Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu văn bản tuồng “trung hiếu thần tiên” của hoàng cao khải tt...

Tài liệu Nghiên cứu văn bản tuồng “trung hiếu thần tiên” của hoàng cao khải tt

.PDF
27
19
134

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH VÂN NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TUỒNG “TRUNG HIẾU THẦN TIÊN” CỦA HOÀNG CAO KHẢI Ngành: Hán Nôm Mã số: 9.22.01.04 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM Hà Nội – 2021 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Tá Nhí Phản biện 1: PGS. TS. Phạm Văn Khoái Phản biện 2: PGS. TS. Hà Văn Minh Phản biện 3: TS. Trịnh Ngọc Ánh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng bảo vệ luận án cấp Học viện Họp tại: Học viện Khoa học Xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. vào hồi..........giờ......... phút, ngày..........tháng......... năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thanh Vân (2002), Những sự kiện sân khấu Việt Nam qua thư tịch cổ (tuyển chọn, giới thiệu và dịch), Nxb Sân khấu,H. 2. Nguyễn Thị Thanh Vân (2004), “Ngôn ngữ văn tự trong ba vở tuồng Sơn Hậu, Đào Phi Phụng, Lý Phụng Đình”, Thông tin Khoa học Nghệ thuật Sân khấu – Điện ảnh, số 5, tr.50 – 53. 3. Nguyễn Thị Thanh Vân (2006), Yếu tố Hán Nôm trong một số văn bản Tuồng cổ. Đề tài NCKH cấp Viện, Viện Sân khấu – Điện ảnh,HN. 4. Nguyễn Thị Thanh Vân (2012), “Văn bản Tuồng Hán Nôm với việc phục hồi Tuồng cổ”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 340, tháng 10, tr.47-49. 5. Nguyễn Thị Thanh Vân (2016), “Sự tiếp nhận tiểu thuyết Trung Quốc Triệu Thái tổ tam hạ Nam Đường vào nghệ thuật Tuồng truyền thống Việt Nam”, (Kỷ yếu Hội thảo), Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ V “Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu”, tr.165-166. 6. Nguyễn Thị Thanh Vân (2018), “Bài Hịch trong Tuồng Trung hiếu thần tiên của Diên Mậu Quận công Hoàng Thái Xuyên (tức Hoàng Cao Khải)”, Tạp chí Xưa và Nay, số 499, tháng 9, tr 54-57. 7. Nguyễn Thị Thanh Vân (2018), “Hoàng Cao Khải với văn hoá và nghệ thuật dân tộc”, Tạp chí Xưa và Nay, số 501, tháng 11, tr 18-22. 8. Nguyễn Thị Thanh Vân (2019), “Hình tượng Trần Hưng Đạo trong sân khấu Tuồng”, Tạp chí Xưa và Nay, số 504, tháng 2, tr 62-65. 9. Nguyễn Thị Thanh Vân (2019), “Nhân vật lịch sử trong Tuồng của Hoàng Cao Khải”, Tạp chí Xưa và Nay, số 509, tháng 7, tr 40- 43. 10. Nguyễn Thị Thanh Vân (2019), “Về văn bản Tuồng Trung hiếu thần tiên”, Tạp chí Hán Nôm, số 5 (156), tr 63 - 73. 11. Nguyễn Thị Thanh Vân (2020), “Điển cố trong kịch bản Tuồng Trung hiếu thần tiên”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 429, tháng 3, tr 88-91. 12. Nguyễn Thị Thanh Vân (2020), “Bàn thêm về khái niệm “trung hiếu” trong tuồng Trung hiếu thần tiên”, Tạp chí Hán Nôm, số 2 (159), tr 70 - 79. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoàng Cao Khải 黃高啟 (1850 - 1933) làm quan trải năm triều vua và là viên quan mẫn cán phục vụ cho triều đình nhà Nguyễn (1802 - 1945). Ông sáng tác trên nhiều lĩnh vực: văn học, sử học, nghệ thuật sân khấu. Các tác phẩm của ông được in bằng chữ Hán, Nôm, Quốc ngữ, Pháp. Ngoài sáng tác, chúng ta còn thấy ông tập hợp được các nhà trí thức, tổ chức nhiều cuộc thi thơ, bàn luận văn chương, hoạt động biểu diễn Tuồng tại Huế và ấp Thái Hà. Các tác phẩm Tuồng Trung hiếu thần tiên (TH thần tiên)忠孝神仙, Tây Nam đắc bằng (Đắc bằng), Tượng kỳ khí xa (Khí xa) của Hoàng Cao Khải đều được in năm 1916, nhưng chỉ có TH thần tiên là văn bản Tuồng trường thiên duy nhất được khắc in bằng chữ Nôm. Đây là văn bản Nôm thuộc thời hậu kì, ra đời khi chữ Quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, cho nên trong văn bản chữ Nôm vay mượn chiếm tỉ lệ lớn. Hiện nay, nó là văn bản Tuồng Nôm hiếm thấy còn nguyên vẹn 25 hồi, thể hiện phong cách, lối viết chuyên biệt về nghệ thuật sân khấu Tuồng. Văn bản này cũng là tác phẩm Tuồng đầu tiên phản ánh cuộc đời nhân vật lịch sử Trần Hưng Đạo. Do đó, có thể nói TH thần tiên không những là văn bản tuồng Nôm quan trọng, góp phần vào việc khai thác, nghiên cứu mảng sân khấu quan trọng trong kho tàng thư tịch Hán Nôm mà nó còn là một trong những kịch bản Tuồng tiên phong phản ánh nhân vật lịch sử nước nhà, góp phần vào việc hình thành phong trào sáng tác Tuồng lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX (1900- 1930). Với những lý do như trình bày ở trên và xuất phát từ mục đích khảo cứu tác phẩm nghệ thuật sân khấu Tuồng của tác giả, NCS chọn vấn đề Nghiên cứu văn bản Tuồng “Trung hiếu thần tiên” của Hoàng Cao Khải làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Hán Nôm, những mong có thể góp phần vào việc giữ gìn, khai thác, kế thừa di sản Hán Nôm về lĩnh vực nghệ thuật sân khấu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là nêu lên tình trạng các văn bản Tuồng Nôm TH thần tiên hiện còn lưu trữ ở các thư viện trong nước về phương diện văn bản học để thấy được giá trị việc khắc in văn bản Nôm, tìm hiểu nghệ thuật biểu diễn sân khấu. Trên cơ sở tìm hiểu 06 văn bản chữ Nôm TH thần tiên, đem so sánh với văn bản chữ Quốc ngữ, luận án chọn một văn bản chữ Nôm làm đại 1 diện nghiên cứu, phân loại đặc điểm và nhận xét về cách dùng chữ Nôm của tác giả trong văn bản này. Đồng thời phân tích, lý giải về tích Tuồng, giá trị nội dung, nghệ thuật của nó để thấy được vai trò của tác phẩm đối với các sáng tác Tuồng của Hoàng Cao Khải và trong lịch sử nghệ thuật Tuồng giai đoạn đầu thế kỷ XX (1900 - 1930). Từ đó, cung cấp cơ sở khoa học để giúp chúng ta thấy được đóng góp của tác giả cho ngành Hán Nôm, văn học, nghệ thuật sân khấu của dân tộc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục đích nghiên cứu trên, đề tài đi sâu khảo cứu về các văn bản Tuồng Nôm TH thần tiên hiện tồn trên các phương diện: nghiên cứu so sánh giữa các văn bản Nôm, khảo sát chữ viết kiêng húy, đặc điểm chữ Nôm và đối sánh văn bản AB.460 với bản in bằng chữ Quốc ngữ năm 1932; Nêu giá trị nội dung của tác phẩm TH thần tiên, từ tích Tuồng, đề tài, nhân vật, cốt truyện và những yếu tố có liên quan tới sự chân thực, hư cấu về nhân vật lịch sử Trần Hưng Đạo; Làm rõ giá trị nghệ thuật của tác phẩm TH thần tiên về mặt kết cấu, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ văn chương; Khẳng định những đóng góp của TH thần tiên trong sân khấu Tuồng về Trần Hưng Đạo và tác gia Hoàng Cao Khải trong lịch sử nghệ thuật Tuồng giai đoạn đầu thế kỷ XX (1900-1930). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là 06 văn bản Tuồng Trung hiếu thần tiên bằng chữ Nôm của tác gia Hoàng Cao Khải lưu trữ tại các thư viện trong nước: AB.460, VNb26/2 (VNCHN); Hv.309 (VSH), R.1519, R.1520, R.2228 (TVQG); VTS1, VTS2 (Vũ Tuấn Sán) và bản in chữ Quốc ngữ trên Nam Phong năm 1932. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi tài liệu có liên quan trực tiếp tới TH thần tiên, các kịch bản Tuồng lịch sử viết về lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900 – 1930), kịch bản Tuồng viết về nhân vật Trần Hưng Đạo. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tác phẩm TH thần tiên của Hoàng Cao Khải về mặt văn bản học, đặc điểm chữ Nôm, giá trị nội dung và nghệ thuật, từ đó khẳng định phong cách sáng tác Tuồng của ông. Nhưng vì đây là một trong những tác phẩm tuồng Nôm tiên phong xây dựng hình tượng Trần Hưng Đạo trong sân khấu, đánh dấu sự hình thành và phát triển phong trào sáng 2 tác Tuồng lịch sử Việt Nam, cho nên luận án sẽ nghiên cứu sâu hơn mối tương quan của tác phẩm Tuồng này với các tác phẩm Tuồng khác viết về nhân vật Trần Hưng Đạo trong thế kỷ XX và trong phong trào sáng tác Tuồng lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX (1900 – 1930). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận - Luận án nghiên cứu trên cơ sở vận dụng những tri thức Hán Nôm, văn bản học, văn hoá học, lịch sử, nghệ thuật học... trong quá trình tiếp cận nghiên cứu. Luận giải về cách tiếp cận đề tài lịch sử của tác giả trong sự sáng tạo kịch bản sân khấu Tuồng, góp phần làm rõ sự chi phối của nội dung và hình thức trong tác phẩm nghệ thuật. 4.2. Phương pháp nghiên cúu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu văn bản học, Phương pháp nghiên cứu văn tự, Phương pháp nghiên cứu sử học, Phương pháp nghiên cứu văn hoá học, Phương pháp nghiên cứu văn học, Phương pháp nghiên cứu nghệ thuật học, Phương pháp thống kê định lượng, Phương pháp phân tích tổng hợp. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Đề tài nghiên cứu chuyên sâu về văn bản Tuồng TH thần tiên của tác gia Hoàng Cao Khải nhằm giới thiệu với độc giả trong và ngoài nước trong kho sách Hán Nôm, ngoài những văn bản lịch sử, triết học, tôn giáo v.v… còn có một mảng sách viết về nghệ thuật Tuồng do các tác gia người Việt biên soạn. - Hệ thống hóa và nghiên cứu so sánh một cách tổng thể các văn bản Tuồng Trung hiếu thần tiên hiện lưu trữ ở thư viện nhà nước VNCHN, VSH, TVQG và gia đình cụ Vũ Tuấn Sán (năm 2016 đã chuyển về VNCHN) để làm sáng tỏ các nội dung trong 06 văn bản Nôm này. Chọn văn bản AB.460 còn nguyên vẹn để khảo cứu, bổ sung vào việc khai thác các văn bản Tuồng sáng tác dưới triều Nguyễn. Việc giới thiệu văn bản Tuồng Nôm TH thần tiên của Hoàng Cao Khải dưới góc độ nghiên cứu văn bản học không chỉ cung cấp nguồn tư liệu mới cho ngành Hán Nôm học, mà còn kết hợp những sáng tác về các lĩnh vực khác của ông cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về sở trường sáng tác chữ Nôm và thiên hướng nghệ thuật của Hoàng Cao Khải. Đồng thời so sánh, đối chiếu văn bản AB.460 với bản chữ Quốc ngữ trên Nam Phong tạp 3 chí năm 1932 (7 kỳ từ số 170-176 năm 1932) để khẳng định nó là bản dịch từ bản Tuồng Nôm này. Nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tuồng Nôm TH thần tiên và so sánh về mặt nội dung với hai văn bản in bằng chữ Quốc ngữ Tây Nam đắc bằng (Đắc bằng), Tượng kỳ khí xa (Khí xa), nêu lên phong cách sáng tác Tuồng đề tài lịch sử của Hoàng Cao Khải và Tuồng của ông khác hẳn với những văn bản Tuồng cổ lịch sử trước đó là mượn các nhân vật lịch sử, tích truyện của Trung Quốc để sáng tác. Từ đó khẳng định TH thần tiên của Hoàng Cao Khải là tác phẩm Tuồng Nôm đầu tiên sáng tác về nhân vật lịch sử Trần Hưng Đạo, góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển phong trào sáng tác Tuồng về người anh hùng dân tộc này trong thế kỷ XX. Từ đặc điểm Tuồng lịch sử TH thần tiên của Hoàng Cao Khải, đề tài sẽ nêu lên vị trí của tác giả trong lịch sử sân khấu Tuồng giai đoạn đầu thế kỷ XX (1900 – 1930). 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kịch bản Tuồng TH thần tiên của Hoàng Cao Khải là một văn bản có vị trí quan trọng trong lịch sử nghệ thuật Tuồng bởi vì nó là văn bản Tuồng viết bằng chữ Nôm xuất hiện vào giai đoạn chữ Quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán. Do đó, việc khảo cứu, giới thiệu văn bản Tuồng Nôm TH thần tiên của Hoàng Cao Khải dưới góc độ văn bản học thông qua việc nghiên cứu đặc điểm chữ Nôm, góp phần vào việc giữ gìn, khai thác và bảo tồn di sản Hán Nôm thời hậu kì. - Việc nghiên cứu nội dung và nghệ thuật của văn bản Tuồng Nôm TH thần tiên sẽ đi đến khẳng định nó là văn bản Tuồng trường thiên ít thấy hiện còn nguyên vẹn 25 hồi và là tác phẩm đầu tiên phản ánh đầy đủ nhất về cuộc đời người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo trong sáng tác Tuồng. - Luận án sẽ đối sánh TH thần tiên với hai tác phẩm Đắc bằng, Khí xa dưới góc độ lựa chọn đề tài để làm sáng tỏ vấn đề Hoàng Cao Khải là một trong những người tiên phong sáng tác Tuồng về đề tài lịch sử nước ta. Từ đó khẳng định sự ra đời bộ ba tác phẩm Tuồng đề tài lịch sử Việt Nam của ông ảnh hưởng tới một số soạn giả Tuồng, góp phần không nhỏ vào sự hình thành và phát triển Tuồng lịch sử trong nghệ thuật sân khấu Tuồng giai đoạn đầu thế kỷ XX (1900 – 1930). - Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung vào việc khai thác các văn bản Tuồng Nôm viết về lịch sử, các sáng tác Tuồng dưới triều Nguyễn. 4 7. Cấu trúc của luận án Ngoài Phần Mở đầu, Phần Kết luận, Tài liệu tham khảo chính, Phụ lục, luận án chia làm 4 chương: Chương 1: Một số khái niệm về Tuồng và tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Tác gia Hoàng Cao Khải và những vấn đề về văn bản Tuồng Trung hiếu thần tiên Chương 3: Giá trị nội dung tác phẩm Tuồng Trung hiếu thần tiên Chương 4: Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tuồng Trung hiếu thần tiên và vị trí của Hoàng Cao Khải trong lịch sử nghệ thuật Tuồng giai đoạn đầu thế kỷ XX (1900- 1930) Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TUỒNG VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Một số vấn đề về Tuồng 1.1.1. Nguồn gốc và khái niệm về Tuồng, kịch bản Tuồng Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu đi tìm hiểu về nguồn gốc của nghệ thuật Tuồng, nhưng vẫn chưa thống nhất. Dựa trên nhiều cứ liệu, chúng tôi cho rằng nghệ thuật Tuồng được hình thành trên cơ sở ca múa dân gian từ thời Lý. Trong quá trình phát triển, chịu sự tác động của sự kiện Lý Nguyên Cát, nghệ thuật Tuồng chịu ảnh hưởng của ca múa nhạc Chiêm Thành và nghệ thuật hý khúc Trung Hoa. Đời Trần, nghệ thuật Tuồng mới bắt đầu có hình thức trình diễn sân khấu, biểu diễn trong cung đình theo cốt truyện và đến thời chúa Nguyễn (1802- 1945), nó hoàn thiện và phát triển phồn thịnh cả về mặt nội dung lẫn hình thức, dần dần xuất hiện các đội Tuồng của các vua, quan, các gánh hát biểu diễn chuyên nghiệp ở nhiều địa phương gần kinh kỳ và các đô thị lớn. Khái niệm Tuồng (hay còn gọi là Hát bội, Hát bộ) dùng để chỉ một loại nghệ thuật sân khấu truyền thống của Việt Nam. Trước kia, Tuồng là tên gọi của người miền Bắc, Hát bội (hay Hát bộ) là tên gọi của người miền Trung, miền Nam và hiện nay Tuồng là tên gọi của miền Bắc, miền Trung, còn miền Nam là Hát bội. 5 Khái niệm kịch bản Tuồng: dựa theo quan niệm của Xuân Yến, kịch bản Tuồng được hiểu theo nghĩa vừa là tác phẩm văn học, vừa là tác phẩm sân khấu. 1.1.2. Khái lược quá trình phát triển của nghệ thuật Tuồng Từ sự kiện Lý Nguyên Cát đã đánh dấu sự hình thành nghệ thuật Tuồng ở nước ta. Thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, nghệ thuật Hát bội đã được hoàn chỉnh về hình thức, các kịch bản đã bắt đầu hình thành, xuất hiện hàng loạt kịch bản (khuyết danh). Thời Tây Sơn xây dựng nơi để biểu diễn Tuồng. Triều Nguyễn, nghệ thuật Tuồng phát triển cực thịnh với các tổ chức biểu diễn Tuồng trong cung đình, các dinh quan lớn và xuất hiện nhiều tác phẩm. Đầu thế kỷ XX (1900- 1930), bắt đầu xuất hiện những kịch bản viết về sự kiện, nhân vật lịch sử của nước nhà và nghệ thuật biểu diễn của sân khấu Tuồng diễn ra ở một số rạp do triều đình quản lý và trong thời gian này một số gánh hát tư nhân xuất hiện ở các tỉnh miền Bắc. 1.1.3. Sáng tạo sân khấu Tuồng về đề tài lịch sử Qua các ý kiến của các nhà nghiên cứu tại hội nghị, hội thảo tọa đàm bàn về kịch lịch sử, nhận thấy những vở viết về lịch sử là Tuồng về đề tài lịch sử. Khái niệm sáng tạo Tuồng đề tài lịch sử là hình thức sân khấu, thường lấy sự kiện, nhân vật lịch sử làm đối tượng miêu tả. Người viết cần nghiên cứu, tìm hiểu, nắm bắt những tài liệu lịch sử một cách đầy đủ, chính xác và cũng có thể lược bỏ chi tiết không điển hình, hoặc trên cơ sở hiện thực lịch sử, tác giả có quyền tưởng tượng, hư cấu theo các quy luật của sự sáng tạo nghệ thuật, nhưng không nằm ngoài phạm vi lịch sử thời bấy giờ, nhằm làm cho hình tượng nhân vật sinh động hơn. Ngoài ra, tác giả cũng có thể đặt nhân vật lịch sử vào địa vị lịch sử để đánh giá một cách đúng mức nhất. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.2.1. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm Tuồng “Trung hiếu thần tiên” Nhóm tác giả Trần Nghĩa & Francois Gros, Trịnh Khắc Mạnh, Nguyễn Tô Lan, Đỗ Đức Hiểu, Vũ Văn Phái, Trần Ích Nguyên đã giới văn bản và nêu sơ lược nội dung của TH thần tiên. Nhận thấy TH thần tiên là tác phẩm Tuồng Nôm có giá trị, sau khi triển khai đề tài luận án Nghiên cứu văn bản Tuồng Trung hiếu thần tiên của Hoàng Cao Khải, chúng tôi đã khảo cứu các tư liệu liên quan đến tác giả và các tác phẩm của Hoàng Cao Khải trên các phương diện. Các bài viết “Hoàng Cao Khải với văn hoá và nghệ thuật dân tộc”, “Về văn bản Tuồng Trung hiếu 6 thần tiên”, “Hình tượng Trần Hưng Đạo trong sân khấu Tuồng”, “Bàn thêm về khái niệm “trung hiếu” trong tuồng Trung hiếu thần tiên”, “Điển cố trong kịch bản Tuồng Trung hiếu thần tiên”... đi sâu khảo cứu về văn bản, nội dung, tư tưởng “trung hiếu” và một số vấn đề về ngôn ngữ trong TH thần tiên. 1.2.2. Những công trình nghiên cứu về tác gia và các sáng tác khác của Hoàng Cao Khải Việt sử yếu, Nam sử diễn âm... được các tác giả Trần Nghĩa, Trịnh Khắc Mạnh, Nguyễn Tô Lan, Dương Quảng Hàm, Trần Văn Khải, Nguyễn Lộc, Trần Đình Ngôn, Trần Ngọc Vương, Trần Việt Ngữ, Tôn Thất Cổn, Huỳnh Khắc Dụng, Đặng Đức Thi, Lê Xuân Giáo, Nguyễn Thị Oanh, Đào Phương Chi, Nguyễn Văn Minh, Sato Thụy Uyên... đã giới thiệu, cung cấp đầy đủ nhất về tác giả, tác phẩm và nghiên cứu, trích dẫn một số tác phẩm sử học, bài thơ Nôm của Hoàng Cao Khải. 1.3. Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Từ quá trình khảo cứu các công trình, bài viết nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến Tuồng TH thần tiên nhận thấy hầu hết các học giả đều tập trung nghiên cứu vào các lĩnh vực sau: Tác phẩm viết bằng chữ Hán, chữ Nôm: giới thiệu toàn bộ các sáng tác viết bằng chữ Hán, chữ Nôm của tác gia Hoàng Cao Khải. Về sáng tác các tác phẩm sử học: tập trung nghiên cứu, trích dẫn tham khảo các tác phẩm Việt sử yếu, Việt sử kính, Gương sử Nam. Tác phẩm văn học: nghiên cứu tập trung các tác phẩm Tây Nam hai mươi tám hiếu, Làm con phải hiếu và một số bài thơ; Tác phẩm Tuồng: hầu hết các học giả đều khẳng định Hoàng Cao Khải có các tác phẩm Tuồng TH thần tiên, Đắc bằng, Khí xa. Một số công trình đã nghiên cứu nội dung, văn thể chuyên biệt của hai kịch bản Tuồng Đắc bằng, Khí xa. Còn về hoạt động Tuồng của tác giả thì hầu hết các học giả đều khẳng định Hoàng Cao Khải có đội Tuồng riêng biểu diễn ở điện Văn Minh (Huế) và sau đó chuyển ra biểu diễn ở ấp Thái Hà (Hà Nội). Tuy nhiên, liên quan trực tiếp và được xác định hữu ích đối với việc thực hiện luận án là các công giới thiệu tác phẩm, kí hiệu sách, nội dung và nguồn lưu trữ văn bản trong và ngoài nước của Tuồng TH thần tiên, nhưng chưa đi sâu nghiên cứu. Tuy đây là những nghiên cứu này riêng lẻ, dừng lại ở mức “điểm 7 tên” tác phẩm, nhưng nó là nguồn tài liệu quý, gợi mở cho tác giả nghiên cứu những vấn đề tiếp theo của đề tài. 1.4. Định hướng những vấn đề nghiên cứu tiếp theo của luận án Xuất phát từ mục đích khai thác văn bản nghệ thuật bằng chữ Nôm, trong luận án này chỉ khai thác, khảo cứu văn bản Tuồng TH thần tiên dưới góc độ văn bản học, nghệ thuật học. Bởi vì, trong bộ ba tác phẩm Tuồng về đề tài lịch sử của Hoàng Cao Khải, TH thần tiên hiện còn là bản Tuồng duy nhất được khắc in bằng chữ Nôm. Nó ra đời năm 1916, thuộc tác phẩm Nôm thời kì hậu kì, cho nên ở đây dựa theo mô hình cấu trúc chữ Nôm thời hậu kì của Nguyễn Tuấn Cường để khảo sát văn bản nhằm tìm ra đặc điểm của nó. Đi sâu tìm hiểu TH thần tiên ở diện đề tài phản ánh, nhân vật và đặc biệt so sánh sự chân thực, hư cấu giữa hình tượng nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật và nhân vật lịch sử Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, còn so sánh các sự kiện có liên quan tới nhà Trần trong cuộc chiến chống quân Nguyên – Mông phản ánh trong tác phẩm với Việt sử yếu của Hoàng Cao Khải, Đại Việt sử ký toàn thư của Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên. Giá trị nghệ thuật TH thần tiên cũng được khảo cứu trên phương diện: kết cấu, nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật, ngôn ngữ văn chương. Các kết luận được rút ra từ những hướng nghiên cứu trên nhằm khẳng định tác phẩm Tuồng TH thần tiên là tác phẩm Tuồng đầu tiên viết về nhân vật lịch sử Trần Hưng Đạo và là một trong những tác phẩm Tuồng tiên phong trong phong trào sáng tác Tuồng về nhân vật, sự kiện lịch sử nước nhà, góp phần vào việc hình thành và phát triển nghệ thuật Tuồng về đề tài lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX (1900 – 1930). Tiểu kết chương 1 Tuồng của Hoàng Cao Khải đã thu hút sự quan tâm của các tác giả trong, ngoài nước và đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên văn bản Tuồng TH thần tiên bằng chữ Nôm khắc in vào năm 1916 mới chỉ giới thiệu tên tác phẩm, nêu khái quát nội dung mà chưa có bài viết hoặc công trình nào nghiên cứu chuyên sâu. TH thần tiên là văn bản Tuồng ra đời trong thời kỳ lưu hành bốn loại văn tự: chữ Hán, chữ Nôm, chữ Pháp và Quốc ngữ, nên nó sẽ mang đặc trưng tiêu biểu của chữ Nôm thời kỳ này. Hơn nữa, cho đến thời điểm hiện tại nó là văn 8 bản Tuồng Nôm trường thiên còn đầy đủ các hồi (25 hồi) và là tác phẩm Tuồng Nôm đầu tiên, duy nhất viết về nhân vật Trần Hưng Đạo. Các khái niệm về Tuồng, kịch bản Tuồng và vấn đề sáng tạo sân khấu Tuồng về đề tài lịch sử cũng được trình bày và giải thích rõ ràng thông qua các ý kiến của các nhà nghiên cứu, từ đó đưa ra kiến giải riêng của mình về các khái niệm này để có sự thống nhất trong khi thực hiện đề tài. Để làm rõ vị trí, vai trò của tác phẩm TH thần tiên và tác giả Hoàng Cao Khải trong lịch sử nghệ thuật Tuồng giai đoạn đầu thế kỷ XX, luận án đã khái quát nguồn gốc, quá trình phát triển của nghệ thuật Tuồng từ khi hình thành đến năm 1930, nhằm khẳng định tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của tác phẩm tới phong trào sáng tác Tuồng về đề tài lịch sử Việt Nam. Chương 2 TÁC GIA HOÀNG CAO KHẢI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ VĂN BẢN TUỒNG TRUNG HIẾU THẦN TIÊN 2.1. Thân thế và sự nghiệp sáng tác của tác gia Hoàng Cao Khải 2.1.1. Vài nét về tiểu sử tác giả Hoàng Cao Khải 黃高啟 nguyên tên là Hoàng Văn Khải 黃文啟, tự Đông Minh 東明, hiệu Thái Xuyên 太川, sinh ngày 20 tháng 4 năm 1850 tại thôn Đông Thái 東太村, xã Yên Đồng 安同社, tổng Việt Yên 越安总, huyện La Sơn 羅 山 縣 , phủ Đức Thọ 德 壽 府 (nay là làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Khởi đầu là Huấn đạo huyện Thọ Xương, Giáo thụ phủ Hoài Đức, Tri huyện Thọ Xương, quyền Án sát Lạng Sơn, quyền Tuần phủ Hưng Yên,... đến Thượng thư bộ Binh và làm Phụ chính đại thần cho vua Thành Thái, hàm Thái tử Thái phó, Văn Minh điện Đại học sĩ. Ông mất ngày 22 tháng 9 năm 1933 (tức ngày 3 tháng 8 năm Quý Dậu) tại ấp Thái Hà, Hà Nội. 2.1.2. Sự nghiệp sáng tác của tác gia Hoàng Cao Khải 2.1.2.1. Về văn hoá/ di tích, thơ văn, soạn sử Việc tôn tạo đền chùa, miếu mạo và soạn văn bia của Hoàng Cao Khải chủ yếu tập trung vào những người có công xây dựng và bảo vệ đất nước, như tu sửa đền Hùng, soạn văn bia về Lê Lợi bên Hồ Gươm, tu sửa đền thờ Trần Hưng Đạo, soạn bia về Lê Văn Duyệt... Những việc làm này cho thấy ông là người 9 am hiểu văn hóa dân tộc, có ý thức giữ gìn những di sản và cũng thể hiện tấm lòng tôn kính, ngưỡng mộ của ông đối với các bậc tiền nhân. Bên cạnh đó, ông có nhiều bài thơ, văn, câu đối, bài văn bia ca ngợi đất nước, tôn vinh dân tộc được tuyển vào sách giáo khoa phổ thông. Thông qua các tác phẩm sử học, Hoàng Cao Khải cũng bộc lộ những suy tư, trăn trở về các sự kiện lịch sử. 2.1.2.2. Về hoạt động tổ chức biểu diễn và sáng tác Tuồng Hoàng Cao Khải tuyển chọn các con hát, nghệ nhân từ khắp nơi để bồi dưỡng, đào tạo nghề, tổ chức biểu diễn Tuồng ở Huế và Hà Nội. Về sáng tác ông có bộ ba tác phẩm Tuồng TH thần tiên, Đắc bằng, Khí xa. 2.2. Những vấn đề về văn bản Tuồng “Trung hiếu thần tiên” 2.2.1. Luận giải về “tên” của tác phẩm Tuồng TH thần tiên tác giả đặt tên theo cách khái quát nội dung và tư tưởng của tác phẩm. “Thần tiên 神仙” ở đây có ý chỉ nhân vật lịch sử Trần Hưng Đạo và cũng là nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tác phẩm Tuồng; “Trung hiếu 忠孝” ở đây được tác giả Hoàng Cao Khải đặt ngay ở đầu tên gọi của tác phẩm có ý nhấn mạnh sự “trung hiếu” ở Trần Hưng Đạo. 2.2.2. Nghiên cứu so sánh các văn bản chữ Nôm “Trung hiếu thần tiên” Luận án tập trung khảo sát, nghiên cứu tác phẩm Tuồng TH thần tiên in bằng chữ Nôm ở các thư viện nhà nước và tư nhân như sau: VNCHN gồm kí hiệu AB.460 (2 quyển) và kí hiệu VNb26/2 (quyển 2); Viện Sử học (VSH) có quyển 2, kí hiệu Hv.309; TVQG hiện còn 02 bản: kí hiệu R.1519 (quyển 1), R.1520 (quyển 2) và kí hiệu R.2228 (quyển 2); Thư viện gia đình của cụ Vũ Tuấn Sán gồm 2 quyển (VTS1, VTS2). Ngoài ra, TH thần tiên (in bằng chữ Quốc ngữ) đăng trên Nam Phong tạp chí từ số 170-176 (năm 1932) và bản tóm tắt cốt truyện in trong Từ điển nghệ thuật hát bội Việt Nam (1998). Tuy nhiên, văn bản chữ Quốc ngữ không đề tên tác giả, nên ở đây chúng tôi đối chiếu các bản chữ Nôm này với bản chữ Quốc ngữ nhằm tìm ra tác giả của nó. Qua khảo sát 06 bản Nôm TH thần tiên kí hiệu AB.460, VNb26/2, Hv.309, R.1519, R.1520, R.2228, VTS1, VTS2 về hình thức (lai lịch, tên gọi, chất liệu giấy, tình hình văn bản, niên đại, nét chữ khắc, kết cấu) và nội dung cho thấy chúng đều in trên giấy dó và từ cùng một bộ ván khắc in. 10 - Về những dấu phân cách: dấu vòng tròn màu đen bên trong trắng dùng để phân cách những câu hát, câu nói trong văn bản Tuồng, sự thể hiện dấu phân cách này thống nhất trong văn bản. Cách phân chia hồi, tên nhân vật, điệu hát, dấu láy “<<” v.v... đều giống nhau; Về những dấu vòng tròn ngoài đen trong trắng ở bên phải của chữ, nằm ở những điệu hát của văn bản, dùng để đánh dấu những điển tích, điển cố, nội dung các hồi Tuồng hoàn toàn giống nhau. Vì thế có thể khẳng định 06 văn bản này có hình thức trình bày, cách viết chữ Nôm giống nhau, cùng một bộ ván khắc và đều được khắc in vào năm Khải Định nguyên niên (1916). Trong 06 văn bản trên chỉ có 02 văn bản còn đầy đủ nguyên vẹn 25 hồi Tuồng. Văn bản AB.460 vốn là sách của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp, in trong công trình Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu, phục vụ rộng rãi bạn đọc trong và ngoài nước, do đó chọn làm tài liệu nghiên cứu, khảo sát chính của luận án. 2.2.3. So sánh văn bản chữ Nôm và bản chữ Quốc ngữ của kịch bản Tuồng “Trung hiếu thần tiên” Văn bản Tuồng TH thần tiên (Truyện Hưng Đạo vương 興道王傳) trên Nam Phong tạp chí được đăng làm 7 kỳ, từ số 170-176 năm 1932. Căn cứ vào sự đối sánh giữa văn bản Tuồng bằng chữ Nôm kí hiệu AB.460 với văn bản bằng chữ Quốc ngữ; chú thích “Tuồng cổ lưu hành ở Huế”; thời điểm ra đời của TH thần tiên in năm 1916 và so sánh những điểm giống, khác nhau trong nội dung của hai văn bản, đưa ra một số kết luận như sau: 1/ Bản chữ Quốc ngữ in trên Nam Phong tạp chí năm 1932 được phiên âm, dịch nghĩa từ bản chữ Nôm TH thần tiên của Hoàng Cao Khải. 2/ Ở phần Bày diễn tích bản chữ Quốc ngữ đã chia theo từng hồi, và có hai đoạn nhiều hơn so với văn bản AB.460, đoán định có thể do người dịch thêm vào để giải thích cho người đọc hiểu rõ hơn. 3/ Về chất lượng bản dịch: Bản chữ Quốc ngữ còn một số mã chữ Nôm phiên chưa đúng dẫn đến có nhiều chỗ sai lệch so với bản gốc chữ Nôm. Có lẽ người phiên chưa nhận rõ được hiện tượng dùng chữ Hán trong văn bản Nôm, cũng không am hiểu làn điệu của Tuồng. Do đó mới có trường hợp dịch nghĩa một số làn điệu của Tuồng sang chữ Quốc ngữ. 4/ Về việc sửa nội dung, chỉnh sửa câu văn cho gọn hơn ở của văn bản Tuồng bằng chữ Quốc ngữ, bản chữ Quốc ngữ đã không trung thành với việc 11 phiên âm một văn bản Nôm và làm sai lệch ngôn ngữ, nội dung của văn bản gốc. Việc sửa chữa này không phải là phiên âm Nôm, mà gọi là “biên dịch”. Ngoài bản chữ Quốc ngữ in trên Nam Phong tạp chí còn thấy phần tóm tắt nội dung cốt truyện kịch bản Tuồng TH thần tiên (trang 599- 602) trong Từ điển nghệ thuật hát bội Việt Nam (1998) do Nguyễn Lộc chủ biên dựa trên tạp chí này. 2.2.4. Một số vấn đề về văn tự trong Trung hiếu thần tiên 2.2.4.1. Đặc điểm và phân loại chữ Nôm trong “Trung hiếu thần tiên” * Phân loại chữ Nôm trong “Trung hiếu thần tiên”: Văn bản Tuồng này gồm 25 hồi, nhưng vì điều kiện của bản thân, giới hạn của luận án, cho nên chỉ khảo sát 5 hồi (hồi 1- hồi 5) của văn bản Tuồng. Theo mô hình của Nguyễn Tuấn Cường trong bài viết “Nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm hậu kỳ từ cấp độ hệ thống văn tự và đơn vị văn tự”, phân chia như sau: + Phân loại chữ Nôm vay mượn (giả tá): - Chữ mượn cả hình – âm – nghĩa, âm Hán Việt (A1): Đây là loại chữ vay mượn rất hay được sử dụng bởi vì chữ viết ít nét, có âm đọc rõ ràng, như: độ 度, đạo 道, huệ 蕙... Tổng số 5 hồi có 1.582 chữ (3.865 lượt), chiếm tỉ lệ 56,67% tổng số chữ Nôm. - Chữ mượn cả hình – âm – nghĩa, âm tiền Hán Việt, hậu Hán Việt (A2): ví dụ như chữ bùa 符. Về số lượng chữ Nôm 5 hồi là 3 chữ (4 lượt). - Chữ mượn hình, mượn nghĩa (B): ví dụ chữ di 移 đọc thành dời, đả 打 đọc thành đánh, kỳ 旗 đọc thành cờ... Về số lượng loại chữ này ở 5 hồi xuất hiện 84 chữ (179 lượt), chiếm tỉ lệ 3% tổng số chữ Nôm. - Chữ mượn hình, mượn âm Hán Việt, đọc đúng âm Hán Việt (C1): ví dụ chữ một 没. Tổng số chữ Nôm loại này ở 5 hồi xuất hiện 16 chữ (88 lượt), chiếm tỉ lệ 0,57% tổng số chữ Nôm. - Chữ mượn hình, mượn âm Hán Việt, đọc chệch (trại) âm Hán Việt (C2): Mỗi âm đọc của loại này là âm tiết thuần Việt, nó vốn là tiền thân của chữ Nôm mang kí hiệu phụ, như: chữ bi 悲 đọc thành bay. Về số lượng loại chữ này ở 5 hồi xuất hiện 387 chữ (1.168 lượt), chiếm tỉ lệ 13,86% tổng số chữ Nôm. + Phân loại chữ Nôm tự tạo trong “Trung hiếu thần tiên” - Chữ gia thêm biến đổi phụ (D): là loại chữ Nôm thêm vào một thành tố để xác định đó đích thực là chữ Nôm, như các chữ 12 Chạy: mượn chạy (âm Nôm, gồm tẩu 走 và trãi 豸 viết tắt) + kí hiệu phụ. Về số lượng loại chữ này ở 5 hồi xuất hiện 6 chữ (6 lượt), chiếm tỉ lệ rất nhỏ. - Chữ ghép một mặt hội âm, hội ý (E1): Đây là loại chữ Nôm ghép thuần tuý hai thành tố ghi âm, trong đó hai thành tố đều cộng hợp với nhau tạo nên một âm mới, như: Lớn = mượn 赖 lại (Hán) + 巨 cự. Về số lượng chữ Nôm ở 5 hồi xuất hiện 24 chữ (53 lượt), chiếm tỉ lệ 0,86% tổng số chữ Nôm. - Chữ ghép một mặt, hội ý (E2): Đối lập với loại chữ Nôm có quan hệ âm âm là loại chữ Nôm có quan hệ nghĩa nghĩa, như: trời = 天 thiên (Hán) + 上 thượng (Hán). Về số lượng chữ Nôm loại này ở 5 hồi xuất hiện 42 chữ (80 lượt), chiếm tỉ lệ 1,5 % tổng số chữ Nôm. - Chữ ghép hai mặt âm + ý, bộ thủ + chữ (F1): Đây là loại chữ Nôm thành phần âm đọc thường ở bên trái và chỉ nghĩa thường ở bên phải, như chữ dẫn = 引 dẫn + 口 khẩu. Về số lượng loại chữ Nôm này ở 5 hồi là 384 chữ (702 lượt), chiếm tỉ lệ 13,75% tổng số chữ Nôm. - Chữ ghép hai mặt âm + ý, chữ + chữ (F2): Đây là loại chữ Nôm có cấu tạo mượn nguyên hình hai chữ Hán để ghép thành chữ Nôm, nhưng trong hai Vay mượn (giả tá) chữ đó có một thành tố mượn âm, một thành tố mượn nghĩa, như chữ nghe thành tố phụ là 宜 nghi + 耳 nhĩ (tai). Về số lượng loại chữ này ở 5 hồi xuất hiện 263 chữ (703 lượt), chiếm tỉ lệ 9,4% tổng số chữ Nôm. Các cấu trúc chữ Nôm trong TH thần tiên được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1: Bảng thống kê số lượng và số lượt xuất hiện chữ Nôm loại Loại cấu trúc hồi 1 hồi 2 hồi 3 hồi 4 hồi 5 chữ lượt chữ lượt chữ lượt chữ lượt chữ lượt A1 (mượn cả 264 543 272 628 360 706 476 1.436 210 552 hình – âm – nghĩa, âm HV) A2 (mượn cả 1 1 0 0 0 0 0 0 2 3 hình – âm – nghĩa, âm THV, HHV) B (mượn hình, 13 23 12 25 20 49 25 56 14 26 mượn nghĩa) C1(mượn 1 1 1 2 6 21 5 43 3 14 hình, mượn âm 13 Tự tạo HV, đúng âm HV) C2 (mượn 83 211 75 254 85 277 78 264 66 162 hình, mượn âm HV, trại âm HV) D (gia thêm 0 0 2 2 2 2 2 2 0 0 biến đổi phụ) E1 (ghép một 1 1 4 4 7 12 6 27 6 9 mặt hội âm, hội ý) E2 (ghép một 16 25 6 9 5 10 6 11 9 25 mặt, hội ý) F1(ghép hai 77 118 65 115 92 181 95 203 55 85 mặt âm + ý, bộ thủ + chữ ) F2 (ghép hai 50 106 54 119 51 139 58 213 50 126 mặt âm + ý, chữ + chữ) Tổng số 506 1.029 491 1.158 621 1.404 751 2.255 414 1.002 Ghi chú: HV: Hán Việt, THV: Tiền Hán Việt, HHV: Hậu Hán Việt. Từ bảng thống kê cho biết, tổng số chữ Nôm ở 5 hồi là 2.792 chữ với tần số xuất hiện là 6.848 lượt, trong đó chữ Nôm vay mượn (giả tá) là 2.073 chữ (chiếm 74,25%) với tần số xuất hiện là 5.304 lượt, chữ Nôm tự tạo là 719 chữ (chiếm 25,75%) với tần số xuất hiện là 1.544 lượt. Tỉ lệ chữ Nôm giữa các loại cũng có sự chênh lệch lớn. Những loại chữ B, E1, E2 giảm đi đáng kể và chữ vay mượn tăng dần, cho thấy trong văn bản Tuồng tên nhân vật, địa danh và có nhiều thể thơ, điệu hát bắc dùng hoàn toàn chữ Hán, chỉ có văn xuôi và điệu hát vãn, oán, thán thường dùng chữ Nôm. Cũng từ bảng khảo sát cho thấy tỉ lệ các chữ A1, C2, F1, F2 lặp lại nhiều lần trong văn bản, và trường hợp một mã chữ nhưng có hai, ba cách đọc khác nhau, cho thấy tác giả nắm rõ ngữ nghĩa của chữ và dùng đúng vào nội dung, niêm luật thơ, ngữ cảnh văn xuôi trong tác phẩm Tuồng. Bên cạnh đó, ở 5 hồi của văn bản TH thần tiên chúng ta còn thấy có 25 trường hợp chữ có nhiều âm đọc và 82 trường hợp một âm đọc có nhiều mã chữ khác nhau, thể hiện tác giả nắm rõ kết cấu từng chữ Nôm và dùng đúng ngữ, nghĩa trong các trường hợp. 14 * Một số nhận xét về chữ Nôm trong “Trung hiếu thần tiên” - Về số lượng chữ Nôm: Chữ Hán nhiều hơn chữ Nôm là điều dễ thấy, bời vì Tuồng là nghệ thuật bác học và là tác phẩm của các nhà Nho. Các điệu hát bắc (hát khách), xướng của Tuồng chủ yếu dùng thơ Đường luật, tên các nhân vật, địa danh trong văn bản này đều dùng chữ Hán. - Về việc sử dụng chữ Nôm: Để ghi một âm đọc, tác giả Hoàng Cao Khải sử dụng nhiều mã chữ khác nhau, với nhiều ngữ nghĩa ở các ngữ cảnh khác nhau (hay còn gọi là từ đồng âm khác nghĩa), cho thấy tác giả là người có trình độ Hán Nôm, am hiểu ngữ nghĩa, cấu trúc chữ Nôm và có ý thức trong cách dùng từ ở các khổ thơ, ngữ cảnh. Trong các chữ Nôm tự tạo, Hoàng Cao Khải sử dụng loại chữ Nôm F1, F2 (ghép âm – ý) nhiều hơn là loại chữ ghép một mặt E1, minh chứng văn bản này đã không còn nhiều các tổ hợp 𤾓 blăm = trăm,輸 klâu = thua và nó là văn bản Tuồng chữ Nôm thời hậu kì, góp phần ghi lại ngôn ngữ tiếng Việt dầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, trong văn bản còn có một số chữ khắc sai hoặc thiếu nét, như: tấu 奏 khắc thành tần 秦, ngột 兀 khắc thành nguyên 元... là lỗi xảy ra trong quá trình khắc in văn bản, gây khó khăn cho người tiếp cận và nghiên cứu văn bản. Trong văn bản TH thần tiên, có những trường hợp viết kiêng húy các chữ: thời 時, chữ mừng , vững , âm Tông 宗 trong các tên nhân vật vua. Căn cứ vào những tư liệu hiện có và thông qua những chữ kiêng húy trong văn bản, dựa vào việc phong tước Diên Mậu Quận công (1889) mà văn bản Tuồng này đề năm là Diên Mậu Quận công Hoàng Thái Xuyên trước 延茂群公黄泰川著 (nghĩa là tác giả Diên Mậu Quận công Hoàng Thái Xuyên) và với một khối lượng đồ sộ (25 hồi tuồng), chúng tôi cho rằng tác giả không thể sáng tác tác phẩm Tuồng này trong một thời gian ngắn, do đó văn bản TH thần tiên có thể được sáng tác trước năm 1916, tức là trong khoảng thời gian từ năm 1889 - 1916, nghĩa là khi Hoàng Cao Khải về nghỉ ở ấp Thái Hà. Tiểu kết chương 2 Hoàng Cao Khải sáng tác trên nhiều lĩnh vực và nhiều bài thơ, làn điệu Tuồng được tuyển vào sách giảng dạy ở bậc tiểu học và phổ thông. Các tác phẩm sử học của ông là những tài liệu nghiên cứu có giá trị và đặc biệt là bộ ba tác phẩm Tuồng đề tài lịch sử Việt Nam đã góp phần vào việc thúc đẩy phong trào sáng tác Tuồng lịch sử phát triển. Ngoài ra, việc tôn tạo một số di tích lịch 15 sử cũng được Hoàng Cao Khải chú ý, cho thấy ông quan tâm đến văn hóa, nghệ thuật và lịch sử dân tộc. Từ những kết quả khảo sát 6 văn bản chữ Nôm, chỉ có hai bản của VNCHN, TVQG kí hiệu AB.460 (2 quyển) và R.1519, R.1520 (2 quyển) còn đầy đủ 25 hồi. Qua quá trình tiếp cận văn bản, chúng tôi chọn văn bản kí hiệu AB.460 của VNCHN làm tài liệu khảo cứu và so sánh văn bản này với bản chữ Quốc ngữ in trên Nam Phong tạp chí năm 1932, khẳng định bản in trên Nam Phong là bản phiên âm từ bản chữ Nôm của Hoàng Cao Khải. TH thần tiên là tác phẩm sân khấu, nên chữ Nôm trong văn bản được viết rất phong phú đa dạng. Chữ Nôm vay mượn chiếm tỉ lệ lớn và trường hợp một mã chữ Nôm có nhiều cách đọc, mã chữ khác nhau có cùng âm đọc, cho thấy khả năng dùng chữ Nôm của tác giả và văn bản này có xu hướng dùng chữ Hán đọc Quốc âm, tức là mượn chữ Hán đọc thành chữ Nôm mà trong Bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ đã đề xướng. Chương 3 GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM TUỒNG “TRUNG HIẾU THẦN TIÊN” 3.1. Đề tài của “Trung hiếu thần tiên” Tác phẩm Tuồng TH thần tiên không chỉ miêu thuật cuộc đời của Trần Hưng Đạo, mà nó còn dựng lại cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông của Trần Hưng Đạo và quan quân nhà Trần. Do đó, xét trên bình diện thể tài, TH thần tiên cũng có thể coi là văn bản Tuồng „trực tiếp đi vào lịch sử chống ngoại xâm‟, đoàn kết dân tộc, chống xâm lăng dân nước Việt. 3.2. Số lượng và hệ thống nhân vật TH thần tiên có số lượng nhân vật khá nhiều, gồm 67 nhân vật có tên tuổi cụ thể chia làm hai tuyến nhân vật: quân dân nhà Trần và quân Nguyên – Mông. Ở tác phẩm này, tác giả còn thay đổi cách gọi tên nhân vật theo sự trưởng thành, phong chức tước của nhân vật. Hệ thống nhân vật trong TH thần tiên cũng hội tụ các nhân vật quân, thần, cha con, hoàng hậu, hoàng phi, tướng lĩnh của nhà Trần, tướng nhà Nguyên. Các nhân vật này đều có nhiệm vụ và hành động khác nhau. Vì đây là tác phẩm Tuồng lịch sử thể hiện cuộc chiến tranh chống Nguyên - Mông, cho nên có thể chia hệ thống nhân vật thành hai tuyến nhân vật: chính diện (quân nhà Trần) và phản diện (quân Nguyên Mông). 16 3.3. Truy tìm nguồn gốc về tích Tuồng và cốt truyện “Trung hiếu thần tiên” TH thần tiên cũng là tác phẩm Tuồng được Hoàng Cao Khải hun đúc từ những tư liệu lịch sử và dân gian để miêu tả về người anh hùng Trần Hưng Đạo. Hình tượng Trần Hưng Đạo ở đây được miêu tả là bậc thần tiên đầu thai làm con Trần Liễu và Nguyệt phu nhân, có nhiệm vụ cứu dân thoát khỏi lầm than. Thời gian của câu chuyện xoay quanh cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải dài từ lúc ra đời, trưởng thành và lập nhiều chiến công trong cuộc chiến với quân Nguyên Mông, đến khi về nghỉ ở Vạn Kiếp. Vì thế tích truyện Tuồng này vừa phản ánh chân thực con người Trần Hưng Đạo trong lịch sử và vừa cho thấy sự kỳ ảo trong truyền thuyết dân gian về người anh hùng. Để tránh sự trùng lặp với “Bày diễn tích” và nội dung trong Từ điển hát bội của Nguyễn Lộc (1998), ở đây nội dung cốt truyện của tác phẩm được tóm tắt theo từng hồi Tuồng (25 hồi). 3.4. Tính chân thực và hư cấu trong tác phẩm Tuồng “Trung hiếu thần tiên” Hoàng Cao Khải đã kế thừa, phát huy phương pháp sáng tác của nghệ thuật Tuồng truyền thống, đó là kết hợp giữa hoàn cảnh lịch sử cụ thể và truyền thuyết dân gian về nhân vật lịch sử Trần Hưng Đạo hư cấu lên những tình tiết mang tính hoang đường, huyền thoại, mang tính “kỳ”, để hình tượng hóa, lý tưởng hóa, Thần Thánh hóa hình tượng người anh hùng dân tộc thành hình tượng sân khấu. Kết cấu “trong hư có thực, trong thực có hư” trong TH thần tiên chỉ đơn thuần là để cho sự thống nhất giữa tình tiết trong Tuồng và tính cách nhân vật, nâng hình tượng lên thành nhân vật điển hình. Sự khác biệt giữa hình tượng nhân vật lịch sử với nhân vật Tuồng Trần Hưng Đạo dường như đã mở ra cự ly giữa nhân vật Tuồng và nhân vật lịch sử Trần Hưng Đạo. Sự trùng khớp giữa họ thể hiện sự nỗ lực của tác giả truy cầu sự thống nhất giữa chân thực lịch sử và sự chân thực nghệ thuật. 3.5. Tư tưởng chủ đề của tác phẩm Trung hiếu thần tiên 3.5.1. Thể hiện tư tưởng “trung hiếu” trong “Trung hiếu thần tiên” Chủ đề của TH thần tiên cũng nhất quán, tác giả đã lấy tư tưởng trung hiếu để xây dựng hình tượng người anh hùng Trần Hưng Đạo. Tư tưởng này xuyên suốt toàn tác phẩm và chi phối hành động của nhân vật chính Trần Hưng Đạo. Các nhân vật khác đều có tư tưởng trung hiếu nhất quán và ở đây trung quân chính là trung thành với nhà vua, vì thế bảo vệ vua chính là bảo vệ đất nước. 3.5.2. Thể hiện tư tưởng tam giáo trong “Trung hiếu thần tiên” Tư tưởng trong TH thần tiên không đơn thuần là sự thể hiện trung hiếu (Nho gia) mà có đan xen đến của Đạo giáo và Phật Giáo. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan