Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tỷ lệ và đặc điểm của hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn ncep – atp...

Tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ và đặc điểm của hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn ncep – atp iii ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh ninh bình

.PDF
91
25
87

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH ---------------***-------------- ĐINH THỊ THU HIỀN NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA THEO TIÊU CHUẨN NCEP-ATPIII Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA II THÁI BÌNH – 2020 BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH ---------------***-------------- ĐINH THỊ THU HIỀN NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA THEO TIÊU CHUẨN NCEP-ATPIII Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành : Nội khoa Mã số : CK.60.72.20 LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA II Người hướng dẫn khoa học: TS.BS Vũ Thanh Bình THÁI BÌNH - 2020 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi luôn nhận được sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của nhà trường, bệnh viện, gia đình và bạn bè. Với tất cả lòng kính trọng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến : Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Nội, trường Đại học Y Dược Thái Bình, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Ban Quản lý dự án BPTNMT Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình lấy số liệu. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn: Các thầy cô trong Hội đồng chấm đề cương, Hội đồng chấm luận văn đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn : TS Vũ Thanh Bình, Trưởng bộ môn Nội, trường Đại học Y Dược Thái Bình, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, luôn tận tâm dậy dỗ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận văn. Cảm ơn bệnh nhân Tôi xin dành tất cả tình cảm yêu quý và biết ơn tới: Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân yêu trong gia đình, các bạn đồng nghiệp, bạn bè đã hết lòng giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Thái Bình, tháng 12 năm 2020 Đinh Thị Thu Hiền LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thu thập, kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Đinh Thị Thu Hiền DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AACE Hiệp hội bác sĩ Nội tiết lâm sàng (American Association for Clinical Endocrinologists) ATS Hội Lồng ngực Mỹ (American Thoracic Society) AHA Hội Tim mạch Mỹ (American Heart Association) BN Bệnh nhân BPTNMT (COPD) Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) BTS Hội Lồng ngực Anh (Bristish Thoracic Society) CNTK Chức năng thông khí CLS Cận lâm sàng CRP C- reactive Protein CS Cộng sự EGIR Nhóm Châu Âu cho các nghiên cứu về kháng insulin (European Group for the study of Insulin Resistance) FEV1 Dung tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (Forced Expiratory Volume in one second) FVC Dung tích sống gắng sức (Forced Vital Capacity) GOLD Sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease) HA Huyết áp HCCH Hội chứng chuyển hóa HPPQ Hồi phục phế quản IDF Liên đoàn Quốc tế bệnh tiểu đường (International Diabetes Federation) KPT Khí phế thũng NCEP ATP III Chương trình Giáo dục Cholesterol Quốc gia dành cho điều trị ở người trưởng thành bảng III- Hoa Kỳ (National Cholesterol Education Program in Adult Treament Panel III) NHLBI Viện Tim, Phổi và Huyết học Quốc gia Hoa Kỳ (National Heart, Lung and Blood Institude) RLTKTN Rối loạn thông khí tắc nghẽn TNFα Yếu tố hoại tử u α (Tumor Necrosis Factor Alpha) VPQM Viêm phế quản mạn WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organnization) WPRO Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương (Western Pacific Region World Health Organization) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1...................................................................................................... 3 TỔNG QUAN .................................................................................................. 3 1.1. Tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ......................................... 3 1.1.1. Định nghĩa ................................................................................................ 3 1.1.2. Giải phẫu đường hô hấp [18].................................................................... 3 1.1.3. Dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ............................................... 4 1.1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ........ 6 1.1.5. Chẩn đoán và phân giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ................. 10 1.1.6. Bệnh đồng mắc ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.................. 11 1.2. Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính .... 11 1.2.1. Định nghĩa hội chứng chuyển hóa.......................................................... 11 1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng chuyển hóa ......................................... 12 1.2.3. Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ...... 15 1.2.4. Các tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa .................................. 19 1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính .............................. 20 1.3.1. Nghiên cứu nước ngoài .......................................................................... 21 1.3.2. Nghiên cứu trong nước ........................................................................... 21 CHƢƠNG 2.................................................................................................... 23 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 23 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân .................................................................... 23 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.................................................................................. 24 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................ 24 2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 24 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 24 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................... 24 2.3.3. Các bước tiến hành ................................................................................. 25 2.3.4. Phương tiện sử dụng trong nghiên cứu .................................................. 25 2.3.5. Nội dung nghiên cứu và các tiêu chuẩn được sử dụng trong nghiên cứu ........................................................................................................... 26 2.4. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 33 2.5. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 33 2.6. Sơ đồ nghiên cứu.................................................................................. 34 CHƢƠNG 3.................................................................................................... 35 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 35 3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ......................... 35 3.2. Tỷ lệ và đặc điểm của HCCH ở đối tượng nghiên cứu........................ 38 CHƢƠNG 4.................................................................................................... 50 BÀN LUẬN .................................................................................................... 50 4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu .............................. 50 4.1.1. Tuổi......................................................................................................... 50 4.1.2. Giới ......................................................................................................... 50 4.1.4. Đánh giá lâm sàng qua thang điểm mMRC và CAT ............................. 51 4.1.5. Đặc điểm của HCCH theo thói quen sinh hoạt ...................................... 52 4.2. Tỷ lệ và đặc điểm hội chứng chuyển hóa............................................. 54 4.2.1. Tỷ lệ mắc HCCH ở BN COPD............................................................... 55 4.2.2. Đặc điểm của HCCH theo giới và nhóm tuổi ........................................ 55 4.2.3. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ............................................................ 56 4.3. Mối liên quan giữa đặc điểm hội chứng chuyển hóa với mức độ và giai đoạn của COPD theo tiêu chuẩn GOLD .......................................... 60 KẾT LUẬN .................................................................................................... 67 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 69 TÀI LIÊU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bộ câu hỏi CAT (COPD Assessment Test) ................................28 Bảng 2.2. Phân loại huyết áp theo JNC VII ................................................29 Bảng 2.3. Đánh giá mức độ rối loạn lipid máu theo NCEP ATP III ..........31 Bảng 3.1. Phân bố BN theo nhóm tuổi .......................................................35 Bảng 3.2. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ của nhóm nghiên cứu .........................36 Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc HCCH theo nhóm tuổi ...............................................39 Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc HCCH theo nơi cư trú................................................40 Bảng 3.5. Nguy cơ mắc HCCH ở BN có thói quen uống rượu, bia ...........40 Bảng 3.6. Nguy cơ mắc HCCH ở BN ít tập luyện thể dục .........................41 Bảng 3.7. Nguy cơ mắc HCCH ở BN d ng corticoid thường xuyên .........41 Bảng 3.8. Tỷ lệ số lượng các thành phần của HCCH .................................42 Bảng 3.9. Tỷ lệ các thành phần của HCCH ...............................................42 Bảng 3.10. Mức độ THA của BN mắc HCCH............................................43 Bảng 3.11. Mức độ rối loạn Glucose máu, mỡ máu của BN mắc HCCH .......43 Bảng 3.12. Liên quan giữa HCCH với mức độ tắc nghẽn ..........................44 Bảng 3.13. Liên quan giữa tỷ lệ BN béo bụng với mức độ tắc nghẽn .......44 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa THA theo JNC VII với mức độ tắc nghẽn ………………………………………………………………..……......…..45 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa Triglyceride với mức độ tắc nghẽn ...........45 Bảng 3.16. Liên quan giữa BN giảm HDL-C với mức độ tắc nghẽn …....46 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tăng Glucose máu với mức độ tắc nghẽn.......46 Bảng 3.18. Liên quan giữa HCCH với giai đoạn COPD ............................47 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa BN béo bụng với giai đoạn COPD ...........47 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa THA với giai đoạn COPD.........................48 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa Triglyceride với giai đoạn COPD .............48 Bảng 3.22. Liên quan giữa BN giảm HDL-C với giai đoạn COPD..................49 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa tăng đường huyết với giai đoạn COPD….49 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới của nhóm nghiên cứu ............................ 35 Biểu đồ 3.2. Phân bố nơi cư trú của nhóm nghiên cứu ........................... 36 Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm CAT .......................... 37 Biểu đồ 3.4. Mức độ khó thở theo thang điểm mMRC ......................... 37 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ mắc HCCH ở nhóm nghiên cứu ................................ 38 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ mắc HCCH theo giới ở nhóm nghiên cứu ................ 39 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Đánh giá kết hợp GOLD 201................................................. 11 Sơ đồ 1.2. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng chuyển hóa ........................ 13 Sơ đồ 2.6. Sơ đồ nghiên cứu…………..……………………….………34 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD - Chronic Obstructive Pulmonary Diseases) đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn. Sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ, là hậu quả của sự tiếp xúc lâu ngày với các chất và khí độc hại. Quá trình viêm, mất cân bằng của hệ thống Proteinase, Anti- Proteinase, sự tấn công của các gốc oxy tự do cũng như là sự phá hủy nhu mô phổi dẫn đến suy giảm chức năng hô hấp [1] [2]. COPD hiện là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Và theo dự báo nó sẽ tăng lên vị trí thứ 3 vào năm 2020 [1], [3], [4]. COPD ngày càng gia tăng và tăng nhanh đặc biệt ở những nước có nền kinh tế kém phát triển trong đó có nước ta. Một số nghiên cứu dịch tễ học cho biết: trong 12 nước Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất với 6,7% dân số [2]. Sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (GOLD - Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease) 2010 đã nhấn mạnh vai trò của các bệnh đi kèm [5]. Đó là một yếu tố quyết định chính đến tình trạng sức khỏe, chi phí y tế và tiên lượng của bệnh nhân COPD. Các bệnh đi kèm bao gồm bệnh tim mạch, đái tháo đường, loãng xương, hội chứng chuyển hóa và yếu cơ..., rất phổ biến trong COPD nhưng tỷ lệ của chúng rất khác nhau giữa các nghiên cứu. Theo Van Manen và cộng sự nghiên cứu trên 1.145 bệnh nhân COPD cho thấy rằng hơn 50% bệnh nhân có 1 đến 2 bệnh đi kèm, 15,8% đã có 3 đến 4 bệnh đi kèm và 6,8% có trên 5 bệnh [6]. Trong số các bệnh đi kèm chúng tôi nhận thấy hội chứng chuyển hóa (HCCH) gặp phổ biến trên bệnh nhân COPD. Nghiên cứu của Phí Thị Nga 2013 trên 144 BN COPD có tỷ lệ chung của HCCH là 25,7%, hay gặp nhất ở GOLD I và II là 40% và 39,1%, ít hơn ở GOLD III và IV là 19,2% và 16,1%[7]. 2 Theo một nghiên cứu trên dân số Hàn Quốc (n= 1215) có 133 nam giới (11%) mới được chẩn đoán COPD cho thấy tỷ lệ chung mắc HCCH là 27,7%; tỷ lệ này cao hơn đáng kể ở nhóm COPD (36,8%) so với nhóm không COPD (26,6%) [8]. Một nghiên cứu khác của Đức trên 30 bệnh nhân (BN) viêm phế quản mạn và 170 BN COPD ở các giai đoạn I, II, III, IV (theo GOLD) nhận thấy tỷ lệ mắc HCCH cao hơn tương ứng là 53%, 50%, 53%, 37%, 44% (tỷ lệ chung là 47,5%) [8]. HCCH là một nhóm các triệu chứng thường gặp gây nguy cơ lên tim mạch và các yếu tố liên quan đến đề kháng insulin. Tỷ lệ mắc HCCH sẽ tăng liên quan đến giới tính, tuổi, uống rượu, béo phì, tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường (ĐTĐ). Đến nay, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về các bệnh đồng mắc của COPD song còn rất ít đề tài đề cập đến hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân mắc COPD. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tỷ lệ và đặc điểm của hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn NCEP – ATP III ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình” nhằm mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ và đặc điểm hội chứng chuyển h a theo tiêu chu n NCEP-ATP III ở bệnh nhân mắc COPD được quản lý tại khoa Khám bệnh BVĐK tỉnh Ninh Bình. 2. Mối liên quan giữa đặc điểm của hội chứng chuyển hóa với mức độ và giai đoạn của COPD theo tiêu chu n GOLD. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 1.1.1. Định nghĩa Theo ATS/ERS 2005, COPD là bệnh có thể phòng và điều trị, được đặc trưng bởi sự hạn chế thông khí hồi phục không hoàn toàn. Sự hạn chế này thường xuyên tiến triển có liên quan đến đáp ứng viêm bất thường của phổi với các phần tử độc hoặc các chất khí mà nguyên nhân chủ yếu do hút thuốc lá [9]. Theo GOLD (2009), COPD là bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí, là hậu quả của những bất thường của đường thở và/hoặc phế nang thường do phơi nhiễm với các phân tử khí độc hại, trong đó có khói thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính, ô nhiễm không khí và khói chất đốt cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây COPD. Các bệnh đồng mắc và đợt kịch phát làm nặng thêm tình trạng bệnh [10]. Về mặt lâm sàng, COPD được định nghĩa từ kết quả thăm dò chức năng và/hoặc sự hiện diện của các triệu chứng ho và khạc đờm hàng ngày trong 3 tháng và ít nhất trong 2 năm liên tiếp [10]. 1.1.2. Giải phẫu đường hô hấp [18] Hệ thống hô hấp, bao gồm đường dẫn khí, mạch phổi, phổi và cơ hô hấp, hỗ trợ cơ thể trao đổi khí giữa không khí và máu, và giữa máu và hàng tỷ tế bào của cơ thể. Hầu hết các cơ quan của hệ hô hấp giúp phân phối không khí, nhưng chỉ có các phế nang nhỏ, giống như ch m nho và các ống phế nang chịu trách nhiệm trao đổi khí thực sự. Hệ thống hô hấp cũng giúp cơ thể duy trì cân bằng nội môi, hoặc cân bằng giữa nhiều yếu tố của môi trường bên trong cơ thể. 4 Hệ thống hô hấp được chia thành hai thành phần chính: + Đường hô hấp trên: Bao gồm mũi, hầu họng và thanh quản, các cơ quan của đường hô hấp trên nằm bên ngoài khoang ngực. - Khoang mũi: Bên trong mũi, màng nhầy dính trong khoang mũi bẫy các hạt bụi và những sợi lông nhỏ gọi là lông mao giúp di chuyển chúng đến mũi để hắt hơi hoặc thổi ra. - Xoang: Những khoảng trống chứa đầy không khí dọc theo mũi giúp làm cho hộp sọ nhẹ hơn. - Cổ họng: Cả thực phẩm và không khí đều đi qua yết hầu trước khi đến đích thích hợp của chúng. Cổ họng cũng đóng một vai trò trong lời nói. - Thanh quản: Thanh quản rất cần thiết cho lời nói. + Đường hô hấp dưới: Bao gồm khí quản, phổi và tất cả các đoạn của cây phế quản (bao gồm cả phế nang), các cơ quan của đường hô hấp dưới nằm bên trong khoang ngực. - Khí quản: Nằm ngay dưới thanh quản, khí quản là đường dẫn khí chính đến phổi. - Phổi: Hai phổi tạo thành một trong những cơ quan lớn nhất của cơ thể. Nó chịu trách nhiệm cung cấp oxy cho mao mạch và thải khí carbon dioxide. Phế quản: Các nhánh phế quản từ khí quản vào mỗi phổi và tạo ra mạng lưới phức tạp, cung cấp không khí cho phổi. Cơ hoành: Cơ hoành là cơ hô hấp chính co bóp và thư giãn để cho không khí vào phổi. 1.1.3. Dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 1.1.3.1. Tình hình mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên thế giới Năm 1990, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), COPD đứng hàng thứ 12 trong số các bệnh nặng, dự kiến đứng hàng thứ 5 vào năm 2020. COPD cũng là nguyên nhân hàng đầu của bệnh suất và tử vong trên thế giới. Ở 5 Hoa Kỳ, COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 sau bệnh tim mạch, ung thư, và bệnh mạch máu não. Năm 2000, Hoa Kỳ thông báo ước tính 10 triệu người lớn có triệu chứng lâm sàng của COPD nhưng có khoảng 24 triệu người có bằng chứng về sự tắc nghẽn đường thở [11]. Năm 2002 ước tính chi phí cho COPD ở Mỹ là 32,1 tỷ USD trong đó có 18 tỷ USD cho chi phí điều trị trực tiếp và 14,1 tỷ USD cho chi phí điều trị gián tiếp. Ở châu Âu, chi phí trực tiếp d ng để điều trị BPTNMT hàng năm là 38,6 tỷ Euro [12]. Ở các nước châu Á: Theo một nghiên cứu về dịch tễ của 12 quốc gia và vùng lãnh thổ về COPD công bố mới đây cho thấy: Việt Nam có tỷ lệ mắc COPD cao nhất khu vực là 6,7% tăng hơn hẳn so với 1 nghiên cứu được công bố 2009 tỷ lệ này là 4,2%. 1.1.3.2. Tình hình mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam Ở Việt Nam, theo Nguyễn Đình Hường (1994), viêm phế quản phổi mạn tính là bệnh hay gặp nhất trong số các bệnh phổi mạn tính ở người lớn, với tỷ lệ mắc từ 4 – 5%. Theo một số thống kê tại bệnh viện Bạch Mai từ năm 1981 -1984, viêm phế quản phổi chiếm tỷ lệ 12,1% tổng số bệnh nhân nhập viện tại khoa Hô Hấp. Trong số 3606 bệnh nhân vào điều trị tại khoa từ 1996 – 2000, tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán COPD lúc ra viện chiếm 25,1% đứng hàng đầu trong các bệnh lý về phổi và có 15,7% trong số này được chẩn đoán là tâm phế mạn [13]. Các nghiên cứu dịch tễ về COPD trong cộng đồng nước ta còn rất ít. Trong nghiên cứu của Nguyễn Quỳnh Loan (2002), tỷ lệ mắc COPD trong cộng đồng dân cư > 35 tuổi của phường Khương Mai quận Thanh Xuân Hà Nội là 1,53% [14]. Ngô Quý Châu và cs nghiên cứu dịch tễ học COPD trong cộng đồng dân cư có độ tuổi tử 40 tuổi trở lên của thành phố Hà Nội thấy tỷ lệ mắc 6 chung cho cả 2 giới là 2%, tỷ lệ mắc bệnh ở nam là 3,4% và ở nữ là 0,7%, tỷ lệ mắc viêm phế quản mạn tính là 4,8% [15]. Theo Nguyễn Thị Xuyên và Cs (2010) tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm trên 40 tuổi trong cộng đồng chung cho cả 2 giới là 4,2%, trong đó nam giới chiếm 7,1%, nữ giới chiếm 1,9% [16]. 1.1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 1.1.4.1. Triệu chứng lâm sàng * Triệu chứng cơ năng: thường gặp ở những người trên 40 tuổi [17], [18]. - Ho mạn tính: là triệu chứng hay gặp nhất và có giá trị chỉ điểm, có thể ho khan hoặc khạc đờm. - Khạc đờm: thường ho khạc đờm vào buổi sáng, khi bệnh tiến triển nặng thì ho và khạc đờm cả ngày, đờm màu trắng nhầy số lượng ít khoảng < 60 ml/24 giờ. - Khó thở: khó thở là triệu chứng quan trọng nhất giúp tiên lượng bệnh, chứng tỏ sự suy giảm chức năng hô hấp. + Tiến triển tăng dần với mức độ nặng của bệnh, đặc biệt là các đợt cấp. Bệnh nhân khó thở liên tục cả ngày, phải gắng sức để thở, thở nặng, cảm giác như bóp nghẹt thiếu không khí. + Mức độ khó thở: đánh giá theo thang điểm của Hội đồng nghiên cứu Y khoa Anh quốc mMRC (Modified British Medical Research Council) [19]: - mMRC 0: chỉ xuất hiện khó thở khi hoạt động gắng sức. - mMRC 1: khó thở khi đi nhanh hoặc leo dốc. - mMRC 2: đi chậm hơn do khó thở hoặc phải dừng lại để thở khi đi cạnh người cùng tuổi. - mMRC 3: phải dừng lại để thở sau khi đi khoảng 100m. - mMRC 4: khó thở khi mặc hay cởi áo quần, không thể ra khỏi nhà. + Thang điểm CAT (COPD Assessment Test): gồm 8 câu hỏi 7 đánh giá sự suy giảm sức khỏe ở bệnh nhân COPD. Tổng điểm tối đa là 40 [25], trong đó: - Tổng điểm ≤ 10: COPD không ảnh hưởng tới sức khỏe. - Từ 11 - 20 điểm: bệnh gây ảnh hưởng nhẹ. - Từ 21 - 30 điểm: bệnh gây ảnh hưởng mức độ trung bình. - Từ 31 - 40 điểm: bệnh gây ảnh hưởng nặng. - Đau ngực: do tổn thương màng phổi, viêm phổi màng phổi, tắc mạch phổi… Cần loại trừ đau ngực do suy vành, trào ngược dạ dày thực quản. * Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, giảm khả năng làm việc, sút cân, lo lắng, có thể sốt (chỉ gặp trong các đợt bội nhiễm), da tím tái, móng tay khum, ngón tay dùi trống. * Triệu chứng thực thể: - Lồng ngực hình th ng, các khoang liên sườn nằm ngang và giãn rộng. - Nhịp thở > 20 lần/phút. - Rì rào phế nang giảm, có thể có rales rít, ngáy. - Dấu hiệu mạch đảo: chênh lệch huyết áp tâm thu ở thì hít vào và thở ra lớn hơn 10 mmHg. - Dấu hiệu suy tim phải: ph chân, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan – tĩnh mạch cổ (+). - Ở giai đoạn cuối của bệnh xuất hiện một số biến chứng: viêm phổi, suy hô hấp, tâm phế mạn,… 1.1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng * Đo chức năng thông khí: - Đây là một tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định và chẩn đoán giai đoạn COPD qua theo dõi chỉ số FEV1 và tỉ lệ FEV1/FVC. - Cần tiến hành đo chức năng thông khí cho tất cả các bệnh nhân có biểu hiện ho và khạc đờm mạn tính, những người hút thuốc lá và tiếp xúc 8 với các yếu tố nguy cơ để phát hiện sớm COPD. - Chỉ tiến hành đo khi bệnh nhân đã được điều trị ổn định. - Trong COPD đo chức năng thông khí có thể thấy những thay đổi [10]: + Mức độ giảm FEV1 tuỳ theo mức độ nặng của bệnh. + Dung tích sống thở mạnh (FVC): giai đoạn đầu có thể bình thường nhưng sẽ giảm khi bệnh tiến triển nặng. + Dung tích sống thở chậm (SVC hay VC): chính xác hơn FVC vì không hạn chế bởi áp lực động của đường hô hấp (hiện tượng hẹp đường thở sớm khi thở ra nhanh). + Tỷ số FEV1/FVC, FEV1/VC thường giảm < 70%. + Test phục hồi với thuốc giãn phế quản: nếu FEV1 sau test tăng < 200 ml hoặc < 12% và tỷ số Gaensler < 70% khi đó được xem là test âm tính và loại trừ chẩn đoán hen phế quản. Hình ảnh đo chức năng hô hấp * Đo thể tích cặn: trong COPD nhiều bệnh nhân dung tích toàn phổi 9 tăng do khí phế thũng toàn phổi chiếm ưu thế nên thể tích cặn tăng. * Đo khí máu động mạch: - Thay đổi thành phần khí máu động mạch là một dấu hiệu quan trọng trong sinh lý bệnh COPD. - Khí máu động mạch thay đổi theo tiến triển nặng của bệnh. * Chụp X quang phổi: - Các bất thường trên phim chụp X quang phổi hay gặp trong COPD là [17]: + Khí phế thũng: phổi hình th ng, tăng sáng, khoang liên sườn rộng, vòm hoành thấp, mỏm tim ra sau. + Hội chứng mạch máu: mạch máu trung tâm to nhưng ở ngoại vi thưa thớt tạo vùng giảm động mạch kết hợp hình ảnh căng giãn phổi. + Hội chứng phế quản: hình ảnh dày thành phế quản, phổi bẩn. + Hội chứng giãn phế nang: dấu hiệu căng giãn phổi, bóng khí. + Dấu hiệu tim mạch: tăng áp lực động mạch phổi, đường kính động mạch phổi to ra > 16 mm, cung dưới phổi rộng ra, mỏm tim chếch lên. + Tim dài thõng, giai đoạn cuối hình ảnh tim to toàn bộ. + Chỉ số tim - ngực > 50%. * Các thăm dò khác: - Chụp cắt lớp vi tính: độ phân giải cao có thể quan sát rõ khí phế thũng, giãn phế nang, phát hiện giãn phế quản kết hợp với COPD. - Điện tâm đồ: thường gặp ở giai đoạn IV có các dấu hiệu như nhịp nhanh xoang, block nhánh phải, trục phải, tăng gánh nhĩ phải, tăng gánh thất phải hoặc dày thất phải. - Công thức máu: + Số lượng bạch cầu tăng > 10 G/l là một dấu hiệu chỉ điểm nguyên nhân đợt cấp là do bội nhiễm. + Tăng hồng cầu và Hematocrit > 50% hay gặp trong COPD.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất