Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết rủi ro trong việc xác định tổng mức đầu tư xây dựn...

Tài liệu Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết rủi ro trong việc xác định tổng mức đầu tư xây dựng cho dự án khu dân cư hạnh phúc tại huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh

.PDF
80
67
72

Mô tả:

BẢN CAM KẾT Họ và tên học viên: Trần Duẫn Chuyên ngành đào tạo: Quản lý xây dựng. Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết rủ ro trong việc xác định tổng mức đầu tư xây dựng cho dự án khu dân cư hạnh phúc tại huyện Bình Chánh, thành Phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Tác giả Trần Duẫn 1 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tại tại Trường Đại học Thủy Lợi học viên đã tích lũy được lượng kiến thức từ cơ bản đến nâng cao trong công tác quản lý đầu tư xây dựng. Luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết rủ ro trong việc xác định tổng mức đầu tư xây dựng cho dự án khu dân cư hạnh phúc tại huyện Bình Chánh, thành Phố Hồ Chí Minh” Tác giả được GS.TS Vũ Thanh Te hướng dẫn tận tình, chu đáo,... Giúp cho tác giả có được kiến thức vững vàng, kinh nghiệm quý báu trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng nơi tác giả hiện đang công tác. Tác giả cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Thủy lợi, các thầy giáo cô giáo và đặc biệt thầy hướng dẫn luận văn thạc sĩ, GS.TS Vũ Thanh Te đã giúp em hoàn thành đề tài luận văn này. Quá trình học tập và nghiên cứu tác giả cảm ơn bố, mẹ, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để bản thân hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Tác giả Trần Duẫn 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU: ............................................................................................................................ 8 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................... 8 2. Mục đích của đề tài.......................................................................................................... 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .................................................................................. 9 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. ..................................................................... 9 5. Kết quả dự kiến đạt được............................................................................................... 10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ......................... 11 1.1 Vai trò và tầm quan trọng khi xác định TMĐT dự án. ................................................ 11 1.1.1. Khái niệm về tổng mức đầu tư. ................................................................................ 11 1.1.2 Vai trò của tổng mức đầu tư. .................................................................................... 12 1.2.3 Tình hình công tác lập TMĐT hiện nay. .................................................................. 13 1.2 Các phương pháp xác định TMĐT dự án hiện nay. .................................................... 16 1.2.1 Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư. ................................................ 16 1.2.2 Chi phí xây dựng....................................................................................................... 17 1.2.3 Chi phí thiết bị. ......................................................................................................... 17 1.2.4 Chi phí quản lý dự án. .............................................................................................. 18 1.2.5 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. ............................................................................... 19 1.2.6 Chi phí khác. ............................................................................................................. 21 1.2.7 Chi phí dự phòng. ..................................................................................................... 22 1.3 Các cách xác định tổng mức đầu tư hiện nay. ............................................................. 23 1.3.1 Sơ bộ về tổng mức đầu tư. ........................................................................................ 23 1.3.2 Phương pháp xác định từ khối lượng theo TKCS và các yêu cầu khác của dự án. . 24 3 1.3.3 Phương pháp xác định từ dữ liệu về chi phí các công trình tương tự đã và đang thực hiện. 24 1.3.4 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình.24 1.3.5 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư kết hợp. .................................................... 24 1.4 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng ở một số nước. ............................. 25 1.4.1 Tại Việt Nam. ............................................................................................................ 25 1.4.2 Tại Trung Quốc. ....................................................................................................... 26 1.4.3 Tại Mỹ và một số nước áp dụng theo tiêu chuẩn Mỹ. .............................................. 26 1.5 Một số nghiên cứu về rủi ro các tác giả....................................................................... 28 1.5.1 Nghiên cứu của Shou Qing Wang et al (2004). ........................................................ 28 1.5.2 Nghiên cứu của Seung Heon Han. ........................................................................... 29 1.5.3 Nghiên cứu của Low Sui Pheng, Liu Junying, and Sarah He. ................................. 30 1.5.4 Nghiên cứu của Nguyễn Nhật Khả Đăng Tri. .......................................................... 30 1.6 Kết luận chương 1. ...................................................................................................... 31 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THIẾT VỀ RỦI RO VÀ VẬN DỤNG TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ ..................................................................................................... 32 2.1 Lý thuyết rủi ro. ........................................................................................................... 32 2.1.1 Lý thiết rủi ro theo quan điểm truyền thống ............................................................. 33 2.1.2 Lý thuyết rủi ro theo quan điểm hiện đại ................................................................. 33 2.2. Phân loại rủi ro ........................................................................................................... 34 2.3 Các rủi ro thường gặp phải khi xác định tổng mức đầu tư .......................................... 36 2.4 Quy trình nghiên cứu ................................................................................................... 39 2.4.1 Sơ đồ về trình tự nghiên cứu. ................................................................................... 39 2.4.2 Xác định kích thước mẫu. ........................................................................................ 40 2.4.3 Bảng câu hỏi thử nghiệm. ......................................................................................... 41 4 2.4.4 Kết quả khảo sát thử nghiệm về mức tác động của dự án. ....................................... 42 2.4.4.1 Tiêu chí nhóm rủi ro chung. .................................................................................. 45 2.4.4.2 Tiêu chí thời gian thực hiện dự án. ....................................................................... 47 2.4.4.3 Tiêu chí rủi ro trong quá trình vận hành khai thác. .............................................. 49 2.5 Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 50 CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT RỦI RO ĐỂ LẬP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CHO DỰ ÁN KDC HẠNH PHÚC TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................................................................................... 52 3.1 Giới thiệu chung về dự án. .......................................................................................... 52 3.2 Kết quả khảo sát mức độ rủi ro khi lập tổng mức đầu tư dự án. ................................. 54 3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi chính thức. ............................................................................ 54 3.2.2 Phát hành câu hỏi chính thức ................................................................................... 55 3.3 Phân tích kết quả khảo sát........................................................................................... 59 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu. ................................................................................ 59 3.3.2 Chỉ số đánh giá rủi ro (Risk impact). ....................................................................... 60 3.3.3 Phân tích kết quả khảo theo phương pháp thống kê mô tả. ..................................... 61 3.4 Xác định tổng mức đầu tư cho dự án khi xét đến rủi ro. ............................................. 65 3.4.1 Cơ sở xác định. ......................................................................................................... 65 3.4.2 Công thức tổng quát ................................................................................................. 66 3.4.3 Tổng mức đầu tư dự án khi chưa có rủi ro............................................................... 66 3.4.4 Tổng mức đầu tư khi xét đến rủi ro .......................................................................... 67 3.5 Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. ......................................................................... 73 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 76 5 DANH MỤC HÌNH ẢNH. Hình 2.1 Mối quan hệ giữa độ tin cậy và các chi phí sản xuất, sử dụng. .......................... 32 Hình 2.2 Sơ đồ quy trình thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ................................................... 39 Hình 3.3 Vị trí quy hoạch dự án KDC Hạnh Phúc ............................................................. 53 Hình 3.4 Sơ đồ quy hoạch chi tiết KDC Hạnh Phúc .......................................................... 53 DANH MỤC BẢNG BIỂU. Bảng 1.1 Liệt kê các dự án có thay đổi tổng mức đầu tư xây dựng ................................... 15 Bảng 2.1 Các nhân tố rủi ro chung của dự án ................................................................... 37 Bảng 2.2 Các nhân tố rủi ro trong thời gian thực hiện dự án ........................................... 37 Bảng 2.3 Các nhân tố rủi ro trong quá trình vận hành khai thác ...................................... 38 Bảng 2.4 Kết quả thống kê tần suất xuất hiện các tiêu chí rủi ro chung của dự án .......... 45 Bảng 2.5 Hệ số Cronbach’s Alpha tần suất xuất hiện các tiêu chí rủi ro chung của dự án ............................................................................................................................................ 45 Bảng 2.6 Kết quả thống kê mức tác động các tiêu chí rủi ro chung. ................................. 46 Bảng 2.7 Hệ số Cronbach’s Alpha mức tác động của tiêu chí rủi ro chung ..................... 46 Bảng 2.8 Kết quả thống kê tần suất xuất hiện các tiêu chí rủi ro thời gian thực hiện dự án. ............................................................................................................................................ 47 Bảng 2.9 Hệ số Cronbach’s Alpha tần suất xuất hiện các tiêu chí rủi ro thời gian thực hiện dự án ................................................................................................................................... 47 Bảng 2.10 Kết quả thống kê mức tác động các tiêu chí rủi ro lên thời gian thực hiện dự án. ............................................................................................................................................ 48 Bảng 2.11 Hệ số Cronbach’s Alpha mức tác động các tiêu chí rủi ro thời gian thực hiện ............................................................................................................................................ 48 Bảng 2.12 Kết quả thống kê tần suất xuất hiện các tiêu chí rủi ro trong vận hành khai thác ............................................................................................................................................ 49 Bảng 2.13 Hệ số Cronbach’s Alpha mức độ tác động của tiêu chí rủi ro trong quá trình vận hàng khai thác. ................................................................................................................... 49 Bảng 2.14 Kết quả thống kê mức tác động của tiêu chí rủi ro trong quá trình vận hành khai thác. .................................................................................................................................... 50 Bảng 2.15 Hệ số Cronbach’s Alpha mức tác động của tiêu chí rủi ro trong quá trình vận hành khai thác. ................................................................................................................... 50 Bảng 3.17 Mã hóa xác suất xuất hiện và mức độ tác động của các yếu tố rủi ro ............. 61 Bảng 3.18 Tóm tắt các thông số mức tác động của các chỉ tiêu rủi ro chung ................... 62 Bảng 3.19 Tần suất xuất hiện và mức độ tác động của các chỉ tiêu rủi ro về thời gian thực hiện dự án. .......................................................................................................................... 63 Bảng 3.20 Tóm tắt các thông số tần suất xuất hiện của các chỉ tiêu rủi ro thời gian thực hiện dự án. .......................................................................................................................... 63 6 Bảng 3.21 Tóm tắt các thông số mức tác động của các chỉ tiêu rủi ro thời gian thực hiện dự án. .................................................................................................................................. 64 Bảng 3.22 Tóm tắt các thông số tần suất xuất hiện của các chỉ tiêu rủi ro trong vận hành khai thác ............................................................................................................................. 65 Bảng 3.23 Tóm tắt các thông số mức tác động của các chỉ tiêu rủi ro trong vận hành khai thác ..................................................................................................................................... 65 Bảng 3.24 TMĐT xây dựng lập theo phương pháp truyền thống ...................................... 67 Bảng 3.25 Xác suất xuất hiện và tỷ lệ mức tác động của các chỉ tiêu rủi ro ..................... 67 Bảng 3.26 Kết quả Tổng mức đầu tư tính theo theo phương pháp rủi ro của dự án ......... 68 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU TÊN DIỄN GIẢI DA Dự án ĐTXD Đầu tư xây dựng KDC Khu dân cư NCKT Nghiên cứu khả thi NSNN Ngân sách Nhà nước QLDA Quản lý dự án TK BVTC Thiết kế bản vẽ thi công TKCS Thiết kế cơ sở TKKT Thiết kế kỹ thuật TMĐT Tổng mức đầu tư xây dựng XDCT Xây dựng công trình XDCB Xây dựng cơ bản ODA Official Development Assistance 7 MỞ ĐẦU: 1. Tính cấp thiết của đề tài. Xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng hoặc công trình, nhà ở. Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến vận hành khai thác công trình xây dựng. Trong những năm gần đây ngành xây dựng Việt Nam có những bước tiến đáng kể, với tốc độ thi công xây dựng tương đối nhanh, an toàn và hiệu quả, nhiều công trình xây dựng về đích về tiến độ nhanh hơn tiến độ đặt ra như: Công trình Thủy điện Lai Châu – Sơn La, toàn nhà Landmark 81 tầng với chiều cao H=461,3m thi công trong hơn 4 năm, sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến và máy móc thiết bị hiện đại. Hiện nay việc xác định Tổng mức đang dựa vào các quy định của nhà nước về xây dựng, thường một số dự án phức tạp, thời gian thi công kéo dài do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc xác định đơn giá, tỷ giá lấy tại thời điểm tính toán… là không chính xác, các chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng đang theo hướng dẫn chung và lấy theo hệ số phần trăm (%) dẫn đến một số trường hợp không chính xác dẫn đến thay đổi TMĐT xây dựng do đó hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng thay đổi. Một số dự án do không tính toán đầy đủ các khoản chi phí bỏ ra để đầu tư xây dựng dẫn đến dự án kém hiệu quả, thua lỗ,… Vì vậy việc xác định TMĐT xây dựng cần phải được xem xét quan tâm hơn để các thông tin về dự án được chính xác tránh gây thất thoát vốn của chủ sở hữu và vốn Ngân sách Nhà nước. Về công tác lập Tổng mức đầu tư xây dựng chủ yếu dựa vào Luật xây dựng, Nghị định của Chính phủ, và Thông tư hướng dẫn của Bộ xây dựng và các cơ quan ban ngành liên quan. Theo quy định về pháp luật xây dựng, chi phí dự phòng trong Tổng mức đầu tư xây dựng 8 công trình tính cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác. Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian xây dựng công trình (tính bằng tháng, quý, năm), kế hoạch bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế. Từ thực tế lập Tổng mức đầu tư xây dựng công trình ở trên gây ra nhiều khó khăn, bất cập trong việc xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình và hiệu quả trong quá trình đầu tư xây dựng của các dự án. Điển hình về các dự án có sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước việc thay đổi Tổng mức đầu tư xây dựng công trình phải trình nhiều cấp, trình người quyết định đầu tư gây ảnh hưởng về mặt thời gian và chi phí, các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư phân bố không đồng đều. Do tính cấp thiết của thực tiễn nêu trên tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết rủ ro trong việc xác định tổng mức đầu tư xây dựng cho dự án khu dân cư hạnh phúc tại huyện Bình Chánh, thành Phố Hồ Chí Minh” Từ một dự án cụ thể tác giả chỉ ra các rủi ro thường gặp trong việc xác định tổng mức đầu tư tại các dự án khác, qua đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro cho các dự án khác. 2. Mục đích của đề tài Sử dụng lý thuyết rủi ro để xác định Tổng mức đầu tư xây dựng dự án khu dân cư Hạnh phúc – Giai đoạn 1. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các thành phần chi phí cấu thành tổng mức đầu tư xây dựng công trình, trong các thành phần chi phí của dự án tìm ra các rủi ro tìm ẩn trong các thành phần chi phí đó. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu Tổng mức đầu tư cho toàn dự án khu dân cư Hạnh Phúc – Giai đoạn 1 dựa theo Luật, Nghị định, Thông tư được ban hành và đang có hiệu lực. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. 9 Cách tiếp cận: Ứng dụng lý thuyết rủi ro trong quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong công việc tác giả chỉ ra các rủi ro trong việc xác đinh Tổng mức đầu tư xây dựng công trình thông qua các văn bản pháp luật được ban hành và có hiệu lực hiện nay. Tác giả muốn xây dựng một bộ khung về các rủi ro gây ra trong quá trình xây dựng Tổng mức đầu tư cho các dự án nhà ở xã hội nói riêng và các dự án xây dựng nói chung ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp khảo sát thu thập số liệu, phân tích dữ liệu; Phương pháp thống kê; Phương pháp chuyên gia. 5. Kết quả dự kiến đạt được. Tác giả dự kiến luận văn sau khi hoàn thành sẽ đạt được kết quả cao trong việc xác định TMĐT xây dựng cho dự án khu dân cư Hạnh phúc tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh theo phương pháp rủi ro với phương pháp xác định TMĐT theo quy định hiện hành. Ngoài ra tác giả mong muốn luận văn sẽ xác định được các rủi ro trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ đó giúp cho Chủ đầu tư, các nhà quản lý chí xây dựng có cái nhìn khác quan, xây dựng được kịch bản đối phó với các rủi ro trong việc xác định TMĐT. 10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1 Vai trò và tầm quan trọng khi xác định TMĐT dự án. 1.1.1. Khái niệm về tổng mức đầu tư. Khái niệm về Tổng mức đầu tư (TMĐT) được thay đổi và hoàn thiện hơn trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước qua các thời kỳ. Theo điều 25, Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ban hành ngày 08/07/1999 định nghĩa TMĐT bao gồm những chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư, chi phí chuẩn bị thực hiện đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư và xây dựng, chi phí chuẩn bị sản xuất, lãi vay ngân hàng của chủ đầu tư trong thời gian thực hiện đầu tư, vốn lưu động ban đầu cho sản xuất (đối với dự án sản xuất), chi phí bảo hiểm, chi phí dự phòng. Đối với các dự án nhóm A và một số dự án có yêu cầu đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép, TMĐT còn bao gồm các chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án; Theo điều 39, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ban hành ngày 07/02/2005 định nghĩa TMĐT của dự án đầu tư xây dựng công trình là khái toán chi phí của toàn bộ dự án được xác định trong giai đoạn lập dự án, gồm chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phi đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí khác bao gồm cả vốn lưu động đối với các dự án sản xuất kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng và chi phí dự phòng; Theo điều 4 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007. TMĐT bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. Như vậy theo Nghị định số 99/2007/NĐ-CP thì TMĐT được hiểu là chi phí dự tính của dự án và bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng; Theo điều 4, Nghị định 32/2015/NĐ-CP ban hành ngày 25/03/2015 TMĐT được định nghĩa như sau: 11 TMĐT xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với TKCS và các nội dung khác của Báo cáo Nghiên cứu khả thi (NCKT) đầu tư xây dựng. Nội dung TMĐT xây dựng gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá. Tóm lại: TMĐT xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở (TKCS) và các nội dung khác của Báo cáo NCKT đầu tư xây dựng. Đối với dự án chỉ lập báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật thì TMĐT là dự toán xây dựng công trình được xác định phù hợp với nội dung Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công (TK BVTC) và chi phí Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có) 1.1.2 Vai trò của tổng mức đầu tư. Việc xác định TMĐT của các dự án đầu tư xây dựng có vai trò và tầm quan trọng trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng, nếu xác định TMĐT đúng, đủ sẽ quyết định đến hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng. TMĐT là chỉ tiêu Kinh tế - Kỹ thuật tổng hợp quan trọng là cơ sở để xác định khấu hao tài sản cố định, phân tích tính hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng mang lại; TMĐT xác định giúp cho các cơ quan nhà nước và các nhà đầu tư có cái nhìn khách quan về dự án chuẩn bị đầu tư có mang lại hiệu quả hay không để có quyết định nên hay không nên đầu tư vào dự án dự định đầu tư xây dựng; TMĐT giúp chủ đầu tư lập kế hoạch quản lý vốn thực hiện theo từng giai đoạn đầu tư, từng thời kỳ thực hiện, và phân bổ các chi phí đầu tư xây dựng trong các thành phần chi phí cấu thànhTMĐT hiệu quả; TMĐT dự án được ghi trong quyết định đầu tư là cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước TMĐT là giới hạn chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình. 12 1.2.3 Tình hình công tác lập TMĐT hiện nay. Theo báo cáo Chính phủ của Kiểm toán Nhà nước năm 2018, đã chỉ ra những sai sót trong công tác lập TMĐT giai đoạn 2016-2020 của các dự án có sử dụng đến vốn NSNN đã lập và đang triển khai hiện nay; Cụ thể, công tác phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án chưa căn cứ theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 hoặc chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chưa xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Còn tình trạng phê duyệt dự án đầu tư khi chủ trương đầu tư chưa được phê duyệt, chưa đủ thủ tục, không phù hợp với quy hoạch vùng, không thuộc giai đoạn 2016-2020 hoặc trùng lắp với dự án khác đã được phê duyệt, có trường hợp phê duyệt vượt định mức; quyết định đầu tư chưa xác định rõ nguồn vốn, thời gian thực hiện dự án; xác định tổng mức đầu tư còn sai sót, thiếu chính xác, phải điều chỉnh nhiều lần với giá trị lớn, cá biệt có dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê, tỉnh Ninh Bình điều chỉnh tăng 36 lần (từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ đồng); Một số dự án thực hiện đầu tư khi chưa có Báo cáo đánh giá tác động môi trường; hồ sơ khảo sát còn chưa đầy đủ, thiếu chính xác, chưa phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình thiết kế; thiết kế kỹ thuật chưa tuân thủ thiết kế cơ sở hoặc chưa sát với thực tế dẫn đến phải điều chỉnh trong quá trình thi công tại nhiều dự án; phê duyệt dự toán còn sai sót, có trường hợp tổng giá trị dự toán được duyệt vượt TMĐT. Hồ sơ mời thầu (hồ sơ yêu cầu) của một số dự án chưa đầy đủ theo quy định; phê duyệt hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu chưa đúng quy định; hồ sơ dự thầu (hồ sơ đề xuất) của một số nhà thầu chưa tuân thủ đầy đủ yêu cầu của hồ sơ mời thầu; quá trình chấm thầu vẫn còn sai sót; áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không đúng quy định; công tác thương thảo, ký kết hợp đồng chưa bảo đảm theo quy định, một số điều khoản hợp đồng ký kết còn thiếu chặt chẽ gây thất thoát NSNN; tổ chức thi công trước khi hợp đồng được ký kết chưa đúng quy định; phương án bồi thường còn sai sót, chưa sát thực tế; bồi thường, hỗ trợ không đúng quy định; xây dựng khu tái định cư tập trung vượt quy mô cần thiết gây lãng phí . 13 Hồ sơ quản lý chất lượng công trình còn thiếu sót, không đầy đủ xảy ra tại hầu hết các dự án; công tác giám sát thi công tại một số dự án không chặt chẽ theo quy định; tỷ lệ dự án được kiểm tra, giám sát còn thấp; một số chủ đầu tư không thực hiện chế độ báo cáo giám sát đầu tư, đặc biệt tại hạng mục công trình Cầu Ô Rô, tỉnh Cà Mau đã để xảy ra sự cố sập cầu trong quá trình thi công; chất lượng thi công một số hạng mục chưa đảm bảo, có hiện tượng xuống cấp, hư hỏng... Tiến độ thực hiện tại một số dự án còn chậm so với kế hoạch ban đầu hoặc chậm được đưa vào sử dụng làm giảm hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Công tác nghiệm thu, thanh toán tại hầu hết các dự án còn sai sót; còn tình trạng nghiệm thu , thanh toán, quyết toán khối lượng chưa thi công hoặc không đúng thực tế... qua kiểm toán 1.497 dự án, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 10.125 tỷ đồng. Ngoài ra, qua kết quả kiểm toán một số dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA, vốn của các tập đoàn, tổng công ty nổi lên một số vấn đề như: Việc lập và giao kế hoạch vốn còn chưa sát thực tế, có trường hợp không giao kế hoạch vốn nhưng vẫn được giải ngân; chậm thu hồi vốn ứng trước; bố trí vốn đối ứng cho các dự án chưa kịp thời; còn tình trạng sử dụng vốn của dự án sai mục đích, không đúng đối tượng; chưa có cơ chế kiểm soát tỷ giá giữa đồng ngoại tệ và Việt Nam đồng để rút vốn giải ngân làm tăng số tiền ngoại tệ vay nợ nước ngoài; một số dự án còn dư vốn không sử dụng hết nhưng chưa kịp thời báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xử lý gây lãng phí; lựa chọn nhà thầu còn hạn chế do bị ràng buộc bởi quy định của nhà tài trợ; còn nợ đọng đầu tư xây dựng cơ bản ... Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn khác (vốn tập đoàn, tổng công ty), chủ đầu tư chưa huy động đủ vốn theo cơ cấu vốn trong phương án tài chính được duyệt; thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư khi chưa có ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan, không đúng quy hoạch ngành; phê duyệt dự án khi chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường; một số dự án lập tổng mức đầu tư không sát thực tế dẫn đến trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh nhiều lần với giá trị lớn; không thực hiện đúng cam kết với Thủ tướng Chính phủ về tiến độ khi xin chỉ định thầu, Tập đoàn TKV áp dụng lựa chọn nhà thầu không đúng quy 14 định và ký kết hợp đồng vượt giá gói thầu, ký giá trị hợp đồng EPC vượt tổng mức đầu tư; ký kết hợp đồng không đúng quy định, khi chưa có bảo lãnh của Chính phủ; tiến độ hoàn thành dự án còn chậm so với kế hoạch, còn để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản, chậm quyết toán dự án hoàn thành. Một số dự án có hiệu quả đầu tư thấp do trữ lượng không đạt như khảo sát, giá sản phẩm tiêu thụ giảm mạnh hoặc đang thua lỗ lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất toàn bộ vốn đầu tư. Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước cho biết, qua kiểm toán 40 dự án đầu tư theo hình thức BOT, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn 120 năm so với phương án tài chính ban đầu và giảm giá trị đầu tư 1.467 tỷ đồng. Năm 2016 trở về trước, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm 107,4 năm của 27 dự án). Đồng thời, qua kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, Kiểm toán Nhà nước đã xác định tăng giá trị thực tế vốn nhà nước 9.639 tỷ đồng, trong đó kiểm toán toàn diện 07 doanh nghiệp xác định tăng 9.140 tỷ đồng và rà soát báo cáo của bảy doanh nghiệp tăng 499 tỷ đồng. Từ thực tế công việc hiện tại tác giả đang làm, tác giả nêu một số dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD), thay đổi TMĐT so với ban đầu. Bảng 1.1 Liệt kê các dự án có thay đổi tổng mức đầu tư xây dựng TT I 1 2 3 4 5 6 7 * TỔNG MỨC ĐẦU TƯ GHI CHÚ BAN ĐẦU THAY ĐỔI DỰ ÁN ĐTXD NHÀ MÁY NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI PHÚ PHONG ĐỊA CHỈ: PHAN RÍ – TUY PHONG – BÌNH THUẬN Chi phí GPMB 29.007.271.000 29.007.271.000 Chi phí xây dựng 133.671.339.000 204.897.608.000 Chi phí thiết bị 616.463.677.000 882.079.000.000 Chi phí QLDA 7.735.938.000 8.243.521.000 Chi phí TV ĐTXD 19.262.640.000 20.079.460.000 Chi phí khác 91.513.923.000 102.000.000.000 Chi phí dự phòng 76.474.984.000 78.043.255.000 Tổng cộng 974.000.000.000 1.324.350.115.000 NPV 791,26 tỷ đồng 388,16 tỷ đồng KHOẢN MỤC CHI PHÍ 15 II 1 2 3 4 5 6 7 * B/C 1,95 1,39 IRR 19,15% 18,44% Thời gian hoàn vốn 8 năm 10 năm 10 tháng DỰ ÁN ĐTXD CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG NỐI TRỤC NAM – BẮC RA BIỂN HUYỆN PHÚ QUỐC. ĐỊA CHỈ:HUYỆN PHÚ QUỐC – KIÊN GIANG Chi phí GPMB 21.920.926.000 75.596.504.500 Chi phí xây dựng 77.314.231.000 92.620.097.207 Chi phí thiết bị 0 0 Chi phí QLDA 1.473.846.000 1.765.102.153 Chi phí TV ĐTXD 3.972.528.000 4.882.899.000 Chi phí khác 2.696.264.000 1.335.366.200 Chi phí dự phòng 35.462.534.000 17.619.996.963 Tổng cộng 142.867.329.000 193.819.966.598 Thời gian thực hiện DA 2010-2013 Đến 12/2018 1.2 Các phương pháp xác định TMĐT dự án hiện nay. Hiện nay xác định Sơ bộ TMĐT và TMĐT theo các quy định hiện hành của nhà nước, Nghị định 32/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 25/03/2015 và Thông tư 06/2016/TTBXD của Bộ xây dựng ban hành ngày 10/03/2016 hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng và một số văn bản của các tỉnh, thành phố trên cả nước về hướng dẫn quản lý Bộ đơn giá xây dựng công trình. 1.2.1 Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (GBT,TĐC) được xác định trên cơ sở khối lượng phải bồi thường hỗ trợ, tái định cư của dự án và các chế độ, chính sách của nhà nước có liên quan Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư được xác định: Chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định; Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; 16 Chi phí tái định cư; chi phí tổ chức công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có); Chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng (nếu có); Các chi phí có liên quan khác. 1.2.2 Chi phí xây dựng. Chi phí xây dựng (GXD) được xác định trên cơ sở khối lượng nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình và giá xây dựng tổng hợp tương ứng với nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình được đo bóc, tính toán và một số chi phí có liên quan khác dự tính; Chi phí xây dựng được đo bóc theo các khối lượng như sau: Chi phí phá dỡ các công trình XD hiện hữu; Chi phí san lấp mặt bằng XD; Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình chính; Chi phí xây dựng các công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; 1.2.3 Chi phí thiết bị. Chi phí thiết bị (GTB) được xác định trên cơ sở số lượng, loại thiết bị hoặc hệ thống thiết bị theo phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn, giá mua sắm phù hợp giá thị trường và các chi phí khác có liên quan; Chi phí Thiết bị, Gồm: Chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); Chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; 17 Chi phí vận chuyển (quốc tế, nội địa); chi phí bảo hiểm; chi phí lưu kho bãi,..; Thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác. 1.2.4 Chi phí quản lý dự án. Chi phí quản lý dự án (GQLDA) Gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc QLDA từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, cụ thể như sau: Tổ chức lập: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (nếu có), Báo cáo NCKT đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật; Tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư; Tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc; Tổ chức lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng; Khảo sát xây dựng; Giám sát khảo sát xây dựng; Tổ chức thẩm định Báo cáo NCKT đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; Tổ chức lập điều chỉnh định mức xây dựng công trình; xác định giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình; Tổ chức lập, thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt TKKT, TKBVTC, Dự toán xây dựng; Xác định, cập nhật, thẩm định dự toán gói thầu xây dựng; Tổ chức lựa chọn Nhà thầu trong hoạt động xây dựng; Tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng; Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình; 18 Tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trên công trường xây dựng; Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý Nhà nước khi nghiệm thu hoàn thành; Tổ chức kiểm định chất lượng bộ phận bộ phận, hạng mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu; Tổ chức quy đổi vốn đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành để nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng; Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng; Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghiệm thu, bàn giao công trình; Khởi công, khánh thành (nếu có), tuyên truyền quảng cáo liên quan đến dự án; Thực hiện các công việc quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có); Thực hiện các công việc quản lý khác. 1.2.5 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. Chi phí tư vấn xây dựng (GTV) là khoản chi phí bỏ ra để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Cụ thể các khoản chi phí bỏ ra như sau: 19 Lập: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (nếu có), Báo cáo NCKT đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng; Khảo sát xây dựng; Giám sát khảo sát xây dựng; Thẩm tra TKCS, Thiết kế công nghệ của dự án; Thi tuyển, tuyển chọn Thiết kế kiến trúc công trình xây dựng; Thiết kế xây dựng công trình; Thẩm tra TMĐT, Thiết kế xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình; Lập, thẩm tra Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời sơ tuyển, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu và phân tích đánh giá các Hồ sơ (nêu trên) để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; Thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; Giám sát thi công xây dựng; Giám sát lắp đặt thiết bị; Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Lập, thẩm tra: Định mức xây dựng; Giá và chỉ số giá xây dựng công trình; Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng (trường hợp thuê Tư vấn); Thẩm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông; Ứng dụng hệ thống thông tin công trình; Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Sơ bộ và TMĐT; dự toán xây dựng; giá gói thầu; giá hợp đồng xây dựng; Định mức và Giá xây dựng; Thanh quyết toán hợp đồng & vốn đầu tư xây dựng; Tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê Tư vấn); Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng