Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tuyển chọn giống bơ (Persea americana Miller) thích hợp cho một số tỉ...

Tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống bơ (Persea americana Miller) thích hợp cho một số tỉnh Tây Nguyên (full)

.PDF
216
614
112

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG MẠNH CƢỜNG NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG BƠ (Persea americana Miller) THÍCH HỢP CHO MỘT SỐ TỈNH TÂY NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG MẠNH CƢỜNG NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG BƠ (Persea americana Miller) THÍCH HỢP CHO MỘT SỐ TỈNH TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: Di truyền và Chọn giống cây trồng Mã số: 62 62 01 11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Đỗ Năng Vịnh 2. TS. Lê Ngọc Báu HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận án, tôi đã nhận đƣợc sự ủng hộ và giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp ở Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Ban đào tạo Sau đại học, Phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia tế bào thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp, Trung tâm Tài nguyên Di truyền Thực vật Hà Nội, Ban Lãnh đạo Viện Khoa học Nông Lâm nghiệp Tây nguyên, Trung tâm Nghiên cứu Nông lâm nghiệp Lâm Đồng, Trung tâm Nghiên cứu Nông lâm nghiệp và Thủy lợi Gia Lai và tập thể các đồng nghiệp Bộ môn Lâm nghiệp và Cây ăn quả. Cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây nguyên, các GS, PGS, TSKH, TS và đồng nghiệp của Viện Di truyền Nông nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện thành công Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy hƣớng dẫn khoa học, GS.TS. Đỗ Năng Vịnh - Phó Viện trƣởng Viện Di truyền Nông nghiệp và TS. Lê Ngọc Báu Viện trƣởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây nguyên đã tận tình hƣớng dẫn, định hƣớng và giúp đỡ tôi về chuyên môn trong suốt 4 năm thực hiện và hoàn thành tốt Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy GS.TS Vũ Mạnh Hải (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), PGS.TS Nguyễn Minh Châu, TS. Nguyễn Văn Hòa (Viện Cây ăn quả Miền Nam); TS. Cao Anh Long, TS. Đoàn Văn Lƣ (Học viện nông nghiệp Việt Nam); TS. Hà Thị Thúy (Viện Di truyền Nông nghiệp); TS. Trịnh Đức Minh (Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng Đăk Lăk); TS. Nguyễn Văn Thƣờng (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây nguyên) và TS. Ngô Hồng Bình (Viện Rau quả Hà Nội) đã có những góp ý quý báu để Luận án đƣợc hoàn chỉnh. Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới gia đình, ngƣời thân, anh em, bạn bè và đồng nghiệp,… là những ngƣời luôn ủng hộ, động viên tinh thần và tạo điều kiện giúp tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, công tác và thực hiện tốt Luận án này./ Trân trọng cám ơn. Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2015 Nghiên cứu sinh Hoàng Mạnh Cƣờng i MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 3 2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án ......................................... 3 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4 4. Tính mới của Luận án ................................................................................ 4 5. Những đóng góp của Luận án .................................................................... 4 5.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................. 4 5.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 6 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI................................................. 6 1.1.1. Nguồn gốc và phân loại thực vật ...................................................... 6 1.1.2. Lịch sử phát triển và phân bố cây bơ trên thế giới ........................... 8 1.1.3. Yêu cầu sinh thái và tính chống chịu .............................................. 14 1.1.3.1. Yêu cầu sinh thái ...................................................................... 14 1.1.3.2. Khả năng chống chịu ................................................................ 15 1.1.4. Đặc điểm di truyền học ................................................................... 16 1.1.5. Đặc điểm ra hoa, đậu quả................................................................ 24 1.1.6. Các nghiên cứu về chọn tạo giống bơ............................................. 28 1.1.7. Đặc điểm chính của giống bơ thƣơng mại trên thế giới ................. 33 1.1.8. Tóm tắt một số vấn đề đã, đang đƣợc giải quyết và còn tồn tại, hạn chế từ các nghiên cứu nƣớc ngoài ............................................................ 38 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM ................................................ 39 ii 1.2.1. Lịch sử, phân bố và hiện trạng phát triển cây bơ ở Việt Nam ........ 39 1.2.2. Các nghiên cứu chọn tạo giống bơ tại Việt Nam............................ 43 1.2.3. Đặc điểm chung về điều kiện sinh thái của địa bàn nghiên cứu..... 45 1.2.3.1. Khí hậu...................................................................................... 45 1.2.3.2. Đất đai ....................................................................................... 46 1.2.4. Đặc điểm sinh thái khu vực tiến hành các thí nghiệm .................... 50 1.2.4.1. Khí hậu...................................................................................... 50 1.2.4.2. Đất đai ....................................................................................... 51 1.2.5. Tóm tắt một số vấn đề đã, đang đƣợc giải quyết và còn tồn tại, hạn chế từ các nghiên cứu trong nƣớc ............................................................. 52 CHƢƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 53 2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................. 53 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 55 2.2.1. Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của các giống bơ chọn lọc địa phƣơng và các giống mới nhập nội tại Đăk Lăk ........................... 55 2.2.2. Nghiên cứu so sánh và đánh giá một số giống bơ triển vọng tại các vùng sinh thái ở Tây Nguyên .................................................................... 55 2.2.3. Nghiên cứu xác định thời điểm thu hoạch ở một số giống bơ triển vọng tại Đăk Lăk ....................................................................................... 56 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 57 2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu chung ..................................................... 57 2.3.1.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm ................................................. 57 2.3.1.2. Phƣơng pháp phân tích một số chỉ tiêu hóa lý tính đất ............ 58 2.3.1.3. Phƣơng pháp phân tích một số hàm lƣợng dinh dƣỡng chủ yếu trong quả bơ ........................................................................................... 60 2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu cụ thể ........................................................ 61 iii 2.3.2.1. Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của các giống bơ chọn lọc địa phƣơng và các giống mới nhập nội tại Đăk Lăk ............... 61 2.3.2.2. Nghiên cứu so sánh và đánh giá một số giống bơ triển vọng tại các vùng sinh thái ở Tây Nguyên .......................................................... 63 2.3.2.3. Nghiên cứu xác định thời điểm thu hoạch ở một số giống bơ triển vọng tại Đăk Lăk ........................................................................... 65 2.3.3. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu.......................................... 67 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................ 68 3.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC CỦA CÁC GIỐNG BƠ CHỌN LỌC ĐỊA PHƢƠNG VÀ CÁC GIỐNG MỚI NHẬP NỘI TẠI ĐĂK LĂK .................................................................................... 68 3.1.1. Đặc điểm hình thái của các giống bơ 10 tuổi (năm 2013) .............. 68 3.1.2. Sinh trƣởng và phát triển các giống bơ 10 tuổi (năm 2013)............. 74 3.1.3. Năng suất và chất lƣợng quả của các giống bơ 10 tuổi (năm 2013) ................................................................................................................... 87 3.2. NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIỐNG BƠ TRIỂN VỌNG TẠI CÁC VÙNG SINH THÁI Ở TÂY NGUYÊN.......... 105 3.2.1. Sinh trƣởng, phát triển của các giống bơ 7 tuổi tại các vùng sinh thái ở Tây Nguyên (năm 2013) ............................................................... 105 3.2.2. Đặc điểm ra hoa, đậu quả và thời gian thu hoạch của các giống bơ ................................................................................................................. 108 3.2.3. Năng suất của các giống bơ 7 tuổi tại các vùng sinh thái ở Tây Nguyên (năm 2013) ................................................................................ 112 3.2.5. Đánh giá đặc tính hình thái và thành phần sinh hóa quả của các giống bơ triển vọng ................................................................................. 120 3.2.6. Đánh giá một số sâu, bệnh chủ yếu ở các giống bơ triển vọng tại Tây Nguyên ............................................................................................. 121 iv 3.2.6.1. Thành phần sâu, bệnh hại chủ yếu trên các vƣờn thí nghiệm 121 3.2.6.2. Mức độ gây hại của một số loại sâu, bệnh hại chính trên các giống bơ triển vọng .............................................................................. 123 3.3. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM THU HOẠCH Ở MỘT SỐ GIỐNG BƠ TRIỂN VỌNG TẠI ĐĂK LĂK ............................................ 127 3.3.1. Diễn biến tăng trƣởng khối lƣợng quả của các giống bơ ............. 128 3.3.2. Biến động hàm lƣợng chất khô của các giống bơ......................... 131 3.3.3. Thời gian thành thục và thời điểm thu hái của các giống bơ........ 132 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 134 KẾT LUẬN ................................................................................................ 134 ĐỀ NGHỊ ................................................................................................... 135 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................... 136 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 137 A. Trong nƣớc ............................................................................................ 137 A. Nƣớc ngoài ............................................................................................ 138 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 148 v DANH SÁCH NHỮNG CHỮ, CỤM TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT TT 1 Nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt Viết tắt FAO Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc - Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO) 2 SSR Chỉ thị phân tử SSR - Simple sequence Repeat 3 AFLP Chỉ thị phân tử AFLP- Amplified Fragment Length Polymorphism 4 DUS Khảo nghiệm tính khác biệt, đồng nhất và ổn định - Distinctness, Uniformity, Stability (DUS) 5 UPOV Hiệp hội Quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng mới - Union internationale pour la Protection des Obtentions Végétales (UPOV) 6 OM Chất hữu cơ - Organic Matter (OM) 7 %DM Tỷ lệ phần trăm chất khô - Dry Matter (%DM) 8 CEC Cation trao đổi - Cation Exchange Capacity (CEC) 9 AAS Máy hấp thụ nguyên tử - Atomic Absorption Spectroscopy (AAS) 10 IPGRI Viện Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế International Plant Gientic Resources Institute (IPGRI) 11 TCN Tiêu chuẩn ngành 12 T12, T1, T2, T3,… Các tháng 12, 1, 2, 3….. 13 Dgốc, Hvn, Dtán Đƣờng kính gốc, chiều cao cây và đƣờng kính tán vi 14 TB Trung bình 15 Tp BMT Thành phố Buôn Ma Thuột 16 VietGap Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam - Vietnamese Good Agricultural Practices (VietGap) 17 NXB Nhà xuất bản 18 KH&CN Khoa học và Công nghệ 19 Bộ NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vii DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 1.1 So sánh đặc điểm của 3 chủng bơ khác nhau……………….. 6 1.2 Sản xuất bơ của một số nƣớc chính trên thế giới năm 2001 - 10 2010……………………………………………………….…. 1.3 Sản xuất bơ của các nƣớc trên thế giới năm 2011………….. 11 1.4 So sánh đa dạng di truyền, tính khác biệt đặc điểm sinh vật 22 học và các marker phân tử isoenzyme, SSR, AFLP và ISTR của cây bơ…………………………………………………… 1.5 Các giống bơ thƣơng mại trồng trọt tại California…………... 37 1.6 Một số đặc điểm khí hậu chính tại 3 địa điểm thí nghiệm….. 50 1.7 So sánh đặc điểm hóa tính đất của 3 địa điểm thí nghiệm….. 51 2.1 Tên giống thu thập và nguồn gốc……………………………. 53 2.2 Đặc điểm các nhóm hoa A và B……………………………. 62 3.1 Dạng tán, độ dày và đƣờng kính tán các giống bơ…………. 69 3.2 Phân nhóm các giống theo đƣờng kính tán…………………. 71 3.3 Khả năng phát triển cành nhánh các giống bơ 10 tuổi……… 72 3.4 Sinh trƣởng và phát triển của các giống bơ………………… 74 3.5 Đặc điểm lá của các giống bơ……………………………….. 79 3.6 Phân nhóm các giống theo chiều rộng lá……………………. 81 3.7 Màu sắc, hình thái đặc trƣng của lá các giống bơ…………… 82 3.8 Phân nhóm các giống theo màu sắc lá non………………….. 84 3.9 Biểu thời gian ra hoa của các giống bơ……………………… 85 3.10 Thời điểm thu hoạch của các giống bơ……………………… 86 3.11 Khối lƣợng quả và năng suất các giống bơ………………….. 87 3.12 Số lƣợng quả có thể chứa đƣợc trong thùng carton 4 kg……. 89 3.13 Phân nhóm theo khối lƣợng quả…………………………….. 90 3.14 Phân cấp năng suất các giống bơ……………………………. 91 viii 3.15 Năng suất các giống bơ qua các năm 2011 - 2013…………... 92 3.16 Chất lƣợng quả của các giống bơ (%)……………………….. 95 3.17 Đặc điểm hình thái và thịt quả của các giống bơ……………. 98 3.18 Sinh trƣởng, phát triển các giống bơ ở độ tuổi thứ 7………... 106 3.19 Đặc điểm ra hoa, đậu quả và thời gian thu hoạch…………… 108 3.20 Năng suất các giống bơ ở độ tuổi thứ 7……………………... 112 3.21 Năng suất các giống bơ qua các năm từ 2010 - 2013 ở Buôn 113 Ma Thuột - Đăk Lăk…………………………………………. 3.22 Năng suất các giống bơ qua các năm từ 2010 - 2013 ở 115 PleiKu - Gia Lai……………………………………………... 3.23 Năng suất các giống bơ qua các năm từ 2010 - 2013 ở Bảo 117 Lộc - Lâm Đồng……………………………………………... 3.24 Đặc điểm hình thái, khối lƣợng và chất lƣợng quả của các 118 giống bơ……………………………………………………... 3.25 Một số chỉ tiêu về thành phần dinh dƣỡng thịt quả………….. 120 3.26 Thành phần sâu hại trên các vƣờn thí nghiệm sau 7 năm 121 trồng tại Đăk Lăk, Gia Lai và Lâm Đồng…………………… 3.27 Thành phần bệnh hại trên các vƣờn thí nghiệm sau 7 năm 122 trồng tại Đăk Lăk, Gia Lai và Lâm Đồng…………………… 3.28 Mức độ gây hại của câu cấu xanh trên các giống bơ triển 124 vọng sau 7 năm trồng tại Đăk Lăk, Gia Lai và Lâm Đồng….. 3.29 Tỷ lệ bệnh cháy đầu lá trên các giống bơ triển vọng sau 7 125 năm trồng tại Đăk Lăk, Gia Lai và Lâm Đồng……………… 3.30 Tỷ lệ bệnh đốm đen vỏ quả trên các giống bơ triển vọng sau 126 7 năm trồng tại Đăk Lăk, Gia Lai và Lâm Đồng……………. 3.31 Tăng trƣởng khối lƣợng quả bơ theo tháng………………….. 129 3.32 Biến động hàm lƣợng chất khô của các giống bơ…………… 131 3.33 Thời gian thành thục của quả bơ…………………………….. 132 ix DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 1.1 Bản đồ phân bố vùng sản xuất Bơ trên thế giới……………... 9 1.2 Bản đồ minh họa phân bố các vùng sản xuất Bơ tại Việt Nam. 40 1.3 Lƣợng mƣa/ năm tại các địa điểm thí nghiệm………………. 50 3.1 Diễn biến năng suất các giống bơ qua các năm 2011 - 2013... 94 3.2 Diễn biến năng suất các giống bơ theo năm ở Đăk Lăk…….. 114 3.3 Diễn biến năng suất các giống bơ theo năm ở Gia Lai……… 116 3.4 Diễn biến năng suất các giống bơ theo năm ở Lâm Đồng…... 118 3.5 Diễn biến tăng trƣởng khối quả của các giống bơ…………... 130 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cây bơ có tên khoa học là Persea americana Miller.,. Theo tài liệu khảo cổ học quả bơ đã đƣợc dùng để làm thức ăn tại Mexico cách đây khoảng 9.000 - 10.000 năm (Dan Berman and Dulce Flores, 2012). Từ những năm 1970, quả bơ đã là một món ăn cao cấp tại một số khách sạn, nhà hàng ở Úc, Nhật, Mỹ và Châu Âu. Đối với các nƣớc đang phát triển, quả bơ là thực phẩm giàu dinh dƣỡng cho ngƣời nghèo vùng nông thôn. Tạp chí Santé Magazine viết “Quả bơ đã chiếm lĩnh các bàn ăn gia đình Pháp và loại quả này rất xứng đáng vì giá trị cao, giàu lipít, có tác dụng tích cực ngăn ngừa các bệnh tim mạch, với một tỷ lệ cao các chất xơ tự nhiên 3%, Kali 552 mg/100 g và Vitamin E 1,9 mg/100 g” (Gazit and Degani, 2002; Pliego et al., 2002). Các phát hiện gần đây cho thấy ngoài tác dụng cung cấp dinh dƣỡng cho con ngƣời, quả bơ còn có tác dụng giúp các sản phụ giảm tỷ lệ sinh con dị tật, chống lại bệnh viêm gan C và đặc biệt hơn trong quả bơ có chất glutathion, một hợp chất gồm 3 axít amin có khả năng chống ô xi hóa, ngăn ngừa bệnh tim, ức chế khối u, chống ung thƣ và hoàn toàn không chứa Cholesterol (Bergh and Lahav, 1996; Pliego et al., 2002; Scora et al, 2002). Theo thống kê của FAO, cây bơ đƣợc trồng tại 63 nƣớc với tổng diện tích 417 ngàn ha, sản lƣợng 3.078 ngàn tấn mỗi năm, năng suất trung bình 7,4 tấn/ha, hàng năm lƣợng xuất khẩu 491,5 ngàn tấn và giá trị xuất khẩu 606,6 triệu USD (Gazit and Degani, 2002; John and Gary, 2012; Pliego et al., 2002). Cũng theo thống kê của FAO năm 2011, các quốc gia có sản lƣợng bơ lớn trên thế giới phân bổ chủ yếu ở các vùng có khí hậu nhiệt đới Trung và Nam Mỹ. Nƣớc có sản lƣợng bơ lớn nhất thế giới là Mexico (1.264.141 tấn), kế sau đó là các nƣớc nhƣ Chi Lê (368.568 tấn), Cộng hoà Dominique 2 (295.080 tấn), Indonesia (275.953 tấn), Mỹ (238.544 tấn), Colombia (215.595 tấn), Peru (212.857 tấn), Kenya (201.478 tấn), Brazin (160.376 tấn), Trung Quốc (108.500 tấn) (Bruce et al, 2013). Pháp và Hà Lan là 2 nƣớc nhập khẩu bơ lớn nhất thế giới trung bình khoảng 94 ngàn tấn mỗi năm chủ yếu từ Mexico, Chile, Israel, Tây Ban Nha và Nam Phi (Bruce et al, 2013). Năng suất Bơ biến thiên rất mạnh, từ 1,3 tấn/ha (Bồ Đào Nha) đến 28,6 tấn/ha (Samoa), chủ yếu phụ thuộc vào giống, khả năng thâm canh, phƣơng thức trồng và điều kiện khí hậu (Gazit and Degani, 2002). Mục tiêu của ngành Bơ thế giới là nâng cao năng suất lên trên 30 tấn/ha trong điều kiện chuyên canh công nghiệp bằng các biện pháp nhƣ giống và gốc ghép tốt, trồng dày có điều chỉnh mật độ và tạo hình, tƣới nƣớc, điều khiển dinh dƣỡng giảm rụng quả, bảo vệ thực vật,… Ở Châu Á, cây bơ đƣợc trồng khá rộng rãi ở các nƣớc Đông Nam Á nhƣ Indonesia, Philippin, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc. Indonesia là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới và đứng đầu các nƣớc Đông Nam Á về sản xuất bơ. Nƣớc ta nằm trên các đƣờng vĩ tuyến tƣơng tự nhƣ Mexico và ở giữa hai nƣớc trồng bơ lớn nhất Châu Á là Indonesia và Trung Quốc (đứng thứ 11 trên thế giới), có các điều kiện sinh thái rất thuận lợi cho phát triển cây bơ ở cả hai miền Nam và Bắc (Bruce et al, 2013). Thực tế trồng bơ trên 70 năm ở Tây Nguyên cho thấy với độ cao trên 500 m, cây bơ cho sinh trƣởng tốt, năng suất khá, một số cây chất lƣợng ngon và đƣợc xem nhƣ loài cây đặc sản của vùng. Tuy vậy, việc phát triển sản xuất cây bơ vẫn còn bị hạn chế bởi một số nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, việc nghiên cứu chọn tạo giống bơ còn rất nhiều hạn chế, chƣa xác định đƣợc bộ giống bơ thích hợp cho các vùng sinh thái khác nhau và chƣa chọn tạo đƣợc các giống bơ rải vụ có thời gian thu hoạch sớm, chính vụ và muộn. 3 Thứ hai, một số giống bơ thƣơng mại trên thế giới đã đƣợc du nhập, tuy nhiên chƣa đƣợc khảo nghiệm đánh giá để chọn đƣợc những giống tốt, thích ứng cao với điều kiện sinh thái ở địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Thứ ba, chƣa có các nghiên cứu một cách hệ thống về kỹ thuật canh tác, công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, chế biến và nâng cao chất lƣợng quả của các giống bơ khác nhau. Để góp phần khắc phục một số hạn chế nêu trên, việc thực hiện đề tài luận án “Nghiên cứu tuyển chọn giống Bơ (Persea americana Miller) thích hợp cho một số tỉnh Tây Nguyên” rất cần thiết làm cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cây bơ trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chọn lọc các giống bơ năng suất cao, chất lƣợng tốt, có thời gian thu hoạch khác nhau trong năm và thích ứng tốt với điều kiện sinh thái ở một số vùng trồng chính tại Tây Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định đƣợc đặc điểm sinh học nông nghiệp của các giống bơ khác nhau chọn lọc trong nƣớc và nhập nội trong điều kiện sản xuất ở Tây Nguyên. - Chọn lọc đƣợc một số giống bơ có năng suất trên 50 kg/cây/năm, hàm lƣợng chất khô đạt trên 23%, lipít trên 13%, có thời gian thu hoạch khác nhau trong năm và chống chịu tốt với một số sâu, bệnh tại Tây Nguyên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Các giống bơ đang đƣợc trồng tại các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai và Lâm Đồng thuộc địa bàn Tây Nguyên. - 10 vật liệu giống triển vọng thu thập trong nƣớc TA1, TA2, TA3, TA4, TA5, TA31, TA44, TA47, TA50, TA54 và 2 giống nhập nội Booth 7, Hass. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Các thí nghiệm so sánh, đánh giá 12 giống bơ triển vọng đƣợc tiến hành tại 3 vùng trồng chính thuộc địa bàn các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai và Lâm Đồng. 4. Tính mới của Luận án - Lần đầu tiên ở nƣớc ta, luận án đã tiến hành nghiên cứu khảo nghiệm, đánh giá, so sánh một cách có hệ thống các giống bơ khác nhau tại địa bàn các tỉnh có các điều kiện sinh thái đa dạng ở Tây Nguyên. - Luận án đã khảo sát, đánh giá đƣợc các đặc tính sinh học nông nghiệp của 38 dòng, giống bơ và thí nghiệm so sánh 12 giống bơ chọn lọc trong nƣớc và nhập nội. - Kết quả nghiên cứu của Luận án đã chọn đƣợc 8 giống bơ mới có năng suất và chất lƣợng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, trong đó có 4 giống bơ TA1, TA3, TA5 và Booth 7 đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống sản xuất thử năm 2011. 5. Những đóng góp của Luận án 5.1. Ý nghĩa khoa học - Lần đầu tiên ở nƣớc ta, luận án đã nghiên cứu xác định đƣợc nhiều đặc tính sinh học nông nghiệp quan trọng của hàng loạt các giống bơ khác nhau trồng tại các vùng sinh thái khác nhau ở Tây Nguyên và các giống mới nhập nội. Luận án cung cấp các thông tin, dữ liệu khoa học về giống, canh tác và các đặc tính sinh học, năng suất, chất lƣợng quả của các dòng, giống bơ mới chọn lọc trong nƣớc và nhập nội. Các dòng, giống bơ mới chọn lọc có thể sử dụng là nguồn vật liệu phục vụ cho nghiên cứu khoa học và cải tiến giống trong tƣơng lai nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các giống bơ Việt Nam. - Những nghiên cứu chuyên sâu về chọn tạo giống bơ tại Việt Nam còn rất ít. Do vậy kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo có 5 giá trị cho học sinh, sinh viên và giảng viên các Trƣờng Đại học, các Viện Nghiên cứu. Luận án cũng có thể cung cấp các luận cứ khoa học cho những nghiên cứu về chọn tạo giống và phát triển sản xuất bơ tại Việt Nam. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án nghiên cứu của nghiên cứu sinh đã góp phần quan trọng trong việc chọn tạo các giống bơ mới cho vùng Tây Nguyên. Đã chọn đƣợc 9 giống bơ mới triển vọng, trong đó có 4 giống bơ mới là TA1, TA3, TA5 và Booth 7 có năng suất cao, chất lƣợng tốt, thích hợp với thực tiễn sản xuất ở địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và các giống này đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống sản xuất thử năm 2011. - Các giống bơ đã đƣợc chọn lọc có năng suất cao, chất lƣợng tốt và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đã đƣợc nhân giống nhanh để thay thế các giống bơ có năng suất, chất lƣợng kém trong sản xuất. Các giống bơ mới đã đƣợc chuyển giao cho 5 doanh nghiệp, 3 hợp tác xã và các hộ nông dân thuộc địa bàn 4 tỉnh Tây Nguyên là Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng và tỉnh Đồng Nai . 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 1.1.1. Nguồn gốc và phân loại thực vật Cây bơ có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ. Tên khoa học của cây bơ là Persea americana Miller., thuộc họ Lauraceae, chi Persea và loài P. americana. Bơ là cây thuộc lớp 2 lá mầm, có số lƣợng nhiễm sắc thể 2n = 24, tuy nhiên trong loài vẫn có các dạng tam bội 3n = 36 và tứ bội 4n = 48 nhiễm sắc thể. Loài Persea americana Miller đƣợc phân thành 3 chủng sinh thái khác nhau là Mexico, Guatemala và West India (Gary, 2012; Popenoe, 1952). Đặc điểm thực vật học của 3 chủng sinh thái này đã đƣợc mô tả ở bảng 1.1. Ba chủng bơ trên đây có thể lai chéo với nhau một cách dễ dàng khi chúng đƣợc trồng gần nhau (Bergh, 1969; Crowley and Arpaia, 2002; Popenoe, 1952). Khi mô tả đặc điểm thực vật học của 3 chủng bơ, các nhà khoa học đã xác định đƣợc 15 tính trạng chủ yếu có thể dễ nhận biết sự khác nhau giữa các chủng. Cụ thể nhƣ sau: Bảng 1.1. So sánh đặc điểm của 3 chủng bơ khác nhau Đặc điểm West India Guatemala Mexico Khí hậu Nhiệt đới Cận nhiệt đới Á nhiệt đới Chịu lạnh Ít Trung bình Tốt Chịu mặn Tốt Trung bình ít Mùi anise ở lá Không Không Có Màu sắc lá non Vàng nhạt Xanh lục, hơi đỏ Xanh lục Từ hoa đến quả trƣởng thành 5 tháng 12 tháng, hoặc hơn 6 tháng Kích thƣớc quả Thay đổi Thay đổi Màu sắc quả Xanh, hơi đỏ Xanh Nhỏ Xanh đậm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan