Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu văn bia huyện tiên du tỉnh bắc ninh...

Tài liệu Nghiên cứu văn bia huyện tiên du tỉnh bắc ninh

.PDF
245
254
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRƢƠNG VĂN THẮNG NGHIÊN CỨU VĂN BIA HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Hán Nôm Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRƢƠNG VĂN THẮNG NGHIÊN CỨU VĂN BIA HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm Mã số: 60 22 01 04 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Mùi Hà Nội - 2015 LỜI CẢM ƠM Trƣớc hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong bộ môn Hán Nôm khoa Văn học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các thầy cô công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, những ngƣời đã giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học vừa qua. Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Hữu Mùi, ngƣời thầy đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn . Những lời cảm ơn sau cùng tôi xin gửi tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, những ngƣời đã luôn bên cạnh động viên, khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn này bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để bản luận văn có thể hoàn thiện hơn nữa. Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2015 Học viên Trƣơng Văn Thắng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Luận văn thạc sĩ với đề tài Nghiên cứu văn bia huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh là kết quả làm việc, nghiên cứu nghiêm túc của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực. Những công trình, kết quả nghiên cứu của những nhà nghiên cứu trƣớc đƣợc tiếp thu một cách trung thực, có trích dẫn cụ thể. Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2015 Tác giả Luận văn Trƣơng Văn Thắng MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài. .......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 2 3. Đối tƣợng nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu – Phƣơng pháp nghiên cứu .... 3 4. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 5 5. Bố cục của luận văn ....................................................................................... 5 6. Các quy ƣớc trình bày trong luận văn ............................................................ 6 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 7 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VĂN BIA HUYỆN TIÊN DU .................. 7 1.1. Vài nét về huyện Tiên Du .......................................................................... 7 1.1.1. Địa lý tự nhiên và địa lý hành chính ....................................................... 7 1.1.2. Các điều kiện văn hoá xã hội. ............................................................... 11 1.1.3. Truyền thống giáo dục khoa cử............................................................. 18 1.2. Những đặc điểm cơ bản của văn bia huyện Tiên Du ................................ 23 1.2.1. Hiện trạng văn bia huyện Tiên Du. ....................................................... 23 1.2.2. Đặc điểm văn bia huyện Tiên Du.......................................................... 28 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1................................................................................... 50 CHƢƠNG 2. GIÁ TRỊ VĂN BIA HUYỆN TIÊN DU ................................ 52 2.1. Văn bia huyện Tiên Du góp phần nghiên cứu lịch sử địa phƣơng. .......... 52 2.1.1. Ghi chép về các nhân vật địa phƣơng. .................................................. 52 2.1.2. Ghi chép về các nhân vật lịch sử………………………………….......54 2.1.3. Ghi chép về các dòng họ tại địa phƣơng……………………………...56 2.1.4. Tìm hiểu sự thay đổi diên cách địa phƣơng .......................................... 57 2.1.5. Tìm hiểu Phật giáo địa phƣơng. ............................................................ 58 2.2. Văn bia huyện Tiên Du góp phần tìm hiểu phong tục tập quán tín ngƣỡng địa phƣơng. ....................................................................................................... 59 2.2.1. Phản ánh tục bầu Hậu phật .................................................................... 59 2.2.2. Phản ánh tục bầu Hậu thần……………………………………………63 2.2.3. Phản ánh tục gửi giỗ. ............................................................................. 69 2.3. Văn bia huyện Tiên Du góp phần tìm hiểu các hoạt động làng xã ở địa phƣơng….......................................................................................................... 70 2.3.1. Xây dựng các công trình phục vụ tín ngƣỡng ....................................... 70 2.3.2. Xây dựng các công trình phục vụ dân sinh. ...................................... 75 2.4. Văn bia huyện Tiên Du góp phần tìm hiểu truyền thống hiếu học của ngƣời dân nơi đây ............................................................................................. 78 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2................................................................................... 79 KẾT LUẬN .................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................82 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 106 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thuộc trấn Kinh Bắc xƣa, Tiên Du là một trong những huyện có bề dày lịch sử, văn hoá, ở đó hiện còn lƣu trữ số lƣợng văn bia khá lớn. Có thể nói, đến bất cứ thôn xóm nào ở huyện Tiên Du, từ các ngôi đình ngôi chùa do làng xã tạo dựng, hoặc các văn từ, văn chỉ do hội Tƣ văn kiến thiết, cho đến các từ đƣờng dòng họ lập ra, chúng ta đều có thể bắt gặp những tấm bia đá với nhiều kích thƣớc, hình dáng, trang trí hoa văn khác nhau, góp phần tạo nên một vẻ đẹp cổ kính cho các di tích, đồng thời còn tạo ra bản sắc văn hoá không chỉ cho huyện Tiên Du nói riêng mà còn cho cả vùng Kinh Bắc nói chung. Văn bia nơi đây phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của địa phƣơng, những phong tục tập quán cổ truyền, cùng với đời sống văn hoá xã hội của làng quê thuộc xứ Kinh Bắc xƣa. Đồng thời, đây còn là những cứ liệu khá chính xác để tìm hiểu quá trình vận động và phát triển của làng xã cổ truyền Việt Nam, góp phần bổ sung cho chính sử. Văn bia huyện Tiên Du sớm đã đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm ở các góc độ khác nhau, hoặc là dịch thuật một số văn bia phục vụ việc xếp hạng di tích nào đó; hoặc chỉ khai thác theo thể loại nhƣ Hậu thần, Hậu phật… Nhƣng cho tới nay, chúng tôi vẫn chƣa thấy một công trình nào nghiên cứu về văn bia của huyện Tiên Du một cách toàn diện. Vấn đề xác định số lƣợng của văn bia hiện còn, số lƣợng thác bản đƣợc sƣu tầm, lƣu giữ và các địa điểm đặt văn bia hiện vẫn còn chƣa chính xác, sự chênh lệch giữa xã này với xã khác trong huyện, giữa huyện Tiên Du với huyện khác, sự trùng lặp về thác bản giữa hai đợt sƣu tầm. Tình trạng này đã gây ra không ít khó khăn cho các nhà nghiên cứu khi muốn sử dụng, khai thác nội dung văn bia của huyện Tiên Du. Vì vậy có thể thấy việc nghiên cứu văn bia huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh có ý nghĩa cấp thiết. Qua việc thống kê số lƣợng chính xác văn bia, xác định 1 địa điểm thực của văn bia hiện nay, cũng nhƣ việc chỉ ra những đặc trƣng cơ bản về mặt hình thức và giá trị về mặt nội dung của văn bia huyện Tiên Du để giúp nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu là việc cần thiết, nằm trong chuyên môn của ngành Hán Nôm. Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: Nghiên cứu văn bia huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh làm đề tài Luận văn Thạc sĩ thuộc chuyên ngành Hán Nôm. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Văn bia huyện Tiên Du từ lâu đã thu hút đƣợc sự quan tâm, chú ý, tìm hiểu của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên cho tới nay, chỉ có một công trình nghiên cứu về Văn bia Kinh Bắc khá toàn diện của Phạm Thùy Vinh đề cập đến văn bia của huyện Tiên Du trong Luận án Tiến sĩ mang tên Văn bia Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã. Trong luận án đó, phần văn bia của huyện Tiên Du đƣợc tác giả giới thiệu vắn tắt trong bảng thống kê về văn bia xứ Kinh Bắc theo địa danh hành chính thời Lê, đồng thời tác giả cũng điểm qua nội dung của một số văn bia huyện Tiên Du để chứng minh cho các luận điểm mà tác giả nêu ra trong luận án. Đến năm 2003 luận án này đã đƣợc xuất bản thành sách với tên gọi nhƣ cũ, phần văn bia của huyện Tiên Du cũng không thay đổi. Đồng thời, cũng có một số nhà nghiên cứu giới thiệu về văn bia huyện Tiên Du nhƣ: Nguyễn Thị Phƣợng – Bùi Hoàng Anh với bài Giới thiệu bia chuông khánh sưu tầm tại tỉnh Hà Bắc từ năm 1992 đến năm 1995 (Thông báo Hán Nôm học, 1996), hai tác giả đã giới thiệu khái quát về số lƣợng văn bia, chuông, khánh sƣu tầm đƣợc trong những năm 1992 đến 1995, trong đó có giới thiệu về văn bia huyện Tiên Du; Thiền Phong Phạm Văn Tuấn với bài Chân Phúc thiền sư và mối giao duyên từ Phật Tích đến Bút Tháp (Thông báo Hán Nôm học, 2007), tác giả thông qua việc tuyển dịch một số đoạn trong văn bia chùa Phật Tích của huyện Tiên Du nhằm giới thiệu về Chân Phúc thiền sƣ; 2 Thiền Phong Phạm Văn Tuấn với bài “Khảo về Chuyết Chuyết thiền sư (15901644)” (Đặc san Suối Nguồn, 2011), tác giả thông qua nhiều tƣ liệu Hán Nôm, đặc biệt là các văn bia đặt tại chùa Phật Tích huyện Tiên Du đã giới thiệu tiểu sử, hành trạng thiền sƣ Chuyết Chuyết. Trƣơng Văn Thắng với bài Tấm bia ghi việc trùng tu chùa Phật Tích vào thời Nguyễn (Thông báo Hán Nôm học, 2014), tác giả thông qua việc phiên dịch đã chỉ ra lần trùng tu cuối cùng của chùa Phật Tích vào thời Nguyễn, trƣớc khi chùa này bị phá huỷ vào năm 1946. Ngoài ra, trong phòng Thông tin Thƣ viện VNCHN còn lƣu trữ một số bản dịch văn bia ở các xã của huyện Tiên Du đƣợc thực hiện bởi các cán bộ của VNCHN khi giúp đỡ các địa phƣơng này sƣu tầm, bảo tồn tƣ liệu Hán Nôm. Hơn nữa, còn phải kể đến cuốn Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb KHXH, 1993 do GS. TSKH Nguyễn Quang Hồng chủ biên, cuốn sách cũng đã giới thiệu, tóm tắt nội dung hơn 10 văn bia của huyện Tiên Du. Có thể thấy chỉ có 1 luận án/cuốn sách, 4 bài viết và một số bản dịch, đoạn tóm tắt sơ lƣợc về văn bia huyện Tiên Du. Các công trình này, hoặc là giới thiệu văn bia huyện Tiên Du nằm trong thành phần trong văn bia xứ Kinh Bắc, hoặc chỉ đơn thuần là các bản dịch, bản tóm tắt sơ lƣợc, hay thông qua một số đoạn trong văn bia mà giới thiệu về các di tích, nhân vật nào đó. Hoàn toàn chƣa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu văn bia huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh một cách hoàn chỉnh và có hệ thống. 3. Đối tƣợng nghiên cứu-Phạm vi nghiên cứu-Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn là các thác bản văn bia ở 13 xã và thị trấn huyện Tiên Du hiện đang đƣợc lƣu giữ tại VNCHN, bao gồm: Phú Lâm, Cảnh Hƣng, Đại Đồng, Hiên Vân, Lạc Vệ, Liên Bão, Minh Đạo, Nội Duệ, Phật Tích, Tân Chi, Tri Phƣơng, Việt Đoàn, Hoàn Sơn và thị trấn Lim. Các bản dập này do EFEO thực hiện vào những năm trƣớc cách mạng tháng 8 (1945), sau đó là do VNCHN in dập từ năm 1992 tới nay. 3 Ngoài ra chúng tôi cũng tiến hành điều tra, in dập các thác bản còn sót tại địa phƣơng làm tài liệu nghiên cứu cho đề tài. Đồng thời tham khảo các văn bia của huyện Tiên Du đƣợc chép trong các thƣ tịch lƣu trữ tại VNCHN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi tiến hành khảo sát các thác bản văn bia hiện đang lƣu trữ tại VNCHN theo địa giới hành chính huyện Tiên Du hiện nay, có tham khảo với văn bia hiện còn ở một số di tích lớn. Từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự phân bố của văn bia huyện Tiên Du theo không gian và thời gian, tìm hiểu đặc điểm và các giá trị của văn bia trong nghiên cứu lịch sử, văn hoá xã hội huyện Tiên Du. Ngoài ra chúng tôi còn lập danh mục văn bia huyện Tiên Du và chọn lọc giới thiệu một số văn bia đƣợc xem là tiêu biểu có giá trị về mặt nội dung để công bố. 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi áp dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau: 3.3.1. Phương pháp văn bản học Văn bia huyện Tiên Du hiện nay chủ yếu tồn tại dƣới dạng thác bản, những thác bản này hiện còn để lại nhiều vấn đề về văn bản học. Do đó thông qua việc mô tả, khảo sát các đặc điểm trang trí trên văn bia, kích cỡ của văn bia, đặc điểm về chữ viết trên văn bia, hình dáng văn bia, niên đại của văn bia, tác giả của văn bia… chúng tôi đƣa ra những nhận định về sự chân xác trong niên đại văn bia ở đây, làm cơ sở cho việc nghiên cứu của luận văn. 3.3.2. Phương pháp điền dã Thác bản văn bia của huyện Tiên Du hiện đang lƣu trữ tại VNCHN hiện nay vốn đƣợc in dập từ hiện vật gốc là các bia đá đƣợc dựng tại các di tích trên địa bàn huyện Tiên Du. Các văn bia này đôi khi bị mất chữ do chất lƣợng bản dập chƣa cao, hoặc do văn bia vào thời điểm in rập bị gắn vào tƣờng, hoặc do bia dựng sát với khe tƣờng đều không in dập đƣợc phần chữ, thác bản 4 dập bị tàn khuyết. Để khắc phục đƣợc tình trạng này chúng tôi tiến hành điền dã tại các xã có văn bia nhằm bổ sung những chỗ còn thiếu sót của thác bản. 3.3.3. Phương pháp thống kê định lượng Chúng tôi tiến hành một loạt các thao tác thống kê định lƣợng đối với tƣ liệu văn bia huyện Tiên Du thu thập đƣợc theo các tiêu chí: sự phân bố theo không gian, thời gian, tác giả biên soạn, và các vấn đề có liên quan v.v… Thông qua các kết quả đó đƣa ra những nhận xét tổng quan về tình hình và đặc điểm của văn bia huyện Tiên Du. 4. Đóng góp của luận văn Nghiên cứu văn bia huyện Tiên Du, luận văn có những đóng góp sau: - Cung cấp cho độc giả cái nhìn toàn diện về văn bia huyện Tiên Du theo các tiêu chí nhƣ: số lƣợng thác bản hiện còn, sự phân bố theo không gian, thời gian, cùng những đặc điểm về hình thức văn bản. - Phân tích, đánh giá giá trị tƣ liệu của văn bia huyện Tiên Du, không chỉ có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu lịch sử, văn hoá xã hội địa phƣơng mà còn góp phần tìm hiểu lịch sử văn hoá xã hội cả nƣớc nói chung. - Phần phụ lục chúng tôi lập thƣ mục văn bia huyện Tiên Du theo 8 yếu tố nhằm cung cấp thông tin ban đầu cho độc giả khi muốn tìm hiểu văn bia huyện Tiên Du, đồng thời phiên âm dịch nghĩa một số văn bia có tính chất tiêu biểu đƣợc đặt tại các di tích lớn, kèm theo đó là ảnh thác bản hiện đang đƣợc lƣu giữ tại VNCHN. 5. Bố cục của luận văn Luận văn gồm có 4 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận và Phần phụ lục. Phần Nội dung đƣợc chia làm 2 chƣơng: Chƣơng 1: tổng quan về văn bia huyện Tiên Du. Chƣơng 2: giá trị văn bia huyện Tiên Du. Phần Phục lục bao gồm: 5 Phụ lục 1: bảng phân bố văn bia huyện Tiên Du theo không gian. Phụ lục 2: bảng phân bố văn bia huyện Tiên Du theo thời gian. Phụ lục 3: bảng chi tiết kích thước văn bia huyện Tiên Du. Phụ lục 4: danh mục văn bia huyện Tiên Du. Phụ lục 5: phiên âm, dịch nghĩa một số văn bia huyện Tiên Du, kèm theo ảnh của thác bản hiện đang được lưu giữ tại VNCHN. Phụ lục 6: một số hình ảnh về văn bia huyện Tiên Du. 6. Các quy ƣớc trình bày trong luận văn - Trong phần danh mục văn bia tóm lƣợc, kích thƣớc văn bia đƣợc đo theo hình thức: chiều ngang x chiều cao, đơn vị tính là cm. - Những chữ trên thác bản bị mờ, chúng tôi chƣa chắc chắn về phƣơng án phiên âm sẽ đƣợc đặt trong dấu [?] - Các tài liệu trích dẫn đƣợc để trong ngoặc vuông và đánh số thứ tự trong danh mục Tài liệu tham khảo cùng số trang của tài liệu đƣợc trích dẫn. Ví dụ: Một số vấn đề văn bia Việt Nam [100, tr. 89]. Các văn bia cũng đƣợc đánh số thứ tự từ 1 đến 180, đồng thời cũng nằm trong phần Tài liệu tham khảo. Ví dụ: [1] tức là bia số 1. - Quy ƣớc viết tắt: Nhà xuất bản Nxb Trƣờng Viễn Đông Bác Cổ EFEO Viện Nghiên cứu Hán Nôm VNCHN Khoa học Xã hội KHXH Giáo sƣ Gs Tiến sĩ Ts Thạc sĩ Ths 6 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VĂN BIA HUYỆN TIÊN DU Tiên Du là huyện nằm ở phía bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5 km về phía nam, cách thủ đô Hà Nội 25 km về phía bắc. Đây là huyện có cảnh quan địa mạo tƣơng đối đa dạng: nằm ở gần trung tâm đồng bằng Bắc Bộ nhƣng lại có núi đồi xen lẫn đồng bằng màu mỡ phì nhiêu cùng hệ thống các kênh rạch. Nhờ nằm gọn trong vùng văn hóa Kinh Bắc, có lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, Tiên Du từng là tụ điểm của quá trình giao lƣu và tiếp biến văn hóa Việt – Hán giai đoạn sớm, nên Tiên Du từ sớm trong lịch sử đã giữ một vị trí quan trọng về kinh tế, văn hoá, giáo dục của Kinh Bắc xƣa và tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Chính những yếu tố này đã tạo nên những đặc điểm, giá trị riêng của văn bia huyện Tiên Du. 1.1.Vài nét về huyện Tiên Du 1.1.1. Địa lý tự nhiên và địa lý hành chính 1.1.1.1. Địa lý tự nhiên Về diện tích: Tiên Du là một huyện có diện tích trung bình, theo số liệu thống kê năm 2007, Tiên Du có diện tích 9.568, 65 ha [207]. Về địa giới: Huyện Tiên Du có giáp ranh với các địa phƣơng sau: Phía bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong; Phía nam giáp huyện Thuận Thành; Phía đông giáp huyện Quế Võ; Phía tây giáp thị xã Từ Sơn. Về địa hình: Tiên Du là địa phƣơng có địa hình địa mạo tƣơng đối phức tạp, có hệ thống đồng bằng nằm xen kẽ với các ngọn núi thấp nhƣ: đồi Lim, núi Vân Khám, núi Chè, núi Phật Tích, núi Bát Vạn, núi Đông Sơn… độ cao từ 20-120m, cùng với đó là hệ thống kênh rạch chằng chịt bao quanh. Đất đai của huyện tƣơng đối đa dạng về loại hình, bao gồm: đất đá, đất đỏ bazan ở các núi, đất phù sa cổ ở đồng bằng, đất phù sa ngập nƣớc…thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp và lúa hai vụ. 7 1.1.1.2. Địa lý hành chính Tên gọi của huyện Tiên Du là từ tên dãy núi Tiên Du nằm tại thôn Phật Tích. Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép “khi Triệu Đà tiến quân đánh An Dƣơng Vƣơng đóng quân ở núi này” và “tƣớng quân Nguyễn Thủ Thiệp thời 12 sứ quân cũng đóng quân tại vùng này”. Còn theo sách Đại Nam nhất thống chí tên huyện Tiên Du có từ thời Trần trở về trƣớc [182, tr. 64]. Thời thuộc Minh (1414 - 1427) huyện Tiên Du thuộc châu Vũ Ninh và là một bộ phận của phủ Bắc Giang [182, tr. 64]. Bắt đầu từ thời Lê (1428), huyện Tiên Du thuộc phủ Từ Sơn. Theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi và Hồng Đức bản đồ ghi rằng huyện này thời Lê (1428-1781) có đến 52 xã [208, t2, tr. 420]. Thời Gia Long (1802 – 1819) huyện có 9 tổng với 52 xã, gồm: tổng Phù Đổng; tổng Dũng Vi; tổng Đại Vi; tổng Đông Sơn; tổng Thụ Triền; tổng Nội Duệ; tổng Khắc Niệm; tổng Chi Nê; tổng Nội Viên. Các xã: Nguyễn Xá, Phù Đổng, Văn Trinh năm 1807 phiêu tán, đến năm 1808 phục hồi. Đến năm Đồng Khánh thứ nhất (1886), huyện có 9 tổng với 56 xã thôn [186, tr. 490], gồm: tổng Phù Đổng; tổng Dũng Vi; tổng Đại Vi; tổng Đông Sơn; tổng Thụ Phúc; tổng Nội Duệ; tổng Khắc Niệm; tổng Chi; tổng Nội Viên. Đầu thế kỉ 20, tổng Khắc Niệm đƣợc chuyển về huyện Võ Giàng, sau đó một thời gian lại đƣợc chuyển trả lại cho huyện Tiên Du. Sau Cách mạng tháng Tám, khi cấp tổng bị bãi bỏ, đơn vị hành chính xã cũ đƣợc giữ Nguyễn và trực thuộc huyện Tiên Du. Năm 1948, các xã đƣợc thành lập trên cơ sở một số làng sát nhập lại. Ngày 20 tháng 4 năm 1961, theo quyết định của Hội đồng Chính Phủ, xã Phủ Đổng và xã Trung Hƣng (sau đổi là Trung Màu) đƣợc chuyển về huyện Gia Lâm (Thành phố Hà Nội). 8 Ngày 14 tháng 3 năm 1963 Hội đồng chính phủ ra quyết định 25/QĐ nhập hai huyện Tiên Du và Từ Sơn thành một huyện lấy tên là Tiên Sơn. Cũng theo quyết định này, 2 xã Phú Lâm và Tƣơng Giang của huyện Yên Phong đƣợc chuyển về huyện Tiên Sơn và chuyển 2 xã Đông Thọ và Văn Môn của huyện Từ Sơn về huyện Yên Phong (nay là xã Tƣơng Giang thuộc Thị xã Từ Sơn). Ngày 4 tháng 6 năm 1969, Hội đồng chính phủ ban hành quyết định 84CP hợp nhất huyện Tiên Sơn và huyện Yên Phong thành một huyện lấy tên là Tiên Phong. Nhƣng đến ngày 19 tháng 1 năm 1974, Hội đồng Chính Phủ ban hành quyết định số 17-CP phê chuẩn đề nghị của UBND tỉnh Hà Bắc thôi không hợp nhất huyện Tiên Sơn với huyện Yên Phong. Ngày 3 tháng 5 năm 1985, Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Quyết định số 130-HĐBT về việc điều chỉnh địa giới các huyện Tiên Sơn, Quế Võ và Thị xã Bắc Ninh. Theo đó, xã Võ Cƣờng thuộc huyện Tiên Sơn đƣợc chuyển về Thị xã Bắc Ninh. Sau khi điều chỉnh lộ giới, huyện Tiên Sơn có 26 xã và 1 thị trấn. Đó là các xã: Khắc Niệm, Hạp Lĩnh, Lạc Vệ, Tân Chi, Phú Lâm, Vân Tƣơng, Liên Bão, Hiên Viên, Việt Đoàn, Minh Đạo, Cảnh Hƣng, Nội Duệ, Tƣơng Giang, Hoàn Sơn, Phật Tích, Tri Phƣơng, Tam Sơn, Đồng Nguyễn, Tân Hồng, Đại Đồng, Hƣơng Mạc, Phù Khê, Châu Khê, Đồng Quang, Đình Bảng, Phù Chẩn và thị trấn Từ Sơn. Ngày 10 tháng 12 năm 1998, Chính phủ ban hành nghị định số 101/1998/NĐ - CP về việc thành lập thị trấn Lim-thị trấn huyện lỵ huyện Tiên Sơn trên cơ sở toàn bộ 488 ha diện tích tự nhiên và 9.778 nhân khẩu của xã Vân Tƣơng. Ngày 11 tháng 8 năm 1999 Chính phủ ra nghị định số 68/1999/NĐ-CP tách huyện Tiên Sơn thành hai huyện Tiên Du và Từ Sơn. Thại thời điểm đó, huyện Tiên Du có 10.630,03 ha diện tích đất tự nhiên và 125.157 nhân khẩu, 9 với 16 đơn vị hành chính trực thuộc (bao gồm 15 xã và 1 thị trấn) là: xã Khắc Niệm, xã Hạp Lĩnh, xã Lạc Vệ, xã Tân Chi, xã Phú Lâm, xã Liên Bão, xã Hiên Viên, xã Việt Đoàn, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hƣng, xã Nội Duệ, xã Hoàn Sơn, xã Phật Tích, xã Tri Phƣơng, xã Đại Đồng và Thị trấn Lim. Đến năm 2007 theo nghị định số 60/2007/ NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Phong, huyện Quế Võ, huyện Tiên Du để mở rộng thành phố Bắc Ninh, từ ngày 24 tháng 4 năm 2007, toàn bộ diện tích đất tự nhiên và nhân khẩu của xá Khắc Niệm và xã Hạp Lĩnh đƣợc chuyển về thành phố Bắc Ninh. Từ đó cho đến nay, huyện Tiên Du có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 13 xã và 1 thị trấn: 1. Cảnh Hƣng, có 3 làng: Trung (tên đầy đủ là Phù Lập Trung, tên Nôm là Sộp), Thƣợng (tên đầy đủ là Phù Lập Thƣợng), Dền (tên chữ là Phúc). 2. Đại Đồng, có 4 làng: Đại Vi, Dƣơng Húc, Đại Thƣợng, Đại Trung. 3. Hoàn Sơn, có 8 thôn, làng: Đồng Xép, Đại Sơn, Làng Núi, Đồng Lạng, Đông Lâu, Làng Móng (tên chữ là Dƣỡng Mông), Làng Đoài, Bất Lự. 4. Hiên Vân, có 5 làng: Vân Khám, Ngang Nguyễn, Ngang Nội, Ngang Kiều, Ngang Na. 5. Minh Đạo, có 2 làng: Tử Nê và Nghĩa Chỉ (tên Nôm là Lỗ). 6. Liên Bão, có 6 thôn, làng: làng Chè (tức thôn Đống Trà), Hoài Thƣợng (tên Nôm là Bịu Thƣợng), làng Dọc, Bái Uyên (tên Nôm là Bƣởi), Hoài Trung (tên Nôm là Bịu giữa, còn gọi là Bịu Huyện), Hoài Thị (tên Nôm là Bịu Sim). 7. Lạc Vệ, có 6 làng: Xuân Hội, Hƣơng Vân, Nam Viên, An Động, Hộ Vệ, Nội Viên. 8. Nội Duệ, có các thôn: Duệ Nam (tức Nội Duệ Nam), Lộ Bao, Đình Cả, Duệ Khánh (tức Nội Duệ Khánh). 9. Phật Tích, gồm 5 làng: Vĩnh Phú, Cổ Miếu, Ngô Xá (tên Nôm là làng Ngò), Phúc Nghiêm, Phật Tích. 10 10. Phú Lâm, có 5 làng: Đông Phù, Vĩnh Phục, Giới Tế, Tam Tảo, Ân Phú. 11. Việt Đoàn, có 5 thôn: Đông Sơn, Liên Ấp, Long Vân (tên Nôm là Rồng), Long Khám, Đại Tảo. 12. Tri Phƣơng, có 4 thôn: Đinh (tên Nôm là Ve Đinh), Cao Đình (tên Nôm là Đƣờng), Dũng Vi (tên Nôm là Ve Chợ), Làng Lƣơng. 13. Tân Chi, có 5 thôn: Chi Hồ (tên Nôm là Hồ), Tƣ Chi, Chi Đống, Văn Trung, Chi Trung. 14. Thị trấn Lim, trƣớc đây là xã Vân Tƣơng, theo nghị định của Chính phủ năm 1998 thành lập thị trấn Lim trên cơ sở diện tích tự nhiên và dân số của xã Vân Tƣơng, thị trấn có 3 làng: Lũng Giang, Duệ Đông, Lũng Sơn. Từ năm 1832 trở về trƣớc, huyện lỵ huyện Tiên Du đóng tại làng Đông Sơn. Năm 1833 chuyển huyện lỵ về thôn Trung và thôn Thị thuộc xã Hoài Bão, chung quanh đắp tƣờng đất, mỗi phía có chu vi dài 12 trƣợng, trồng tre làm luỹ, mặt trƣớc có một cửa tại hƣớng Nam. Từ năm 1963 khi hợp nhất hai huyện Tiên Du và Từ Sơn huyện lỵ đóng tại chân núi Lim xã Vân Tƣơng. Hiện nay, huyện lỵ vẫn đóng ở chỗ cũ (nay là thị trấn Lim). Nằm trong vùng Kinh Bắc với lịch sử phát triển lâu đời, từ lâu nơi này đã có nhiều nhóm cƣ dân đến quần tụ, khai hoang, trồng trọt, phát triển thành các xóm làng đông đúc nhƣ hiện nay. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009 huyện Tiên Du có 124.497 nhân khẩu, trong đó có 61.498 nam, 62.999 nữ. 1.1.2. Các điều kiện văn hoá xã hội. 1.1.2.1. Phong tục tập quán tín ngưỡng Với truyền thống “uống nƣớc nhớ nguồn”, các phong tục thờ cúng tổ tiên, ông bà là một phần rất quan trọng trong đời sống tâm linh của ngƣời dân vùng đất này. Ngoài việc các gia đình đều có bàn thờ làm không gian thờ tự vào ngày giỗ, ngày rằm, mùng một để tƣởng nhớ ông bà tổ tiên mình, ngƣời 11 dân Tiên Du còn dựng các từ đƣờng, nhà thờ, khắc gia phả vào bia đá để các thế hệ con cháu đi sau nhớ đến nguồn gốc, tổ tông của dòng họ mình. Từ rất sớm nơi đây đã có sự xâm nhập ảnh hƣởng của Phật giáo, chính vì vậy ở nơi đây đã có một hệ thống các chùa chiền, cùng với đó là lòng mộ Phật của cƣ dân vùng đất này. Hàng tháng cứ đến ngày rằm, ngày mùng 1, ngƣời dân nơi đây lại đến các ngôi chùa làng, các đại danh lam nhƣ chùa Phật Tích, chùa Hồng Ân để bái Phật, cầu cho bản thân, gia đình, quốc thái dân an, tạo nên một nét đặc sắc của tín ngƣỡng nơi đây. Ngoài ra, tín ngƣỡng thờ thành hoàng làng cũng là một phong tục không thể thiếu trong đời sống văn hoá tâm linh của ngƣời dân Tiên Du. Do quan niệm “đất có thổ công”, mỗi vùng đất, mỗi làng đều có một vị thần bảo hộ để giúp cho dân chúng tránh mọi tai ƣơng, giúp họ làm ăn yên ổn. Những vị thần bảo hộ này có thể là những nhân vật thần thoại nhƣ Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Tản Viên Sơn Thánh v.v…; có thể là những anh hùng hào kiệt, có công lao đối với đất nƣớc nhƣ Đoàn Thƣợng, Hai Bà Trƣng v.v…; hoặc cũng có thể là những ngƣời có công với làng xã, đƣợc nhân dân mến mộ mà tôn thờ. Bên cạnh những tôn giáo, tín ngƣỡng truyền thống, ở Tiên Du còn có một bộ phận ngƣời dân theo đạo Thiên Chúa giáo, tập trung tại các xã Liên Bão, Phật Tích, Hoàn Sơn, Tri Phƣơng, Tân Tri, trong đó, nhà thờ sớm nhất đƣợc xây dựng tại địa phƣơng là vào năm 1934 ở thôn Đống Trà xã Liên Bão. Ngoài những tín ngƣỡng trên, Tiên Du còn có những phong tục hết sức điển hình nhƣ tục Kết chạ. Kết chạ là tục có ở hầu hết các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, nhƣng ở vùng Kinh Bắc xƣa, tục kết chạ mới đậm đặc hơn cả. Tỉnh Bắc Ninh (theo địa bàn hành chính hiện nay) có ít nhất 30 chạ. Không thể tìm thấy con số lớn nhƣ vậy ở các tỉnh, thành khác. Tiên Du nổi tiếng với chạ hàng tổng Nội Duệ gồm tất cả 6 xã phƣờng của tổng: xã Lũng Giang, xã Xuân Ổ, xã Nội Duệ, xã Nội Duệ Khánh, xã Nội Duệ Nam và giáo phƣờng Tiên Du (gồm 3 làng: Lũng Giang, Lũng Sơn, Duệ Đông) [219, tr.30]. 12 Ngoài ra còn có các cặp làng kết chạ với nhau: Lũng Giang - Tam Sơn, Lũng Giang - Hoài Bão. Bên cạnh đó, một số làng còn kết chạ với các làng ở khu vực ngoài huyện nhƣ: Viêm Xá - Hoài Thị, Bịu Trung - Phúc Đức, Khả Lễ Bái Uyên, Hạ Giang - Phù Lƣu, Tam Tảo - Xuân Dục... 1.2.2.2. Di tích lịch sử văn hoá và lễ hội truyền thống Là vùng đất có địa hình địa mạo tƣơng đối phong phú, lịch sử phát triển lâu đời, dân cƣ đông đúc, nơi giao của nhiều yếu tố văn hoá, nơi đây có một hệ thống di tích vô cùng phong phú về số lƣợng, đa dạng về chủng loại nhƣ đình, chùa, miếu, ban sơn thần, điện thờ, từ đƣờng, lăng mộ, nhà thờ đạo thiên chúa v.v... Theo thống kê, huyện Tiên Du có 128 di tích các loại [207, tr.15], với 58 di tích đã đƣợc xếp hạng, trong đó có các di tích nổi tiếng nhƣ chùa Phật Tích, lăng Quận công Đỗ Nguyễn Thuỵ , Nguyễn Diễn v.v… Ngoài ra nơi đây còn có núi non hùng vĩ nhƣ núi Nguyệt Thƣờng, Lạn Kha đƣợc nhắc đến trong các câu chuyện Vương Chất xem cờ, Từ Thức gặp tiên v.v… đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc nơi đây. Có thể kể tới một số di tích nổi bật nhƣ: Chùa Phật Tích: chùa Phật Tích xƣa có tên là Vạn Phúc tự, chùa tọa ở sƣờn núi Lạn Kha, chùa đƣợc xây dựng vào thời nhà Lý năm Thái Bình thứ 4 (1057) . Ngôi chùa đƣợc coi là trung tâm văn hóa chính trị thời Phật giáo Lý Trần. Thời vua Trần Nhân Tông cho xây tại chùa một thƣ viện lớn và cung Bảo Hoa, lấy Phật Tích làm nơi tổ chức cuộc thi Thái học sinh (thi Tiến sỹ). Vào thời nhà Lê, năm Chính Hòa thứ bảy đời vua, chùa đƣợc xây dựng lại với quy mô rất lớn, có giá trị nghệ thuật cao. Sử chép: Khoảng niên hiệu Xƣơng Phù nhà Trần, thi khoa Thái học sinh, niên hiệu Cảnh Hƣng nhà Lê mở yến hội lớn, đều ở chùa này, cho nên ngƣời ta cho đây là nơi thắng tích. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và quá trình tiêu thổ kháng chiến khiến chùa bị tàn phá nhiều. Từ khi hòa bình lập lại đến nay, chùa Phật Tích đƣợc trùng tu dần. Năm 1959, Bộ Văn hóa cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi 13 đặt pho tƣợng A-di-đà bằng đá quý giá. Tháng 4 năm 1962, nhà nƣớc công nhận chùa Phật Tích là di tích lịch sử-văn hoá. Lăng Nguyễn Diễn: lăng Nguyễn Diễn đƣợc xây dựng từ năm Cảnh Hƣng thứ 30 (1769) trên đỉnh núi Lim, nay thuộc thị Trấn Lim, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Lăng Nguyễn Diễn1 còn đƣợc gọi là lăng quan trấn, lăng “Hiếu Trung hầu” hoặc nhƣ tên cũ của nó đƣợc khắc trên tấm biển đá là lăng “Hồng Vân”. Năm 1952 thực dân Pháp vào tàn phá nên cấu trúc lăng gần nhƣ bị phá huỷ, chỉ còn lại một số các tác phẩm điều khắc: các pho tƣợng đá, võ sĩ, tƣợng thú, bàn thờ… Lăng quận công Đỗ Nguyễn Thuỵ: Lăng đƣợc xây dựng vào năm Giáp Dần niên hiệu Long Đức (1734), tại thôn Đình Cả xã Nội Duệ. Cổng lăng đƣợc xây bằng đá ong, cổng có ba cửa, trên cửa lớn có một biển đá khắc ba chữ “Thọ Phúc Môn”. Phía bên trong cổng lăng, sát vách cổng có đặt hai tƣợng võ sĩ bằng đá cầm đao đứng trang nghiêm. Trên ngực một võ sĩ đề “Hùng tƣớng quân”, còn ngƣời đối diện đề “Dũng tƣớng quân”. Trên mặt khu sinh phần có bày một ngai đá đặt trên một chiếc sập quỳ bằng đá. Hai bên ngai đá lại bày hai pho tƣợng đá nhỏ trong tƣ thế quỳ khoanh tay, nhƣng kích thƣớc to hơn một chút hai pho trên bàn thờ. Đối xứng khu sinh phần là khu nhà bia, có quy mô tƣơng đối lớn, đƣợc xây bằng đá ong, ở bên phải nhà bia có một tấm bia lớn 4 mặt. Sau khu sinh phần là phần mộ. Tiên Du là vùng đất đƣợc hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử. Nơi đây gắn liền với các truyền thuyết về việc thần tiên du chơi, với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá, cùng với đó là hệ thống các lễ hội truyền 1 Nguyễn Diễn là một viên quan triều Lê, sống vào thời Cảnh Hƣng. Ông là ngƣời làng Đình Cả, xã Nội Duệ huyện Tiên Sơn, xuất thân làm quan Thái giám trong phủ chúa Trịnh Sâm. Khi Lê Duy Mật dấy quân khởi nghĩa, ông đƣợc cử làm trấn thủ kiêm đốc đồng xứ Thanh Hoá, tƣớc Hiếu Trung hầu. Sau vì có công đàn áp cuộc khởi nghĩa nông dân do Lê Duy Mật cầm đầu ông đƣợc phong Bình Nhung đại tƣớng quân, sau khi chết đƣợc phong Duệ Vƣơng, hƣởng hậu thần tổng Nội Duệ. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan