Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực và ổ bụng điều trị ung thư thực...

Tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực và ổ bụng điều trị ung thư thực quản

.PDF
35
551
79

Mô tả:

Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực và ổ bụng điều trị ung thư thực quản
1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư thực quản (UTTQ) chiếm khoảng 2% trong các ung thư, có tỷ lệ mắc tăng nhanh nhất trong tất cả các ung thư trên thế giới. Cho đến nay, phẫu thuật vẫn là một phương pháp có hiệu quả nhất được lựa chọn để điều trị. Phẫu thuật UTTQ đó cú những tiến bộ rất đáng kể với tỷ lệ tử vong và biến chứng sau mổ giảm còn 2% - 10% [24], [38], [40]. Tuy nhiên, thời gian sống 5 năm sau mổ chỉ đạt 10% - 30% [ 24], [40], chỉ cú các phẫu thuật triệt căn mới đạt được 40% - 50% sống 5 năm [65], [85]. Phẫu thuật kinh điển có nhược điểm là phải phối hợp nhiều đường mổ để cắt thực quản nên cuộc mổ rất nặng nề, bệnh nhân rất đau đớn và có nhiều biến chứng, nhất là biến chứng hô hấp do phải mở ngực [5], [24], [28], [40] [44] [49], [88]. Sự ra đời của phẫu thuật nội soi (PTNS) với nhiều ưu điểm so với phẫu thuật mổ mở kinh điển như ớt gõy sang chấn, ít đau, nhanh phục hồi sức khỏe, thẩm mỹ [6]. PTNS được áp dụng trong phẫu thuật UTTQ từ 1991 và phát triển theo 2 hướng tương tự như các phẫu thuật kinh điển là cắt thực quản qua nội soi ngực và cắt thực quản qua nội soi ổ bụng hoặc nội soi trung thất qua đường cổ. Phẫu thuật cắt UTTQ qua nội soi ngực phải kết hợp với mở bụng được Collard mô tả và áp dụng thành công lần đầu tiên vào năm 1991 [47]. Ngay sau đó, kỹ thuật này được một số tác giả khác áp dụng và công bố các kết quả sớm sau mổ [43], [57], [81]. Những phẫu thuật viên đi tiên phong trong lĩnh vực này có thể kể đến Akashi (1996) [38], Dexter (1996) [51]. Những nghiên cứu này đều khẳng định tính khả thi và an toàn của phẫu thuật, nhưng chưa chứng minh được những lợi ích vượt trội của phương pháp so với mổ mở kinh điển và còn nghi ngại về tính triệt căn của phẫu thuật. Cắt thực quản qua nội soi trung thất với đường vào ở cổ được Siwert và cộng sự (cs) thực hiện thành công vào năm 1992. Depaula (1995) là người đầu tiên mô tả kỹ thuật cắt thực quản qua nội soi bụng [50]. Swanstrom và cs đã thông báo các kết quả bước đầu cắt thực quản qua nội soi bụng [84]. Năm 1996, Luketick và cộng sự đã thực hiện cắt thực quản hoàn toàn 2 qua nội soi ngực và bụng. Cho tới năm 2003, tác giả đã thực hiện được 222 trường hợp với các kết qủa sớm là rất tốt [62], [63]: tỷ lệ thành công là 92,8%, chuyển mổ mở là 7,2%. Thời gian nằm tại khoa hồi sức tích cực trung bình 1 ngày, thời gian nằm viện trung bình 7 ngày, các biến chứng lớn sau mổ là 32%. Tử vong rất thấp (1,4%). Những nghiên cứu khác mới công bố gần đầy cũng khẳng định rằng cắt thực quản qua nội soi nhẹ nhàng, ít đau, ít biến chứng, thời gian nằm viện ngắn hơn mổ mở [66], [72], [73], [80], [81]. Ở Việt Nam, UTTQ đứng hàng thứ 5 trong các ung thư tiờu hoỏ. Phẫu thuật cắt UTTQ vẫn là một vấn đề khó khăn thực sự và chỉ thực hiện được ở một vài trung tâm phẫu thuật lớn [1]. Cú thể nói rằng, Tôn Thất Tùng là người đầu tiên sử dụng đại tràng để thay thế thực quản và đã công bố những kết quả đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1959 [105]. Mãi tới những năm 1980 của thế kỷ XX, phẫu thuật cắt UTTQ mới được thông báo lại tại Bệnh viện Việt - Đức Hà Nội và Bệnh viện Bình Dân thành phố Hồ Chí Minh [16], [33]. Số liệu của các nghiên cứu cũn ớt, đề cập chủ yếu tới kỹ thuật và kết quả sớm sau mổ, [16], [27], [32], [33].... Cho tới nay, mới chỉ có một số nghiên cứu của Khoa phẫu thuật tiêu hóa - Bệnh viện Việt Đức đỏnh giá về kết quả xa sau mổ [24]. Tuy vậy, phẫu thuật cắt UTTQ qua nội soi là loại PTNS được xếp vào loại khó nhất trong các PTNS, chưa nhiều kíp mổ thực hiện được loại phẫu thuật này và số liệu của các nghiên cứu cũng chưa đủ lớn và thời gian theo dõi sau mổ cũng chưa đủ dài để đánh giá kết quả về ung thư học cũng như thời gian sống thêm sau mổ [7], [38], [51], [66], [67], [71], [72], [73], [81]. Xuất phát từ những vấn đề khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực và ổ bụng điều trị ung thư thực quản” với hai mục tiêu: 1. Xây dựng quy trình kỹ thuật cắt thực quản bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực và ổ bụng trong điều trị ung thư thực quản. 2. Đánh giá kết quả cắt thực quản qua nội soi ngực bụng, đề xuất các chỉ định phù hợp của phẫu thuật này trong điều trị ung thư thực quản. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. MỘT SỐ NẫT LỊCH SỬ VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THỰC QUẢN 1.1.1. Các phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư thực quản Phẫu thuật điều trị UTTQ đã có lịch sử hơn 100 năm. Việc tiếp cận vào thực quản chủ yếu theo 3 đường chính: đường qua khe hoành, đường bụng ngực trái hoặc phải, đường bụng - ngực phải - cổ trái. 1.1.1.1. Cắt thực quản qua đường ngực * Năm 1913, Franz Torek là người đầu tiên cắt TQ qua đường ngực trái nhưng không thay thế TQ, đầu trên TQ nối với dạ dày qua một đoạn ống cao su đặt trước ngực [67]. * Năm 1933 Oshawa đã báo cáo kết quả 14 trường hợp cắt TQ qua đường mổ ngực trái với miệng nối trong ngực, có 8 trường hợp thành công. Phương pháp (PP) mổ này đã được nhiều PTV áp dụng. Đến năm 1945 Sweet đã hoàn thiện kỹ thuật cho cả các khối u 1/3 giữa [trích dẫn theo Phạm Đức Huấn 17]. Phẫu thuật Sweet + Ưu điểm: Một đường mổ, thời gian phẫu thuật nhanh. Phẫu tích TQ dưới quai ĐMC dễ. + Nhược điểm: Khó khăn khi cắt nối trên quai ĐMC. Vét hạch bụng ngực không triệt để. Tỷ lệ tử vong do bục miệng nối cao. + Áp dụng: UTTQ 1/3 dưới, 1/3 giữa và cho những bệnh nhân già yếu. 4 Hình 1.1a. Giải phóng TQ ngực, mở Hình 1.1b. Cắt TQ và cực trên dạ cơ hoành giải phóng dạ dày dày, làm miệng nối TQ – dạ dày Hình 1.1. Phẫu thuật Sweet * Năm 1946, I. Lewis trình bày PP cắt TQ bằng đường mổ ngực phải và đường bụng qua hai lần mổ cách nhau 15 ngày. Sau đó Santy áp dụng đường mổ này để cắt các khối u TQ 2/3 dưới trong cựng thỡ mổ và báo cáo kết quả tại hội nghị ngoại khoa Pháp năm 1947 [trích dẫn theo Phạm Đức Huấn 17]. Phẫu thuật Lewis – Santy + Ưu điểm: Phẫu thuật triệt căn, quá trình phẫu tích đi suốt chiều dài thực quản vét hạch hai vùng (bụng và ngực). + Nhược điểm: Thời gian cho phẫu thuật dài hơn phẫu thuật Sweet, hậu phẫu nặng nề, miệng nối trong lồng ngực khi rò rất nguy hiểm. + Áp dụng cho những ung thư 1/3 dưới, 1/3 giữa. 5 Hình 1.2a. Giải phóng dạ dày, vét Hình 1.2b. Mở ngực phải khoang liên hạch bụng sườn 4; 5 Hình 1.2c. Phẫu tích TQ qua đường Hình 1.2d. Làm miệng nối TQ – Dạ mở ngực dày trong ngực Hình 1.2. Phẫu thuật I.Lewis * Năm 1971, Akiyama mô tả kỹ thuật cắt TQ qua ba đường mổ ngực phải - bụng - cổ trái. Thay thế TQ bằng dạ dày với miệng nối ở cổ [39]. + Ưu điểm: . Áp dụng được cho UTTQ mọi vị trí. Cắt TQ rộng, đảm bảo diện cắt không còn tế bào ung thư, giảm tối thiểu nguy cơ tái phát miệng nối, nạo vét hạch 3 vùng. . Đường thay thế TQ sau xương ức không bị xâm lấn ung thư trong trường hợp có tái phát tại chỗ, không chịu tác động của tia xạ khi xạ trị sau mổ. 6 . Miệng nối đặt trên cổ khi rũ ớt nguy hiểm và thường liền tốt bằng điều trị nội. + Nhược điểm: . Thời gian cuộc mổ kéo dài, hậu phẫu nặng nề. . Biến chứng miệng nối và biến chứng hô hấp (BCHH) cao. Hình 1.3a. Giải phóng TQ, vét hạch Hình 1.3b. Giải phóng dạ dày, vét trung thất hạch bụng Hình 1.3c. Tạo ống dạ dày Hình 1.3. Llàm miệng nối cổ Hình 1.3. Phẫu thuật Akiyama (Nguồn: bệnh viện Việt – Đức) 7 1.1.1.2. Cắt thực quản không mở ngực Hình 1.4a. Đường mổ bụng cổ trái Hình 1.4b. Bóc TQ bằng tay và Tampon Hình 1.4c. Tạo ống dạ dày Hình 1.4d. Vị trí ống dạ dày ở trung thất sau Hình 1.4. Phẫu thuật Orringer (Nguồn: Orringer MB: “Transhiatal Esophagectomy Without Thoracotomy”. In: General Thoracic Surgery, 6th edit, 2001, Lippincott Williams & Wilkin, vol 2, chapt. 132, 2008) [69] ) * Năm 1974, Orringer đã thực hiện thành công ca mổ cắt TQ không mở ngực đầu tiên của mình dựa trên những kỹ thuật đã được các PTV mô tả trước 8 đõy. Đến năm 1998, ông đã mổ cắt TQ không mở ngực cho 1085 bệnh nhõn trong đó có 800 bệnh nhõn UTTQ ở mọi vị trí [68]. - Chỉ định: cho những ung thư 1/3 dưới TQ, ung thư đoạn nối TQ - dạ dày, cho các bệnh nhõn không có chỉ định mở ngực, bệnh nhõn già yếu. - Ưu điểm: Phẫu thuật nhanh, hậu phẫu nhẹ nhàng. - Nhược điểm: Không đạt được nguyên tắc nạo vét hạch trong ung thư (không nạo vét hạch trung thất) [18], [20], [31], [68] [70]. 1.1.1.3. Cắt thực quản bằng phẫu thuật nội soi Với sự phát triển rất nhanh của phẫu thuật nội soi nói chung, trên thế giới từ đầu thập kỷ 90, phẫu thuật nội soi đã được áp dụng trong phẫu thuật TQ. Giống như mổ mở, phẫu thuật nội soi cũng dần từng bước phát triển, hoàn thiện và cho thấy những ưu điểm: ít xâm lấn, thời gian phục hồi sức khỏe nhanh, ớt cỏc biến chứng về hô hấp [13], [19], [54], [55], [62]. Các phẫu thuật phát triển theo hai hướng chớnh là cắt thực quản qua nội soi ngực và cắt thực quản qua nội soi ổ bụng hoặc nội soi trung thất qua đường cổ [48]. 1.1.2. Vai trò của tia xạ và hóa chất trong điều trị ung thư thực quản Đối với UTTQ, điều trị bằng tia xạ và bằng hóa chất được coi là các biện pháp hỗ trợ cho điều trị phẫu thuật nhằm hạn chế di căn và tái phát với hy vọng kéo dài thời gian sống thêm sau mổ [35]. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy việc kết hợp xạ trị và hóa trị cùng lúc sẽ cho kết quả tốt hơn rõ rệt so với chỉ dùng xạ trị hoặc hóa trị riêng rẽ. Thời điểm kết hợp hóa - xạ trị và phẫu thuật có thể khác nhau tùy theo từng trung tâm. Các tác giả này cho rằng ở Nhật Bản thường áp dụng phương pháp mổ triệt căn rộng rãi, có mở ngực và nạo vét hạch triệt để cả 3 vùng , nếu hóa- xạ trị trước sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng sau mổ [64], [89]. Trong hóa trị liệu, những hóa chất được coi là có hiệu quả đối với ung thư biểu mô lát là methotrexate, Cisplatine, 5-FU, Paclitaxel, Lobapatine, 9 Carboplatine, Mytomycine C đều có tỷ lệ đáp ứng >26% và Lobapatine cho thời gian sống trung bình cao nhất; còn đối với UTBM tuyến (adenocarcinome) hóa chất có hiệu quả nhất là paclitaxel (Taxol) với tỷ lệ đáp ứng tới 34% [97]. Một nguyên tắc nữa để hóa trị liệu có hiệu quả cao là phải phối hợp nhiều hóa chất (đa hóa trị liệu). Có thể phối hợp 2 hoặc 3 hóa chất tùy theo từng trường hợp cụ thể. Đối với UTBM lát, Cisplatine- 5FU hoặc Cisplatine5FU- Acid folinic là có tỷ lệ đáp ứng khá cao: 48% và 60%. Còn đối với UTBM tuyến thì Cisplatine- Paclitaxel hoặc Cisplatine- Paclitaxel- 5FU là có tỷ lệ đáp ứng cao nhất, tới 49 và 46% [91]. Cũng có khi xạ trị hoặc hóa- xạ trị được chỉ định nh- một liệu pháp duy nhất mà không kèm theo phẫu thuật. Đó thường là những trường hợp UTTQ quá muộn, nghẹn hoàn toàn, không còn khả năng cắt bỏ u và điều trị ở đây chỉ mang tính tạm thời, cốt làm cho BN có thể nuốt và ăn uống được qua đường miệng [35]. 1.2. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG PHẪU THUẬT THỰC QUẢN TRấN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM Cũng như các phẫu thuật khác, phẫu thuật nội soi trong cắt và THTQ được coi là phẫu thuật ít xâm hại. Tuy nhiên, đây vẫn là một phẫu thuật phức tạp với nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật, vì vậy mới chỉ thực hiện ở những trung tâm phẫu thuật lớn. 1.2.1. Trên thế giới Năm 1991, Buess và cộng sự nghiên cứu kỹ thuật cắt TQ nội soi với tỷ lệ tử vong 5,9% [trích dẫn theo Hoàng Vĩnh Chúc 2]. Năm 1993, Collard phẫu tích TQ bằng nội soi ngực kết hợp với mở bụng để giải phóng dạ dày [47]. 10 Năm 1995, DePaula thông báo 12 ca cắt TQ nội soi qua khe hoành với thời gian mổ trung bình 256 phút, thời gian nằm viện trung bình 7,6 ngày [50]. Với sự phát triển của các ngành khoa học khác, đặc biệt là vật lý học đã có rất nhiều sáng chế, cải tiến về dụng cụ và kính quang học, giúp đẩy nhanh sự ra đời của các PP mổ với can thiệp tối thiểu trong phẫu thuật cắt và THTQ. Năm 1996, Luketich thực hiện ca cắt TQ đầu tiên hoàn toàn bằng mổ nội soi qua đường bụng và ngực. Thông báo về những kết quả ban đầu của ông vào năm 1998. Đến năm 2003 số liệu của tác giả này đã là 222 trường hợp với tỷ lệ tử vong 1,4% và rò miệng nối là 11,7% [62], [63]. Từ tháng 2/1997 đến tháng 3/2005, C. Palanivelu đã phẫu thuật cắt TQ qua nội soi ngực kết hợp với nội soi bụng cho 32 bệnh nhân UTTQ, phẫu thuật bước đầu cho thấy những kết quả rất tốt so với những phẫu thuật mổ mở kinh điển [72], [73]. Trong một báo cáo so sánh giữa cắt TQ nội soi với các phương pháp mổ khác Nguyen và cộng sự nhận thấy: tỷ lệ biến chứng thấp hơn đặc biệt là biến chứng hô hấp, thời gian nằm viện ngắn hơn và thời gian mổ thì gần tương đương với mổ mở [67]. 1.2.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam phẫu thuật nội soi cũng đã được áp dụng trong phẫu thuật TQ từ những năm 1990. Cho tới những năm đầu của thế kỷ XXI phẫu thuật nội soi trong cắt TQ đó có những bước phát triển mạnh mẽ. Chủ yếu áp dụng nội soi ngực phải để giải phóng TQ và nạo vét hạch trung thất. Có hai kỹ thuật chính khác nhau về tư thế bệnh nhân, số lượng, vị trí trocarts. Nhóm PTV Hà Nội thường sử dụng tư thế nằm sấp [21], [22], tư thế bệnh nhân nằm nghiêng trái 90° thường được các PTV Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng [2], [8], [9]. 11 Năm 2004, Nguyễn Minh Hải và cộng sự thông báo 6 ca đầu tiên thực hiện phẫu thuật nội soi qua đường ngực phải cho 5 bệnh nhân UTTQ và 1 bệnh nhân bị hẹp TQ do bỏng axit. Tác giả đã sử dụng tư thế nằm nghiêng trái 90°, 4 trocart với kết quả: thời gian mổ 360 phút, tử vong không, nằm hồi sức 24h, biến chứng 2 ca được điều trị nội khoa ổn định [8]. Từ 9/2004 tới tháng 8/2006, tại khoa phẫu thuật tiờu hoỏ bệnh viện Việt Đức Phạm Đức Huấn và cộng sự đã áp dụng phẫu thuật nội soi ngực phải với tư thế nằm sấp, nghiờng trỏi khoảng 30° và mở bụng để tạo hình dạ dày cho 48 bệnh nhân UTTQ. Kết quả thu được rất khả quan: khụng có tử vong và tai biến trong mổ, thời gian mổ trung bình của thì ngực là 135 phút, bệnh nhân nằm khoa hồi sức tích cực 1 ngày, chỉ có 1 trường hợp bị tràn dưỡng chấp và rò miệng nối cổ điều trị nội ổn định [21], [26]. Cũng trong năm 2006, Nguyễn Minh Hải đã báo cáo 30 trường hợp áp dụng phẫu thuật nội soi (25 trường hợp ung thư, 5 trường hợp hẹp TQ do bỏng). Có 27 ca thành công, 15 ca đầu thực hiện nội soi qua đường ngực phải để búc tỏch TQ phối hợp với mở bụng để tạo hình ống dạ dày, và 12 trường hợp thực hiện nội soi giải phóng TQ kết hợp với nội soi bụng giải phóng dạ dày [9]. Tại hội nghị ngoại khoa toàn quốc lần thứ XII, Hoàng Vĩnh Chúc và cộng sự đã báo cáo 6 trường hợp UTTQ đầu tiên tại khoa ngoại bệnh viện Bình Dân được áp dụng phẫu thuật nội soi ngực. Kết quả thời gian mổ trung bình 260 phút, biến chứng sau mổ có 3 ca viêm phổi điều trị nội ổn định, 2 ca tràn khí màng phổi phải [2]. 12 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIấN CỨU Bao gồm những bệnh nhân ung thư thực quản (UTTQ) được lựa chọn để mổ qua nội soi ngực và bụng tại Khoa Phẫu thuật tiờu hoỏ Bệnh viện Việt Đức từ 1/1/ 2004 đến 30/ 12/ 2013 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn * Bệnh - UTTQ được xác định bằng chụp Xquang thực quản quy chuẩn, nội soi thực quản ống mềm và chụp cắt lớp vi tính. - UTTQ được xác định trước mổ (qua sinh thiết) là ung thư biểu mô tuyến hoặc ung thư biểu mô vẩy. - Vị trí ung thư: ung thư thực quản đoạn ngực. - Không có di căn xa, dựa vào siêu âm, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng. - Tại chỗ: chưa có xâm lấn động mạch chủ, khí phế quản (dựa vào soi khí phế quản, CCLVT, SA NS). * Người bệnh - Giới và tuổi: Nam và nữ, tuổi ≤ 75 - Không phân biệt nghề nghiệp và địa chỉ cư trú - Toàn trạng ở mức độ (0, 1, 2) theo tiêu chuẩn WHO [94] - Chấp nhận phẫu thuật nội soi và tham gia nghiên cứu. - Được theo dõi đều đặn sau mổ để đánh giá kết quả sớm và lâu dài 13 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ * Bệnh - Ung thư của cơ quan khác xâm lấn, di căn thực quản. - UTTQ trên bệnh nhân có tiền sử ung thư ở cơ quan khác hoặc có phối hợp với ung thư của cơ quan khác ( ung thư dạ dày, ung thư hầu họng, khí phế quản…). * Người bệnh - Bệnh nhân già yếu suy kiệt mức độ 3 và 4 theo WHO [94]. - Bệnh nhõn cú cỏc biểu hiện, được xác định là bệnh mạch vành, van tim, cao huyết áp, tiểu đường, lao đang tiến triển, HIV (+). - Bệnh nhân mất tin. - Hồ sơ bệnh án không có đầy đủ các thông tin cần nghiên cứu. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: là nghiên cứu lâm sàng có can thiệp, ứng dụng kỹ thuật mổ nội soi cắt thực quản trên người bệnh bị ung thư thực quản đoạn ngực; nghiờn cứu trên một nhóm (được phẫu thuật nội soi cắt thực quản do UTTQ đoạn ngực) không có đối chứng. 2.2.2. Cỡ mẫu Chọn mẫu thuận tiện, toàn thể khi đối tượng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chọn vào. Ước tính số đối tượng được chọn tham gia vào nghiên cứu khoảng 250 bệnh nhân (từ năm 2004 đến năm 2013). 2.3. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.3.1 Quy trình kỹ thuật cắt thực quản qua nội soi ngực – bụng 2.3.1.1. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ : - Thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để lựa chon bệnh nhân cho phẫu thuật theo tiêu chuẩn trên. - Bắt buộc bệnh nhân ngừng hút thuốc lá ít nhất 10 ngày trước mổ. 14 - Hướng dẫn bệnh nhân tập thở. - Vệ sinh răng miệng. - Tăng cường nuôi dưỡng tĩnh mạch đảm bảo > 2000 calo/ngày cho những bệnh nhân có suy dinh dưỡng. 2.3.1.2. Kỹ thuật mổ: * Thì nội soi ngực: Giải phóng thực quản và vét hạch trung thất - Gây mê: Mê nội khí quản, ống Carlen 2 nòng, xẹp hoàn toàn phổi phải khi mổ. - Tư thế bệnh nhân: nằm sấp, nghiêng khoảng 30o. - Các bước kỹ thuật: Bước 1: Đặt Trocarts: 3 trocarts, loại 10 mm + 1 đặt liên sườn 6 đường nách giữa để đặt ống kính (camera). + 1 đặt liên sườn 4 đường nách giữa cho dụng cụ mổ : móc điện, kẹp phẫu thuật, ống hút. + 1 đặt liên sườn 8 hoặc 9 đường nách sau: kẹp phẫu thuật, kẹp clip.. Bước 2: Đặt ống soi quan sát và đánh giá mức độ xâm lấn của khối u, hạch và các tạng trong ngực. Bước 3: Phẫu tích buộc và cắt quai tĩnh mạch đơn, động mạch phế quản phải. + Mở phế mạc thành trên và dưới quai tĩnh mạch đơn bằng móc điện. + Phẫu tích quai tĩnh mạch đơn và buộc bằng chỉ Vicryl 2.0, đặt clip tăng cường và cắt đôi quai tĩnh mạch đơn. + Phẫu tích, cặp clip và cắt đôi động mạch phế quản phải. Bước 4: Búc tách thực quản + Mở phế mạc bờ trước và sau thực quản từ cơ hoành lên đỉnh ngực. + Búc tác và tạo cửa sổ vòng quanh thực quản tại vị trí thực quản lành để nâng, đẩy thực quản tạo trường mổ. + Bóc thực quản và tổ chức liên kết, hạch quanh thực quản từ cơ hoành lên đỉnh ngực bằng móc điện. Phẫu tích và clips các mạch máu thực quản. 15 Bước 5: Vét hạch ngã 3 khí phế quản. + Dùng kẹp không chấn thương đưa qua trocart ở liên sườn 9 kẹp và nâng hach lên và dựng múc điện để búc tỏch khối hạch này. Bước 6: Hút rửa ngực, đặt dẫn lưu, nở phổi và khâu lại các lỗ trocarts. * Thì nội soi bụng: giải phóng dạ dày - Tư thế bệnh nhân : bệnh nhân nằm ngửa, cổ nghiờng phải, chân dạng, tay phải dạng ngang, tay trái đặt dọc theo thân mình. - Các bước kỹ thuật: Bước 1: Đặt Trocarts: 5 trocarts + Trocart ở rốn: 10 mm, đặt theo kỹ thuật mở, cho ống soi. + Bơm hơi ổ bụng áp lực 12 mm Hg. + Trocart 2: 5 mm, đường giữa xương đòn, ngang rốn, đặt các dụng cụ cầm nắm. + Trocart 3: 5 mm, đường nách trước, dưới sườn trái, đặt dụng kẹp hỗ trợ phẫu thuật. + Trocart 4: 10 mm, đặt giữa trocart 2 và 3 : kênh đặt các dụng cụ thao tác chính. + Trocart 5: 10 mm, dưới mũi ức để nâng gạn . Bước 2: Giải phóng bờ cong lớn + Dùng dao siêu âm hoặc móc điện giải phóng bờ cong lớn ngoài cung mạch đi từ giữa bờ cong lớn xuống môn vị và phình vị dạ dày. Cần thận trọng tránh tổn thương bó mạch nuụi chớnh ống dạ dày là động mạch và tĩnh mạch vị mạc nối phải khi bệnh nhân béo, nhiều mỡ. Bước 3: Giải phóng bờ cong nhỏ. + Dựng móc điện hoặc dao siêu âm cắt mạc nối nhỏ lên tới tâm vị. Bước 4: Cắt cuống mạch vị trái và vét hạch 7,8,9. + Búc tách khối hạch 7,8,9 bằng dao siêu âm và móc điện. + Phẫu tích động , tĩnh mạch vị trái và đặt clips, sau đó cắt sắt gốc. Bước 5: Búc tách thực quản bụng và mở rộng lỗ hoành. + Búc tách thực quản bụng khỏi 2 cột trụ bằng dao siêu âm. + Cắt cột trụ phải để mở rộng lỗ hoành. 16 Bước 6: Tạo ống dạ dày * Thì cổ và mở bụng nhỏ: Cắt thực quản cổ và tạo hình thực quản. + Mở cổ trái dọc bờ trước cơ ức đòn chũm trái. + Cắt cơ vai móng, động mạch và tĩnh mạch giáp giữa. + Búc tách thực quản cổ: lưu ý tránh tổn thương thần kính quặt ngược. + Búc tách thực quản cổ xuống ngực và cắt đôi thực quản cổ trên khớp ức đòn khoảng 1 cm. + Mở bụng 5 cm đường giữa, dưới mũi ức. + Kéo dạ dày và thực quản ra ngoài ổ bụng. + Tạo ống dạ dày bằng dụng cụ cắt thẳng như mổ mở. + Tạo hình môn vị ngoài niêm mạc, khâu ngang bằng chỉ tiêu chậm. + Kéo ống dạ dày lên cổ qua đường trung thất sau. + Làm miệng nối thực quản – dạ dày tận bờn, khõu vắt , 1 lớp toàn thể. + Đặt dẫn lưu cạnh miệng nối và khâu vết mổ cổ. + Mở thông hỗng tràng kiểu Witzel, khõu đớnh thành bụng. + Đặt dẫn lưu hố lách. + Đóng bụng và các lỗ trocart. 2.3.1.3. Chăm sóc sau mổ: - Hô hấp hỗ trợ cho tới khi bệnh nhân tự thở tốt. - Hút liên tục dẫn lưu ngực áp lực 20 cm nước. Rút dẫn lưu khi hết dịch và phổi nở tốt. - Nuôi dưỡng tĩnh mạch, nuối dưỡng qua mở thông dạ dày sau 24 giờ, đảm bảo > 2000 calo/ ngày. - Chụp kiểm tra miệng nối ngày thứ 6 – 7, và cho ăn qua miệng nếu không có rò miệng nối. - Cho bệnh nhân ra viện ngày 7 – 8 nếu không có biến chứng sau mổ. * Quy trình kỹ thuật mổ có điểm mới so với các tác giả khác như sau - Tư thế nằm sấp nghiêng 30o có lợi điểm là tạo được trường mổ rộng hơn tư thế sấp hoặc nghiêng. Tư thế mổ của phẫu thuật viên thuận lợi hơn và thường chỉ dùng 3 lỗ trocarts so với 4 – 5 trocarts trong các tư 17 thế mổ khác. - Trường mổ thuận lợi nên chỉ cần các dụng cụ mổ nội soi thống thường, không cần đến các dụng cụ nội soi chuyên dụng đắt tiền. - Đường mở bụng nhỏ có 2 lợi điểm : + Bệnh thường chẩn đoán muộn, u lớn kéo qua vết mổ bụng tránh tái phát u nếu kéo qua vết mổ cổ như các tác giả khác. + Sử dụng các dụng cụ tạo ống dạ dày như mổ mở, không phải sử dụng dụng cụ nội soi tạo ống dạ dày như các tác giả khác rất đắt tiền và vẫn đạt được các ưu điểm của phẫu thuật nội soi. Hình 2.1. Mở nhỏ bụng, đưa dạ dày Hình 2.2. Đặt nhát cắt đầu tiên ra ngoài ổ bụng Hình 2.3. Ống dạ dày sau tạo hình Hình 2.4. Làm miệng nối cổ ( Nguồn bệnh viên Việt - Đức) 18 2.3.2 Các biến nghiên cứu 2.3.2.1 Lâm sàng và cận lâm sàng Đặc điểm bệnh nhân - Tuổi. - Giới. - Tiền sử bệnh: viờm phế quản mãn, lao phổi., khí phế thũng. - Tiền sử tim mạch: bệnh mạch vành, suy tim, cao huyết áp. - Nghiện rượu, thuốc lá. Triệu chứng lâm sàng: - Nuốt nghẹn tại thời điểm chẩn đoán: 4 mức độ (không nghẹn, nghẹn đặc, nghẹn lỏng, nghẹn hoàn toàn). - Sút cân: số lượng (kg), tỷ lệ % sút cân so với trước khi nghẹn. - Đau ngực: có hoặc không. - Nụn máu, đi ngoài phân đen: có hoặc không, mức độ. - Thay đổi giọng nói: có hoặc không Nội soi thực quản: - Nội soi thực quản được thực hiện tại phòng nội soi Bệnh viện Việt Đức, máy nội soi ống mềm của hãng Olympus. - Nhận định kết quả: vị trí u, hình ảnh u (u sựi, loột, thõm nhiễm; chít hẹp) ; chiều cao u (cm); mức độ xâm lấn chu vi TQ (< 1/2 chu vi,  1/2 chu vi, chít hẹp) ; số mảnh sinh thiết; kết quả sinh thiết (dương tính, âm tính, không xác định). Nếu hình ảnh tổn thương đại thể qua nội soi rõ hoặc nghi ngờ mà kết quả sinh thiết âm tính thì phải làm lại nội soi, sinh thiết. Kết quả sinh thiết lần 2 âm tính thì mới coi là âm tính. Chụp X quang thực quản: - Kỹ thuật: chụp X quang thực quản tư thế thẳng, nghiờng cú uống baryt, thực hiện tại khoa X quang Bệnh viện Việt Đức. 19 - Nhận định kết quả: xác định vị trí u (1/3 trên;1/3 giữa;1/3 dưới); hình ảnh tổn thương (hình khuyết; chít hẹp; nhiễm cứng; không xác định được); chiều cao khối u (cm); trục thực quản (đối với u 1/3 giữa): bình thường, gập góc, lệch trục, vặn vẹo trên u, trục cách xa cột sống. - Đánh giá kết quả: so sánh kết quả chẩn đoán của X quang và chẩn đoán bệnh để đánh giá độ nhậy, độ đặc hiệu của phương pháp. Chụp cắt lớp vi tính: - Máy chụp cắt lớp PROSPEES của hãng GE, thực hiện tại khoa X quang Bệnh viện Việt - Đức. - Kỹ thuật: Chụp CLVT có uống thuốc cản quang và tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch, lớp cắt 10 mm, 5 mm tại vùng tổn thương. - Nhận định kết quả: + Vị trí, hình ảnh khối u. + Đánh giá xâm lấn động mạch chủ theo Picus [75]. + Đánh giá xâm lấn khí phế quản (KPQ): khụng đè đẩy; đè đẩy; dầy thành; lồi vào lòng KPQ; rò TQ - KPQ. + Di căn hạch: hạch trung thất, ổ bụng (hạch có đường kính  10 mm). + Di căn xa: gan, phổi. - Phân tích kết quả: so sánh kết quả của chụp CLVT với kết quả nhận thấy trong mổ và giải phẫu bệnh để xác định độ nhậy và độ đặc hiệu của phương pháp về khả năng xác định xâm lấn trung thất, di căn hạch và khả năng cắt u của CCLVT. Siêu âm nội soi: - Đây là thăm dò chẩn đoán mới và quan trọng nhất để đánh giá xâm lấn thành và lựa chọn bệnh nhân cho phẫu thuật - SANS được thực hiện tại tại Bệnh viện Trường ĐHY Hà Nội, máy GFUM 20, tần số 7, 5 và 12 MHz của hãng Olympus. - Nhận định kết quả: 20 + Mức độ xâm lấn thành phân theo 4 giai đoạn: T1 (u chưa phá vỡ lớp thứ 3 của thực quản), T2(u xâm lấn vào lớp thứ 4), T3 (u xâm lấn lớp thứ 5), T4 (u mất ranh giới với tạng lân cận). + Hạch di căn: hạch tròn, giảm tỷ trọng, ranh giới rõ, đường kính  10 mm. - Phân tích kết quả: so sánh kết quả của SANS về mức độ xâm lấn thành, trung thất và di căn hạch với nhận xét trong mổ và kết quả giải phẫu bệnh để xác định độ nhậy, đặc hiệu của phương pháp trong xác định xâm lấn thành, di căn hạch. Soi khí phế quản (KPQ) - Soi KPQ được thực hiện tại phòng nội soi bệnh viện Việt - Đức, máy nội soi KPQ ống mềm của hãng Olympus. - Nhận định kết quả: + Xác định tình trạng đường hô hấp (viêm, tiết dịch). + Đánh giá xâm lấn KPQ: u sùi vào lòng KPQ; rò KPQ - TQ; đè đẩy mặt sau KPQ; chít hẹp KPQ. Đo chức năng hô hấp: - Thăm dò chức năng hô hấp: thực hiện tại Bệnh viện Trường đại học Y Hà Nội. - Nhận định kết quả: + Chức năng hô hấp bình thường Khi VC > 80%, FEV/VC > 75% so với lý thuyết. + Rối loạn thông khí hạn chế khi VC < 80%, tắc nghẽn khi FEV < 75% và hốn hợp khi có cả 2 rối loạn trên. + Rối loạn thông khí hạn chế: mức độ (rối loạn thông khí nhẹ, rối loạn trung bình, nặng và rất nặng khi VC% lần lượt là 80% – 60%; 60% - 50%; 50% - 35%; < 35%). + Rối loạn thông khí tắc nghẽn: mức độ (rối loạn thông khí nhẹ, rối loạn trung bình, nặng và rất nặng khi FEV/VC% lần lượt là 75% 60%; 60% - 50%; 50% - 35%; < 35%).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất