Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trê...

Tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên

.PDF
112
145
139

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ MINH NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn AseanStem ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ MINH NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 60 62 01 16 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH NGỌC LAN THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đã được trích dẫn và ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Lê Thị Minh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn AseanStem ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây: Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa KT&PTNT cùng các thầy cô Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện về mọi mặt để tôi thực hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn PGS.TS. Đinh Ngọc Lan, đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể gồm: Huyện uỷ Đại Từ, UBND huyện Đại Từ, Phòng LĐ-XH huyện Đại Từ, Phòng Thống kê huyện Đại Từ, Phòng Nông nghiệp huyện Đại Từ, Các tổ chức hội đoàn thể huyện Đại Từ, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đại Từ, UBND các xã Quân Chu, Minh Tiến, Cù Vân. Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những người đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn của mình. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân đã dành cho tôi. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Lê Thị Minh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ...................................................... v DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................ vii MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 1.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4 1.2. Phát triển kinh tế nông thôn ....................................................................... 9 1.2.1. Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế .......................................... 9 1.2.2. Khái niệm về nông thôn .......................................................................... 9 1.2.3. Khái niệm, đặc điểm hộ gia đình, kinh tế hộ nông dân .......................... 9 1.1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 12 1.3 Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Thái Nguyên ........... 18 1.3.1 Nữ trong các nhóm tuổi và tham gia sinh hoạt Hội đoàn thể ................ 19 Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 24 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 24 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 24 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 24 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 24 2.3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ......................................................... 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn AseanStem iv 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ...................................................... 25 2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 26 2.3.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu .......................................... 27 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 29 3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Đại Từ ...................................... 29 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ......................................................... 29 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 38 3.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Đại Từ .............................................................................. 43 3.2.1. Khái quát về tình hình của phụ nữ trên địa bàn huyện Đại Từ ............. 46 3.2.2. Tình hình chung của các hộ điều tra ..................................................... 49 3.2.3. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại các hộ nghiên cứu.................................................................................... 54 3.2.4. Phân tích SWOT về nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn huyện Đại Từ trong phát triển kinh tế hộ........................................................... 69 3.2.5. Những yếu tố làm hạn chế vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ................................................................................. 73 3.2.6. Những nguyên nhân .............................................................................. 76 3.3. Giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Đại Từ................................................ 77 3.3.1. Những giải pháp chung ......................................................................... 77 3.3.2. Các giải pháp cụ thể cho nông hộ ......................................................... 85 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 95 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 97 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BQ : Bình quân BVTV : Bảo vệ thực vật HĐND : Hội đồng nhân dân KTXH : Kinh tế xã hội LHPN : Liên hiệp phụ nữ LHPNVN : Liên hiệp phụ nữ Việt Nam NN : Nông nghiệp NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NST : Nhiễm sắc thể THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TTCN : Tiểu thủ công nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân VSTBPN : Vì sự tiến bộ phụ nữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn AseanStem vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Nữ trong các nhóm tuổi từ năm 2012 - 2014 tỉnh Thái Nguyên .... 19 Bảng 1.2: Phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn thể tỉnh Thái Nguyên năm 2014 ........................................................................... 19 Bảng 3.1: Diện tích của huyện theo cấp độ cao tuyệt đối và độ dốc .............. 31 Bảng 3.2: Tổng diện tích tự nhiên của huyện phân theo từng xã ................... 33 Bảng 3.3. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của huyện Đại Từ năm 2014 ................................................................. 38 Bảng 3.4: Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Đại Từ giai đoạn 2012 - 2014 ..................................................................................... 39 Bảng 3.5: Tình hình dân số và lao động của huyện Đại Từ năm 2014.......... 43 Bảng 3.6. Thống kê số lao động nữ trong các nhóm tuổi giai đoạn 2012-2014 .... 46 Bảng 3.7. Cơ cấu phụ nữ tham gia các hoạt động đoàn thể năm 2014 ........... 47 Bảng 3.8. Số lượng phụ nữ tham gia các cấp ủy đảng, chính quyền .............. 49 Bảng 3.9: Đặc điểm chung của hộ nông dân điều tra ..................................... 49 Bảng 3.10: Bình quân lao động và nhân khẩu của các hộ nông dân .............. 51 Bảng 3.11. Tỷ lệ dân số theo tuổi phân theo giới tính các hộ nông dân ......... 51 Bảng 3.12: Trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình .................... 53 Bảng 3.13: Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý điều hành sản xuất ...... 54 Bảng 3.14: Nguyên nhân chính dẫn đến người phụ nữ đảm nhiệm việc quản lý, điều hành sản xuất ............................................................. 55 Bảng 3.15. Sự phân công lao động trong hoạt động trồng trọt ....................... 58 Bảng 3.16. Sự phân công lao động trong hoạt động chăn nuôi ...................... 61 Bảng 3.17. Tiếp cận thông tin sản xuất của lao động nữ ................................ 62 Bảng 3.18. Quyền và sự phân công trong gia đình về kiểm soát kinh tế, tài sản hộ gia đình ........................................................................... 63 Bảng 3.19. Vai trò của vợ và chồng trong các quyết sách lớn của hộ gia đình .... 65 Bảng 3.20. Sự phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp ..................... 67 Bảng 3.21. Phân công trách nhiệm của vợ và chồng trong tiếp cận thông tin và quan hệ xã hội ....................................................................... 68 Bảng 3.22: Phân tích SWOT về nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế hộ huyện Đại Từ ................................................. 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Hình 3.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Đại Từ năm 2014 ................................. 34 Hình 3.2: Trình độ văn hoá của lao động nữ tại huyện Đại Từ năm 2014 ................. 48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn AseanStem 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ ngàn xưa phụ nữ Việt Nam giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Ngày nay, phụ nữ Việt Nam đang cùng tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Các chị vừa là người vợ, vừa là người mẹ, người con trong gia đình, các chị đang gánh trên vai cả trọng trách đối với gia đình và xã hội. Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X, nhiệm kỳ 2007 - 2012 đã đề ra 6 nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ“ Giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực, trình độ của phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc“ có liên quan mật thiết đến việc nâng cao vai trò phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình. Tại đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã đề ra khâu đột phá của nhiệm kỳ“ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tăng giàu, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới“. Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội, tạo mọi điều kiện cho phụ nữ tham gia và phát huy vai trò của mình trên các lĩnh vực nhất là nông thôn. Cùng với việc tham gia tích cực vào phát triển kinh tế gia đình mỗi phụ nữ còn tham gia nhiều hoạt động kinh tế xã hội góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội ổn định góp phần vào thay đổi diện mạo của nông thôn Việt Nam. Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên. Huyện có tỷ lệ nữ chiếm một phần đông dân số. Lực lượng này đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà, họ đã nhận thức và phát huy vai trò của mình trong sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế phi nông nghiệp, các hoạt động xã hội và cộng đồng nông thôn. Tuy nhiên, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2 sự đóng góp của phụ nữ lại chưa được ghi nhận một cách xứng đáng với vai trò của họ trong nền kinh tế, trong các quan hệ đời sống và gia đình. Vì vậy việc tìm hiểu về vai trò của phụ nữ ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong phát triển kinh tế hộ gia đình, những cản trở sự tiến bộ của phụ nữ trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn, để từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng này. Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên và nhận thức sâu sắc về những tiềm năng to lớn của phụ nữ, những cản trợ sự tiến bộ của phụ nữ trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên". 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được thực trạng hoạt động của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn và đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ phát huy tiềm năng về mọi mặt để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình, góp phần sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn miền núi - Phân tích và đánh giá được thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở nông thôn. - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn - Đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn miền núi trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn AseanStem 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài giúp hệ thống lại một cách khoa học các kiến thức đã học, vận dụng linh hoạt vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời giúp tìm hiểu nâng cao kiến thức chuyên môn. Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, cung cấp thêm các cơ sở khoa học giúp cho huyện Đại Từ xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giới trong các hoạt động phát triển kinh tế hộ gia đình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.1. Khái niệm giới tính và giới Giới và giới tính thường bị nhầm lẫn với nhau. Nhưng thực chất hai khái niệm này lại khác nhau ở hai phương diện đó là: sinh học và xã hội Giới tính: chỉ sự khác biệt về sinh học giữa nam giới và phụ nữ mang tính toàn cầu và không thay đổi [21] Các đặc trưng của giới tính bị quy định và hoạt động theo các cơ chế tự nhiên, di truyền. Nữ giới vốn có chức năng sinh lý học như tạo ra trứng, mang thai, sinh con và cho con bú bằng bầu sữa mẹ. Nam giới có chức năng tạo ra tinh trùng. Về mặt sinh lý học, nữ giới khác với nam giới - Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất, bị quy định và hoạt động theo các cơ chế tự nhiên, di truyền. Chẳng hạn như: người có cặp NST giới tính XX thì thuộc về nữ giới, người có cặp NST giới tính XY thì thuộc về nam giới. Ngay từ trong bào thai, hoóc môn, nhiễm sắc thể, bộ phận sinh dục…của nam giới và nữ giới khác nhau, được quy định bởi tự nhiên, không theo và không phụ thuộc vào mong muốn của con người. Đồng thời, chức năng sinh sản của nữ giới hay nam giới là không thể thay thế, thay đổi hay chuyển dịch cho nhau. [7] Giới: chỉ sự khác biệt về xã hội và quan hệ (về quyền lực) giữa trẻ em trai và trẻ em gái, giữa phụ nữ và nam giới, được hình thành và khác nhau ngay trong một nền văn hóa, giữa các nền văn hóa và thay đổi theo thời gian. Sự khác biệt này được nhận thấy một cách rõ ràng trong vai trò, trách nhiệm, nhu cầu, khó khăn thuận lợi của các giới tính [21] Đối với Việt Nam, Khoa học về Giới xuất hiện vào cuối những năm 1980 với nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về giới và các vấn đề của phụ nữ. Thuật ngữ “Giới” bắt nguồn từ môn nhân khẩu học, nó đề cập đến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn AseanStem 5 phân công lao động, vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ. “Giới” là sự khác biệt giữa nam và nữ về góc độ xã hội, sự khác nhau do xã hội quyết định, các mối quan hệ do xã hội xác lập. Vai trò của giới được xác định bởi các đặc tính xã hội, văn hóa và kinh tế, được nhận thức bởi các thành viên trong xã hội đó. Do vậy vai trò của giới có sự biến động và thay đổi qua không gian và thời gian. [14] Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được. Giới có thể là khái niệm dùng để chỉ các đặc trưng xã hội của nam và nữ. Đây là tập hợp những hành vi ứng xử về mặt xã hội, những mong muốn về những đặc điểm và năng lực mà xã hội coi là thuộc về nam giới hoặc phụ nữ trong xã hội hay nền văn hóa cụ thể nào đó. “Giới” là một yếu tố luôn biến đổi cũng như tương quan về địa vị trong xã hội của nữ giới và nam giới, không phải là hiện tượng bất biến mà liên tục thay đổi. Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. “Giới” là sản phẩm của xã hội, có tính xã hội, dùng để phân biệt sự khác nhau trong quan hệ nam và nữ. Đây là cơ sở để nghiên cứu sự cân bằng về giới và đảm bảo công bằng cho xã hội. [21] Yếu tố “Giới” là sản phẩm của xã hội, có tính xã hội, dùng để phân biệt sự khác nhau trong quan hệ nam và nữ, do vậy nó luôn biến đổi phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. 1.1.1.2. Đặc điểm, nguồn gốc và sự khác biệt về giới * Đặc điểm giới: - Không tự nhiên mà có - Học được từ gia đình và xã hội - Đa dạng (khác nhau giữa các vùng miền) - Có thể thay đổi được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6 * Nguồn gốc giới - Trong gia đình, ngay từ khi sinh ra, đứa trẻ đã được đối xử tùy theo chúng là trai hay gái. Những sự khác nhau đó có thể là: về đồ chơi, quần áo, tình cảm của ông bà, bố mẹ, anh chị. Đứa trẻ được dạy dỗ và điều chỉnh hành vi của chúng theo giới tính của mình. - Trong nhà trường, các thầy cô giáo cũng định hướng theo sự khác biệt về giới cho học sinh. Học sinh nam được hướng theo các ngành kỹ thuật, điện tử, các ngành cần có thể lực tốt. Học sinh nữ được hướng theo các ngành như may, thêu, trang điểm, các ngành cần sự khéo léo, tỷ mỉ. - Các thể chế xã hội như: chính sách, pháp luật… cũng có ý nghĩa làm tăng hoặc giảm sự khác biệt về giới (ví dụ ưu tiên nam trong các nghề lái xe, xây dựng, cảnh sát…) * Sự khác biệt về giới: Phụ nữ được xem là phái yếu, vì họ sống thiên hơn về tình cảm, họ là thành phần quan trọng tạo nên sự yên ấm trong gia đình. Thiên chức của phụ nữ là làm vợ, làm mẹ nên họ gắn bó với con cái, gia đình hơn nam giới và cũng từ đó mối quan tâm của họ cũng có phần khác nam giới. Nam giới được coi là phái mạnh, là trụ cột gia đình. Họ cứng rắn hơn về tình cảm, mạnh bạo và năng động hơn trong công việc. Đặc trưng này cho phép họ dồn hết tâm trí vào lao động sản xuất., vào công việc xã hội, ít bị ràng buộc bởi con cái và gia đình. Chính điều này đã làm tăng thêm khoảng cách khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội. Hơn nữa, nam giới và nữ giới lại có xuất phát điểm không giống nhau để tiếp cận cái mới, họ có những thuận lợi, khó khăn với tính chất và mức độ khác nhau để tham gia vào các chương trình kinh tế, từ góc độ nhận thức, nắm bắt các thông tin xã hội. Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế, từ điều kiện và cơ hội được học tập, tiếp cận việc làm và làm việc, từ vị trí trong gia đình, ngoài xã hội khác nhau, từ tác động của định kiến xã hội, các hệ tư tưởng, phong tục tập quán đối với mỗi giới cũng khác nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn AseanStem 7 1.1.1.3. Nhu cầu, lợi ích giới và bình đẳng giới * Nhu cầu giới (còn gọi là nhu cầu thực tế): Là những nhu cầu của phụ nữ và nam giới cần được đáp ứng để thực hiện tốt các vai trò được xã hội công nhận [1] * Nhu cầu giới chiến lược: Là những nhu cầu thường nảy sinh từ vị thế thấp hơn của mỗi giới trong xã hội. Các nhu cầu này liên quan đến phân công lao động, đến quyền lực, sự kiểm soát và có thể bao hàm cả những vấn đề như quyền pháp lý, bạo lực trong gia đình, tiền công công bằng hoặc sự kiểm soát thân thể. Việc đáp ứng các nhu cầu giới chiến lược sẽ làm thay đổi sự phân công lao động, thay đổi vai trò và vị trí của giới. * Lợi ích giới (còn gọi là nhu cầu chiến lược): là những nhu cầu của phụ nữ và nam giới xuất phát từ sự chênh lệch về địa vị xã hội của họ. Những lợi ích này khi được đáp ứng sẽ thay đổi vị thế của phụ nữ và nam giới theo hướng bình đẳng [1] * Bình đẳng giới: - Nam giới và nữ giới được coi trọng như nhau, cùng được công nhận và có vị thế bình đẳng [1] - Khái niệm Bình đẳng giới: là môi trường trong đó cả nữ giới và nam giới được hưởng vị trí ngang nhau, họ có các cơ hội bình đẳng để phát triển đầy đủ tiềm năng của mình nhằm cống hiến cho sự phát triển quốc gia và được hưởng lợi từ các kết quả đó. [1] Nam giới và phụ nữ được bình đẳng về: - Các điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng - Các cơ hội để tham gia đóng góp, hưởng lợi trong quá trình phát triển - Quyền tự do và chất lượng cuộc sống Bên cạnh quy định về những quyền và nghĩa vụ chung, bình đẳng cho cả nam và nữ, pháp luật còn xác định những đặc quyền chỉ áp dụng cho phụ nữ nhằm bù đắp cho phụ nữ những thiệt thòi, đặt họ vào vị trí xuất phát ngang bằng với đàn ông trong các quan hệ xã hội, đảm bảo cho họ có thể tiếp nhận các cơ hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8 và thụ hưởng các quyền một cách bình đẳng như nam giới. Đây là quan điểm bình đẳng giới thực chất. [17] Luật Bình đẳng giới (2007) tại Điều 5 chỉ rõ: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. [16] 1.1.1.4. Vai trò của giới Trong cuộc sống, cả nam và nữ đều tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, tuy nhiên mức độ tham gia của nam và nữ trong các loại công việc là khác nhau do những quan niệm, các chuẩn mực xã hội quy định. Những công việc mà họ đảm nhận được gọi là vai trò giới. Các vai trò giới đa dạng (tùy thuộc vào vị trí và bối cảnh), thay đổi theo thời gian (tương ứng với sự thay đổi của các điều kiện và hoàn cảnh) và thay đổi theo sự thay đổi trong quan niệm xã hội (tương ứng với việc chấp nhận hoặc không chấp nhận một hành vi ứng xử vai trò nào đó). Vai trò giới: là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam và nữ liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi là thuộc về nam giới hoặc thuộc về phụ nữ (trẻ em trai hoặc trẻ em gái) trong một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể nào đó. Vai trò giới được quyết định bởi các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội. - Vai trò sản xuất: được thể hiện trong lao động sản xuất dưới mọi hình thức để tạo ra của cải, vật chất, tinh thần cho gia đình và xã hội. [15] - Vai trò tái sản xuất sức lao động: bao gồm các hoạt động nhằm duy trì nòi giống, tái tạo sức lao động. Vai trò này không chỉ đơn thuần là tái sản xuất sinh học, mà còn cả việc chăm lo, duy trì, phát triển lực lượng lao động cho hiện tại và tương lai như; nuôi dạy con cái, nuôi dưỡng các thành viên trong gia đình, làm công việc nội trợ … vai trò này hầu như của người phụ nữ. [15] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn AseanStem 9 - Vai trò cộng đồng: thể hiện ở các hoạt động tham gia thực hiện ở mức độ nhằm duy trì và phát triển các nguồn lực cộng đồng, thực hiện các nhu cầu, mục tiêu chung của cộng đồng. [15] 1.2. Phát triển kinh tế nông thôn 1.2.1. Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế * Phát triển: là quá trình thay đổi toàn diện nền kinh tế, bao gồm sự tăng thêm về quy mô sản lượng, cải thiện về cơ cấu, hoàn thiện thể chế nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống [12] * Phát triển kinh tế: có thể hiểu là quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội [6] 1.2.2. Khái niệm về nông thôn Nông thôn là vùng lãnh thổ của một Nhà nước hay một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành thị và dân cư chủ yếu làm nông nghiệp [6] 1.2.3. Khái niệm, đặc điểm hộ gia đình, kinh tế hộ nông dân * Hộ gia đình: hay còn gọi đơn giản hộ là một đơn vị xã hội bao gồm một hay một nhóm người ở chung (cùng chung hộ khẩu) và ăn chung (nhân khẩu). Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung. Hộ gia đình không đồng nhất với khái niệm gia đình, những người trong hộ gia đình có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai. [24] Có ba tiêu thức chính thường được nói đến khi định nghĩa khái niệm hộ gia đình: - Có quan hệ huyết thống và hôn nhân - Cùng cư trú - Có cơ sở kinh tế chung [24] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 10 Theo một số từ điển chuyên ngành kinh tế, từ điển ngôn ngữ thì hộ được hiểu là: tất cả những người cùng sống trong một mái nhà, bao gồm những người có cùng huyết tộc và những người làm công. [24] Về phương diện thống kê, các nhà nghiên cứu Liên hợp quốc cho rằng hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, có ăn chung và có chung một ngân quỹ. [24] Đại đa số các hộ ở Việt Nam đều gồm những người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống. Vì vậy, khái niệm hộ thường được hiểu đồng nghĩa với gia đình, nhiều khi được gộp chung thành khái niệm hộ gia đình. * Hộ nông dân: Theo Frank Ellis cho rằng: "Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao". [18] Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (năm 1993): "Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn". [18] Nhà khoa học Traianốp đưa ra định nghĩa: "Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn định" và ông coi "hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp". [25] Tác giả Mats Lundahl và Tommy Bengtsson bổ sung thêm vào quan điểm của Traianốp: "Hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản". [25] Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (năm 1993): "Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn". [18] Đào Thế Tuấn (1997) chỉ ra: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn AseanStem 11 Đối với nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc (năm 2001) thì: "Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,...) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp". [3] Xuất phát từ những khái niệm trên, có thể chỉ ra một số đặc điểm chung như sau: - Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp. Hộ có nguồn thu nhập chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài ra, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp, chẳng hạn tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ... ở các mức độ khác nhau. - Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng. Hộ nông dân phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của nền kinh tế quốc dân. Các hộ nông dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một vùng, một nước khi trình độ phát triển lên mức cao của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thị trường, xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu. * Kinh tế hộ nông dân: Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp, phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua các hoạt động của hộ nông dân. Theo Frank Ellis (1988): Các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường, hoạt động với một trình độ không hoàn chỉnh cao. [24] Kinh tế hộ nông dân được phân biệt với các hình thức kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường bởi các đặc điểm sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan