gói trong bao bì cuối cùng và dán nhãn. 1.2.2. Khái niệm về cung ứng thuốc Cung ứng thuốc được định nghĩa là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến tận người sử dụng dựa trên bốn nhiệm vụ cơ bản là lực chọn thuốc, mua sắm thuốc quốc gia, phân phối thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc. Trong đó: 9   Lựa chọn thuốc Việc lựa chọn thuốc cho một quốc gia được dựa vào những căn cứ sau: +Mô hình bệnh tật, mô hình tử vong toàn quốc. +Các phác đồ điều trị chuẩn đã được xây dựng. +Kinh phí quốc gia và khả năng chi trả của người bệnh +Dự toán tình hình bệnh tật trong kì tới +Tham khảo danh mục thuốc, hoạt chất, mô hình bệnh tật đã được lưu hành của WHO hoặc một số quốc gia có tương đồng về kinh tế, y tế.  Mua sắm thuốc quốc gia +Xác định nhu cầu về số lượng và chủng loại + Lựa chọn các phương thức cung ứng mua bán, đấu thầu (quốc gia, địa phương, đơn vị) +Kí kết các hợp đồng kinh tế mua bán +Thanh toán tiền và kiểm nhận thuốc  Phân phối thuốc +Cung cấp thông tin về thuốc cho các đối tượng bệnh viện, bệnh nhân, các trung gian trên kênh phân phối. +Tồn trữ thuốc +Vận chuyển, giao nhận thuốc đến các đơn vị y tế, các kênh phân phối +Thanh, quyết toán tiền thuốc, kiểm nhận  Hướng dẫn sử dụng thuốc +Bán thuốc OTC hướng dẫn sử dụng +Kê đơn, bán thuốc, hướng dẫn sử dụng 10  +Các hoạt động truyền thông về sử dụng thuốc an toàn hợp lí Ngoài ra, quá trinh cung ứng thuốc còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như môi trường công nghệ, thông tin, sự phát triển khoa học hay tăng trưởng kinh tế..Các yếu tố này cùng với 4 nhiệm vụ căn bản trên tạo ra một chu trình cung ứng thuốc khép kín. Mỗi bước trong chu trình đều có vai trò quan trọng và tạo tiền đề cho các bước tiếp theo. 1.2.3. Tính đặc thù của thuốc và ngành công nghiệp dược Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, là sản phẩm thiết yếu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Việc mua hàng của khách hàng hoàn toàn bị động. Khách hành thường mua thuốc theo sự kê đơn hoặc hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Mức cầu thị trường của loại hàng hoá này không phụ thuộc vào giá cả của hàng hoá. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu để sản xuất thuốc chủ yếu là nguồn nguyên liệu thứ cấp đã qua sơ chế. Việc sơ chế nhằm tổng hợp những chất hóa học phục vụ cho việc sản xuất thuốc nên đòi hỏi một công nghệ cao và hiện đại, vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thuốc đều phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu. Từ những đặc thù của thuốc, ngành công nghiệp sản xuất thuốc cũng trở thành một ngành khá đặc biệt. Thứ nhất, việc sản xuất và bào chế các loại thuốc đòi hỏi độ chính xác cao đối với từng hàm lượng biệt dược nên việc sản xuất thuốc phải được thực hiện trên dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ cao. Vì thế, ngành công nghiệp dược được coi là một ngành kỹ thuật - công nghệ cao. Hiện nay, Việt Nam là một nước đang phát triển nên kỹ thuật – công nghệ còn thấp nên các doanh nghiệp chủ yếu đầu tư vào bào chế thuốc gốc, chưa có khả năng sản xuất thuốc công nghệ cao. Thứ hai, việc sản xuất thuốc được tiến hành theo lô. Số thuốc được lấy ra để thử trong mỗi lô sẽ bị huỷ và không được đưa vào sử dụng. Vì thế, không thể kiểm tra tất cả 11  lượng thuốc trong lô hàng. Khi đưa ra thị trưòng, thuốc phải đảm bảo chất lượng như trong phòng thí nghiệm, đảm bảo độ an toàn cho bệnh nhân sử dụng. Vì vậy, việc sản xuất thuốc yêu cầu phải có sự đồng đều và chính xác cao. Thứ ba, việc nghiên cứu để đưa ra một loại thuốc mới đòi hỏi phải nghiên cứu lâu dài và cẩn trọng. Vì thế chi phí nghiên cứu cho một loại thuốc mới là rất cao. Các công ty dươc ở Mỹ thông thường mất từ 8,5 đến 10 triệu USD cho một loại thuốc mới. Một loại thuốc trước khi được đưa ra thị trường phải được nghiên cứu lâm sang trong một thời gian dài ( thử nghiệm lâm sang trên chuột, động vật trước, nếu thành công thì sẽ tiến hành thử nghiệm trên bệnh nhân). Thứ tư, nhiều sản phẩm có chu kỳ đời sống rất dài và trong quá trình sử dụng có thể phát hiện ra nhiều công dụng. Các sản phẩm khi mới được phát minh sẽ được đăng ký bảo hộ quyền sáng chế. Khi hết thời gian bảo hộ bản quyền sáng chế, các sản phẩm này trở thành thuốc generic, các doanh nghiệp khác đều có quyền sử dụng hóa dược của sản phẩm để bào chế thuốc generic tương đương. Vì thế, thị trường dược phẩm trở nên đa dạng và phong phú. 1.2.4. Tính đặc thù của thị trường thuốc Thị trường thuốc gần như bị chi phối bởi các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia như hãng dược Pfizer, Novartis và Eli Lilly,… Các doanh nghiệp này chủ yếu cạnh tranh với nhau về các loại thuốc biệt dược độc quyền. Các công ty nhỏ chỉ cạnh tranh với nhau trên thị trường thuốc generic là chủ yếu. Những loại thuốc mới được bào chế lần đầu tiên phải có bằng sáng chế. Bằng sáng chế không cho phép bất cứ ai khác sản xuất và bán thuốc này. Khi bằng sáng chế hết hiệu lực, những công ty sản xuất thuốc khác có thể bắt đầu bán thuốc đồng dạng tương tự. Những loại thuốc này trở thành thuốc generic. 12  Việc đưa một loại thuốc biệt dược mới vào thị trường thuốc đòi hỏi các công ty phải đầu tư nghiên cứu( trên 80 triệu USD/1 thuốc), tiến hành thử nghiệm( trên động vật, sau đó là trên người tình nguyện). Thông thường, để đưa ra một loại thuốc biệt dược mới cần từ 10 đến 12 năm. Như vậy, việc nghiên cứu đưa ra thuốc biệt dược thường được tiến hành bởi các công ty thuộc các quốc gia phát triển. Việt Nam là một nước đang phát triển nên chưa có khả năng đầu tư nghiên cứu thuốc biệt dược mà chỉ có khả năng đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển thuốc gerenic. Bên cạnh đó, tham gia thị trường thuốc Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, chủ yếu là các công ty dược của nhà nước và thị trường thuốc trở thành thị trường độc quyền. 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất và phân phối thuốc của doanh nghiệp 1.2.5.1. Các yếu tố từ môi trường vĩ mô  Kinh tế Ngày 11/01/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Sự kiện kinh tế này đã đem lại những cơ hội và cũng như thách thức cho nền kinh tế VN nói chung và ngành dược nói riêng. Khi gia nhập vào tổ chức thương mại WTO thì các hàng rào thuế quan sẽ bị hạ thấp, các doanh nghiệp sản xuất có quyền lựa chọn nguyên liệu đầu vào đa dạng hơn với mức chi phí và chất lượng hợp lý hơn. Hiện nay, theo thống kê, 90% nguyên liệu sản xuất thuốc đều phải nhập khẩu. Vì vậy, việc gia nhập WTO đã làm cho mức chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất thuốc giảm xuống, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và phát triển trong nước. Bên cạnh đó, khi gia nhập WTO, thì các doanh nghiệp trong nước có nhiều thuận lợi khi tiếp cận với các đối tác kinh doanh để hợp tác chuyển giao công nghệ. Với việc chuyển giao công nghệ dễ dàng này này có 2 khía cạnh để nói. Thứ 13  nhất, việc chuyển giao này cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực tài chính của mỗi công ty mạnh yếu như thế nào mà nó sẽ trở thành một cơ hội hay một nguy cơ cho mỗi công ty. Nếu tiềm lực tài chính mạnh, thì công ty sẽ có khả năng chuyển giao những công nghệ mới, tăng khả năng cạnh tranh cho mình nhưng nếu tài chính của công ty yếu, thì đây là một mối đe dọa cho các công ty. Khi gia nhập WTO, các nhà sản xuất thuốc trong nước sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn gắt gao hơn. Các doanh nghiệp không đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định nghiêm ngặt về thuốc sẽ bị đào thải theo quy luật thị trường. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người lien tục tăng qua các năm. Theo đánh giá của Phòng Phân tích Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho thấy, cùng với tốc độ tăng trưởng GDP, chi tiêu bình quân đầu người tăng lên hàng năm dẫn đến nhu cầu chi tiêu cho y tế và chăm sóc sức khỏe cũng tăng theo. Trong khoảng thời gian 5 năm, chi tiêu y tế bình quân mỗi người tại Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi, từ 6 USD/người (năm 2001) lên đến 13 USD/người (năm 2007). Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành là 15%/năm (không tính yếu tố lạm phát) và giá trị tiêu thụ đạt 1,6 tỷ USD năm 2010. Vì vậy, ngành dược ở Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng rất lớn. Có thể nói đối với những công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu nói chung và nhập khẩu dược liệu nói riêng thì tỷ giá hối đoái và xu hướng biến đổi của tỷ giá trên thị trường luôn là điều mà các nhà nhập khẩu rất quan tâm. Đặc biệt đối với ngành dược phẩm, một thách thức là 90 % nguyên liệu sản xuất thuốc phải nhập khẩu, vì vậy việc theo dõi sự biến động của tỷ giá là điều không thể thiếu .  Các yếu tố về chính trị pháp luật Công nghiệp dược là một ngành đặc biệt và nhạy cảm đối với một quốc gia nhằm bảo đảm an ninh và quyền lợi của người tiêu dùng. Do đó chính trị-luật pháp cùng với những quy định chặt chẽ cũng là những nhân tố lớn tác động đáng kể dến hoạt động kinh doanh của ngành và các doanh nghiệp trong lĩnh vực dược phẩm. Từ trước đến nay, chính trị của Việt Nam tương đối ổn định hơn so với nhiều nước 14  trong khu vực do đó đã tạo một điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc đầu tư phát triển ngành dược Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhà nước đang có chủ trương tăng cường quản lí đối với ngành dược đồng thời chú trọng phát triển ngành Dược thành một ngành kinh tế- kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, chủ động hội nhập khu vực và thế giới, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Mặt khác, trong thời gian gần đây, trước bối cảnh nền kinh tế đất nước đang phát triển mạnh mẽ nói chung và ngành dược đang có những bước chuyển biến tích cực nói riêng thì việc sửa đổi và hoàn thiện các bộ luật như luật thương mại, luật cạnh tranh, luật sở hữu trí tuệ… đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự đi lên của tất cả các ngành các doanh nghiệp.  Các yếu tố văn hoá xã hội Theo GS.TS Trương Việt Dũng, vụ trưởng Vụ Khoa học đào tạo, Bộ Y tế cho biết “Nếu kinh tế tăng trưởng một lần thì nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tăng 1,5 lần”. Vì thế, khi cuộc sống càng văn minh hiện đại, con người càng có nhu cầu chăm sóc bản thân. Người dân có nhiều nhận thức hơn, trình độ học vấn cao hơn, nên cũng quan tâm nhiều hơn đến việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe bản thân so với khi còn nghèo thì không có điều kiện. Phần lớn cộng đồng Việt Nam hiện nay đã có ý thức cao hơn về sức khỏe, họ đòi hỏi một cuộc sống chất lượng hơn, đòi hỏi các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, bên cạnh đó là muốn nắm bắt, cập nhật các thông tin về Y tế và Sức khỏe, việc sử dụng các loại dược phẩm chất lượng cao để duy trì và tăng cường sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị một số các loại bệnh cũng được nhiều người quan tâm. Ngoài ra, không thể không nhắc đến tâm lý thích sử dụng hàng nhập ngoại của phần lớn người tiêu dùng Việt Nam, trong đó bao gồm cả các loại dược phẩm. Tại rất nhiều nhà thuốc, các loại thuốc mang nhãn mác ngoại được bày bán nhiều hơn hẳn thuốc sản xuất trong nước. Tâm lý sính ngoại trong dùng thuốc chữa bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng cơ cấu thuốc trong các bệnh viện. Trong nhiều năm qua, các bệnh viện thường xuyên nhập khẩu trực tiếp các loại thuốc ngoại với số lượng lớn, 15  thậm chí có bệnh viện đặt chỉ tiêu sử dụng thuốc ngoại cho bệnh nhân như một qui chế bắt buộc trong khi thuốc nội không được chú ý đến. Thuốc điều trị dùng trong các cở sở khám chữa bệnh hiện chủ yếu vẫn là thuốc ngoại nhập, theo tin từ Bộ Y tế ngày 15/4/2009. Thống kê cho thấy, tổng số tiền mua thuốc năm 2008 của hệ thống bệnh viện là 7,6 nghìn tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2007. Trong đó, tỷ lệ tiền mua thuốc ngoại nhập chiếm 63,3%, tương đương hơn 4,8 nghìn tỷ đồng, cao gần gấp đôi tiền mua thuốc nội.  Môi trường dân số CẢ NƯỚC 86,2108 triệu người DIỆN TÍCH 331150,4km2 MẬT ĐỘ 260 người/km2 Theo số liệu thống kê trên cùng với tỷ lệ tăng dân số trung bình cuả nước ta là 1.2% một năm cho thấy nhu cầu về dược phẩm sẽ ngày càng cao . Đồng thời cùng với tốc độ tăng trưởng của GDP, chi tiêu bình quân theo đầu người tăng lên hàng năm dẫn đến chi tiêu cho y tế và sức khoẻ tăng. Chi tiêu y tế bình quân mỗi người tại Việt Nam đã tăng hơn gấp hai, từ 6 USD (năm 2001) lên 13 USD (năm 2007). Con số này được đánh giá vẫn còn ở mức trung bình so với khu vực. Song song đó, một vấn đề rất đáng lo ngại nữa là tuổi thọ bình quân khỏe mạnh của Việt Nam chỉ đạt 60,2 tuổi, xếp thứ 116/174 nước trên thế giới. Như vậy, so với tuổi thọ trung bình khỏe mạnh của con người là 72,2 tuổi thì mỗi người dân có tới 12 năm sống không khỏe mạnh. Với những biểu hiện trên, nếu nhìn theo góc độ là một cơ hội thì đây được coi là một thuận lợi cho sản xuất dược phẩm mở rộng thị trường và lượng khách hàng. Tuy nhiên, nếu nhìn về sự thử thách thì nó cũng là một sức ép lớn bởi nhu cầu tăng cao và liệu rằng việc sản xuất có thể đáp ứng đủ cả về chất và lượng hay không? Hiện nay, chất lượng cuộc sống chưa được đảm bảo, số lượng người bị tàn tật, khuyết tật của cả nước khá lớn, khoảng 5,3 triệu người, chiếm tỷ lệ 6,3% dân số. Số trẻ em bị 16  khuyết tật, dị tật bẩm sinh, mắc các bệnh bẩm sinh lien tục tâng qua các năm. Số người bị khuyết tật do tai nạn giao thông, tai nạn lao động có chiều hướng gia tăng. Thêm vào đó là sự phân bố dân cư không đồng đều, theo khảo sát thì có đến 71,89 % dân số ở thành thị và 28,11 % ở nông thôn. Một đặc điểm đáng chú ý là thông thường nhu cầu về thuốc men ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Nguyên nhân không chỉ ở mức sống cao mà còn môi trường ở các thành phố lớn thường bị ô nhiễm do đó dẫn đến nhu cầu khám chữa bệnh thường xuyên ngày càng tăng. Điều này cũng thể hiện cho sự phân bố rộng rãi hơn của các đại lý nhà thuốc tại thành phố. Thế nhưng ở nông thôn vẫn rất cần nhiều loại dược phẩm và đây cũng là cơ hội cho các công ty dược quan tâm đến việc mở rộng thị trường thông qua các kênh phân phối tại các tỉnh lân cận. 1.2.5.2. Các yếu tố từ môi trường vi mô  Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp  Đối thủ cạnh tranh: Với dân số hơn 80 triệu người, Việt Nam là một thị trường dược phẩm có tiềm năng rất lớn. Hiện nay, có khá nhiều hãng dược phẩm lớn trên thế giới đã tham gia vào thị trường Việt Nam như Mega Product Lmt, Helm AG, … Ưu thế của các hãng dược này khi tham gia thi trường thuốc Việt Nam là trình độ mảketing cao,chiến lược kinh doanh thích hợp, có uy tín trên thị trường. Họ sản xuất thuốc biệt dược, thuốc gốc là chủ yếu. Các hãng dược phẩm này cạnh tranh với nhau quyết liệt nhằm tranh giành thị phần. Cuộc cạnh tranh này đã có lúc trở thành cuộc chạy đua về quảng cáo. Vì thế, giá thuốc giữa các hãng dược phẩm trên thị trường Việt Nam cũng rất khác biệt. Ngoài sự cạnh tranh của các hãng dược phẩm nước ngoài thì giữa các hãng dược trong nước cũng có những sự cạnh tranh gay gắt.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan