Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ứng dụng cơ giới hóa và tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, cung ứng giố...

Tài liệu Nghiên cứu ứng dụng cơ giới hóa và tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, cung ứng giống đậu phộng cho nông dân tp. hồ chí minh

.PDF
98
231
91

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM BỘ CÔNG THƯƠNG SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN NC DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU BÁO CÁO NGHIỆM THU ðỀ TÀI: “ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HÓA VÀ TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT, CUNG ỨNG GIỐNG ðẬU PHỘNG CHO NÔNG DÂN TP. HỒ CHÍ MINH” (Báo cáo nghiệm thu tại Hội ñồng Khoa học Sở KH&CN TP.Hồ Chí Minh) CHỦ NHIỆM ðỀ TÀI: TS. NGÔ THỊ LAM GIANG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 05/2008 0 ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM BỘ CÔNG THƯƠNG SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN NC DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU BÁO CÁO NGHIỆM THU ðỀ TÀI: “ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HÓA VÀ TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT, CUNG ỨNG GIỐNG ðẬU PHỘNG CHO NÔNG DÂN TP. HỒ CHÍ MINH” (Báo cáo nghiệm thu tại Hội ñồng Khoa học Sở KH&CN TP.Hồ Chí Minh) Chủ nhiệm ñề tài : TS. Ngô thị Lam Giang Phối hợp thực hiện : KS. Thái Nguyễn Quỳnh Thư KS. Mai Văn Dũng KS. Huỳnh Tiến Trung KTV. ðinh Viết Toản TC. Nguyễn Thị Mỹ Linh TC. Lại Văn Sấm THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 05/2008 1 MỤC LỤC MỤC LỤC .............................................................................................................................i DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................iii DANH SÁCH BẢNG ..........................................................................................................iv DANH SÁCH ðỒ THỊ ........................................................................................................v DANH SÁCH ðỒ THỊ ........................................................................................................v PHẦN MỞ ðẦU...................................................................................................................1 1. Tên ñề tài ...........................................................................................................................1 2. Mục tiêu .............................................................................................................................1 3. Nội dung ............................................................................................................................1 4. Sản phẩm của ñề tài ...........................................................................................................2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................3 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................................................3 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................................7 CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................10 2.1. Nội dung 1: ðiều tra, thu thập thông tin tình hình sản xuất, tiêu thụ ñậu phộng ở Tp. Hồ Chí Minh và các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật canh tác ñậu phộng trong và ngoài nước ...........................................................................................................................10 2.2. Nội dung 2: Tuyển chọn các giống ñậu phộng năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp ñiều kiện cơ giới hóa phục vụ công nghệ chế biến thực phẩm và ép dầu. Nhân và giữ giống gốc........................................................................................................................................10 2.2.1. Tuyển chọn các dòng, giống ñậu phộng ....................................................................10 2.2.2. Nhân và giữ giống gốc...............................................................................................12 2.3. Nội dung 3: Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất, sấy và bảo quản ñậu phộng chất lượng cao (mật ñộ trồng, chất ñiều hòa sinh trưởng, sấy và bảo quản hạt giống). .............................................................................................................................................14 2.3.1. Nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật sản xuất ñậu phộng ....................................14 2.3.2. Thử nghiệm sấy giống ñậu phộng..............................................................................16 2.3.3. Nghiên cứu bảo quản giống ñậu phộng .....................................................................17 2.4. Nội dung 4: Xây dựng mô hình sản xuất và cung ứng giống tốt cho nông dân trồng ñậu phộng ở Tp. Hồ Chí Minh....................................................................................................19 2.5. Nội dung 5: Lựa chọn hoàn chỉnh và thử nghiệm các thiết bị phục vụ cơ giới hóa nhỏ và vừa trong sản xuất ñậu phộng. Xây dựng mô hình ứng dụng CGH và các TBKT mới trong sản xuất ñậu phộng .....................................................................................................20 2.6. Nội dung 6: Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới về tuyển chọn giống, quy trình sản xuất giống ñậu phộng ứng dụng cơ giới hóa, chế biến, bảo quản giống, thông qua tập huấn, truyền thông, quảng bá.........................................................................................................21 i CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................21 3.1. Nội dung 1: ðiều tra, thu thập thông tin tình hình sản xuất, tiêu thụ ñậu phộng ở Tp. Hồ Chí Minh và các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật canh tác ñậu phộng trong và ngoài nước ...........................................................................................................................21 3.1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước...........................................................................28 3.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ...........................................................................30 3.1.3. ðiều tra tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu ñậu phộng ở Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................................................21 3.2. Nội dung 2: Tuyển chọn các giống ñậu phộng năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp ñiều kiện cơ giới hóa phục vụ công nghệ chế biến thực phẩm và ép dầu. Nhân và giữ giống gốc........................................................................................................................................32 3.2.1. Tuyển chọn các dòng, giống ñậu phộng ....................................................................32 3.2.2. Nhân và giữ giống gốc...............................................................................................46 3.3. Nội dung 3: Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất, sấy và bảo quản ñậu phộng chất lượng cao (mật ñộ trồng, các chất ñiều hòa sinh trưởng, sấy và bảo quản hạt giống) ...................................................................................................................................48 3.3.1. Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất .....................................................48 3.3.2. Thử nghiệm sấy giống ñậu phộng..............................................................................51 3.3.3. Nghiên cứu bảo quản giống ñậu phộng .....................................................................53 3.4. Nội dung 4: Xây dựng mô hình sản xuất và cung ứng giống tốt cho nông dân trồng ñậu phộng ở Tp. Hồ Chí Minh....................................................................................................64 3.5. Nội dung 5: Lựa chọn hoàn chỉnh và thử nghiệm các thiết bị phục vụ cơ giới hóa nhỏ và vừa trong sản xuất ñậu phộng. Xây dựng mô hình ứng dụng CGH và các TBKT mới trong sản xuất ñậu phộng .....................................................................................................65 3.5.1. Lựa chọn hoàn chỉnh và thử nghiệm các thiết bị phục vụ cơ giới hóa trong sản xuất ñậu phộng (phục vụ khâu gieo trồng và thu hoạch).............................................................66 3.5.2. Xây dựng mô hình ứng dụng CGH và các TBKT mới trong sản xuất ñậu phộng. ...72 3.6. Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới về tuyển chọn giống, quy trình sản xuất giống ñậu phộng ứng dụng CGH, chế biến, bảo quản giống, …thông qua tập huấn, truyền thông, quảng bá...............................................................................................................................74 CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ .....................................................................74 4.1. Kết luận.........................................................................................................................74 4.2. ðề nghị..........................................................................................................................75 PHỤ LỤC............................................................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................84 Tài liệu tham khảo tiếng Việt ..............................................................................................84 Tài liệu tham khảo tiếng Anh ..............................................................................................86 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CỦA ðỀ TÀI .........................................................87 ii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT NSG : Ngày sau gieo TBKT : Tiến bộ kỹ thuật CGH : Cơ giới hóa KHKT : Khoa học kỹ thuật KN : Khảo nghiệm NT : Nghiệm thức ðX : ðông xuân CNSTH : Công nghệ sau thu hoạch NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển Nông thôn TQ : Trung Quốc Viện NCD&CCD : Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu EU : Châu Âu iii DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ñậu phộng trên thế giới từ 2001- 2006 ...............3 Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ñậu phộng năm 2006 của 10 nước hàng ñầu thế giới .........................................................................................................................................4 Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng ñậu phộng của Việt Nam từ 2001- 2006 (*).......8 Bảng 3.1. Chiều cao cây và số cành trên cây các dòng ñậu phộng ñột biến........................33 Bảng 3.2. Khả năng kháng bệnh lá các dòng ñậu phộng ñột biến .......................................34 Bảng 3.3. Tỷ lệ nhân, tỷ lệ chắc trung bình các dòng ñậu phộng ñột biến ..........................35 Bảng 3.4. Khối lượng 100 hạt, hàm lượng dầu các dòng ñậu phộng ñột biến.....................36 Bảng 3.5. Năng suất trung bình của các dòng ñậu phộng ñột biến......................................37 Bảng 3.6. Năng suất, hàm lượng dầu và các yếu tố cấu thành năng suất ............................39 Bảng 3.7. Chiều cao cây và số cành trên cây của bộ giống ñậu phộng KN2 ......................41 Bảng 3.8. Khả năng kháng bệnh lá (cấp bệnh) của bộ giống ñậu phộng KN2 ....................42 Bảng 3.9. Tỷ lệ nhân, tỷ lệ chắc trung bình của bộ giống ñậu phộng KN2.........................43 Bảng 3.10. Khối lượng 100 hạt, hàm lượng dầu trung bình của bộ giống KN2..................44 Bảng 3.11. Năng suất trung bình của bộ giống ñậu phộng KN2 .........................................45 Bảng 3.12. Số liệu trung bình của các yếu tố cấu thành năng suất ở các mật ñộ ................49 Bảng 3.13. Năng suất ñậu phộng ở các mật ñộ trồng ..........................................................49 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của chất ñiều hòa sinh trưởng P333 ñến chiều cao cây, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống ñậu phộng VD2 .................................................51 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thời gian sấy lên ẩm ñộ và tỷ lệ nẩy mầm hạt giống ...............52 Bảng 3.16. Chi phí sấy ñậu phộng giống (tính cho 6.000 kg ñậu khô/mẻ sấy) ...................53 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ và thời gian bảo quản ñến tỷ lệ nảy mầm ..................53 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ và thuốc trừ nấm ñến tỷ lệ nẩy mầm..........................55 Bảng 3.19. Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản ñến tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống theo thời gian ...............................................................................................................................57 Bảng 3.20. Chi phí của các phương pháp bảo quản ñậu phộng...........................................58 Bảng 3.21. Danh sách các hộ nông dân tham gia mô hình sản xuất và cung ứng ñậu phộng tại xã Trung Lập Thượng huyện Củ Chi TP. HCM .............................................................65 Bảng 3.22. Chi phí công lao ñộng ñối với thiết bị gieo ñậu phộng của Ấn ðộ...................69 Bảng 3.23. Chi phí lao ñộng ñối với thiết bị gieo ñậu phộng của Trung Quốc ...................69 Bảng 3.24. Hiệu quả kinh tế của cơ giới hóa khâu gieo ñậu phộng ....................................70 Bảng 3.25. Hiệu quả tiết kiệm công lao ñộng của máy thu hoạch liên hợp ........................71 Bảng 3.26. Kết quả thử nghiệm tính năng kỹ thuật máy thu hoạch lạc liên hợp.................71 Bảng 3. 27. Hiệu quả tiết kiệm công lao ñộng của việc ứng dụng cơ giới hóa ...................72 Bảng 3.28. Hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng cơ giới hóa ...............................................73 iv DANH SÁCH ðỒ THỊ ðồ thị 1.1. Năng suất ñậu phộng năm 2006 các nước Châu Á Thái Bình Dương.................5 ðồ thị 1.2. Diện tích ñậu phộng của các tỉnh trọng ñiểm phía Nam......................................8 ðồ thị 3.1. Diện tích ñậu phộng một số tỉnh trọng ñiểm phía Nam.....................................21 ðồ thị 3. 2. Diện tích, năng suất và sản lượng ñậu phộng của Tp. Hồ Chí Minh................22 ðồ thị 3.3. Sản lượng ñậu phộng xuất khẩu của Việt Nam từ 2001 - 2005.........................26 ðồ thị 3.4. Diễn biến giá xuất khẩu ñậu phộng nhân năm 2005 và 2006............................27 ðồ thị 3.5. Năng suất trung bình của các dòng ñậu phộng triển vọng tại 2 ñiểm................38 ðồ thị 3.6. Năng suất trung bình tại 2 ñiểm của bộ giống ñậu phộng KN1 ........................40 ðồ thị 3.7. Năng suất trung bình tại 2 ñiểm của bộ giống ñậu phộng KN2 ........................45 ðồ thị 3.8. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ, thời gian bảo quản ñến tỷ lệ nảy mầm ......................54 ðồ thị 3.9. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ và thuốc trừ nấm ñến tỷ lệ nảy mầm..........................55 ðồ thị 3.10. Ảnh hưởng của loại bao, nhiệt ñộ bảo quản ñến tỷ lệ nẩy mầm hạt giống......58 v PHẦN MỞ ðẦU 1. Tên ñề tài Nghiên cứu ứng dụng cơ giới hóa và tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, cung ứng ñậu phộng cho nông dân Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ nhiệm ñề tài: TS. Ngô Thị Lam Giang Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu Thời gian thực hiện ñề tài: 24 tháng (12/2005 - 12/2007) Kinh phí ñược duyệt: 300.000.000ñ (Ba trăm triệu ñồng) Kinh phí ñã cấp: 270.000.000ñ (Hai trăm bảy mươi triệu ñồng) theo thông báo số: 380/TB-SKHCN ngày 27/12/2005 và thông báo số: 25/TB-SKHCN ngày 14/02/2007 2. Mục tiêu - Xác ñịnh ñược 2 giống ñậu phộng phục vụ công nghiệp chế biến thực phẩm, ép dầu phù hợp ñiều kiện canh tác cơ giới hóa (CGH), trên cơ sở bộ giống hiện có và bổ sung các nguồn giống mới. - Xây dựng mô hình sản xuất, cung ứng giống ñậu phộng chất lượng cao, giá thành hạ trên cơ sở ứng dụng cơ giới hóa nhỏ và các tiến bộ kỹ thuật (TBKT), từng bước xây dựng mạng lưới sản xuất và cung cấp giống cho nông dân. - Xây dựng qui trình sấy, làm sạch và bảo quản hạt giống nhằm ổn ñịnh chất lượng hạt giống. - Xây dựng qui trình sản xuất giống ñậu phộng ñạt hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở cải tiến qui trình hiện có, bổ sung các TBKT mới. 3. Nội dung - ðiều tra, thu thập thông tin tình hình sản xuất, tiêu thụ ñậu phộng ở Tp. Hồ Chí Minh và các tiến bộ kỹ thuật mới trong và ngoài nước - Tuyển chọn các giống ñậu phộng năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp ñiều kiện cơ giới hóa phục vụ công nghệ chế biến thực phẩm và ép dầu. Nhân và giữ giống gốc. 1 - Nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật sản xuất, sấy và bảo quản giống ñậu phộng chất lượng cao (mật ñộ trồng, chất ñiều hòa sinh trưởng, sấy và bảo quản hạt giống). - Xây dựng mô hình sản xuất và cung ứng giống tốt cho nông dân trồng ñậu phộng ở Tp. Hồ Chí Minh. - Lựa chọn hoàn chỉnh và thử nghiệm các thiết bị phục vụ cơ giới hóa nhỏ và vừa trong sản xuất ñậu phộng. Xây dựng mô hình ứng dụng CGH và các TBKT mới trong sản xuất giống ñậu phộng. - Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới về tuyển chọn giống, quy trình sản xuất giống ñậu phộng ứng dụng CGH, chế biến, bảo quản giống, … thông qua tập huấn, truyền thông, quảng bá. 4. Sản phẩm của ñề tài TT 1 2 3 4 5 6 Tên sản phẩm và chỉ tiêu ðơn Mức chất lượng cần ñạt Số lượng chất lượng chủ yếu vị ño sản phẩm Giống ñậu phộng mới phù giống - Năng suất 3 - 5 tấn/ha, 1-2 hợp cho ép dầu HLD>48% Giống ñậu phộng mới phù giống - Năng suất 3 - 5 tấn/ha, 1-2 hợp cho chế biến thực HLD<48% phẩm Qui trình kỹ thuật sản xuất QT Nông dân có thể áp dụng, 1 giống ñậu phộng ứng dụng ñạt HQKT cao, giảm chi cơ giới hóa và các TBKT phí ñầu tư 10 - 20% mới Qui trình sấy, làm sạch và QT ðạt chất lượng và tỷ lệ 1 bảo quản hạt giống sau thu nẩy mầm cao > 70% sau hoạch 4-6 tháng Mô hình sản xuất giống Mô ðạt HQKT cao, 1 ñậu phộng mới ñạt HQKT hình giảm chi phí ñầu tư từ cao. 10 - 20% Giới thiệu các mẫu thiết bị Bộ Phù hợp với ñiều kiện 1 phục vụ cơ giới hóa cho mẫu sản xuất của nông dân cây ñậu phộng 2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ðậu phộng (tên khoa học là Arachis hypogaea L.) là loại cây có dầu và cây thực phẩm cổ truyền ñược trồng ở 115 nước trên thế giới. Trên thế giới, trong số các loại cây có dầu ngắn ngày, cây ñậu phộng ñứng thứ hai sau ñậu tương về diện tích cũng như sản lượng. Trong 2 thập kỷ cuối của thế kỷ 20, sản xuất ñậu phộng trên thế giới ñã ñạt nhiều thành tựu ñáng kể. Bí quyết thành công trong chiến lược phát triển sản xuất ñậu phộng ở các quốc gia là nhờ ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ mới trên ñồng ruộng. Trong khi năng suất ñậu phộng bình quân của thế giới chỉ ñạt xấp xỉ 1,3 tấn/ha thì ở Trung Quốc thử nghiệm trên diện hẹp ñã thu ñược năng suất 12 tấn/ha, cao hơn 9 lần so với năng suất bình quân của thế giới, trên diện tích hàng chục hecta, năng suất ñậu phộng có thể ñạt ñến 96 tạ/ha (Ngô thế Dân và ctv, 2000). Trong giai ñoạn 1995-2000, diện tích ñậu phộng trên thế giới ñạt khoảng 20,94 triệu ha, năng suất bình quân ñạt 13,6 tạ/ha, tổng sản lượng 28,5 triệu tấn. Trong giai ñoạn 2001- 2006, diện tích ñậu phộng trên thế giới từ 24,0 triệu ha năm 2001 tăng lên 25,2 triệu ha năm 2006 (tăng bình quân 2000 ha/năm), năng suất bình quân tăng từ 15,7 tạ/ha (2001) lên 21,5 tạ/ha (2006), sản lượng tăng từ 36,2 lên 47,7 triệu tấn (bảng 1.1) [23]. Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ñậu phộng trên thế giới từ 2001- 2006 Stt Chỉ tiêu 1 Diện tích (ngàn ha) 2 Năng suất (tạ/ha) 3 Sản lượng (ngàn tấn) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 24.050 23.599 24.311 25.003 25.214 25.232 15,7 14,5 15,9 15,4 21,7 21,5 36.238 33.071 36.428 36.420 35.907 47.768 Nguồn: Faostat 2006. 3 Các nước có diện tích và sản lượng lớn nhất: Ấn ðộ, Trung Quốc, Nigeria, Sudan, Indonesia, Myanmar, Senegel, Mỹ, Ghana và Việt Nam (bảng 1.2). Những nước này có năng suất trung bình ñạt 14,8 tạ/ha, chiếm khoảng 66,8% về diện tích và 61,4% về sản lượng ñậu phộng của toàn cầu [23]. Năng suất ñậu phộng ở mỗi vùng và quốc gia có những biến ñộng khác nhau tùy vào quy mô sản xuất, ñiều kiện sinh thái và trình ñộ canh tác. Năm 1984, năng suất bình quân thế giới ñạt 10,8 tạ/ha, ñến năm 2006 ñạt 21,5 tạ/ha. Tuy nhiên cá biệt vẫn có những quốc gia ñạt năng suất cao hơn rất nhiều, năm quốc gia có năng suất ñậu phộng vỏ cao: Israel (66,7 tạ/ha), Cyprus (54,3 tạ/ha), Malaysia (48,6tạ/ha), Ả Rập Saudi (41,7 tạ/ha) và Nicaragoa (40,1 tạ/ha), trong khi ở Trung Quốc là 31,2 tạ/ha và Việt Nam là 18,7 tạ/ha [23]. Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ñậu phộng năm 2006 của 10 nước hàng ñầu thế giới (*) STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Quốc gia Ấn ðộ Trung Quốc Nigeria Sudan Indonesia Myanmar Senegal Mỹ Ghana Việt Nam Toàn thế giới Diện tích (ngàn ha) 5.800 4.722 2.224 935 707 650 594 499 480 249 25.232 Năng suất (tạ/ha) 8,6 31,2 1,7 5,8 20,08 14,0 7,8 29,6 10,8 18,7 21,5 Sản lượng (triệu tấn) 4,98 14,72 3,83 0,54 1,47 0,91 0,46 1,48 0,52 0,46 47,8 (*) Nguồn: Faostat 2006 Theo Faostat (2006), trong khu vực Châu Á, với 30 nước sản xuất ñậu phộng, Việt Nam xếp thứ 5 về diện tích sau Ấn ðộ, Trung Quốc, Indonesia, Myanma, thứ 17 về năng suất và thứ 5 về sản lượng sau Trung Quốc, Indonesia, Ấn ðộ, Myanma. 4 60 48.6 Năng suất (ta/ha) 50 40 30 20.8 18.6 17.7 20 14 11.3 10.5 17.5 10 0 Malaysia Indonesia Việt Nam Thaùi Lan Myanmar Laøo Philippines Campuchia ðồ thị 1.1. Năng suất ñậu phộng năm 2006 các nước Châu Á Thái Bình Dương Châu Á ñứng hàng ñầu thế giới cả về diện tích và sản lượng (chiếm 56% diện tích trồng và 76% sản lượng ñậu phộng của thế giới) [23]. Ấn ðộ là nước ñứng ñầu thế giới về diện tích trồng ñậu phộng (5,8 triệu ha) nhưng năng suất ñậu phộng bình quân thấp (8,6 tạ/ha) do cây ñậu phộng ñược trồng chủ yếu trong ñiều kiện khô hạn. Kinh nghiệm của Ấn ðộ cho thấy, nếu chỉ áp dụng giống mới mà vẫn áp dụng kỹ thuật canh tác cũ thì năng suất chỉ tăng lên khoảng 26-30%. Nếu áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ nhưng vẫn dùng giống cũ thì năng suất ñậu phộng chỉ tăng 20-43%. Nhưng khi áp dụng giống mới kết hợp với kỹ thuật canh tác tiến bộ ñã làm tăng năng suất ñậu phộng từ 50-63%. Trên diện tích hẹp ở Ấn ðộ năng suất ñậu phộng ñã ñạt 70 tạ/ha. Trung Quốc là nước ñứng thứ hai sau Ấn ðộ về diện tích trồng ñậu phộng với 4,72 triệu ha, chiếm 18,7% tổng diện tích trồng ñậu phộng bình quân của thế giới, nhưng sản lượng ñậu phộng lại ñứng ñầu thế giới ñạt 14,72 triệu tấn (chiếm 30,8% tổng sản lượng toàn thế giới), năng suất bình quân là 31,2 tạ/ha, cao gấp hơn 1,5 lần năng suất ñậu phộng bình quân của thế giới. Việc nghiên cứu và ứng dụng các giống ñậu phộng mới ñã có ñóng góp rất ñáng kể cho việc tăng sản lượng ñậu phộng ở Trung Quốc. ðã có những ñiển hình ñạt 96 tạ/ha (14 ha) và 60-75 tạ/ha 5 trên diện tích rộng hàng trăm ha [23]. Trung Quốc có 60 viện, Trường, Trung tâm Nghiên cứu triển khai các hướng nghiên cứu trên cây ñậu phộng. Trong vòng 15 năm trở lại ñây ñã có 82 giống ñậu phộng mới có nhiều ưu ñiểm nổi bật như: năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh và các ñiều kiện bất thuận, thích ứng rộng… ñược chọn tạo và ñưa ra sản xuất ñại trà ñặc biệt là Trung Quốc rất coi trọng vấn ñề nghiên cứu ñồng bộ cả về giống và biện pháp canh tác thích hợp (sử dụng giống có tiềm năng suất cao; gieo giống ở mật ñộ thích hợp 40 cây/m2; tăng cường bón phân hữu cơ 30 - 35 tấn/ha phân chuồng; dùng chất ñiều hòa sinh trưởng; áp dụng kỹ thuật trồng ñậu phộng che phủ nylon; tăng cường hệ thống tưới tiêu cho ñậu phộng) vì vậy năng suất ñậu phộng ở trung Quốc ñạt bình quân cao. Mỹ là nước ñứng thứ 8 trên thế giới về diện tích ñậu phộng (sau Ấn ðộ, Trung Quốc, Nigeria, Indonesia…), nhưng sản lượng lại ñứng hàng thứ 4 (chỉ sau Trung Quốc, Ấn ðộ và Nigeria) do có năng suất bình quân cao (29,6 tạ/ha). Hàn Quốc là một nước phát triển ở Châu Á, ñầu tư cao cho nghiên cứu và ứng dụng trên cây ñậu phộng. Nhờ biết kết hợp giống mới với kỹ thuật canh tác tiến bộ, ñặc biệt kỹ thuật che phủ nylon, năng suất ñậu phộng ở nhiều trang trại ñã ñạt trên 60 tạ/ha. Việc phát triển các giống mới cùng với việc cải tiến tập quán canh tác ñã làm tăng sản lượng ñậu phộng nhân lên gấp 4 lần trong vòng 30 năm kể từ những chương trình nghiên cứu khoa học ñược thực hiện tại Hàn Quốc. Hiện có khoảng 1.600 nguồn gen ñậu phộng ñã ñược sưu tập và lưu trữ trong Ngân hàng gen của Ban Quản Trị Phát Triển Nông Thôn, ñây sẽ là nguồn nguyên liệu rất quý cho công tác lai tạo các giống ñậu phộng mới [20]. Trên phạm vi toàn cầu, 50% sản lượng ñậu phộng ñược sử dụng chủ yếu ñể ép dầu, 12% ñược sử dụng dạng hạt, 37% ñể làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất bánh kẹo, còn lại sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trên thế giới có khoảng 77 quốc gia tham gia xuất nhập khẩu ñậu phộng vỏ, 105 quốc gia xuất nhập khẩu ñậu phộng nhân và trên 60 quốc gia xuất nhập khẩu dầu ñậu phộng [6]. Thông thường những nước có diện tích lớn ñều tham gia vào thị trường xuất khẩu, tuy nhiên vẫn có những nước có diện tích và sản lượng lớn vẫn có nhu cầu nhập khẩu và những quốc gia có sản lượng thấp vẫn tham gia xuất khẩu ñể 6 trao ñổi hàng hoá như Trung Quốc và Việt Nam trong thời gian gần ñây [25]. Nhìn chung, tình hình xuất nhập khẩu trên thế giới ñậu phộng nhân vẫn chiếm ưu thế, Việt Nam chỉ tham gia xuất khẩu ñậu phộng nhân và dầu ñậu phộng là chủ yếu. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ðậu phộng ñược xác ñịnh là một trong các cây lấy dầu chính theo qui hoạch phát triển ngành dầu thực vật Việt Nam ñến năm 2010 của Bộ Công Nghiệp [14]. Trong 2 thập kỷ trở lại ñây sản xuất ñậu phộng tại Việt Nam có chiều hướng phát triển diện tích và sản lượng ngày càng gia tăng. Trong 10 năm từ 1981 ñến 1990, diện tích tăng bình quân 7%/năm, sản lượng tăng 9%/năm [3]. Năm 1989, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm ñã ký kết một chương trình hợp tác khoa học dài hạn với Viện Nghiên cứu Quốc tế các cây trồng vùng Nhiệt ñới bán khô hạn (ICRISAT), ngành sản xuất ñậu phộng bắt ñầu có chiều hướng phát triển. Từ năm 1990 ñến 1995, sản xuất ñậu phộng cũng tăng về diện tích và sản lượng, song năng suất vẫn còn thấp [4]. Giai ñoạn 1995-2000, diện tích ñậu phộng toàn quốc bị giảm sút do sự cạnh tranh của những cây trồng có giá trị kinh tế khác, từ 259,9 ngàn ha xuống còn 243,9 ngàn ha (giảm 16 ngàn ha), tuy nhiên năng suất có sự gia tăng ñáng kể, từ 12,9 tạ/ha tăng lên 14,5 tạ/ha, sản lượng từ 334,5 ngàn tấn lên 352,9 ngàn tấn [12]. Trong giai ñoạn 2001- 2006, ñậu phộng là một trong những cây trồng ñang ñược chính phủ ưu tiên phát triển ñể ñáp ứng nhu cầu chuyển ñổi cơ cấu cây trồng ở một số ñịa phương, nhu cầu tiêu thụ dầu thực vật, thức ăn gia súc trong cả nước và xuất khẩu, diện tích ñậu phộng từ năm 2001 ñến năm 2005 ñã tăng > 5.000ha, tuy nhiên sang năm 2006 ñã giảm >10.000ha. Năng suất ñậu phộng ñã có sự gia tăng liên tục, từ 14,8 tạ/ha năm 2001 lên 18,6 tạ/ha năm 2006. Chính vì năng suất tăng nên mặc dù diện tích ñậu phộng năm 2006 sụt giảm mạnh so với năm 2005 nhưng sản lượng ñậu phộng vẫn tăng, ñạt 464,9 ngàn tấn. Nguyên nhân làm tăng năng suất và sản lượng ñậu phộng là nhờ có chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp của nhà nước, việc ñẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ñưa các giống mới vào sản xuất của các ñơn vị nghiên cứu (bảng 1.3). 7 Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng ñậu phộng của Việt Nam 2001- 2006 Stt Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 Diện tích (ngàn ha) 244,6 246,7 243,8 258,7 260 249,3 2 Năng suất (tạ/ha) 14,8 16,2 16,7 17,4 17,4 18,6 3 Sản lượng (ngàn tấn) 363,1 400,4 406,2 451,1 453 464,9 Nguồn: Faostat 2006. 23.8 Diện tích (nghìn ha) 25 20.9 20 15.9 15 11.7 10 8.1 5 1.6 7.7 7.2 6 3.2 1.9 7.8 3.4 4 1.6 0.7 0 ðăk Lăk Tây Ninh ðồng Nai Bình Thuận DT 2006 Tp.HCM Long An Trà Vinh DT 2005 Bình Dương DT 2000 ðồ thị 1.2. Diện tích ñậu phộng của các tỉnh trọng ñiểm phía Nam Diện tích trồng Vùng ðồng Bằng Sông Cửu Long, trọng ñiểm sản xuất là tỉnh Long An (7,2 ngàn ha), những năm gần ñây với chủ trương chuyển ñổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích trồng lúa 3 vụ ñể luân canh 2 lúa 1 màu và phát triển ñậu phộng trên ñất giồng cát như tỉnh Trà Vinh, năng suất ñậu phộng ñạt 36,4 tạ/ha, cao nhất nước (ñồ thị 1.2). Trước năm 2000 Viện NCD&CCD ñã nghiên cứu chọn tạo ñược 2 giống ñậu phộng mới có năng suất cao và ổn ñịnh (VD 1, VD 5). Các giống mới này ñã ñược Bộ NN&PTNT công nhận giống và ñưa ra sản xuất ở các tỉnh phía Nam năm 1999, ñược nông dân ưa chuộng. Các giống mới này tuy nhiên có hạt lớn hơn giống ñịa phương không nhiều, phù hợp cho ép dầu hơn là chế biến thực phẩm. ðồng thời cũng xây dựng ñược qui trình thâm canh ñậu phộng năng suất cao ñược Bộ NN&PTNT công nhận là TBKT mới và cho phép ñưa ra sản xuất ở các tỉnh 8 phía Nam. Ở thời ñiểm ñó vấn ñề công lao ñộng tại ñịa phương không khó khăn nên ñề tài chưa ñề cập ñến vấn ñề cơ giới hóa [8]. Ngoài ra các giống mới cũng ñược nhân lên và cung cấp cho sản xuất. Do một số lý do khách quan nên chưa tổ chức ñược hệ thống nhân, giữ giống và cung cấp giống. Nông dân vẫn tự nhân giống và trao ñổi giống với nhau, sau vài vụ giống bị lẫn tạp. Nhiều nơi nông dân không có ñiều kiện giữ giống, thu hoạch xong là bán hết cho thương lái. Khi vụ trồng ñến họ lại mua giống trôi nổi trên thị trường với chất lượng thấp. ðiều này dẫn ñến năng suất và chất lượng ñậu phộng không ổn ñịnh, chưa ñáp ứng ñược nhu cầu của thị trường [8]. Một số cơ quan nghiên cứu khác như Viện Khoa học Nông nghiệp Miền nam, Viện Lúa ðồng bằng Sông Cửu long cũng ñã nghiên cứu chọn tạo ñược một số giống mới cùng một số biện pháp canh tác. Tuy nhiên do nhiều ñiều kiện khách quan nên kết quả cũng dừng lại tương tự như Viện NCD&CCD. Những năm tiếp theo từ năm 2001 ñến nay, Viện NCD&CCD ñã tiếp tục nghiên cứu và ñưa ra các giống mới khác như VD 2 (cỡ hạt lớn hơn VD 1 và VD 5). Giống này ñã ñược Bộ NN&PTNN công nhận giống và cho phép ñưa ra sản xuất ở các tỉnh phía Nam năm 2003. Giống VD 6 và VD 7 ñược công nhận tạm thời năm 2004. Sử dụng màng phủ nylon (ñã ñược công nhận TBKT do Trung tâm ñậu ñỗ ñề xuất) ñã sử dụng cho hàng ngàn ha trồng ñậu phộng ở ngoài Bắc [10]. Cùng với yêu cầu thực tế sản xuất và sự phát triển của KHKT, bên cạnh nhu cầu tổ chức mạng lưới nhân và cung cấp giống, cơ giới hóa các khâu kỹ thuật canh tác giống ñậu phộng, cần chọn tạo thêm các giống ñậu phộng mới cho các mục tiêu khác nhau ñể ña dạng hóa nguồn giống: giống hàm lượng dầu cao phục vụ ép dầu, giống có kích cỡ hạt lớn, ñồng ñều, màu vỏ lụa ñẹp ñể phục vụ chế biến thực phẩm. Việc nghiên cứu công nghệ sản xuất các giống mới ñạt năng suất và chất lượng cao, tổ chức mạng lưới cung cấp giống, xây dựng các mô hình trình diễn sử dụng các giống mới, ứng dụng cơ giới hóa, từ ñó chuyển giao cho nông dân nhằm giảm chi phí ñầu tư, tiết kiệm lao ñộng, tăng lợi nhuận là vấn ñề cần ñược ñầu tư nghiên cứu. 9 CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung 1: ðiều tra, thu thập thông tin tình hình sản xuất, tiêu thụ ñậu phộng ở Tp. Hồ Chí Minh và các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật canh tác ñậu phộng trong và ngoài nước 2.1.1. Mô tả nội dung ðối tượng nghiên cứu là cây ñậu phộng, ñiều tra và thu thập thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ ñậu phộng ở Tp. Hồ Chí Minh. 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu Thu thập, kế thừa các số liệu ñã có Thu thập thông tin qua sách báo, tạp chí, internet, ñiều tra nông hộ …. Tổng hợp, phân tích, ñánh giá số liệu ñã ñiều tra (mẫu phiếu ñiều tra ñính kèm ở phụ lục). 2.1.3. Sản phẩm nội dung cần ñạt Có ñược báo cáo về tình hình sản xuất và tiêu thụ ñậu phộng ở Tp. Hồ Chí Minh, thông tin về các TBKT mới trong và ngoài nước ñã ứng dụng thành công trong sản xuất ñậu phộng. 2.2. Nội dung 2: Tuyển chọn các giống ñậu phộng năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp ñiều kiện cơ giới hóa phục vụ công nghệ chế biến thực phẩm và ép dầu. Nhân và giữ giống gốc 2.2.1. Tuyển chọn các dòng, giống ñậu phộng a. ðối tượng thí nghiệm: * 10 dòng ñậu phộng ñột biến triển vọng, sánh sánh với 2 giống khởi ñầu VD2 và L9801-3 làm ñối chứng (tiếp theo kết quả nghiên cứu ñề tài cấp Bộ của Viện NCD&CCD). * 16 giống ñậu phộng do Viện NCD&CCD chọn tạo và thu thập trong ngoài nước ñược bố trí trong các thí nghiệm so sánh với giống Lỳ ñịa phương làm ñối chứng. 10 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Nguồn gốc các dòng ñậu phộng ñược xử lý ñột biến Tên giống Nguồn gốc - Liều lượng xử lý ðB VD2-1-4 VD2-100 Grey ðB VD2-2-2 VD2-100 Grey ðB VD2-2-3 VD2-100 Grey ðB VD2-2-4 VD2-100 Grey ðB L9801-3-1-2 L9801-3 - 100 Grey ðB L9801-3-2-3 L9801-3 - 100 Grey ðB L9801-3-2-4 L9801-3 - 100 Grey ðB L9801-3-3-2 L9801-3 - 100 Grey ðB L9801-3-3-4 L9801-3 - 100 Grey ðB L9801-3-4-1 L9801-3 - 200 Grey L9801-3 L9801-3 - 0 Grey (ñ/c) VD2 (ñ/c) VD2- 0 Grey (ñ/c) Nguồn gốc các giống ñậu phộng khảo nghiệm Tên giống Nguồn gốc VD01-1 Viện NCD&CCD chọn lọc từ ðX 1 VD01-2 Viện NCD&CCD chọn lọc từ ðX 2 Viện NCD&CCD lai tạo [Lỳ ðức Hòax(ICGV 88396xUSA 54)] VD2 VD5 Viện NCD&CCD lai tạo [Lỳ x(ICGV 88396xUSA 54)] L04 Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam L14 Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam L9804 Viện NCD&CCD lai tạo (DL1xVD1) VD99-2 Chọn lọc từ quần thể lai của ICRISAT (CF4 - 940144) VD99-3 Chọn lọc từ quần thể lai của ICRISAT (CF6 - 940141) VD99-5 Chọn lọc từ quần thể lai của ICRISAT (SF 12 - 930002) VD99-6 Viện NCD&CCD lai tạo (ICGS 87005 x Sen lai 75-23) L 9801-3 VD1 x Thái Lan L 9803-8 NC 33 x VD 3 L 9803-10 NC 33 x VD 3 L 9803-12 NC 33 x VD 3 Lỳ ðP (ñ/c) Thu thập tại Củ Chi b. Bố trí thí nghiệm: Thời gian: Vụ ðông Xuân 2005-2006, ðông Xuân 2006-2007 và ðông Xuân 2007-2008. ðịa ñiểm: Xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh. c. Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ñầy ñủ ngẫu nhiên (RCBD), 3-4 lặp lại, diện tích ô = 5-10 m2, gieo 2 hạt/hốc, khoảng cách gieo 18 x 25 cm. Sử dụng giống Lỳ ñịa phương làm ñối chứng. 11 d. Các chỉ tiêu theo dõi: Thời gian sinh trưởng (ngày) Khối lượng 100 hạt (gr) Chiều cao cây (cm) Tỷ lệ nhân (%) Số cành cấp 1/cây (cành) Tỷ lệ chắc (%) Dạng cây Hàm lượng dầu (%) Số trái/cây (trái) Bệnh lá (rỉ sắt, ñốm lá muộn) Năng suất trái khô (tạ/ha) e. Sản phẩm nội dung cần ñạt: Xác ñịnh ñược 1-2 giống ñậu phộng phù hợp cho công nghệ chế biến thực phẩm và 1-2 giống cho ép dầu. 2.2.2. Nhân và giữ giống gốc a. ðối tượng thí nghiệm Các giống ñậu phộng ñược tuyển chọn thông qua các thí nghiệm so sánh giống phục vụ cho chế biến thực phẩm và ép dầu: L9801-3, L9803-8, VD99-2, VD01-1, VD01-2, VD2. b. Bố trí thí nghiệm: - Thời gian: 11/2006 - 04/2008 (Vụ ðX06-07 và ðX07-08). - ðịa ñiểm: Xã Trung Lập Thượng - Huyện Củ Chi - Tp.HCM. c. Phương pháp nghiên cứu: Bố trí trên diện rộng tại 0,3-0,5 ha/vụ, gieo 1 hạt/hốc, khoảng cách 18x18cm. d. Các chỉ tiêu theo dõi: - Năng suất trái khô (kg/ha) - ðộ thuần của giống - Khối lượng 100 hạt (gr) - Tỷ lệ nhân (%) - Tỷ lệ chắc (%) e. Sản phẩm nội dung cần ñạt: giữ giống gốc và nhân giống theo 10 TCVN 315-98 * Qui trình chăm sóc cho các thí nghiệm chọn giống và kỹ thuật canh tác: - Phân bón cho 1 ha ñậu phộng: 40N (90 kg urê)+ 90 P2O5 (600 kg Super lân) + 90K2O (150 kg KCl)+300kg vôi + 0,5B (3,5kg Pentahydrate borax). - Cách bón: Rải toàn bộ vôi trên ruộng trước khi xới lần 1 ñể trộn ñều vào trong ñất sau ñó bón lót toàn bộ lân + ñạm + kali + borax trước khi xới lần 2. - Chăm sóc sau khi gieo: Làm cỏ trước khi cây ra hoa. 12 - Phòng trừ sâu bệnh: Có thể sử dụng thuốc Manage 5WP (15g/8 lít nước) hoặc Anvil 5SC ñể phòng trừ các bệnh ñốm lá sớm, muộn và rỉ sắt. Liều lượng phun: 1 lít/ha pha trong 400 lít nước và phun vào thời ñiểm 45 và 60 ngày sau gieo. Phun thuốc trừ sâu khi phát hiện 2-4 ổ trứng sâu/m2 và sâu tuổi 3-5 trên ruộng > 2 con/cây. * Xử lý số liệu: Số liệu thí nghiệm ñược xử lý thống kê trên máy vi tính bằng phần mềm Excel và MSTATC. * Thang ñiểm ñánh giá bệnh rỉ sắt (Rust on leaf - Puccinia arachidis) Cấp bệnh Mô tả Mức ñộ bệnh (%) 1 Không bị bệnh. 2 Các chấm bệnh phân bố rải rác, lan rộng ra ở các lá dưới thấp. 1-5 3 Nhiều chấm bệnh xuất hiện ở tầng dưới thấp, hiện diện các mô bị hủy hoại; rất ít chấm bệnh bắt ñầu xuất hiện ở các lá thuộc tầng giữa. 6-10 4 Nhiều chấm bệnh xuất hiện ở các lá thuộc tầng dưới và tầng giữa; mô lá bị hại nặng ở các lá dưới thấp. 11-20 5 Mô lá bị hủy hoại nặng ở các lá tầng dưới và tầng giữa; các vết bệnh bắt ñầu xuất hiện ở các lá thuộc tầng trên nhưng không nặng lắm. 21-30 6 Sự hủy hoại lan rộng ra ở các lá thuộc tầng dưới; mô lá bị hủy hoại xuất hiện ở các lá thuộc tầng giữa, cùng với sự phân bố dày ñặc các chấm bệnh; các chấm bệnh bắt ñầu lan rộng ở tầng lá trên. Sự hủy hoại nặng ở các lá thuộc tầng dưới và tầng giữa; các chấm bệnh phân bố dày ñặc ở các lá tầng trên. 100% các lá tầng dưới và tầng giữa bị hại; các chấm bệnh ở các lá tầng trên gây ra sự hủy hoại các mô rất nặng. Tất cả các lá bị khô, cành trơ cọng. 31-40 7 8 9 0 13 41-60 61-80 81-100
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan