Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu từ trái nghĩa trong tiếng việt...

Tài liệu Nghiên cứu từ trái nghĩa trong tiếng việt

.PDF
168
94
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------ PHẠM VĂN LAM NGHIÊN CỨU TỪ TRÁI NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội, 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------ PHẠM VĂN LAM NGHIÊN CỨU TỪ TRÁI NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 62 22 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Lê Quang Thiêm Hà Nội, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ 4 DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... 5 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 6 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 6 3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 6 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 6 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 7 4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................................... 8 4.1. Tư liệu nghiên cứu ........................................................................................ 8 4.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 9 5. Đóng góp của luận án ........................................................................................ 10 6. Bố cục của luận án ............................................................................................. 10 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TỪ TRÁI NGHĨA TIẾNG VIỆT ............................................... 11 1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 11 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu từ trái nghĩa.................................................. 11 1.2.1. Hướng tiếp cận của triết học và lô gích học .............................................. 11 1.2.2. Hướng tiếp cận của tâm lí học .................................................................. 15 1.2.3. Hướng tiếp cận của nhân học .................................................................. 17 1.2.4. Hướng tiếp cận của ngôn ngữ học ........................................................... 20 1.2.4.1. Hướng tiếp cận của ngôn ngữ học lí thuyết ...................................... 20 1.2.4.2. Hướng tiếp cận của ngôn ngữ học tính toán ..................................... 24 1.2.4.3. Hướng tiếp cận của từ điển học thực hành ....................................... 25 1.3. Cơ sở lí thuyết của việc nghiên cứu từ trái nghĩa tiếng Việt .......................... 27 1.3.1. Quan niệm về từ ....................................................................................... 27 1.3.2. Quan niệm về nghĩa ................................................................................. 28 1.3.3. Nghĩa từ, cấu trúc nghĩa từ, nghĩa vị và nét nghĩa ................................... 31 1.3.4. Hiện tượng trái nghĩa, quan hệ trái nghĩa và từ trái nghĩa ....................... 32 1.3.5. Phân tích nghĩa từ (trái nghĩa) ................................................................. 33 1.4. Tiểu kết ........................................................................................................... 38 Chƣơng 2. NHẬN DIỆN VÀ PHÂN LOẠI TỪ TRÁI NGHĨA TIẾNG VIỆT . 40 2.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 40 2.2. Quan niệm về từ trái nghĩa tiếng Việt ............................................................ 40 2.2.1. Quan niệm về từ trái nghĩa tiếng Việt ..................................................... 40 2.2.2. Định vị quan hệ trái nghĩa trong hệ hình các quan hệ ngữ nghĩa ở bậc từ46 2.3. Nhận diện từ trái nghĩa tiếng Việt .................................................................. 52 2.3.1. Nhóm tiêu chí lô gích .............................................................................. 53 2.3.2. Nhóm tiêu chí ngữ âm ............................................................................. 54 2.3.3. Nhóm tiêu chí ngữ nghĩa ......................................................................... 55 1 2.3.4. Nhóm tiêu chí sử dụng ............................................................................. 55 2.3.5. Nhóm tiêu chí ngữ pháp .......................................................................... 56 2.3.6. Nhận xét về các nhóm tiêu chí nhận diện ................................................ 57 2.4. Phân loại từ trái nghĩa tiếng Việt.................................................................... 58 2.4.1. Những cách phân loại đã có đáng chú ý trong Việt ngữ học ................... 58 2.4.2. Những cách phân loại có thể có đối với từ trái nghĩa tiếng Việt ............. 59 2.4.3. Đề xuất thêm cách phân loại dựa vào khả năng đồng hiện ..................... 65 2.5. Tiểu kết ........................................................................................................... 67 Chƣơng 3. CẤU TẠO TỪ TRÁI NGHĨA TIẾNG VIỆT .................................... 69 3.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 69 3.2. Từ trái nghĩa đơn ............................................................................................ 69 3.3. Từ trái nghĩa phức ......................................................................................... 70 3.3.1. Từ trái nghĩa đẳng lập .............................................................................. 71 3.3.2. Từ trái nghĩa chính phụ ............................................................................ 73 3.3.3. Từ trái nghĩa láy ....................................................................................... 79 3.4. Tính tương quan trong cấu tạo từ trái nghĩa ................................................... 80 3.4.1. Tương quan về phạm trù từ loại .............................................................. 80 3.4.2. Tương quan về kích thước vật chất ......................................................... 81 3.4.3. Tương quan về tính chất quan hệ từ pháp ............................................... 82 3.4.4. Tương quan về trật tự từ pháp ................................................................. 84 3.4.5. Tương quan về nguồn gốc ....................................................................... 85 3.4.6. Nhận xét thêm về tính tương quan trong cấu tạo từ trái nghĩa ................ 85 3.5. Tiểu kết ........................................................................................................... 86 Chƣơng 4. CƠ CẤU NGỮ NGHĨA CỦA TỪ TRÁI NGHĨA TIẾNG VIỆT .... 88 4.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 88 4.2. Nhận định cơ sở .............................................................................................. 88 4.3. Cặp từ trái nghĩa và cặp trái nghĩa ................................................................. 90 4.4. Chùm trái nghĩa ............................................................................................ 102 4.5. Chuỗi trái nghĩa ............................................................................................ 107 4.6. Biến đổi nghĩa của từ trái nghĩa ................................................................... 116 4.7. Tiểu kết ......................................................................................................... 118 Chƣơng 5. KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỪ TRÁI NGHĨA TIẾNG VIỆT .................................................................................................................................120 5.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................... 120 5.2. Những kiến giải đã có................................................................................... 120 5.3. Khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt .......................................... 122 5.3.1. Quan niệm về khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt ............ 122 5.3.2. Khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa để tạo thành tổ hợp song tiết ..... 124 5.3.2.1. Miêu tả khái quát............................................................................. 124 5.3.2.2. Khảo chứng ..................................................................................... 133 5.3.3. Khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa trong các kết cấu ngữ pháp........ 140 5.3.3.1. Miêu tả khái quát............................................................................. 140 5.3.3.2. Khảo chứng ..................................................................................... 145 2 5.4. Tiểu kết ......................................................................................................... 148 KẾT LUẬN ............................................................................................................149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...............................................................................................................154 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................155 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Một phần danh sách từ trái nghĩa tiếng Việt Phụ lục 2. Ngữ cảnh đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt trong Truyện Kiều Phụ lục 3. Một số ngữ cảnh đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Phụ lục 4. Một số ngữ cảnh đồng hiện của từ trái nghĩa trong tác phẩm văn học, báo chí 3 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Ví dụ về một số quan hệ ngữ nghĩa của Casagrande và Hale (1967)…...19 Bảng 2.1. Quan hệ trái nghĩa trong hệ hình các quan hệ ngữ nghĩa ở bậc từ (1) …. 50 Bảng 2.2. Quan hệ trái nghĩa trong hệ hình các quan hệ ngữ nghĩa ở bậc từ (2) …..51 Bảng 5.1. 60 cặp từ trái nghĩa có khả năng đồng hiện lớn trong thành ngữ, tục ngữ (1)..132 Bảng 5.2. 60 cặp từ trái nghĩa có khả năng đồng hiện lớn trong thành ngữ, tục ngữ (2) ..134 Bảng 5.3. 38 cặp từ trái nghĩa có tần số sử dụng lớn hơn một trong Truyện Kiều..........135 Bảng 5.4. Khả năng hợp cặp của một số yếu tố trái nghĩa trong Truyện Kiều………...136 4 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Cặp trái nghĩa tâm sống-chết ……………………………. ...................... 95 Hình 4.2. Cặp từ trái nghĩa và cặp trái nghĩa ............................................................ 96 Hình 4.3. Chùm trái nghĩa.. .................................................................................... 106 Hình 4.4. Chuỗi trái nghĩa. ...................................................................................... 109 Hình 4.5. Cặp cụm trái nghĩa.. ................................................................................ 114 5 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện tượng trái nghĩa nói chung và từ trái nghĩa nói riêng là một hiện tượng có giá trị phổ niệm, có trong tổ chức từ vựng của mọi ngôn ngữ, và đã được quan sát, nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau từ rất sớm. Hiện tượng từ trái nghĩa tiếng Việt cũng vậy, được gọi tên, nghiên cứu một cách chính thức từ những năm 1960, và cũng đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, với những công trình của Đỗ Hữu Châu [4, 5, 6, 10], Nguyễn Văn Tu [63], Nguyễn Đức Dương [21], Nguyễn Thiện Giáp [27, 29], Nguyễn Đức Dân [14, 15, 17, 18], Đinh Xuân Hiền [33], Dương Kỳ Đức [24, 25], Chu Bích Thu [56, 57, 58], Vũ Đức Nghiệu [13], Nguyễn Đức Tồn [60, 62],... Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ được xem xét như một nội dung nằm trong một công trình nghiên cứu rộng hơn về từ vựng tiếng Việt nói chung hoặc mới chỉ dừng lại ở việc đề cập một cách riêng biệt ở khía cạnh này hay kia của hiện tượng từ trái nghĩa tiếng Việt, và do đó, cho đến nay, Việt ngữ học vẫn chưa có một công trình nghiên cứu có tính chất toàn diện và chuyên sâu nào về từ trái nghĩa. Chính vì thế, luận án này đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về hiện tượng từ trái nghĩa tiếng Việt dưới tiêu đề Nghiên cứu từ trái nghĩa trong tiếng Việt. 2. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu từ trái nghĩa trong tiếng Việt nhằm làm rõ bản chất và đặc điểm của hệ thống từ trái nghĩa tiếng Việt với tư cách là một tiểu hệ thống từ vựng trong đó các đơn vị từ được xem như là những phần tử hệ thống còn các liên hệ ngữ nghĩa trái ngược nhau được xem như là những quan hệ hệ thống trong tổng thể hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt nói chung dưới các khía cạnh ngữ pháp, ngữ nghĩa và sử dụng. 3. Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là hệ thống từ trái nghĩa tiếng Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Truyền thống ngôn ngữ học dựa vào tính ổn định, thường xuyên, liên tục trong liên hệ trái nghĩa, dựa vào sự đối lập giữa ngôn ngữ và lời nói, chia từ trái 6 nghĩa thành hai loại là từ trái nghĩa từ vựng và từ trái nghĩa ngữ cảnh. Luận án tập trung nghiên cứu loại từ trái nghĩa từ vựng. Tuy vậy, từ trái nghĩa từ vựng cũng có thể được nghiên cứu ở nhiều góc độ và phạm vi khác nhau. Vì thế, do khuôn khổ của mình, luận án tập trung nghiên cứu hệ thống trái nghĩa từ vựng tiếng Việt ở ba phạm vi truyền thống của ngôn ngữ học là ngữ pháp, ngữ nghĩa và sử dụng, cụ thể: về ngữ pháp, làm rõ khía cạnh cấu tạo hay cấu trúc của các cặp từ trái nghĩa tiếng Việt; về ngữ nghĩa, làm rõ cơ cấu hay tổ chức ngữ nghĩa của hệ thống từ trái nghĩa tiếng Việt; về sử dụng, nghiên cứu khả năng hoạt động của các cặp từ trái nghĩa tiếng Việt trong ngữ cảnh đồng hiện. Như thế, mặc dù là một chủ đề nghiên cứu truyền thống, nhưng do tính chất cơ bản, đa diện, đa dạng, phức tạp (và không kém phần thời sự) cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn, người ta có thể khảo cứu từ trái nghĩa từ nhiều bình diện và góc độ khác nhau với những điểm xuất phát, phương pháp và kết quả nghiên cứu khác nhau. Vì vậy, với giới hạn nghiên cứu như trên, nhiều vấn đề có thể nói là khá quan trọng, có tính liên ngành và hiện đang được chú ý từ những góc độ và phạm vi khác như việc thụ đắc từ trái nghĩa của trẻ, thuộc tính đánh dấu của từ trái nghĩa từ góc độ tâm lí học, tính dân tộc trong từ trái nghĩa từ góc độ nhân học, thuộc tính phủ định trong hệ thống từ trái nghĩa từ góc độ lô gích học, tính tổ chức đối lập trong từ vựng hay tính tương tự về nghĩa của từ trái nghĩa từ góc độ ngôn ngữ học tính toán, thậm chí ngay cả giá trị liên kết văn bản hay giá trị tu từ của từ trái nghĩa từ góc độ ngôn ngữ học,… sẽ không được đề cập nghiên cứu trong luận án này, dẫu rằng đôi lúc chúng có thể được luận án nhắc tới ở những chỗ hữu quan. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu như vậy, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu chính sau: - Tổng quan về lịch sử nghiên cứu từ trái nghĩa nói chung và từ trái nghĩa tiếng Việt nói riêng; xác lập cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu từ trái nghĩa tiếng Việt. - Xác định bộ tiêu chí nhận diện từ trái nghĩa tiếng Việt; phân loại từ trái nghĩa tiếng Việt dưới các góc nhìn khác nhau. - Thu thập danh sách từ trái nghĩa tiếng Việt; thu thập, tuyển chọn và phân tích ngữ cảnh đồng hiện của các cặp từ trái nghĩa tiếng Việt. 7 - Nhận diện, miêu tả các đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và khả năng hoạt động của các cặp từ trái nghĩa tiếng Việt thông qua ngữ cảnh đồng hiện. 4. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Tƣ liệu nghiên cứu Tư liệu nghiên cứu của luận án được lấy từ các nguồn chủ yếu sau: - Các từ điển ngữ văn, ví dụ như: Từ điển tiếng Việt, (Hoàng Phê, cb., 1988, 2009), Từ điển tiếng Việt dùng trong nhà trường (Chu Bích Thu, cb., 2004), Từ điển trái nghĩa tiếng Việt (Dương Kỳ Đức, cb., 1988). - Các tác phẩm văn học thành văn (Truyện Kiều, Nhật kí trong tù, Chí Phèo, Từ ấy,…) và các báo điện tử (vietnamnet.vn, giaoduc.net.vn, vnexpress.net, baodatviet.com.vn,…). Riêng ngữ liệu được lấy từ các báo điện tử được chúng tôi thu thập từ năm 2004 trở lại đây. - Đặc biệt, luận án còn chú ý khai thác tư liệu trong các tác phẩm văn học dân gian nổi tiếng như Tục ngữ phong dao (Nguyễn Văn Ngọc, 1957), Tục ngữ Việt Nam (Chu Xuân Diên,…, 1975), Kho tàng tục ngữ ca dao Việt Nam (Nguyễn Xuân Kính, cb., 1995), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (Vũ Ngọc Phan, 2007),... Tư liệu nghiên cứu của luận án được quy về hai nhóm chính: nhóm danh sách từ trái nghĩa và nhóm ngữ cảnh đồng hiện của từ trái nghĩa. Từ điển ngữ văn là nguồn tư liệu chủ yếu dùng để lập danh sách từ trái nghĩa; tác phẩm văn học, báo chí là nguồn tư liệu chủ yếu để cung cấp ngữ cảnh minh họa từ trái nghĩa, để phân tích ngữ nghĩa và khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa. Danh sách từ trái nghĩa được xác lập bằng hai cách: thu thập dựa trên nguồn tư liệu sẵn có và tự thu thập. Với cách thứ nhất, luận án trích rút các đơn vị từ vựng vốn được chú giải hay được xử lí là những cặp từ trái nghĩa từ các từ điển ngữ văn. Với cách làm này, danh sách cặp từ trái nghĩa mà luận án có được để tiến hành nghiên cứu là những cặp từ trái nghĩa thường thấy trong các từ điển ngữ văn. Với cách thứ hai, luận án dựa vào danh sách mục từ trong các từ điển ngữ văn rồi dùng phương pháp liên tưởng truyền thống để xác lập các cặp từ trái nghĩa. Với cách làm này, luận án có được một danh sách gồm nhiều cặp từ trái nghĩa không trùng với danh sách thường thấy trong các từ điển ngữ văn. Như thế, trong cả hai cách thu 8 thập tư liệu này, những từ trái nghĩa được luận án thu thập chính là những từ từ điển học mà cụ thể là từ của từ điển học ngữ văn tiếng Việt. Hai nguồn tư liệu này có vị trí, vai trò khác nhau trong luận án. Nguồn tư liệu thứ nhất do chỗ đã được từ điển học thực hành xử lí, do đó, được xem là điểm xuất phát (được xem là những từ mớm hay từ hạt giống) đầu tiên, quan trọng hơn so với nguồn tư liệu thứ hai trong việc tiến hành xác lập ngữ cảnh đồng hiện. Ngữ cảnh đồng hiện của từ trái nghĩa được thu thập trực tiếp từ các sản phẩm sử dụng ngôn ngữ thực tế. Ngữ cảnh đồng hiện được quan niệm là một khúc đoạn ngôn ngữ có kích thước được giới hạn từ một tổ hợp song tiết tự do hay cố định đến (thường là) một câu nói (một thành ngữ, một câu tục ngữ, một câu văn xuôi, một cặp lục bát) hoặc trong một số trường hợp có thể là hai câu nói liền kề nhau (hai câu văn xuôi hay hai cặp lục bát liền kề nhau). Ngữ cảnh đồng hiện là cơ sở để chúng tôi trừu xuất các kết cấu ngữ pháp trong đó có từ trái nghĩa xuất hiện. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu chủ yếu sau: phương pháp phân tích ngữ cảnh, phương pháp phân tích thành tố nghĩa, phương pháp phân tích hệ thống - cấu trúc; thủ pháp phân tích quy chiếu, thủ pháp phân tích điển mẫu, thủ pháp phân tích ngữ trị; thủ pháp thống kê, phân loại. Phương pháp phân tích ngữ cảnh, phân tích thành tố nghĩa, phân tích hệ thống - cấu trúc là những phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận án. Phương pháp phân tích ngữ cảnh (hay phân tích chức năng) được sử dụng để nhận diện những nghĩa cụ thể của từ trong từng ngữ cảnh quan yếu. Phương pháp phân tích thành tố nghĩa được sử dụng để chỉ ra cấu trúc ngữ nghĩa của từ nhằm kiểm tra xem những từ đã được phân tích có thực sự là những từ trái nghĩa hay không, và nếu là những từ trái nghĩa thì chúng trái nghĩa với nhau như thế nào. Phương pháp phân tích hệ thống - cấu trúc dùng để xác lập hệ thống từ trái nghĩa tiếng Việt với tư cách là một hệ thống từ vựng con, trong đó các từ được xem là phần tử và sự liên hệ trái ngược nhau về nghĩa giữa các từ được xem là quan hệ, trong hệ thống từ vựng tiếng Việt nói chung. Các thủ pháp phân tích quy chiếu, phân tích điển mẫu, phân tích ngữ trị, thống kê và phân loại được sử dụng bổ sung ở những chỗ thích hợp, giúp cho việc nhận diện và việc mô tả các cặp từ trái nghĩa dễ dàng và rõ ràng hơn. 9 5. Đóng góp của luận án Việc nghiên cứu từ trái nghĩa tiếng Việt mang lại nhiều lợi ích thiết thực cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn. - Những kết quả của việc nghiên cứu này góp phần: làm rõ các đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và sử dụng của hệ thống từ trái nghĩa tiếng Việt; thúc đẩy việc nghiên cứu ngữ nghĩa học tiếng Việt nói chung, ngữ nghĩa học từ vựng quan hệ tiếng Việt nói riêng - một công việc mà xưa nay chưa thu hút được sự quan tâm đúng tầm; thúc đẩy việc ứng dụng những kết quả nghiên cứu này vào các công việc thực tiễn có liên quan. - Từ các kết quả nghiên cứu của luận án, trước mắt, có thể tiến hành biên soạn được một cuốn từ điển ngữ văn trái nghĩa tiếng Việt một cách nhanh chóng và hiệu quả; góp phần nâng cao chất lượng của các cuốn từ điển ngữ văn tiếng Việt đã có bằng cách tu chỉnh lại những cách chú giải từ trái nghĩa, đồng nghĩa. - Những kết quả thu được của luận án còn góp thêm một tiếng nói từ góc độ ngôn ngữ học cho các công việc của những bộ phận nghiên cứu ngôn ngữ có tính liên ngành và ứng dụng hiện đại, ví dụ như việc xây dựng và phát triển các nguồn ngữ liệu từ vựng vốn được chú giải hay tổ chức theo quan hệ ngữ nghĩa (Mạng từ tiếng Việt, kho ngữ liệu,…), phát hiện và tìm kiếm từ tự động, tính toán độ tương tự ngữ nghĩa của từ, dịch tự động, xác lập bộ từ vựng tinh thần tiếng Việt, v.v. - Ngoài ra, việc nghiên cứu này cũng đem lại những kết quả thiết thực, hữu ích đối với công việc giảng dạy tiếng Việt trong nhà trường, phát triển ngôn ngữ - tư duy cho trẻ, đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, v.v. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án có bố cục như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình và cơ sở lí thuyết thuyết của việc nghiên cứu từ trái nghĩa tiếng Việt Chương 2. Nhận diện và phân loại từ trái nghĩa tiếng Việt Chương 3. Cấu tạo từ trái nghĩa tiếng Việt Chương 4. Cơ cấu ngữ nghĩa của từ trái nghĩa tiếng Việt Chương 5. Khả năng hoạt động của từ trái nghĩa tiếng Việt 10 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TỪ TRÁI NGHĨA TIẾNG VIỆT 1.1. Đặt vấn đề Chương này có nhiệm vụ tổng quan tình hình nghiên cứu từ trái nghĩa nói chung và từ trái nghĩa tiếng Việt nói riêng, xác lập cơ sở lí thuyết của việc nghiên cứu từ trái nghĩa tiếng Việt. Với nhiệm vụ thứ nhất, để dễ hình dung và tránh lặp lại những điểm không cần thiết về bức tranh lịch sử nghiên cứu từ trái nghĩa, luận án chọn cách tổng quan theo hướng tiếp cận. Với nhiệm vụ thứ hai, luận án chú trọng làm rõ một số vấn đề, khái niệm quan trọng để làm cơ sở cho việc nghiên cứu từ trái nghĩa tiếng Việt. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu từ trái nghĩa Hiện tượng từ trái nghĩa là một hiện tượng có tính phổ quát, được xác lập trên cơ sở của sự liên hệ đối lập hay trái ngược nhau về nghĩa. Nó vừa là biện pháp tổ chức của từ vựng, vừa là biện pháp tổ chức của tư duy. Vì thế, nó đã được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm dưới góc độ khác nhau, từ ngôn ngữ học cho đến triết học. Trong phần này, luận án tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu từ trái nghĩa theo hướng tiếp cận của những bộ môn khoa học có nghiên cứu nhiều về từ trái nghĩa: triết học và lô gích học, tâm lí học, nhân học, ngôn ngữ học. Ở mỗi hướng tiếp cận, luận án đều tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới trước, sau đó tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam. Nói đến hiện tượng từ trái nghĩa, trước hết người ta nghĩ nó là loại đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học, mà cụ thể và trực tiếp nhất là của ngữ nghĩa học từ vựng, vì thế, sau khi điểm qua các cách tiếp cận ngoài ngôn ngữ học, luận án ưu tiên, tập trung làm rõ cách tiếp cận của ngôn ngữ học đối với hiện tượng từ trái nghĩa. 1.2.1. Hƣớng tiếp cận của triết học và lô gích học Triết học và lô gích học có lịch sử tiếp cận lâu đời nhất đến từ trái nghĩa so với các hướng tiếp cận khác. Ngược dòng thời gian, có thể coi Aristotle là người đầu tiên đề cập đến từ trái nghĩa qua các phạm trù đối lập giữa mệnh đề khẳng định và mệnh đề phủ định (chẳng hạn, Mọi A là P; Không S là P) [66]. Những đề xuất này của 11 Aristotle về sau tiếp tục được đề cập, phát triển trong triết học và ngôn ngữ học hiện đại trong đó có cấu trúc luận và tạo sinh luận [113]. Tuy nhiên, vấn đề từ trái nghĩa xét trong mối liên hê ̣ v ới vấ n đề nghiã từ vựng không ph ải là ưu tiên hàng đầu của các nhà triết học và lô gích học; truyền thống triết học và lô gić h h ọc tiền hiện đại quan tâm nhiều đến các vấ n đề như tên riêng , quy chiếu, chỉ vật, nội hàm, ngoại diên,...; cái gọi là nghiã thường chỉ đươ ̣c đề cập tới trong sự phân biê ̣t hay đ ập nhập với cái gọi là ngoại diên hoă ̣c sự quy chiếu hay chỉ vật mà thôi. Vì thế mà ở thời hiện đại vẫn có người phải thốt lên rằ ng “không thấy có nhiều quan tâm đến vấ n đề nghiã từ vựng trong truyền thống ngữ nghiã h ọc triết học” [133, tr.1]. Dầu vậy, đến thế kỉ XX, trong tinh thần của triết học toàn thể luận (holism), triết học phân tích mà cụ thể là chủ nghĩa lô gích thực chứng, lô gích biểu hiệu,…, từ trái nghĩa đã được chú ý nghiên cứu nhiều hơn do chỗ chúng được xem như là một loại thực thể có trong các phép toán lô gích dùng để giúp con người hiểu được tính đúng sai/ chân trị của mệnh đề, và do đó, hiểu được rõ ngôn ngữ tự nhiên và có thể xây dựng được một thứ ngôn ngữ hình thức (siêu ngôn ngữ) để biểu đạt chân lí tốt hơn. Cái được gọi là từ trái nghĩa ở trong triết học và lô gích học thường được xem là những đối lập lưỡng phân loại trừ nhau, và do đó, tương ứng với lớp từ trái nghĩa bổ sung của ngôn ngữ học. Do là sản phẩm của quá trình phân lập dựa trên sự liên hê ̣ về nghĩa nên từ trái nghĩa thường được xem xét liên quan đến tính chân trị của mệnh đề, liên quan đến các định đề ngữ nghĩa, các tác tử và lượng từ lô gić h,...[81, 134]. Ví dụ, trong một mệnh đề phân tích bằng Anh ngữ có xuất hiện cặp từ trái nghĩa married-unmarried như No unmarried man is married, tính chân trị của mệnh đề này hoàn toàn được xác định là nhờ vào các yếu tố nội ngôn, tức nhờ vào bản thân mệnh đề, không cần viện đến các yếu tố ngoại ngôn. Hoặc như, đối với một mệnh đề phân tích có chứa cặp từ trái nghĩa to-nhỏ: To và nhỏ là những từ trái nghĩa với nhau, ta hoàn toàn có thể cải biến mệnh đề này thành một phép toán lô gích hình thức, tức một định đề ngữ nghĩa như: - x [to (x)  ¬ nhỏ (x)]. Phép toán này có thể được đọc là: mọi vật nếu chứa trong mình thuộc tính to, thì suy ra/ kéo theo (đương nhiên), không nhỏ. Cách tiế p câ ̣n dùng các định đề ngữ nghiã như vậy để xác định quan hệ lô gích ngữ nghiã nói chung và quan hê ̣ trái nghiã nói riêng luôn sử du ̣ng đến mô ̣t quan hê ̣ lô gích đặc biệt là quan hệ suy ra . Quan hê ̣ suy ra giữa những từ trái nghĩa như vậy là quan hê ̣ suy ra đ ối xứng, hai chiều. Do các thực thể ngôn ngữ trong phép suy ra này 12 có tính chất phủ định lẫn nhau, cho nên, ta có thể g ọi phép suy ra đối xứng này là phép suy ra đối xứng phủ định. Cách tiếp cận này cho phép ta nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ, những khái niệm hoàn toàn đối lập nhau theo kiểu: khẳng định tính chân trị của khái niệm này có nghĩa là phủ định tính chân trị của khái niệm kia, và ngược lại. Cách tiếp cận này đã được áp dụng cho việc xử lí một bộ phận hữu hạn các đơn vị từ vựng trái nghĩa có tính chân trị lưỡng phân, phủ định nhau một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, lối tiếp cận đơn trị này đã thoát li khỏi hẳn đời sống ngôn ngữ, do đó, không có sức lí giải hiện tượng trái nghĩa thực. Trong thực tiễn hành ngôn, ngay cả những đơn vị từ vựng mà ta tưởng rằng chúng có tính đơn trị tuyệt đối về mặt lô gích cũng không hề đơn trị. Xin dẫn vài ví dụ. Nói rằng Hôm nay không nắng, một mệnh đề phủ định, thì không có nghĩa là Hôm nay mưa, một mệnh đề khẳng định. Nói rằng A không khôn không có nghĩa là A dốt. Nói rằng A ngồi bàn trên/ trước thì, trong nhiều trường hợp cũng có nghĩa là A ngồi bàn dưới/ sau. A cao hơn B, hoàn toàn tương đẳng với cách nói B thấp hơn A. A ghét B đẳng trị cùng B ghét A, và cả hai cách nói này đẳng trị cùng cách nói thứ ba A và B ghét nhau. V.v. Ở Việt ngữ học, cách tiếp cận từ góc độ triết học, lô gích học đến từ trái nghĩa mới chỉ được vận dụng lẻ tẻ ở một số tác giả. Hoàng Phê [43], Nguyễn Đức Dân [14, 16, 17], Nguyễn Hữu Chương [12] là những tác giả đã bước đầu vận dụng cách tiếp cận sử dụng phép toán phủ định ở bậc vị từ vào trong các công trình nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, trong những công trình này, việc nhận diện từ trái nghĩa dưới góc nhìn của lô gích học không phải là mục đích cuối cùng, lô gích học chỉ là một trong những cách tiếp cận có hiệu lực và có giá trị ứng dụng trong phân tích ngữ nghĩa của ngôn ngữ và ngữ nghĩa của lời nói, trong phân tić h câu đ ồng nghiã , mệnh đề đồng nghĩa. Vì thế, xét ở một khía cạnh nào đó, các nghiên cứu này cũng chỉ có thể được áp dụng cho việc xử lí một bộ phận hữu hạn các đơn vị từ vựng trái nghĩa có tính chân trị lưỡng phân, phủ định nhau tuyệt đối như đã nói, chứ không thể được dùng để nhận diện và mô tả toàn bộ các đơn vị từ vựng trái nghĩa thực trong tiếng Việt. Chẳng hạn, trong Lô gích của ngôn ngữ tự nhiên, Hoàng Phê cho rằng: Kém và bằng có cùng một cấu trúc ngữ nghĩa và đây là một hiện tượng đẳng cấu ngữ nghĩa khá lí thú. Kém đẳng cấu ngữ nghĩa với bằng cho nên không kém cũng có loại hàm ý giống như không bằng: kém = không bằng, không kém = bằng. Bằng và kém làm thành một cặp trái nghĩa (từ “đảo nghĩa”) khá đặc biệt: trái nghĩa trên cơ sở có cùng một tiền giả 13 định, và tiền giả định này, nói theo lô gích, là một tuyển: hoặc dưới mức, hoặc ngang mức. Nếu dưới mức thì gọi là kém, còn nếu ngang mức thì gọi là bằng. Trên cơ sở tiền giả định chung đó, bằng trái nghĩa với kém và đồng nghĩa với không kém. Nhưng nói bằng là nói trực tiếp bằng hiển ngôn, còn nói không kém là nói gián tiếp bằng hàm ngôn, cho nên, cũng có một sự khác nhau tế nhị về sắc thái nghĩa. Không nói bằng mà nói không kém, thì thường là có hàm cái ý muốn nói “không phải là dưới mức”, “không phải là không bằng được”, như người ta có thể nghĩ [43]. Trên thực tế, bên cạnh việc sử dụng tiêu chí phủ định khi tiếp cận từ trái nghĩa, triết học và lô gích học còn sử dụng tới một phép toán đặc biệt khác là phép toán suy ra, mà cụ thể là suy ra đối xứng. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra ta còn thấy những từ trái nghĩa còn có mô ̣t khả năng suy ra khác mà chúng tôi đ ề xuất gọi là suy ra phi đối xứng hay suy ra mô ̣t chi ều. Phép toán suy ra mô ̣t chi ều đươ ̣c áp du ̣ng đ ể nhận diện một cặp từ trái nghĩa xét trong mối quan hê ̣ v ới mô ̣t từ thứ ba. Có hai khu vực quan hê ̣ ngữ nghĩa quan trọng liên quan đến từ trái nghĩa thường có thể áp du ̣ng tiêu chí suy ra phi đối xứng là quan hê ̣ thu ộc nghiã (hyponymy) và quan hê ̣ thu ộc tính (attribute). Ta nói đến quan hê ̣ thuộc nghiã trước. Nếu mô ̣t cặp từ trái nghĩa nào đó được xem như là những t ừ cùng thuộc (cohyponyms) của một t ừ bao (hypernyms) trong quan hê ̣ thuộc nghiã , ta có thể áp du ̣ng phép toán suy ra phi đ ối xứng để nhận diện chúng. Ví dụ, trong cặp quan hê ̣ thuộc nghiã thầy/ cô - giáo viên, thì thầy và cô chính là những từ cùng thuộc của mô ̣t từ bao giáo viên, ta có thể áp du ̣ng phép suy ra phi đ ối xứng theo chiều từ từ cùng thuộc lên từ bao: thầy -> giáo viên, & cô -> giáo viên. Phép suy ra ngược lại từ từ bao đến từ cùng thuộc không thể thực hiện đươ ̣c: *giáo viên -> thầy, & *giáo viên -> cô. Ở đây, lưu ý là suy ra đối xứng đươ ̣c áp du ̣ng cho chính những yế u tố cùng cấp lô gić h, suy ra phi đối xứng chỉ áp dụng cho những yếu tố khác cấp lô gić h. Như vâ ̣y, ví dụ đang nói có thể được biểu diễn là: thầy -> ¬ cô & cô -> ¬thầy; & thầy -> giáo viên & cô -> giáo viên; & *giáo viên -> thầy & giáo viên -> cô. Trong quan hê ̣ thu ộc tính, cụ thể là quan hê ̣ thu ộc tính lưỡng trị (bivalence attribute), ta cũng có thể áp du ̣ng phép suy ra phi đối xứng. Dài/ ngắn - > kích thước, tròn/ méo -> hình dáng, trắng/ đen -> màu sắc, vui/ buồn -> trạng thái,... là những ví dụ về quan hê ̣ thuộc tính vốn có thể đáp ứng đươ ̣c phép suy ra phi đối xứng, bên cạnh phép suy ra đối xứng. Kết hợp cả phép suy đối xứng lẫn suy ra phi đối xứng, ví dụ về 14 dài/ ngắn -> kích thước trên có thể đươ ̣c biểu diễn thành: dài -> ¬ ngắn & ngắn -> ¬ dài; & dài -> kích thước & ngắn -> kích thước; & *kích thước -> dài & kích thước -> ngắn. Như thế, rõ ràng là phép toán suy ra đang đề cập này của lô gích có thể được xem là một tiêu chí quan trọng góp phần nhận diện từ trái nghĩa tiếng Việt. Như vậy, đến đây có thể nói rằng: a. việc tiếp cận từ trái nghĩa từ hướng triết học và lô gích học thường gắn liền với các phép toán phủ định mệnh đề, phép toán suy ra; b. quan hệ trái nghĩa là một quan hệ có sự gắn bó mật thiết với quan hệ thuộc nghĩa và quan hệ thuộc tính; c. chúng ta hoàn toàn có toàn có thể vận dụng các phép toán này, đặc biệt là phép toán suy ra, vào việc nhận diện từ trái nghĩa tiếng Việt. 1.2.2. Hƣớng tiếp cận của tâm lí học Hướng tiếp cận tâm lí học đến hiện tượng từ trái nghĩa chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa cấu trúc trong ngôn ngữ ho ̣c. Đối với tâm lí học, những quan hê ̣ ngôn ngữ ở bậc đại cương mà F. de Saussure đã đưa ra đều là những quan hê ̣ có đươ ̣c do sự liên tưởng. Chính vì thế mà người ta thường gọi những nghiên cứu tâm lí học ngôn ngữ theo chủ nghĩa cấ u trúc là “những nghiên cứu theo ki ểu liên tưởng luận” [152, tr. 75]. Tâm lí học, đặc biệt là tâm lí học nhận thức, quan tâm nhiều đến các quan hê ̣ ngữ nghiã . Đầu tiên là những lí thuyết quan tâm đến các mô hình trí nhớ dài hạn, mà cụ thể là mô hình trí nhớ ngữ nghĩa (semantic memory), thứ đến là các lí thuyết liên quan đến cách tiếp cận đánh giá hay đo lường trí tuệ. Trí nhớ ngữ nghĩa là mô ̣t kho lưu tr ữ tinh thần về tri thức thế giới của con người nói chung và là mô ̣t trong hai lo ại trí nhớ dài hạn, đối lập với trí nhớ tình tiết/ tạm thời (episodic memory). Tulving khi tách trí nhớ ngữ nghiã ra khỏi trí nhớ tình tiết đã cho rằ ng “trí nhớ ngữ nghiã là cái cần thiết để sử du ̣ng ngôn ngữ” và là loại “tri thức về khái niệm - từ nói chung” [161, tr.386]. Các khái niê ̣m đươ ̣c t ổ chức lại với nhau theo các quan hê ̣ ngữ nghiã . Quan hê ̣ trái nghĩa cũng là một loại quan hệ trong trí nhớ ngữ nghiã , góp phần tạo nên các cấ u trúc tri thức của con người về thế giới. Các lí thuyế t về trí nhớ ngữ nghiã , về bản chất, có nguồn gốc liên tưởng luận. Những liên tưởng tự do của con ngư ời kiểu như mèo-đuôi, mèo-động vật, mèo-chó, cao-thấp, thấp-cao,... chính là những liên tưởng góp phần vào việc định hình cấu trúc trí nhớ ngữ nghiã . Deese là người có những th ực nghiệm mạnh mẽ đầu tiên về các liên tưởng tự do trong đó có liên tưởng trái nghĩa để ủng hộ cho các mô hình trí nhớ ngữ nghĩa [97, 98, 99]. Dù rằng những nghiên cứu của Deese ngay lúc đó không gây 15 đươ ̣c sự chú ý do chỗ người ta vẫn còn dị ứng với những giả định hành vi luận của nó, nhưng về sau đã đươ ̣c người ta chú ý nhiều hơn. Chính những nghiên cứu liên tưởng tự do này của Deese đã có tác dụng thúc đẩy hàng loạt các nghiên cứu liên tưởng khác, trong đó có các nghiên cứu quan tro ̣ng của Ervin , Collins và Quillian, Chaffin và Herrmann, Charles và Miller, Justeson và Katz,... về các mô hình từ vựng tinh thần vào sau những năm 1970 [83, 86, 87, 89, 117, 178,…]. Điều thú vị là chính những nghiên cứu này đã t ạo ra cảm hứng để G. Miller và các đồng sự tiến hành mô hình hoá vốn từ vựng tinh thần tiếng Anh thành Mạng từ (WordNet), một sản phẩm công nghệ nguồn, lớn và có nhiều ảnh hưởng đến không chỉ các nghiên cứu ứng dụng liên ngành mà cả các nghiên cứu lí thuyết đơn ngành. Cách xử lí quan hê ̣ trái nghiã trong tính từ của Miller ở Mạng từ tiế ng Anh, và theo đó là ở cả Mạng từ Châu Âu, Mạng từ Châu Á, Mạng từ tiếng Việt,… chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của Deese [102, 236, 158, 36, 37, 49, 164, 165]. Cách tiế p câ ̣n theo lối liên tưởng luận này đối lập với lí thuyết cổ điển về quá trình phạm trù hoá. Cách tiếp cận cổ điển cho rằng các thành viên phạm trù luôn được xác định bằng mô ̣t loạt các điề u kiê ̣n cần và đủ, đối với tâm lí học về mặt thực chứng, bằng các nét nghiã hay nội hàm quy loại và phân biê ,̣t đối với triết học và ngôn ngữ ho ̣c học về mặt lí thuyế t [70, 80, 141,…]. Đến những năm 1970, cách tiế p câ ̣n cổ điển này đã không còn đứng vững đươ ̣c trước cách tiếp cận điển mẫu của Rosch và Mervis [150, 151, 152, 153, 154]. Cách tiếp cận điển mẫu này đã đươ ̣c ngôn ngữ ho ̣c vận dụng nhiều, thậm chí còn được xem là mô ̣t phương pháp làm việc rất có hiệu lực trong các nghiên cứu ngôn ngữ ho ̣c theo đường hướng tri nhận luận. Tuy nhiên, trong suốt những năm 1970 - 1990, cách tiế p câ ̣n đi ển mẫu hầu như không có ảnh hưởng trong các nghiên cứu về từ trái nghĩa. Cùng với sự phát triển của ngôn ngữ học tính toán, sau những năm 1990 mới có những công trình nghiên cứu từ trái nghĩa theo hơi hướng điển mẫu [93, 95, 160, 113, 137, 147, 156, 163, 170,…]. Với cách tiế p câ ̣n này, trong nghiên cứu từ trái nghĩa, người ta đã tìm đươ ̣c nguyên nhân tại sao mô ̣t từ A lại thường đươ ̣c liên hê ̣ là trái nghiã với từ B, mặc dù B là mô ̣t từ đồ ng nghiã hay tương tự với A, C, D,,... (Thử so sánh đẹp-xấu với xinh-xấu, cao-thấp với cao-lùn,…). Trong những trường hợp như thế, A-B đươ ̣c xem là những c ặp trái nghĩa chuẩn (cannon antonyms). Và như vâ ̣y , người ta có t ừ trái nghĩa chu ẩn trên nhiều phương diện khác nhau, như chuẩn ngữ nghĩa, chuẩn từ pháp, chuẩn ngữ dụng, chuẩn phong cách,... 16 Bên cạnh hướng nghiên cứu mang tính ch ất lí thuyế t , miêu tả thu ần tuý như vậy còn có mô ̣t hướng nghiên cứu khác. Đó là hướng nghiên cứu ứng dụng. Ở hướng này, những nghiên cứu về từ trái nghĩa chủ yếu xuấ t hiê ̣n trong các bài kiểm tra đánh giá năng lực ngôn ngữ hay năng lực trí tuệ thuộc lĩnh vực ngôn ngữ ho ̣c bệnh học hay giáo dục ngôn ngữ hay các nghiên cứu về thụ đắc ngôn ngữ (thường là của/ dành cho trẻ tiền học đường) [76, 79, 88, 115, 142, 143,…]. Người ta sử du ̣ng các c ặp từ có nghĩa ngược nhau để đánh giá khả năng phân biệt và sự phát triển (thụ đắc), tính hoàn chỉnh trong vốn từ vựng của h ọc sinh hay bệnh nhân. Trong các nghiên cứu như thế này, từ trái nghĩa cũng chỉ có một vị trí khá khiêm tốn xét trong mối liên hệ với các hiện tượng ngôn ngữ khác trên cả bình diện cấu trúc và chức năng. Dễ dàng có thể nhận thấy rằng tất cả các bảng trắc nghiệm đánh giá ngôn ngữ của học sinh hay bệnh nhân đều có các cặp từ trái nghĩa với mức độ khó dễ khác nhau xuất hiện trong đó. Ở hướng nghiên cứu này, các nghiên cứu về thụ đắc từ trái nghĩa là gần gũi với ngôn ngữ học hơn cả. Khi nghiên cứu thụ đắc từ trái nghĩa, người ta chủ yếu tập trung tìm hiểu xem các từ trái nghĩa được thụ đắc vào thời điểm nào và được thụ đắc và sử dụng như thế nào [76, 79, 113, 115, 140,…]. Trong Việt ngữ học, việc tiếp cận từ trái nghĩa từ góc độ tâm lí học cũng đã được thực hiện riêng rẽ ở một số tác giả. Có lẽ Đỗ Hữu Châu là nhà Việt ngữ học đầu tiên tiến hành nghiên cứu về thí nghiệm liên tưởng tự do với các từ tiếng Việt nói chung và từ trái nghĩa nói riêng. Qua nghiên cứu của mình, Đỗ Hữu Châu đã đi đến kết luận là trong các từ phản xạ thuộc trường trực tuyến với từ kích thích, xét về tần số xuất hiện, các từ phản xạ có quan hệ cấu tạo từ với từ kích thích cho số lượng phản xạ nhiều nhất, tiếp đến là các từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ kích thích. Chẳng hạn, với từ nhẵn, trong số 301 lần phản xạ của nghiệm viên, có 21 lần phản xạ là các từ trái nghĩa như từ gồ ghề (5 lần), xù xì (3 lần), nhấp nhô (4 lần), ráp (2 lần),…[5]. Sự tương đương về mặt tần số sử dụng của các từ có nghĩa trái ngược nhau này cũng đã được Nguyễn Đức Dân và Lê Quang Thiêm chỉ ra trong Dictionnare de Fréquence du Vietnammien: Chẳng hạn, đen có tần số xuất hiện là 211 thì trắng cũng có tần số xuất hiện 246; tương tự như vậy ta cũng có đúng (14)-sai (15), gái (72)-trai (52),…[15]. 1.2.3. Hƣớng tiếp cận của nhân học Thật khó để có thể vẽ ra được một đường ranh giới rạch ròi, dứt khoát cho các nghiên cứu ngôn ngữ học và nhân học về quan hệ ngữ nghĩa nói chung và quan 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan