Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gmpls trên mạng ngn của hanoitelecom...

Tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gmpls trên mạng ngn của hanoitelecom

.PDF
25
18621
72

Mô tả:

1 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Bùi Xuân Hùng NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GMPLS TRÊN MẠNG NGN CỦA HANOITELECOM Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử Mã số: 60.52.70 Người hướng dẫn khoa học: TS VŨ TUẤN LÂM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2012 2 LỜI NÓI ĐẦU Lưu lượng Internet đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng, sự ra đời của các dịch vụ truyền thông đa phương tiện đặt ra các yêu cầu khắt khe hơn cho công nghệ mạng, như là tốc độ cao, băng thông rộng, dung lượng lớn. Các công nghệ mạng hiện thời đã dần bộc lộ ra những yếu điểm trong việc đáp ứng các yêu cầu này. Chính vì vậy, cần phải có giải pháp kỹ thuật tốt hơn để đáp ứng sự bùng nổ của lưu lượng Internet và tính đa dạng của các loại hình dịch vụ. Một giải pháp mạng viễn thông có khả năng linh hoạt cao, tốc độ truyền dẫn lớn, băng thông rộng, đa dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu trao đổi thông tin của xã hội hiện tại và tương lai, đó là mạng thế hệ mới - NGN (Next Generation Network). Xu hướng phát triển mạng NGN là hướng tới một kiến trúc mạng đơn giản và hiệu quả, trong đó lớp truyền tải là một mạng toàn quang với giải pháp truyền tải là IP trên quang. Một thành phần không thể thiếu trong mạng toàn quang đó là thành phần quản lý và điều khiển quang. Hạt nhân của thành phần này là công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát GMPLS (Generalized Multiprotocol Label Switching), công nghệ phát triển từ công nghệ MPLS (Multiprotocol Label Switching). GMPLS là sự mở rộng của MPLS nhằm hướng tới mảng điều khiển quang cho mạng quang. GMPLS tập hợp các tiêu chuẩn với một giao thức báo hiệu chung cho phép phối hợp hoạt động, trao đổi thông tin giữa lớp truyền tải và lớp số liệu. Nó mở rộng khả năng định tuyến lớp số liệu 3 đến mạng quang. GMPLS có thể cho phép mạng truyền tải và mạng số liệu hoạt động như một mạng đồng nhất HanoiTelecom là một trong những công ty Viễn thông lớn ở Việt Nam, hiện đang triển khai cung cấp các dịch vụ di động ( Mạng Vietnamobile 092), truyền dẫn liên tỉnh, quốc tế, dịch vụ Internet, VoIP…Việc xây dựng một mạng viễn thông có khả năng hội tụ giữa các dịch vụ và có thể cung cấp băng thông lớn, đa dịch vụ …là vô cùng cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp viễn thông hiện nay. Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp là “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GMPLS trên mạng NGN của HanoiTelecom”. Luận văn gồm 3 chương Chương 1: Công nghệ GMPLS. Chương 2: Các phương án ứng dụng GMPLS cho mạng truyền tải NGN. Chương này đưa ra các mô hình cụ áp dụng công nghệ GMPLS cho mạng lõi cũng như mạng metro và đưa ra được những ưu nhược điểm cụ thể của từng mô hình Chương 3: Ứng dụng GMPLS cho mạng truyền tải NGN HanoiTelecom. Nội dung chương này tập trung xem xét hiện trạng mạng truyền tải Hanoitelecom và đưa ra một số phương án ứng dụng GMPLS áp dụng cho mạng NGN HanoiTelecom. 4 CHƯƠNG 1. CÔNG NGHỆ GMPLS 1.1 Xu hướng phát triển công nghệ truyền tải quang Xu hướng phát triển của mạng của thế hệ kế tiếp NGN là từng bước thay thế hoặc chuyển lưu lượng mạng sử dụng công nghệ TDM sang mạng sử dụng công nghệ chuyển mạch gói. Để giải quyết những khó khăn hiện nay của mạng truyền tải được xây dựng trên nền SONET/SDH, đáp ứng những nhu cầu về phát triển dịch vụ, các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng mạng đã tìm kiếm những giải pháp công nghệ tiên tiến để xây dựng thế hệ mạng mới, có khả năng tích hợp đa dịch vụ trên một cơ sở hạ tầng mạng duy nhất. Xu hướng các công nghệ được lựa chọn áp dụng để xây dựng mạng truyền tải quang thế hệ mới chủ yếu tập trung vào các loại công nghệ chính, đó là: SONET/SDHNGEthernet/Giagabit Ethernet (GE), RPR, WDM, IP, Chuyển mạch kết nối MPLS/GMPLS, các nhà khai thác mạng có xu hướng kết hợp một số loại công nghệ trên cùng một mạng của họ. 1.2 Tổng quan công nghệ GMPLS Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát GMPLS (Generalized Multiprotocol Labed Switching là bước phát triển theo của công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS (Multiprotocol Labed Switching). GMPLS thực chất là sự mở rộng chức năng điều khiển của mạng MPLS, nó cho phép kiến tạo mặt phẳng điểu khiển quản lý thống nhất không chỉ ở lớp mạng mà còn thực hiện đối với các lớp ứng dụng, 5 truyền dẫn và lớp vật lý. Việc kiến tạo một mặt phẳng điều khiển thống nhất đối với các lớp mạng hứa hẹn khả năng tạo ra một mạng đơn giản về điều hành và quản lý, cho phép cung cấp các kết nối từ đầu cuối tới đầu, quản lý tài nguyên mạng một cách hoàn toàn tự động và cung cấp các mức chất lượng dịch vụ (QoS) khác nhau các ứng dụng trên mạng. Một trong những yếu tố kinh tế nổi bật của GMPLS đó là nó có chức năng tự động quản lý tài nguyên mạng và cung ứng kết nối truyền tải lưu lượng khách hàng từ đầu cuối tới đầu. Công nghệ GMPLS cho phép các nút mạng tự động cung cấp các kết nối theo yêu cầu do vậy giá thành chi phí cung cấp kết nối cũng như giá thành quản lý bảo dưỡng giảm đi rất nhiều, thời gian cung ứng kết nối cung cấp dịch vụ giảm đi rất nhiều so với phương pháp truyền thống. 1.3 Các đặc tính của GMPLS - Tính chuyển hướng đa dạng - Tính năng chuyển tiếp đa dạng - Cấu hình - Tính cân đối (Scalability) - Độ tin cậy (Reliability) 1.4 Một số giao thức của GMPLS Sự thể hiện chuyển đổi từ MPLS sang GMPLS đó là các giao thức mở rộng cho chức năng báo hiệu (RSVP–TE, CR– LDP) và chức năng định tuyến (OSPF–TE, IS–IS–TE). Những giao thức mở rộng này là sự bổ sung thêm các chức năng cho cac phần tử mạng TDM/SDH và mạng truyền tải quang nói chung. Một giao thức mới đó là giao thức quản lý đường LMP đã được xây dựng để thực hiện quản lý và duy trì tình trạng 6 điều khiển cũng như trình trạng truyền tải lưu lượng giữa hai nút kế cận trong mạng GMPLS.LMP là một giao thức thực hiện trên IP, nó bao gồm các chức năng thực hiện RSVP-TE và CR-LDP. Trong GMPLS, cấu trúc ngăn giao thức cho chức năng định tuyến IS–IS–TE cũng tương tự như đối với chức năng định tuyến OSPF–TE, chỉ có một điểm khác đó là thay lớp định tuyến IP bằng chức lớp định tuyến phi kết nối CLNP (Connectionless Network Protocol) sử dụng để truyền tải thông tin theo giao thức IS–IS-TE. 1.5 Định tuyến trong mạng GMPLS Chức năng định tuyến trong mạng GMPLS được mở rộng từ các chức năng của MPLS, các giao thức định tuyến chính được sử dụng là OSPF-TE, IS-IS-TE. Trong phần đồ án này chỉ giới thiệu đến giao thức định tuyến OSPF-TE là giao thức tự động xác định cấu hình tô-pô mạng, thông báo tài nguyên khả dụng. Các điểm chủ yếu của các giao thức này đó là: thông báo về loại hình bảo vệ đường (1+1, 1:1, không bảo vệ hoặc lưu lượng phụ, thực hiện tìm đường để nâng cao khả năng xác định tuyến thông mà không cần phải thực hiện các giao thức định tuyến trên cơ sở địa chỉ IP. 1.6 Công nghệ GMPLS cho quản lý điều khiển truyền tải SDH trong mạng NGN GMPLS là sự phát triển tiếp theo của MPLS với những chức năng mở rộng. Ngoài chức năng cung cấp các giao diện chuyển mạch dữ liệu gói (PSC) như MPLS đã thực hiện, GMPLS cung cấp thêm giao diện chuyển mạch cho 4 loại hình khác như mô đó là: chuyển mạch lớp 2 (L2SC), chuyển mạch khung thời gian (TDM), chuyển mạch bước 7 sóng (LSC), chuyển mạch sợi quang (FSC). Tài liệu RFC3471 đã mô tả tổng quan các chức năng báo hiệu mở rộng để hỗ trợ các phương thức chuyển mạch mới nói trên. Tài liệu RFC3473 đã mô tả khuôn dạng bant tin báo hiệu và các cơ chế hoạt động cụ thể của giao thức báo hiệu RSVP-TE hỗ trợ cho 5 loại hình cung cấp giao diện chuyển mạch trong mạng GMPLS. Phần này sẽ trình bày chi tiết phần thực hiện cụ thể những chức năng quản lý điều khiển mở rộng cho mạng SDH. Kết luận chương Nội dung nghiên cứu ở chương này nhầm thực hiện các nghiên cứu về công nghệ GMPLS, tìm hiểu các vấn đề kỹ thuật thực hiện công nghệ GMPLS và chủ yếu đi sâu về nghiên cứu các đặc tính của công nghệ như tính chuyển hướng đa dạng, tính chuyển tiếp đa dạng, tính cân đối Trong chương này chúng ta cũng tiến hành nghiên cứu báo hiệu trong GMPLS nhằm hiểu được cơ chế báo hiệu, cơ chế báo lỗi, cơ chế điều khiển, cũng như một số giao thức quan trọng về định tuyến, ứng dụng GPMLS cho quản lý điều khiển truyền tải SDH nhằm cho chúng ta hiểu một cách cụ thể hơn về công nghệ GMPLS. CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG GMPLS CHO MẠNG TRUYỀN TẢI NGN 2.1 Tình hình xây dựng tiêu chuẩn GMPLS trên thế giới 8 Về việc xây dựng tiêu chuẩn công nghệ GMPLS, có nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức nghiên cứu đặc biệt về kỹ thuật mạng liên kết IETF, Tổ chức diễn đàn mạng quang liên kết OIF, Tổ chức tiêu chuẩn viễn thông quốc tế ITU-T Về tình hình triển khai công nghệ GMPLS của các nước trên thế giới có các dự án quan trọng sau: Dự án MUPPED (châu Âu), Dự án NOBEL (châu Âu), Dự án GARDEN (châu Âu, Bắc Mỹ và Hàn Quốc), Dự án thử nghiệm mạng GMPLS của hãng KDDI (Nhật bản), Dự án 3TNET (Trung Quốc), Dự án của NTT 2.2 Phương án triển khai mạng GMPLS theo mô hình chồng lấn 2.2.1 Phương án triển khai mạng trục GMPLS Mạng đường trục tổ chức theo mô hình chồng lấn về cấu trúc tô-pô mạng vẫn dựa trên cơ sở mạng đường trục hiện tại (hình 2.1). Theo đó mạng sẽ bao gồm 3 nút trục chính đó là nút trục Hà Nội, nút Đà Nẵng và nút Tp. Hồ Chí Minh. Tại mỗi một nút đường trục này sẽ đặt một thiết bị chuyển mạch quang OXC có chức năng GMPLS các nút OXC này đấu chéo nhau thông qua hệ thống truyền dẫn quang DWDM để thực hiện chuyển mạch bước sóng mang các tín hiệu với tốc độ có thể đạt tới tốc độ của STM 16/64 hoặc 10Gbit Ethernet. Tại các nút mạng trục này còn đặt các bộ định tuyến đường trục (Router trục), các bộ định tuyến này kết nối với các chuyển mạch OXC tại nút tương ứng. Các thiết bị Router trục sử dụng để kết nối các mạng cấp tương ứng hoặc kết nối với mạng cung cấp các loại hình dịch vụ/ công nghệ khác nhau, chẳng hạn như kết nối với các mạng PSTN, xDSL, PLMN, MAN khu vực với sự đa dạng về công nghệ như TDM, ATM, 9 Ethernet, MPLS…. Hình 2.1. Tổ chức mạng GMPLS đường trục theo mô hình Overlay 2.2.2 Phương án triển khai mạng GMPLS Metro Mạng Metro tổ chức theo mô hình chồng lấn về cấu trúc phân lớp mạng vẫn dựa trên cơ sở cấu trúc phân lớp mạng Metro bao gồm 2 lớp mạng: Lớp mạng lõi (Metro Core) và lớp mạng truy nhập (Access Metro) như hình 2.2 Mạng truyền tải quang của phân lớp mạng lõi Metro và mạng truy nhập Metro bao gồm các phần tử SDH-NG/MSTP hoặc các phần tử OXC kết nối với nhau thông qua các giao diện I-NNI. Ranh giới giữa hai lớp mạng này được kết nối với nhau thông qua các giao diện E-NNI. Và như vậy, mặt phẳng điều khiển quản lý của mạng truyền tải quang và các Router biên là một mặt phẳng thống nhất theo công nghệ GMPLS. Các giao diện vật lý kết nối thuộc mạng truyền tải có thể là các giao diện STMn, giao diện FE (100 Mbit/s), GE (1/10 Gbit/s) hoặc cũng có 10 thể là các giao diện với tốc độ luồng VC-n đơn lẻ hoặc chuỗi liên kết luồng (VC Concatenation) để cung cấp các kênh truyền tải với nhiều tốc độ khác nhau. Hình 2.2. Tổ chức mạng GMPLS Metro theo mô hình Overlay 2.3 Phương án triển khai mạng GMPLS theo mô hình ngang hàng 2.3.1 Phương án triển khai mạng trục GMPLS Về cơ bản cấu trúc kết nối của mô hình mạng ngang hàng tương tự như mô hình mạng chồng lấn. Chỉ có một khác biệt đó là các Router trục kết nối với các OXC theo cơ chế ngang hàng (hình 2.3). Có nghĩa là các OXC coi các Router trục có chức năng hoạt động giống như các OXC và ngược lại, các Router trục coi các OXC có các chức năng hoạt động giống như các Router trục khác. Trong trường hợp này mặt điều khiển và quản lý giữa OXC và Router trục là thống nhất. Các Router trục hiểu rõ cấu trúc tô-pô và có khả năng sử dụng tài nguyên của mạng truyền tải quang và ngược lại, các OXC hiểu rõ cấu trúc tô-pô của mạng định tuyến Router và có khả năng sử dụng tài nguyên trong mạng định tuyến Router. 11 Hình 2.3. Tổ chức mạng GMPLS đường trục mô hình Peer 2.3.2 Phương án triển khai mạng metro Về cơ bản cấu trúc kết nối của mô hình mạng ngang hàng trong mạng GMPLS Metro cũng tương tự như tương tự như mô hình mạng ngang hàng áp dụng cho đường trục như hình 2.4. Các phần tử mạng bao gồm các Router và các OXC kết nối không phân biệt với nhau theo một giao thức thống nhất là các giao thức báo hiệu, định tuyến và điều khiển quản lý GMPLS. Tuy nhiên, trong một phạm vi phân lớp mạng (như là trong phân lớp mạng truy nhập hoặc mạng lõi có thể cần kết nối định tuyến và quản lý bên trong (thông qua các giao diện I-NNI). Với phương án triển khai mạng ngang hàng cho mạng GMPLS Metro chúng ta có được một mạng có mặt phẳng điều khiển quản lý thống nhất theo bộ giao thức GMPLS của IETF và mô hình kiến trúc mạng ASON/ G.8080 do ITU-T đề xuất. 12 Hình 2.4. Tổ chức mạng GMPLS Metro theo mô hình Peer 2.4 Phương án triển khai mạng GMPLS theo mô hình lai ghép 2.4.1 Phương án triển khai mạng trục GMPLS Phương án triển khai mạng đường trục theo mô hình lai ghép là sự kết hợp giữa phương án triển khai theo mô hình chồng lấn và mô hình ngang hàng (hình 2.5). Theo phương án này thì giữa phạm vi mạng trên cơ sở công nghệ IP/MPLS và mạng OXC sẽ có một thiết bị định tuyến có thể kết nối với mạng truyền tải quang theo mô hình ngang hàng đồng thời là phần tử đóng vai trò định tuyến trong mạng IP/MPLS và được gọi là thiết bị định tuyến ranh giới (Border Router). Thiết bị định tuyến như vừa có thể thực hiện chức năng định tuyến trong mạng truyền tải quang (quản lý cấu trúc tô-pô mạng quang) vừa có chức năng định tuyến trong mạng IP/MPLS. Theo phương án này, mặt phẳng quản lý và điều khiển giữa mạng IP/MPLS và mạng truyền tải quang OXC là tách biệt riêng rẽ, không có sự trao đổi thông tin định tuyến, báo hiệu và điều khiển giữa hai mặt điều khiển quản lý này. 13 Hình 2.5. Tổ chức mạng GMPLS đường trục theo mô hình lai ghép 2.4.2 Phương án triển khai mạng GMPLS Metro Phương án triển khai mạng GMPLS Metro theo mô hình lai ghép cũng tương tự như triển khai mạng GMPLS đường trục theo mô hình lai ghép. Điểm khác biệt ở đây là phạm vi mạng GMPLS bao gồm các phần tử mạng truyền tải quang của cả hai phân lớp mạng truy nhập và mạng lõi Metro và tới các Router cổng đóng vai trò cổng liên kết giữa phạm vi mạng truyền tải quang GMPLS và mạng định tuyến IP/MPLS (Border Router). Trong mô hình này (hình 3.6) các Router cổng sẽ thực hiện hai chức năng, đối với phạm vi mạng GMPLS nó sẽ hoạt động như một phần tử mạng GMPLS và kết nối với các phần tử mạng GMPLS khác thông qua giao 14 diện NNI (I-NNI hoặc E-NNI) để thực hiện các chức năng quản lý, điều khiển và định tuyến trong mạng GMPLS. Đối với phạm vi mạng IP/MPLS nó sẽ thực hiện chức năng quản lý, điều khiển và định tuyến thông qua các giao thức áp dụng cho mạng IP/MPLS. Mặt phẳng quản lý và điều khiển giữa mạng IP/MPLS và mạng GMPLS là tách biệt riêng rẽ, không có sự trao đổi thông tin định tuyến, báo hiệu và điều khiển giữa hai mặt điều khiển quản lý này. Hình 2.6. Tổ chức mạng GMPLS Metro theo mô hình lai ghép Kết luận chương Chương này đưa ra các mô hình cụ áp dụng công nghệ GMPLS cho mạng lõi cũng như mạng vùng và đưa ra được những ưu nhược điểm cụ thể để cho chương sau chúng ta lựa chọn phương án áp dụng cho mạng HanoiTelecom. 15 CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG GMPLS CHO MẠNG TRUYỀN TẢI NGN CỦA HANOITELECOM 3.1 Định hướng phát triển mạng NGN của HanoiTelecom Mạng NGN cho phép triển khai các nhà khai thác cung cấp các dịch vụ đa dạng với giá thành thấp, giảm thiểu thời gian đưa dịch vụ mới ra thị trường; nâng cao hiệu suất sử dụng truyền dẫn.Đồng thời, NGN cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tăng cường khả năng kiểm soát, bảo mật thông tin của khách hàng. Hiện, HTC đã và đang cung cấp một số dịch vụ cơ bản trên nền mạng NGN cho khách hàng, đó là các dịch vụ: Miễn cước ở người gọi 1800 (Free phone 1800); Thông tin tư vấn giải trí 1900; MEGA WAN; Mạng riêng ảo VPN. Việc chuyển đổi cấu trúc mạng lưới từ chuyển mạch kênh truyền thống phân chia theo thời gian sang mạng NGN với công nghệ chuyển mạch gói là một sự chuyển đổi mạnh mẽ về công nghệ. Phù hợp với xu thế phát triển chung về công nghệ mạng của những nước phát triển trên thế giới, HTC đã chọn NGN làm bước phát triển tiếp theo trong việc tìm kiếm các giải pháp về mạng. 3.2 Hiện trạng mạng truyền tải của HanoiTelecom Mạng truyền tải của HanoiTelecom được triển khai theo kiến trúc phân cấp bao gồm 3 lớp chính, bao gồm lớp lõi (core layer), lớp tập hợp (aggregation layer) và lớp truy nhập (access layer). Kiến trúc phân cấp này đảm bảo tính đơn giản và khả năng mở rộng của mạng trong tương lai. Mạng lõi có chức năng gửi các gói từ giao diện vào đến giao diện ra của 16 mạng một cách nhanh nhất có thể. Mức lõi nên được thiết kế càng đơn giản càng tốt. Chức năng của lớp tập hợp giống như chính cái tên của nó được dùng để tập hợp các node truy nhập khác nhau của mạng. Mạng lõi: Cấu trúc vật lý của mạng backbone được thiết kế để cung cấp một mạng phủ rộng khắp Việt nam.Cấu trúc mạng lõi gồm 3 địa điểm chính được nối với nhau thành hình tam giác. Các vị trí chính của mạng được đặt tại các thành phố lớn của Việt Nam, là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng kết nối với nhau thông qua các đường STM-16 Mạng tập hợp: Theo thiết kế ban đầu, mạng NGN của HanoiTelecom, có thêm một lớp mạng nữa gọi là mạng tập hợp (nếu nhìn từ phía khách hàng vào mạng lõi), hay là mạng phân phối (distribution network). Chức năng của lớp mạng này là làm cho mạng lõi được thực sự đơn giản và tăng độ sẵn sàng của mạng khi có sự cố. Các thiết bị ở mạng tập hợp sẽ được kết nối với các BRAS đặt tại các tỉnh thành. Mạng truy nhập: Theo thiết kế ban đầu thì mạng truy nhập (access network) sẽ bao gồm các nút BRAS đặt tại các tỉnh thành phố. Chiều lên của các BRAS được kết nối với các thiết bị đặt tại mạng tập hợp và chiều xuống được nối với các DSLAM để cung cấp dịch vụ tới khách hàng.Tại các tỉnh, thành phố nhỏ sẽ không có các thiết bị BRAS, mà các thiết bị ở mạng tập hợp sẽ đóng vai trò các BRAS.Ở thời điểm ban đầu hầu hết các kết nối chỉ dừng ở mức STM-1 hoặc nxSTM-1, nhưng hiện nay dung lượng đường truyền đã tăng lên đáng kể. Tại các tỉnh, 17 thành phố lớn như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh đường truyền đã được nâng cấp lên GE hoặc 10GE. Hình 3.1. Mô hình thiết kế mạng 3.3 Nhu cầu áp dụng công nghệ GMPLS cho mạng NGN HanoiTelecom Hiện trạng mạng viễn thông của HanoiTelecom đang hoạt động trên cơ sở các công nghệ khác nhau tại các phân lớp mạng, chẳng hạn công nghệ SDH truyền thống, DWDM, công nghệ DSL… cho lớp truyền tải; công nghệ TDM, Ethernet, 18 ATM, IP/MPLS… cho lớp mạng chuyển mạch/chuyển tiếp gói. Song song với mạng hiện tại, các định hướng, dự án phát triển mạng trong tương lai sẽ áp dụng các công nghệ mạng mới và các giải pháp mạng kết hợp công nghệ. Do đó vấn đề đặt ra là việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng tương lai cần phải tính đến việc tận dụng cơ sở hạ tầng mạng đã có. Việc này có thể thực hiện bằng các giải pháp,mô hình triển khai mạng phù hợp cũng xét đến khả năng triển khai một giải pháp quản lý mạng nhằm phát huy tối đa hiệu suất hoạt động của mạng. Xét về khía cạnh này, công nghệ GMPLS có thể thỏa mãn được những yêu cầu đặt ra nói trên. Hiện tại và tương lai nhu cầu trao đổi thông tin của người sử dụng phát triển mang tính bùng phát cả về số lượng và loại hình dịch vụ.Để có thể đáp ứng những nhu cầu nói trên cần xây dựng mạng có khả năng chuyển mạch/ ghép kênh cấu hình cao, tốc độ lớn.Điều này chỉ có thể thực hiện trên cơ sở các công nghệ WDM, SDH-NG, chuyển mạch quang. Đây là xu hướng công nghệ truyền tải được Hanoitelecom định hướng lựa chọn cho mạng tương lai của mình, trong đó, GMPLS là mặt phẳng điều khiển quản lý thống nhất áp dụng cho mạng dựa trên các công nghệ nói trên. 3.4 Lựa chọn phương án ứng dụng GMPLS cho mạng truyền tải NGN của HanoiTelecom 19 3.4.1 Phương ứng dụng GMPLS mạng đường trục của HTC Hình 3.5. Phương án triển khai mạng với mạng trục là GMPLS Phương án này thực hiện như thể hiện trong hình 3.5 với việc triển khai công nghệ GMPLS trên toàn bộ phạm vi đường trục với việc trang bị các thiết bị OXC cho 3 nút đường trục tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh song song với việc mở rộng hoặc nâng cấp các hệ thống truyền dẫn DWDM đường trục (các tuyến mới, dung lượng phát triển, mở rộng theo qui hoạch) nhằm đáp ứng yêu cầu kết nối mạng đường trục. Hệ thống này được triển khai với đầy đủ chức năng điều khiển, quản lý, định tuyến của mạng GMPLS để tạo thành một mặt phẳng điều khiển quản lý thống nhất toàn mạng theo công nghệ GMPLS. Trong khi đó các mạng vùng 1, vùng 2 và vùng 3 chưa triển khai mạng hoàn chỉnh theo công nghệ MPLS. Giải pháp kết nối mạng vùng với mạng đường trục trong kịch 20 bản này là mạng GMPLS đường trục sẽ chỉ thực hiện chức năng cung cấp kết nối vật lý cho các thiết bị Router vùng, đồng thời thực hiện các chức năng bảo vệ và phục hồi các kết nối đó một cách tối ưu theo cấu trúc tô-pô cụ thể của mạng đường trục. Ngoài ra, mạng đường trục còn thực hiện cung cấp dịch vụ cung ứng bước sóng (theo phương thức kết nối cứng hoặc kết nối mềm) khi có nhu cầu từ khách hàng, mạng cung cấp dịch vụ hoặc nhà khai thác khác. Việc cung cấp các dịch vụ kết nối nói trên có thể hoàn toàn tự động hoặc thiết lập từ hệ thống quản lý đường trục tập trung (OAM).Cơ chế định tuyến của mạng PSC được thực hiện qua chức năng định tuyến của các Router vùng và Router trục (thực hiện các giao thức định tuyến IP hoặc IP/MPLS). Như vậy việc kết nối giữa mạng vùng và mạng đường trục chỉ đơn thuần là kết nối về mặt truyền tải vật lý, không áp dụng các giao thức định tuyến, báo hiệu, quản lý và điều khiển giữa mạng vùng và mạng truyền tải trục. Khả năng áp dụng: Phương án triển khai này có phù hợp cho giai đoạn đầu phát triển mạng theo công nghệ GMPLS, trong khi mạng các vùng vẫn được giữ nguyên hoặc phát triển theo lộ trình được qui hoạch theo từng giai đoạn (hướng tới IP/MPLS ở giai đoạn hiện tại) 3.4.2 Phương ứng dụng GMPLS mạng vùng của HTC Mạng vùng tổ chức theo cấu trúc phân lớp mạng vẫn dựa trên cơ sở cấu trúc phân lớp mạng Metro 2 lớp đó là lớp mạng lõi (Metro Core) và lớp mạng truy nhập (Access Metro). Phương án này thực hiện như thể hiện trong hình sau với việc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan