Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ứng dụng kế toán quản trị vào công ty cổ phần hải sản nha trang...

Tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kế toán quản trị vào công ty cổ phần hải sản nha trang

.PDF
135
232
110

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ---------- HUỲNH THỊ HÒA NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀO CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ NHA TRANG - NĂM 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ---------- HUỲNH THỊ HÒA NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀO CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN NHA TRANG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Hiển NHA TRANG - NĂM 2010 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam ñoan luận văn “Nghiên cứu ứng dụng kế toán quản trị vào Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn trong luận văn là số liệu thu thập tại Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang. Tôi xin chịu hoàn trách nhiệm về lời cam ñoan của mình. Tác giả luận văn Huỳnh Thị Hòa iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất ñến Cô TS. Nguyễn Thị Hiển cùng toàn thể quý Thầy, Cô của Trường Đại học Nha Trang ñã tận tình giảng dạy và giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian qua. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám ñốc, các ñồng nghiệp Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang, gia ñình và bạn bè ñã tạo ñiều kiện và hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Huỳnh Thị Hòa iv MỤC LỤC Trang Lời cam ñoan Lời cảm ơn Danh mục các bảng Danh mục các sơ ñồ Danh mục các ký hiệu chữ viết tắt Lời mở ñầu CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ --------------- 1 1.1 Vai trò của kế toán trong quản lý doanh nghiệp ------------------------------------------ 1 1.2 Theo mục ñích cung cấp thông tin, hệ thống kế toán trong doanh nghiệp ñược chia thành kế toán tài chính và kế toán quản trị ---------------------------------------- 3 1.2.1 Kế toán tài chính ---------------------------------------------------------------------- 3 1.2.2 Kế toán quản trị ----------------------------------------------------------------------- 6 1.2.3 Những ñiểm giống và khác nhau của kế toán tài chính và kế toán quản trị --------------------------------------------------------------------------- 10 1.3 Nội dung và các phương pháp kỹ thuật kế toán quản trị --------------------------------- 12 1.3.1 Nội dung của kế toán quản trị------------------------------------------------------- 12 1.3.2 Một số phương pháp kỹ thuật kế toán quản trị ----------------------------------- 17 1.4 Tổ chức công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp ----------------------------------- 21 1.4.1 Nội dung tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp --------------------- 21 1.4.2 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong doanh nghiệp --------------------------- 22 1.5 Kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất ở một số nước trên thế giới ------- 22 1.5.1 Kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Anh; Mỹ ---------------------- 22 1.5.2 Kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở một số nước Châu Âu------- 23 1.5.3 Kế toán quản trị ở Nhật -------------------------------------------------------------- 24 1.5.4 Kế toán quản trị ở Trung Quốc ----------------------------------------------------- 25 1.5.5 Kế toán trị ở ở một số nước khu vực Đông Nam Á ------------------------------ 26 1.5.6 Kế toán quản trị trong doanh nghiệp Việt Nam ---------------------------------- 26 v KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ----------------------------------------------------------------------- 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN NHA TRANG -------------------- 30 2.1 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty ----------------------------- 30 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ------------------------------------- 30 2.1.2 Nguyên tắc hoạt ñộng của công ty ------------------------------------------------- 30 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ các phòng ban --------- 30 2.1.4 Cơ cấu tổ chức sản xuất-------------------------------------------------------------- 36 2.2 Tình hình hoạt ñộng sản xuất – kinh doanh trong thời gian qua ------------------------ 40 2.2.1 Tình hình sản xuất – kinh doanh---------------------------------------------------- 40 2.2.2 Tình hình tài chính-------------------------------------------------------------------- 42 2.2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh -------------------------------------------------------- 44 2.2.4 Thuận lợi – khó khăn và chiến lược phát triển của công ty --------------------- 45 2.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty CP hải sản Nha Trang ---------------------------- 47 2.3.1 Sơ ñồ tổ chức bộ máy kế toán------------------------------------------------------- 47 2.3.2 Hình thức kế toán áp dụng tại ñơn vị ---------------------------------------------- 48 2.4 Thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty -------------------------------- 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ----------------------------------------------------------------------- 54 CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN NHA TRANG---------------------------------------------------------- 55 3.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty CP hải sản Nha Trang ------------------------------------------------------------------------------------ 55 3.2 Các quan ñiểm về tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty ------------------------ 56 3.3 Các nhân tố ảnh hưởng ñến việc tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty CP hải sản Nha Trang----------------------------------------------------------------------- 57 3.3.1 Đặc ñiểm sản xuất -------------------------------------------------------------------- 57 3.3.2 Tình hình nhân sự của công ty ------------------------------------------------------ 58 vi 3.3.3 Cơ sở hạ tầng thông tin của doanh nghiệp ---------------------------------------- 58 3.4 Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty CP hải sản Nha Trang ------------------ 59 3.4.1 Xác ñịnh những nội dung kế toán quản trị nên thực hiện tại công ty CP hải sản Nha Trang----------------------------------------------------------------------- 59 3.4.2 Tổ chức thực hiện nội dung kế toán quản trị tại công ty CP hải sản Nha Trang ------------------------------------------------------------------------------------ 59 3.5 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị ------------------------------------------------------------ 103 3.5.1 Cơ cấu tổ chức ------------------------------------------------------------------------ 103 3.5.2 Nguồn nhân lực phục vụ cho công tác kế toán quản trị ------------------------- 105 3.6 Ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán quản trị ------------------------------------ 105 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ----------------------------------------------------------------------- 107 KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------------------------------- 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Thống kê sản lượng và giá trị xuất khẩu năm 2008-2009 --------------------- 40 Bảng 2.2 Cơ cấu thị trường tiêu thụ năm 2008-2009 -------------------------------------- 41 Bảng 2.3 Bảng cân ñối kế toán năm 2008 – 2009 ------------------------------------------ 42 Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh năm 2008 – 2009 -------------------------------------------- 44 Bảng 2.5: Các chỉ số tài chính từ bảng cân ñối kế toán và Bảng Kết quả kinh doanh- 45 Bảng 2.6 Báo cáo tình hình vay VND Ngân hàng Đông Á ------------------------------- 49 Bảng 2.7 Báo cáo tình hình công nợ phải trả khách hàng --------------------------------- 50 Bảng 2.8 Báo cáo tình hình công nợ phải thu khách hàng -------------------------------- 50 Bảng 2.9 Kết quả kinh doanh tháng … năm …. ------------------------------------------- 51 Bảng 3.1 Bảng thống kê ñịnh mức ----------------------------------------------------------- 62 Bảng 3.2 Khái quát phân loại theo cách ứng xử của chi phí ------------------------------ 64 Bảng 3.3 Báo cáo tình hình thực hiện ñịnh mức chi phí nguyên vật liệu và phân tích các sai biệt về chi phí nguyên vật liệu-------------------------------------------------------- 68 Bảng 3.4 Báo cáo tình hình thực hiện ñịnh mức chi phí nhân công và phân tích các sai biệt về chi phí nhân công ------------------------------------------------------------------ 69 Bảng 3.5 Báo cáo tình hình thực hiện dự toán biến phí sản xuất chung và phân tích các sai biệt biến phí sản xuất chung --------------------------------------------------------- 70 Bảng 3.6 Báo cáo tình hình thực hiện dự toán ñịnh phí sản xuất chung và phân tích các sai biệt ñịnh phí sản xuất chung ---------------------------------------------------------- 70 Bảng 3.7 Phiếu báo thay ñổi ñịnh mức------------------------------------------------------- 71 Bảng 3.8 Báo cáo giá thành tổng hợp thành phẩm ----------------------------------------- 73 Bảng 3.9 Báo cáo bán hàng-------------------------------------------------------------------- 74 Bảng 3.10 Báo cáo tình hình thực hiện doanh thu ----------------------------------------- 75 Bảng 3.11 Sổ chi tiết bán hàng, kết quản --------------------------------------------------- 75 Bảng 3.12 Dự toán tiêu thụ ------------------------------------------------------------------- 87 Bảng 3.13 Dự toán sản xuất ------------------------------------------------------------------- 88 viii Bảng 3.14 Dự toán chi phí và cung ứng nguyên liệu, vật liệu trực tiếp ----------------- 89 Bảng 3.15 Dự toán thanh toán tiền mua nguyên liệu, vật liệu trực tiếp ----------------- 90 Bảng 3.16 Dự toán chi phí và cung ứng nhân công trực tiếp ----------------------------- 91 Bảng 3.17 Dự toán thanh toán lương và các khoản trích theo lương nhân công trực tiếp ------------------------------------------------------------------------------------------------ 92 Bảng 3.18 Dự toán chi phí sản xuất chung -------------------------------------------------- 93 Bảng 3.19 Dự toán chi phí bán hàng --------------------------------------------------------- 94 Bảng 3.20 Dự toán chi phí quản trị doanh nghiệp ------------------------------------------ 94 Bảng 3.21 Dự toán kết quả kinh doanh ------------------------------------------------------ 95 Bảng 3.22 Dự toán tiền mặt ------------------------------------------------------------------- 96 Bảng 3.23 Dự toán bảng cân ñối -------------------------------------------------------------- 98 Bảng 3.24 Sổ theo dõi tài sản cố ñịnh ------------------------------------------------------- 99 Bảng 3.25 Sổ theo dõi tăng – giảm TSCĐ--------------------------------------------------- 100 Bảng 3.26 Theo dõi sửa chữa TSCĐ --------------------------------------------------------- 100 Bảng 3.27 Theo dõi kho vật tư ---------------------------------------------------------------- 101 Bảng 3.28 Theo dõi kho thành phẩm--------------------------------------------------------- 102 Bảng 3.29 Báo cáo tình hình công nợ -------------------------------------------------------- 103 ix DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ ñồ 1.1: Quá trình ra quyết ñịnh và thông tin kế toán ----------------------------------- 2 Sơ ñồ 1.2: Chức năng kế toán ----------------------------------------------------------------- 2 Sơ ñồ 1.3 Quá trình thu thập và xử lý thông tin của báo cáo tài chính ------------------ 6 Sơ ñồ 1.4 Những ñiểm giống và khác nhau của kế toán tài chính và kế toán quản trị 10 Sơ ñồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý -------------------------------------------------- 32 Sơ ñồ 2.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất ----------------------------------------------------------- 36 Sơ ñồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán----------------------------------------------------------- 47 Sơ ñồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ----------------------- 48 Sơ ñồ 2.5: Quy trình công tác kế toán-------------------------------------------------------- 49 Sơ ñồ 3.1 Quy trình tập hợp chi phí giá thành sản xuất------------------------------------ 73 Sơ ñồ 3.2 Quá trình thu thập thông tin ra quyết ñịnh -------------------------------------- 80 Sơ ñồ 3.3 Sơ ñồ dự toán của doanh nghiệp-------------------------------------------------- 86 Sơ ñồ 3.4 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị tại Công ty CP hải sản Nha Trang -------- 104 x DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT BHTN BHXH BHYT CP GĐ HĐQT KPCĐ NCTT NVL PX SP SX TSCĐ Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Cổ phần Giám ñốc Hội ñồng quản trị Kinh phí công ñoàn Nhân công trực tiếp Nguyên vật liệu Phân xưởng Sản phẩm Sản xuất Tài sản cố ñịnh GMP Quy phạm sản xuất HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và ñiểm kiểm soát tới hạn SSOP Quy phạm vệ sinh xi LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của luận văn Việt Nam ñã gia nhập WTO, mở ra một sân chơi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam với nhiều cơ hội ñể mở rộng hoạt ñộng kinh doanh sang những thị trường mới, ñồng thời cũng ñứng trước những thách thức và sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Ai nắm thông tin nhanh, ra quyết ñịnh kịp thời, dự ñoán trước ñược tình hình biến ñộng của thị trường thì sẽ chiếm ưu thế. Để có ñược những ñiều này, ñòi hỏi nhà quản lý phải ñược cung cấp những thông tin nhanh chóng và chính xác. Những năm gần ñây, các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm rất nhiều về kế toán quản trị ñể nâng cao chất lượng quản lý. Lược sử về kế toán doanh nghiệp chứng minh kế toán quản trị tồn tại rất lâu trong hệ thống kế toán doanh nghiệp; tuy nhiên, kế toán quản trị chỉ mới ñược hệ thống hoá và phát triển một cách hệ thống về lý luận và thực tiễn ở những thập kỷ gần ñây trong các doanh nghiệp, ñặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô, sự tiến bộ nhất ñịnh về khoa học kỹ thuật, trình ñộ quản lý, ñiều kiện xử lý thông tin. Ở Việt Nam, kế toán quản trị cũng ñã xuất hiện, phát triển gắn liền với chính sách, chế ñộ kế toán áp dụng ở các doanh nghiệp; tuy nhiên, kế toán quản trị chỉ mới ñược ñề cập một cách hệ thống vào ñầu những năm 1990 trở về ñây và trở thành yêu cầu cấp bách trong xây dựng hệ thống thông tin kế toán vào ñầu những năm 2000 khi các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng quản lý ñể tăng năng lực cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa. Kế toán có thể phát huy ñầy ñủ các chức năng của mình chỉ khi nào doanh nghiệp có ñược một hệ thống kế toán hoàn chỉnh. Đó là hệ thống ñáp ứng yêu cầu thông tin không chỉ hướng vào các quá trình và sự kiện ñã xảy ra mà phải hướng ñến những diễn biến trong tương lai nhằm giúp nhà quản lý họach ñịnh, tổ chức ñiều hành kiểm soát và ñưa ra ñược những quyết ñịnh ñúng ñắn, phù hợp với các mục tiêu ñã xác lập. Hệ thống kế toán ñó phải bao gồm hai phân hệ là kế toán tài chính và kế toán quản trị. Kế toán quản trị có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Chế biến thủy sản là một trong những ngành ñang ñược Nhà nước quan tâm hỗ trợ nhằm phát triển chương trình kinh tế biển, khai thác về lợi thế biển của Việt Nam. Nhưng những năm gần ñây các doanh nghiệp hoạt ñộng trong lĩnh vực chế biển hải sản xuất khẩu gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu, công nghệ sản xuất, trình ñộ quản lý,…Tổ chức kế toán quản trị là ñiều kiện cần thiết ñể thúc ñẩy tốt hơn công tác quản lý, là công cụ hỗ trợ cho các nhà quản trị trong việc kiểm soát và ra quyết ñịnh. Triển khai ứng dụng nội dung của kế toán quản trị vào hoạt xii ñộng quản lý tại Công ty Cổ Phần Hải sản Nha Trang ñang là vấn ñề ñược ban giám ñốc công ty quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt ñộng và ñổi mới công tác kế toán tại doanh nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn ñề lý luận về kế toán quản trị. Phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán và kế toán quản trị tại Công ty Cổ Phần Hải sản Nha Trang. Nghiên cứu triển khai ứng dụng Kế toán quản trị vào Công ty Cổ Phần Hải sản Nha Trang là mục ñích chính mà ñề tài này tập trung giải quyết. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những nội dung kế toán quản trị áp dụng cụ thể tại Công ty Cổ Phần Hải sản Nha Trang - Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm - Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh - Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận - Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết ñịnh - Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh - Kế toán các khoản mục TSCĐ, Hàng tồn kho; Kế toán quản trị lao ñộng và tiền lương; Kế toán quản trị các khoản nợ. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, các phương pháp chung nghiên cứu khoa học ñã ñược áp dụng như: phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp tổng hợp, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp thống kê, lý thuyết ra quyết ñịnh,… 5. Bố cục luận văn Luận văn bao gồm các chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán quản trị Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán và kế toán quản trị tại Công ty Cổ Phần Hải sản Nha Trang. Chương 3: Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ Phần Hải sản Nha Trang. xiii CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1 Vai trò của kế toán trong quản lý doanh nghiệp Theo tinh thần của kế toán quốc tế, kế toán ñược ñịnh nghĩa là hệ thống thông tin và kiểm tra dùng ñể ño lường/phản ánh, xử lý và truyền ñạt những thông tin về tài chính, kết quả kinh doanh và các luồng tiền tạo ra của một ñơn vị kinh tế. Theo Luật kế toán của Việt Nam, ñịnh nghĩa kế toán ñược trình bày ở ñiều 4 như sau: Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao ñộng. Theo ñiều lệ tổ chức kế toán Nhà nước Việt Nam thì kế toán ñược xem là việc ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao ñộng, chủ yếu dưới hình thức giá trị ñể phản ánh kiểm tra tình hình vận ñộng của các loại tài sản, quá trình và kết quả sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn của Nhà nước, cũng như của từng tổ chức, xí nghiệp. Vậy kế toán thực hiện ba công việc cơ bản là ño lường, xử lý/ghi nhận và truyền ñạt/cung cấp thông tin ñịnh lượng về hiện trạng tài chính, kết quả kinh doanh và luồng tiền tạo ra trong một ñơn vị. Trong thực tiễn công tác kế toán thường ñược ñặt ra ba câu hỏi sau: Thứ nhất, kế toán ño lường cái gì? – Theo các ñịnh nghĩa, kế toán ño lường và phản ánh, xử lý các nghiệp vụ/giao dịch kinh tế - tài chính phát sinh trong quá trình hoạt ñộng của một ñơn vị. Thứ hai, kế toán phản ánh và xử lý các nghiệp vụ khi nào và như thế nào? Kế toán sử dụng các nguyên tắc, chuẩn mực, các phương pháp, công cụ kế toán ñể ghi chép, phản ánh tình trạng và những sự thay ñổi của các giao dịch và phân tích những ảnh hưởng của những sự thay ñổi này trên tài sản của ñơn vị. Thứ ba, kế toán truyền ñạt cung cấp thông tin bằng cách nào? – Chính bằng các báo cáo tài chính. Mục tiêu chính của kế toán là phân tích, giải trình và sử dụng thông tin. Trong doanh nghiệp cần rất nhiều dạng thông tin khác nhau, trong ñó hệ thống thông tin kế toán là một trong những bộ phận quan trọng vì nó giữ vai trò then chốt trong quản lý dữ kiện kinh tế. Nó là trung tâm tài chính của hệ thống thông tin quản trị giúp ban giám ñốc cũng như người ngoài doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quát về tổ chức của ñơn vị. Điểm hạn chế của kế toán là nó chỉ cung cấp ñược những thông tin ñịnh lượng mà thôi. Những gì không ñịnh lượng kế toán không phản ánh ñược. 1 Đặt mục tiêu Bước 1 Ra quyết ñịnh Bước 3 Xem xét phương án Bước 2 Thực hiện Bước 4 Báo cáo phản hồi Bước 5 Sơ ñồ 1.1: Quá trình ra quyết ñịnh và thông tin kế toán. Thông tin kế toán có vị trí ñặc biệt quan trọng trong tất cả các bước ra quyết ñịnh về kinh tế và kinh doanh bởi vì nó cung cấp những thông tin ñịnh lượng giúp lượng hóa các mục tiêu ñặt ra (bước 1), lượng hóa việc phối hợp các nguồn lực sẵn có của tổ chức ñể tạo thành các phương án khác nhau (bước 2), trên cơ sở ñó có thể lựa chọn ñược phương án tối ưu trong sử dụng nguồn lực của tổ chức (bước 3). Một khi các quyết ñịnh ñã ñược ñưa ra, tiếp theo sẽ là việc thực hiện phương án ñã lựa chọn (bước 4) và sau cùng là việc lượng hóa kết quả của việc thực hiện phương án nhằm ñối chiếu với mục tiêu ñặt ra, lượng hóa mức ñộ ñạt ñược mục tiêu ñến ñâu (bước 5). Chức năng kế toán không chỉ dừng ở mức ñộ ghi chép và lưu giữ các dữ liệu tài chính, mà ñiều quan trọng hơn là phải thiết lập một hệ thông tin cho quản lý, làm cho các thông tin có ích cho các quyết ñịnh kinh tế ñối với người sử dụng thông tin của kế toán cung cấp. Các quyết ñịnh kinh tế của người quản lý làm cho hoạt ñộng kinh doanh tiến hành liên tục và theo ñó các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán lại thu nhận, xử lý và cung cấp trở lại cho người ra quyết ñịnh ñể kiểm soát và quản lý chúng. Như vậy, nó tạo thành một hệ thống thông tin khép kín và có tính kiểm soát lẫn nhau. Các hoạt ñộng kinh doanh NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH Phản ánh (thu nhận) Ghi chép dữ liệu Xử lý Phân loại sắp xếp Thông tin cung cấp Báo cáo truyền tin Sơ ñồ 1.2: Chức năng kế toán Vai trò quan trọng của kế toán trong quản lý kinh doanh ñược thể hiện qua các ñiểm sau: Kế toán là một phân hệ thông tin kinh tế quan trọng cấu thành nên hệ thống thông tin kinh tế của doanh nghiệp thông qua việc thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ những thông tin về các hoạt ñộng kinh tế, tài chính xảy ra trong doanh nghiệp với ñặc ñiểm riêng có của thông tin kế toán. 2 Kế toán là công cụ quan trọng phục vụ cho công tác ñiều hành, quản lý các hoạt ñộng sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Thực tế ñã chứng minh, các nhà quản lý, các nhà ñầu tư, các chủ doanh nghiệp,… muốn ñiều hành, quản lý hoặc có những quyết ñịnh liên quan ñến doanh nghiệp thì nhất thiết phải nắm ñược những thông tin về kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Những thông tin ñó có thể lấy ñược từ nhiều nguồn khác nhau, song có thể khẳng ñịnh rằng chỉ những thông tin do kế toán cung cấp thì mới ñáp ứng ñầy ñủ những yêu cầu ñặt ra của quản lý. Như vậy, kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính, nó có vai trò tích cực phục vụ cho việc quản lý, ñiều hành và kiểm soát các hoạt ñộng kinh tế. 1.2 Theo mục ñích cung cấp thông tin, hệ thống kế toán trong doanh nghiệp ñược chia thành kế toán tài chính và kế toán quản trị Trong nền kinh tế thị trường, những chủ thể tham gia vào hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có lợi ích kinh tế, quyền hạn, trách nhiệm, quan hệ khác nhau dẫn ñến hình thành những nhu cầu thông tin khác nhau về hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ñó là nhu cầu thông tin của nhóm ñối tượng bên ngoài doanh nghiệp và nhu cầu thông tin của nhóm ñối tượng bên trong doanh nghiệp. Từ ñó, trong nền kinh tế thị trường, hệ thống kế toán doanh nghiệp phải có hai bộ phận chuyên môn ñể ñáp ứng nhu cầu thông tin của hai nhóm ñối tượng khác nhau. Đó chính là kế toán tài chính và kế toán quản trị. 1.2.1 Kế toán tài chính a. Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán tài chính  Trên thế giới Các bản ghi kế toán ñã xuất hiện từ năm 8500 trước công nguyên ở Trung Á, viết bằng ñất sét thể hiện các hàng hóa như bánh mì, dê, quần áo… bản ghi này ñược gọi là bullae, một dạng hóa ñơn ngày nay. Bullae ñược gửi cùng với hàng hóa nhằm giúp người nhận kiểm tra lại chất lượng và giá cả của số hàng mình nhận ñược. Lúc này vẫn chưa có hệ số ñếm khác nhau. Đến năm 850 trước công nguyên, hệ số ñếm Hindus – Arabic ra ñời và ñược sử dụng cho ñến ngày nay. Việc giữ các bản ghi vẫn chưa ñược hình thức hóa cho ñến mãi thế kỷ 13, xuất phát từ các giao dịch kinh doanh và ngân hàng tại Florence, Venice và Genoa. Tuy nhiên, các tài khoản không thực sự thể hiện ñược bản chất nghiệp vụ giao dịch và hiếm khi cân ñối. 3 Phải ñến năm 1299 con người mới phát hiện hệ thống thông tin tài chính gồm tất cả các yếu tố cấu thành của hệ thống kế toán kép và vào năm 1494, Luca Pacioli tác giả cuốn Summa, hệ thống kế toán kép mới ñược miêu tả một cách cụ thể và rõ nét. Sau ñó 377 năm, Josial Wedwood là người ñầu tiên hoàn thiện hệ thống kế toán giá thành. Hệ thống kế toán từ ñó ñã ngày càng ñược hoàn chỉnh hơn với việc hoàn thiện hệ thống kế toán giá thành hiện ñại của Donaldson Brown – Giám ñốc ñiều hành của General Motor. Hiện nay trên thế giới ñã có một tổ chức riêng ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế. Tổ chức thiết lập chuẩn mực kế toán quốc tế gồm Tổ chức Ủy Ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASCF), Hội ñồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), Hội ñồng cố vấn chuẩn mực (SAC), Hội ñồng hướng dẫn báo cáo tài chính quốc tế (IFRIC)  Tại Việt Nam Tại Việt Nam, hệ thống tài chính kế toán ñã phát triển qua ba giai ñoạn chính: - Trước những năm 1990: ñây là giai ñoạn mà nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế bao cấp, các thành phần kinh tế chỉ có quốc doanh, tập thể và cá thể mà giữ thành phần chủ ñạo là thành phần kinh tế quốc doanh và không có các hoạt ñộng thương mại buôn bán tự do trên thị trường. Do ñặc ñiểm này mà hoạt ñộng của các kế toán viên chủ yếu tuân thủ theo nội quy, quy ñịnh của Bộ Tài Chính – Cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm quản lý tài sản xã hội chủ nghĩa. - Từ năm 1991-1994: ñất nước ta chuyển ñổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Sự xuất hiện của nền kinh tế nhiều thành phần ñã tác ñộng ñến bản chất và ñặc thù của nghề kế toán. Nhiều thuật ngữ trong lĩnh vực kế toán ra ñời như khái niệm lãi, lỗ, lợi nhuận…mà ñối với nhiều kế toán viên chỉ quen làm trong nền kinh tế bao cấp là khá trừu tượng và khó hiểu. - Giai ñoạn từ 1995 ñến 2006 chính là thời gian mà hệ thống tài chính kế toán nước ta có những bước phát triển cao nhất và hoàn thiện nhất. Đặc biệt là từ năm 1995 ñến nay, hệ thống kế toán tài chính nước ta ñã hình thành và phát triển lĩnh vực kiểm toán. Sự phát triển vượt bậc này ñánh dấu bởi sự ra ñời của Luật Kế toán Việt Nam do quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 3 thông qua cũng như các chuẩn mực về kế toán tài chính riêng của Việt Nam ñã ñược ban hành. Kế toán tài chính tại Việt Nam không còn phát triển một cách ñơn lẻ tự phát nội bộ mà ñã có hệ thống và liên kết với thế giới. Đánh dấu bước phát triển quan trọng này là vào năm 1996 Hội Kế Toán Việt Nam (VAA) ra ñời và trở thành thành viên của Liên Đoàn Kế Toán quốc tế (IFAC) cũng như là thành viên của Liên ñoàn kế toán các nước ASEAN (AFA). 4 Hệ thống kế toán Việt Nam, với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế - tài chính quan trọng nhất ñã ñược thiết kế, xây dựng mới và ban hành chính thức áp dụng từ ngày 1/1/1996 ñối với mọi loại hình doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế. Đó chính là hệ thống kế toán ñược ban hành theo Quyết ñịnh 1141TC/CĐKT ngày 1/1/1995 của Bộ Tài Chính. Để ñáp ứng yêu cầu cơ chế quản lý kinh tế thị trường ở nước ta, hệ thống kế toán theo Quyết ñịnh 1141TC/CĐKT ñã ñược cải cách triệt ñể, dựa trên cơ sở vận dụng có chọn lọc các nguyên tắc, chuẩn mực và thông lệ phổ biến của các nước có nền kinh tế phát triển. Việc cải cách ñược tiến hành ở tất cả các nội dung cấu thành hệ thống kế toán ñó là hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán và hệ thống báo cáo tài chính. - Từ 2006 ñến nay, hệ thống kế toán mới ñược ban hành theo quyết ñịnh số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính thay thế cho Quyết ñịnh 1141TC/CĐKT ñể phù hợp với các chuẩn mực kế toán ñã ñược ban hành. b. Khái niệm Kế toán tài chính là một hệ thống kế toán phản ánh toàn bộ tài sản, vật tư tiền vốn, tình hình mua bán, chi phí, thu nhập, công nợ và tính kết quả ở dạng tổng quát của doanh nghiệp. Số liệu của kế toán tài chính dùng ñể lập bảng cân ñối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh từng thời kỳ và các báo cáo tài chính khác. Kế toán tài chính nhằm cung cấp những thông tin kinh tế mà ngoài việc sử dụng cho nội bộ, còn ñược cung cấp cho các ñối tượng bên ngoài doanh nghiệp như: các nhà ñầu tư, các bên có quan hệ mua bán hàng hóa, cơ quan quản lý Nhà nước (Thuế, tài chính, các cơ quan kiểm tra,….) c. Chức năng của kế toán tài chính Theo dõi có hệ thống tình hình hiện có và sự biến ñộng của các tài sản và sự hình thành tài sản, tổng chi phí, thu nhập, kết quả và phân phối kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Theo dõi và cung cấp thông tin về tình hình tài sản, tình hình mua bán và các khoản công nợ của doanh nghiệp, cung cấp nguồn thông tin ñể lập bảng cân ñối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và các báo cáo tài chính khác của doanh nghiệp. Cung cấp thông tin cho việc xác ñịnh thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước theo luật ñịnh. Là ñối tượng của các hoạt ñộng kiểm tra. d. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán tài chính 5 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán rất ña dạng, nhất là khi doanh nghiệp hoạt ñộng trong môi trường cạnh tranh của kinh tế thị trường. Những ñối tượng chủ yếu có thể kể ra ñây bao gồm: Những người sở hữu doanh nghiệp: thông qua phân tích tình hình thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp giúp họ có thể ñưa ra ñược những quyết ñịnh quan trọng sáng suốt là tiếp tục hay từ bỏ quyền sở hữu. Các nhà tín dụng của doanh nghiệp: cũng thông qua bức tranh phản ánh của kế toán mà giúp họ có quyết ñịnh nên hay không nên tiếp tục mở rộng quan hệ tín dụng với doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý của Nhà nước: thông qua hệ thống báo cáo tài chính kế toán giúp họ kiểm tra, xem xét doanh nghiệp có tuân thủ, chấp hành những quy ñịnh, luật lệ của Nhà nước không. Chọn lọc và ghi chép số liệu ñể cung cấp dữ liệu thông tin về hoạt ñộng, quá khứ và hiện trạng của doanh nghiệp Báo cáo tài chính gồm: 1. Bảng cân ñối kế toán 2. Báo cáo kết quả kinh Phân tích doanh số liệu 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 4. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Sơ ñồ 1.3 Quá trình thu thập và xử lý thông tin của báo cáo tài chính Những người làm công: giúp họ có ñược những thông tin ñể trao ñổi, bàn bạc thỏa thuận về hợp ñồng lao ñộng với doanh nghiệp. Khách hàng của công ty: giúp họ xác ñịnh mối quan hệ với doanh nghiệp và quyết ñịnh về những mối quan hệ trong tương lai. Cuối cùng là các nhà ñầu tư, các cổ ñông: những thông tin về tài chính là phần hữu cơ không thể tách rời khi phân tích về năng lực hoạt ñộng của doanh nghiệp. Thông qua ñó giúp họ quyết ñịnh có tiếp tục ñầu tư vào doanh nghiệp nữa hay không. Hệ thống thông tin trong các báo cáo tài chính ñược trình bày theo cùng một khuôn dạng qua các năm và theo một quy chuẩn nhất ñịnh, ñiều này giúp cho người sử dụng có thể tin cậy vào thông tin trong các báo cáo. 1.2.2 Kế toán quản trị a. Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán quản trị  Trên thế giới 6 Kế toán quản trị bắt nguồn từ kế toán chi phí, xuất hiện từ khoảng năm 1850 trong ngành dệt và ngành ñường sắt ở Mỹ. Lúc bấy giờ, kế toán chi phí có nhiệm vụ cung cấp các thông tin về chi phí ñể phục vụ cho việc kiểm soát và lập kế hoạch nội bộ. Sau ñó, kế toán chi phí phát triển mạnh mẽ trong các ngành: thuốc lá, hóa chất… và trở thành một công cụ quản lý hữu hiệu. Kế toán chi phí càng trở nên quan trọng hơn cùng với quá trình phát triển kinh tế và giao thương ngày một mở rộng trên thế giới. Tuy nhiên, nhu cầu quản lý ngày càng ñòi hỏi phải có những công cụ quản lý hiệu quả hơn, từ ñó thúc ñẩy sự ñổi mới của kế toán chi phí. Kế toán quản trị ra ñời từ nền tảng là kế toán chi phí truyền thống, cộng với những thay ñổi nhằm ñáp ứng tốt hơn nhu cầu quản lý. Trong giai ñoạn này, kế toán quản trị ñược xem là một hoạt ñộng ñơn thuần mang tính chất kỹ thuật nhằm ñạt ñược các mục tiêu của tổ chức. Vào những năm 1960, tài liệu chính thức ñầu tiên về kế toán quản trị ñược áp dụng cho những mô hình ñịnh lượng trong nhiều vấn ñề kiểm soát và lập kế hoạch như: phân tích hồi quy, phương trình tuyến tính và không tuyến tính, lý thuyết xác suất, lý thuyết ra quyết ñịnh… Bước sang thập kỷ 70-80, kế toán quản trị phát triển mạnh mẽ trên thế giới, ñặc biệt là ở Mỹ. Các kỹ thuật mới ñược áp dụng như: xác ñịnh ñịnh phí, biến phí, dự toán lợi nhuận, dự toán tiêu thụ, phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận, các quyết ñịnh nên tiếp tục sản xuất hay nên mua ngoài, phân bổ chi phí cho sản phẩm, phân tích nguyên nhân sai lệch chi phí thực tế so với chi phí kế hoạch. Được xem là một ngành ñộc lập, kế toán quản trị có hiệp hội ngành nghề riêng của mình. Viện kế toán quản trị IMA là tổ chức chuyên nghiệp dành riêng cho kế toán quản trị và quản trị tài chính. Hiện tại, tổ chức này có hơn 67.000 hội viên trên toàn thế giới. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận, có chức năng ñào tạo, huấn luyện, cấp phép hành nghề cho những cá nhân có nhu cầu. Trình ñộ quản trị ngày càng ñược nâng cao, do ñó kế toán quản trị cũng không ngừng ñược ñổi mới. Gần ñây có một số công cụ mới ñược nghiên cứu và ñưa vào ứng dụng, tuy nhiên các kỹ thuật, công cụ truyền thống của kế toán quản trị vẫn còn phát huy tác dụng và ñang ñược ñông ñảo các doanh nghiệp áp dụng vào quá trình quản lý của mình.  Tại Việt Nam Quá trình phát triển của kế toán quản trị ñã trải qua bốn giai ñoạn ñáng ghi nhận: - Giai ñoạn từ 1995 trở về trước: Với cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, toàn bộ hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ñều theo chỉ 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất