Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu văn bia huyện gia lâm, hà nội...

Tài liệu Nghiên cứu văn bia huyện gia lâm, hà nội

.PDF
320
265
120

Mô tả:

Trường Đại học Khoa học Viện Nghiên cứu Xã hội và Nhân văn Hán Nôm ***** ***** PHẠM MINH ĐỨC NGHIÊN CỨU VĂN BIA HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: HÁN NÔM MÃ SỐ: 60 22 40 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS TRỊNH KHẮC MẠNH HÀ NỘI - 2009 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………………………..1 1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………...1 2. Lịch sử vấn đề ……………………………………………………………1 3. Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………………..3 Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................3 Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………………3 Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………...3 Phương pháp văn bản học……………………………………………………4 Phương pháp thống kê định lượng …………………………………………...4 Phương pháp tổng hợp ………………………………………………………4 4. Đóng góp của luận văn ………………………………………………….4 5. Bố cục luận văn ………………………………………………………….5 6. Quy ước trình bày ……………………………………………………….5 PHẦN NỘI DỤNG Chương I. LỊCH SỬ ĐỊA LÝ, VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG HUYỆN GIA LÂM 1.1 Lịch sử địa lý ……………………………………………………………..6 1.1.1 Lịch sử chống ngoại xâm ……………………………………………….6 1.1.2 Lịch sử địa lý ...........................................................................................7 1.2 Văn hóa truyền thống ……………………………………………………..10 1.2.1 Văn hóa lịch sử ………………………………………………………....10 1.2.2 Danh nhân đỗ đạt ……………………………………………………....13 1.2.3 Một số danh nhân tiêu biểu ……………………………………………14 Tiểu kết chương 1 ……………………………………………………………..18 Chương II. ĐẶC ĐIỂM VĂN BIA HUYỆN GIA LÂM ……………………19 2.1 Vài nét về văn bia ……………………………………………...............19 2.1.1 Vài nét về văn bia Hà Nội ……………………………………………..20 2.2 Khảo sát văn bia huyện Gia Lâm ……………………………………..20 2.2.1 Sự phân bố văn bia huyện Gia Lâm ………………………………20 2.2.2.1. Phân bố theo không gian……………………………………..20 2.2.2.2. Phân bố theo thời gian……………………………………….30 2. 3 Một số đặc điểm văn bản ……………………………………………..35 2.3.1 Tác giả soạn văn bia huyện Gia Lâm ……………………………..35 2.3.2 Những người viết chữ cho văn bia huyện Gia Lâm ……………….42 2.3.3 Người khắc đá văn bia huyện Gia Lâm ……………………………47 2.3.4 Kích thước và độ dài văn bia huyện Gia Lâm ……………………..49 2.3.5 Chữ Nôm trên văn bia huyện Gia Lâm ……………………………56 2.3.6 Chữ húy trên văn bia huyện Gia Lâm ……………………………..62 2.3.7 Đề tài trang trí trên văn bia huyện Gia Lâm ……………………...65 2. 3. 8 Bố cục văn bia huyện Gia Lâm ......................................................70 Tiểu kết chương 2 ……………………………………………………………..72 Chương III. TÌM HIÊU GIÁ TRỊ VĂN BIA HUYỆN GIA LÂM ………...73 3.1 Văn bia huyện Gia Lâm góp hần nghiên cứu lịch sử địa phương…..73 3.1.1 Văn bia huyện Gia Lâm góp phần nghiên cứu nhân vật lịch sử truyền thuyết …………………………………………………………………………...73 3.2 Văn bia huyện Gia Lâm góp phần tìm hiểu phong tục tập quán, tín ngưỡng địa phương……………………………………………………………74 3.2.1 Văn bia huyện Gia Lâm phẩn ánh tục lập Hậu thần, Hậu phật, Hậu ngõ ……………………………………………………………………………...74 3.2.2 Văn bia huyện Gia Lâm phản ánh tục gửi giỗ …………………….78 3.3 Văn bia huyện Gia Lâm phản ánh các nghề thủ công truyền thống...79 3.3.1 Nghề gốm Bát Tràng……………………………………………….80 3.3.2 Nghề bốc thuốc Ninh Hiệp…………………………………………81 3.4 Văn bia góp phần tìm hiểu các hoạt động trong làng xã Gia Lâm ….81 3.4.1 Góp phần xây dựng các công tình phục vụ tín ngưỡng của người dân………………………………………………………………..81 3.4.2 Góp phần phản ánh việc xây dựng các công trình công cộng nhằm phát triển kinh tế địa phương…………………………………………………...85 3.4.3 Góp phần tìm hiểu tinh thần giáo dục và truyền thống hiếu học…..87 3.4.4 Phản ánh về gia phả các dòng họ………………………………….89 Tiểu kết chương 3 ……………………………………………………………..93 KẾT LUẬN…………………………………………………………………….94 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….....97 PHỤ LỤC……………………………………………………………………..115 PHỤ LỤC 1: Danh mục văn bia huyện Gia Lâm …………………………..116 PHỤ LỤC 2: Nguyên văn chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa một số văn bia huyện Gia Lâm………………………………………………………………...204 Phạm Minh Đức- Nghiên cứu văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Gia Lâm là một huyện thuộc ngoại thành thủ đô Hà Nội, là vùng đất có bề dầy lịch sử văn hóa, nơi hội tụ giao thoa giữa hai nền văn hóa, văn hóa Kinh Bắc và văn hóa Thăng Long. Gia Lâm là vùng đất “địa linh nhân kiệt” có nhiều làng khoa bảng nhƣ ở các xã: Phú Thị, Kim Sơn. Gia Lâm cũng có nhiều di tích lịch sử: có 238 di tích, 73 di tích đã đƣợc công nhận xếp hạng (61 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 12 di tích xếp hạng cấp thành phố). Đặc biệt Gia Lâm còn lƣu giữ đƣợc một số lƣợng văn bia khá lớn, trong đó có nhiều văn bia có niên đại sớm, nhiều văn bia do các vị đỗ đại khoa soạn rất có giá trị. Văn bia nơi đây phản ánh rõ sự thay đổi về mặt địa lý, lịch sử cùng sự phát triển về mặt đời sống, văn hóa, sinh hoạt làng xã của ngƣời dân. Những giá trị tinh thần đƣợc thể hiện rất đậm nét trong nội dung các bài văn bia. Với nhiều ý nghĩa tích cực nhƣ vậy nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có một công trình nào thống kê, nghiên cứu một cách đầy đủ, khoa học và có hệ thống về số lƣợng văn bia này, vì thế cho nên chúng tôi chọn Nghiên cứu văn bia huyện Gia Lâm là đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử vấn đề Hiện nay, ở Việt Nam tấm bia đƣợc coi là sớm nhất có tên Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng bi văn 大隨九真郡寶安道場之碑文 đƣợc khắc vào niên hiệu Đại Nghiệp thứ 14 (618). Văn bia có giá trị rất to lớn, vì vậy ngay từ rất sớm từ rất sớm nó đã đƣợc các nhà khoa học khai thác và nghiên cứu. Lê Quý Đôn (1726 - 1781) đã lập danh mục văn bia thời Lý - Trần trong cuốn Đại Việt Thông Sử [156], Lê Cao Lãng ( ? - ?) đã chép những bài Văn bia ở Văn Miếu Hà 1 Phạm Minh Đức- Nghiên cứu văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội Nội thành tập Lê triều lịch khoa tiến sĩ đề danh bi kí 黎朝歷科進士提名碑 記[158] vào thế kỉ XIX. Bùi Huy Bích (1744 - 1818) cũng giới thiệu 24 bài văn bia trong tập Hoàng Việt văn tuyển 皇越文選[143]. Trong những năm đầu thế kỷ XX, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội đã tổ chức một đợt sƣu tập thác bản văn khắc Hán Nôm ở hơn 40 tỉnh trong phạm vi nƣớc Việt Nam. Kết quả đã thu thập đƣợc 11.651 đơn vị văn khắc (bia đá, chuông đồng, biển gỗ) với 20.980 mặt thác bản. Trong thế kỉ XX, XXI đã có nhiều Luận án nghiên cứu về văn bia, đáng chú ý nhƣ luận án Văn bia Việt Nam và giá trị của nó khi nghiên cứu văn học cổ trung đại của Ts. Trịnh Khắc Mạnh. Luận án Văn bia thời Mạc và đóng góp của nó trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam thế kỉ XVI của Ts. Đinh Khắc Thuân. Luận án Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã của Ts. Phạm Thùy Vinh. Sang thế kỉ XXI có Luận án Nghiên cứu văn bia khuyến học của Ts. Nguyễn Hữu Mùi. Văn bia chợ Việt Nam- Giá trị tư liệu khi tìm hiểu các vấn đề sinh hoạt xã hội thời phong kiến của Th.s Đỗ Thị Bích Tuyển. Luận văn Nghiên cứu văn bia đình làng Bắc Bộ thế kỉ XVII và sự phản ánh văn hóa tín ngưỡng nơi đình làng của Ths. Trần Thị Thu Hƣờng. Luận văn Nghiên cứu văn bia chữ Nôm của Ths. Nguyễn Thị Hƣờng. Luận văn Nghiên cứu văn bia huyện Kiến Thụy, Hải Phòng của Th.s Nguyễn Thị Kim Hoa... Văn bia huyện Gia Lâm do Viện Viễn đông Bác cổ của Pháp sƣu tầm có 142 văn bia (chiếm khoảng 1,2% số lƣợng văn bia mà Viện Viễn đông Bác cổ sƣu tầm trên toàn quốc), bia có niên đại sớm nhất đƣợc dựng vào năm Đoan Thái thứ 2 (1587), muộn nhất vào năm Bảo Hƣng thứ 2 (1802). Số lƣợng bia huyện Gia Lâm mà Viện Viễn đông Bác cổ sƣu tầm là khá lớn và có giá trị, nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ về số lƣợng văn bia này. Viết về văn bia huyện Gia Lâm, cho đến nay đáng kể nhất 2 Phạm Minh Đức- Nghiên cứu văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội phải kể đến cuốn Văn bia làng Nành của PGS.TS Đinh Khắc Thuân, giới thiệu 66 thác bản gồm văn bia, văn chuông, khánh của làng Phù Ninh (Ninh Hiệp) trong đó có 34 văn bia do Viện Viễn đông Bác cổ sƣu tầm. Ngoài ra cũng có một số bài viết đáng chú ý liên quan đến văn bia huyện Gia Lâm: Hệ thống bia ở cụm di tích Đình - Đền - Chùa làng Phú Thị (Gia Lâm, Hà Nội) của Ts. Bùi Xuân Đính, thông báo Hán Nôm 2004. Giới thiệu tấm bia Trần Quý Thị lưu trạch bi của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo của Phạm Minh Đức, thông báo Hán Nôm 2008. 3. Đối tƣợng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu, hệ thống tất cả những thác bản văn bia trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay do Viện Viễn Đông Bác Cổ sƣu tầm hiện đang lƣu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, gồm 142 văn bia trên địa bàn 22 xã. 3. 2 Phạm vi nghiên cứu Gia Lâm là huyện có bề dầy lịch sử, văn hóa, trải qua những bƣớc biến đổi thăng trầm của lịch sử thì huyện Gia Lâm cũng có những thay đổi về mặt địa lý hành chính. Văn bia huyện Gia Lâm là di sản vô giá, văn bia chủ yếu tồn tại dƣới hai hình thức: văn bia hiện vật và thác bản văn bia. Văn bia nơi đây mang nhiều giá trị, đặc trƣng tiêu biểu của vùng đất. Văn bia phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội: đời sống sinh hoạt, phong tục, tập quán tín ngƣỡng...Do thời gian có hạn nên trong luận văn này chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát văn bia dƣới dạng thác bản. Phạm vi nghiên cứu của luận văn gồm 3 vấn đề: - Tìm hiểu lịch sử địa lý và văn hóa huyện Gia Lâm - Khảo sát, nghiên cứu đặc điểm văn bia huyện Gia Lâm - Tìm hiểu nội dung văn bia của huyện Gia Lâm. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3 Phạm Minh Đức- Nghiên cứu văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội Phƣơng pháp là vấn đề hết sức quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Để hoàn thành luận văn, chúng tôi có sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: 3.3.1 Phương pháp văn bản học Thông qua mô tả văn bản về các mặt nhƣ kích cỡ bia, độ dài bài văn bia, đặc điểm trang trí trên bia, đặc điểm chữ viết, chữ Nôm, chữ húy...chúng tôi đƣa ra những nhận định về đặc điểm văn bia của huyện Gia Lâm, Hà Nội. 3.3.2 Phương pháp thống kê định lượng Tiến hành thống kê định lƣợng đối với 142 thác bản bia của huyện Gia Lâm do Viện Viễn đông Bác cổ sƣu tầm theo các tiêu chí: Sự phân bố theo không gian, thời gian, tác giả biên soạn, ngƣời viết chữ, thợ khắc đá, chữ Nôm, chữ húy...Thông qua các kết quả đó, chúng tôi đƣa ra những nhận xét, đánh giá tổng quát về đặc điểm phân bố văn bia nơi đây. Song song với thống kê định lƣợng chúng tôi còn tiến hành đối chiếu với các yếu tố: đồng đại, đồng thể, đồng tự dạng... 3.3.3 Phương pháp tổng hợp Chúng tôi dựa vào phƣơng pháp này để đƣa ra nhận định tổng quát về những giá trị của văn huyện Gia Lâm. Ngoài ra chúng tôi tiến hành phƣơng pháp điền dã để khảo sát thực về văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội. 4. Đóng góp mới của luận văn - Khảo sát, thống kê toàn bộ số lƣợng thác bản văn bia của huyện Gia Lâm do Viện Viễn Đông Bác Cổ sƣu tầm trong những năm đầu của thế kỉ XX hiện đang đƣợc lƣu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (142 thác bản văn bia). - Lần đầu tiên văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội đƣợc nghiên cứu có hệ thống về cả nội dung và hình thức. Hơn nữa đề tài đƣa ra những thống kê, so sánh đối chiếu mang tính tổng hợp, khái quát cao nhất về văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội từ trƣớc đến nay. 4 Phạm Minh Đức- Nghiên cứu văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội - Chúng tôi cố gắng đƣa ra những nhận xét đánh giá chung nhất, khách quan nhất cùng những ƣu điểm nổi bật về những giá trị về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán của vùng đất này thông qua những văn bia nơi đây; góp phần làm cơ sở cho các ngành nghiên cứu về vùng đất này. - Đƣa ra danh mục văn bia huyện gia Lâm, Hà Nội và phần lƣợc thuật các thác bản văn bia theo 8 tiêu chí. - Phần phụ lục dịch 9 tấm bia tiêu biểu, có nguyên văn, phiên âm, dịch nghĩa. 5. Bố cục luận văn - Luận văn gồm có 4 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và phần phụ lục. - Phần nội dung đƣợc chia ra 3 chƣơng: + Chƣơng 1: Giới thiệu lịch sử địa lý, văn hóa truyền thống của huyện Gia Lâm, Hà Nội. + Chƣơng 2: Đặc điểm văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội. + Chƣơng 3: Tìm hiểu giá trị nội dung văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội. - Phần phụ lục bao gồm: + Danh mục văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội + Phiên âm, giới thiệu một số văn bia tiêu biểu 6. Quy ƣớc trình bày - Các tài liệu trích dẫn để trong ngoặc vuông và đánh số theo thứ tự trong danh mục Tài liệu tham khảo cùng số trang của tài liệu đƣợc trích dẫn. Ví dụ: Đại Việt sử kí toàn thư [159, tr.133]. Các văn bia cũng có số thứ tự từ 1 đến 142 cũng đồng thời là những số thứ tự đầu của chúng tôi trong phần tài liệu tham khảo. Ví dụ [1] tức là bia số 1, [2] là bia số 2... - Những chữ trên văn bia bị mờ trong phần phụ lục cúng tôi thống nhất để trong ngoặc [.]. 5 Phạm Minh Đức- Nghiên cứu văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I LỊCH SỬ ĐỊA LÝ, VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIA LÂM, HÀ NỘI 1.1 LỊCH SỬ ĐỊA LÝ 1.1.1 Lịch sử chống ngoại xâm Gia Lâm là huyện có truyền thống đấu tranh đánh giặc giữ nƣớc, kiên cƣờng bất khuất. Trải qua các triều đại lịch sử đều có những nhân tài đánh giặc giữ nƣớc, cứu dân. Tiêu biểu là ngƣời anh hùng Thánh Gióng ở làng Phù Đổng, ngƣời có công đánh giặc Ân thời vua hùng thứ 6, sách Đại Việt sử kí toàn thư[ 159, tr 133-134] ghi rằng: “ Vào đời vua hùng thứ 6 ở hƣơng Phù Đổng, bộ Vũ Ninh, có ngƣời nhà giàu, sinh một con trai, đến năm hơn ba tuổi, ăn uống béo lớn nhƣng không biết cƣời nói cƣời. Gặp lúc trong nƣớc có tin nguy cấp, vua sai sứ giả đi tìm ngƣời có thể đánh lui đƣợc giặc. Ngày hôm ấy, đứa trẻ bỗng nói đƣợc, bảo mẹ ra mời thiên sứ vào, nói: “Xin cho một thanh gƣơm, một con ngựa, vua không phải lo gì”. Vua ban cho gƣơm và ngựa, đứa trẻ liền phi ngựa vung gƣơm tiến lên trƣớc, quan quân theo sau, đánh tan giặc ở chân núi Vũ Ninh. Quân giặc tự quay giáo đánh lẫn nhau, chết rất nhiều, bọn sống sót đều rạp lạy, tôn gọi đứa trẻ ấy là thiên tƣớng, liền đến xin hàng cả. Đứa trẻ phi ngựa lên trời mà đi. Vua sai sửa sang chỗ vƣờn nhà đứa trẻ lập đền thờ, hàng năm cúng tế. Về sau Lý Thái Tổ phong là Xung Thiên Thần Vƣơng”. Đúng nhƣ Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng nhận xét: “Hình ảnh ngƣời anh hùng làng Gióng phản ánh một trang lịch sử oanh liệt chống ngoại xâm trong đó nổi lên chiến công con em ngƣời dân thƣờng”. Vào thời nhà nƣớc Vạn Xuân (thế kỉ thứ VI) huyện Gia Lâm có là nhiều tƣớng tài giúp Lí Bí đánh giặc Lƣơng nhƣ Cao Đƣờng ngƣời thôn Tình Quang, 6 Phạm Minh Đức- Nghiên cứu văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội Nguyễn Tuấn ngƣời thôn Trân Tảo (Phú Thị). Nguyễn Tuấn là ngƣời dùng mƣu giết hai tƣớng giặc là Lƣơng Tử Sùng và Tôn Vấn. Thời Lý huyện Gia Lâm còn có Nguyên Phi Ỷ Lan. Nguyên phi Ỷ Lan ngƣời quê ở làng Thổ Lỗi (xã Dƣơng Xá), bà đã thay chồng trông coi việc nƣớc khi chồng đem quân đánh giặc. Khi làm Thái hậu bà đã phụ chính cho con là Lý Nhân Tông, bà có nhiều cải cách có ý nghĩa nhƣ khuyến nông, chăm sóc nhân dân, giải phóng phụ nữ, ngƣời nghèo. Tên tuổi và những chiến công vẻ vang của bà đã làm rạng danh cho non sông đất nƣớc. Thời Trần tại xã Kiêu Kỵ có Nguyễn Chế Nghĩa là tƣớng tiên phong của Phạm Ngũ Lão, từng đánh bại quân Nguyên xâm lƣợc và đƣợc giao trọng trách trấn giữ biên giới Lạng Sơn. Thời Tây Sơn, xã Ninh Hiệp là quê mẹ của công chúa Ngọc Hân - vợ vua Quang Trung, ngƣời anh hùng áo vải nổi tiếng của dân tộc. Ngọc Hân là nhà văn, nhà thơ từng tham dự vào việc triều chính. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lƣợc quân và dân Gia Lâm đã mƣu trí, dũng cảm, kiên cƣờng chiến đấu chống kẻ thù. Những tên gọi: Đại đội Hồng Hà, Đội nữ du kích Trƣng Trắc, Tiểu đoàn Thiên Đức... với những chiến công “Sóng sông Hồng”, “Lửa phi trƣờng ”, “Sấm đƣờng 5”....làm kẻ thù khiếp sợ. Vừa chiến đấu vừa sản xuất phục vụ chiến đấu, nhân dân và du kích của những tên làng nhƣ Trung Mầu, Kim Sơn, Yên Viên...cùng với bộ đội chủ lực đã lập lên những chiến công vang dội trên mảnh đất Gia Lâm, góp phần vào những thắng lợi quan trọng ở Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội. 1.1.2 Lịch sử địa lý Huyện Gia Lâm nằm ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai mầu mỡ phì nhiêu. Gia Lâm hiện nay là một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau thì huyện Gia Lâm cũng có những thay đổi về địa lý diên cách: 7 Phạm Minh Đức- Nghiên cứu văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội Vào thời Hùng Vƣơng huyện Gia Lâm thuộc bộ Vũ Ninh (một trong 15 bộ thời Hùng Vƣơng), đến thời nhà Tấn thuộc quận Giao Chỉ, thời Đinh thuộc đạo Bắc Giang, thời Tiền Lê thuộc lộ Bắc Giang, thời Lý thuộc phủ Thiên Đức, thời Trần thuộc lộ Bắc Giang, nhà Minh thuộc phủ Bắc Giang, thời hậu Lê thuộc phủ Thuận An, đến thời Nguyễn (Gia Long gọi là trấn Kinh Bắc; năm Minh Mệnh 3 đổi là trấn Bắc Ninh, năm Minh Mệnh 12 gọi là tỉnh Bắc Ninh). Năm 1831, huyện Gia Lâm có 10 tổng, 79 thôn sở. Đó là các tổng: Cổ Biện, Kim Sơn, Đặng Xá, Gia Thụy, Cự Linh, Đông Dƣ, Đa Tốn, Nghĩa Trai, Nhƣ Kinh và Lạc Đạo. Thời kỳ Pháp xâm lƣợc nƣớc ta, ba tổng Nghĩa Trại, Nhƣ Kinh và Lạc Đạo chuyển về các huyện Văn Giang, Văn Lâm, Hƣng Yên. Năm 1946 huyện Gia Lâm nhập về tỉnh Hƣng Yên, cuối năm 1949 huyện Gia Lâm trở về Bắc Ninh. Năm 1961 huyện Gia Lâm sát nhập vào thủ đô Hà Nội, huyện Gia Lâm và một số xã của huyện Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành (Bắc Ninh), Văn Giang (Hƣng Yên), gồm 31 xã và 2 thị trấn. Năm 1982 hai thị trấn mới đƣợc thành lập là Sài Đồng và Đức Giang. Năm 1982 huyện Gia Lâm gồm 31 xã: Ngọc Thụy, Thƣợng Thanh, Việt Hƣng, Gia Thụy, Bồ Đề, Giang Biên, Hội Xá, Cổ Bi, Đặng Xá, Phú Thị, Kim Sơn, Lệ Chi, Dƣơng Quang, Dƣơng Xá, Kiêu Kỵ, Trâu Quỳ, Đa Tốn, Văn Đức, Kim Lan, Bát Tràng, Yên Viên, Dƣơng Hà, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Trung Mầu, Cự Khối, Thạch Bàn, Long Biên, Đông Dƣ, Yên Thƣờng và 4 thị trấn: Gia Lâm, Sài Đồng, Đức Giang, Yên Viên. Năm 2004 theo nghị định 132/NĐ - CP của Chính phủ, tách 10 xã của huyện Gia Lâm để thành lập Quận Long Biên. Huyện Gia Lâm hiện nay với diện tích đất tự nhiên 114km2 đƣợc giới hạn nhƣ sau: Phía Đông, Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Phía Nam, Đông Nam giáp tỉnh Hƣng Yên. Phía Bắc giáp huyện Đông Anh, Hà Nội. Phía Tây giáp quận Long Biên, Hà Nội. Có sông Hồng, sông Đuống chảy qua. 8 Phạm Minh Đức- Nghiên cứu văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội Huyện Gia Lâm hiện nay có 22 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 thị trấn: thị trấn Yên Viên, thị trấn Trâu Quỳ và 20 xã: Lệ Chi, Kiêu Kỵ, Đình Xuyên, Dƣơng Hà, Ninh Hiệp, Bát Tràng, Kim Sơn, Cổ Bi, Dƣơng Xá, Dƣơng Quang, Đa Tốn, Phú Thị, Đặng Xá, Kim Lan, Văn Đức, Đông Dƣ, Yên Thƣờng, Phù Đổng, Trung Mầu, Yên Viên. Do đối tƣợng của luận văn nghiên cứu văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội theo địa giới hiện nay dựa trên các thác bản văn bia do Viện Viễn Đông Bác Cổ sƣu tầm, nên chúng tôi gặp không ít khó khăn về địa giới hành chính. Gia Lâm là một huyện lớn của thủ đô Hà Nội trải qua các thời kì lịch sử có sự thay đổi về mặt địa lý hành chính. Điều này cũng thể hiện khá rõ trên văn bia, những địa danh ghi trên văn bia. Viện Viễn đông Bác cổ sƣu tầm văn bia vào những năm đầu của thế kỉ XX, tính đến nay cũng khoảng đƣợc 80 năm mà địa giới hành chính huyện Gia Lâm lúc đó cũng khác. Về không gian trong phạm vi huyện cũng có thay đổi, có những xã thời bây thuộc huyện Gia Lâm thời bấy giờ nhƣng bây giờ lại thuộc huyện khác, có những xã thời đó không thuộc huyện Gia Lâm thì bây giờ lại thuộc huyện Gia Lâm: xã Phù Đổng trƣớc đây thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh bây giờ lại thuộc huyện Gia Lâm, xã Đình Vỹ (Yên Thƣờng) trƣớc đây thuộc huyện Đông Ngàn nay thuộc huyện Gia Lâm... Tên gọi các xã thời bấy giờ khác quá xa so với bây giờ, ví dụ: xã Giao Tất, Giao Tự nay là xã Kim Sơn, xã Hạ Dƣơng nay là xã Dƣơng Hà, xã Đổng Viên, Phù Dực nay thuộc xã Phù Đổng, xã Tiểu Lâm nay thuộc thị trấn Yên Viên ...Quy mô xã ngày nay cũng rộng hơn trƣớc, vài ba xã trƣớc đây mới sát nhập thành một xã bây giờ. Do vậy việc thống kê tƣ liệu gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi cố gắng tìm tòi tra cứu cẩn thận để đƣa ra con số thống kê đầy đủ nhất về số lƣợng văn bia huyện Gia Lâm theo địa giới hiện nay dựa trên các thác bản văn bia do Viện Viễn đông Bác cổ đã sƣu tầm. Theo thống kê của chúng tôi huyện Gia Lâm có 142 văn bia trên địa bàn của 15/22 xã và thị trấn thuộc huyện. 9 Phạm Minh Đức- Nghiên cứu văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội 1. 2. Văn hóa truyền thống 1. 2.1 Văn hóa lịch sử Gia Lâm là vùng đất văn hiến ghi dấu ấn của ông cha từ thời xã xƣa còn rải rác khắp huyện. Nơi đây có nhiều đình chùa, đền thờ trong huyện thờ các vị thần thời vua Hùng chứng tỏ mảnh đất này có lịch sử rất lâu đời, tồn tại hàng ngàn năm và có một nền văn minh sớm. Phát hiện nhiều ngôi mộ cổ đời Hán ở vào thế kỷ đầu Công Nguyên nhƣ: rìu, búa ở Trung Mầu, Phù Đổng. Di chỉ văn hóa ở Trâu Quỳ, Dƣơng Xá, Kim Sơn, Ninh Hiệp, Yên Thƣờng còn lƣu lại dấu vết tồn tại của ngƣời lao động, sinh sống và phát triển. Gia Lâm là nơi có nhiều di tích đƣợc mọi ngƣời biết đến nhƣ: đền Phù Đổng thờ Đức Thánh Gióng; đền Bà Tấm thờ Nguyên Phi Ỷ Lan, chùa Nành, chùa Keo, chùa Kiến Sơ...Gia Lâm là mảnh đất “địa linh, nhân kiệt”, ở nơi đây vào thế kỷ XVIII chúa Trịnh Cƣơng đã cho xây dựng cung điện tại xã Cổ Bi hay còn gọi là hành Cung Cổ Bi mà ngày nay chúng ta còn đƣợc biết đến qua câu “Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp”. Trong các di tích lịch sử văn hoá còn bảo lƣu đƣợc nhiều di vật cổ quý hiếm có giá trị lớn, tiêu biểu không những ở huyện mà còn là di sản quý của quốc gia, nhƣ: Tƣợng Quan Âm Nam Hải ở chùa Đào Xuyên xã Đa Tốn, bộ tƣợng Tam thế ở chùa Nành xã Ninh Hiệp, nhang án đá ở chùa Minh Ngộ (chùa Cầu Chùa) thôn Chu Xá xã Kiêu Kỵ đều có niên đại vào thế kỷ XVI. Đền, chùa Bà Tấm xã Dƣơng Xá có đôi sƣ tử đá, phiến đá thời Lý – Trần; chùa Báo Ân có hệ thống gạch thời Trần. Đặc biệt là những di vật khảo cổ học nhƣ trống đồng Giao Tất xã Kim Sơn hiện lƣu giữ tại Bảo tàng lịch sử, thạp đồng Đông Sơn xã Đa Tốn hiện lƣu giữ tại kho Bảo tàng Hà Nội, hệ thống mũi tên đồng, lƣỡi rìu đồng, gốm ở Trung Mầu, những hiện vật khảo cổ học nhƣ gốm tại Bát Tràng, và mới nhất hiện đã và đang khai quật tại Kim Lan, rồi những hiện vật nhƣ mũi tên đồng, giáo đồng, rìu đồng, gạch cổ ở các di chỉ khảo cổ học nhƣ di chỉ Gốc Đề, Nghè 10 Phạm Minh Đức- Nghiên cứu văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội Ông Hai bên bờ sông Nghĩa Trụ xã Đa Tốn...và còn rất nhiều những di vật khác hiện đang đƣợc lƣu giữ trong các di tích lịch sử văn hoá mang những giá trị mỹ thuật, văn hoá, lịch sử có niên đại khác nhau. Gia Lâm là vùng đất lâu đời ở đây còn lƣu giữ đƣợc rất nhiều những lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc. Trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay có 84 lễ hội đƣợc tổ chức hàng năm, trong đó có những lễ hội đƣợc tổ chức ở những di tích nổi tiếng nhƣ đền Thánh Gióng, đền Chử Đồng Tử, đền Bà Tấm. Ở Trung Mầu ngày vui mở hội thi đấu vật “làng có đô” nổi tiếng trong vùng, ngoài ra những sinh hoạt văn hóa nhƣ: hát quan họ, hát trống quân, cò lả, hát ví, múa lân, đánh kiếm, kéo co...là những hoạt động của quần chúng làng xã. Gia Lâm không chỉ đƣợc biết đến là một vùng đất văn hiến, có bề dầy lịch sử mà Gia Lâm còn là nơi có nhiều nghề truyền thống, nhiều phong tục tập quán tín ngƣỡng, nhiều sản vật mang đặc trƣng riêng, độc đáo của một vùng quê đồng bằng Bắc Bộ, nhƣ nghề gốm sứ ở xã Bát Tràng. Theo sử sách ghi lại thì xã Bát Tràng đã có lịch sử gần 600 năm và nghề gốm sứ ở Bát Tràng đã tồn tại ít nhất gần 500 năm. Theo sách Nguyễn Trãi toàn tập (tập 2 - Dư Địa Chí) [161, tr.464] soạn vào thế kỷ thứ XV thì Bát Tràng chắc chắn đã có tên gọi vào thời Lê Sơ. Nhƣ vậy là vào những năm sau của thế kỷ XIV tên xã Bát đã có. Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép: “Làng Bát Tràng làm đồ bát chén”, “Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng ấy cung ứng đồ cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm”. Trong loại phong thổ ký về xứ Kinh Bắc đời Lê, Phong thổ Hà Bắc đời Lê[174, tr.15] viết rằng: “Về phía bắc Thƣợng kinh có 4 phủ, 21 huyện. Sông Thiên Đức, núi Vệ Ninh đều ở trong khu vực này. Đất ở xứ này mầu trắng, ruộng tốt thứ nhất, các đồ đất nung ở Bát Tràng, men và sắc không kém gì hàng Trung Quốc. Mỗi khi đến kỳ đem quà tặng Trung Quốc, số lƣợng đến 17 đôi bát đĩa”. Nhƣ vậy ghề gốm ở Bát Tràng cũng có từ lâu đời và sớm nổi tiếng, đƣợc 11 Phạm Minh Đức- Nghiên cứu văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội nhiều ngƣời biết đến và đã đi vào ca dao Việt Nam. Ngoài gốm Bát Tràng huyện Gia Lâm còn có các nghề truyền thống, nghề địa phƣơng khác. Trong các loại sách phong thổ ký về xứ Kinh Bắc đời Lê, sách Phong thổ Hà Bắc thời Lê[174], tr.39] nói về phía bắc thƣợng kinh có chép rằng: “Làng Bát Tràng làm các đồ sứ đƣa ra nƣớc ngoài. Đến nhƣ làng Kiêu Kị giọt mỏng lá vàng, lá bạc. Tƣơng làng Phú Thị đã ngon, không bằng tƣơng làng Yên Viên bán khắp, Đa Tốn có bánh mía nƣớng, Gia Thị và vùng cầu Lã Côi, Yên Thƣờng đều trồng hành tỏi các thứ rau, suốt năm không lúc nào không có. Phù Đổng có gạo nếp ngon nhất, Trai Phù Đổng đi buôn thuyền, buôn bè ở các nơi để lập nghiệp. Làng Cổ Bi cúng thần, Làng Phú Thị có trò giáp trúc truyền tiếng bông sọng”. Sách Phong thổ Hà Bắc thời Lê đã khái quát đƣợc toàn bộ những nghề truyền thống, đặc sản địa phƣơng, phong tục của huyện Gia Lâm vào thời Lê. Có những nghề truyền thống vẫn còn tồn tại đến ngày nay, không ngừng lớn mạnh và phát triển, nổi tiếng khắp trong và ngoài nƣớc, nhƣ: nghề gốm sứ ở làng Bát Tràng hay nghề dát vàng ở làng Kiêu Kị. Điều này cũng cho thấy ngƣời dân nơi đây rất cần cù, chịu khó, sáng tạo. Đây là một nét đẹp trong văn hóa của huyện Gia Lâm, nó góp phần tạo nên sự đậm đà trong bản sắc dân tộc Việt Nam. Những văn hóa đặc sắc, vô giá này cần đƣợc bảo lƣu và phát triển để hòa vào dòng chảy của văn hóa dân tộc, góp phần tạo nên sự phồn vinh, thịnh vƣợng của đất nƣớc. Gia Lâm là cửa ngõ đông bắc của thủ đô Hà Nội, nơi giao tiếp nhiều đƣờng giao thông lớn, đƣờng quốc lộ 1, quốc lộ 5, đƣờng sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn - Lào Cai, có sông Hồng, sông Đuống, sân bay Gia Lâm, các nhà ga bến xe, bến bãi kho tàng, hệ thống thông tin vô tuyến, hữu tuyến...ngày một phát triển thuận lợi cho việc giao dịch trong và ngoài nƣớc. Là huyện đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, sông Đuống với 6.400 ha đất trong đê và 2100 ha đất bãi. Nhìn chung địa hình huyện Gia Lâm nằm trong địa hình của miền đồng bằng tiếp giáp miền trung du độ cao thấp chênh lệch nhau 12 Phạm Minh Đức- Nghiên cứu văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội không nhiều. Đất đai Gia Lâm mầu mỡ, là điều kiện thuận lợi cho phát triển trồng trọt cây cối quanh năm tƣơi tốt. Chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày một phát triển phong phú. Gia Lâm sớm phát triển sản xuất nông thực phẩm, nhiều thứ đã trở thành đặc sản quê hƣơng nổi tiếng khắp vùng: đậu Dƣơng, tƣơng Sủi, cà Hàn, cải Vân, dƣa bẹ Đông Dƣ, hành tỏi Cổ Bi, Dƣơng Xá, chuối Kim Quan...Nghề dát vàng làng Kiêu Kỵ, đúc diệp cầy, nồi gang Nhân Lễ, nghề làm tre nan ở làng Táo, làng Dƣơng, vặn võng làng Vịa, đan quạt làng Vo, sơ chế thuốc nam ở tổng Nành, chăn tằm, ƣơm tơ ở Bắc Cầu, Hạ Dƣơng, tay thợ bậc thợ trong vùng nổi tiếng với thợ mộc Giang Cao, thợ nề làng Lở. Huyện Gia Lâm có nhiều phong cảnh đẹp, nhiều di tích, danh thắng làm hài lòng du khách thập phƣơng. Gia Lâm tự hào có những công trình kỳ vĩ, đó là chùa Kiến Sơ (Phù Đổng) với những pho tƣợng đặc sắc nói lên thành tựu lớn lao của nghệ thuật tạo hình. Đền Phù Đổng là cả một công trình kiến trúc cổ nổi tiếng. Đặc biệt những bức trạm trổ tại nhà múa rối nƣớc xây dựng giữa hồ và hai con rồng đá trƣớc Tam quan là những tác phẩm điêu khắc có giá trị. Đền Phù Đổng là công trình văn hóa lớn của nhà nƣớc, di tích lịch sử đã đƣợc xếp hạng cấp Quốc gia. Đền bà Tấm là một khu vực đẹp. Hiện nay con sƣ tử đá và phiến đá tạo hình con phƣợng còn lại tiêu biểu cho trƣờng phái nghệ thuật chạm khắc thời Lý. 1.2.2 Danh nhân, đỗ đạt Gia Lâm có nhiều làng, xã nổi tiếng về tài học, có nhiều ngƣời đỗ đạt, tiêu biểu là các xã: Phú Thị, Kim Sơn. Gia Lâm cũng có những danh nhân nổi tiếng mà tên tuổi của họ đƣợc nhiều ngƣời trong cả nƣớc biết tới. Chẳng hạn nhƣ dòng họ Cao Bá ở xã Phú Thị: Cao Bá Quát, Cao Bá Đạt, Cao Bá Nhạ. Huyện Gia Lâm cũng là quê hƣơng của Chử Đồng Tử, Thánh Gióng - hai nhân vật trong Tứ bất tử của Phật giáo Việt Nam. Huyện Gia Lâm còn là quê của Nguyên Phi Ỷ Lan hay còn gọi là Bà Tấm ngƣời xã Dƣơng Xá, huyện Gia Lâm), công chúa 13 Phạm Minh Đức- Nghiên cứu văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội Ngọc Hân (công chúa Ngọc Hân ngƣời xã Ninh Hiệp). Trong các khoa thi dƣới thời phong kiến (từ khoa thi đầu tiên năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919) huyện Gia Lâm có 73 Tiến sĩ đƣợc vinh danh mà tên tuổi của họ đƣợc khắc ghi vào bia đá bảng vàng, từng đƣợc giao trọng trách giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình. Trong các xã của huyện Gia Lâm thì Phú Thị là xã có nhiều ngƣời đỗ đạt nhất (11 ngƣời đỗ Tiến sĩ). Huyện Gia Lâm có những dòng họ lớn, có nhiều ngƣời đỗ đạt cao làm lên sự thiêng liêng, vẻ vang cho vùng đất. Chẳng hạn nhƣ làng Kim Sơn có 5 hiền, 2 Tể tƣớng: Nguyễn Mậu Tài, Nguyễn Mậu Dị, Nguyễn Duy Viên, Nguyễn Mậu Thịnh, Nguyễn Khiêm Ích, xã Phú Thị có bốn Thƣợng thƣ cùng ở một ngõ: Nguyễn Quang Nhuận, Cao Dƣơng Trạc, Đoàn Bá Dung, Trịnh Bá Tƣớng. Ở xã Phú Thị còn có gia đình ba đời nối nhau đỗ Tiến sĩ: Nguyễn Huy Nhuận (bố), Nguyễn Huy Dận (con), và Nguyễn Huy Cận (cháu). Có khoa thi hai trai làng cùng đỗ Tiến sĩ nhƣ Trịnh Bá Tƣớng và Nguyễn Huy Mãn (khoa 1721) hay Nguyễn Huy Thuật và Nguyễn Đình Nhất (khoa 1733). Danh nhân đỗ đạt là một ƣu điểm nổi bật của huyện Gia Lâm, có thể nói Gia Lâm là vùng đất hiếu học, vùng đất khoa bảng. 1.2.3 Một số danh nhân tiêu biểu 1. Nguyên Phi Ỷ Lan (1044 - 1117), bà chính quê làng Thổ Lỗi, sau đổi thành Siêu Loại, Thuận Thành, Bắc Ninh - nay thuộc xã Dƣơng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội . Bà là vợ vua Lý Thánh Tông. Năm 1069 Vua Lý Thánh Tông cầm quân đi đánh giặc đã trao quyền nhiệp chính cho bà. Cũng năm ấy nƣớc Đại Việt bị lụt lớn, mùa màng màng mất trắng, nhiều nơi dân đói nổi loạn. Nhờ có Ỷ Lan cáng đáng việc nƣớc biết đề ra những kế sách đúng đắn, quyết đoán táo bạo, loạn lạc đã đƣợc dẹp yên, dân đói đã đƣợc cứu sống. Bà đƣợc nhân dân yêu mến gọi là Quan Âm nữ. Năm 1072, Vua Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, triều đình rối ren. Ỷ Lan lúc đõ trở thành Hoàng Thái hậu nhiếp chính cho vua Lý Nhân Tông (lúc đó mới 7 tuổi) nhờ đó Đại Việt nhanh chóng đƣợc cƣờng thịnh. Ỷ Lan 14 Phạm Minh Đức- Nghiên cứu văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội đã tổ chức thực thi những biện pháp dựng nƣớc yên dân khiến cho thế nƣớc và sức dân mạnh lên. Năm 1077 triều Tống mang quân sang xâm lƣợc nƣớc ta, với toàn quyền điều khiển triều đình, Ỷ Lan đã huy động cả dân tộc vào trận đè bẹp quân thù. Nguyên phi Ỷ Lan ngoài là một nhà chính trị bà còn là ngƣời am hiểu về thơ văn. - Tác phẩm hiện còn: có thơ trong sách Quốc âm tùng ký 國 音 叢 記 2. Cao Bá Quát (? - 1854), tự Chu Thần, hiệu Cúc Đƣờng và Mẫn Hiên, ngƣời làng Phú Thị, huyện Gia Lâm. Ông là em ruột Cao Bá Đạt và chú Cao Bá Nhạ. Thủa nhỏ ông nổi tiếng thần đồng. Năm 1831 (Minh mệnh thứ 12) thi hƣơng đậu Á Nguyên, rồi thi Hội nhƣng không đậu. Nhƣng tiếng tăm ông lừng lẫy. Năm 1841 (Thiệu Trị thứ 1) ông đƣợc bổ làm hành tẩu ở Huế, là bạn xƣớng họa cùng Tùng Thiện vƣơng Miên Thẩm, rồi ra làm giáo thụ Quốc Oai (Sơn Tây). Sau đó ông tham gia cuộc khởi nghĩa Mỹ Lƣơng chống lại triều đình nhƣng bị thất bại. - Tác phẩm chính của ông hiện còn: - Cúc Đường thi thảo 菊 堂 詩 草 - Chu Thần thi tập 周 臣 詩 集 - Mẫn Hiên thi loại 敏 軒 詩 類 - Mẫn Hiên thi tập 敏 軒 詩 集 - Mẫn Hiên thi văn tập 敏 軒 詩 文 集 - Mẫn Hiên loại thuyết. 敏 軒 類 說 3. Cao Bá Đạt (? - 1854), là ngƣời làng Phú Thị, huyện Gia Lâm. Ông là anh ruột Cao Bá Quát và thân phụ Cao Bá Nhạ. Lúc thiếu thời ông có tiếng là học giỏi, thơ hay. Năm Minh Mệnh thứ 15 (1834) đậu Cử nhân, làm Tri huyện Nông Cống, Thanh Hóa vì có chính sự giỏi, đƣợc nhân dân yêu mến. Năm 1854, Cao Bá Quát, em ông khởi nghĩa ở Sơn Tây chống lại triều đình, ông bị bắt giải về 15 Phạm Minh Đức- Nghiên cứu văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội kinh chịu tội, dọc đƣờng ông tự vẫn. Nhân dân Nông Cống thƣơng tiếc ông lập miếu thờ. - Tác Phẩm : - Cao Bá Đạt thi tập 高 伯 達 詩 集 (có chép lẫn thơ của một số ngƣời khác). - Có thơ văn trong các sách: Đại Nam văn tập 大 南 文 集 , Khánh vãn tập 慶 挽 集 ... 4. Đặng Công Chất (1621 - 1683) ngƣời làng Phù Đổng huyện Tiên Du (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội). Đỗ Trạng nguyên năm Vĩnh Thọ thứ 4(1661), đời vua Lê Thần Tông, đƣợc cử làm Đốc trấn xứ Cao Bằng. Sau đó đƣợc cử đi sứ sang Trung Quốc, lúc về làm tới Thƣợng thƣ Bộ Binh, Thƣợng thƣ Bộ Hình. Lúc mất đƣợc tặng Thiếu Bảo, tƣớc Bá. - Tác phẩm: - Đại Việt Lê triều đế vương trung hưng công nghiệp thực lục 大 越 黎 朝 帝 王 中 興 功 業 實 籙 (cùng Hồ Sĩ Dƣơng). - Trùng san Lam Sơn thực lục 重 刊 藍 山 實 籙 (cùng Hồ Sĩ Dƣơng) 5. Nguyễn Mậu Tài (1615 - 1688), ngƣời xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm. Ông có chí lập thân từ từ bé, vƣợt qua mọi khó khăn, tìm thầy giỏi để theo học. Năm Bính Tuất niên hiệu Phúc Thái (1646), đời vua Lê Chân Tông, ông đỗ Tiến sĩ rồi làm quan trải qua nhiều chức trọng: Giám sát Ngự sử Hải Dƣơng, Tham chính xứ Sơn Nam, Đốc đồng Sơn Tây, Hữu Thị lang Bộ Hộ, Bồi tụng...Năm 1673 ông đƣợc cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh. Năm 1675 ông đƣợc thăng Thƣợng thƣ bộ Hình, rồi Thƣợng thƣ Bộ Binh. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “Nguyễn Mậu Tài làm quan trải nhiều chức trọng suốt 40 năm vẫn thanh khiết nhƣ kẻ hàn sĩ”. - Tác phẩm: - Kim Sơn gia phả 金 山 家 譜 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan