Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu văn bản tây sơn bang giao tập...

Tài liệu Nghiên cứu văn bản tây sơn bang giao tập

.PDF
97
558
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------------PHẠM THỊ HƢƠNG LAN NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TÂY SƠN BANG GIAO TẬP LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Hán Nôm Mã số: 602240 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh HÀ NỘI - 2014 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM TẠ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………. … .6 2. Lịch sử vấn đề ……………………………………………………6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………13 4. Cơ ở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu …………………….13 5. Những đóng góp của đề tài ……………………………………..14 6. Bố cục luận văn …………………………………………………14 PHẦN NỘI DUNG……………………………………………… CHƢƠNG 1: BANG GIAO THỜI TÂY S ƠN VÀ VĂN BẢN TÂY SƠN BANG GIAO TẬP………………………………………….17 1. 1. Bối cảnh xã hội và bang giao thời Tây Sơn ……………..17 1.1.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII…………………..17 1.2.1. Sự ra đời của triều đại Tây Sơn……………………………20 1.3.1. Hoạt động bang giao thời Tây Sơn………………………..23 1.2. Khảo sát văn bản Tây Sơn bang giao tập…………………26 1.2.1. Giới thiệu văn bản ………………………………………...26 1.2.1.1. Tây Sơn bang giao tập, kí hiệu A.2364…………………26 1.2.1.2. Bang giao tập, kí hiệu A.1916…………………………..30 1.2.1.3 Bang giao lục, kí hiệu A. 691/2…………………………..34 1.2.1.4. Bang giao hảo thoại kí hiệu A.117a/7…………………..39 2 1.2.2. so sánh đối chiếu văn bản tác phẩm Tây Sơn bang giao tập 西山邦 交集, kí hiệu A.2364. với Bang giao lục, kí hiệu A. 1916, Bang giao lục, kí hiệu A. 691/2 và Bang giao hảo thoại, kí hiệu A.117a/7….45 1.2.3. Xác định niên đại tác phẩm Tây Sơn bang giao tập………..60 Tiểu kết…………………………………………………………..62 CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU GIÁ TRỊ TÁC PHẨM TÂY SƠN BANG GIAO TẬP……………………………………………………...63 2.1. Giá trị nội dung tác phẩm Tây Sơn bang giao tập………..63 2.1.1. Giữ quan hệ hòa hiếu với nước láng giềng ……………….63 2.1.2. Khẳng định độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước………69 2.1.3. Sự kiện lịch sử đáng được ghi nhận trong lịch sử bang giao 2.2. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tây Sơn bang giao tập……...74 2.2.1. Thể văn ……………………………………………………74 2.2.2. Thủ pháp ngôn từ………………………………………….77 Tiểu kết…………………………………………………………..79 KẾT LUẬN……………………………………………………...80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………...82 PHỤ LỤC …………………………………………………………86 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực, không trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Hà Nội ngày 20 tháng 12 năm 2014 Tác giả Luận văn Phạm Thị Hƣơng Lan 4 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc của mình đối với PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh, người thầy đã tận tụy hướng dẫn và giúp đỡ tôi để hoàn thành tốt Luận văn này. Tôi xin chân thành tri ân và cảm tạ quý vị Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ phụ trách giảng dạy các chuyên đề Hán Nôm lớp Cao học khóa 2009, đợt 2009 2014 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi cũng xin tri ân Phòng Quản lý Sau Đại học, Giáo vụ bộ môn Hán Nôm khoa Văn học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chân thành biết ơn Phòng Biên tập và Trị sự Tạp chí Hán Nôm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã tận tình tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này. Hà Nội ngày 20 tháng 12 năm 2014 Tác giả Luận văn Phạm Thị Hƣơng Lan 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử ngoại giao là một phần không thể tách rời của lịch sử dân tộc trong suốt chặng đường dựng nước và giữ nước. Đây có thể nói là một mặt trận thầm lặng nhưng có sức mạnh vô cùng to lớn về phương diện chính trị. Lịch sử Việt Nam đã từng ghi nhận về những cuộc kháng chiến chống giặc xâm lược, ngoài sách lược quân sự ra thì các văn kiện ngoại giao như tấu, biểu, thư… cũng là những nhân tố quan trọng góp phần thống nhất đất nước bảo toàn lãnh thổ quốc gia. Tác phẩm Quân trung từ mệnh tập 軍中詞命集 của Nguyễn Trãi, đã cho chúng ta thấy ý chí kiên cường, bền bỉ, khôn khéo của cha ông trên mặt trận ngoại giao. Thời Tây Sơn đã tiếp nối truyền thống ngoại giao của các triều đại trước, thông qua các văn kiện ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo, cương quyết đã tạo nên thế và lực của dân tộc Việt Nam thời bấy giờ. Khảo sát và nghiên cứu tác phẩm Tây Sơn bang giao tập 西山邦交集 chúng tôi muốn góp phần làm nổi bật thành quả ngoại giao trong thời kì Tây Sơn. Hơn nữa cho đến nay đã có rất nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về khía cạnh lịch sử quân sự của thời đại Tây Sơn mà chưa đi sâu làm rõ thành quả ngoại giao triều đại Tây Sơn giành được thông qua tác phẩm Tây Sơn bang giao tập. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Các công trình nghiên cứu về lịch sử bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc vốn có truyền thống bang giao hữu hảo lâu đời. Hai tác giả Phạm Thiều - Đào Phương Bình sưu tầm biên dịch và công bố với tiêu đề Thơ đi sứ, (Nxb. KHXH, H, 1993). Trong tác phẩm này tác giả đã nêu bật được thành quả ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời cũng vẽ ra lộ trình mà các sứ thần Việt Nam sẽ phải đi qua. Ở những thời ấy sứ thần thường phải đi đường thủy từ Thăng Long đến Yên Kinh, hay Phú Xuân 6 đến Bắc Kinh. Thông thường các sứ đoàn hay theo lộ trình: Thăng Long Quảng Tây - Hồ Nam - Hồ Bắc - An Huy - Giang Tô - Sơn Đông - Hà Bắc Yên Kinh. Những chuyến đi về trên đất Trung Quốc rộng lớn, các sứ giả - nhà thơ có dịp tận mắt thưởng ngoạn nhiều danh lam thắng cảnh. Năm 2010, Viện Nghiên cứu Hán Nôm hợp tác với Viện Nghiên cứu Văn sử thuộc Trường Đại học Phúc Đán Thượng Hải (Trung Quốc) tiến hành sưu tập, chỉnh lý, biên tập và xuất bản các tư liệu thư tịch Hán Nôm dưới dạng tùng thư với tên gọi Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành (Nxb. Phúc Đán Thượng Hải, 25 tập, 2010). Bộ tập thành này bao gồm 79 tác phẩm của hơn 60 tác giả người Việt Nam. Các tác phẩm được viết bằng chữ Hán trong các chuyến đi sứ của sứ thần Việt Nam sang Trung Hoa trên đoạn đường đi từ Mục Nam Quan đến Yên Kinh. Nội dung bao gồm thơ ca ghi về đất nước con người, phong tục tập quán và cảnh quan của Trung Quốc trên chặng đường đi sứ. Đây là những tư liệu rất có giá trị khi nghiên cứu về đất nước Trung Quốc qua sự ghi chép của các sứ thần Việt Nam, giúp cho các học giả Trung Quốc có sự đánh giá đúng đắn về Trung Quốc với tinh thần khoa học “Trung Quốc nhìn từ bên ngoài”. Chính vì thế mục đích của luận văn tập trung nghiên cứu về bang giao thời Tây sơn qua văn bản Tây Sơn bang giao tập, nên chúng tôi tập trung giới thiệu về nghiên cứu bang giao thời Tây Sơn 2.2. Tư liê ̣u li ̣ch sử về thời Tây Sơn Triều đại Tây Sơn tuy tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng cũng để lại cho lịch sử nhiều chiến công vang dội trên mặt trận quân sự lẫn ngoại giao, điều này đã được tư liệu Hán Nôm ghi nhận và các nghiên cứu chứng minh. Lịch triều tạp kỉ 歷朝雜紀 do Ngô Cao Lãng biên soạn, Xiển Trai bổ sung, Bản dịch của Hoa Bằng, được xuất bản do Nxb. KHXH, H, 1975 và được tái bản năm 1995, là bộ sử viết theo thể tài biên niên, ghi chép các sự kiện lịch sử từ năm Lê Gia Tông, Dương Đức thứ 1 (1672) đến năm thứ 3 niên hiệu Chiêu Thống (1789). Quyển 6 của bộ sử này có ghi lại những sự kiện lịch sử năm Kỷ Dậu (1789). Mở đầu là trận đại thắng quân Thanh, kết thúc là bức thư của viên 7 Tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc An Khang gửi Quang Trung, báo tin đã đưa Lê Chiêu Thống lên an trí ở Yên Kinh. Lịch triều tạp kỷ chú trọng ghi lại những văn kiện ngoại giao giữa Nguyễn Huệ và Càn Long trong suốt năm 1789. Hoàng Lê nhất thống chí 皇黎一統誌, một cuốn tiểu thuyết chương hồi trong Ngô gia văn phái 吳家文派. Tuy là tiểu thuyết chương hồi song Hoàng Lê nhất thống chí do tính chất nguyên hợp của tư duy văn sử bất phân, nên đã ghi chép được những sự kiện lịch sử xác thực. Nội dung của tác phẩm, ngoài việc miêu tả cuộc tranh ngôi đoạt quyền giữa các tập đoàn phong kiến Đàng Ngoài thời Lê Trung hưng, tác phẩm còn phản ánh phong trào nông dân Tây Sơn và những tư liệu về quan hệ bang giao Việt Nam và Trung Quốc cuối thế kỉ XVIII. Bang giao hảo thoại 邦交好話 trong bộ Ngô gia văn phái 吳家文派 tập hợp nhiều văn kiện ngoại giao như biểu, tấu, thư của Quang Trung, Quang Toản gửi vua quan triều Thanh do Ngô Thời Nhậm soạn thảo. Những văn bản đặc sắc này đã phản ánh khá rõ đường lối ngoại giao đối với Trung Quốc của triều Tây Sơn. Không chỉ là cuốn sách tập hợp những văn kiện ngoại giao mà còn là tác phẩm chính luận quan trọng của Ngô Thì Nhậm. Một số bộ sử biên soạn dưới thời Nguyễn như Khâm định Việt sử thông giám cương mục 欽定越史通鑒綱目, bộ quốc sử do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn hồi cuối thế kỉ XIX viết theo thể biên niên cương mục, bao gồm nội dung lịch sử Việt Nam từ đời Hùng Vương tới đời Lê Chiêu Thống thứ 3 (1789). Các sự kiện về quan hệ ngoại giao vào thời kì đầu của triều đại Tây Sơn đã được phản ánh trong tập XX từ năm 1788 đến năm 1789. Thanh thực lục sử liệu chiến tranh Thanh - Tây Sơn, Nxb. Hà Nội, 2008 do dịch giả Hồ Bạch Thảo sưu tầm dịch. Quyển sách này gồm các chỉ dụ ban hành từ buổi đầu nhà Thanh can thiệp vào Việt Nam cho đến khi vua Gia Long lên nắm quyền (1802), đã được tác giả sưu tầm dịch thuật kèm theo lời bình. Đây là những tài liệu quý về lịch sử. 8 2.3. Các công trình nghiên cứu về thời Tây Sơn Cho đến nay , nghiên cứu về thời đa ̣i Tây Sơn cũng như nghiên cứu về anh hùng Nguyễn Huê ̣ là mô ̣t chủ đề đươ ̣c nhiề u ho ̣c giả trong và ngoài nước quan tâm , và đã có rất nhiều học giả nổi tiếng trong nước xuất bản những tác phẩ m nghiên cứu c huyên sâu về những vấ n đề thời đa ̣i Tây Sơn con người Nguyễn Huê ̣ và bang giao thời Tây Sơn với nhà Thanh , . Chúng tôi xin lươ ̣c thảo giới thiê ̣u mô ̣t vài tác phẩ m mang tiń h tiêu biể u nghiên cứu về thời đa ̣i Tây Sơn và con người Nguyễ n Huê ̣ , trong đó chủ yếu là những tác phẩ m có liên quan đế n bang giao thời Tây Sơn . Ngay từ những năm giữa thế kỷ XX , nhà nghiên cứu Hoa B ằng đã cho ra đời mô ̣t tác phẩ m Quang Trung anh hùng dân tộc, Nxb. Bốn Phương, 1944, sách có 4 chương, nội dung hết sức phong phú về tư liệu Nguyễn Huệ và triều đại Tây Sơn, nhất là những vấn đề giao thiệp giữa hai triều Tây Sơn và Mãn Thanh. Sách Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (gồm 3 tập), Nxb. Giáo dục, 1960, tập I trong chương 8 đã đánh giá những điểm tiến bộ của triều Tây Sơn và vai trò của Nguyễn Huệ, lãnh tụ xuất sắc của triều đại này. Các tác giả đã viết “Dựa vào thắng lợi oanh liệt về quân sự, Quang Trung tiến hành những biện pháp ngoại giao tích cực để dập tắt ý đồ phục thù và can thiệp của nhà Thanh”. Trong tập III các tác giả một lần nữa lại nêu bật được chính sách đối ngoại khôn khéo, mềm dẻo của Quang Trung. Nhà sử học Văn Tân có cuốn Cách mạng Tây Sơn, (Nxb. Văn sử địa, H,1958), tác giả đã dành nhiều trang phân tích về quan hệ bang giao giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc vào những năm 1789 - 1802. Đặc biệt tác giả đã lưu ý tới sách lược khéo léo của Quang Trung nhằm ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của triều đình Mãn Thanh. Hai tác giả Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng trong cuốn Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, (Nxb. Quân đội nhân dân. H. 1963). Nô ̣i dung ch ủ yếu của cuốn sách bàn về nghệ thuật chiến tranh. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của vua Quang Trung trong việc 9 đánh tan vài chục vạn quân xâm lược Mãn Thanh giữ vững nền độc lập dân tộc, đặt nền móng cho công cuộc thống nhất đất nước. Đỗ Bang , Hoàng Phủ Ngọc Tường , Lê Văn Hảo , Phan Thuâ ̣n An , Mai Khắ c Ứng trong cuố n Nguyễn Huê ̣ Phú Xuân (Nxb. Thuâ ̣n Hoá , 1983) đã đi sâu tim ̀ hiể u con người và mả nh đấ t Phú Xuân cũng như những trang sử đấ u tranh của người dân Thuâ ̣n Hóa dưới thời Nguyễn Huê ̣ . Tập 4 của bộ sách Bang giao Đại Việt, xuấ t bản năm 2005, của tác giả Ngô Thế Long đã giúp chúng ta tìm hiểu mối quan hệ bang giao giữa triều đình nhà Tây Sơn với triều đình nhà Thanh. Tác giả Nguyễn Duy Chính trong cuốn sách Bão kiến hay bão tất, xuất bản năm 2004 đã giải thích cặn kẽ về hai chữ bão kiến và bão tất qua đó đã đưa ra những chứng cớ để chứng minh rằng sự hiểu lầm từ bão kiến ra bão tất đã khiến cho chúng ta đánh giá sai lạc chuyến đi sứ lịch sử có một không hai này, không những coi nhẹ vua Quang Trung mà còn hạ thấp cả Đại Việt ở vị trí khu vực, không giải thích được nhiều vấn đề bang giao Việt - Thanh cuối thế kỷ XVIII và lúng túng trong việc nhận định về tương quan giữa hai nước. Năm 2001 Trung tâm Nghiên cứu Quốc học đã xuất tác phẩm Ngô Thì Nhậm, T1 do các tác giả Mai Quốc Liên, Đỗ Thị Hảo, Kiều Thu Hoạch dịch và giới thiệu các sách Bang giao hảo thoại, Hàn Các anh hoa. Trong tập sách này các tác giả đã dịch và chú thích rất công phu và tỉ mỉ từng văn kiện ngoại giao nhằm giúp cho người đọc hiểu rõ hơn sâu hơn về văn phong ngoại giao thời Tây Sơn. Bên ca ̣ch đó , phong trào khởi nghiã Tây Sơn cũng đư ợc các học giả nước ngoà i quan tâm . Mô ̣t trong những cuố n sách tâ ̣p hơ ̣p những bài nghiên cứu của các ho ̣c giả nước ngoài và dich Phong trào ̣ sang tiế ng Viê ̣t đó là nông dân Tây Sơn dưới con mắ t người nước ngoài . Trong đó gi ới thiệu trích dẫn một số nghiên cứu của các ho ̣c giả nổ i tiế ng nước noài về thời đa ̣i và tiến trình di ễn ra cuô ̣c khởi nghiã Tây Sơn . Ví dụ : Charles B . Maybon mô ̣t nhà sử ho ̣c Pháp khi nhâ ̣n đinh ̣ về nguyên nhân dẫn đế n sự suy yế u của 10 hai nhà Trịnh - Nguyễ n, ông viế t : “Sự suy yế u của hai dòng ho ̣ lớn thố ng tri ̣ Viê ̣t Nam trong hơn 200 năm có lẽ là do nguyên nhân chính của tình trạng rối loạn và cả tranh chấp , từ biên giới Trung Hoa cho đế n Vinh ̣ Xiêm ở thế ỷ XVIII”(1) Tác giả Jean Chesnneaux mô ̣t giáo sư sử ho ̣c người Pháp chuyên gia nghiên cứu lich ̣ sử Đông Nam Á , có một cái nhìn hoàn toàn khác về cuộc khởi nghiã Tây Sơn . Ông cho rằ ng cuô ̣c khởi Nghiã Tây Sơn vố n là mô ̣t cuô ̣c khởi nghiã của những thương d ân. Ông viế t : năm 1772 , ba anh em Nguyễn Văn Huê ̣ , Nguyễn Văn Nha ̣c và Nguyễn Văn Lữ , chắ c chắ n xuấ t thân ở tầ ng lớp thương nhân đã tổ chức mô ̣t cuô ̣c nổ i dâ ̣y ở vùng Quy Nhơn và An Khê cuộc nổi dậy đã nhanh chóng lan rộng đến nhữ ng người nông dân trong vùng miề n núi phía Tây đồ ng thời là cuô ̣c khởi ngh (Tây Sơn )… Cuô ̣c nổ i dâ ̣y này cũng ĩa nông dân . Nông dân đã giữ mô ̣t vai trò chủ yế u . Đánh giá về tài ngoa ̣i giao của Nguyễn Huê ̣ tác giả Muraseva G mô ̣t học giả người Nga đã viế t : .F “Từ khi H oàng đế Trung Hoa công nhận Nguyễn Huệ là người cầm quyề n hơ ̣p pháp ở Viê ̣t Nam , mô ̣t giai đoa ̣n mới , hoà bình trong quan hệ giữa hai nước bắ t đầ u , đánh dấ u bằ ng mô ̣t loa ̣t nhươ ̣ng b ộ của t riề u Thanh mà ta có thể xem là những thành tích của Nguyễn Huệ trên trường ngoại giao” Tạp chí Hán Nôm số 2 năm 2011 có giới thiệu bài viết của tác giả Nghiêm Thu Nga với tiêu đề “Tìm hiểu quan hệ giữa La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp với vua Quang Trung Nguyễn Huệ qua văn bản Hạnh am di văn”. . Thông qua tác phẩm này người đọc có thể hiểu được mối giao thiệp giữa La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp với các vua Tây Sơn, đặc biệt là vua Quang Trung Nguyễn Huệ rất là thân tình. Điều đó được thể hiện qua những sự việc như khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế đã nhờ La Sơn Phu 1 . Trương Hữu Quýnh chủ biên (1988) Phong trào nông dân Tây Sơn dưới con mắ t người nước ngoài, Nxb Tổ ng hơ ̣p Nghiã Biǹ h, tr.9. 11 tử xem đất định đô ở Nghệ An, lập viện Sùng Chính để Nguyễn Thiếp làm Viện trưởng. Chính vì sự qua lại này dần dần mối quan hệ giữa hai người chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác và gắn bó ân tình sâu nặng giữa một vị tân vương của triều đại mới với bậc cựu thần tiền triều Tạp chí Hán Nôm số 4 năm 2014 có đăng bài viết của hai tác giả Ngô Thế Long - Ngô Thế Lân với tiêu đề “Giới thiệu sưu tập văn kiện bang giao thời Tây Sơn”. Nội dung của bài viết này chủ yếu so sánh dị bản giữa hai quyển Bang giao lục, kí hiệu A.1916 và cuốn Bang giao hảo thoại, kí hiệu A.117a/7 về tình trạng văn bản trong đó có bàn về tác giả, trật tự sắp xếp những văn kiện bang giao trong hai quyển sách này. Đây có thể nói là bài tạp chí chúng đầu tiên đề cập đến những văn kiện bang giao Tây Sơn và sắp xếp thành một hệ thống như thế. Về luâ ̣n án, cho đế n nay đã có mô ̣t L uận án Tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Nhuận với đề n tài : Nghiên cứu và đánh giá văn bản thơ văn bang giao đi sứ của Phan Huy Ích. Trong luận án này tác giả đã nêu bật được thành quả ngoại giao của triều đại Tây Sơn mà Phan Huy Ích là một trong hai người đảm trách soạn thảo công văn giao thiệp với nhà Thanh. Năm 2014, NCS Hoàng Phương Mai đã bảo vệ thành công đề tài luận án TS: Nghiên cứu văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn (Việt Nam) gửi triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) giai đoạn 1802- 1885. Luận án này đã giới thiệu các văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802- 1885 nhằm góp phần tìm hiểu đường lối đối ngoại của nhà Nguyễn đối với nước láng giềng Trung Quốc trong một giai đoạn lịch sử gần nhất với thời đại của chúng ta, cũng là giai đoạn vừa kế thừa mối quan hệ bang giao truyền thống cũ, vừa chịu tác động bởi xu hướng chính trị thế giới mới. Lược qua phần tư liệu chúng ta có thể thấy từ trước đến nay những quyển sách đã được xuất bản và những bài tạp chí ở một góc cạnh nào đó đã nói về các văn kiện bang giao thời Tây Sơn, nhưng chỉ là điểm qua, chưa có sách nào giới thiệu kĩ lưỡng và tỉ mỉ. Vì vậy xét thấy tầm quan trọng của các văn kiện bang giao thời Tây Sơn là những văn kiện quý, là những áng 12 văn chương chính luận đặc sắc cho nên chúng tôi xin được giới thiệu và khảo cứu tác phẩm Tây Sơn bang giao tập, kí hiệu A.2364. 3. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Văn bản Tây Sơn bang giao tập 西山邦交集 và các văn bản có cùng nội dung hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn mở rộng phạm vi khảo sát văn bản có nội dung liên quan tới hoạt động ngoại giao của triều đại Tây Sơn, từ đó luận văn tiến hành khảo sát các văn bản Hán Nôm bang giao thời Tây Sơn hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Trên cơ sở đó luận văn bước đầu nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tây Sơn bang giao tập trong hoạt động ngoại giao thời Tây Sơn nói riêng và ngoại giao Việt Nam nói chung. 4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý thuyết Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa văn nghệ, đồng thời vận dụng đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc sưu tầm, bảo vệ, nghiên cứu khai thác và phát huy vốn thư tịch cổ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Những tri thức về phương pháp Ngữ văn Hán Nôm, phương pháp Văn bản học, nghiên cứu liên ngành, phân tích tác phẩm đã được vận dụng lý thuyết nghiên cứu khoa học trong từng chương của luận văn. Luận văn đã tiếp thu, kế thừa thành quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu đi trước của giới nghiên cứu trong và ngoài nước được công bố có liên quan đến đề tài, để tập trung khai thác văn bản Tây Sơn bang giao tập, qua đó góp phần vào các kết quả nghiên cứu về hoạt động ngoại giao thời Tây Sơn. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai đề tài, luâ ̣n văn s ử dụng phương pháp nghiên cứu văn bản học Hán Nôm, nhằm tìm hiểu tìm hiểu các văn bản bang giao thời 13 Tây Sơn hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, qua đó có những nhận xét về mức độ tin cậy của văn bản Tây Sơn bang giao tập. Ngoài ra, luâ ̣n văn còn sử dụng nghiên cứu liên ngành, để khai thác tư liệu lịch sử liên quan đến bang giao thời Tây Sơn; pháp phân tích tác phẩm, nhằm nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản tác phẩm Tây Sơn bang giao tập. 5. Những đóng góp mới của đề tài - Qua việc khảo sát văn bản tác phẩm Tây Sơn bang tập, luận văn cung cấp các dị bản của văn bản, từ đó đưa ra một số ý kiến về văn bản bang giao thời Tây Sơn. - Góp phần giới thiệu bối cảnh chính tri xã hội văn hóa giáo dục thời Tây Sơn chung và ngoại giao thời Tây Sơn nói riêng. - Đưa ra một số nhận xét, đánh giá về giá trị nội dung và nghệ thuật mà tác phẩm mang lại, góp phần làm nổi bật hiệu quả hoạt động ngoại giao thời Tây Sơn. 6. Bố cục luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Luận văn gồm những phần chính sau: 14 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: BANG GIAO THỜI TÂY SƠN VÀ VĂN BẢN TÂY SƠN BANG GIAO TẬP 1. 1. Bối cảnh xã hội và bang giao thời Tây Sơn 1.1.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII 1.2.1. Sự ra đời của triều đại Tây Sơn. 1.3.1. Hoạt động bang giao thời Tây Sơn 1.2. Khảo sát văn bản Tây Sơn bang giao tập 1.2.1. Giới thiệu văn bản 1.2.1.1. Tây Sơn bang giao tập, kí hiệu A.2364 1.2.1.2. Bang giao tập, kí hiệu A.1916 1.2.1.3 Bang giao lục, kí hiệu A. 691/2 1.2.1.4. Bang giao hảo thoại kí hiệu A.117a/7 1.2.2. so sánh đối chiếu văn bản tác phẩm Tây Sơn bang giao tập 西山邦 交集, kí hiệu A.2364. với Bang giao lục, kí hiệu A. 1916, Bang giao lục, kí hiệu A. 691/2 và Bang giao hảo thoại, kí hiệu A.117a/7 1.2.3. Xác định niên đại tác phẩm Tây Sơn bang giao tập Tiểu kết 15 CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU GIÁ TRỊ TÁC PHẨM TÂY SƠN BANG GIAO TẬP 2.1. Giá trị nội dung tác phẩm Tây Sơn bang giao tập 2.1.1. Giữ quan hệ hòa hiếu với nước láng giềng 2.1.2. Khẳng định độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước 2.1.3. Sự kiện lịch sử đáng được ghi nhận trong lịch sử bang giao 2.2. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tây Sơn bang giao tập 2.2.1. Thể văn 2.2.2. Thủ pháp ngôn từ Tiểu kết KẾT LUẬN 16 CHƢƠNG 1 BANG GIAO THỜI TÂY SƠN VÀ VĂN BẢN TÂY SƠN BANG GIAO TẬP 1. 1. Bối cảnh xã hội và bang giao thời Tây Sơn 1.1.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII Trước khi đi vào tìm hiểu bối cảnh xã hội chính trị thời Tây Sơn chúng tôi xin điểm qua vài nét về tình hình xã hội Việt Nam giữa thế kỷ XVIII, để thông qua đó chúng ta có thể phác thảo được diện mạo xã hội một cách đầy đủ nhất, sinh động nhất. Như chúng ta đã biết thế kỷ XVIII được mệnh danh là thế kỷ của những cuộc khởi nghĩa. Vì những năm giữa thế kỷ XVIII đất nước ta rơi vào tình trạng hết sức bế tắc, cục diện chính trị như một bức tranh đa chiều, đa màu và đa sắc. Việc tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn phong kiến đã âm ỉ kéo dài từ những thế kỷ trước, đưa đến việc đất nước chia làm hai miền, miền Bắc gọi là Đàng Ngoài thuộc sự cai quản của vua Lê chúa Trịnh. Miền Nam gọi là Đàng Trong hay Nam Hà, thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn. Sự chia rẽ này bắt đầu manh nha từ sau khi vua Lê Thánh Tông mất, cục diện chính trị đã bị biến động không ngừng. Chỉ trong vòng ba mươi năm cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, các triều vua thay đổi liên tiếp từ Hiến Tông đến Túc Tông, Uy Mục, Tương Dực, Quang Trị, Chiêu Tông cuối cùng là Cung Hoàng. Đến năm 1527 khi Mạc Đăng Dung lên ngôi thì cục diện chính trị còn biến đổi mạnh mẽ hơn, nó thực sự là ngòi nổ để một lần nữa lại bùng lên thay đổi xã hội, tạo ra sức phản kháng lớn trong tư tưởng thời đại và cũng là quá trình để phôi thai các tập đoàn phong kiến sau này. Nguyễn Khắc Thuần trong sách Đại c ương li ̣ch sử c ổ - trung đại Viê ̣t Nam viế t : “Lê Thánh Tô ng mấ t (1497 ) cuô ̣c suy thoái của bộ máy triều đình nhà Lê bắt đầu… năm 1516 , Trịnh Sản giết chết Lê Tương Dực và đưa Lê Quang Thiệu lên ngôi, nhưng đươ ̣c ba ngày đã bi ̣giế t , Lê Y mới 10 tuổi đã 17 đươ ̣c tôn lâ ̣p làm vua . Đó là Lê Chiêu T ông (1516-1522 ). Hoàng Đế nhỏ tuổ i , đa ̣i thầ n chuyên quyề n , triề u điǹ h bi ̣chia bè kế t cánh , chính quyền rệu rã, nguy cơ hỗn chiế n ngày càng đế n gầ n ”[16, 273]. Bắt đầu từ đây đấ t nướ c la ̣i đang rơi vào tin ̀ h tra ̣ng Nam Bắ c phân tranh sau khi nhà Ma ̣c phế truấ t nhà Lê lâ ̣p lên nhà Ma ̣c trong suố t giai đoa ̣n từ 1527 đến 1592 . Nhà Lê phải dạt vào phía Nam , cho đế n năm 1592 sau khi nhà Lê đánh ba ̣i nhà Ma ̣c thì đất nư ớc mới trở về một mối , nhưng cũng từ đó mo ̣i quyề n hành đề u nằ m trong tay ho ̣ Trinh ̣ . Đế n năm 1600, sau khi Nguyễn Hoàng vào Nam và củng cố lực lượng, hình thành một thế lực chống đối nhà Lê và chúa Trịnh nước l ại một l ần nữa rơi vào tiǹ h tra ̣ng Nam Bắ c phân tranh , từ đó đấ t . Ở Đàng Ngoài , song song với viê ̣c can gián vào triề u chiń h , các đời chúa Trịnh còn ra sức củng cố quyền uy bằng cách thu hết các quyền hành vào tay chúng để củng cố sứ c ma ̣nh . Từ đó thế lực nhà Trinh ̣ ngày mô ̣t lớn mạnh khống chế điều hành đất nước , hầ u hế t các công viê ̣c đáng lý chỉ có vua mới đươ ̣c phép thì nay đã rơi vào tay Chúa Trinh ̣ Động trong quyển . Tác giả Nguyễn Văn Nghiên cứu về hê ̣ thố ng pháp luật Viê ̣t Nam thế kỷ XV-thế kỷ XVIII , đã có mô ̣t bài nghiên cứu rấ t kỹ về hê ̣ thố ng phá p luâ ̣t Nhà Lê với tiêu đề Tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương thời vua Lê chúa Trịnh 1599-1788 đã chỉ ra những điể m yế u của vua Lê trước sự chèn ép của chúa Trịnh được quy định rõ trong các văn bản . Cụ thể tác giả đã chỉ ra những vấ n đề sau : “Trong liñ h vực hành pháp (quản lý hành chính ): vua có quyề n gia phong , thăng giáng , bãi nhi ệm đối với những quan lại cao cấp từ tam phẩm trở lên , kể cả chúa Trinh i đứng đầ u ̣ . Còn chúa Trịnh mới thực sự là ngườ nề n hành chính quố c gia , có quyền tuyển bổ , thăng giáng , cách chức những quan la ̣i trong bô ̣ máy hành mê ̣nh lê ̣nh đố i với chính nhà nước , có quyền chi phối và ban hành các quan từ tứ phẩm trở xuống và những quan chức ngoại ” [20, 90- 91]. 18 Bước sang thế kỷ XVIII , đă ̣c biê ̣t là giữa thế kỷ XVIII , phong trào nổ i dâ ̣y của nhân dân diễn ra ở khắp nơi . Năm 1737 , có cuộc nổi dậy của nhà sư Nguyễn Dương Hưng ở vùng Sơn Tây nghĩa do Lê Duy Mật ở Thanh Hoá . Năm 1738 , có cuộc khởi , cuô ̣c khởi ngh ĩa này duy trì được đến năm 1770. Năm 1740 - 1741 có cuộc khởi nghĩ a do thủ liñ h Thoan , thủ lĩnh Thiề u lañ h đa ̣o ở Hưng Hoá. Ở Sơn Tây có cuộc kh ởi nghiã của thủ liñ h Tương từ năm 1741 đến năm 1752. Hay Toản Cơ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Lạng Sơn từ năm 1740 đến 1742 . Ngoài ra còn có các cu ộc khởi nghĩa khác ở vùng trung tâm đồng bằng bắc bộ như Nguyễn Tuyển , Nguyễn Cừ , Vĩ Trác Oánh , Vũ Đình Dung , Đoàn Danh Chấ n , Tú Cao , Nguyễn Danh Phương (1741 - 1751), Nguyễn Hữu Cầ u (1741 - 1751), Hoàng Công Chất (1739 - 1769). Mă ̣c dù hầ u hế t các cuô ̣c khởi nghiã này đề u thấ t ba ̣i , nhưng ít nhiều nó đã góp phầ n làm cho bô ̣ máy chính tri ̣của chúa Trinh ̣ ngày mô ̣t suy tàn và sau đó bi ̣kế t thúc bởi cuô ̣c Bắ c tiế n của Nguyễn Huê ̣ . Về mặt kinh tế có thể nói giai đoạn này cuộc sống của người dân vô cùng kiệt quệ vì những cuộc nội chiến kéo dài, xen kẽ những cuộc hưu chiến bất thường. Chính trị bất ổn dẫn đến nền kinh tế cũng dần suy thoái, cộng thêm sự áp bức của tầng lớp quan lại, gánh nặng thuế khóa và quân dịch mỗi ngày càng trở nên nặng nề. Thêm nữa nạn đói bùng phát ở khắp mọi nơi nhất là ở hai vùng Thanh - Nghệ rồi lan tỏa đi khắp mọi nơi. Hai thập niên cuối thế kỉ XVII và suốt thế kỉ XVIII, nạn đói triền miên diễn ra do thiên tai, thời gian diễn ra các nạn đói ngày càng hẹp lại, hầu như xảy ra hàng năm. Các trận đói thường bắt đầu từ một vùng thiên tai rồi lan sang các vùng kế cận, mà nó thường xảy ra ở các vùng đồng bằng đông dân cư. Khủng hoảng trong lĩnh vực cung cấp lương thực, kết hợp với hiện tượng vùng nông thôn bị nghèo hóa đã dẫn đến một loạt các hậu quả. Các hậu quả này tác động lẫn nhau cuối cùng dẫn đến tình trạng rất đông người rời bỏ nông thôn. Nông dân phiêu tán, đất đai bị bỏ hoang, nền sản xuất bị giảm xuống mức thấp nhất, và hậu quả là đồng ruộng bị chiếm cứ, các điền trang lớn được tái lập, rất nhiều yếu tố làm cho sự cùng khốn thêm trầm trọng, khó khăn về lương thực thêm gay gắt. Đây cũng chính là nguyên nhân gây 19 ra sự hỗn loạn trong xã hội. Nội chiến cộng với nghèo đói khiến cho lòng người trở nên bi quan với cuộc sống hiện tại. Sự xuất hiện của đội quân Tây Sơn như một luồng gió mới thổi bùng niềm tin trong xã hội, nhân dân hi vọng nhà Tây Sơn sẽ mang lại cho mình một cuộc sống mới bình yên ấm no. 1.2.1. Sự ra đời của tri ều đại Tây Sơn. Nhà Tây Sơn được ra đời trong bối cảnh hết sức đặc biệt. Ở Đàng Ngoài thế lực họ Trịnh ngày một suy yếu, mệt mỏi bởi các cuộc khởi nghĩa liên miên, bản thân nội bộ họ Trịnh cũng lục đục chia rẽ. Bên cạnh đó thế lực họ Trịnh đã từ lâu không thể kiểm soát nổi họ Nguyễn ở Đàng Trong, nên lúc này họ Trịnh không còn thời gian chú ý đến các việc xảy ra ở Đàng Trong nữa. Trong khi đó ở Đàng Trong, tuy các cuộc khởi nghĩa không nhiều nhưng đúng lúc đó nhà Nguyễn rơi vào cảnh suy tàn dưới tay của Trương Phúc Loan. Chính vì thế, sau khi cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Nhạc phát động với khẩu hiệu diệt Trương Phúc Loan phò chúa Nguyễn đã nhanh chóng được người dân ủng hộ, khiến cho cuộc khởi nghĩa Tây Sơn từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ bỗng chốc gặt hái được nhiều thành công. Trong khoảng thời gian từ 1771 đến 1789 không chỉ dẹp tan chế độ Trịnh Nguyễn mà đội quân Tây Sơn với sức mạnh phi thường đã đánh tan được các cuộc ngoại xâm Trung Hoa. Như trên đã nói, nhà nước Tây Sơn được ra đời từ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, trong đó đứng đầu là Nguyễn Nhạc. Năm 1771, trong khi Đàng Ngoài chế độ Lê - Trịnh ngày một suy yếu. Đàng Trong chúa Nguyễn cũng rơi vào tình cảnh bị Truơng Phúc Loan cô lập thao túng, đời sống người dân rơi vào giai đoạn hết sức khốn khó bởi sưu cao thuế nặng, lúc này anh em nhà Tây Sơn đã cùng dân chúng nổi dậy với khẩu hiệu diệt Phó Quốc, phù Hoàng Tôn. Với chủ trương này, cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt với chính sách lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo càng khiến cho cuộc khởi nghĩa được nhiều người hưởng ứng: “Chẳng bao lâu sau khi dựng cờ khởi nghĩa, quân Tây Sơn đã 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan