Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu văn bản phượng sơn từ chí lược...

Tài liệu Nghiên cứu văn bản phượng sơn từ chí lược

.PDF
241
93
137

Mô tả:

Nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược Nguyễn Thị Ngọc Yến ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN NGHIÊN CỨU VĂN BẢN PHƯỢNG SƠN TỪ CHÍ LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Hán Nôm HÀ NỘI - 2010 Luận văn Thạc sĩ – Chuyên ngành Hán Nôm 1 Nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược Nguyễn Thị Ngọc Yến ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN NGHIÊN CỨU VĂN BẢN PHƯỢNG SƠN TỪ CHÍ LƯỢC Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm Mã số: 60 22 40 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh HÀ NỘI - 2010 Luận văn Thạc sĩ – Chuyên ngành Hán Nôm 2 Nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược Nguyễn Thị Ngọc Yến MỤC LỤC MỞ ĐẦU ………………..……………………………………….…………...…..……6 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ……………………………………..…………….……...6 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ………………… ………………..…….…..9 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU …………………………...….…..10 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……..………………………………………..11 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ………………………..………..……………...……11 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ………………………..…….………….…......12 PHẦN NỘI DUNG …….………………………………………………………….…13 Chương 1: KHẢO SÁT VĂN BẢN PHƯỢNG SƠN TỪ CHÍ LƯỢC ..……….…......15 1.1 MÔ TẢ HIỆN TRẠNG CÁC DỊ BẢN ………………………………….…….16 1.1.1 Nhóm văn bản in ………………………………………...………...…...16 1.1.2 Nhóm văn bản chép tay …………………………………………..…..24 1.2 XÁC ĐỊNH BẢN CƠ SỞ VÀ CÔNG BỐ TÁC PHẨM ……………………32 1.2.1 Bản có niên đại sớm nhất ……………………………….……………..33 1.2.2 Bản mang tính hoàn chỉnh ………………………………………...…. 33 1.2.3 Bản công bố …………………………………………………..…….…...37 1.3 VẤN ĐỀ SOẠN GIẢ VÀ NIÊN ĐẠI TÁC PHẨM ……………..………...37 1.3.1 Về soạn giả Nguyễn Bảo .……………………………………...……….37 1.3.2 Về niên đại tác phẩm …..……….………………………………………40 Chương 2: GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM PHƯỢNG SƠN TỪ CHÍ LƯỢC ……….……….……..43 2.1 GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA PHƯỢNG SƠN TỪ CHÍ LƯỢC .…………..…. 43 2.1.1 Tác phẩm phản ánh về thân thế, sự nghiệp của Chu Văn An gắn liền với các thời kỳ khác nhau ……………………………………………..…..43 2.1.1.1 Thời kỳ ở quê nhà ….……………………….…………………….43 2.1.1.2 Thời kỳ ở kinh thành Thăng Long …………………….…………49 Luận văn Thạc sĩ – Chuyên ngành Hán Nôm 4 Nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược Nguyễn Thị Ngọc Yến 2.1.1.3 Thời kỳ ở núi Phượng Hoàng - Chí Linh ……………………..….54 2.1.2 Trước tác văn học của Chu Văn An ………………………….....……. 57 2.1.2.1 Số lượng tác phẩm ………………………………………...……….57 2.1.2.2 Vài nét về giá trị thơ của Chu Văn An ……………………….……64 2.1.3 Đền thờ Chu Văn An qua Phượng Sơn từ chí lược ………………...….67 2.1.3.1 Điển lệ thờ tự qua các đời ………………………………….….…..67 2.1.3.2 Di tích Chu Văn An ở núi Phượng Hoàng ………………...………70 2.1.3.3 Di tích Chu Văn An ở Thanh Liệt, Thanh Trì ……………..……72 2.2. TÌM HIỂU GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA PHƯỢNG SƠN TỪ CHÍ LƯỢC…………………………………………………………………………………73 2.2.1 Vài nét về thể chí ……………………………………………...…………73 2.2.2 Sự vận dụng thể loại chí trong cách làm sách của Nguyễn Bảo………… 75 KẾT LUẬN ……………………………………………………………………….…81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………….……………….84 PHẦN PHỤ LỤC …………………………………………….……………………...87 Luận văn Thạc sĩ – Chuyên ngành Hán Nôm 5 Nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược Nguyễn Thị Ngọc Yến DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt ĐH KHXH&NV Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn HN Hà Nội KHXH Khoa học Xã hội Nxb. Nhà xuất bản STT Số thứ tự Tp. Thành phố tr. trang v.v… vân vân Viện NCHN Viện Nghiên cứu Hán Nôm Luận văn Thạc sĩ – Chuyên ngành Hán Nôm 6 Nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược Nguyễn Thị Ngọc Yến DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Đối chiếu số lượng nội dung ba văn bản in Bảng 1.2: Đối chiếu chữ húy ở ba văn bản in Bảng 1.3: Đối chiếu số lượng nội dung ba văn bản chép tay Bảng 1.4: Đối chiếu chữ húy ở ba văn bản chép tay Bảng 2.5: So sánh số lượng bài thơ trong các sách Luận văn Thạc sĩ – Chuyên ngành Hán Nôm 7 Nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược Nguyễn Thị Ngọc Yến MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hà Nội vừa trải qua thời khắc lịch sử trọng đại kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long (1010 - 2010), đây chính là thời điểm để cả dân tộc ta hướng về cội nguồn. Trải qua 1000 năm từ khi vua Lý Công Uẩn quyết định dời Hoa Lư về thành Thăng Long định đô, đến nay thủ đô Hà Nội vẫn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước. Chứng kiến nhiều đổi thay với những bước tiến của đất nước, đây cũng là thời điểm để chúng ta nghĩ về quá khứ, nơi có những con người đã đóng góp cống hiến cho nền văn hiến của dân tộc. Nhắc đến Hà Nội có lẽ người ta không thể quên Văn miếu - Quốc tử giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam, là một trong những chiếc nôi văn hóa của dân tộc; nơi thờ Khổng Tử cùng 72 vị hiền triết là những người sáng lập và phát triển đạo Nho- hệ tư tưởng đã tồn tại chính thống suốt trong chiều dài các triều đại phong kiến nước ta, thậm chí đến tận ngày nay. Ở nước ta, bậc Nho gia tài giỏi, đức độ được phối thờ trong Văn miếu- Quốc tử giám, tồn tại cho tới nay duy chỉ có Chu Văn An. Chu Văn An 朱文安 (? - 1370), tự là Linh Triệt 靈澈, hiệu Tiều Ẩn 樵隱, người thôn Văn, xã Quang Liệt huyện Thanh Đàm, Hà Nội. Ông từ nhỏ đã ham đọc sách, sự học tinh thuần, tính tình cương trực, thanh tu khổ tiết, không cầu lợi đạt. Mặc dù học vấn uyên bác, kinh thuần nhưng Chu An không đem tài học đó để thi thố làm quan, mà dành cả cuộc đời để truyền thụ cho học trò. Tuy không có địa vị trong chốn quan trường, nhưng “hữu xạ tự nhiên hương” nên tiếng tăm của ông lừng lẫy xa gần. Trường Huỳnh Cung do ông mở ra đã thu nạp được học trò khắp Luận văn Thạc sĩ – Chuyên ngành Hán Nôm 8 Nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược Nguyễn Thị Ngọc Yến nơi tìm đến, đó là một đóng góp to lớn, là điều mà các trường công lập nơi dạy cho con em quí tộc hồi đó không có được. Với uy tín của người thầy, Chu Văn An đã được nhà Trần mời ra làm Tư nghiệp trông coi việc học ở Quốc tử giám, được xem là bậc Thái Sơn, Bắc Đẩu của triều đình. Nếu gặp vị vua anh minh có lẽ sự đóng góp cho giáo dục của ông còn lớn hơn rất nhiều. Nhưng vào thời điểm cuối thời Trần thì những nỗ lực của ông không đủ sức để vực dậy cho một triều đình đã nguy vong. Đó là sự kiện khi ông dâng Thất trảm sớ (Sớ chém bảy người) đã làm chấn động quỷ thần. Khi không thể làm thay đổi thời cuộc, Chu An quay trở về con đường dạy học của mình, thực hành cái chí của người xưa “nhân giả nhạo sơn, trí giả nhạo thủy” (Bậc nhân vui với núi, bậc trí vui với nước) mà quy hưu ở ẩn. Cảnh đẹp non xanh nước biếc đã níu giữ ông Tiều Ẩn đến cuối đời ở núi Phượng Hoàng, thế nhưng tấm lòng ông thì vẫn luôn gắn liền với thời cuộc. Đọc thơ ông cũng chính là thấy được nỗi niềm tâm sự này. Sự nghiệp văn học của ông có thể kể đến, về bộ văn như Tứ thư thuyết ước 四書說約; Thất trảm sớ 七斬疏; bộ thơ thì có Tiều Ẩn thi tập 樵隱詩集, Quốc ngữ thi tập 國語詩集; gần đây một số tài liệu còn thêm cả bộ sách về y học là Y học yếu giải tập chú di biên 醫學要解集 註遺編 hay Y học yếu giải 醫學要解. Nhưng đáng tiếc là hầu hết những tác phẩm này đã bị mất hoặc chưa sưu tầm lại được. Những gì còn lại là mười hai bài thơ của ông, được chép trong các sách như Việt Âm thi tập 越音詩集, Trích diễm thi tập 摘艷詩集, Toàn Việt thi lục 全越詩錄, Hoàng Việt thi tuyển 皇越詩選, Phượng Sơn từ chí lược 鳳山祠志 略… Mười hai bài thơ, thật khó có thể đánh giá hết được sự nghiệp văn học của Chu An. Thế nhưng với những gì còn lại đó chúng ta có thể xếp Chu Văn An vào một trong những nhà thơ xuất sắc cuối thế kỷ XIV. Luận văn Thạc sĩ – Chuyên ngành Hán Nôm 9 Nguyễn Thị Ngọc Yến Nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược Trước tác văn học của Chu An chỉ còn lại trong mười hai bài. Nhưng cuộc đời, con người ông đã trải qua hơn bảy trăm năm rồi vẫn chưa phai mờ trong lòng kính yêu của nhiều thế hệ hôm qua, hôm nay và mai sau. Chu Văn An xứng đáng là một trong những danh nhân lớn, không chỉ của đất Hà Nội nghìn năm văn hiến mà còn của cả nước có nền văn hóa và giáo dục lâu đời. Do đó tìm hiểu và nghiên cứu về Chu Văn An luôn là đề tài lôi cuốn nhiều thế hệ tham gia. Từ xưa tới nay, có khá nhiều tài liệu ghi chép về Chu Văn An như Nam Ông mộng lục 南翁夢錄 của Lê Trừng, Đại Việt sử ký toàn thư 大 越史記全書, Việt sử thông giám cương mục 越史通鑑綱, Lịch triều hiến chương loại chí 歷朝獻章類志… Phượng Sơn từ chí lược 鳳山祠 志略, do Nguyễn Bảo 阮保 thời Nguyễn biên soạn năm Thiệu Trị thứ nhất (1841) cũng nằm trong hệ thống các tác phẩm đó. Tác phẩm được viết theo thể chí, là những ghi chép về Chu Văn An trên nhiều phương diện như hành trạng, thi tập của ông cùng đền thờ Phượng Sơn, luận thuyết, thi tán của các nhà Nho. Mặc dù ra đời muộn, nhưng có thể nói tác phẩm đã tập hợp được nhiều tư liệu, thậm chí là đầy đủ nhất trong số những tài liệu chữ Hán viết về Chu An. Đây là điều đáng phấn khởi cho giới nghiên của về vị danh nhân này. Song, Phượng Sơn từ chí lược cũng như các sách Hán Nôm khác, trong quá trình truyền bản thường nảy sinh tình trạng “tam sao thất bản”. Hiện nay, chúng tôi tìm được sáu dị bản có nội dung gần giống nhau, nhưng khác nhau về số lượng mục, quyển, xuất nhập trong từng văn bản, lại được sao chép ở các thời kỳ khác nhau, nên không ít những vấn đề liên quan đến văn bản tác phẩm vẫn còn bỏ ngỏ. Vì vậy, đi sâu vào khảo cứu, so sánh đối chiếu từng văn bản, đưa ra bản đáng tin cậy nhất, sau đó tìm hiểu các giá trị nội dung, nghệ thuật và Luận văn Thạc sĩ – Chuyên ngành Hán Nôm 10 Nguyễn Thị Ngọc Yến Nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược phiên dịch, chú thích tác phẩm là việc làm cần thiết có ý nghĩa khoa học. Chính vì những lý do trên nên chúng tôi lựa chọn việc nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược làm đề tài cho luận văn của mình. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Là một danh nhân lớn nên có không ít các bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả viết về Chu Văn An. Các sách giới thiệu về tiểu sử, sự nghiệp trước tác của Chu Văn An có thể kể đến như: Từ điển Văn học Việt Nam do Lại Nguyên Ân - Bùi Văn Trọng Cường biên soạn [37, tr.61-62]; Từ điển Văn học (Bộ mới) do Đỗ Đức Hiểu chủ biên [36, tr.266-267]; Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam do Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế [35, tr.83]; Lược truyện các tác gia Việt Nam, Trần Văn Giáp [15, tr.172-174]; Tìm hiểu kho sách Hán Nôm do Trần Văn Giáp [29, tr.220]; Chu Văn An - Nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần của Đặng Kim Ngọc [5, tr.165- 166]; Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam của Trịnh Khắc Mạnh [32, tr.422]; Việt Sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần [39, tr.79-81] v.v… Có thể nói, tài liệu ghi chép về Chu Văn An khá phong phú, song những công trình nghiên cứu trên còn nhiều trùng lặp, chủ yếu tập trung vào một phương diện hoặc một góc độ nào đó mà chưa mang tính hệ thống như tiểu sử, thơ văn, câu đối, văn bia viết về Chu Văn An… Nằm trong hệ thống các sách giới thiệu về tiểu sử, cuộc đời Chu Văn An, nhưng đầy đủ, có hệ thống hơn phải kể đến cuốn Cuộc đời và thơ văn Chu Văn An của tác giả Trần Lê Sáng [31]. Về bản dịch, hiện nay chúng tôi chưa tìm thấy bản dịch toàn bộ tác phẩm Phượng Sơn từ chí lược, các sách tìm thấy chủ yếu trích dịch một phần của tác phẩm như cuốn Chu Văn An dữ Phượng Sơn từ chí lược 朱 文安与鳳山祠志略, không rõ tên dịch giả (cuối sách có dòng chữ viết Luận văn Thạc sĩ – Chuyên ngành Hán Nôm 11 Nguyễn Thị Ngọc Yến Nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược tay ghi Nguyễn Đình Phủ dịch) [3], đã dịch một số bài tựa, bài bạt khác nhau như Phượng Sơn từ chí lược, Phủ man tạp lục tự 撫蠻雜錄序, Đại Nam dư địa chí ước biên tự 大南輿地志約編序, Quốc triều luật lệ nhiếp yếu tự 國朝律例攝要序 … Trong đó sách Chu Văn An dữ Phượng Sơn từ chí lược đã dịch 1 bài tựa, 1 bài dẫn, 1 bài luận thuyết, 4 bài thơ, 3 bài bạt sách; Cuốn Cuộc đời và thơ văn Chu Văn An của tác giả Trần Lê Sáng dịch 12 bài thơ của Chu Văn An, 1 bài dẫn, 1 bài bạt, trích dịch 1 bài tựa, 2 bài bạt, bài ký Cung Hoàng huyện từ bi ký 龔黃縣祠碑 記, trích dịch Văn Điển hương từ bi ký 文典鄉祠碑記. Như vậy, các công trình nghiên cứu chủ yếu nằm trong các hợp tuyển, giới thiệu về Chu Văn An và tác phẩm, số ít là về bản dịch. Vấn đề nghiên cứu toàn bộ tác phẩm văn bản, đặc biệt trên phương diện văn bản học thì hầu như vẫn chưa có tác giả nào giới thiệu, công bố công trình nghiên cứu. Chính vì thế chúng tôi tiến hành làm đề tài Nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược với hy vọng tìm được ra văn bản tốt nhất, trên cơ sở đó có thể khai thác và tìm hiểu những giá trị mà tác phẩm mang lại. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là tác phẩm Phượng Sơn từ chí lược. Hiện trong kho sách của Viện NCHN có sáu dị bản, bao gồm: Bản Phượng Sơn từ chí lược 鳳山祠志略, kí hiệu VHv.1287/1 Bản Phượng Sơn từ chí lược 鳳山祠志略, kí hiệu VHv.1287/2 Bản Phượng Sơn từ chí lược 鳳山祠志略, kí hiệu A.195 Bản Chu tiên sinh hành trạng thảo 朱先生行狀草 , kí hiệu VHv.1292, được đóng chung với tập thơ gồm 13 bài của Bùi Dương Lịch soạn năm Gia Long Tân Mùi (1811), sách Cùng đạt gia huấn 窮達家訓 Luận văn Thạc sĩ – Chuyên ngành Hán Nôm 12 Nguyễn Thị Ngọc Yến Nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược do Hồ Phi Tích soạn năm Long Đức thứ 2 (1733), Quỳnh Lưu phong thổ ký 琼琉風土記 do Nguyễn Hồ Mỹ thuật năm Gia Long thứ 3 (1804). Bản Phượng Sơn từ chí lược 鳳山祠志略, kí hiệu VHv.1293 Bản Phượng Sơn từ chí lược 鳳山祠志略, kí hiệu VHv.1740, được đóng chung với các sách Hiệp Sơn phong thổ ký 峽山風土記, Đồ Sơn bát vịnh 塗山八詠, Hải Đông chí lược 海東志略, Hải Dương phong vật chí 海陽風物誌, Thanh Hoá dư đồ 清化輿圖, Quảng Trị tỉnh Cam Lộ chí 廣治省甘露志. Ngoài ra, các Thư viện ở Hà Nội và các địa phương, chúng tôi chưa tìm thấy và chưa có điều kiện khảo sát hết các dị bản nào khác của văn bản Phượng Sơn từ chí lược. Phạm vi nghiên cứu: Từ tác phẩm Phượng Sơn từ chí lược, luận văn còn bao quát về vấn đề văn bản tác phẩm, về thân thế và cuộc đời của Chu Văn An, về tác giả biên tập, niên đại tác phẩm, và tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Phượng Sơn từ chí lược. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Do nhiệm vụ đặt ra trong đề tài này là nghiên cứu văn bản do đó chúng tôi sử dụng phương pháp văn bản học là chính như: mô tả, thống kê, lập bảng so sánh, đối chiếu, hiệu khám v.v… Ngoài ra khi tìm hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật, trong chừng mực nhất định, chúng tôi còn dùng phương pháp luận sử học và phương pháp phân tích tác phẩm văn học. 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Qua việc khảo cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược đã thu thập và sưu tầm tương đối đầy đủ các dị bản, giải quyết được vấn đề tư liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu. Luận văn Thạc sĩ – Chuyên ngành Hán Nôm 13 Nguyễn Thị Ngọc Yến Nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược Thông qua các phương pháp nghiên cứu văn bản, khảo cứu đối chiếu từng dị bản, từ đó lựa chọn ra văn bản có tính ưu điểm nhất làm bản nền, sau đó đưa ra một số nhận xét về tác giả, thời gian biên soạn sao chép. Trên cơ sở thành quả về văn bản học chúng tôi tiến hành dịch nghĩa toàn bộ 102 trang văn bản, đồng thời tìm hiểu một số khía cạnh về giá trị nội dung và nghệ thuật mà tác phẩm mang lại, góp phần nghiên cứu về con người và sự nghiệp của danh nhân Chu Văn An. 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, cấu trúc của Luận văn bao gồm 2 chương: Chương 1: Khảo sát văn bản Phượng Sơn từ chí lược. Nội dung chính của chương này là giải quyết các vấn đề về văn bản của tác phẩm. Do vậy chúng tôi lần lượt trình bày những vấn đề về mô tả hiện trạng từng văn bản, lập bảng so sánh đối chiếu về nội dung cũng như đặc điểm chữ húy trong văn bản, đưa ra nhận xét về bản đáng tin cậy, trình bày một số vấn đề về soạn giả và niên đại tác phẩm cũng như niên đại sao chép. Chương 2: Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Phượng Sơn từ chí lược. Trên cơ sở chọn được bản ưu điểm nhất chúng tôi khai thác những giá trị về nội dung cũng như giá trị về nghệ thuật mà tác phẩm đem lại. Phần Phụ lục: Tham khảo một số tài liệu đã dịch trước đây đã trích dịch hoặc dịch một số bài tiêu biểu, còn lại chúng tôi tiến hành dịch toàn bộ 102 trang tác phẩm, nhằm cung cấp thông tin cơ sở cho việc làm luận văn. Luận văn Thạc sĩ – Chuyên ngành Hán Nôm 14 Nguyễn Thị Ngọc Yến Nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược PHẦN NỘI DUNG Luận văn Thạc sĩ – Chuyên ngành Hán Nôm 15 Nguyễn Thị Ngọc Yến Nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược Luận văn Thạc sĩ – Chuyên ngành Hán Nôm 16 Nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược Nguyễn Thị Ngọc Yến Chương 1 KHẢO SÁT VĂN BẢN PHƯỢNG SƠN TỪ CHÍ LƯỢC Theo khảo cứu của chúng tôi, văn bản Phượng Sơn từ chí lược hiện có sáu dị bản bao gồm các bản VHv.1287/1, VHv.1287/2, A.195, VHv.1293, VHv.1740 và VHv.1292 đều được lưu giữ tại Viện NCHN. Để thuận lợi cho việc khảo sát, chúng tôi chia thành hai nhóm, bao gồm nhóm văn bản viết tay và nhóm văn bản khắc in. Việc phân loại này đơn thuần dựa vào hình thức tồn tại của văn bản. Dưới đây là sơ đồ các văn bản. PHƯỢNG SƠN TỪ CHÍ LƯỢC Nhóm văn bản in Nhóm văn bản chép tay VHv VHv A VHv VHv VHv 1287/1 1287/2 195 1292 1293 1740 Phương pháp nghiên cứu của Chương 1 là sau khi phân loại các nhóm văn bản, chúng tôi tiến hành mô tả hiện trạng, so sánh, đối chiếu, định lượng từng văn bản trong mỗi nhóm, đưa ra nhận xét trong từng nhóm văn bản và giữa các nhóm văn bản. Trên cơ sở phân tích tính ưu việt và hạn chế của các nhóm văn bản và từng văn bản, xác định bản đáng Luận văn Thạc sĩ – Chuyên ngành Hán Nôm 17 Nguyễn Thị Ngọc Yến Nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược tin cậy, công bố tác phẩm, đồng thời trình bày những vấn đề về soạn giả và niên đại tác phẩm. 1.1. MÔ TẢ HIỆN TRẠNG CÁC DỊ BẢN 1.1.1. Nhóm văn bản in  Văn bản A.195 Sách dày 51 tờ (102 trang), mỗi trang khoảng 7 dòng, mỗi dòng khoảng 18 chữ, khổ 31.5 x 21.5cm, chất liệu giấy dó, bìa học sinh, thể chữ chân. Tình trạng văn bản tốt, không bị rách mủn. Tờ 1a và tờ 51a có in con dấu kiểm kê hình bầu dục của Viện Viễn đông Bác cổ Pháp. Mép sách ghi 鳳山祠志略 Phượng Sơn từ chí lược, tờ 1a ghi tên sách 鳳山志略 Phượng Sơn từ chí lược ở giữa, cỡ chữ to hơn chữ trong chính văn. Tờ 2a chép bài tựa do Nguyễn Văn Lý 阮文理 viết năm Thiệu Trị thứ 2 (1842). Tờ 4a ghi bài dẫn do Nguyễn Bảo 阮保 viết năm Thiệu Trị thứ 1 (1841). Tờ 5b ghi cách phân chia mục sách thành ba quyển. Tờ 6b ghi mục lục của sách. Bắt đầu từ tờ 7a chép nội dung gồm 3 quyển. Quyển 1 từ tờ 7a đến tờ 20a, bao gồm các phần: Tiên sinh hành trạng, Tiên sinh hành trạng thuyết và Tiên sinh thi tập. Quyển 2 từ tờ 21a đến tờ 35b là Chư gia thi văn, gồm Luận thuyết, Chí ký, Thi tán (04 bài). Quyển 3 từ tờ 36a đến tờ 43b là Tân từ ký sự, gồm Tân từ công dịch đồ bản từ tự điều ước và Phụ lục chư thân sĩ đề vịnh (04 bài thi tán, 10 cặp câu đối). Từ tờ 44a đến trang 49b là ba bài bạt lần lượt của Phan Huy Vịnh 潘輝泳 viết năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), Hoàng Đình Tá 黃廷 佐 viết năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) và Nguyễn Thượng Hiền 阮尚賢 viết năm Thành Thái thứ 16 (1904). Từ tờ 50a đến 51a chép tiểu sử gia đình, dòng họ của Nguyễn Bảo do Nguyễn Lợi Cấp 阮利汲 thuật năm Thành Thái thứ 15 (1903). Luận văn Thạc sĩ – Chuyên ngành Hán Nôm 18 Nguyễn Thị Ngọc Yến Nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược Đặc điểm chữ huý, xuất hiện hai chữ viết kiêng húy chữ Thời 時 và chữ Chiêu 昭. Chữ Thời 時 viết kiêng húy bằng cách tô đen bộ nhật , có ở các tờ như: 6a, 6b, 7b, 8b, 9a, 13b, 15b, 18a, 18b, 20b, 21a, 21b, 22a, 22b, 23a, 24b, 30a, 31a, 40a, 41b, 43b, 44b, 45b, 46b… Chữ Chiêu 昭 cũng viết kiêng húy bằng cách tô đen bộ nhật , xuất hiện ở các trang như: 10b, 29b…  Văn bản VHv.1287/1 Sách dày 29 tờ (58 trang) không kể 1 tờ lót, mỗi trang khoảng 6 dòng, mỗi dòng khoảng 16 chữ, khổ 19.5 x 13.3cm, chất liệu giấy dó, bìa học sinh. Chữ viết theo thể chân, rõ ràng, dễ đọc. Tình trạng văn bản tốt, không có tờ bị rách mủn, tàng bản tại nhà họ Nguyễn ở Hương Khê. Mép sách nửa trên ghi 鳳山祠志略 Phượng Sơn từ chí lược, nửa dưới ghi 香溪阮氏藏版 Hương Khê Nguyễn thị tàng bản và tờ 1a ghi 鳳山祠志略序 Phượng Sơn từ chí lược tự ở góc phải sách, phía trên có con dấu tiểu triện ghi Hoàng Xuân Hãn. Tờ 1a chép bài tựa của Nguyễn Văn Lý 阮文理 năm Thiệu Trị thứ 2 (1842). Tờ 4a ghi bài dẫn của Nguyễn Bảo 阮保 viết năm Thiệu Trị thứ nhất (1841). Tờ 8a ghi mục lục gồm 3 quyển. Bắt đầu từ tờ 10a chép nội dung. Tuy nhiên bản VHv.1287/1 chỉ chép hết Quyển 1, bao gồm: Tiên sinh hành trạng, Tiên sinh hành trạng thuyết và Tiên sinh thi tập. Đặc điểm chữ húy, chữ Thì 時 viết kiêng húy theo 3 cách hoặc là giữ nguyên, xuất hiện ở tờ 5b, hoặc tô đen bộ nhật (cách viết kiêng húy giống trường hợp A.195 và VHv.1287/2) xuất hiện ở trang 10b…, hoặc đổi thành chữ Thìn 辰 xuất hiện ở tờ 10a, 12a, 13b, 14a, 20a, 23a, 26b, 27a… Ngoài chữ Thì ra thì văn bản không thấy viết kiêng húy chữ khác nữa, kể cả chữ Chiêu 昭 vẫn được giữ nguyên, xuất hiện ở các tờ 16a…  Văn bản VHv.1287/2 Luận văn Thạc sĩ – Chuyên ngành Hán Nôm 19 Nguyễn Thị Ngọc Yến Nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược Sách dày 51 tờ (102 trang), mỗi trang khoảng 7 dòng, mỗi dòng khoảng 18 chữ, khổ 28.5 x 16cm. Bản in trên chất liệu giấy dó, bìa sơn ta. Chữ viết theo thể chân, rõ ràng, dễ đọc, tình trạng văn bản tốt, không bị rách mủn. Mép sách ghi 鳳山祠志略 Phượng Sơn từ chí lược, tờ lót ngoài viết 鳳山祠志略 Phượng Sơn từ chí lược thể chữ lệ, được đóng khung ở góc trái của sách. Tờ 1a ghi tên sách 鳳山祠志略 Phượng Sơn từ chí lược ở giữa, cỡ chữ to hơn chữ trong chính văn, phần phụ chú viết tay mực son, cỡ chữ to bằng chữ trong chính văn 藏板河內玉山寺 (tàng bản tại chùa Ngọc Sơn, Hà Nội). Phần chính văn từ tờ 1 đến tờ 31, trong văn bản xuất hiện nhiều dấu khuyên tròn màu son viết tay, hoặc báo hiệu danh từ riêng là tên người hoặc tên địa danh, các tờ sau đó không có hiện tượng này nữa. Tờ 2a chép bài tựa do Nguyễn Văn Lý 阮文理 viết năm Thiệu Trị thứ 2 (1842). Tờ 4a ghi bài dẫn do Nguyễn Bảo 阮保 viết năm Thiệu Trị thứ 1 (1841). Tờ 6b ghi mục lục của sách. Bắt đầu từ tờ 7a chép nội dung. Văn bản gồm 3 quyển. Quyển 1 từ tờ 7a đến tờ 20a, bao gồm: Tiên sinh hành trạng, Tiên sinh hành trạng thuyết và Tiên sinh thi tập. Quyển 2 từ tờ 21a đến tờ 35b là phần Chư gia thi văn bao gồm: Luận thuyết, Chí ký, Thi tán (04 bài). Quyển 3 từ tờ 36a đến tờ 43b là phần Tân từ ký sự, gồm có: Tân từ công dịch đồ bản từ tự điều ước và Phụ lục chư thân sĩ đề vịnh (04 bài thi tán, 10 cặp câu đối). Từ trang 44a đến trang 49b là ba bài bạt, lần lượt của Phan Huy Vịnh 潘輝泳 viết năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), Hoàng Đình Tá 黃廷佐 viết năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) và Nguyễn Thượng Hiền 阮尚賢 viết năm Thành Thái thứ 16 (1904). Từ Luận văn Thạc sĩ – Chuyên ngành Hán Nôm 20 Nguyễn Thị Ngọc Yến Nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược tờ 50a đến 51a ghi tiểu sử gia đình, dòng họ của Nguyễn Bảo do Nguyễn Lợi Cấp 阮利汲 thuật năm Thành Thái thứ 15 (1903). Đặc điểm chữ húy, các chữ viết kiêng húy là chữ “Thời”時 và chữ “Chiêu”昭 lần lượt xuất hiện và có cách thức giống như văn bản A.195. Luận văn Thạc sĩ – Chuyên ngành Hán Nôm 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan