Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu về mô hình quản lý dự án cho các công trình thủy lợi tại huyện định h...

Tài liệu Nghiên cứu về mô hình quản lý dự án cho các công trình thủy lợi tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

.PDF
92
158
80

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI LÝ THU HƯƠNG NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN CHO CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Thái Nguyên- 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lý Thu Hương, tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào trước đây. Tác giả Lý Thu Hương i LỜI CẢM ƠN Luận văn “Nghiên cứu về mô hình quản lý dự án cho các công trình Thủy lợi tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” được hoàn thành tại trường Đại học Thủy Lợi. Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.Đinh Tuấn Hải đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các giảng viên Khoa công trình - Trường đại học Thủy Lợi, các đồng nghiệp trong và ngoài ngành đã cung cấp các tài liệu phục vụ cho luận văn này. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến lãnh đạo Phòng NN&PTNN, Ban quản lý dự án, các phòng ban của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ và cổ vũ động viên tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn này. Do hạn chế về mặt thời gian, kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn, chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những nhận xét và đóng góp của các nhà chuyên môn. Hà Nội, ngày tháng Tác giả Lý Thu Hương ii năm 2016 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. I MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................... 2 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN .................. 3 1.1. Mô hình quản lý dự án trong ngành xây dựng. ........................................................ 3 1.1.1 Một số khái niệm .................................................................................................... 3 1.1.2 Đặc điểm chung quản lý dự án ............................................................................. 12 1.1.3 Các nguyên tắc chung trong quản lý dự án .......................................................... 13 1.2 Áp dụng mô hình quản lý trong ngành xây dựng ................................................... 17 1.2.1 Sự cần thiết phải áp dụng mô hình quản lý trong ngành xây dựng ...................... 17 1.2.2 Phương pháp quản lý và nội dung các phương pháp quản lý trong xây dựng ..... 18 1.2.3. Vai trò của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ........................................ 22 Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 24 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN CHO CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI .................................... 25 2.1 Cơ sở pháp lý ........................................................................................................... 25 2.1.1 Các thông tư nghị định về mô hình quản lý dự án các công trình thủy lợi .......... 25 2.2 Hệ thống những cơ sở lý luận về mô hình quản lý dự án cho các công trình thủy lợi30 2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình quản lý dự án các công trình thủy lợi .......... 30 2.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả mô hình quản lý dự án các công trình thủy lợi 35 2.3 Giới thiệu về các mô hình quản lý dự án cho các công trình .................................. 38 2.3.1 Mô hình chủ đầu tư tự thực hiện dự án ................................................................ 38 2.3.2. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án ................................................................... 40 2.3.3. Mô hình chìa khoá trao tay .................................................................................. 41 2.3.4. Mô hình tự thực hiện dự án ................................................................................. 42 2.3.5. Mô hình quản lý dự án đầu tư theo chức năng .................................................... 42 iii 2.3.6. Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án ...................................................... 43 2.3.7. Mô hình quản lý dự án theo ma trận ................................................................... 43 2.4. Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng ......................................................... 44 Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 47 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN CHO CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................... 48 3.1 Hiện trạng mô hình quản lý dự án đang áp dụng tại huyện Định Hóa .................... 48 3.1.1 Giới thiệu khái quát về huyện Định Hoá .............................................................. 48 3.1.2 Giới thiệu Ban quản lý đầu tư và xây dựng dự án các công trình thủy lợi huyện Định Hóa ....................................................................................................................... 50 3.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong áp dụng mô hình .................................................... 63 3.1.4 Đánh giá điểm mạnh, yếu trong hoạt động quản lý dự của Ban .......................... 66 3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình quản lý dự án.................... 70 3.2.1 Xây dựng mô hình quản lý dự án phù hợp với hoạt động và định hướng của huyện ............................................................................................................................. 70 3.2.2 Nâng cao trình độ quản lý các mô hình quản lý dự án cho các công trình Thủy lợi 74 Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................... 78 iv DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1-1: Chu Trình Quản Lý Dự Án ....................................................................... 9 Hình 2.1 Mô Hình Chủ Đầu Tư Trực Tiếp Quản Lý Dự Án .................................. 38 Hình 2.2. Mô Hình Chủ Nhiệm Điều Hành Dự Án.................................................. 40 Hình 2.3. Mô Hình Hình Thức Chìa Khóa Trao Tay ............................................... 41 Hình 3.1 Bản Đồ Huyện Định Hóa .......................................................................... 48 Hình 3.2: Mô Hình Hoạt Động Ban Quản Lý ......................................................... 52 Hình 3.3 :Công Trình Đập Dâng Xóm Khau Lầu Xã Định Biên Huyện Định Hóa 60 Hình 3.4: Đập Thuỷ Lợi Xã Quy Kì Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên ............. 61 Hình 3.5: Hồ Chứa Nước Xã Kim Sơn Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên ......... 61 Hình 3.6: Hồ Chứa Nước Xã Lam Vỹ Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên........... 62 Hình 3.7: Hồ Chứa Nước Xã Điềm Mặc Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên ....... 62 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.-1: Các Dự Án Nhóm A ................................................................................. 6 Bảng 1-2: Các Dự Án Nhóm B .................................................................................. 7 Bảng 1-3: Các Dự Án Nhóm C .................................................................................. 8 Bảng 3-1: Danh Mục Công Trình Thủy Lợi Hư Hỏng, Xuống Cấp- Đã Được Bố Trí Kế Hoạch Vốn Sửa Chữa, Nâng Cấp Đảm Bảo An Toàn ............................... 58 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND: Ủy ban nhân dân XDCT: Xây dựng công trình QLDA: Quản lý dự án GPMB: Giải phóng mặt bằng BQL : Ban quản lý CĐT: NSNN Chủ đầu tư Ngân sách nhà nước vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển nền kinh tế đất nước ngày càng có nhiều dự án xây dựng được đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trên rất nhiều lĩnh vực như: Giao thông, thủy lợi, viễn thông, cơ sở hạ tầng … Các công trình yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, tiến độ thi công nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế. Một trong những yếu tố có ảnh hưởng tích cực tới những yêu cầu đó là mô hình quản lý dự án. Đặc trưng riêng của công trình thủy lợi thường là các công trình dạng tuyến trải dài như: Hệ thống kênh, đê sông, đê biển … hoặc phân bố trên diện rộng như: Hồ chứa và đây là loại công trình có mức đầu tư lớn, ảnh hưởng trực tiếp gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống và ổn định cho việc sản xuất của nông thôn, góp phần ổn định và phát triển kinh tế. Một trong những biện pháp khắc để việc đầu tư hiệu quả trong lĩnh vực xây dựng là có một mô hình quản lý hợp lý, mang tính khoa học trong các doanh nghiệp xây dựng mà đặc biệt là trong các cơ quan nhà nước.. Vì vậy, chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới mô hình quản lý dự án. Có được mô hình tổ chức và quản lý tốt thì các đơn vị thực hiện mới có thể chuyên tâm vào xử lý những vấn đề kỹ thuật phức tạp của dự án. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đảm bảo chất lượng cần xây dựng được mô quản lý phù hợp. Mô hình đó phải đảm bảo cho các bộ phận tham gia vận hành trơn tru và phát huy tốt nhân lực, thiết bị hiện có của cơ quan, đơn vị, kiểm soát tốt chất lượng. Từ đó đưa ra được công trình dân sinh xã hội, phục vụ tốt cho nhân dân, thúc đẩy kinh tế phát triển. Vì vậy, đề tài " Nghiên cứu về mô hình quản lý dự án cho các công trình Thủy lợi tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên " được tác giả lựa chọn cho nội dung luận văn. 1 2. Mục tiêu của đề tài - Phân tích thực trạng mô hình quản lý dự án các công trình thủy lợi tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình quản lý dự án các công trình thủy lợi tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: “Các mô hình quản lý dự án các công trình thủy lợi tại huyện Định Hóa , tỉnh Thái Nguyên ”. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - Tiếp cận và ứng dụng các Nghị định, Thông tư, Luật xây dựng của nhà nước; - Tiếp cận mô hình quản lý thông qua sách báo và thông tin internet; - Phương pháp điều tra thu thập thông tin; - Phương pháp thống kê số liệu; - Phương pháp phân tích tổng hợp 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN 1.1. Mô hình quản lý dự án trong ngành xây dựng. 1.1.1 Một số khái niệm 1.1.1.1. Dự án đầu tư xây dựng công trình Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng: Mỗi dự án là một hoặc là một tập hợp nhiệm vụ cần được thực hiện để đạt tới một kết quả xác định nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó. Dự án, đến lượt mình, cũng là một hệ thống phức tạp nên có thể chia thành nhiều bộ phận khác nhau để quản lý và thực hiện nhưng cuối cùng vẫn phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về thời gian, chi phí và chất lượng. Dự án có chu kỳ riêng và thời gian tồn tại hữu hạn: Nghĩa là dự án cũng phải trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời gian bắt đầu và kết thúc. Dự án được xem là chuỗi các hoạt động nhất thời. Tổ chức của dự án mang tính chất tạm thời, sau khi đạt được mục tiêu đề ra, tổ chức này sẽ giải tán hay thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp với mục tiêu mới. Mỗi dự án đều có một chu kỳ hoạt động, chu kỳ hoạt động của dự án bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau: Giai đoạn khởi đầu, triển khai, kết thúc. Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng và quản lý dự án. Dự án cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan như CĐT, người hưởng lợi dự án, nhà thầu, nhà tư vấn, các cơ quan quản lý nhà nước…Tuỳ theo tính chất dự án và yêu 3 cầu của CĐT mà sự tham gia của thành phần trên cũng khác nhau. Ngoài ra, giữa các bộ phận quản lý chức năng và nhóm quản lý dự án thường phát sinh các công việc yêu cầu sự phối hợp thực hiện nhưng mức độ tham gia của các bộ phận là không giống nhau. Vì mục tiêu của dự án, các nhà quản lý dự án cần duy trì mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác. Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo: Khác với quá trình sản xuất liên tục và gián đoạn, sản phẩm của dự án không phải là sản phẩm hàng loạt mà có tính khác biệt ở khía cạnh nào đó. Dự án bị hạn chế bởi các nguồn lực: Mỗi dự án đều cần dùng một nguồn lực nhất định để thực hiện. Nó bao gồm nhân lực (giám đốc dự án, thành viên dự án), vật tư (thiết bị, nguyên liệu) và tài lực. Tuy cùng là một loại công trình xây dựng nhưng do công ty xây dựng khác nhau, cửa hàng cung ứng nguyên liệu, thiết bị, máy móc khác nhau, nguồn nhân tài, vật lực khác nhau nên các công trình kiến trúc cũng có kiểu dáng, phong cách, chất lượng không giống nhau. Dự án luôn có bất định và rủi ro: Mỗi dự án đều có tính không xác định của nó, tức là trong khi thực hiện dự án cụ thể do tác động của hoàn cảnh bên trong và bên ngoài nên việc thực hiện đó tất nhiên có sự thay đổi so với kế hoạch bên đầu. Dự án có thể hoàn thành trước thời gian hoặc có thể bị kéo dài thời gian thi công. Cũng có thể do sự biến đổi về điều kiện kinh tế nên giá thành thực hiện dự án sẽ cao hơn giá dự kiến ban đầu, thậm chí kết quả thực hiện dự án cũng không giống với kết quả dự định. Tính trình tự trong quá trình thực hiện dự án: Mỗi dự án đều là nhiệm vụ có tính trình tự và giai đoạn. Đây chính là khác biệt lớn nhất giữa dự án với nhiệm vụ công việc mang tính trùng lặp. Cùng với sự kết thúc hợp đồng và bàn giao kết quả thì dự án cũng kết thúc, vì thế dự án không phải là nhiệm vụ công việc lặp đi lặp lại và cũng không phải công việc không có kết thúc. Người uỷ quyền riêng của dự án: Mỗi dự án đều có người uỷ quyền chỉ định riêng hay còn gọi là khách hàng. Đó chính là người yêu cầu về kết quả dự án và cũng là người cung cấp nguyên vật liệu để thực hiện dự án. Họ có thể là một người, một tập thể, một tổ chức hay nhiều tổ chức có chung nhu cầu về kết quả dự án. 4 Phân loại: Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại dự án đầu tư. Xét theo người khởi xướng: Dự án cá nhân, dự án tập thể, quốc gia; Xét theo thời gian: Dự án ngắn hạn, dự án trung hạn, dự án dài hạn; Xét theo quy mô dự án: Dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C. Trên cơ sở phân loại dựa trên tiêu chí chính là quy mô dự án kết hợp với việc xem xét đặc điểm riêng của từng ngành và các kết quả của dự án cùng với tầm quan trọng của chúng, Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định cụ thể phân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình gồm: Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư – Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội; Các dự án còn lại được phân thành 03 nhóm: A, B, và C. 5 TT Loại dự án đầu tư xây dựng công trình 1 2 3 4 5 6 Tổng mức đầu tư Các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh Không kể quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị-xã mức vốn hội quan trọng Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Sản xuất chất độc hại, chất Không kể nổ, hạ tầng khu công nghiệp nguồn vốn Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác Trên 1.500 dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng luyện kim, khai tỷ đồng thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Thủy lợi giao thông (khác Trên 1000 I3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản tỷ đồng xuất thiết bị thông tin, điện tử tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính - viễn thông Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp nhẹ, sành sứ, Trên 700 tỷ thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông đồng lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát Trên 500 tỷ thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà đồng ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác Bảng 1-1: Các dự án nhóm A 6 TT Loại dự án đầu tư xây dựng công trình 1 Tổng mức đầu tư Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp điện, khai Từ 75 đến thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng luyện 1500 tỷ kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, đồng cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở 2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Thủy lợi, giao thông Từ 50 đến (khác I3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ 1000 tỷ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử tin học, hóa dược, đồng thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính - viễn thông 3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp nhẹ, sành Từ 40 đến sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản 700 tỷ đồng xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản 4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Y tế văn hóa, giáo dục, Từ 15 đến phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác , kho tàng, du 500 tỷ đồng lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác Bảng 1-2: Các dự án nhóm B 7 TT Loại dự án đầu tư xây dựng công trình Tổng mức đầu tư 1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp điện, Dưới 75 tỷ đồng khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở 2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Thủy lợi, giao thông Dưới 50 tỷ đồng (khác I3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính - viễn thông 3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp nhẹ, Dưới 40 tỷ đồng sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản 4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Y tế, văn hóa, giáo Dưới 15 tỷ đồng dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác Bảng 1-3: Các dự án nhóm C 8 1.1.1.2 Quản lý dự án Quản lý dự án là việc áp dụng những hiểu biết,kỹ năng, công cụ, kỹ thuật vào hoạt động của dự án nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn từ dự án.Quản lý dự án còn là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. Ý nghĩa của quản lý dự án là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch đối với 3 giai đoạn của vòng đời dự án trong khi thực hiện dự án (giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đầu tư và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng). Mục đích của nó là từ góc độ quản lý và tổ chức, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu dự án như mục tiêu về giá thành, mục tiêu thời gian, mục tiêu chất lượng Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu. Đó là việc lập kế hoạch, điều phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định. Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án hình thành một chu trình hoạt động từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phản hồi cho việc tái lập kế hoạch dự án như trình bày trong sơ đồ sau: Lập kế hoạch  Thiết lập mục tiêu  Dự tính nguồn lực  Xây dựng kế hoạch Điều phối thực hiện  Bố trí tiến độ thời gian  Phân phối nguồn lực  Phối hợp các hoạt động  Khuyến khích động Giám sát  Đo lường kết quả  So sánh với mục tiêu  Báo cáo  Giải quyết các vấn đề viên Hình 1-1: Chu trình quản lý dự án 9 Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động thống nhất, theo trình tự logic, có thể biểu diễn dưới dạng các sơ đồ hệ thống hoặc theo các phương pháp lập kế hoạch truyền thống. Điều phối thực hiện: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian. Giai đoạn này chi tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp. Giám sát: Là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ cuối và cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị các pha sau của dự án. 1.1.1.3 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng là một loại hình của quản lý dự án, đối tượng của nó là các dự án đầu tư xây dựng công trình, được định nghĩa như sau: Trong chu kỳ tuổi thọ của dự án công trình, quản lý dự án là dùng lý luận, quan điểm và phương pháp của công trình hệ thống để tiến hành các hoạt động quản lý mang tính hệ thống và tính khoa học như kế hoạch, quyết định, tổ chức, điều hành, khống chế, … một cách hiệu quả. Từ đó dựa vào yêu cầu chất lượng, thời gian sử dụng, tổng mức đầu tư, phạm vi nguồn lực và điều kiện môi trường mà dự án đã đề ra để thực hiện một cách tốt nhất mục tiêu của dự án.” 1.1.1.4 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi là các dự án đầu tư xây dựng mà sản phẩm của dự án là những công trình như: Cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại … Đặc điểm các công trình thủy lợi 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất