Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu văn bia cụm di tích vòng cung Đông Triều...

Tài liệu Nghiên cứu văn bia cụm di tích vòng cung Đông Triều

.PDF
297
512
103

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG THỊ THỦY NGHIÊN CỨU VĂN BIA CỤM DI TÍCH VÒNG CUNG ĐÔNG TRIỀU Chuyên ngành: Hán Nôm Mã số: 9 22 01 04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM Hà Nội - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG THỊ THỦY NGHIÊN CỨU VĂN BIA CỤM DI TÍCH VÒNG CUNG ĐÔNG TRIỀU Chuyên ngành: Hán Nôm Mã số: 9 22 01 04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Khắc Thuân Hà Nội- 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan luận án đã được tiến hành nghiên cứu một cách hết sức nghiêm túc. Tôi xin cam đoan kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích dẫn nguồn cụ thể trong luận án. Hà Nội, ngày tháng 02 năm 2018 Tác giả luận án LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời tri ơn tới thày hướng dẫn khoa học PGS.TS Đinh Khắc Thuân, người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn tới các quý thày cô đang công tác tại Học viện Khoa học Xã hội, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm, các bậc nghiên cứu tiền bối, cùng bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi và luôn động viên khích lệ trong thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới quý thày cô trong Hội đồng đánh giá luận án. Kính nhận những góp ý của quý thày cô để giúp cho nghiên cứu sinh học tập và nghiên cứu đạt được kết quả tốt. Tác giả luận án Trương Thị Thủy DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT ĐNNTC Đại Nam nhất thống chí EFEO Viện Viễn đông Bác cổ (Ecole Francaise d Extreme-Orient) H Huyện KHXH Khoa học xã hội N0 Thác bản văn bia lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản TCHN Tạp chí Hán Nôm TBHNH Thông báo Hán Nôm học T Tỉnh Tx Thị xã Th Thôn Ths Thạc sĩ TS Tiến sĩ VCĐT Vòng cung Đông Triều VNCHN Viện Nghiên cứu Hán Nôm X Xã [,] Kí hiệu sách và trang trích dẫn ở tài liệu tham khảo DANH MỤC CÁC BẢNG-BIỂU ĐỒ Stt TÊN BẢNG - BIỂU ĐỒ Trang 1 Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng thác bản trùng giữa EFEO và VNCHN 31 2 Bảng 2.2.Bảng Phân loại văn bia theo triều đại 33 3 Bảng 2.3. Bảng Phân loại văn bia theo niên hiệu 37 4 Bảng 2.4.Phân bố theo huyện, tỉnh, cụm di tích VCĐT 43 5 Bảng 2.5.Bảng Thống kê văn bia phân bố theo thời gian và không gian 46 6 Bảng 2.6. Bảng thống kê văn bia theo loại hình di tích 51 7 Bảng 2.7. Bảng TH thành phần soạn văn bia cụm di tích VCĐT 72 8 Biểu đồ 1. Biểu đồ số lượng thác bản trùng nhau giữa EFEO và VNCHN 32 9 Biểu đồ 2. Biểu đồ phân bố văn bia theo triều đại 36 10 Biểu đồ 3. Biểu đồ phân bố văn bia theo niên hiệu 42 11 Biểu đồ 4. Biểu đồ phân bố văn bia theo không gian 46 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………………………………….......1 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………………………...5 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………………5 4.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu…………………………………….………………...6 5.Đóng góp mới về khoa học……………………………………………………………………………...7 6.Ý nghĩa, lý luận và thực tiễn……………………………………………………………………………8 7.Cơ cấu luận án…………………………………………………………………………………………...9 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...... 10 1.1. Khái quát về văn bia ......................................................................................................................... 10 1.2. Tình hình sưu tầm văn bia................................................................................................................ 12 1.3. Lịch sử nghiên cứu về văn bia .......................................................................................................... 14 1.3.1. Các công trình khảo cứu về văn bia ............................................................................................ 14 1.3.2. Các bài viết khảo cứu về văn bia ................................................................................................ .18 1.3.3. Các luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về văn bia.................................................... 19 1.3.4.Các đề tài, bài viết liên quan đến văn bia cụm di tích vòng cung Đông Triều………………….22 Tiểu kết chương I ..................................................................................................................................... 25 CHƯƠNG II: KHẢO SÁT VĂN BIA CỤM DI TÍCH VÒNG CUNG ĐÔNG TRIỀU ........................... 27 2.1 Khái quát địa lý hành chính vòng cung Đông Triều ....................................................................... 27 2.1.1. Vòng cung Đông Triều trong lịch sử........................................................................................... 27 2.1.2. Vòng cung Đông Triều ngày nay................................................................................................. 29 2.2. Văn bia cụm di tích vòng cung Đông Triều…………………………..……………………………29 2.2.1. Giới thuyết về văn bia cụm di tích vòng cung Đông Triều ......................................................... 29 2.2.2. Tình hình phân bố văn bia cụm di tích vòng cung Đông Triều ................................................. 33 2.2.2.1.Phân bố theo thời gian………………………………………………………………………...33 2.2.2.2.Phân bố theo niên hiệu……………………………………………………...............................36 2.2.2.3.Phân bố theo không gian………………………………………………………………………42 2.2.2.4 Phân bố theo loại hình di tích........................... ……………………………………………….50 2.3. Hình thức và văn bản ........................................................................................................................ 58 2.3.1. Hình thức .................................................................................................................................... 58 2.3.1.1.Về kích thước…………………………………………………...………….........................................58 2.3.1.2. Hoa văn……………………………………………………………………………………….60 2.3.2 Bố cục và tự dạng ......................................................................................................................... 63 2.3.2.1.Bố cục văn bia…………………………………………………...………….......................................63 2.3.2.2.Tự dạng văn bia…………………………………………………...………….....................................64 2.3.2.3.Chữ húy…….…………………………………………………...………….........................................64 2.3.2.4.Chữ Nôm…………………………………………………...…………................................................67 2.4.Tác giả soạn, người viết chữ và thợ khắc bia....................................................................................68 2.4.1. Về tác giả soạn ............................................................................................................................ 68 2.4.2. Người viết, người khắc chữ ....................................................................................................... .73 Tiểu kết chương II .................................................................................................................................... 74 CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ VĂN BIA TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ Ở VÒNG CUNG ĐÔNG TRIỀU ........................................................................................................... 76 3.1. Sự hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ................................................... 76 3.1.1.Tình hình kinh tế chính trị thời Trần........................................................................................... 76 3.1.2. Sự hình thành Phật giáo thời Trần ............................................................................................. 77 3.2. Các vị sư tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ..................................................................................... 80 3.2.1. Trần Nhân Tông .......................................................................................................................... 80 3.2.2. Pháp Loa....................................................................................................................................... 83 3.2.3 Huyền Quang ................................................................................................................................ 94 3.3. Ảnh hưởng của Thiền phái Trúc Lâm với Phật giáo thời Hậu Lê ................................................ 98 3.3.1. Thiền sư Chuyết Chuyết............................................................................................................... 99 3.3.2. Thiền sư Minh Hành Tại Tại ................................................................................................... 100 3.3.3. Thiền sư Hương Hải .................................................................................................................. 101 3.3.4. Thiền sư Chân Nguyên .............................................................................................................. 102 Tiểu kết chương III ................................................................................................................................ 105 CHƯƠNG IV: GIÁ TRỊ VĂN BIA TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU CỤM DI TÍCH THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ ……… ..….………………………………………………………………………………………………………….108 4.1. Di tích văn hoá Thiền phái Trúc lâm Yên Tử……………………………………………………108 4.1.1. Di tích Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh ................................................ 110 4.1.2. Di tích Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thuộc tỉnh Hải Dương .................................................. 125 4.1.3. Di tích Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thuộc tỉnh Bắc Giang ................................................... 130 4.2. Con đường du lịch văn hóa tín ngưỡng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử................................................ 140 4.2.1. Tuyến Tây Yên Tử ..................................................................................................................... 140 4.2.2. Tuyến Đông Yên Tử .................................................................................................................. 141 4.2.3. Kết hợp tuyến Đông- Tây Yên Tử ............................................................................................. 141 4.3. Giải pháp đối với quần thể cụm di tích khu vực vòng cung Đông Triều .................................... 141 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................................................... 145 KẾT LUẬN................................................................................................................................................... 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .................................................................................. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………. ……………….. 152 PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh mục văn bia cụm di tích Vòng cung Đông Triều………………………………………….169 Phụ lục 2: Tuyển dịch một số văn bia tiêu biểu……………………………………………………………...237 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của của đề tài Văn khắc Hán Nôm là những văn bản được khắc trên bia đá, chuông đồng, cũng như được chạm khắc trên một số chất liệu cứng khác như gốm, gỗ. Trong đó, phổ biến hơn cả là bài văn bia khắc trên bia đá, minh văn khắc trên chuông đồng, khánh đá. Đây là sản phẩm văn hóa tồn tại trong chiều dài ngàn năm lịch sử của Việt Nam. Văn khắc Hán Nôm còn lại đến ngày nay chở tải đầy đủ giá trị văn bản và giá trị hiện vật khảo cổ. Được khắc trên đá là một trong những vật liệu định hình bền vững, văn khắc thường được lưu truyền lâu dài hơn so với các văn bản viết tay hoặc in ấn khác. Văn khắc Hán Nôm hiện diện ở nhiều loại hình di tích như: chùa, đình, đền, miếu, nhà thờ họ, văn miếu, võ miếu, văn chỉ từ chỉ, lăng mộ, cầu, chợ, …nhằm ghi lại những sự kiện, những việc làm của từng con người ở từng thời gian, không gian cụ thể. Nội dung văn khắc đề cập tới mọi khía cạnh của đời sống xã hội đương thời, từ những vấn đề chính trị quan trọng hết sức lớn lao của đất nước, quá trình hình thành và phát triển của tôn giáo, tín ngưỡng, đến những sinh hoạt đời thường của người dân như việc gửi hậu, làm đường, dựng chợ, đào ao, trồng cây, khơi rãnh … Văn khắc với cách trình bày công phu, chạm trổ hết sức tinh xảo đã tạo cho nó những giá trị thẩm mỹ nhất định. Có thể dễ dàng nhận thấy văn khắc Hán Nôm thường xuất hiện ở những nơi được nhiều người biết đến nên nội dung thông tin có thể truyền đi được nhiều hơn. Dựng bia đá, khắc minh văn nhằm mục đích vừa công bố văn bản vừa truyền lại cho hậu thế những thông tin của quá khứ. Văn khắc đã được ví như những trang sử đá muôn đời trường cửu. Trong Lê triều thông sử [28] Lê Quý Đôn đã coi văn khắc vào bia, vào đỉnh là một nguồn sử liệu đứng cùng hàng và có giá trị quan trọng như các sử liệu cần thiết khác. Như vậy, văn khắc chính là một nguồn sử liệu hết sức có giá trị, đáng tin cậy để bổ sung cho tư liệu chính sử. Hiện 1 nay tại các điểm di tích trong cả nước và kho lưu trữ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN) đang lưu giữ một khối lượng lớn văn khắc Hán Nôm. Trong số văn khắc đó, văn bia chiếm khối lượng nhiều nhất và vì vậy giá trị nội dung nó mang tải cũng rất phong phú. Vòng cung Đông Triều (VCĐT) là nơi có cụm di tích gắn với Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Nơi đây để lại kho tàng văn bia đồ sộ có nội dung phong phú phản ánh hoạt động Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Với những ý nghĩa đã nêu trên, tác giả luận án chọn đề tài Nghiên cứu văn bia cụm di tích vòng cung Đông Triều với mong muốn góp phần nghiên cứu văn bia Hán Nôm tại các cụm di tích ở VCĐT, cũng như những vấn đề về hoạt động Phật giáo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Vòng cung Đông triều nằm trên địa phận các tỉnh thành phố: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, xuất phát từ hệ thống núi giáp biên giới Việt- Trung, vào Việt Nam. Chạy theo hướng Đông BắcTây Nam, dọc theo ranh giới hai tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn, sau đó vòng sang hướng Đông Tây khi tới phía Nam tỉnh Quảng Ninh, đến cuối thì chạy theo hướng Đông Đông Nam- Tây Tây Bắc trên ranh giới hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang. Dãy núi VCĐT quay lưng về hướng Đông Nam, trông ra biển Đông và kéo dài xuống Hải Phòng tới bán đảo Đồ Sơn. Nổi tiếng nhất trong dãy núi này là ngọn Yên Tử. Trên núi có ngôi chùa Đồng là nơi quy tụ lòng người xưa nay về với thiền phái Trúc Lâm. Đây chính là một trong bốn phúc địa của Giao Châu xưa, vì thế An Kỳ Sinh đã tìm đến nơi đây tu hành. Nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng phái đặc trưng Việt Nam- dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh “Điều Ngự Giác Hoàng”. Ông đã cho dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử 2 để làm nơi tu hành và truyền kinh giảng đạo. Sau khi ngài qua đời người kế nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương. Thiền phái Trúc Lâm phát triển nhanh chóng. Năm 1313, Pháp Loa trụ trì tại chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang, quy định chức vụ tăng sĩ, làm sổ tăng tịch kiểm tra tự viện. Pháp Loa thấy số lượng tăng sĩ quá đông nên quyết định 3 năm mới có một lần độ tăng, số người bị thải ra có đến hàng ngàn người. Năm 1329 số tăng sĩ xuất gia trong giáo hội của Trúc Lâm đã đến trên 15.000 người. Số tự viện là trên 100 ngôi. Tính đến năm 1329 Pháp Loa đã xây 5 cây bảo tháp, 2 cơ sở hành đạo Quỳnh Lâm và Báo Ân với trên 200 tăng đường, đúc tới 1.300 tượng Phật lớn nhỏ bằng đồng. Năm 1330, khi tổ Pháp Loa viên tịch, tổ Huyền Quang lúc ấy đã 77 tuổi nhận kế truyền làm tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tuy nhận trọng trách làm lãnh đạo giáo hội nhưng vì già yếu, hơn nữa hoàng đế đương vị lại không mặn mà với Phật đạo nên tổ ủy thác mọi việc cho Quốc sư An Tâm trở về trụ trì chùa Tư Phúc ở Côn Sơn. Bốn năm sau (1334) tổ viên tịch tại đây, hưởng dương 81 tuổi. Phật giáo Việt Nam nói chung, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nói riêng là một trong những thành tố của di sản văn hóa Việt Nam. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã chứng tỏ khả năng dung hợp và tiếp biến văn hóa của người Việt Nam đối với các yếu tố văn hóa và tôn giáo ngoại lai. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một Thiền phái Phật giáo thuần Việt, do các thiền sư Việt Nam đã chọn lọc và “Việt hóa” nhiều giá trị tinh túy trong tư duy Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa. Đóng góp to lớn của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là luôn đồng hành với dân tộc, là “điểm tựa tinh thần”, góp phần củng cố và nâng cao ý thức liên kết cộng đồng, tinh thần độc lập tự chủ của Đại Việt trước mọi thử thách cam go của lịch sử. 3 Cụm di tích VCĐT còn lưu giữ được rất nhiều những tư liệu văn bia chữ Hán, chữ Nôm thuộc nhiều thời đại khác nhau ở hầu hết các di tích danh lam nổi tiếng ghi lại dấu tích của các vị sư tổ và sự phát triển của dòng Thiền này. Trong dòng chảy của văn hóa cổ truyền Việt Nam, văn bia đóng một vai trò rất quan trọng, việc tìm hiểu nội dung mà nó truyền tải đang là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Thiết nghĩ đặt vấn đề nghiên cứu văn bia cụm di tích VCĐT trong toàn bộ hệ thống văn bia Việt Nam là công việc hữu ích và cấp bách. Nghiên cứu này góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với mục đích bảo tồn nền văn hoá truyền thống lâu đời của dân tộc nói chung và khu vực VCĐT nói riêng. Văn bia cũng là lĩnh vực đang được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, đây là mảng đề tài rất phong phú và đa dạng. Mặc dù gần đây đã có khá nhiều thành tựu nghiên cứu nhưng vẫn còn để lại nhiều khoảng trống, nên cần nhiều hơn nữa các công trình bổ sung để hoàn thiện về phương diện nội dung, hình thức và giá trị của mảng tư liệu này. Đối với tư liệu văn bia ở VCĐT hiện còn 1.818 đơn vị văn bản, phong phú về thể loại và đa dạng về hình thức. Khu vực này có nhiều văn bia có giá trị về văn hóa, tôn giáo Phật giáo nói chung và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nói riêng. Văn bia có niên đại sớm nhất vào niên hiệu Khai Hựu 3(1331), tấm bia có niên đại muộn vào năm 1947. Số văn khắc này cho đến nay vẫn chưa có bất cứ một công trình nào đi sâu khai thác và nghiên cứu thành một đề tài chuyên sâu. Với ý nghĩa như thế, nhu cầu thực hiện đề tài Nghiên cứu văn bia cụm di tích vòng cung Đông Triều là cần thiết. 4 Là một người được đào tạo chuyên ngành Hán Nôm, yêu văn hóa truyền thống, ham học hỏi, tìm hiểu về lịch sử, về Phật giáo, có nhiều năm công tác trong ngành và có quá trình làm các đề tài về văn khắc, tác giả lựa chọn đề tài Nghiên cứu văn bia cụm di tích vòng cung Đông Triều làm luận án Tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Di sản Hán Nôm gồm những thư tịch và tài liệu viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, là một phần quan trọng trong di sản văn hóa của dân tộc ta. Đây là kho văn hóa thành văn duy nhất trước khi có các văn bản ghi bằng chữ La tinh. Nguồn tư liệu này ghi lại quá trình đấu tranh giữ nước, dựng nước cũng như các hoạt động xã hội khác của Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử. Giữ gìn, khai thác, nghiên cứu kho tư liệu này để phục vụ cho sự nghiệp văn hóa của đất nước là nguyên tắc nhất quán trong đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng và Nhà nước ta. Kho thác bản của VNCHN đã trải qua các lần in rập, có khá nhiều kí hiệu thác bản trùng nhau. Luận án sẽ lập danh mục thác bản toàn bộ văn bia khu vực VCĐT, thống kê thác bản trùng nhau giữa EFEO và VNCHN. Luận án đưa ra bảng thống kê tình hình phân bố của 1.818 văn bia. Trên tình hình phân bố đó, sẽ chọn lựa văn bia tại các di tích chùa, chủ yếu là văn bia mang nội dung viết về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử để đi vào khai thác giá trị nội dung của văn bia và các di tích mang đậm dấu ấn của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trên địa bàn VCĐT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm 1.816 thác bản văn bia hiện được lưu trữ tại VNCHN và số văn bia do NCS sưu tầm, tổng cộng 1.818 văn bia. 5 Trong số 1.818 thác bản văn bia, luận án tập trung đi sâu nghiên cứu văn bia tại các cụm di tích liên quan đến Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thuộc khu vực VCĐT, để nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tại các di tích này. Phạm vi nghiên cứu: Luận án đi vào hai vấn đề chính: -Hệ thống hóa và khảo sát văn bia cụm di tích VCĐT trên các phương diện thời gian, không gian, hình thức thể hiện. -Khai thác giá trị văn bia cụm di tích VCĐT trong việc nghiên cứu Thiền phái Trúc lâm Yên Tử như quá trình hình thành, truyền thừa của Thiền phái và khai thác giá trị văn bia trong việc nghiên cứu hệ thống di tích thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Khi tiến hành viết luận án, NCS chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu như sau: - Phương pháp văn bản học Hán Nôm: Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thác bản văn bia đang được lưu trữ tại VNCHN và những bia đá hiện còn tại cụm di tích VCĐT, nên NCS sử dụng phương pháp này để đánh giá mức độ chân xác của những văn bản, nhằm xác định niên đại của những văn bia khắc lại, qua đó có thể xác định được niên đại văn bản, làm cơ sở cho việc nghiên cứu nội dung văn bia của cụm di tích ở VCĐT. -Phương pháp bi ký học: Xác định niên đại văn bia, đa số các văn bia đều ghi niên đại, nhưng cũng có một số bia ghi niên đại không chính xác, không rõ ràng. Để xác định niên đại, NCS căn cứ vào chữ húy, địa danh, 6 những sự kiện lịch sử, v.v… ghi trong văn bia để xác định niên đại. Xác định địa điểm tạo ra văn bia, xác định tính chân ngụy của văn bản văn bia. - Phương pháp thống kê định lượng: Luận án sử dụng phương pháp thống kê để thể hiện sự phân bố văn bia theo không gian, thời gian và loại hình di tích. Số văn bia ở cụm di tích VCĐT được sắp xếp theo thời gian từ thời Trần, Lê, Tây Sơn, Mạc, Lê trung hưng đến thời Nguyễn, đồng thời sắp xếp theo không gian là các di tích lưu giữ văn bia và địa danh hành chính xã, huyện có văn bia. Qua đó, rút ra những đặc điểm cơ bản về nội dung và hình thức của văn bia cụm di tích VCĐT. - Phương pháp khảo sát điền dã: Dùng phương pháp này để bổ sung những tư liệu mới, từ đó có thể bao quát được tổng thể số lượng văn bia và đem so sánh với số thác bản đang được lưu giữ tại VNCHN. Đồng thời giải quyết những vấn đề còn tồn nghi trên thác bản như phần văn bản bị đục bỏ hoặc khắc lại trên bia hiện vật. - Các phương pháp liên ngành: Nghiên cứu văn bia cụm di tích VCĐT không chỉ là xem văn bia là đối tượng nghiên cứu trong quá trình vận động của lịch sử phát triển văn bia, mà cần kết hợp các tri thức về khoa học xã hội, tôn giáo, văn hóa. Do vậy, luận án sử dụng kết hợp, đan xen các phương pháp nghiên cứu của các ngành sử học, xã hội học, ngôn ngữ học, dân tộc học, tôn giáo học và mỹ thuật học … những tri thức liên ngành được vận dụng thích hợp trong quá trình phân tích và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến luận án 5. Đóng góp mới về khoa học - Lần đầu tiên luận án tập hợp, thống kê 1.818 văn bia trên khu vực VCĐT. Trong đó có 1.428 văn bia có niên đại từ thời Trần đến năm hết triều Nguyễn hiện đang lưu trữ tại VNCHN. Trên cơ sở đó sẽ cung cấp cho độc giả 7 những thông tin chính xác về số lượng bia và những bia có kí hiệu trùng nhau của các đợt sưu tầm trong kho thác bản văn bia VNCHN. Trên cơ sở đó, luận án trình bày khái quát về diện mạo, đặc trưng của văn bia cụm di tích VCĐT theo sự sắp xếp về không gian, thời gian, hình thức, giúp cho người đọc có cái nhìn cơ bản về hệ thống văn bia cụm di tích VCĐT. - Trong số 1.818 văn bia, NCS đi sâu nghiên cứu 948 văn bia, hiện đặt tại các di tích chùa. Thông qua tìm hiểu nội dung văn bia cụm di tích chùa tại VCĐT, luận án cung cấp thông tin về sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, hành trạng và quá trình truyền thừa của ba vị sư tổ, sự ảnh hưởng về tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tới các Thiền phái khác. - Luận án cung cấp các tư liệu về lịch sử xây dựng, trùng tu các di tích Phật giáo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, qua đó giới thiệu các cụm di tích thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đưa ra một số giải pháp để giữ gìn, bảo tồn, phát triển giá trị của các cụm di tích VCĐT. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Trong suốt chiều dài lịch sử từ khi tư tưởng của Thiền phái Trúc lâm Yên Tử được hình thành và phát triển đến đỉnh cao, tạo ra một Tư tưởng Phật giáo riêng của Việt Nam, có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về dòng thiền này. Tuy nhiên, chưa có ai đi sâu tìm hiểu tư tưởng này qua hệ thống văn bia của cụm di tích VCĐT. Trong khoảng thời gian phát triển tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, các vị tổ đã truyền thừa, phát huy, truyền bá rộng khắp khu vực VCĐT và các tỉnh trong cả nước, việc này được ghi rất rõ qua tư liệu văn bia tại đây. Thông qua những trang tư liệu bằng đá này, luận án hi vọng sẽ đưa đến cho những người quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, chính trị, tôn giáo một cách 8 nhìn toàn diện hơn về lịch sử và sự phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, cũng như các giá trị của văn bia trong việc nghiên cứu hệ thống di tích trên khu vực VCĐT. Thông qua tình trạng thực tế, luận án sẽ đưa ra một số ý kiến, giải pháp để các di tích tại đây sẽ khôi phục, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Khảo sát văn bia vòng cung Đông Triều Chương 3: Giá trị văn bia trong việc nghiên cứu Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Chương 4: Giá trị văn bia trong việc nghiên cứu hệ thống di tích thuộc vòng cung Đông Triều 9 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Chương này, luận án trình bày khái quát tình hình nghiên cứu văn bia ở Việt Nam nói chung và những nghiên cứu liên quan đến đề tài. Từ đó đưa ra những vấn đề cơ bản cần tiếp tục nghiên cứu đối với nội dung mà văn bia cụm di tích VCĐT phản ánh. 1.1. Khái quát về văn bia Những văn bia (bia đá và thác bản) còn lại đến ngày nay là những di vật quý giá, góp phần phán ánh nhiều mặt của đời sống xã hội ở từng giai đoạn khác nhau. Cuối năm 2013, Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh công bố phát hiện về tấm bia tại nghè thờ Đào Hoàng, thôn Thanh Hoài, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Trên thạch bi này, mặt trước khắc niên đại niên hiệu Kiến Hưng nhị niên (314), mặt sau khắc niên đại Tống Nguyên Gia (424-453). Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, đây là tấm bia có niên đại sớm nhất ở Việt Nam. Vào tháng 10 năm 2012, Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh đã phát lộ được tấm bia Xá lị tháp minh 舍利 塔 銘 ở xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, tấm bia này có niên đại Nhân Thọ nguyên niên (601). Trước khi phát hiện hai văn bia kể trên thì bia Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn 大 隨 九 真 郡 寶 安 道 場 之 碑 文 dựng vào niên hiệu Đại Nghiệp thứ 14 (618) được phát hiện ở Thanh Hóa hiện nay đang đặt tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam từng được coi là văn bia có niên đại sớm nhất ở nước ta. Sang đến thế kỉ X là các cột đá khắc kinh là Phật đỉnh tôn thắng gia cú linh nghiệm đà la ni 佛 頂 尊 勝 加 句 靈 驗 陀 羅 尼 thời Đinh Tiên Hoàng (968 10 979) được phát hiện ở tỉnh Ninh Bình; Bài kệ Khải pháp 啟 法 dưới triều Lê Đại Hành (995) được phát hiện ở Hoa Lư, Ninh Bình. Phải sang các thế kỉ sau văn bia mới bắt đầu phát triển cả về hình thức và nội dung. Theo số liệu trong Văn khắc Hán Nôm Việt Nam[163], bia mang niên hiệu nhà Lý (1010-1225) gồm 21 bia. Có 44 bia mang niên hiệu nhà Trần (1225-1400). Theo công bố của nhóm Nghiên cứu Văn bia Lê sơ - VNCHN thì bia thời kỳ này (1428-1527) có hơn 100 bia. Thời Mạc (1527-1592) có 166 bia. Văn bia thời Lê Trung hưng (1533-1788) có khoảng hơn 5.000 bia. Thời Tây Sơn (1788-1802) có khoảng 359 bia. Thời Nguyễn có khoảng hơn 4.000 văn bia. Thiết nghĩ, con số này có thể còn được bổ sung qua những lần sưu tầm sau này. Công việc sưu tập văn bia được biết đến sớm nhất trong bộ Đại Việt sử kí toàn thư (ĐVSKTT) 大 越 史 記 全 書 [67] của Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV) ông đã ghi tóm lược nội dung bài Khai Nghiêm tự bi kí 開 嚴 寺 碑 記 của Trương Hán Siêu và Bắc Giang Bái thôn Thiệu Phúc tự bi kí 北 江 沛 村 紹 福 寺 碑 記 của Lê Quát (thế kỉ XIV). Đến thế kỉ XVIII nhà bác học Lê Quí Đôn cũng rất chú trọng đến công tác sưu tầm. Trong Kiến văn tiểu lục 見 聞 小 錄 ở mục Thiên chương cho biết: “… tôi thu nhặt những di văn còn sót lại ở đồ đồng và bia đá (kim thạch di văn) được mấy chục bài…”[27]. Bùi Huy Bích cũng cho chép lại khá nhiều bài văn bia vào tập Hoàng Việt văn tuyển 皇 越 文 選[190]. Đầu triều Nguyễn, có một bộ sách dành riêng cho việc sưu tầm và công bố về văn bia đó là Lê triều lịch khoa Tiến sĩ đề danh bi ký 黎 朝 歷 科 進 士 題 名碑 記[62] của Lê Cao Lãng, ông đã sao chép được 82 văn bia Văn miếu Hà Nội. Khảo sát trong Di sản Hán Nôm Việt Nam Thư mục đề yếu [97] có khoảng 200 đầu sách chép nội dung văn khắc, phần lớn là văn bia. Nội dung văn bia được sao chép, sưu tập trọn vẹn trong một cuốn sách như: Ái Châu bi 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất