Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu văn bản tính lý tiết yếu...

Tài liệu Nghiên cứu văn bản tính lý tiết yếu

.PDF
138
2038
67

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- BÙI ANH CHƯỞNG NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TÍNH LÝ TIẾT YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Hán Nôm HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- BÙI ANH CHƯỞNG NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TÍNH LÝ TIẾT YẾU Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm Mãsố: 60 22 40 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Kim Sơn HÀ NỘI - 2014 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................1 QUY ƯỚC VIẾT TẮT................................................................................................3 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4 1. Lýdo chọn đề tài ................................................................................................4 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................6 3. Đối tƣợng, mục tiêu nghiên cứu – phạm vi tƣ liệu ..........................................8 4. Đóng góp của luận văn .......................................................................................8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................9 6. Kết cấu luận văn .................................................................................................9 NỘI DUNG ..............................................................................................................10 CHƢƠNG 1: VẤN ĐỀ VĂN BẢN VÀ TÁC GIẢ TÍNH LÝ TIẾT YẾU ............10 1.1 1.1.1 Vấn đề văn bản TLTY ..................................................................................10 Khảo sát tình hình các văn bản TLTY hiện tồn .....................................14 a. Các văn bản TLTY ở TVQG ..............................................................................14 b. Các văn bản TLTY ở TVHN ..............................................................................17 c. Các văn bản TLTY của VTT ..............................................................................21 1.1.2 Các hệ bản TLTY vàphân loại các văn bản ...........................................22 a. So sánh HN.111 vàHv.13/1 ...............................................................................22 b. So sánh R.372 vàR.932 .....................................................................................24 c. So sánh HN.111 vàR.372, phần tăng bổ ở quyển 1 của bốn hệ bản .................26 d. Tiêu chíphân loại vàphân loại các văn bản TLTY ...........................................28 e. Mối liên quan giữa các hệ bản............................................................................30 1.2 1.2.1 Tác giả TLTY ................................................................................................33 Bùi thị - Bùi Huy Bích ...............................................................................33 a. Vấn đề tác giả của TLTY ...................................................................................33 b. Khái lược về Bùi Huy Bích ................................................................................34 1.2.2 Nguyễn thám hoa – Nguyễn Huy Oánh ...................................................37 a. Nguyễn thám hoa vàTLTY................................................................................37 b. Khái lược về Nguyễn Huy Oánh ........................................................................38 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1: ........................................................................................39 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG CỦA TÍNH LÝ TIẾT YẾU .........................................41 1 2.1 Tổng quan về Tính Lý đại toàn .........................................................................41 2.1.1 Sự ra đời của “Lý học” ..................................................................................41 2.1.2 Sự thành hình vàphân phái của Lýhọc thời Tống ....................................54 2.1.3 Tính lý đại toàn ...............................................................................................59 2.2 Vấn đề nội dung của TLTY ..............................................................................64 2.2.1 Nội dung tiết yếu của TLTY..........................................................................65 a. Tiết yếu nhì n từ các đề mục của TLĐT và TLTY.................................................65 b. Phần chính văn của TLTY ....................................................................................90 c. Phần tăng bổ của TLTY ........................................................................................93 2.2.2 Ý nghĩa của TLTY .........................................................................................94 a. Bùi Huy Bí ch vàTLTY - “Bùi thị nguyên bản” ................................................95 b. TLTY với tăng bổ ...............................................................................................97 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2: ........................................................................................98 KẾT LUẬN ............................................................................................................101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................106 PHỤ LỤC ...............................................................................................................110 2 QUY ƯỚC VIẾT TẮT TLTY : Tính lý (đại toàn) tiết yếu TLĐT : Tính lýđại toàn TT2 : Tí nh lýtiết yếu bản in năm Thiệu Trị 2 của Thịnh Văn Đường TT3 : Tí nh lýtiết yếu bản in năm Thiệu Trị 3 của Tập Văn Đường TT4 : Tí nh lýtiết yếu bản in năm Thiệu Trị 4 của Mỹ Văn Đường TVHN : Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm TVQG : Thư viện Quốc gia VTT : Viện thông tin Khoa học Xãhội [] : Các nội dung trong ngoặc này làcủa tác giả luận văn Các trí ch dẫn được kèm theo ghi chúdưới dạng [x:y], trong đó: x = Số thứ tự của tài liệu trong mục Tài liệu tham khảo y = Vị trísố trang của trí ch dẫn trong tài liệu gốc với trường hợp tài liệu gốc gồm nhiều quyển, quyển thứ mấy sẽ ghi liền với x, vídụ: [48q1:240] tức làtrang 240, quyển 1 tài liệu số 48. 3 MỞ ĐẦU 1. Lýdo chọn đề tài Trong thời đại toàn cầu hóa khi màsự lưu chuyển thông tin giữa con người với con người, giữa quốc gia với quốc gia trở nên dễ dàng vàmau chóng, sự giao thoa giữa các nền văn hóa ở một trình độ nào đó đã thành một xu thế không thể cản trở. Đối diện với các nền văn hóa có lịch sử sâu dày, phong phúvàmới lạ khác, nếu không thể tự xác định bản vị văn hóa của mì nh sẽ khiến cho bản thân không cósức chống cự với những giá trị mới, không thể tự sàng lọc, tiếp thu cái hay, loại trừ những yếu tố không cólợi. Nho giáo làmột trong những học thuyết bản vị cho nền văn hóa của nước ta nói riêng, Trung Quốc cho tới các quốc gia nằm trong vòng ảnh hưởng văn hóa Hán như Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản nói chung. Những thành quả đạt được từ nghiên cứu Nho học có thể cung cấp những dữ liệu có giátrị cho rất nhiều ngành liên quan như: Văn học, Sử học, Triết học, Xãhội học, Nhân học, Chí nh trị… từ đó hình thành nên bức tranh về văn hóa Việt Nam. Nho giáo vào Việt Nam theo con đường mànhì n chung cóthể gọi là “giao lưu văn hóa một cách cưỡng bức”, tức là theo gót chân mở rộng lãnh thổ của các triều đình phương Bắc. Tuy nhiên, không thể không thừa nhận dù sao Nho giáo cũng đem tới Việt Nam nhiều yếu tố có lợi, đóng góp quan trọng trong việc hình thành nhà nước phong kiến độc lập tự chủ ở nước ta sau này, vàtiếp đó, theo sự phát triển của triều đình phong kiến, Nho giáo cũng ảnh hưởng ngày một sâu rộng tới các tầng lớp trong xãhội, trở thành một yếu tố ảnh hưởng lớn tới đường hướng tư duy của giới tri thức cũng như dân chúng đương thời. Ở một khí a cạnh khác, việc Nho học du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ăn sâu bám rễ, bản địa hóa để trở thành một thành tố văn hóa quan trọng cấu thành văn hóa Việt Nam cũng sẽ đồng thời thắt một mối liên hệ về tư tưởng với nơi sản sinh ra nó, Trung Quốc. Việc giao lưu sách vở qua lại giữa hai nước, qua đó chia sẻ những suy nghĩ về các vấn đề về Nho học chí nh làmột minh chứng cho sự liên kết này. Nghiên cứu sự tiếp thu của giới tri thức Việt Nam thời bấy giờ đối với những 4 tư tưởng chuyển tải trong sách vở giao lưu với phương Bắc giúp chúng ta thấy được thái độ, cũng như những đặc sắc trong tư duy của nhàNho Việt Nam đối với các vấn đề Nho học nêu ra ở Trung Quốc. Trên bì nh diện sự phát triển của Nho học Việt Nam nói riêng, Nho học Việt Nam cũng có sự phát triển theo từng giai đoạn của mì nh, thời kỳ phát triển tới cực thịnh của Nho học Việt Nam rơi vào hai triều Lê – Nguyễn, các hoạt động Nho học đa dạng của nhà Nho Việt cũng là minh chứng cho sự phát triển nội tại tự thân của Nho học Việt Nam. Tính lý đại toàn 性理大全(TLĐT) hay Tính lý đại toàn thư 性理大全書 là một trong ba bộ Đại toàn được nhóm Hồ Quảng 胡廣, Dương Vinh 杨榮… biên soạn theo lệnh của Minh Thành Tổ vào năm Vĩnh Lạc thứ 12 (1414), cùng với Tứ thư đại toàn 四書大全 vàNgũ kinh đại toàn 五經大全. Theo bài tựa của ba bộ Đại toàn, Minh Thành Tổ ngoài việc tiếp nối làm sáng rõ đạo thánh hiền, chấn chỉnh thiên hạ ra thìcó mục đích là muốn “để người thiên hạ thấy được cái toàn thể của kinh sách”1, hẳn cũng chính vì tham vọng này nên ba bộ Đại toàn mới có tên là “đại toàn”. TLĐT là một tập hợp các trước tác của chư Nho thời Tống Minh về Lýhọc, một trào lưu tư tưởng chí nh thức bắt đầu từ Chu Đôn Di 周敦頤(1017-1075) thời Tống, diễn biến phát triển suốt hai triều Tống, Minh. Trong Trung Quốc Nho giáo có đánh giáLý học làsự “triết học hóa Nho học”, nhận ảnh hưởng từ các yếu tố triết học từ Phật giáo (tâm, tí nh ở tầng bản thể), vận dụng nguyên liệu làcác phạm trù, khái niệm, mô thức của Đạo gia (thái cực, âm dương…), Tống Nho mà trước nhất là Chu Đôn Di đã giải thích lại Nho học theo một cách mới, ở một tầng thứ nghĩa lý triết học sâu hơn, một phát triển mới của học thuyết Nho gia. Trên bình diện triết học, Lýhọc làthành quả của sự hợp lưu ba nhà Nho, Phật, Đạo, cung cấp cho lịch sử triết học Trung Quốc một vũ trụ luận, bản thể luận đặc sắc. TLĐT cùng hai bộ Đại toàn còn lại được biên thành chỉ sau một năm, tức là thành thư vào năm Vĩnh Lạc 13 (1415). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ba bộ Đại toàn có mặt ở Việt Nam rất sớm, vào năm 1419, tức làchỉ bốn năm sau khi được 1 Nguyên văn ‚*…+ 使天下之人獲睹經書之全*…+‛ 5 hoàn thành. Sau khi vào Việt Nam, ba bộ Đại toàn được các nhàNho Việt Nam tiếp thu vàvận dụng. Từ ba bộ Đại toàn đãdiễn sinh ra khánhiều biến thể, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, nổi bật làcác hiện tượng “tiết yếu”, “toát yếu”, “toản yếu” và “diễn nghĩa”. Trong trường hợp của TLĐT là sự ra đời của tựa sách Tính lý tiết yếu (TLTY). Lấy đối tượng làTLTY, luận văn muốn tì m hiểu về các văn bản TLTY hiện còn, qua đó xem xét hiện tượng “tiết yếu” trong trường hợp TLĐT, từ đó thấy được nhàNho Việt Nam đã giữ gì, bỏ gì, qua đó biết được cái mànhàNho Việt Nam quan tâm trong một tập hợp triết học của Nho gia Tống, Minh là TLĐT. Ở một ý nghĩa khác, hiện tượng “tiết yếu” và “diễn nghĩa” cũng chính là minh chứng cho các hoạt động Nho học, đại biểu cho sự phát triển nội tại của Nho học Việt Nam. Việc nghiên cứu các biến thể của thư tịch Nho gia Trung Quốc ở các quốc gia lân cận cũng là một hướng để tì m hiểu hai phương diện của sự tương tác văn hóa giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó một phương diện chí nh làquátrì nh lan tỏa văn hóa, mà đại biểu ở đây là Nho giáo, từ trung tâm tức Trung Quốc tới các vùng ngoại vi như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, tức làtrả lời cho câu hỏi Trung Quốc đã truyền đi cái gì; một phương diện khác chí nh làquátrì nh tiếp nhận vàthay đổi, hay nói cách khác là tương tác ngược lại, phương diện này trả lời cho câu hỏi, các quốc gia ở ngoại vi đã đón nhận Nho học như thế nào. Từ sự tương tác mạnh yếu với Nho giáo cóthể tì m hiểu được sự khác biệt của Nho giáo ở vùng trung tâm với các vùng ngoại vi, cũng như xác định vùng ảnh hưởng của Nho giáo vàmức độ ảnh hưởng lên các nước kể trên. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu hệ thống văn bản Đại toàn, đi vào tì m hiểu cũng như hệ thống nhóm các văn bản sách Đại toàn, đưa ra giả thuyết về bản cơ sở cho các biến thể sau khi được đưa vào Việt Nam như Tiết yếu, Diễn nghĩa cũng như nêu vị trícủa các bộ Đại toàn trong khoa cử Việt Nam, chúng tôi ghi nhận bài viết Từ việc khảo sát các hệ bản Tứ thư Ngũ kinh đại toàn ở Việt Nam bàn về vai tròcủa hệ thống Đại toàn trong khoa cử truyền thống của Nghiên cứu sinh tiến sỹ Nguyễn Phúc Anh 6 phát biểu ở Hội thảo khoa học quốc tế “Việt Nam vàTrung Quốc: Những quan hệ văn hóa, văn học trong lịch sử” tổ chức tại Đại học Khoa học Xãhội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hồ ChíMinh vào tháng 9 năm 2011, sau đó được đăng trên Tạp chíHán Nôm số 1 (110) năm 2012. Tuy có nhắc tới TLĐT và TLTY nhưng đối tượng nghiên cứu chí nh của Nguyễn Phúc Anh trong bài viết làcác hệ bản Tứ thư Ngũ kinh đại toàn, TLĐT và TLTY chỉ được nhắc tới trong mối quan hệ với hệ sách Đại toàn, không phải đối tượng nghiên cứu chí nh. Tuy nhiên, xét từ chỉnh thể hệ sách Đại toàn vàhệ sách Tiết yếu, vẫn có thể tham khảo bài viết này để có có cái nhì n toàn diện về TLTY. Một bài viết khác của cùng tác giả làbài Vấn đề văn bản của “Dịch kinh tiết yếu”, bài viết này lấy đối tượng làDịch kinh tiết yếu nhưng có những phần luận về tác giả chung của các bộ “tiết yếu”. Về các biến thể của hệ thống Đại toàn, hay chính là các văn bản Tiết yếu, Diễn nghĩa. Trong bài viết Từ vấn đề “Bắc thư” và “Nam thư” thử diễn giải lại “quá trình tiếp nhận” của sách “tiết yếu” tại Việt Nam của Thạc sỹ Quách Thu Hiền tham gia Hội thảo “Kinh điển Nho gia ở Việt Nam” do Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc, trường Đại học Khoa học Xãhội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tháng 12 năm 2009 đã nêu ra những ý kiến về việc lý giải hiện tượng tiết yếu, cũng như sự tiếp thu của khoa cử đối với các văn bản tiết yếu vànhững vấn đề cóliên quan khác. Lýgiải của chị nhắm tới việc giải thí ch vìsao cóhệ sách Tiết yếu và ý nghĩa sử dụng thực sự của bộ sách này làgì. Trực tiếp lấy TLTY làm đối tượng, tới nay tác giả luận văn ghi nhận được hai công trì nh. Thứ nhất là trong cuốn Nguyễn Bích Ngô – Tuyển Thơ, Văn của Nguyễn Bí ch Ngô, ở phần Văn có trí ch dịch một phần trong TLTY, tuy nhiên tác giả Nguyễn Bích Ngô chỉ dừng lại ở việc dịch thuật mà không đưa ra những nhận xét, đánh giá sâu hơn. Một công trì nh khác làniên luận với đề tài Nội dung Đạo Thống trong tác phẩm “Tính lý đại toàn tiết yếu” của Trần Thị Ngọc Thủy, sinh viên Hán Nôm K47, Đại học Khoa học Xãhội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ở cấp độ niên luận, tác giả niên luận chỉ mới nêu sơ lược về TLTY cũng như chỉ đặt trọng tâm vào mục Đạo Thống trong TLTY. 7 3. Đối tƣợng, mục tiêu nghiên cứu – phạm vi tƣ liệu Về đối tượng, luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là các văn bản TLTY của Việt Nam. Luận văn hướng tới việc tìm hiểu tì nh trạng văn bản, quátrì nh truyền bản, đi vào so sánh đối chiếu các văn bản TLTY với nhau, đồng thời so sánh với TLĐT, từ đó lý giải hiện tượng “tiết yếu” trong trường hợp TLTY. Từ những nội dung sau khi đã được tiết yếu trong TLTY, đưa ra những nhận định về cái nhì n của tác giả TLTY đối với các vấn đề trong TLTY, ý nghĩa của TLTY trong đời sống Nho học Việt Nam. Trong điều kiện cho phép, luận văn sẽ tham khảo cả những trường hợp tiết yếu văn bản TLĐT khác ở Trung Quốc vàTriều Tiên, từ những cái giống vàkhác làm nổi lên nét đặc sắc trong văn bản TLTY của Việt Nam. Phạm vi tư liệu của luận văn chủ yếu xoay quanh các văn bản TLTY hiện tồn ở Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm và Thư viện Quốc gia HàNội. Với mong muốn làm đầy đủ hệ thống tư liệu của luận văn, chúng tôi còn tham khảo các nguồn tư liệu hữu quan khác trong phạm vi cóthể. 4. Đóng góp của luận văn Trước hết luận văn tiến hành khảo sát, phân tách các hệ bản Tí nh lýtiết yếu qua đó lựa chọn một hệ bản phù hợp để đi tới nghiên cứu về nội dung. Qua việc nghiên cứu Tính lýtiết yếu luận văn giới thiệu vàgián tiếp nghiên cứu Tính lý đại toàn, một đại biểu đại diện cho trào lưu tư tưởng Lýhọc diễn biến ở hai triều Tống Minh. Với các nghiên cứu khác về hệ sách Tiết yếu, luận văn sẽ đóng góp vào việc tì m hiểu sự giao lưu học thuật, sách vở giữa Trung Quốc vàViệt Nam thời trung đại, sự tiếp thu của các nhàNho Việt Nam, mà đại biểu ở đây là Bùi Huy Bích, đối với tư tưởng Nho học Tống – Minh nói riêng vàquátrì nh tiếp nhận Nho học từ vùng trung tâm tới vùng ngoại vi nói chung. Ở một góc độ khác, luận văn cũng góp phần tì m hiểu một hoạt động học thuật của nhàNho Việt Nam, “tiết yếu”, từ đây làm rõ thêm đời sống Nho học thời phong kiến. Từ khí a cạnh in ấn vàphổ biến rộng rãi Tí nh lýtiết yếu, luận văn, ở một trình độ nhất định, giải thí ch về vấn đề giáo dục cũng như học tập, nghiên cứu Nho học cũng như vai tròcủa các sách Tiết yếu trong khoa cử. 8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp văn bản học với các thao tác xử lý văn bản như: Thống kê, phân loại, phân tí ch dữ liệu... Theo đó là các thao tác nghiên cứu chung trong nghiên cứu khoa học như: Tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh. Trong mối tương quan nhiều chiều, luận văn còn sử dụng các tri thức liên ngành bao gồm lịch sử, văn hóa, triết học… để phục vụ cho việc nghiên cứu nội dung văn bản. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo vàPhụ lục, luận văn gồm hai chương: Chương 1: Vấn đề văn bản vàtác giả Tính lýtiết yếu Chương 2: Nội dung của Tính lýtiết yếu 9 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: VẤN ĐỀ VĂN BẢN VÀ TÁC GIẢ TÍNH LÝ TIẾT YẾU Cũng như các sách Tiết yếu khác của Bùi Huy Bích, TLTY cũng được khá nhiều nhàin biên soạn khắc in. Nếu chỉ có một nhàin khắc in ta có thể giải thí ch việc khắc in đó có khi chỉ làviệc riêng của một dòng họ, một trường tư thục nào đó nhằm phục vụ cho việc bảo quản, sử dụng riêng nhưng một khi có nhiều nhà in tham gia vào việc khắc in cùng một văn bản thìchỉ có thể giải thí ch bằng nguyên nhân kinh tế, tức lànhu cầu lớn, tì nh hình tiêu thụ khả quan cho nên các nhàin có thể cùng in để chia phần lợi nhuận. Từ góc nhì n này sự thay đổi trên thực tế về mặt văn bản của TLTY, từ TLTY thuần túy của Bùi Huy Bích diễn biến thành TLTY không còn thuần túy làcủa Bùi Huy Bích màcóthêm nhiều thay đổi bổ sung – một TLTY mới của các nhà in, cũng có thể giải thích theo góc độ kinh doanh, tức làmột nhà in nào đó đi tiên phong cải tiến văn bản, để văn bản của mình ưu việt hơn văn bản của các nhàin khác, các nhàin khác lại học theo khiến bản TLTY cải biên ngày càng được phổ biến rộng rãi. Các bản TLTY được “cải tiến” sau này có đặc điểm là bao gồm được bản TLTY gốc của Bùi Huy Bích đồng thời cóthêm những bổ sung có dụng ý. Khi nghiên cứu văn bản TLTY, luận văn dùng bản nền là các văn bản TLTY đã “cải tiến” nhằm quan sát rộng hơn về quátrì nh diễn biến, phát triển của văn bản TLTY. Các bản được tham khảo chính làAC.5, AC.5/1, AC.5/2, AC.5/3. 1.1 Vấn đề văn bản TLTY *Thông tin chung về văn bản TLTY TLTY trên cơ bản là bộ rút gọn của TLĐT (tổng cộng 70 quyển), gồm 5 quyển, cóbố cục (căn cứ vào mục lục ghi ở quyển 1 sách TLTY) như sau: Quyển 1: Tính lý đại toàn tiết yếu mục thứ 性理大全節要目次, Thái cực đồ 太極圖, Thông thư 通書, Tây minh 西銘, Chí nh mông 正蒙, Hoàng cực kinh thế thư 皇極經世書 10 Quyển 2: Dịch học khải mông 易學啟蒙, Gia lễ 家禮, Luật lữ tân thư 律呂新書, Hồng phạm hoàng cực nội thiên 洪範皇極内篇, Lýkhí理氣, Quỷ thần 鬼 神, Tính lý性理, Đạo thống 道統, Thánh hiền 聖賢, Chư nho 諸儒 Quyển 3: Học 學, Chư tử 諸子 Quyển 4: Lịch đại 歷代, Quân đạo 君道, Quân đức 君德, Thánh học 聖學, Quân thần 君臣, Thần đạo 臣道 Quyển 5: Trị đạo 治道, Thi 詩, Văn 文 Các văn bản hiện tồn đa phần được chia theo đúng mục lục này, tức làgồm 5 đơn vị quyển rời, có trường hợp đóng gộp nhưng căn cứ vào số thứ tự các tờ đánh ở lề sách (quyển nào theo có thứ tự các tờ của riêng quyển ấy) thìcó thể đoán việc đóng gộp là người sau này làm, không phải bản ýcủa nhàin. Một trang văn bản cónội dung phức tạp nhất sẽ gồm cóphần tăng bổ ở phần trên cùng của trang, phần chính văn chữ to vàphần phụ chú, bì nh chúchữ nhỏ hơn. Trực quan như sau: Hình 1.1 Phần tăng bổ “Bản đồ thư” 本圖書 ở phần trên cùng của trang Hì nh 1.2 Phần phụ chú “sóc tương hội, vọng tương đối” 朔相會望相對 chữ nhỏ cho hai chữ “sóc vọng” chữ to ở phần chính văn 11 Khảo sát tại hai hai thư viện TVHN vàTVQG cho kết quả làsự tồn tại của ba hệ bản gồm: Bản in năm Thiệu Trị 2 (bản TT2) của Thịnh Văn Đường 盛文堂. Bản in năm Thiệu Trị 3 (bản TT3) của Tập Văn Đường 集文堂. Bản in năm Thiệu Trị 4 (bản TT4) của Mỹ Văn Đường 美文堂. Nhưng do Thịnh Văn Đường vào năm Thiệu Trị 2 không phải cómột màlà hai bản in TLTY vàhai bản này cósự khác nhau khárõràng, cho nên, tới thời điểm này, chúng tôi ghi nhận được í t nhất bốn hệ bản TLTY hiện tồn. Giữa các hệ bản, cósự phân biệt rõràng giữa hai hệ bản TT2 nói chung với hai hệ bản TT3 vàTT4. Cụ thể làtrong quyển 1 các bản TT2, ở trang bìa ngoài tiêu đề Tí nh lýtiết yếu chỉ có một dòng viết dọc ghi “Bùi thị nguyên bản” 裴氏原本 ở bên phải tiêu đề, trong khi ở hai bản TT3 và TT4 ngoài dòng “Bùi thị nguyên bản” ở bên phải tiêu đề ra ở bên trái có thêm dòng “Phụ lục” 附錄 viết ngang, liền dưới là dòng “Nguyễn thám hoa quan chính bản” 阮探花官正本 viết dọc. Hì nh 1.3 Bì a bản HN.111 do Thịnh Văn Đường khắc in năm Thiệu Trị 2 12 Hì nh 1.4 Bì a bản R.372 do Tập Văn Đường khắc in năm Thiệu Trị 3 Hì nh 1.4 Bì a bản R.932 do Mỹ Văn Đường khắc in năm Thiệu Trị 4 Bởi thông tin về tên nhà in và năm in chỉ được in ở trang bìa văn bản quyển 1 của các hệ bản nên trên thực tế chỉ có các văn bản quyển 1 làcó thể xác định rõ ràng thuộc về hệ bản nào, từ quyển 2 về sau, ở trang đầu tiên thường đều chỉ ghi 13 chung chung là “Tính lý đại toàn tiết yếu quyển chi…” bởi thế các văn bản kể từ quyền 2 trở về sau, muốn xác định quyển nào thuộc hệ bản nào làkhông dễ. Chí nh vìsự “không dễ” này dẫn tới việc sắp đặt lầm lẫn, sinh ra kiểu tì nh trạng như quyển 2 của hệ bản này lại xếp vào cùng quyển 1 của hệ bản kia. Ở mục 1.1.2 luận văn sẽ cố gắng từ những đặc điểm xác minh được màphân tách, sắp xếp lại các hệ bản. 1.1.1 Khảo sát tì nh hì nh các văn bản TLTY hiện tồn Tình hình cụ thể các văn bản cùng ký hiệu của chúng tại TVHN vàTVQG xin được lần lượt trình bày dưới đây. a. Các văn bản TLTY ở TVQG Các văn bản tại TVQG đều làcác bản gốc, vìvấn đề bảo tồn văn bản nên các văn bản tại TVQG đều đã được số hóa, không thể tiếp cận trực tiếp, chúng tôi chỉ có thể tiếp cận văn bản đã được số hóa, tuy nhiên nhờ chất lượng số hóa tương đối tốt, bản ảnh chụp rõ ràng nên việc khảo sát các văn bản hữu quan ở đây không gặp nhiều khó khăn. Theo tư liệu thông tin của TVQG, tại TVQG có lưu chữ các văn bản TLTY với kýhiệu như sau: TLTY quyển Kýhiệu 1 R.372, R.927, R.932, R.1400 2 R.928, R.933, R.1401 3 R.929, R.934, R.1402 4 R.930, R.935, R.1403 5 R.931, R.936, R.1404 Theo thông tin của TVQG, trong các ký hiệu kể trên chỉ có duy nhất bản R.372 làquyển 1 của hệ bản TT3 do Tập Văn Đường khắc in, các bản còn lại tương ứng theo từng quyển làtrùng bản, đều thuộc hệ bản TT4 do Mỹ Văn Đường khắc in. Từ kýhiệu cóthể nhận thấy các bản cókýhiệu lần lượt R.927, R.928, R.929, R.930, R.931 làmột bộ hoàn chỉnh đủ 5 quyển TLTY, tương tự với các bản R.932, R.933, R.934, R.935, R.936 vàR.1400, R.1401, R.1402, R.1403, R.1404. Tuy nhiên, như chúng tôi đã nêu ở trên chỉ có các văn bản quyển 1 làcó thể xác định chí nh xác 14 thuộc về hệ bản nào, các văn bản từ quyển 2 về sau làkhông thể chắc chắn, chúng tôi giữ nghi ngờ về thông tin màTVQG cung cấp. Trong đó các bản được TVQG chọn để số hóa làR.372, R.932, R.928, R.929, R.930 vàR.931. Chất lượng của các bản được chọn để số hóa làkhátốt, chữ còn tương đối rõràng. Bản R.372 làquyển 1 của hệ bản TLTY do Tập Văn Đường khắc in vào năm Thiệu Trị 3 (hệ bản TT3), ở trang bìa đầu tiên, ngoài dòng “Tính lý tiết yếu” 性理 節要 viết dọc ở chí nh giữa, bên phải có dòng “Bùi thị nguyên bản” 裴氏原本, bên trái có dòng “Phụ lục Nguyễn thám hoa quan chí nh bản” 阮探花官正本, trang bìa sau có dòng “Hoàng triều Thiệu Trị tam niên thu nguyệt trung cán tân thuyên” 皇朝紹治三年秋月中浣新鐫 ở chí nh giữa, bên phải có dòng “Tập Văn Đường hiệu tử” 集文堂校 梓, dưới dòng “Tập Văn Đường hiệu tử” có con đấu “Đan An tàng bản” 丹安藏板. Trang đầu phần chính văn ghi rõ “Tính lý đại toàn tiết yếu quyển chi nhất” 性理大全節要卷 Hình 1.5 Dấu “Đan An tàng bản” bản R.372 之一.Sách khổ 26x15 cm, gồm 67 tờ (1 tờ bì a, 1 tờ mục lục sách không đánh số, đánh số từ tờ 1 tới tờ 65), so sánh với bản AC.5 tương ứng cũng là quyển 1 hệ bản TT3 hiện tồn ở TVHN thìR.372 bị thiếu tờ cuối tức tờ 66. Mỗi mặt trang có dòng kẻ chia cột rõ ràng gồm 9 cột, chữ theo lối chữ Khải khắc vuông vắn, phần chính văn cỡ chữ to, mỗi cột một hàng, phần phụ chú, bì nh chúchữ khắc cỡ nhỏ, một cột hai hàng. Ở phí a trên một số trang có thêm phần tăng bổ, cỡ chữ tương tự phần phụ chú trong chính văn. Ở trang 15, cóchỗ bị dùng mực xóa, viết tay thay vào. Bản R.932 làquyển 1 của hệ bản TLTY do Mỹ Văn Đường khắc in vào năm Thiệu Trị 4 (1844), bố cục trì nh bày trong sách (số chữ cũng như vị trícác chữ, chữ đầu dòng, cuối dòng, vị tríphần tăng bổ ở mỗi trang), khổ sách cho tới thể chữ được sử dụng để khắc, rất giống bản R.372. Ở trang bìa đầu cũng có ba dòng giống bản R.372, trang bìa sau ở giữa có dòng “Hoàng triều Thiệu Trị tứ niên hạ nguyệt 15 thượng cán tân thuyên” 皇朝紹治四年夏月上浣新鐫, bên phải có dòng “Mỹ Văn Đường hiệu tân” 美文堂校梓, dưới dòng “Mỹ Văn Đường hiệu tân” có con đấu “Hàn mặc đồ thư” 翰墨圖書. Trang đầu phần chính văn ghi rõ “Tính lý đại toàn tiết yếu quyển chi nhất” 性理大全節要卷之一. Ở tờ 43 chỗ lề trang (tức giữa tờ) có chữ “Đan An tàng bản” Hình 1.6 Dấu “Hàn mặc đồ thư” bản R.932 丹安藏板, trong bản này bốn chữ này chỉ xuất hiện một lần duy nhất ở đây. Sách gồm 68 tờ (1 tờ bìa, 1 tờ mục lục không đánh số, đánh số từ tờ 1 tới tờ 66), gồm đầy đủ nội dung quyển 1 TLTY. Bản R.928 làquyển 2 của TLTY, ở trang đầu có ghi “Tính lý đại toàn tiết yếu quyển chi nhị” 性理大全節要卷之二, khổ sách, quy cách trì nh bày, thể chữ, cỡ chữ tương tự với bản R.932 vàR.372, sách gồm 64 tờ, đánh số từ tờ 1 tới tờ 65, bị thiếu tờ số 33, phần trên đầu một số trang cóphần tăng bổ. Gần như ở tất cả các tờ đều cóbốn chữ “Đan An tàng bản” 丹安藏板. Bản R.928 tương ứng giống với bản AC.5/2 hiện lưu trữ ở TVHN. Bản R.929 làquyển 3 của bộ TLTY, trang đầu ghi rõ “Tính lý đại toàn tiết yếu quyển chi tam” 性理大全節要卷之三, khổ sách, quy cách trì nh bày, thể chữ, cỡ chữ, tương tự với bản R.932 vàR.372, sách gồm 52 tờ, đầy đủ nội dung, một số trang cóphần tăng bổ. Bản R.930 làquyển 4 của bộ TLTY, trang đầu ghi rõ “Tính lý đại toàn tiết yếu quyển chi tứ” 性理大全節要卷之四, khổ sách, quy cách trì nh bày, thể chữ, cỡ chữ, tương tự với bản R.932 vàR.372, sách gồm 64 tờ, đầy đủ nội dung, một số trang cóphần tăng bổ. Ở tờ số 55, phần lề cóba chữ “Tập Văn Đường” 集文堂, với ba chữ này có thể tạm thời kết luận bản này thuộc hệ bản TT3 (1843) do Tập Văn Đường khắc in. Bản R.931 làquyển 5 của bộ TLTY, trang đầu ghi rõ “Tính lý đại toàn tiết yếu quyển chi ngũ” 性理大全節要卷之五, khổ sách, quy cách trì nh bày, thể chữ, cỡ chữ, tương tự với bản R.932, sách gồm 57 tờ, đầy đủ nội dung, một số trang có 16 phần tăng bổ. Ở các tờ 10, 11, 12, 13 phần lề đều cóbốn chữ “Đan An tàng bản”. Ở các tờ 36, 37, 38, 39, 40… phần lề cóba chữ “Tập Văn Đường”, từ đây có thể tạm thời xác định bản R.931 thuộc hệ bản TT3 do Tập Văn Đường khắc in. Từ trường hợp các bản R.930 vàR.931 cóthể thấy thông tin TVQG cung cấp làkhông hoàn toàn chí nh xác, từ đây cần phải bảo lưu việc các trùng bản, í t nhất là của R.930, R.931, cóthật sự đều thuộc hệ bản TT4 của Mỹ Văn Đường hay không. b. Các văn bản TLTY ở TVHN Qua khảo sát tại TVHN chúng tôi thấy có sự sai khác so với ghi chép trong cuốn Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu, cụ thể làvới tựa sách Tính lýtiết yếu trong Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu cóghi các kýhiệu kèm thông tin như sau: Hv.13, Hv.14: Thịnh Văn Đường in năm Thiệu Trị 2 (1842), 634 trang, khổ 26x15. AC.5b/1-2: Tập Văn Đường in năm Thiệu Trị 3 (1843), 26 trang, khổ 26x15 (thiếu các quyển 3, 4, 5). AC.5a/1-2: Mỹ Văn Đường in năm Thiệu Trị 4 (1844), 624 trang, khổ 24x15 Tình hình trên thực tế so với thông tin nêu trên đã có sự sai khác tương đối lớn và, những sai khác đó lànhư sau: Không có ký hiệu Hv.14, chỉ có các ký hiệu lần lượt là Hv.14/1, Hv.14/2, Hv.14/3, Hv.14/4. Tương tự, không cókýhiệu Hv.13 màchỉ có4 quyển với kýhiệu lần lượt là Hv.13/1, Hv.13/2, Hv.13/3 vàHv.13/4. Các kýhiệu AC.5a/1-2 vàAC.5b/1-2 giờ đã không còn tồn tại, án chiếu khảo sát trực tiếp, chúng hiện tương ứng với các ký hiệu AC.5, AC.5/1, AC.5/2 và AC.5/3. Tình hì nh cụ thể các kýhiệu như sau: 17 Hv.13/1 vàHv.14/1 giống nhau, làquyển 1 của hệ bản TLTY do Thịnh Văn đường khắc in vào năm Thiệu Trị 2 (1842), ở trang bìa đầu ngoài dòng “Tính lý tiết yếu” 性理節要 ở giữa, bên phải có dòng “Bùi thị nguyên bản” 裴氏原本, góc dưới bên trái cóhai con dấu, dấu tròn tạm thời chưa thể luận ra chữ (ngờ là “Phong Trai” 豐齋), dấu vuông khắc “Bùi thị nguyên bản” 裴氏原本, trang bìa tiếp ở giữa có dòng “Thiệu Trị nhị niên Hình 1.7 Hai dấu ở bìa bản Hv.13/1 mạnh xuân nguyệt cát nhật tân thuyên” 紹治貳年孟春月吉日 新鐫, bên trái có dòng “Thịnh Văn Đường” 盛文堂, dưới dòng “Thịnh Văn Đường” có hai con dấu bị xóa, không đọc được. Trang đầu phần chí nh văn ghi rõ “Tính lý đại toàn tiết yếu quyển chi nhất” 性理大全節要卷之一. Nội dung, quy cách trì nh bày, bố cục, thể chữ bên trong cũng giống hệt nhau, không có sai khác. Sách khổ 26x15 cm, 69 tờ (68 tờ chính văn và 1 tờ bìa, tờ mục lục không đánh số, đánh số từ tờ 1 tới tờ 67). Tự thể khắc theo lối chữ khải, vuông vắn, rõ ràng, phần chính văn chữ to, vừa một cột một hành chữ, phần phụ chú, bì nh chúchữ nhỏ hơn, một cột hai hàng chữ. Sách không có dòng kẻ chia cột rõ ràng. Một vài trang phí a trên có phần tăng bổ, cỡ chữ nhỏ hơn cỡ chữ phần phụ chú trong chí nh văn, mép lề dưới cóhai chữ “Phong trai” 豐齋. Sách còn trong tì nh trạng tốt. Hv.13/2 và Hv.14/2 giống nhau, là trùng bản thuộc cùng một hệ bản, nội dung làquyển 2 của TLTY, trang đầu phần chính văn ghi rõ “Tính lý đại toàn tiết yếu quyển chi nhị” 性理大全節要卷之二, tự thể và cách trì nh bày tương tự Hv.13/1 vàHv.14/1. Một số trang cóphần tăng bổ. Sách có70 tờ, đầy đủ nội dung. Hv.13/3 vàHv.14/3 giống nhau, làtrùng bản thuộc cùng một hệ bản, cónội dung làquyển 3 của TLTY, trang đầu phần chính văn ghi rõ “Tính lý đại toàn tiết yếu quyển chi tam” 性理大全節要卷之三, tự thể vàcác trì nh bày cósự tương đồng với Hv.13/1 vàHv.14/1. Một số trang có tăng bổ. Sách gồm 54 tờ, đầy đủ nội dung. Hv.13/4 và Hv.14/4 giống nhau, là trùng bản cùng thuộc một hệ bản, nội dung làquyển 4 của TLTY, trang đầu phần chính văn ghi rõ “Tính lý đại toàn tiết 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan