Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn lãi suất tại việt nam...

Tài liệu Nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn lãi suất tại việt nam

.PDF
164
514
95

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN HỒ ANH THƠ NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TPHCM, tháng 10 năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN HỒ ANH THƠ NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số ngành: 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Hướng dẫn khoa học: PGS-TS Phạm Văn Năng TPHCM, tháng 10 năm 2013 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn, PGS-TS Phạm Văn Năng về sự giúp đỡ chân thành và những ý kiến đóng góp có giá trị của thầy đã giúp tôi hoàn thành bài luận văn này. Nhân đây, tôi cũng mong muốn gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô, những người đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian tham gia khóa học này. Lời cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn quan tâm ủng hộ, khích lệ tôi hoàn thành luận văn này. LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của PGS-TS Phạm Văn Năng. Nguồn số liệu được thu thập trung thực, chính xác. Tất cả tài liệu tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ và rõ ràng. Người cam đoan Nguyễn Hồ Anh Thơ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHTW : Ngân hàng trung ương NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng Nhà Nước DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Kiểm định chuỗi dữ liệu gốc và chuỗi sai phân bậc một bằng phương pháp ADF test Bảng 3. 2 Độ trễ tối ưu Bảng 3.3 Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen Test giữa lãi suất chính sách và lãi suất thị trường Bảng 3.4 Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen Test giữa lãi suất thị trường và lãi suất bán lẻ Bảng 3.5. Hệ số truyền dẫn lãi suất Bảng 3.6. Mức độ truyền dẫn lãi suất MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam kết Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Mở đầu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ LÃI SUẤT VÀ TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT 1.1Khái quát công cụ lãi suất ...............................................................................................4 1.1.1 Vai trò của công cụ lãi suất .....................................................................................4 1.1.2 Các loại lãi suất và mối quan hệ giữa chúng ...........................................................6 1.1.3 Cơ chế điều hành lãi suất tại Việt Nam ..................................................................9 1.2 Khái quát cơ chế truyền dẫn lãi suất ............................................................................11 1.2.1 Khái niệm cơ chế truyền dẫn lãi suất ....................................................................11 1.2.2 Tính cứng của truyền dẫn lãi suất .........................................................................11 1.2.3 Các yếu tố tác động đến truyền dẫn lãi suất ..........................................................13 1.2.4 Các nghiên cứu trước đây về truyền dẫn lãi suất ..................................................16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................................21 CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................................................22 2.1 Mô hình VAR ...............................................................................................................22 2.1.1.Khái niệm ...............................................................................................................22 2.1.2 Các dạng mô hình VAR .........................................................................................22 2.1.3 Phân rã Cholesky....................................................................................................23 2.1.4. Ứng dụng của mô hình VAR ................................................................................24 2.1.5 Hạn chế của mô hình VAR ....................................................................................25 2.2 Tính dừng của dữ liệu chuỗi thời gian .........................................................................25 2.3. Kiểm định đồng liên kết ..............................................................................................28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................................29 CHƯƠNG 3. DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................30 3.1. Xác định thời gian và quy mô chọn mẫu: ...................................................................30 3.2. Các bước thực hiện......................................................................................................30 3.3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn lãi suất tại Việt Nam .......................31 3.3.1. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu thời gian bằng phương pháp ADF Test.................................................................................................................................31 3. 3.2. Độ trễ cho mô hình VAR ....................................................................................33 3.3.3. Kiểm định đồng liên kết .......................................................................................33 3.3.4. Hàm phản ứng xung (impulse response)..............................................................37 3.3.5. Phân rã phương sai (Variance decomposition) ....................................................40 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................................42 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍCH CỰC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA CÔNG CỤ LÃI SUẤT .......................................................................................................43 4.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền dẫn lãi suất.........................................................43 4. 1.1. Tăng cường tính minh bạch trong chính sách tiền tệ ..........................................43 4. 1.2. Tự do hóa lãi suất, thông thoáng cấu trúc tài chính ............................................43 4.1.3. Xây dựng thị trường cạnh tranh hoàn hảo............................................................44 4.1.4. Ổn định lãi suất, hạn chế những biến động xấu của thị trường ...........................44 4.1.5. Phát triển thị trường tài chính ..............................................................................45 4.2. Định hướng chính sách lãi suất ..................................................................................45 4.2.1. Đảm bảo tính ổn định của chính sách lãi suất ......................................................45 4.2.2 Thực hiện đồng bộ kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô thông qua tự do hóa lãi suất .................................................................................46 4.2.3. Hoàn thiện cơ chế hình thành lãi suất cơ bản .....................................................46 4.2.4. Hình thành đồng bộ các mức lãi suất chỉ đạo .....................................................46 4.2.5.Hỗ trợ thanh khoản đối với NHTM với kỳ hạn dài và tiến tới dỡ bỏ trần lãi suất huy động .................................................................................................................47 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4...................................................................................................48 KẾT LUẬN ........................................................................................................................49 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bùi Tá Anh Hoài(2012), Truyền dẫn lãi suất ở Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế TPHCM. 2. Nguyễn Thùy Liên(2012), Mức độ truyền dẫn của lãi suất cơ bản vào lãi suất bán lẻ giai đoạn 2007-2012. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế TPHCM. 3. Nguyễn Phi Lân (2010), Cơ chế truyền dẫn tiền tệ dưới góc nhìn phân tích định lượng, Tạp chí Ngân hàng số 18/2010. 4. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, “Kinh tế lượng cơ sở - 3rd ed Các phương pháp định lượng – Chương 16: Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng”. 5. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, “Kinh tế lượng cơ sở - 3rd ed Các phương pháp định lượng II – Chương 21: Chuỗi thời gian trong kinh tế lượng”. 6. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, “Kinh tế lượng cơ sở - 4th ed Phương pháp nghiên cứu II – Chương 16: Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng” 7. Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà Nước qua các năm. 8. Th.s Phùng Thanh Bình , Hướng dẫn sử dụng Eviews 6, Bài giảng 2. Tiếng Anh 1. Marco A.Espinosa-Vega và Alessandro Rebucci(2003), Retail Bank Interest Rate Pass-Through: Is Chile Atypical? Central Bank of Chile, woking papers No 221. 2. Daniel O. Boamaha, Mahalia N.Jackman và Nlandu Mamingi(2011), Bahamas and Barbados: Empirical Evidence of Interest Rate Pass-Through, Cepal Review 103. 3. Pih Nee Tai, Siok Kun Sek, Wai Mun Har(2012), Interest Rate PassThrough and Monetary Transmission in Asia, International Journal of Economics and Finance Vol 4 No.2 4. Ansgar Belke, Joscha Beckmann and Florian Verheyen 2012, Interest Rate Pass-Through in the EMU-New Evidence from Nonlinear Cointegration Techniques for Fully Harmonized Data, DIW Berlin, Discussion Papers No.1223 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Lãi suất là công cụ đắc lực của Chính phủ để điều tiết thị trường tiền tệ. Dựa trên biến động của nền kinh tế mà Chính phủ sẽ có những động thái điều tiết lãi suất thị trường về mức mục tiêu mong muốn. Chính sách tiền tệ có dấu hiệu thắt chặt hay mở rộng sẽ được thể hiện qua việc NHNN đồng loạt tăng hay giảm các lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Có thể thấy trong những năm qua tình hình biến động lãi suất luôn là một đề tài gây được sự chú ý đối với mọi thành phần kinh tế. Chính vì tầm quan trọng của biến lãi suất đối với kinh tế vĩ mô nên các nhà hoạch định chính sách cần có những hiểu biết nhất định trong công tác điều hành lãi suất mà cụ thể là nắm vững cơ chế truyền dẫn lãi suất. Chỉ bằng những hiểu biết sâu sắc như vậy, Chính phủ mới có thể điều hành chính sách tiền tệ một cách hiệu quả nhất nhằm bình ổn nền kinh tế, góp phần đạt được các mục tiêu đã đề ra. Trong tình hình hiện nay, đã có một số đề tài nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn lãi suất ở trong cũng như ngoài nước. Tuy nhiên số lượng nghiên cứu có ý nghĩa định lượng tại Việt Nam hiện nay vẫn còn rất hạn chế. Do vậy đây là động lực cho tôi thực hiện luận văn với chủ đề:”Nghiên cứu cơ chế truyền dẫn lãi suất tại Việt Nam”. Từ đó rút ra nhận định về hiệu quả của chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là kết hợp cả phân tích định tính lẫn định lượng nhằm nghiên cứu cơ chế truyền dẫn lãi suất tại Việt Nam thông qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là truyền dẫn từ lãi suất chính sách( bao gồm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu) đến lãi suất thị trường( lãi suất qua đêm và lãi suất trái phiếu chính phủ). Giai đoạn hai là truyền dẫn từ lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ( lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại). Đối tượng nghiên cứu: 2 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các loại lãi suất bao gồm: + Lãi suất chính sách: lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu + Lãi suất thị trường: lãi suất qua đêm và lãi suất trái phiếu chính phủ + Lãi suất bán lẻ: lãi suất huy động và cho vay của các NHTM Phạm vi nghiên cứu: Lãi suất chính sách được lấy số liệu từ tháng 4/2000 đến tháng 5/2013 theo quyết định của NHNN từng thời kỳ. Lãi suất huy động , lãi suất cho vay, lãi suất trái phiếu chính phủ được lấy trung bình các kỳ hạn từ nguốn dữ liệu của IFS. Thời gian lấy mẫu từ tháng 1/2000 đến tháng 11/2012. Lãi suất cho vay qua đêm của NHNN có thời gian lấy mẫu từ tháng 7/2009 đến tháng 6/2013. Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê ADF để kiểm định tính dừng của chuỗi lãi suất chính sách, lãi suất thị trường và lãi suất bán lẻ. Ngoài ra, bài luận văn này còn sử dụng phương pháp kiểm định Johannsen Test để kiểm định đồng liên kết. Bước cuối cùng, bài nghiên cứu chạy mô hình VAR, thực hiện hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai để kiểm định mức độ và tốc độ dẫn truyền của lãi suất. Câu hỏi nghiên cứu: a) Các chuỗi số liệu có mối quan hệ nhân quả với nhau hay không? b) Mức độ và tốc độ truyền dẫn của lãi suất chính sách vào lãi suất thị trường và từ lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ thế nào? c) Cần có những giải pháp gì để cơ chế truyền dẫn lãi suất đạt hiệu quả tốt hơn? Ý nghĩa, đóng góp của đề tài: 3 Nghiên cứu này nhằm thăm dò tính hiệu quả của chính sách tiền tệ. Nếu cơ chế truyền dẫn hoạt động tốt tức là chính sách tiền tệ hoạt động hiệu quả. Bất kỳ sự thay đổi lãi suất nào của NHNN cũng dẫn đến một sự thay đổi đồng thời trong lãi suất tiền gửi và tiền vay của các tổ chức tín dụng. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và mức độ hội nhập tài chính tốt. Nếu chính phủ kiểm soát tốt lãi suất thị trường, điều này sẽ giúp chính phủ vận hành nền kinh tế trong trạng thái cân bằng ổn định. Thông qua việc nghiên cứu hiệu quả của cơ chế truyền dẫn lãi suất, đề tài này cũng góp phần đưa ra một số gợi ý cho NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ LÃI SUẤT VÀ TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT 1.1. Khái quát công cụ lãi suất 1.1.1 Vai trò của công cụ lãi suất NHTW đưa ra một khung lãi suất hay ấn định một trần lãi suất cho vay để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó, từ đó ảnh hưởng tới quy mô tín dụng của nền kinh tế và NHTW có thể đạt được quản lý mức cung tiền của mình. Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền cung ứng thay đổi theo. Cụ thể tăng hay giảm lãi suất cho vay, sẽ làm vốn của doanh nghiệp giảm xuống hay tăng lên.Như vậy quyết định đến việc thu hẹp hay mở rộng sản suất.Tình trạng này sẽ dẫn đến số lượng công việc làm trong xã hội tăng lên hay giảm xuống.Điều đó có nghĩa rằng, lãi suất tín dụng đã có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Mặt khác, tăng hay giảm lãi suất tiền gửi, đặc biệt là lãi suất tái chiết khấu sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng ngoại tệ đi vào trong nước. Do đó sẽ ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ dẫn đến sự thay đổi tỷ giá và quan hệ xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ. Giúp NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của từng thời kỳ,điều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện để phát huy tác dụng của các công cụ gián tiếp. Song, nó dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãi suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh tế. Mặt khác việc thay đổi quy định điều chỉnh lãi suất dễ làm cho các NHTM bị động, tốn kém trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong nền kinh tế, thường xảy ra những đột biến ở từng khu vực hay trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân do những nguyên nhân không lường trước được. Khi xảy ra những 5 hiện tượng như vậy Chính phủ thường sử dụng những công cụ kinh tế trong đó có lãi suất tín dụng để điều chỉnh lại những quan hệ tạo điều kiện cho kinh tế khu vực, ngành hay toàn bộ nền kinh tế phát triển. Chẳng hạn, trong điều kiện lạm phát, chính phủ có thể tăng lãi suất tiền gửi để rút bớt tiền trong lưu thông về, hoặc có thể áp dụng mức lãi suất khác nhau giữa các khu vực, để điều hoà lưu thông tạo mặt bằng giá cả hợp lý, đảm bảo cho sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển. Là công cụ điều chỉnh kinh tế vi mô, lãi suất tín dụng phải được xử lý kịp thời và chính xác. Điều đó đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải nắm vững thông tin kinh tế, biết xử lý thông tin, để có những quyết định chính xác trong việc thực hiện chính sách lãi suất. Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích cạnh tranh giữa các NHTM. Trong khung lãi suất cho phép, để tăng khối lượng nguồn vốn huy động đồng thời để mở rộng quan hệ tín dụng với khách hàng, các NHTM có thể nâng lãi suất tiền gửi và hạ lãi suất cho vay. Đây chính là hoạt động cạnh tranh giữa NHTM. Thực chất của quá trình này là phân chia khối lượng tiền gửi và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng ra thị trường. Để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi, mỗi NHTM đều có chiến lược khách hàng của mình. Chiến lược này được thực hiện bằng lãi suất ưu đãi. Muốn vậy các NHTM đều tìm mọi biện pháp giảm thấp chi phí kinh doanh và chi phí quản lý. Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM sẽ tạo ra lợi ích kinh tế chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích tiết kiệm và đầu tư. Theo lý thuyết tài chính, chúng ta có thể đưa ra một phương trình đơn giản về thu nhập. Thu nhập = Tiêu dùng + Tiết kiệm Phương trình này không những đúng với đặc điểm tài chính của các hộ gia đình, các doanh nghiệp mà cả đối với nền tài chính quốc gia. Giả sử , trong điều kiện của một nền kinh tế bình thường, tỷ lệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm là hợp lý. Để tăng tỷ lệ tiết kiệm,khuyến khích đầu tư,tức là tăng khả năng tài chính cho toàn bộ nền kinh tế quốc 6 dân thì biện pháp có hiệu quả nhất là tăng lãi suất huy động vốn. Khi lãi suất huy động vốn tăng lên, trước hết các hộ gia đình phải xem xét lại các khoản chi cho tiêu dùng thường xuyên, có thể giảm chi hoặc hoãn một số khoản chi này để tăng thêm tỷ lệ tiết kiệm trong tổng thu nhập. Sau đó từ khoản tiết kiệm này, họ sẽ chọn hướng đầu tư : Gửi vào ngân hàng, vào quỹ bảo hiểm, hay đầu tư vào thị trường chứng khoán... khi thấy có lợi hơn. Như vậy có thể khẳng định lãi suất là công cụ can thiệp có hiệu lực để phân chia giữa quỹ tiêu dùng và tiết kiệm.Nhưng nâng lãi suất huy động vốn đến mức độ nào thì cần phải cân nhắc thận trọng để đảm bảo sự phát triển hài hoà của nền kinh tế quốc dân. 1.1.2 Các loại lãi suất và mối quan hệ giữa chúng 1.1.2.1 Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát. Lãi suất thực: là lãi suất điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát, hay nói cách khác, là loại lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát. Quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa được phản ảnh bằng phương trình Fisher: Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát Vì được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát nên lãi suất thực phản ảnh chính xác khoản thu nhập thực tế từ tiền lãi mà người cho vay nhận được hay chí phí thực của việc vay tiền. Sự phân biệt giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa có một ý nghĩa quan trọng bởi lẽ chính lãi suất thực chứ không phải lãi suất danh nghĩa ảnh hưởng đến đầu tư. 1.1.2.2 Lãi suất cơ bản Nước nào cũng phải sử dụng một số công cụ để thực thi chính sách tiền tệ nhằm đạt được những mục tiêu nào đó, như kiềm chế lạm phát chẳng hạn. Lãi suất là một công cụ như thế bên cạnh công cụ tăng giảm dự trữ bắt buộc. Thông thường ngân hàng trung 7 ương một nước tác động lên lãi suất bằng con đường gián tiếp, có nghĩa thông qua nghiệp vụ thị trường mở để tăng hay giảm tổng phương tiện thanh toán. Ví dụ, NHTW mua vào trái phiếu chính phủ, tức làm tăng tổng lượng tiền trong lưu thông thì lãi suất thị trường sẽ giảm. Cũng có thể tác động trực tiếp bằng cách tăng hay giảm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu - là những loại lãi suất NHTW ấn định trong quan hệ mua bán các loại giấy tờ có giá với NHTM. Nói cách khác, lãi suất cơ bản như đang được định nghĩa (là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh) hoàn toàn không phải là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia đúng nghĩa như thông lệ quốc tế. Chính vì thế mà thời gian vừa qua NHNN đã giảm nhẹ tầm quan trọng của loại lãi suất này. 1.1.2.3 Mối quan hệ giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn Lãi suất tái chiết khấu áp dụng khi NHTW tái cấp vốn cho các ngân hàng dưới hình thức chiết khấu lại các giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của ngân hàng. Lãi suất này do NHTW ấn định căn cứ vào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và chiều hướng biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ. Lãi suất này được dùng để kiểm soát và điều tiết sự biến động lãi suất trên thị trường. Đối với NHTM lãi suất tái chiết khấu là lãi suất gốc để từ đó ấn định lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay khác. Lãi suất tái cấp vốn là loại lãi suất mà ở đó NHTW áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng trung gian (bao gồm NHTM). Ở Việt Nam, NHTW tái cấp vốn cho các NHTM qua các hình thức: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng; chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; cho vay lại dưới hình thức cầm cố các giấy tờ có giá ngắn hạn. 8 Sự khác biệt giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn là các tài sản dùng để thế chấp cho việc vay mượn tiền khác nhau. Lãi suất tái chiết khấu áp dụng đối với các giấy tờ có độ rủi ro thấp như trái phiếu chính phủ, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn. Còn lãi suất tái cấp vốn là lãi suất áp dụng cho các loại tài sản thế chấp có độ rủi ro cao hơn. Chúng là những khoản vay ngắn hạn để cứu cánh cho tình trạng mất thanh khoản tạm thời ở NHTM hoặc để thực hiện những lý do điều hành đặc biệt khác trong hoạt động ngân hàng và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Khoản vay ngắn hạn này thường được đảm bảo bằng các tài sản của các khoản vay hiện hữu tại NHTM mà NHTM được nắm giữ hợp pháp và hợp lệ. Bên cạnh đó, cho vay tái cấp vốn cũng có thể tồn tại dưới hình thức NHTM bán lại các khoản nợ vay cho NHTW và nhận lại một lượng tiền nhất định. Thông thường lãi suất tái cấp vốn luôn lớn hơn lãi suất tái chiết khấu. Xét về góc độ rủi ro, với đặc tính của nghiệp vụ và tài sản đảm bảo của cho vay tái cấp vốn và cho vay tái chiết khấu như trên, chúng ta thấy rõ đã xuất hiện một độ chênh nhất định trong rủi ro của hai hoạt động trên. Vì vậy phần bù rủi ro dẫn đến lãi suất tái cấp vốn thường lớn hơn lãi suất tái chiết khấu. Mặt khác, xét về góc độ chiết khấu dòng tiền, ta thấy rằng cho vay tái chiết khấu gần như là hình thức cho vay thu lãi một lần vào đầu kỳ, chính vì vậy lãi suất thực của nghiệp vụ tái chiết khấu gần như sẽ lớn hơn lãi suất danh nghĩa của nó. Nên để có thể cân bằng tương đối lãi suất thực giữa hai hoạt động cho vay tái cấp vốn và cho vay tái chiết khấu, lãi suất danh nghĩa của tái chiết khấu phải lớn hơn lãi suất tái cấp vốn. 1.1.2.4 Lãi suất liên ngân hàng Lãi suất liên ngân hàng hay còn gọi là lãi suất qua đêm là lãi suất vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng, thông qua thị trường liên ngân hàng. Từ ngữ “qua đêm” (Overnight) ở đây bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh: overnight rate. 9 Lãi suất này luôn biến động lên xuống tùy thuộc vào thời điểm trong ngày thông qua quan hệ cung cầu vốn vay trên thị trường liên ngân hàng và chịu sự chi phối bởi lãi suất cho các ngân hàng trung gian vay của NHTW. Mức độ chi phối này phụ thuộc vào sự phát triển của hoạt động thị trường mở và tỷ trọng sử dụng vốn vay NHTW của các ngân hàng trung gian. Các tổ chức công bố thông tin (NHTW) sẽ tập hợp số liệu của các ngân hàng, tính toán đưa ra một con số bình quân vào buổi sáng. 1.1.3 Cơ chế điều hành lãi suất tại Việt Nam Từ thời điểm nước ta chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, chính sách lãi suất đã trải qua các giai đoạn như sau: Giai đoạn áp dụng cơ chế lãi suất theo khuôn khổ mệnh lệnh hành chính: - Giai đoạn 1986 đến tháng 5/1992: Trong gia đoạn này, lãi suất ngân hàng là lãi suất âm và thấp hơn nhiều so với lạm phát, người gửi tiền không có lãi mà trái lại giá trị đồng vốn bỏ vào ngân hàng còn không được bảo toàn. Sang đến năm 1992, lạm phát được đẩy lùi và duy trì ở mức thấp đã đẩy lãi suất sang trạng thái lãi suất thực dương. - Giai đoạn tháng 6/1992 đến tháng 12/1995: NHNN điều hành lãi suất theo cơ chế khung lãi suất trong đó quy định rõ sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Trong khung lãi suất này, các NHTM đưa ra các lãi suất thích hợp cho mình. - Giai đoạn 1/1996 đến tháng 7/2000: thực hiện cơ chế trần lãi suất. NHNN quy định các mức lãi suất trần theo thời hạn cho vay và khống chế chên lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn bình quân ở mức 0,35%/tháng. Cuối tháng 1/1998, quy định chên lệch lãi suất được xóa bỏ, chỉ giữ lại quy định trần lãi suất cho vay, bước đầu thực hiện tự do hóa lãi suất huy động. - Giai đoạn tháng 8/2000 đến tháng 5/2002: cơ chế điều hành lãi suất kèm biên độ. Dựa vào mức lãi suất cơ bản và biên độ giao động do NHNN công bố từng thời kỳ, các
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất