Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu văn bia huyện sóc sơn, hà nội...

Tài liệu Nghiên cứu văn bia huyện sóc sơn, hà nội

.PDF
244
258
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- LÊ THỊ THÔNG NGHIÊN CỨU VĂN BIA HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM Hà Nội – 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- LÊ THỊ THÔNG NGHIÊN CỨU VĂN BIA HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH : HÁN NÔM MÃ SỐ: 60 22 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thị Thuỳ Vinh Hà Nội - 2010 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... 1 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................... 1 3. Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu 3 3.1Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 3 3. 2 Phạm vi nghiên cứu................................................................... 3 3.3Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 4 4. Đóng góp mới của luận văn .................................................................. 4 5. Bố cục luận văn .................................................................................. 5 6. Quy ước trình bày .............................................................................. 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ, VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG HUYỆN SÓC SƠN……………………………………………………………………. 7 1.1 LỊCH SỬ ĐỊA LÝ ........................................................................... 7 1.1.1Lịch sử địa lý ............................................................................ 7 1.1.2Lịch sử chống ngoại xâm ........................................................... 8 1. 2. Văn hóa truyền thống ..................................................................... 11 1. 2.1 Văn hóa lịch sử ..................................................................... 11 1.2.2 Một số danh nhân tiêu biểu .................................................... 15 1.2.2.1 Khuông Việt đại sư ............................................................. 16 1.2.2.2 Đỗ Nhuận (1446 - ?) ........................................................... 16 1.2.2.3 Nguyễn Tôn Miệt (1441 - ?) ................................................ 16 1.2.2.4 Ngô Chi Lan ........................................................................ 17 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 19 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM VĂN BIA HUYỆN SÓC SƠN………………...20 2.1 Vài nét về văn bia ............................................................................. 20 2.2 Khảo sát văn bia huyện Sóc Sơn ...................................................... 21 2.2.1 Một số vấn đề về văn bản văn bia huyện Sóc Sơn .................... 21 2.2.2 Sự phân bố văn bia huyện Sóc Sơn.......................................... 23 2.2.2.1 Phân bố theo không gian...................................................... 23 2.2.2.2 Sự phân bố theo thời gian ..................................................... 35 2.3 Một số đặc điểm về văn bản ............................................................... 39 2.3.1Tác giả soạn văn bia ................................................................ 40 2.3.3 Đề tài trang trí trên văn bia .................................................... 53 2.3.4 Chữ viết trên văn bia huyện Sóc Sơn qua các triều đại ............ 61 2.3.5 Bố cục bài văn bia.................................................................. 63 2.4 Về hiện trạng bia đá của huyện Sóc Sơn ....................................... 63 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 66 Chương 3 GIÁ TRỊ NỘI DUNG VĂN BIA HUYỆN SÓC SƠN…………65 3.1 Văn bia huyện Sóc Sơn góp phần nghiên cứu nhân vật lịch sử truyền thuyết........................................................................................... 67 3.2 Văn bia huyện Sóc Sơn góp phần tìm hiểu phong tục tập quán, tín ngưỡng địa phương. ............................................................................... 70 3.2.2 Văn bia ghi về việc gửi giỗ .................................................... 75 3.3 Văn bia góp phần tìm hiểu các hoạt động trong làng xã Sóc Sơn 75 3.3.1 Văn bia ghi về việc xây dựng các công trình phục vụ tín ngưỡng của người dân................................................................................. 76 3.3.1.2 Xây dựng sửa chữa đình ....................................................... 79 3.3.1.3 Xây dựng, sửa chữa Đền……………………………………..78 3.3.1.4 Xây dựng trùng tu miếu………………………………...........80 3.3.2 Văn bia ghi về việc hát cửa đình. ............................................ 83 3.3.3 Văn bia huyện Sóc Sơn góp phần tìm hiểu tinh thần giáo dục và truyền thống hiếu học địa phương. .................................................. 86 3.3.4 Văn bia Sóc Sơn phản ánh về gia phả các dòng họ. ................. 91 3.3.5 Văn bia ghi về việc xây dựng các công trình phục vụ đời sống sản xuất của người dân Sóc Sơn: xây cầu, đào giếng. ..................... 93 3.3.6 Văn bia ghi về các hoạt động sinh hoạt làng xã: tranh chấp đất đai, kiện tụng, bán đất. ................................................................... 95 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 96 KẾT LUẬN .................................................................................................. 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 98 PHỤ LỤC………………………………………………………………….131 PHỤ LỤC 1: Nguyên văn chữ Hán, phiêm âm, dịch nghĩa một số văn bia huyện Sóc Sơn……………………………………………………………...132 PHỤ LỤC 2: Một số ảnh chụp văn bia huyện Sóc Sơn……………………224 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sóc Sơn là một huyện thuộc ngoại thành Hà Nội, là vùng đất có bề dầy lịch sử văn hóa, nơi hội tụ giao thoa giữa hai nền văn hóa: văn hóa Kinh Bắc và văn hóa Thăng Long. Sóc Sơn là vùng có nhiều di tích lịch sử. Đặc biệt Sóc Sơn còn lưu giữ được một số lượng văn bia khá lớn. Văn bia nơi đây phản ánh rõ nét sự thay đổi về mặt địa lý, lịch sử cùng sự phát triển về đời sống, văn hóa, sinh hoạt làng xã của người dân. Nghiên cứu giới thiệu về hình thức văn bản cũng như nội dung của văn bia đang là nhu cầu của xã hội muốn tìm hiểu về cội nguồn, về làng xã. Bởi bia đá – xét về vật thể hiện hữu, và văn bia - xét về giá trị văn bản mà bia đá chuyển tải, xuất hiện khắp các làng quê của cả nước trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Bia đá bổ sung cho chính sử, là cứ liệu khá chính xác để tìm hiểu về các làng Việt truyền thống trong quá trình vận động và phát triển.Từ trước đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về văn bia của huyện Sóc Sơn một cách cụ thể. Ngoài những công trình như các bộ thư mục văn bia, bộ văn khắc Hán Nôm Việt Nam… có tính chất thông tin bước đầu, thì chỉ có một số tuyển dịch văn bia của một vài di tích. Nghiên cứu văn bia dưới góc độ hệ thống các vấn đề được nêu theo địa danh ở huyện Sóc Sơn hiện đang còn là địa hạt bỏ ngỏ. Ở hầu hết các làng xã huyện này đều có bia đá, mỗi bia lại gắn với một di tích cụ thể, với số lượng bia hiện nay (ở thực địa cũng như thư viện Hán Nôm) có thể nói huyện Sóc Sơn là một trong những đia danh có nhiều bia. Điều này đã có sức thu hút lớn đối với những người làm công tác nghiên cứu. Vì thế chúng tôi chọn Nghiên cứu văn bia huyện Sóc Sơn là đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử vấn đề 1 Văn bia có giá trị rất to lớn, vì vậy ngay từ rất sớm nó đã được các nhà khoa học khai thác và nghiên cứu. Lê Quý Đôn (1725 - 1781) đã lập danh mục văn bia bia thời Lý - Trần trong cuốn Đại Việt thông sử. Bùi Huy Bích (1744 - 1818) đã công bố nhiều bài văn khắc trên bia chuông trong tác phẩm Hoàng Việt văn tuyển. Lê Cao Lãng(? - ?) đã chép 82 bài văn bia ở Văn Miếu để biên soạn thành cuốn Lê triều lịch khoa tiến sĩ đề danh bi kí. Sang đầu thế kỉ XX, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội đã tổ chức sưu tầm thác bản văn khắc Hán Nôm ở hơn 40 tỉnh thành trong phạm vi cả nước. Kết quả đã thu thập được 11.651 đơn vị văn khắc với 20.980 mặt thác bản. Từ nhưng năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã và đang tổ chức tiến hành thu thập các văn khắc Hán Nôm hiện có ở các địa phương trong cả nước, kết quả khối lượng văn khắc Hán Nôm đã thu thập được khoảng hơn 30.000 mặt thác bản. Trong thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn bia, đáng chú ý như luận án Văn biaViệt Nam và giá trị của nó trong nghiên cứu văn học Việt Nam thời trung đại của TS Trịnh Khắc Mạnh. Luận án Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã của TS. Phạm Thị Thùy Vinh. Luận án Văn bia thời Mạc và đóng góp của nó trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI của TS. Đinh Khắc Thuân. Luận án Văn bia khuyến học Việt Nam của TS. Nguyễn Hữu Mùi. Các luận văn: Văn bia đình làng Bắc bộ thế kỷ XVII của Ths. Trần Thu Hường; Nghiên cứu văn bia chợ của Ths. Đỗ Bích Tuyển; Nghiên cứu văn bia chữ Nôm của Ths.Nguyễn Thị Hường; Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn, Thanh Hóa của Ths. Ngô Thị Thanh Tâm, Nghiên cứu bia chùa quận Ba Đình, Hà Nội của Ths. Đoàn Trung Hữu, Luận văn Nghiên cứu văn bia huyện Kiến Thụy, Hải Phòng của Th.s Nguyễn Thị 2 Kim Hoa, Nghiên cứu văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội của Th.s Phạm Minh Đức…Ngoài ra còn rất nhiều bài viết đề cập đến văn bia một cách sâu sắc. Huyện Sóc Sơn có 274 văn bia văn bản có niên đại sớm nhất là năm Hồng Phúc 1 (1572), muộn nhất vào năm Bảo Đại thứ 14 (1939). Số lượng bia huyện Sóc Sơn khá lớn và có giá trị, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ về số lượng văn bia này. Viết về văn bia huyện Sóc Sơn, cho đến nay đáng kể nhất phải kể đến cuốn sách Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã của TS. Phạm Thùy Vinh, trong đó huyện Sóc Sơn được đề cập đến là huyện Kim Hoa thời Lê. 3. Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu, hệ thống tất cả những thác bản văn bia trên địa bàn huyện Sóc Sơn gồm 274 văn bia trên địa bàn 25 xã. 3. 2 Phạm vi nghiên cứu Sóc Sơn là huyện có bề dầy lịch sử, văn hóa, trải qua những bước biến đổi thăng trầm của lịch sử, huyện Sóc Sơn cũng có những thay đổi về mặt địa lý hành chính. Văn bia huyện Sóc Sơn là di sản vô giá, văn bia chủ yếu tồn tại dưới hai hình thức: hiện vật bia đá và thác bản văn bia. Văn bia nơi đây mang nhiều giá trị, đặc trưng tiêu biểu của vùng đất thuộc xứ Kinh Bắc xưa. Văn bia phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội: đời sống sinh hoạt, phong tục, tập quán tín ngưỡng...Do thời gian có hạn nên trong luận văn này chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát văn bia dưới dạng thác bản. Phạm vi nghiên cứu của luận văn gồm 3 vấn đề: - Tìm hiểu lịch sử địa lý và văn hóa huyện Sóc Sơn - Khảo sát, nghiên cứu đặc điểm văn bia huyện Sóc Sơn 3 - Tìm hiểu nội dung văn bia của huyện Sóc Sơn 3.3 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp là vấn đề hết sức quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Để hoàn thành luận văn, chúng tôi có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 3.3.1 Phương pháp văn bản học Thông qua mô tả văn bản về các mặt như kích cỡ bia, độ dài bài văn bia, đặc điểm trang trí trên bia, đặc điểm chữ viết...chúng tôi đưa ra những nhận định về đặc điểm văn bia của huyện Sóc Sơn, Hà Nội. 3.3.2 Phương pháp thống kê định lượng Tiến hành thống kê định lượng đối với 274 thác bản bia của huyện Sóc Sơn theo các tiêu chí: Sự phân bố theo không gian, thời gian, tác giả biên soạn, chữ viết....Thông qua các kết quả đó, chúng tôi đưa ra những nhận xét, đánh giá tổng quát về đặc điểm phân bố văn bia nơi đây. Song song với thống kê định lượng chúng tôi còn sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử. 3.3.3 Phương pháp tổng hợp Chúng tôi dựa vào phương pháp này để đưa ra nhận định tổng quát về những giá trị của văn huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ngoài ra chúng tôi tiến hành phương pháp điền dã để khảo sát thực về văn bia huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Chúng tôi cũng sử dụng các biểu đồ, sơ đồ, đồ thị nhằm biểu thị những nét khái quát của vấn đề. 4. Đóng góp mới của luận văn - Khảo sát, thống kê toàn bộ số lượng thác bản văn bia của huyện Sóc Sơn, Hà Nội hiện đang được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (274 thác bản văn bia). - Lần đầu tiên văn bia huyện Sóc Sơn, Hà Nội được nghiên cứu có hệ thống về cả nội dung và hình thức. Hơn nữa đề tài đưa ra những thống kê, so 4 sánh đối chiếu mang tính tổng hợp, khái quát cao nhất về văn bia huyện Sóc Sơn, Hà Nội từ trước đến nay. - Chúng tôi cố gắng đưa ra những nhận xét đánh giá chung nhất, khách quan nhất cùng những ưu điểm nổi bật về những giá trị về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán của vùng đất này thông qua những văn bia nơi đây; góp phần làm cơ sở cho các ngành nghiên cứu về vùng đất này. - Đưa ra danh mục văn bia huyện Sóc Sơn, Hà Nội. - Phần phụ lục dịch một số tấm bia tiêu biểu, có nguyên văn chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa. 5. Bố cục luận văn - Luận văn gồm có 4 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và phần phụ lục. - Phần nội dung được chia ra 3 chương: + Chương 1: Giới thiệu lịch sử địa lý, văn hóa truyền thống của huyện Gia Lâm, Hà Nội. + Chương 2: Đặc điểm văn bia huyện Sóc Sơn, Hà Nội. + Chương 3: Tìm hiểu giá trị nội dung văn bia huyện Sóc Sơn, Hà Nội. - Phần phụ lục bao gồm: + Nguyên văn một số bài văn bia của huyện Sóc Sơn, Hà Nội. + Phiên âm, dịch nghĩa giới thiệu một số văn bia tiêu biểu. 6. Quy ước trình bày - Các tài liệu trích dẫn để trong ngoặc vuông và đánh số theo thứ tự trong danh mục Tài liệu tham khảo cùng số trang của tài liệu được trích dẫn. Ví dụ: Đại Việt sử kí toàn thư [159, tr.133]. Các văn bia cũng có số thứ tự từ 1 đến 274 cũng đồng thời là những số thứ tự đầu của chúng tôi trong phần tài liệu tham khảo. Ví dụ [1] tức là bia số 1, [2] là bia số 2... 5 - Những chữ trên văn bia bị mờ trong phần phụ lục cúng tôi thống nhất để trong ngoặc [.]. 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 LỊCH SỬ ĐỊA LÝ, VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG HUYỆN SÓC SƠN 1.1 LỊCH SỬ ĐỊA LÝ 1.1.1 Lịch sử địa lý Huyện Sóc Sơn hiện nay là một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Huyện Sóc Sơn nguyên là đất của hai huyện Đa Phúc và Kim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc hợp nhất và lấy tên mới là huyện Sóc Sơn từ tháng 10 năm 1977. Là vùng đất có lịch sử lâu đời trải qua hàng ngàn năm kiến tạo, cả hai huyện Kim Anh – Đa Phúc đã nhiều lần thay đổi về tên gọi, địa giới hành chính, thay đổi về châu tỉnh trực thuộc. Huyện Đa Phúc thời Trần gọi là Tân Phúc, thời thuộc Minh vẫn gọi là Tân Phúc, thuộc châu Bắc Giang. Đời Lê Hoằng Định (1600 - 1619) đổi là Thiên Phúc rồi lại đổi là Tiên Phúc thuộc phủ Bắc Hà xứ Kinh Bắc. Đầu đời Nguyễn đổi là Đa Phúc thuộc phủ Bắc Hà, trấn Kinh Bắc. Năm 1822 thuộc trấn Bắc Ninh, năm 1831 thuộc tỉnh Bắc Ninh, năm 1901 thuộc tỉnh Phúc Yên. Huyện Kim Anh đổi thành Đại Hành, nằm trong trấn Cổ Pháp, đời Lý nằm trong phủ Thiên Đức, đời Trần nằm trong huyện Đông Ngàn thuộc châu Vũ Ninh, lộ Bắc Giang. Đời hậu Lê vẫn là một phần của huyện Đông Ngàn thuộc phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Từ thời Lê Quang Thuận (Lê Thánh Tông 1461 – 1469) Kim Anh được gọi là huyện Kim Hoa, phủ Bắc Hà, trấn Kinh Bắc. Năm 1841 đổi tên huyện Kim Hoa thành huyện Kim Anh thuộc tỉnh Bắc Ninh. Năm 1901 thuộc tỉnh Phù Lỗ, sau là tỉnh Phúc Yên (1). 1 Lịch sử cách mạng huyện Sóc Sơn (1930-1945),1991, tr.9-10 7 Huyện Sóc Sơn được thành lập theo Quyết định số 178 CP ngày 5 – 7 1977 của Hội đồng Chính phủ, trên cơ sở hợp nhất huyện Đa Phúc, huyện Kim Anh và thị trấn Xuân Hoà của tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 29 – 12 – 1978 , Nghị quyết của Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ tư cắt chuyển 18 xã và thị trấn Phúc Yên về huyện Mê Linh, Sóc Sơn còn 30 xã và được nhập về thành phố Hà Nội. Ngày 17 – 2 – 1979, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 49 CP cắt 4 xã (NamViêm, Ngọc Thanh, Phúc Thắng, Cao Minh) và thị trấn Xuân Hoà về huyện Mê Linh. Sóc Sơn còn lại 25 xã. Đến ngày 2 – 3 - 1987, thị trấn Sóc Sơn được thành lập theo Quyết định số 45 HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Huyện Sóc Sơn hiện nay là vùng đất nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố 35 km, với diện tích đất tự nhiên 306,51 km2 được giới hạn như sau: Phía bắc giáp Thái Nguyên với ranh giới tự nhiên là sông Cầu, có cầu Đa Phúc bắc ngang. Phía nam giáp với huyện Đông Anh, ranh giới tự nhiên là sông Cà Lồ, có cầu Phù Lỗ bắc qua. Phía đông giáp với hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, ranh giới tự nhiên là sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Như Nguyệt. Phía tây giáp huyện Mê Linh và thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện Sóc Sơn hiện nay có 26 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thị trấn và 25 xã: Bắc Phú, Đông Xuân, Đức Hoà, Hiền Ninh, Kim Lũ, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Cường, Phú Minh, Tân Hưng, Tân Minh, Tiên Dược, Trung Dã, Bắc Sơn, Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu, Minh Trí, Nam Sơn, Mai Đình, Quang Tiến, Hồng Kì, Thanh Xuân, Tân Dân. 1.1.2 Lịch sử chống ngoại xâm Sóc Sơn là huyện có bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá. Nơi đây có huyền thoại Thánh Gióng - một trong “Tứ bất tử” của thần điện Việt. Theo truyền thuyết thời vua Hùng thứ 6, giặc Ân đem quân xâm lược nước ta. Đi đến đâu chúng cũng cướp bóc của cải, tàn phá nhà cửa xóm làng, hãm hiếp 8 đánh giết người hết sức dã man. Vua Hùng phải hạ Chiếu chỉ đi khắp nơi để cầu người tài giỏi ra đánh giặc cứu nước. Thời gian này ở làng Phù Đổng huyện Gia Lâm đã xuất hiện một tướng tài mà người xưa tôn là Thánh Gióng, xin nhà vua đi đánh giặc Ân. Thánh Gióng tập hợp lực lượng rất giỏi, sau một thời gian ngắn đã có một đội quân đông, huấn luyện giỏi và rất mạnh. Thánh Gióng đánh đến đâu, giặc Ân tan đến đó. Cuối cùng Thánh Gióng đã dồn giặc Ân đến vùng Đa Phúc (huyện Sóc Sơn hiện nay). Một trận chiến đấu hết sức ác liệt và quyết định đã diễn ra ở đây. Giặc chết như rạ, thua bỏ chạy tán loạn. Những tên còn sống sót sợ khiếp đảm phải rút về nước. Vùng đất Phù Linh có núi Sóc, nơi Thánh Gióng cởi áo giáp sắt treo lên cây trầm hương, từ biệt vua Hùng, mẹ già, quê hương đất nước, cả người và ngựa bay về trời. Ghi dấu công đức của người anh hùng cứu nước, nhà vua đã phong cho ông là Phù Đổng Thiên Vương. Nhân dân Sóc Sơn đã lập đền thờ ông ở núi Sóc và hàng trăm địa danh khác trong huyện – nơi ghi dấu chân của người anh hùng làng Gióng. Năm 1076, dưới thời vua Lý Nhân Tông trị vì đất nước, 30 vạn quân Tống do chánh tướng Quách Quỳ và phó tướng Triệu Tiết chỉ huy đã ồ ạt vượt biên giới tiến vào nước ta. Vùng đất Sóc Sơn – Mê Linh ngày nay là nơi có phòng tuyến sông Như Nguỵêt đã chứng kiến tài trí thao lược thuỷ bộ quân của quân ta do Lý Thường Kiệt chỉ huy đánh bại cuộc tấn công của 30 vạn quân Tống. Dưới thời Trần Thái Tông ngày 12 tháng 12 năm 1257, tướng nhà Nguyên là Ngột Lương Hợp Đài đem quân sang xâm lược nước ta; quân Nguyên tiến vào nước ta theo hai đường, hội nhau ở Việt Trì và Bạch Hạc. Quân ta giữ phòng tuyến phía nam sông. Trước thế của giặc còn mạnh quân ta rút về phía nam lập trận tuyến chống giặc trên sông Cà Lồ, Phù Lỗ, dưới sự 9 chỉ huy trực tiếp của Vũ Trần Thái. Tại đây ngày 17 tháng 1 năm 1258 đã diễn ra trận đánh quyết liệt của quân ta chống quân Nguyên Mông, bảo vệ Thăng Long. Sau một trận chiến đấu ác liệt, quân ta theo mưu kế của tướng Lê Tân (tức Lê Phúc Tân) đã rút lui về Phù Lỗ, vừa đánh vừa bảo vệ vua Trần Thái Tông. Quân ta đã phá cầu Phù Lỗ và lập phòng tuyến mới ở bờ nam sông Cà Lồ để tiếp tục kìm hãm quân địch. Ở nước ta được 9 ngày, quân Nguyên bị quân ta chống trả quyết liệt, lại không chịu được khí hậu ở đây, nên đã phải rút về nước. Thời kỳ thực dân Pháp bắt đầu sang xâm lược nước ta, cùng với các trận chiến đấu của ông cha ta dọc sông Hồng, phía bắc Lập Thạch, vùng núi Tam Đảo… mặt trận vùng Kim Anh – Đa Phúc cũng được mở rộng. Khi thực dân Pháp đem quân ra đánh Bắc Kỳ lần thứ ba, trên đất Sóc Sơn, ngày 27 – 4 – 1884, nghĩa quân của Đốc Kết với 200 nghĩa sỹ dũng cảm tập kích vào đội quân thám thính của giặc Pháp do tên thiếu úy Grivet chỉ huy, đóng ở đồn Đa Phúc, tiêu diệt hàng trăm tên giặc thu nhiều vũ khí. Sau đó dưới ngọn cờ Cần Vương, còn có các cuộc kháng chiến chống Pháp do các Thổ hào chỉ huy như các ông: Trần Bốn, Đốc Huỳnh, Đốc Khoát, Lãnh Giang…liên tiếp nổ ra khắp vùng Kim Anh, Đa Phúc. Sang đầu thế kỷ thứ 20, qua hàng chục năm ròng, có những trận chiến đấu quyết liệt của nghĩa quân Đề Thám diễn ra ở một số nơi thuộc huyện như: Thắng Trí, Xuân Lai, Dược Thượng, chống bọn thực dân xâm lược Pháp. Vào ngày 18 tháng 12 năm 1972 trên cánh đồng Chuôm của xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, tiểu đoàn 59, trung đoàn 261 bộ đội tên lửa bảo vệ thủ đô đã bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay B52G của đế quốc Mỹ khi chúng xâm phạm bầu trời Hà Nội. Tiêu diệt 4 giặc lái, bắt sống 2 tên, chiến công xuất sắc này đã mở đầu cho chiến thắng Điện Biên Phủ trên không của quân dân Hà Nội 10 đánh bại cuộc tập kích đường không bằng B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội trong 12 ngày đêm cuối tháng 12 – 1972. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhân dân Sóc Sơn vừa trực tiếp, vừa gián tiếp góp sức người, sức của cho Tổ quốc, góp phần làm nên bao chiến công oanh liệt. Chính vì vậy huyện Kim Anh cũ, một phần của huyện Sóc Sơn ngày nay, huyện Sóc Sơn và 17 xã trong huyện đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. 1. 2. Văn hóa truyền thống 1. 2.1 Văn hóa lịch sử Sóc Sơn là vùng đất văn hiến ghi dấu ấn của ông cha từ thời xa xưa còn rải rác khắp huyện. Nơi đây có nhiều đình chùa, đền thờ trong huyện thờ các vị thần thời vua Hùng, chứng tỏ mảnh đất này có lịch sử rất lâu đời, tồn tại hàng ngàn năm. Sóc Sơn là mảnh đất còn lưu dấu nhiều di tích lịch sử liên quan đến buổi đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc. Huyện Sóc Sơn có hệ thống di tích liên quan đến Phù Đổng Thiên Vương và Tản Viên Sơn Thánh, với số lượng di tích lịch sử văn hoá và một kho tàng văn hoá phi vật thể rất phong phú, đa dạng, tiêu biểu cho một diện mạo văn hoá truyền thống và mang đậm bản sắc văn hoá Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến. Sóc Sơn là nơi có nhiều di tích được mọi người biết đến như: Khu di tích đền Sóc thờ Đức Thánh Gióng. Khu di tích bao gồm nhiều công trình kiến trúc có liên quan mật thiết với nhau là đền Thượng, đền Hạ, đền Mẫu, nhà Bia, chùa Đại Bi… mà trung tâm là dãy núi Sóc (Vệ Linh) – nơi ông cởi áo giáp sắt hoá thân bay về trời. Đền Thượng được coi là tâm điểm quan trọng nhất của khu di tích, được tạo dựng từ rất sớm, đến thế kỷ X, thời vua Lê Đại Hành (980 - 1005) thì trùng tu. Đền Hạ được dựng vào thời Lê Đại Hành và 11 được tu bổ nhiều lần. Trong khu di tích còn có đền Mẫu, chùa Đại Bi…Chùa Đại Bi được dựng vào thế kỷ X, do Khuông Việt Ngô Chân Lưu trụ trì. Đặc biệt, khu di tích ở trên núi Sóc Sơn đang xây dựng tượng đài Thánh Gióng. Lễ hội chính của đền Sóc vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch - một lễ hội lớn liên quan đến ba tỉnh: Thái Nguyên, Hà Nội, Vĩnh Phúc thu hút hàng vạn người tham gia. Khu di tích đền Sóc ngoài giá trị lịch sử, văn hoá còn một giá trị đặc biệt hiếm so với các di tích ở Hà Nội đó là cảnh quan môi trường kề núi, giáp rừng. Khu di tích nằm ở thung lũng chân núi Sóc, dãy núi Mã cạnh rừng, có hồ nước với phong cảnh hùng vĩ, không khí trong lành, mát mẻ. Nhờ cảnh quan và thiên nhiên môi trường, khách đến tham quan di tích không chỉ cúng lễ, mà còn được thưởng ngoạn cảnh quan và thư giãn với không khí trong lành. Tượng đài Thánh Gióng, chùa Non và Học viện Phật giáo - thuộc quần thể Khu di tích Sóc Sơn, tạo cho nơi đây thành khu du lịch văn hoá, tâm linh và sinh thái hấp dẫn ở phía bắc Thủ đô. Đền Thuỵ Hương, đền Hương Gia xã Phú Cường, đền Cả xã Đông Xuân, đình Thạch Lỗi xã Thanh Xuân, đình Hạ Xuân Lai xã Xuân Thu, đình thôn Trung xã Hoài Đức, đình Phú Tàng xã Bắc Phú thờ đức Thánh Tam Giang tức Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng. (Anh em nhà Trương Hống đều là những tướng tài giỏi, đã tham gia cuộc kháng chiến chống giặc Lương dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) năm 549 – 571. Triệu Việt Vương đã phong Trương Hống là thượng tướng quân, Trương Hát là tả tướng quân, Trương Lừng là Hữu quân. Khi mất, các ông được phòng làm Thánh Tam Giang và được thờ ở nhiều nơi); Đền Thuỵ Hương lưu giữ được 21 đạo sắc phong, trong đó đạo sắc phong có niên đại sớm nhất là năm Phúc Thái thứ 5 (Lê Chân Tông)(1647). Đền Hương Giang còn lưu giữ được 15 đạo sắc phong, sắc phong có niên đại sớm 12 nhất là năm Cảnh Hưng 1(1740). Ở hai ngôi đền này còn bảo lưu nhiều mảng chạm khắc, di vật mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII, XVIII. Đền Cả hiện còn lưu giữ được nhiều di vật quý như: ngai thờ, nhang án, giá văn, kiệu rước, đặc biệt là 5 đạo sắc phong có niên đại trải dài từ niên hiệu Cảnh Hưng thứ 44 (1783) đến niên hiệu Khải Định 9 (1924) và hai tấm bia hậu thần niên hiệu Tự Đức (1852). Đình Thạch Lỗi hiện nay còn bảo lưu được một số đồ tế khí như long ngai bài vị thế kỷ XIX –XX, bài vị thờ Thánh Tam Giang và bộ kiệu bát cống nghệ thuật thế kỷ XIX – XX. Đình Hạ Xuân Lai còn lưu giữ nhiều di vật quý như: kiệu rước, nhang án, bát bửu, long ngai được chạm khắc tỷ mỷ, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Đặc biệt trong đền còn lưu giữ cuốn thần phả và 8 đạo sắc phong của các triều vua ban, cùng những tấm bia đá, hoành phi câu đối. Hàng năm vào ngày sinh của Thần mùng 5 Giêng và ngày hoá mùng 10 tháng Tư là các kỳ tế lễ lớn. Trong ngày hội đình Hạ Xuân Lai còn lưu giữ được tục đua thuyền trên sông Cà Lồ để tưởng nhớ lại công tích của đức Thánh Tam Giang. Đình thôn Trung còn lưu giữ bộ sưu tập di vật khá đa dạng về chủng loại gồm: hai cỗ ngai thờ, một cỗ kiệu bát cống, hương án, được chạm khắc công phu đề tài tứ linh phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, một tấm bia hậu thần thời Nguyễn. Lễ hội đình thôn Trung được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng 9 âm lịch hàng năm. Đình Phú Tàng trải qua thời gian với những biến cố thăng trâm của lịch sử đã làm cho kiến trúc di tích bị hư hỏng, một số di vật bị thất lạc. Tuy nhiên, đình Phú Tàng hiện nay vẫn còn lưu giữ được nhiều di vật như: 13 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến phong cho các thần hoàng làng, 1 cuốn thần tích, bức cửa võng sơn son thếp vàng, 1 ngai thờ kép dạng khám trang trí rồng chầu mặt nguyệt, sơn son thếp vàng nghệ thuật thế kỷ XIX. 13 Trong các di tích lịch sử văn hoá còn bảo lưu được nhiều di vật quý có giá trị lớn, như: 30 pho tượng tròn mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII ở chùa Thuỵ Hương xã Phú Cường, chùa Đại Bi xã Xuân Thu có gạch thời Lê thế kỷ XVI – XVII, một cột hương đá 4 mặt khắc chữ có niên đại Vĩnh Thịnh 13(1717). Đặc biệt là nhưng phát hiện khảo cổ học ở Sóc Sơn như: di tích gốm – sành - sứ thôn Đoài, xã Phù Lỗ; vết tích gốm – sành - sứ ở Hương Gia xã Phú Cường; vết tích gốm - sành - sứ ở Thắng Trí xã Minh Trí, theo giám định cho biết những mảnh gốm – sành - sứ phát hiện được chúng có niên đại thế kỷ XIII – XIV, mà phổ biến là thế kỷ XVII – XVIII. Di tích Cự Thạch tại Hà Nội lần đầu tiên được phát hiện ở xã Minh Trí huỵên Sóc Sơn. Lần đầu tiên phát hiện hai di tích Cự Thạch loại hình Trách Thạch (dolmen) ở thôn Thái Lai và thôn Minh Tân, xã Minh Trí, dọc theo suối Đồng Đò. Trách 1 (thôn Thái Lai) nằm gần gò Đồi Bông, toạ độ 21 độ 17’679’’ vĩ độ Bắc và 105 độ 47’543’’ kinh độ Đông. Trách thạch 2 (thôn Minh Tân) hiện còn nằm trong long đập nước Đồng Đò, toạ độ 21 độ 18’501’’ vĩ độ Bắc và 105 độ 46’159’’ kinh độ Đông. Nhưng di tích cự thạch ở Sóc Sơn không nằm ngoài hệ thống Cự thạch miền Bắc Việt Nam. Những di tích này có niên đại chủ yếu thuộc giai đoạn khảo cổ học lịch sử và những chức năng của chúng liên quan chặt chẽ tới cấu trúc xã hội theo kiểu theo kiểu thủ lĩnh khu vực. Cự thạch ở Sóc Sơn có lẽ có nhiều chức năng từ tâm linh đến biểu tượng quyền lực. Sóc Sơn là vùng đất lâu đời, ở đây còn lưu giữ được rất nhiều những lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc. Trên địa bàn huyện Sóc Sơn hiện nay có 87 lễ hội được tổ chức hàng năm, trong đó có những lễ hội được tổ chức ở những di tích nổi tiếng như khu di tích đền Sóc, đình, đền Hoàng Tổng. Ở xã Xuân Thu mở hội thi kéo co, đua thuyền nổi tiếng trong vùng, 14 ngoài ra những sinh hoạt văn hóa như: hát quan họ, hát trống quân, cò lả, hát ví, múa lân, kéo co...là những hoạt động của quần chúng làng xã. Sóc Sơn là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi Tây Bắc - Việt Bắc, nơi có nhiều đường giao thông huyết mạch chạy qua, đường quốc lộ 2, đường quốc lộ 3, đường quốc lộ 18, đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, đường Hà Nội – Sân bay Nội Bài, đường vành đai 4, đường quốc lộ liên tỉnh 16, 35. Đường thuỷ là sông Cầu đi ra biển Hải Phòng. Đặc biệt, huyện Sóc Sơn có sân bay quốc tế Nội Bài và tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên chạy qua, các nhà ga bến xe, bến bãi kho tàng, hệ thống thông tin vô tuyến, hữu tuyến… ngày một phát triển tạo thuận lợi cho việc giao dịch trong và ngoài nước. Là huyện thuộc miền đất trung du, địa hình đa dạng, phong phú về tài nguyên, nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp. Về nghề nông cùng với việc trồng lúa nước, nhân dân còn trồng mầu (ngô, khoai, sắn), trồng cây thực phẩm (lạc, vừng, rau đậu …) và một số cây công nghiệp (chè, cà phê, thuốc lá …), cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày một phát triển phong phú. Sóc Sơn cũng có những vùng lúa gạo, rau ngon có tiếng, có nghề thủ công truyền thống mà nhân dân quanh vùng đều biết đến qua câu ca dao: “Gạo Cốc, rau Ngô ngon có tiếng (1) Giường tre Thu Thuỷ đệm rung rinh”(2) Sóc Sơn có nhiều phong cảnh đẹp, nhiều di tích, danh thắng làm hài lòng du khách thập phương. Sóc Sơn tự hào có những công trình kỳ vĩ, đó là khu di tích đền Sóc với tượng đài Thánh Gióng cao 11,07m, với độ vươn ra là 16m được đúc bằng đồng nặng 85 tấn. Công trình tượng đài Thánh được hoàn thành vào Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. 1.2.2 Một số danh nhân tiêu biểu 2 1.Cốc: là thôn Cốc Lương, Ngô: là thôn Ngô Đạo ( xã Tân Hưng ngày nay) 2. Thu Thủy: thuộcc xã Xuân Thuỷ nay 15 1.2.2.1 Khuông Việt đại sư Pháp hiệu của Ngô Chân Lưu (933 - 1011), người làng Cát Lợi, huyện Thường Lạc (nay là xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn). Ngô Chân Lưu theo học Nho, sau học đạo Phật và trụ trì ở chùa Khai Quốc. Ông nổi tiếng tinh thông Thiền học, khắp nơi trong cả nước đều biết tiếng. Vua Đinh Tiên Hoàng (970 - 979) phong ông làm Tăng Thống và ban pháp hiệu Khuông Việt đại sư. Đời vua Lê Đại Hành (980 - 1005), ông vẫn giữ chức như thời vua Đinh và được tham dự vào những việc quan trọng của triều đình. Năm 986, Vua Lê Đại Hành cử ông và sư Pháp Thuận ra giao thiệp với sứ giả nhà Tống là Lý Giác. Khi công việc kết thúc và sứ giả về nước, ông có sang tác khúc ca Vương lang quy rất hay để tặng. Tác phẩm: Có bài Vương lang quy王 郎 歸 , Thuỷ chung始 終 , Nguyên hoả 元 火 trong Thiền uyển tập anh 禪 苑 集 英 và Đại Việt sử ký toàn thư 大越史記全書… 1.2.2.2 Đỗ Nhuận (1446 - ?) Người xã Kim Hoa huyện Kim Hoa (nay thuộc huyện Sóc Sơn), 21 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Tuất niên hiệu Quang Thuận 7 (1466) đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến chức Thượng thư, Đông các đại học sĩ, được vời vào hoàng cung dạy học cho vương tử. Lê Thánh Tông phong cho ông làm Tao Đàn phó nguyên soái, mời dự các buổi bình thơ của vua. Sáng tác có các bài thơ họa thơ Lê Thánh Tông (Anh hoa hiếu trị, Quỳnh uyển cửu ca), được tuyển trong Toàn Việt thi lục và là đồng biên soạn sách Thiên Nam dư hạ tập 天 南 與 下 集 . 1.2.2.3 Nguyễn Tôn Miệt (1441 - ?) 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan