Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh nhằm phát triển bền vững khu du lịch cát bà ...

Tài liệu Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh nhằm phát triển bền vững khu du lịch cát bà luận văn ths. du lịch

.PDF
112
260
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN **************** NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG NĂNG LƢỢNG XANH NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH CÁT BÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HÀ NÔI, 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN **************** NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG NĂNG LƢỢNG XANH NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH CÁT BÀ CHUYÊN NGÀNH: DU LỊCH (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ĐỨC THANH HÀ NỘI, 2014 2 MỤC LỤC Trang LỜI CAM KẾT LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU 4 DANH MỤC HÌNH VẼ 5 MỞ ĐẦU 6 1 Lý do chọn đề tài 6 2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 7 3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng năng lượng xanh 7 4 Mục đích nghiên cứu 21 5 Đối tượng và phạm vi nghiển cứu 21 6 Phương pháp nghiên cứu 21 7 Cấu trúc của luận văn 22 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƢỢNG XANH 23 1.1 Khái niệm và vai trò về năng lượng xanh 23 1.1.1 Khái niệm về năng lượng xanh 23 1.1.2 Vai trò của năng lượng xanh 24 1.2 Tiềm năng nguồn năng lượng xanh ở Việt Nam 25 1.2.1 Năng lượng mặt trời 25 1.2.2 Năng lượng gió 28 1.2.3 Năng lượng địa nhiệt 29 1.2.4 Năng lượng sinh khối 34 1.3 Hiện trạng sử dụng năng lượng xanh trong du lịch ở Việt Nam 37 1.3.1 Hiện trạng sử dụng năng lượng mặt trời trong du lịch ở Việt Nam 37 3 1.3.2 Hiện trạng sử dụng năng lượng gió trong du lịch ở Việt Nam 39 1.3.3 Hiện trạng sử dụng năng lượng địa nhiệt trong du lịch ở Việt Nam 41 1.3.4 Hiện trạng sử dụng năng lượng sinh khối trong du lịch ở Việt Nam 41 1.3.5 Hiện trạng sử dụng năng lượng thủy điện nhỏ trong du lịch ở Việt Nam 42 1.4 Tiềm năng ứng dụng năng lượng xanh trong du lịch 44 Tiểu kết chƣơng 1 48 Chƣơng 2: HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG NĂNG LƢỢNG XANH TẠI KHU DU LỊCH CÁT BÀ 49 2.1 Giới thiệu về khu du lịch Cát Bà 49 2.2 Hiện trạng và tiềm năng sử dụng năng lượng xanh tại khu du lịch 53 Cát Bà 2.2.1 Hiện trạng và tiềm năng sử dụng năng lượng xanh trong khu vực lưu 53 trú tại khu du lịch Cát Bà 2.2.2 Hiện trạng và tiềm năng sử dụng năng lượng xanh trong khu vực vui 60 chơi giải trí tại khu du lịch Cát Bà 2.2.3 Hiện trạng và tiềm năng sử dụng năng lượng xanh trong khu vực 60 công cộng tại khu du lịch Cát Bà 2.2.4 Hiện trạng và tiềm năng sử dụng năng lượng xanh trong hu vực dân 63 sinh tại khu du lịch Cát Bà Tiểu kết chƣơng 2 66 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG XANH NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH CÁT BÀ. 3.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp sử dụng năng lượng xanh nhằm phát 67 67 triển bền vững khu du lịch Cát Bà 3.2 Các giải pháp sử dụng năng lượng xanh nhằm phát triển bền vững 69 khu du lịch Cát Bà 3.2.1 Một số giải pháp khai thác và sử dụng năng lượng xanh đối với khu 4 69 vực công cộng 3.2.1.1 Giải pháp ứng dụng năng lượng mặt trời 69 3.2.1.2 Giải pháp ứng dụng Biogas 70 3.2.1.3 Giải pháp ứng dụng năng lượng Sóng biển 71 3.2.1.4 Giải pháp ứng dụng năng lượng gió 72 3.2.1.5 Giải pháp lắp thiết bị foot power 73 3.2.1.6 Sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả 73 3.2.2 Một số giải pháp khai thác năng lượng xanh đối với khu vực lưu trú 74 3.2.2.1 Sử dụng bếp đun nấu bằng năng lượng mặt trời 74 3.2.2.2 Sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời 76 3.2.2.3 Giải pháp ứng dụng Biogas 76 3.2.2.4 Sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả 77 3.2.2.5 Sử dụng nhiên liệu sinh khối 78 3.2.3 Các giải pháp cho khu vực dân sinh 79 3.2.3.1 Sử dụng bình đun nước nóng năng lượng mặt trời 79 3.2.3.2 Sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời 80 3.2.3.3 Sử dụng bếp đun năng lượng mặt trời 81 3.2.3.4 Giải pháp cho chiếu sang 82 3.2.3.5 Giải pháp cho thiết bị điện 82 3.2.3.6 Các giải pháp khác 83 3.3 Kiến nghị 83 3.4 Đề xuất 84 Tiểu kết chƣơng 3 87 KẾT LUẬN 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC 94 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang B¶ng 1.1 Sè liÖu vÒ bøc x¹ n¨ng l-îng mÆt trêi ë ViÖt Nam 24 B¶ng 1.2: TiÒm n¨ng n¨ng l-îng giã ë ViÖt Nam 27 B¶ng 1.3: Dự báo tổng năng lượng của một số nguồn địa nhiệt 31 B¶ng 1.4: Trữ lượng nước nóng ở một số nguồn thuộc vùng Nam Trung Bộ 34 B¶ng 1.5: TiÒm n¨ng nguån b· mÝa theo vïng sinh th¸i 35 B¶ng 1.6: TiÒm n¨ng nguån phÕ th¶i gç vµ vá cµ phª ®Ó cung cÊp n¨ng l-îng 35 B¶ng 1.7: Tæng hîp tiÒm n¨ng sinh khối cho sản xuất năng lượng n¨m 2002 35 Bảng 3.1: Kết quả khảo sát ngành du lịch 64 6 DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 1: Khách sạn Calton 8 Hình 2: Khách sạn Montage 8 Hình 3: Cao ốc văn phòng 9 Hình 4: Cầu đi bộ 10 Hình 5: Bát năng lượng mặt trời tại Auroville, Ấn Độ 11 Hình 6: Thiết bị đun nước bằng năng lượng mặt trời 11 Hình 7: Nước khử trùng bằng năng lượng mặt trời tại Indonesia 12 Hình 8: Khách sạn Fortuna 14 Hình 9: Khách sạn Đại Tây Dương 15 Hình 10: Khách sạn Sammy 19 Hình 1.1 Kế hoạch phát triển các dạng năng lượng xanh tại Việt Nam 42 Hình 2.1: Bản đồ vệ tinh đảo Cát Bà 47 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năng lượng xanh là năng lượng mà khi được sử dụng, nó có ít tác động tiêu cực đến môi trường hơn so với các loại năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch truyền thống như than, dầu, khí [11, 20]. Những dạng năng lượng xanh ngày nay thường đề cập đến là: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng thủy triều và năng lượng địa nhiệt. Ngoài ra còn rất nhiều loại năng lượng được cho là “xanh”, thậm chí cả năng lượng hạt nhân vì trong trạng thái hoạt động an toàn, nó sản sinh ra lượng chất thải thấp hơn nhiều lần so với việc sử dụng than đá hoặc dầu [11]. Theo quan điểm mở rộng, khái niệm “xanh” còn có thể hiểu là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các ngành kinh tế và trong du lịch [6, 23], ví dụ như gần đây chúng ta có khái niệm khách sạn xanh, nhà hàng xanh, khu du lịch xanh, khu nghỉ dưỡng xanh… Việc sản xuất và sử dụng năng lượng xanh được coi là vấn đề bức thiết với hầu hết trong các ngành của các quốc gia trên thế giới trong đó có ngành du lịch, đặc biệt trong các nước đang phát triển như Việt Nam với trình độ công nghệ còn lạc hậu, thiết bị sử dụng trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ và du lịch còn nhiều bất cập, hiệu suất thấp, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, mỗi hình thức chế tạo và sử dụng năng lượng đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến môi trường, nhưng trong số đó năng lượng xanh là loại năng lượng gây ít tác động hơn cả. Hầu hết những người theo trường phái ủng hộ năng lượng xanh đều cho rằng: “nhân loại càng sử dụng năng lượng xanh nhiều bao nhiêu thì hành tinh của chúng ta sống lâu hơn bấy nhiêu.” Cát Bà là một hòn đảo xinh đẹp có nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn. Hoạt động du lịch tại đây chỉ thực sự bắt đầu từ giữa những năm 8 90, nhưng đã nhanh chóng phát triển. Lượng khách du lịch, đặc biệt là khách nội gia tăng không ngừng đồng nghĩa với việc sử dụng các dịch vụ du lịch rất nhiều dẫn đến tình trạng nguồn điện, nước và môi trường tại Cát Bà chịu nhiều sức ép. Để phát triển bền vững tại đây nhất thiết phải đánh giá được hiện trạng sử dụng năng lượng và tiềm năng các nguồn năng lượng tại khu du lịch tại Cát Bà để tìm ra các giải pháp sử dụng công nghệ năng lượng xanh nhằm phát triển bền vững khu du lịch này. Xuất phát từ những lý do trên, nên việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh nhằm phát triển bền vững khu du lịch Cát Bà” là việc làm cấp thiết. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Việc nghiên cứu và đề xuất thực hiện các giải pháp ứng dụng năng lượng xanh sẽ góp phần giảm chi phí sử dụng năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại khu du lịch Cát Bà trong thời gian tới. 3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng năng lƣợng xanh * Tình hình nghiên cứu và ứng dụng năng lượng xanh trên thế giới: Năng lượng xanh là loại năng lượng đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm, nghiên cứu sử dụng từ rất lâu và rộng khắp trên thế giới trong mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất [22]. Ngoài ra, nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh nhằm phát triền bền vững tại các khu du lịch cũng đã được quan tâm và ứng dụng rất nhiều tại các nước: Pháp, Hà Lan, Mỹ, Nauy... + Khách sạn Calton Khách sạn Calton là khách sạn sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên tại San Fransico - Mỹ và hiện nay khách sạn Calton là khách sạn 5 sao trên thế giới hướng tới danh hiệu khách sạn xanh [23] 9 Hình 1: Khách sạn Calton + Khách sạn Montage Khách sạn Montage tọa lạc tại Beverly Hills của Mỹ cũng là khách sạn đi đầu trong việc sử dụng năng lượng xanh đặc biệt là năng lượng mặt trời nhằm mục đích tiết kiệm nguồn năng lượng không thể tái tạo. Hình 2: Khách sạn Montage + Cao ốc văn phòng sử dụng năng lƣợng mặt trời Cao ốc được xây dựng ở thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông, Tây Bắc Trung Quốc. Tòa nhà rộng 75.000m2 được thiết kế dạng cấu trúc đồng hồ mặt trời và đáp ứng yêu cầu sử dụng năng lượng tái sử dụng để thay thế các loại 10 nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường. Tòa nhà cung cấp không gian cho các trung tâm triển lãm, khu vực nghiên cứu, trung tâm hội họp và huấn luyện, một khách sạn. Hình 3: Cao ốc văn phòng Cấu trúc được đặt tên là "Án Nhật Nguyệt" và mặt tiền có màu trắng tượng trưng cho năng lượng sạch. Cấu trúc bên ngoài chỉ sử dụng 1% thép cho thiết kế tổ chim và các hệ thống cách nhiệt cho tường và mái giảm được 30% năng lượng hơn cả tiêu chuẩn quốc gia về tiết kiệm năng lượng.[23] + Cầu đi bộ sử dụng năng lƣợng mặt trời Cầu đi bộ Kurilpa bắc ngang con sông Brisbane trị giá trên 63 triệu USD và dự kiến cho khoảng 36.500 khách bộ hành sử dụng trong một tuần đã được khánh thành ở Trung tâm Thương mại và Tài chính của thành phố Brisbane (Australia). Hơn 1.050 người được huy động để xây dựng chiếc cầu đi bộ sử dụng năng lượng mặt trời, dài 470m được coi là lớn nhất thế giới này. Cầu sử dụng hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED được lập trình để tạo ra một loạt các hiệu ứng ánh sáng khác nhau. Hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng sử dụng 84 panel mặt trời phát điện với công suất khoảng 100 KW/giờ 11 mỗi ngày và trung bình 38 MW/giờ mỗi năm. Lượng điện thừa có được từ các panel mặt trời sẽ được chuyển sang cho mạng lưới điện quốc gia (hệ thống đèn LED chỉ sử dụng 75% điện năng mặt trời). Hình 4: Cầu đi bộ + Hệ thống nấu ăn sử dụng năng lƣợng mặt trời Trong nỗ lực ngăn chặn khí thải gây ô nhiễm môi trường của thế giới, Ấn Độ đang phát triển dự án hệ thống phục vụ nấu ăn được sử dụng bằng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Dự án được xây dựng ở Shirdi, bang Maharashtra. Hệ thống này trị giá khoảng 280.000 USD có nhiệm vụ biến nước thành 3.500 kg hơi nước mỗi ngày và sau đó được dùng để nấu nướng phục vụ cho khoảng 20.000 khách hành hương đến lăng thánh Sai Baba mỗi ngày, và giúp tiết kiệm được khoảng 100.000 kg gas mỗi năm. Nhà nước sẽ chi trả 43% trong tổng kinh phí xây dựng hệ thống. [23] 12 Hình 5: Bát năng lượng mặt trời tại Auroville, Ấn Độ Còn rất nhiều các khách sạn, tòa nhà, khu du lịch trên thế giới cũng đã, đang sử dụng năng lượng xanh nhằm mục đích bảo vệ môi trường hướng tới sự phát triển bền vững như: khách sạn Santa Monica ở Los Angeles của Mỹ); khách sạn Stadthalle của Áo; tòa nhà Sun Dial được xây dựng tại Trung Quốc… Mặt khác, bình nước nóng năng lượng mặt trời cũng được sử dụng rộng khắp tại nhiều nước trên thế giới. Sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời giảm bớt đun nước nóng bằng điện nhằm tiết kiệm điện. Công nghệ nhiệt mặt trời có thể được sử dụng cho đun nước nóng, sưởi ấm không gian, làm mát không gian và quá trình sinh nhiệt. Hình 6: Thiết bị đun nước bằng năng lượng mặt trời 13 Hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời sử dụng ánh sáng mặt trời để làm nóng nước. Hệ thống có thể làm nước nóng với nhiệt độ lên đến 60°C có thể được cung cấp bởi hệ thống sưởi ấm mặt trời. Mặt khác, không gian phơi tại các hộ kinh doanh quy mô lớn sử dụng năng lượng mặt trời còn tiết kiệm điện và năng lượng trong việc sấy, sưởi quần áo. Hơn thế nữa tại các hộ kinh doanh quy mô lớn tại các quốc gia cũng có thể sử dụng năng lượng mặt trời để chưng cất làm cho nước mặn hoặc nước lợ uống được. Công nghệ này đã được sử dụng tại Indonesia, muốn làm được điều này thì trước khi khử trùng nước năng lượng mặt trời cần phải phơi sáng các chai nhựa polyethylene terephthalate rồi đổ đầy nước dưới ánh sáng mặt trời trong vài giờ. Thời gian phơi sáng khác nhau tùy thuộc vào thời tiết và khí hậu từ tối thiểu là sáu giờ đến hai ngày trong điều kiện hoàn toàn u ám. Đó là khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giời như là một phương pháp khả thi cho xử lí nước hộ gia đình, hộ kinh doanh quy mô lớn như tại khu du lịch Cát Bà nhằm mục đích lưu trữ nước một cách an toàn và tiết kiệm nước. Hơn hai triệu người ở các nước đang phát triển sử dụng phương pháp này đối với nước uống hàng ngày của họ. Hình 7: Nước khử trùng bằng năng lượng mặt trời tại Indonesia 14 Ngoài ra, nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh nhằm phát triền bền vững tại các khu du lịch cũng đã được quan tâm và ứng dụng rất nhiều tại các nước: Pháp, Hà Lan, Mỹ, Nauy... * Tình hình nghiên cứu và ứng dụng năng lƣợng xanh trong nƣớc: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 30 tháng 12 năm 2011 đã chia Việt Nam thành 7 vùng du lịch thay vì 3 vùng như chiến lược năm 2010. Các vùng du lịch bao gồm: Trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ. [2, 3] - Vùng trung du, miền núi phía Bắc bao gồm các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang gắn với các hành lang kinh tế và các cửa khẩu quan trọng với Trung Quốc và Thượng Lào. Các địa bàn trọng điểm là: Thành phố Lào Cai, Sa Pa, Phan Xi Păng, Thành phố Điện Biên và phụ cận, thành phố Lạng Sơn và phụ cận Đền Hùng, vùng ATK. Tại một số tỉnh của vùng trung du miền núi phía Bắc, viện Năng lượng (EVN) và Trung tâm Năng lượng mới - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tiếp tục triển khai ứng dụng dàn pin mặt trời nhằm cung cấp điện cho một số hộ gia đình và các trạm biên phòng ở đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đồng thời thực hiện dự án “Ứng dụng thí điểm điện mặt trời cho vùng sâu, vùng xa” tại xã Ái Quốc, tỉnh Lạng Sơn. Dự án được hoàn thành vào tháng 11 năm 2002. Mặt khác ở Lạng Sơn còn cho lắp đặt các hệ thống thủy điện nhỏ nhằm mục đích tạo điện cho các khách sạn sử dụng. Ngoài chiếu sáng, năng lượng mặt trời còn có thể ứng dụng trong lĩnh vực nhiệt, đun nấu… Từ năm 2000 – 2005, trung tâm Nghiên cứu thiết bị áp 15 lực và năng lượng mới do Đại học Đà Nẵng phối hợp với Tổ chức phục vụ năng lượng mặt trời triển khai Dự án “Bếp năng lượng mặt trời” cho các hộ dân tại làng Bình Kỳ 2, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng [16]. Bên cạnh đó, trung tâm nghiên cứu năng lượng mới cũng nghiên cứu năng lượng mặt trời để đun nước nóng và đưa loại bình đun nước nóng này vào ứng dụng tại một số khu du lịch của các tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Sơn La… - Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc bao gồm thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Các địa bàn trọng điểm là thủ đô Hà Nội, Nam Định với đền Trần, Phủ Dầy, Hải Phòng với Đồ Sơn, Cát Bà, Quảng Ninh với Hạ Long, Bái Tử Long, Ninh Bình. Điển hình về ứng dụng năng lượng xanh tại vùng du lịch này là ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Ở Hà Nội có khách sạn Fortuna, khách sạn được coi là một trong những “tòa nhà xanh” tiêu biểu của Hà Nội về ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Hình 8: Khách sạn Fortuna 16 Trước đây, nhu cầu sử dụng điện năng của tòa nhà là tương đối lớn, cao điểm lên đến 493.900 kWh/tháng, do đó, tiết kiệm năng lượng là giải pháp rất quan trọng giúp tòa nhà tiết kiệm chi phí. Anh Phạm Văn Vinh - kỹ sư trưởng khách sạn chia sẻ: Trước đây khách sạn không sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời và sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng thì tổng số tiền cho tiêu thụ năng lượng là rất lớn. Sau nhiều nỗ lực ứng dụng năng lượng xanh như bình nước nóng năng lượng mặt trời, pin mặt trời đồng thời kết hợp với việc sử dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, hiện mỗi năm, tòa nhà tiết kiệm được trên 200.000 kWh, tương đương trên 250 triệu đồng/năm. Anh Vinh cho biết: Thời gian tới, nhiều thiết bị tiết kiệm năng lượng như bình đun nước nóng năng lượng mặt trời để tiết kiệm chi phí, góp phần bảo vệ môi trường cũng sẽ được đưa vào sử dụng tăng cường. - Vùng bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế gắn với hệ thống cửa khẩu quốc tế Lào, với du lịch hành lang Đông Tây và hệ thống biển, đảo Bắc Trung Bộ. Các địa bàn trọng điểm: Huế và vùng phụ cận Kim Liên, Vinh, Cửa Lò, Cầu Treo. Tại vùng Bắc Trung Bộ có một ví dụ điển hình về khách sạn sử dụng năng lượng xanh và đã tiết kiệm được 10 triệu đồng một tháng đó chính là khách sạn Đại Tây Dương nằm cạnh Khu du lịch biển Cửa Lò – Nghệ An. [9] Hình 9: Khách sạn Đại Tây Dương 17 Khách sạn Đại Tây Dương sở hữu một vị trí đẹp ngay cạnh quảng trường Bình Minh cùng số lượng phòng lớn. Điều đặc biệt hơn, những du khách có dịp lưu trú tại đây dẫu có muốn cũng không thể tìm nổi một bình nước nóng bằng điện nào được sử dụng trong khách sạn. Đơn giản, ở đây đã có hệ thống bình nước nóng năng lượng mặt trời. Mô hình khách sạn Đại Tây Dương mới đưa vào hoạt động tại mùa du lịch năm nay đã sử dụng dàn nước nóng năng lượng mặt trời thay thế hoàn toàn bình đun nước nóng bằng điện. Khách sạn Đại Tây Dương mới khánh thành và đi vào hoạt động, từ lúc thiết kế, ban lãnh đạo khách sạn đã đưa vào dự toán đầu tư 11 dàn nước nóng năng lượng mặt trời mỗi bình 200l thay cho việc lắp đặt 50 bình nước nóng đun bằng điện, tổng đầu tư chi phí hết 110 triệu đồng. Từ khi đưa vào hoạt động, đủ cung cấp nước nóng cho 50 phòng lưu trú của khách sạn, hội trường, nhà ăn... Chi phí đầu tư cũng chỉ ngang với việc lắp đặt bình đun nước nóng bằng điện. Phó giám đốc Điện lực Cửa Lò Trần Văn Dũng cho biết, với khách sạn Đại Tây Dương, ngoài lợi ích từ việc không phải đầu tư 50 bình nóng lạnh bằng điện ra, bằng việc lắp đặt các dàn nước nóng năng lượng mặt trời, tính ra trong 4 tháng kinh doanh mùa du lịch trọng điểm của cả năm tại nơi đây, khách sạn tiết kiệm được 12.000 kWh, với giá bán điện kinh doanh dịch vụ hiện nay khoảng 2.000 đồng/kWh, bình quân mỗi tháng khách sạn Đại Tây Dương tiết kiệm được hơn 8 triệu đồng nhờ việc không phải đun nước nóng bằng điện. Mặt khác, ngoài việc lắp đặt bình nước nóng năng lượng mặt trời trên tầng thượng của khách sạn, tại quầy lễ tân của khách sạn, nhân viên trực lễ tân còn trực tiếp theo dõi, quản lý hệ thống đóng, cắt các thiết bị điện trong từng phòng. Trong trường hợp khách lưu trú tại các phòng quên tắt điều hòa, quạt, bóng đèn… chỉ cần một thao tác nhỏ, những thiết bị trong phòng sẽ tự động ngắt, dừng hoạt động. 18 Bên cạnh đó ở Cửa Lò còn một số khách sạn đã sử dụng năng lượng xanh trong kinh doanh khách sạn và nhà nghỉ như: khách sạn Thái Bình Dương, Việt Anh, khách sạn Khánh Hằng, Hoàng Lan… thương hiệu bình nước nóng năng lượng mặt trời của những nhà cung cấp có tên tuổi như Tân Á Đại Thành, Sơn Hà, Phú Lạc Khang, Mặt trời Bách Khoa, Gia Nam hay các sản phẩm của Toàn Mỹ. - Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, KHánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với hệ thống biển đảo Nam Trung Bộ. Các địa bàn trọng điểm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Nha Trang, Ninh Chữ, Phan Thiết, Mũi Né. Mới đây, để hướng tới một nhà ga hàng không xanh, đạt tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, Tổng công ty Cảng Hàng không miền Trung đã hợp tác với công ty Methis Environmental của Vương quốc Bỉ lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời công suất 2,5 MW tại sân bay quốc tế Đà Nẵng. Đây cũng sẽ là sân bay đầu tiên trong cả nước sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời, theo kế hoạch dự án sẽ được hoàn thành trong 6 tháng và dự kiến đưa vào khai thác vào giữa tháng 7 năm 2012. [16] Thêm vào đó, tháng 8 năm 2013, sở khoa học công nghệ chủ trì, phối hợp Viện Khoa học năng lượng - Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam vừa thực hiện công trình “Điều tra, thu thập số liệu gió và đánh giá tiềm năng năng lượng gió khu vực Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam”, [4] ông Nguyễn Bình Khánh - Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển năng lượng - Viện Khoa học năng lượng, chủ nhiệm đề tài cho biết: “Qua khảo sát, nhu cầu tiêu thụ điện năng tại Cù Lao Chàm năm 2015 là 957.178 kWh và công suất tiêu thụ bình quân đầu người là 319 kWh; đến năm 2020, nhu cầu điện năng sẽ tăng lên 1.764.104 kWh. Với nhu cầu trên, yêu cầu về công suất nguồn của các cụm 19 đến năm 2015 là 500 kWh và đến năm 2020 là 1.000 kWh. Chúng tôi đã đo gió, đo bức xạ mặt trời, đánh giá tiềm năng nguồn năng lượng gió, đề xuất lắp đặt hệ thống turbin khai thác sức gió hợp lý. Bước tiếp theo là chọn địa điểm, vị trí có thể lập quy hoạch dự án điện gió tại Cù Lao Chàm và xây dựng mô hình cấp điện sử dụng năng lượng gió nhằm tiến tới cung cấp điện bền vững cho khu vực”. - Vùng Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng gắn với tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Cam puchia. Các địa bàn trọng điểm: thành phố Đà Lạt và phụ cận, thành phố Buôn Mê Thuật và phụ cận, khu vực Bờ Y thị xã Kon Tum thành phố Pleiku. Tại Việt Nam, theo các nhà khoa học, nếu phát triển tốt điện mặt trời sẽ góp phần đẩy nhanh chương trình điện khí hóa nông thôn. Dự kiến đến năm 2020, cung cấp điện cho toàn bộ 100% hộ dân nông thôn, miền núi, hải đảo… Năm 1995, hơn 180 nhà dân và một số công trình công cộng tại buôn Chăm, xã Eahsol huyện Eahsol tỉnh Đăk Lăk đã sử dụng điện mặt trời. Gần đây, dự án phát điện ghép giữa pin mặt trời và thủy điện nhỏ, công suất 125 kW được lắp đặt tại xã Trang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai và dự án phát điện lai ghép giữa pin mặt trời và động cơ gió với công suất 9 kW đặt tại làng Kongu 2, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, do Viện năng lượng thực hiện góp phần cung cấp điện cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. [11] - Vùng Đông Nam Bộ bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hành lang du lịch xuyên á. Các địa bàn trọng điểm: thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu – Côn Đảo, Tây Ninh. Tại vùng Đông Nam Bộ, chúng ta có một số ví dụ như sau: Khách sạn Sammy tọa lạc tại 157 Thùy Vân - Thành phố Vũng Tàu - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp từ năm 1993 và đưa vào sử 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan