Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông trong vi...

Tài liệu Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông trong việc quản lý chất thải nguy hại pcb tại việt nam

.PDF
93
166
110

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TRẦN HOÀNG LONG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG TRONG VIỆC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI PCB TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Hà Nội - Năm 2016 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TRẦN HOÀNG LONG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG TRONG VIỆC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI PCB TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Môi trƣờng và phát triển bền vững (Chƣơng trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THỊ HỒNG Hà Nội - Năm 2016 ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Trƣớc hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành cảm ơn sâu sắc PGS.TS. Trần Thị Hồng là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban quản lý Dự án PCB tại Việt Nam và các cơ quan ban ngành khác có liên quan tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình, quý báu đó! Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Trần Hoàng Long i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện và hoàn thành luận văn này đã đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Trần Hoàng Long ii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................................... 2 2. Mục tiêu .................................................................................................................................. 2 3. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 3 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................. 3 3.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................................... 3 4. Ý nghĩa của đề tài................................................................................................................... 3 4.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................ 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn......................................................................................................... 3 5. Cấu trúc luận văn ................................................................................................................... 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận về truyền thông ..................................................................................... 5 1.1.1. Truyền thông ........................................................................................................ 5 1.1.2. Thông tin, truyền thông tại Việt Nam .................................................................. 8 1.2. Thông tin về chất thải nguy hại PCB .......................................................................... 9 1.2.1. Nguồn gốc của PCB............................................................................................. 9 1.2.2. PCB xuất hiện ở đâu .......................................................................................... 10 1.2.3. PCB ảnh hƣởng tới sức khỏe ............................................................................. 10 1.2.4. PCB trong môi trƣờng ....................................................................................... 12 1.2.5. PCB Trên thế giới và Việt Nam ......................................................................... 13 1.2.6. Truyền thông PCB trên thế giới & Việt Nam .................................................... 17 CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN ................................ 19 VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................. 19 2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................. 19 2.2. Thời gian và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 19 2.3. Phƣơng pháp tiếp cận................................................................................................ 20 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 21 2.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu và tài liệu ............................................................ 21 2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu KAP .......................................................................... 21 2.4.3. Phƣơng pháp tổng hợp và so sánh ..................................................................... 26 2.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................. 26 iii CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................. 27 3.1. Kết quả khảo sát truyền thông PCB tại Việt Nam ................................................. 27 3.1.2. Các loại truyền thông tại Việt Nam ................................................................... 27 3.1.2. Số lƣợng sản phẩm truyền thông ....................................................................... 34 3.2. Khảo sát hiểu biết về PCB ........................................................................................ 35 3.2.1. Văn bản pháp lý ................................................................................................. 35 3.2.2. Kết quả khảo sát ................................................................................................. 40 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông PCB ....................................................... 55 3.3.1. Các cán bộ quản lý ............................................................................................. 64 3.3.2. Ngƣời lao động .................................................................................................. 64 3.3.2. Cộng đồng .......................................................................................................... 65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................ 67 Kết luận ............................................................................................................................ 67 Kiến nghị.......................................................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 68 PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 71 Phụ lục 1: Văn bản pháp lý quốc tế về PCB .......................................................................... 71 Phụ lục 2: Các loại phiếu đều tra............................................................................................. 75 Phụ lục 3: Danh sánh nhƣng ngƣời đƣợc phòng vấn ............................................................ 82 iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Bộ CT Bộ Công Thƣơng Bộ LĐTBXH Bộ Lao động - Thƣơng binh - Xã hội Bộ TNMT Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng C49 Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trƣờng CQQLNN Cơ quan quản lý nhà nƣớc CTNH Chất thải nguy hại Cục QLMTYT Cục Quản lý Môi trƣờng Y tế EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam GEF Quỹ môi trƣờng toàn cầu HGĐ Hộ Gia Đình KAP Hiểu biết - Thái độ - Thực hành MHS Khảo sát thói quen sử dụng các phƣơng tiện truyền thông PCB Polychlorinated biphenyl POP Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy PTTT Phƣơng tiện truyền thông Sở CT Sở Công Thƣơng Sở LĐTBXH Sở Lao động - Thƣơng binh - Xã hội Sở TNMT Sở Tài nguyên và Môi trƣờng TCMT Tổng Cục Môi trƣờng ToT Đào tạo giảng viên VTV Đài truyền hình Việt Nam v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Mô tả nhóm đối tƣợng nghiên cứu ...........................................................19 Bảng 2.2. Các vấn đề về KAP theo mỗi đối tƣợng ...................................................23 Bảng 3.3. Tỷ lệ ngƣời nghe đài hàng thành phố .......................................................29 Bảng 3.4. 10 tờ báo dẫn đầu về tỷ lệ độc giả tại 4 thành phố ..................................30 Bảng 3.5. 10 tạp chí dẫn đầu về tỷ lệ độc giả tại 4 thành phố ..................................31 Bảng 3.6. Số lƣợng các sản phẩm truyền thông PCB ...............................................34 Bảng 3.7. Các nhóm đối tƣợng và VBPL cần biết tƣơng ứng về PCB .....................36 Bảng 3.8. Quy mô mẫu khảo sát KAP và tỉ lệ phản hồi ...........................................40 Bảng 3.9. Hiểu biết về PCB của ngƣời lao động trong và ngoài EVN .....................47 Bảng 3.10. Thực hành an toàn về PCB của công nhân và kỹ thuật viên ..................50 Bảng 3.11. Giải pháp về hình thức truyền thông và nội dung ..................................58 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Trang Đồ thị 1.1. Khung giờ các hộ gia đình xem thông tin truyền hình ...........................28 Đồ thị 3.2. Tỷ lệ ngƣời nghe đài - Lƣợng thính giả ..................................................30 Đồ thị 3.3. 10 website đƣợc truy cập thƣờng xuyên tại TP ......................................33 Đồ thị 3.4. Độ tuổi trong kết quả khảo sát ................................................................42 Đồ thị 3.5. Hiểu biết về PCB với nhóm cán bộ quản lý ............................................43 Đồ thị 3.6. Hiểu biết về PCB của nhóm cán bộ quản lý ...........................................44 Đồ thị 3.7. Hiểu biết về văn bản pháp lý của nhóm Cán bộ quản lý ........................45 Đồ thị 3.8. Hiểu biết về quy định quản lý PCB của nhóm ngƣời lao động ..............48 Đồ thị 3.9. Hiểu biết về PCB và văn bản pháp lý của báo chí ..................................53 Đồ thị 3.10. Nguồn thông tin và kênh thông tin sử dụng ..........................................54 vi MỞ ĐẦU Hiện nay quản lý chất thải nguy hại (CTNH) là một vấn đề tƣơng đối bức xúc trong công tác bảo vệ môi trƣờng tại Việt Nam. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng các tỉnh, thành phố, lƣợng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc ƣớc khoảng 800.000 tấn/năm. Polychlorinated biphenyl (PCB) là hợp chất hữu cơ khó phân huỷ, độc hại có tính hóa lý tƣơng tự Dioxin và đƣợc hiện hữu trong dầu của các thiết bị công nghiệp, thiết bị điện tử cũ nhƣ: Máy biến thế, tụ điện... chúng có nguy cơ rò rỉ cao nếu không đƣợc bảo quản tốt. PCB xâm nhiễm vào cơ thể bằng cách tích tụ theo chuỗi thức ăn, hay khi tiếp xúc, khi có sự cố rò rỉ … khi vào cơ thể ngƣời gây ra các bệnh mãn tính hay cấp tính nguy hiểm nhƣ: Ban đỏ, khô ngứa, rối loạn tiêu hóa, rối loại sinh sản, biến đổi Gen, ung thƣ,... Bên cạnh đó, nhận thức về chất thải nguy hại nói chung, và đặc biệt đối với hợp chất hữu cơ PCB nói riêng còn hạn chế. Cộng đồng hay những cán bộ quản lý, nhiều nhà chức trách còn chƣa nắm hết đƣợc CTNH nói chung và CNTH PCB là gì? nguy hại ra sao? tính độc thế nào?... các kênh thông tin còn ít đề cập tới, tính phổ biến chƣa sâu rộng,... đây là nguy cơ tiềm tàng rất lớn nếu có sự cố hay vô tình tiếp xúc nếu không có những kiến thức nhất định để có những hành động sẽ ảnh hƣởng rất lớn, gây tiêu cực tới môi trƣờng và con ngƣời, thiệt hại nặng nề về kinh tế -xã hội. Vậy phải làm thế nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với CTNH đặc biệt là PCB mà không gây tác động xấu tới môi trƣờng? Đây là một câu hỏi tƣơng đối hóc búa đối với các nhà quản lý, tuyên truyền,... Trong xu thế hội nhập toàn cầu và bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay, truyền thông có vai trò quan trọng, chi phối mạnh mẽ tới hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội, mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế xã hội - môi trƣờng, việc cung cấp thông tin-truyền tải nội dung rất quan trọng. đây là một trong những phƣơng pháp mang lại giá trị nhất hiện nay là truyền thông để cộng đồng có một góc nhìn toàn diện hơn cũng nhƣ nhận thức rõ đƣợc những hậu quả nghiêm trọng mà PCB gây ra. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã phê chuẩn Công ƣớc Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POPs) vào ngày 22 tháng 07 năm 2002 và trở thành quốc gia thành viên thứ 14 của Công ƣớc. Tính đến tháng 10 năm 2011, 151 quốc gia và các vùng lãnh thổ đã phê chuẩn Công ƣớc Stockholm [3]. Đến nay, Công ƣớc Stockholm đã đƣa vào danh sách quản lý 22 hóa chất/nhóm hóa chất POP. Nhằm đạt đƣợc các mục tiêu quốc gia về bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ triển khai Kế hoạch thực hiện công ƣớc Stockholm của Việt Nam theo Quyết định 184/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Thủ tƣớng chính phủ, Tổng cục Môi trƣờng (TCMT), Bộ tài nguyên và Môi trƣờng (Bộ TNMT) đang nỗ lực tăng cƣờng hợp tác với các bên, đặc biệt là Cục kỹ thuật an toàn và môi trƣờng công nghiệp (Cục ATMT) và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thƣơng (Bộ CT), thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch “Giảm thiểu phát thải PCB vào môi trƣờng, loại bỏ việc sử dụng PCB trong các thiết bị, máy móc từ nay đến năm 2020 và tiêu huỷ an toàn PCB đến năm 2028” [5]. Bên cạnh những giải pháp kiểm tra, quản lý, theo dõi,... thì việc cung cấp thông tin, truyền thông về CTNH nói chung và hợp chất nguy hại PCB nói riêng là một nhu cầu hết sức cần thiết, đây là một cách phòng ngừa hiệu quả nhất để bảo vệ môi trƣờng, sức khỏe cũng nhƣ phát triển bền vững tránh xẩy ra những sự cố. Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn, luận văn: “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông trong việc quản lý chất thải nguy hại PCB tại Việt Nam” với mục đích đánh giá xác thực hiện trạng truyền thông, mức độ hiểu biết về chất thải PCB và từ đó đƣa ra những giải pháp truyền thông nâng cao hiệu quả quản lý mang lại an toàn cho cộng đồng, cũng nhƣ đƣa ra đƣợc những giải pháp truyền thông một cách phù hợp với CTNH PCB nói riêng và toàn bộ CTNH tại Việt Nam nói chung. 2. Mục tiêu - Hiện trạng truyền thông, mức độ hiểu biết về CTNH PCB tại Việt Nam. - Đề xuất giải pháp thúc đẩy truyền thông góp phần quản lý CTNH PCB tại Việt Nam. 2 3. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Tác giả tập trung chủ yếu vào các đơn vị đại diện có tác động trực tiếp có vai trò nhƣ: - Cán bộ quản lý, hoạch định chính sách, thanh tra, giám sát, kiểm soát hoạt động liên quan đến hóa chất nguy hiểm PCB và chất thải nguy hại; - Ngƣời lao động và Cộng đồng xung quanh tại các khu vực có nghi nhiễm hoặc có nguy cơ chứa PCB; 3.2. Nội dung nghiên cứu - Thu thập, thống kê về truyền thông Việt Nam và CTNH PCB; - Khảo sát hiểu biết về PCB đối với các đối tƣợng nghiên cứu đã đề ra; - Đề xuất giải pháp cụ thể, thúc đẩy truyền thông và quản lý CTNH PCB tại Việt Nam. 4. Ý nghĩa của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học - Tổng quan hiện trạng truyền thông Việt Nam nói chung và truyền thông CTNH PCB nói riêng; - Mức độ nhu cầu và hiểu biết về CTNH PCB ở các đối tƣợng có liên quan từ đó đƣa ra giải pháp truyền thông hóa chất nguy hại PCB hiệu quả. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Với kết quả điều tra của tác giả nêu đƣợc hiện trạng tình hình truyền thông về PCB hiện nay. - Tăng cƣờng sự hiểu biết cho cộng đồng về Thực hiện an toàn PCB bằng cách nâng cao nhận thức, cung cấp thông tin, truyền thông về sự nguy hại của PCB, những tác động và phƣơng pháp giảm thiểu tác động trong môi trƣờng. 3 - Nền móng cho các công trình nghiên cứu truyền thông cho CTNH PCB nói chung và các CTNH khác nói riêng. 5. Cấu trúc luận văn Kết cấu Luận văn: Luận Văn có kết cấu nhƣ sau Mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chƣơng 2: Nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu Kết luận và Kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về truyền thông 1.1.1. Truyền thông a. Định nghĩa về truyền thông Lịch sử loài ngƣời cho thấy, con ngƣời có thể sống đƣợc với nhau, giao tiếp và tƣơng tác lẫn nhau trƣớc hết là nhờ vào hành vi truyền thông (thông qua ngôn ngữ hoặc cử chỉ, điệu bộ, hành vi…để chuyển tải những thông điệp, biểu lộ thái độ cảm xúc). Qua quá trình truyền thông liên tục, con ngƣời sẽ có sự gắn kết với nhau, đồng thời có những thay đổi trong nhận thức và hành vi. Chính vì vậy, truyền thông đƣợc xem là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, là nền tảng hình thành nên cộng đồng, xã hội. Nói cách khác, truyền thông là 1 trong những hoạt động căn bản của bất cứ 1 tổ chức xã hội nào. Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tƣơng tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tƣơng tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin đƣợc truyền từ ngƣời gửi tới ngƣời nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết ngƣời gửi và ngƣời nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một ngƣời hiểu những gì ngƣời khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tƣợng, và học đƣợc cú pháp của ngôn ngữ [9]. Truyền thông thƣờng gồm ba phần chính: Nội dung, hình thức, và mục tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đƣa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này đƣợc thể hiện qua nhiều hình thức nhƣ động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình [4]. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính ngƣời/tổ chức gửi đi thông tin. Có nhiều cách định nghĩa lĩnh vực truyền thông, trong đó truyền thông không bằng lời, truyền thông bằng lời và truyền thông biểu tƣợng. Truyền thông không lời thực hiện thông qua biểu hiện trên nét mặt và điệu bộ. Khoảng 93% “ý 5 nghĩa biểu cảm” mà chúng ta cảm nhận đƣợc từ ngƣời khác là qua nét mặt và tông giọng. 7% còn lại là từ những lời nói mà chúng ta nghe đƣợc. Truyền thông bằng lời đƣợc thực hiện khi chúng ta truyền đạt thông điệp bằng ngôn từ tới ngƣời khác. Truyền thông biểu tƣợng là những thứ chúng ta đã định sẵn một ý nghĩa và thể hiện một ý tƣởng nhất định ví dụ nhƣ quốc huy của một quốc gia [10]. Hình thức truyền thông hiện nay đƣợc thể hiện qua nhiều cách khác nhau: Phổ biến nhƣ: Báo, Đài, Truyền hình, tờ rơi, áp phích, hội thảo,... Mỗi một hình thức truyền thông đều mang tới cho ngƣời đƣợc tiếp cận một cách nhìn riêng trực quan khi tƣơng tác với từng vấn đề đang đƣợc đề cập. b. Vai trò và lợi của truyền thông Truyền thông có ảnh hƣởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội. Truyền thông tác động đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác động đến hành động và ứng xử của công chúng. Khi mà một ứng xử của công chúng đƣợc lặp đi lặp lại sẽ thành nề nếp, tập quán cuối cùng trở thành những chuẩn mực của xã hội. Nhờ đến truyền thông mà những vấn đề này đƣợc xã hội chấp nhận và lan truyền nhanh trong công chúng. Truyền thông có tác động lớn đến các nhóm đối tƣợng lớn nhƣ sau [14]: Đối với chính quyền nhà nước:  Giúp các cơ quan nhà nƣớc đƣa thông tin đến ngƣời dân về các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp đến với dân chúng, thuyết phục công chúng thay đổi về nhận thức và hành xử đúng pháp luật. Ngoài ra chính phủ cũng nhờ truyền thông để thăm dò lấy ý kiến của dƣ luận trƣớc khi ban hành các văn bản pháp lý. Nhờ truyền thông mà nhà nƣớc điều chính các chính sách quản lý của mình và tạo ra sự đồng thuận cao trong dân chúng.  Truyền thông làm cho chính phủ, những ngƣời thừa hành pháp luật đƣợc trong sạch và minh bạch hơn, thông qua thông tin phản biện của các đối tƣợng dân chúng trong xã hội. Đối với công chúng: 6  Giúp cho ngƣời dân cập nhật thông tin kinh tế văn hóa xã hội, pháp luật trong và ngoài nƣớc. Giúp ngƣời dân giải trí và học tập về phong cách sống những ngƣời xung quanh. Truyền thông ủng hộ cái đẹp và bài trừ cái xấu. Truyền thông đóng vai trò trong việc tạo ra các xu hƣớng về lối sống, văn hóa, thời trang…  Ngoài ra truyền thông còn giúp cho ngƣời dân phản hồi, nói lên tiếng nói của mình, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Đối với nền kinh tế:  Nhờ có truyền thông mà doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giúp cho ngƣời mua nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Truyền thông cũng tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ, giúp các công ty tạo ra công ăn việc làm cho nhiều ngƣời, giúp kinh tế phát triển.  Bản thân truyền thông cũng là một ngành kinh tế quan trọng của một quốc gia, giải quyết công ăn việc làm và tạo ra giá trị cho nền kinh tế.  Truyền thông cũng là công cụ giúp cho ngƣời tiêu dùng phản ánh về chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ của các nhà sản xuất. c. Tính 2 mặt của truyền thông Truyền thông cũng có tính 2 mặt của nó nếu thông tin, hình ảnh truyền đi mang tính tiêu cực, thì tác động của truyền thông cũng tạo ra những ảnh hƣởng tiêu cực cho các đối tƣợng công chúng trong xã hội. Nhất là những đối tƣợng thanh thiếu niên, những đối tƣợng có trình độ nhận thức còn thấp, không có khả năng chắt lọc thông tin, nếu thông tin từ truyền thông tiêu cực thì dễ bị lôi kéo và có những tác động tiêu cực cho bản thân và cho cộng đồng xã hội. Trong kinh tế, truyền thông tác động đến tiêu dùng của ngƣời dân giúp ngƣời dân tiêu dùng nhiều hơn, giúp kinh tế phát triển. Tuy nhiên, truyền thông cũng tác động đến việc con ngƣời ngày càng tiêu dùng nhiều hơn so với nhu cầu cần thiết. Con ngƣời ngày càng làm việc nhiều hơn để phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng. Các giá trị vật chất ngày càng đƣợc xã hội đánh giá cao hơn các giá trị tinh thần. 7 Sản xuất và tiêu dùng nhiều sẽ hủy diệt môi trƣờng và tác động xấu đến đời sống của ngƣời dân. Cùng với đó việc lựa chọn thông tin một cách chính thống từ những trang đƣợc nhà nƣớc công nhận là hết sức quan trọng, làm nền móng định hƣớng kinh tế xã hội [14] 1.1.2. Thông tin, truyền thông tại Việt Nam Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển của đất nƣớc, ngành Truyền thông Việt Nam đã có đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao cả về quy mô, doanh số, thị trƣờng và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc. Số lƣợng doanh nghiệp tham gia vào thị trƣờng ngày càng tăng, nhất là khi Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện đã mở rộng theo hƣớng cho phép tất cả các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ và thiết lập hạ tầng mạng viễn thông. Mạng lƣới và dịch vụ bƣu chính, viễn thông, internet trong nƣớc, quốc tế, thông tin hàng hải và truyền báo luôn đảm bảo an toàn thông tin trong hoàn cảnh khó khăn do lũ, lụt, thiên tai. Thông tin liên lạc từ trung ƣơng đến địa phƣơng luôn đƣợc thông suốt, phục vụ tốt các hoạt động, sự kiện lớn của đất nƣớc cũng nhƣ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Lĩnh vực CNTT tiếp tục phát triển với năng suất và hiệu quả cao. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lũy kế doanh thu xuất khẩu các sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại và linh kiện điện tử ƣớc đạt 9 tỷ USD. Số lƣợng doanh nghiệp không ngừng tăng lên, Việt Nam hiện đã có nhiều doanh nghiệp CNTT đạt quy mô trên 1.000 ngƣời với tổng số lao động ƣớc tính khoảng 250 ngàn ngƣời [10]. Lĩnh vực báo chí tiếp tục phát triển về số lƣợng, chất lƣợng, hình thức và nội dung. Tính đến nay, toàn quốc có 728 cơ quan báo chí in với hơn 900 ấn phẩm, trong đó các cơ quan trung ƣơng có 76 báo, 431 tạp chí; địa phƣơng có 103 báo, 118 tạp chí. Mạng lƣới PTTH có 67 đài phát thanh truyền hình trung ƣơng và địa phƣơng, trong đó có 03 đài phủ sóng toàn quốc, gồm có đài tiếng nói Việt Nam, đài truyền hình Việt Nam và đài truyền hình kỹ thuật số VTC; 67 Đài Phát thanh, 8 truyền hình địa phƣơng gồm 64 đài phát thanh, truyền hình của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng [2]. 1.2. Thông tin về chất thải nguy hại PCB 1.2.1. Nguồn gốc của PCB PCB là từ viết tắt của các chữ tiếng Anh Polychlorinated Biphenyls, là nhóm chất hữu cơ thuộc danh sách các nhóm chất POP. PCB là một nhóm hợp chất thơm của halogen đƣợc tạo thành khi thay thế từ 1 đến 10 nguyên tử hiđro trong phân tử biphenyl bằng các nguyên tử clo. PCB có 10 đồng đẳng và 209 đồng phân, trong đó 130 đồng phân đƣợc sản xuất thƣơng mại. PCB tồn tại ở thể lỏng tại nhiệt độ thƣờng, không mùi, không vị, có màu từ trong suốt đến vàng nhạt và không thể phát hiện bằng mắt thƣờng. PCB có xu hƣớng tồn tại bền vững trong mọi môi trƣờng. Mức độ phân hủy hoặc chuyển hóa PCB phụ thuộc vào số lƣợng nguyên tử clo và vị trí thế của chúng. PCB có thời gian bán hủy trung bình trong đất, trầm tích, nƣớc mặt là 6 năm [20]. POP là từ viết tắt của các chữ tiếng Anh Persistant Organic Polutants, đƣợc dùng cho các hóa chất/nhóm hóa chất hữu cơ độc hại bền vững trong môi trƣờng với 4 đặc tính chính: (i) độc tính cao; (ii) khó phân hủy trong môi trƣờng tự nhiên; (iii) khả năng di chuyển và phát tán xa; (iiii) khả năng tích tụ sinh học cao: hấp thụ dễ dàng vào các mô mỡ và tích tụ trong cơ thể của các sinh vật sống (tích tụ sinh học) theo chuỗi thức ăn. POP gây nguy hại đến sức khoẻ con ngƣời và môi trƣờng [1]. PCB không sinh ra trong tự nhiên mà do con ngƣời sản xuất thành các sản phẩm công nghiệp dƣới nhiều tên thƣơng mại khác nhau (Aroclor, Askarel...). PCB đƣợc tổng hợp lần đầu tiên tại Đức vào năm 1881, và thƣơng mại hóa năm 1929 bởi Công ty hóa chất Swann (Mỹ) nhƣ một chất phụ gia đƣợc sử dụng trong một số ngành công nghiệp nhƣ dầu cách điện máy biến thế và tụ điện, dầu thủy lực và dầu cắt công nghiệp, sơn, mực in, giấy không chứa carbon, chất dính, chất bôi trơn, chất bịt kín, chất làm dẻo trong PVC và cao su nhân tạo, thuốc trừ sâu, chất chống cháy (trong vải, thảm, bọt polyurethane,…). Sau khi phát hiện tính độc hại của chất này, 9 nhiều nƣớc trên thế giới đã dừng sản xuất PCB từ những năm 1970. Theo thống kê, từ năm 1930 đến 1993, thế giới đã sản xuất 1,3 triệu tấn PCB, trong đó chỉ có 4% bị phân hủy, 31% tồn tại trong môi trƣờng (đất liền và ven biển), phần còn lại tập trung chủ yếu ở ngành điện, là chất phụ gia trong dầu của các thiết bị điện nhƣ máy biến thế, tụ điện [21]. 1.2.2. PCB xuất hiện ở đâu PCB có thể đƣợc tìm thấy trong sản phẩm, hàng hóa đƣợc sản xuất trƣớc năm 2000 hoặc các sản phẩm, hàng hóa bị ô nhiễm hoặc ô nhiễm chéo PCB. - Công nghiệp: Máy biến áp, tụ điện, máy cắt, thiết bị nâng hạ thủy lực,…; - Dân dụng: Linh kiện điện tử, sản phẩm chống cháy, chống thấm, sơn, chất kết dính trong tòa nhà cũ,...; - Môi trƣờng: môi trƣờng tự nhiên (đất, nƣớc, không khí chủ yếu là trong các trầm tích); Chuỗi thức ăn (sinh vật thủy sinh, thủy sản (trong nƣớc) và gia cầm (trên cạn)...) 1.2.3. PCB ảnh hưởng tới sức khỏe Trong sản xuất cũng nhƣ sinh hoạt, khi phơi nhiễm, PCB đƣợc “ngấm dần” trong cơ thể và chỉ khi đạt một ngƣỡng nhất định mới phát sinh các triệu chứng để nhận biết. Do tính độc, bền và dễ lƣu giữ trong các mô mỡ của PCB, việc chữa chạy sẽ khó khăn và hệ quả có thể ảnh hƣởng đến thế hệ tiếp theo. Do đó, các nhà khoa học còn gọi PCB là “sát thủ vô hình” đối với sức khỏe. Trong số 209 đồng phân của PCB, có tới 12 PCB đồng phẳng đƣợc so sánh tƣơng tự Dioxin [22]. Độ độc tƣơng đƣơng TEF của các đồng phẳng này so với Dioxin có tính độc cao nhất (2,3,7,8 TCDD) dao động từ 0,00003 đến 0,1 ppm, trong đó PCB-126 là loại có độ độc cao nhất. PCB thƣơng mại đƣợc sử dụng trong các ứng dụng bao gồm: tập hợp nhiều đồng phân PCB, trong đó có cả các đồng phẳng và có độ độc khác nhau. Triệu chứng khi nhiễm độc PCB là chán ăn, buồn nôn, đau vùng bụng,..., biến đổi cấu trúc da và móng tay nhƣ phù, mụn, bỏng, trầy xƣớc, ban đỏ, khô ngứa..., đau đầu, suy nhƣợc thần kinh, hoa mắt, mất trí nhớ, hoảng loạn, bất lực... hoặc các biểu hiện nhƣ 10 viêm gan, gan to, rối loạn tiêu hóa, huyết niệu, bỏng mắt, biến đổi một số men trong máu... PCB có thể gây ra ảnh hƣởng cấp tính và mãn tính đối với sức khỏe, tác động lên hệ thần kinh, hệ sinh sản, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, phát sinh các khối u và các bệnh ngoài da. Cấp tính: Cơ quan đầu tiên bị PCB tác động là gan. PCB gây ra các thƣơng tổn nhƣ nổi mụn, cháy da và bỏng mắt; mãn tính: Nhiễm độc mãn tính với PCB dù ở nồng độ nhỏ cũng dẫn đến phá hủy gan, rối loạn sinh sản và đặc biệt là nguy cơ biến đổi gen gây hàng loạt bệnh nguy hiểm nhƣ: ung thƣ, quái thai, dị dạng, tác động đối với sinh sản (rối loạn nội tiết) và phát triển của trẻ (ảnh hƣởng hệ thần kinh, chỉ số IQ). Cụ thể hơn, khi phơi nhiễm PCB, con ngƣời có thể gặp các bệnh liên quan đến hệ thần kinh (tê liệt, đau đầu, run rẩy chân tay), quá trình sinh sản (giảm khả năng sinh sản của nữ giới và số lƣợng tinh trùng ở nam giới), phát sinh các khối u và ung thƣ (hệ tiêu hóa, hệ bạch huyết, gan, da). PCB làm tăng kích thƣớc và cản trở sự hoạt động bình thƣờng của tuyến nội tiết, nhƣ làm giảm lƣợng các homon tuyến giáp ở ngƣời, ảnh hƣởng đến sự trƣởng thành và phát triển của cơ thể. Ngoài ra, PCB còn gây ảnh hƣởng đến hệ miễn dịch nhƣ làm teo các cơ quan và làm giảm lƣợng bạch cầu máu. Chƣa thể kết luận PCB là nguyên nhân gây ra ung thƣ. PCB đƣợc xếp vào nhóm 2A các chất có khả năng gây ung thƣ (chƣa đủ minh chứng gây ung thƣ trên ngƣời, đã đủ bằng chứng trên động vật). PCB có liên quan đến nguy cơ ung thƣ hệ tiêu hoá, gan và da, thậm chí nếu hàm lƣợng PCB trong máu cao có thể liên quan tới ung thƣ hệ bạch huyết. Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa PCB và ung thƣ hiện ở quy mô nhỏ. Nhiều nghiên cứu cho biết đã tìm ra mối quan hệ giữa lƣợng PCB trong huyết tƣơng và u limpho không Hodgkin (ung thƣ hạch không Hodgkin hay ung thƣ hệ bạch huyết). Năm 1987, tiến sĩ Brown đã khảo sát 2.588 công nhân làm việc tối thiểu 3 tháng trong các khu vực liên quan phơi nhiễm PCB cao tại 2 nhà máy sản xuất tụ điện ở New York và Massachusetts là nơi sử dụng Aroclor - một loại PCB 11 thƣơng mại. Kết quả cho thấy có 62/295 trƣờng hợp bị tử vong do ung thƣ. [20]. 1.2.4. PCB trong môi trường PCB đƣợc tìm thấy trong trầm tích, đất, nƣớc, không khí và trong chuỗi thức ăn. Sự phân hủy PCB trong môi trƣờng diễn ra chậm, phụ thuộc vào số nguyên tử và vị trí của clo trong đồng phân, sự có mặt của ánh sáng mặt trời và vi khuẩn. Thời gian bán hủy của PCB có thể dao động từ vài ngày đến vài năm. Việt Nam đã có các kết quả nghiên cứu PCB trong môi trƣờng với nồng độ ô nhiễm cao. Trong môi trƣờng, PCB có thể di chuyển với khoảng cách dài và tích tụ theo thời gian. PCB đƣợc tìm thấy trong trầm tích, đất, nƣớc, không khí, cũng nhƣ trong chuỗi thức ăn, thậm chí tại nơi không có các hoạt động công nghiệp. Do ít tan trong nƣớc, PCB có xu hƣớng tách khỏi pha nƣớc và hấp phụ trên bề mặt đất, trầm tích hoặc các hạt keo lơ lửng. Từ đất, PCB có thể đƣợc tích tụ trong hoa màu, sâu bọ, côn trùng, và chuyển đến chim và động vật có vú. PCB bị phân hủy chậm trong đất bởi các vi sinh vật, thậm chí trong điều kiện thiếu oxy. Thời gian bán hủy trung bình của PCB trong đất là 6 năm. Trong nƣớc, PCB ít hòa tan và có xu hƣớng lắng đọng trong trầm tích, trên bề mặt vật thể hữu cơ, các hạt rắn lơ lửng. PCB có thể chuyển từ nƣớc vào không khí khi gặp nhiệt độ cao và khi nồng độ trong trầm tích cao. Trong vùng nƣớc nông, dƣới ánh sáng mùa hè, thời gian bán hủy PCB là 17 đến 210 ngày. Các loài cá lớn trong chuỗi thức ăn và động vật đáy tích lũy PCB với lƣợng cao [4]. Trong không khí, PCB bám trong bụi và các hạt bụi than, đƣợc vận chuyển đến môi trƣờng nƣớc và đất nhờ quá trình lắng đọng (mƣa, tuyết, hạt lơ lửng) hoặc do côn trùng. PCB trong không khí có xu hƣớng phản ứng với ozone và nƣớc dƣới tác động của ánh sáng mặt trời. Thời gian bán hủy của PCB trong không khí là 4 đến 83 ngày (đối với phân tử có từ 1 đến 5 nguyên tử clo). Nồng độ PCB trong không khí ở vùng nông thôn thấp hơn đô thị tại những nơi có hoạt động công nghệp phát triển. Ví dụ, tại Balti-more (Maryland, Mỹ), nồng độ PCB tại khu vực đô thị là 0,38 - 3,36 ng/m3, trong khi đó tại nông thôn là 0,02 - 0,34 ng/m3 [4]. PCB đƣợc tìm thấy trong các mô mỡ của động vật, đặc biệt là trong động vật 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất