Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu trạng thái đa phương ngữ xã hội trong tiếng hà nội hiện nay...

Tài liệu Nghiên cứu trạng thái đa phương ngữ xã hội trong tiếng hà nội hiện nay

.PDF
11
19
72

Mô tả:

MẪU 14/KHCN (Ban hành kèm theo Quyết định số 3839 /QĐ-ĐHQGHN ngày 24 tháng10 năm 2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội) ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BÁO CÁO TỔNG KẾT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA Tên đề tài: Nghiên cứu trạng thái đa phương ngữ xã hội trong tiếng Hà Nội hiện nay Mã số đề tài: QG.15.59 Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trịnh Cẩm Lan Hà Nội, 2017 PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu trạng thái đa phương ngữ xã hội trong tiếng Hà Nội hiện nay 1.2. Mã số: QG.15.59 1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài TT Chức danh, học vị, họ và tên Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài 1 PGS.TS. Trịnh Cẩm Lan Trường ĐHKHXH&NV Chủ trì 1.4. Đơn vị chủ trì: Trường ĐHKHXH&NV 1.5. Thời gian thực hiện: 1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 3 năm 2017 1.5.2. Gia hạn (nếu có): Không 1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 3 năm 2017 1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có): (Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý) Điều chỉnh cách đặt tên một vài chuyên đề (đơn thuần về diễn đạt, không điều chỉnh nội dung) 1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 200 triệu đồng. PHẦN II. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Viết theo cấu trúc một bài báo khoa học tổng quan từ 6-15 trang (báo cáo này sẽ được đăng trên tạp chí khoa học ĐHQGHN sau khi đề tài được nghiệm thu), nội dung gồm các phần: 1. Đặt vấn đề Ở Việt Nam, việc nghiên cứu các biến thể ngôn ngữ trong phương ngữ học mới được đặt ra lẻ tẻ qua công trình nghiên cứu của Lương Văn Hy và các cộng sự năm 2000 với tiêu đề "Ngôn từ - giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt". Nghiên cứu tập trung vào ngôn từ của bốn cộng đồng nông thôn và thành thị Việt Nam trong đó có hai cộng đồng thành thị lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ở nghiên cứu đầu tiên này, vấn đề phương ngữ đô thị chỉ mới được xới lên thông qua một vài nghiên cứu trường hợp và vì thế, không đủ dữ kiện để đưa ra một nhận định nào mang tính phác thảo về diện mạo, dù chỉ mờ nhạt, của phương ngữ đô thị Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại thực sự là sự đặt nền móng cho một cách tiếp cận mới của Phương ngữ học và Ngôn ngữ học xã hội Việt Nam. Tiếp đó, vấn đề lại được đặt ra một cách có hệ thống hơn, trực tiếp hơn chính tại khu vực đô thị Hà Nội qua công trình nghiên cứu của chúng tôi năm 2005 và năm 2007. Công trình này lựa chọn đối tượng nghiên cứu là ngôn ngữ giao tiếp của cộng đồng ngôn từ Nghệ Tĩnh tại Hà Nội. Về định hướng, sự lựa chọn này phù hợp với trào lưu chung là nghiên cứu ngôn ngữ trong sự hành chức của nó, cũng phù hợp với xu hướng mới trong ngôn ngữ học xã hội và phương ngữ học hiện đại là nghiên cứu các cộng đồng ngôn từ trong môi trường thành thị. Tiếp tục hướng nghiên cứu đó, nhưng không phải ở Hà Nội, năm 2010, chúng tôi lựa chọn TP. Hồ Chí Minh như một trường hợp điển hình nhằm mục đích phác thảo diện mạo và hệ quả của sự tiếp xúc giữa các phương ngữ ở một thành phố lớn bậc nhất Việt Nam trong quá trình đô thị hoá thông qua ngôn ngữ giao tiếp của cộng đồng Phương ngữ Bắc tại Thành phố này. Cả hai nghiên cứu trên đây đều được đánh giá cao về ý tưởng khoa học, sự mới mẻ trong cách tiếp cận, trong ứng dụng các cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và phương pháp xử lý tư liệu mới. Cùng với 1 công trình đầu tiên của Lương Văn Hy, hai nghiên cứu vừa nêu cũng đã góp phần hình thành một hướng nghiên cứu mới cho Phương ngữ học Việt Nam. Trong lịch sử nghiên cứu của Phương ngữ học Việt Nam nói chung và trong những dự định nghiên cứu mà chúng tôi mong muốn thực hiện nói riêng, có một phạm vi mà có lẽ nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam và đặc biệt là chúng tôi hiện nay đang nung nấu và mong có cơ hội thực hiện, đó là phác thảo diện mạo tiếng nói thủ đô. Đây là một phạm vi chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng với vai trò và vị thế của nó trong nghiên cứu các phương ngữ tiếng Việt. Có thể nói, cho đến giờ phút này, khi đất nước đã trở thành một quốc gia độc lập, đi vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền ngôn ngữ học nước nhà đã có những bước phát triển vượt bậc, tiếp thu được nhiều thành tựu mới của ngôn ngữ học thế giới và ứng dụng chúng trong nghiên cứu tiếng Việt thì vấn để nghiên cứu tiếng nói của thủ đô Hà Nội vẫn chưa được đặt ra một cách có hệ thống trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Tất nhiên, vấn đề còn tồn tại này cũng có căn nguyên của nó. Có thể giai đoạn trước, phương ngữ học Việt Nam chưa tìm ra một cách tiếp cận hợp lý, những cơ sở lý thuyết và những phương pháp nghiên cứu thích hợp để khám phá đối tượng này. Và nay, sau một số nghiên cứu thử nghiệm với những kết quả khả quan, ít nhiều nhận được sự khích lệ của giới ngôn ngữ học, chúng tôi mạnh dạn tiếp tục hướng nghiên cứu đã thực hiện với mong muốn phác thảo một phần diện mạo tiếng nói thủ đô - một trạng thái đa phương ngữ xã hội điển hình - trong thời kỳ hội nhập và phát triển. 2. Mục tiêu - Đề tài đặt mục tiêu chính là ứng dụng những cơ sở lý thuyết (lý thuyết biến thể, lý thuyết cộng đồng ngôn từ, lý thuyết mạng xã hội, lý thuyết thái độ ngôn ngữ...) và phương pháp của ngôn ngữ học xã hội (nghiên cứu điều tra xã hội học, nghiên cứu mạng xã hội, phân tích định lượng...) để nghiên cứu, khảo sát trạng thái đa phương ngữ xã hội đang tồn tại một cách phức tạp và đầy biến động trên địa bàn Hà Nội hiện nay. - Mục tiêu thứ hai là phác thảo và đánh giá hiện trạng sử dụng tiếng Việt trên địa bàn Hà Nội hiện nay trong sự chi phối đa chiều của các nhân tố địa - xã hội như địa bàn cư trú, chiều dài định cư, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, giai tầng kinh tế - xã hội, môi trường giao tiếp, thái độ ngôn ngữ và các loại mạng xã hội mà các cá nhân thuộc cộng đồng cư dân Hà Nội tham gia với tư cách thành viên. - Mục tiêu cuối cùng là trên cơ sở kết quả khảo sát, đề tài sẽ mô tả, phân tích, đánh giá trạng thái đa phương ngữ xã hội trên địa bàn Hà Nội hiện nay nhằm tiến tới phác thảo diện mạo tiếng nói thủ đô thời hiện đại mà cho đến nay vẫn tồn tại như một câu hỏi lớn chờ đợi câu trả lời một cách khoa học từ phía các nhà nghiên cứu. 3. Phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận Tiếp cận phương ngữ từ góc độ xã hội (Phương ngữ học xã hội) Lần đầu tiên trong lịch sử phương ngữ học Việt Nam, vấn đề tiếng thủ đô được đặt ra một cách hiển ngôn với dự định nghiên cứu có hệ thống theo một cách tiếp cận mới mẻ. Việc nghiên cứu tiếng Hà Nội theo cách tiếp cận một phương ngữ địa lý thực sự không đủ hiệu quả để lý giải tính đa dạng, phức tạp của đối tượng với bản chất là sự tiếp xúc, hội tụ giữa các phương ngữ. Về bản chất, ẩn sâu dưới diện mạo bề mặt của tiếng Hà Nội là những quá trình vận động và biến động chính trị, xã hội, dân cư vô cùng phức tạp trải suốt chiều dài lịch sử. Nhận thức rõ bản chất đó, nhà nghiên cứu mới có thể tìm ra được một hướng tiếp cận hợp lý để giải mã đối tượng này. Theo đó, tiếng Hà Nội phải được tiếp cận bằng con đường của ngôn ngữ học xã hội - cụ thể hơn là cách tiếp cận của các nhà biến thể học, một cách tiếp cận được đánh giá là mới mẻ, hợp lý và có hiệu quả trong nghiên cứu phương ngữ đô thị. Theo cách này, các biến thể ngôn ngữ tại Thủ đô sẽ được xem xét khi hành chức trong bối cảnh xã hội của chính nó. 2 Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp điền dã ngôn ngữ học: được dùng để điều tra, phỏng vấn, quan sát, ghi âm... nhằm thu được những ngữ liệu ngôn ngữ tự nhiên, sống động mà cộng đồng cư dân Hà Nội hiện đang sử dụng trong giao tiếp ở cộng đồng mình. 2. Phương pháp phân tích thực nghiệm ngữ âm học: được dùng để phân tích những đặc trưng ngữ âm cơ bản trong tiếng nói của người Hà Nội. Việc phân tích sẽ được thực hiện trên các phần mềm như Praat, Speech Analyse, là những phần mềm chuyên dụng và hiệu quả, có khả năng phản ánh được những đặc trưng chân thực, tự nhiên nhất của âm thanh tiếng nói con người. 3. Phương pháp phân tích ngữ pháp: được sử dụng để phân tích những đặc trưng ngữ pháp cơ bản trong ngôn từ mà người Hà Nội sử dụng. 4. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa - ngữ dụng: được sử dụng để phân tích những đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng cơ bản trong lời ăn tiếng nói của người Hà Nội. 5. Phương pháp phân tích định lượng: dùng để xử lý những tư liệu định lượng. Đặc biệt, tương quan giữa các đặc trưng ngôn từ với các đặc điểm xã hội của người nói sẽ được phân tích trên phần mềm SPSS với những tương quan nhị biến và đa biến để thấy được tác động phức hợp, đa chiều của các nhân tố xã hội đối với việc sử dụng ngôn ngữ. Tất cả các tương quan đều được kiểm tra độ tin cậy và mức đáng kể thống kê trên test kiểm định thống kê (Chi-square test) của phần mềm này. Các đặc trưng ngôn ngữ, các mối tương quan cụ thể sẽ được lý giải, tìm ra bản chất dựa trên những cơ sở lý thuyết mới trong đó vai trò của các yếu tố tâm lý cá nhân, các tương tác xã hội của người sử dụng ngôn ngữ được quan tâm đúng mức. Ở đây, những tri thức liên ngành ngôn ngữ - tâm lý - xã hội - văn hóa... sẽ được vận dụng ở mức độ cần thiết trong cố gắng tìm ra bản chất diện mạo của trạng thái đa phương ngữ xã hội tại thủ đô Hà Nội hiện nay. 4. Tổng kết kết quả nghiên cứu Đề tài chọn đối tượng nghiên cứu là trạng thái đa phương ngữ xã hội trong tiếng Hà Nội hiện nay. Về định hướng nghiên cứu, đề tài lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp của nhiều tầng lớp xã hội thủ đô để nghiên cứu. Sự lựa chọn này phù hợp với các trào lưu nghiên cứu của ngôn ngữ học thời hậu cấu trúc luận là nghiên cứu mặt biểu hiện sống động của lời nói chứ không đi vào cấu trúc ngôn ngữ, cũng phù hợp với hướng nghiên cứu hiện nay trong ngôn ngữ học xã hội hiện đại - nghiên cứu các cộng đồng ngôn từ. Để có thể triển khai việc nghiên cứu theo định hướng trên đây, trước vô số những mặt biểu hiện đa dạng và sống động của lời nói, đề tài đã lựa chọn một số phạm vi cơ bản được cho là thể hiện khá tốt những đặc trưng của ngôn ngữ giao tiếp: ngữ âm (để mô tả đặc điểm ngữ âm tiếng Hà Nội đô thị và biến thể đánh dấu trong tiếng Hà Nội nông thôn), từ vựng (để nghiên cứu trạng thái đa phương ngữ của học sinh và đặc điểm ngữ vực của tiểu thương), ngữ nghĩa - ngữ dụng (để nghiên cứu chức năng ngữ dụng của từ xưng hô trong giao tiếp của học sinh Hà Nội)… Các phạm vi trên được nghiên cứu dựa trên một số cơ sở lý thuyết mới, cập nhật và những phương pháp nghiên cứu hiện đại như: phân tích ngữ âm học (bằng phương pháp thực nghiệm khí cụ), phân tích ngữ nghĩa - ngữ dụng, phân tích ngữ vực (với hướng tiếp cận ngôn ngữ học chức năng hệ thống) và hàng loạt các phương pháp, thủ pháp của ngôn ngữ học xã hội. Với hướng tiếp cận, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp thực hiện như vậy, đề tài đã làm được một số việc sau: Để tạo một chỗ dựa chắc chắn cho những nghiên cứu cụ thể, đề tài đã nghiên cứu những nội dung lý luận thông qua những khái niệm cơ bản, những cơ sở lý thuyết, những phác thảo tổng quan về việc nghiên cứu phương ngữ đô thị và đa phương ngữ trên thế giới và ở Việt Nam. Việc định vị phạm vi không gian Hà Nội và phác thảo cảnh huống ngôn ngữ xã hội tại Hà Nội 3 hiện nay cũng là một thao tác cần yếu mà đề tài đã thực hiện. Theo đó, đề tài nghiên cứu và trình bày một hệ thống Những vấn đề chung (phần I) bao gồm 3 nội dung sau: 1. Tiếng Hà Nội –khái niệm cơ bản, quan điểm tiếp cận và những vấn đề lý thuyết chính 2. Tổng quan các nghiên cứu phương ngữ đô thị và đa phương ngữ trên thế giới và ở Việt Nam 3. Cảnh huống ngôn ngữ xã hội tại Hà Nội hiện nay Để đi vào nghiên cứu chi tiết những biểu hiện của trạng thái đa phương ngữ xã hội trong tiếng Hà Nội hiện nay, đề tài xác định rằng trạng thái ấy được hợp thành bởi hai yếu tố chủ yếu hành chức tại hai loại hình không gian tiêu biểu của Hà Nội là đô thị với tiếng Hà Nội đô thị và nông thôn với tiếng Hà Nội nông thôn. Do đặc trưng của mỗi loại hình không gian mà tiếng Hà Nội ở đó là được khảo sát ở những phương diện, những góc nhìn khác nhau để tạo nên cái nhìn tổng thể. Với Tiếng Hà Nội đô thị (phần II), đặc trưng đầu tiên mà đề tài muốn tìm ra là đặc trưng ngữ âm, yếu tố tạo nên dáng vẻ đầu tiên, dễ nhận thấy nhất ở tiếng Hà Nội và người Hà Nội bằng cảm thức của người bản ngữ. Với 8 nghiệm viên được lựa chọn cẩn thận với những tiêu chí nghiêm ngặt (có ít nhất 3 đời gần nhất sinh ra và lớn lên ở khu phố cổ Hà Nội, bản thân nghiệm viên có cuộc sống tương đối ổn định tại khu phố cổ, ít khi đi ra khỏi Hà Nội một thời gian dài), đề tài đã mô tả những đặc trưng ngữ âm rất cơ bản của tiếng Hà Nội đô thị bằng cả những cảm nhận thính giác và những kết quả phân tích thực nghiệm. Kết quả cho thấy, hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nội đô thị là hệ thống gần nhất với hệ thống chuẩn của tiếng Việt toàn dân qua mô tả của Đoàn Thiện Thuật (1979, 2007) và Hoàng Thị Châu (1989, 2004). Bên cạnh những đặc trưng ngữ âm là yếu tố đầu tiên tạo nên một thứ tiếng Hà Nội đô thị, một loại biến thể có uy tín vào bậc nhất của tiếng Việt, gần nhất với tiếng Việt toàn dân, tiếng Hà Nội đô thị còn biểu hiện trạng thái đa phương ngữ xã hội của nó thông qua tiếng nói của nhiều tầng lớp xã hội khác nhau hiện diện trên mảnh đất này. Với một số lý do mà chúng tôi cho là cơ bản, đề tài đã lựa chọn khảo sát tiếng Việt của hai tầng lớp xã hội tiêu biểu tại đô thị Hà Nội. Đó là tầng lớp học sinh với nghiên cứu trường hợp “Đa phương ngữ xã hội trong ngôn ngữ giao tiếp của học sinh Hà Nội hiện nay” và tầng lớp tiểu thương với nghiên cứu trường hợp “Đặc điểm ngữ vực trong các tình huống mua bán của tầng lớp tiểu thương tại đô thị Hà Nội”. Như vậy, thành tố tiếng Hà Nội đô thị được cấu thành bởi 3 nội dung: 1. Tiếng Hà Nội đô thị 1: Đặc trưng ngữ âm 2. Tiếng Hà Nội đô thị 2: Đa phương ngữ xã hội trong ngôn ngữ giao tiếp của học sinh Hà Nội hiện nay 3. Tiếng Hà Nội đô thị 3: Đặc điểm ngữ vực trong các tình huống mua bán của tầng lớp tiểu thương tại đô thị Hà Nội Với Tiếng Hà Nội nông thôn (phần III), trên cơ sở những đặc trưng quan yếu liên quan đến thứ ngôn ngữ hành chức tại không gian này, đề tài lại lựa chọn một nội dung nghiên cứu khác. Do đặc điểm tiếng nói ở khu vực nông thôn Việt Nam nói chung và nông thôn Hà Nội nói riêng được nhận thức chủ yếu bởi sự khác biệt với tiếng Việt toàn dân cũng như tiếng Hà Nội đô thị thông qua một số yếu tố ngôn ngữ cụ thể. Sự khác biệt đó được thể hiện trên hệ thống các biến thể ngôn ngữ đánh dấu (tức biến thể khác biệt với tiếng Việt toàn dân và tiếng Hà Nội đô thị) hiện diện ở nhiều nơi thuộc không gian nông thôn Hà Nội. Chính những biến thể đánh dấu này làm nên độ tương phản rõ nét trong ngôn ngữ giao tiếp ở hai không gian nông thôn và đô thị. Chúng mang tính đánh dấu cà về mặt khu vực lẫn về mặt xã hội. Với nhận thức ấy, đề tài triển khai nghiên cứu cả trên tổng thể và cả trên một trường hợp nghiên cứu cụ thể để phác thảo và định vị được những không gian hành chức của các biến thể này và hoạt động của dưới ảnh hưởng của các đặc điểm xã hội có liên quan đến người nói như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, 4 thành phần xuất thân, trình độ học vấn… Như vậy, thành tố tiếng Hà Nội nông thôn được cấu thành bởi 2 nội dung: 1. Tiếng Hà Nội nông thôn 1: Biến thể ngôn ngữ đánh dấu và các không gian hành chức. 2. Tiếng Hà Nội nông thôn 2: Biến thể ngôn ngữ đánh dấu và việc sử dụng chúng trong tiếng Hà Nội nông thôn (Nghiên cứu trường hợp hai xã Cổ Loa và Xuân Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội. Để tạo cái nhìn so sánh, chỉ ra độ tương phản rõ nét trong tiếng Hà Nội ở hai không gian trên, bên cạnh việc nghiên cứu các biến thể đánh dấu (ở tiếng Hà Nội nông thôn) trong sự đối lập với biến thể không đánh dấu (ở tiếng Hà Nội đô thị), đề tài còn chỉ ra một sự khác biệt nữa trong sử dụng ngôn ngữ. Do các vấn đề, các phạm vi được dán nhãn là “sử dụng ngôn ngữ” rất rộng lớn nên việc lựa chọn một nghiên cứu trường hợp điển hình được xem là một lựa chọn hợp lý hơn cả trong trường hợp này. Vì vậy, đề tài đã cố gắng chỉ ra phần nào sự khác biệt trong sử dụng tiếng Hà Nội ở nông thôn và đô thị thông qua nghiên cứu trường hợp chức năng dụng học của từ xưng hô trong ngôn ngữ giao tiếp của học sinh đô thị và nông thôn Hà Nội. Thông qua trường hợp này, đề tài đã bước đầu chỉ ra được những biểu hiện khác biệt cơ bản trong sử dụng ngôn ngữ giữa học sinh nông thôn và đô thị Hà Nội nói riêng, và nhìn rộng ra, giữa các tầng lớp xã hội nông thôn và đô thị Hà Nội nói chung. Đề khép lại các nội dung nghiên cứu, đề tài hướng vào một trong những vấn đề hiện đại, có tính thời sự nhất trong tiếng Hà Nội nói riêng và tiếng Việt nói chung hiện nay, đó là Tiếng Hà Nội và vấn đề đô thị hoá (phần IV). Theo đó, trạng thái đa phương ngữ xã hội trong tiếng Hà Nội hiện nay được nghiên cứu và mô tả trong quá trình vận động, hành chức dưới tác động đa chiều, phức hợp của quá trình đô thị hoá. Đây là một nội dung nghiên cứu tổng thể về tiếng Hà Nội hiện đại dưới ảnh hưởng của một nhân tố kinh tế - xã hội được xem là quan trọng bậc nhất của kỷ nguyên hiện đại hoá này. Vẫn xem xét diện mạo của tiếng Hà Nội trong quá trình đô thị hoá tại hai không gian tiêu biểu là nông thôn và đô thị, bên cạnh đó, do tính chất đặc thù của quá trình đô thị hoá và mở rộng Hà Nội, phạm vi không gian chuyển tiếp giữa nông thôn và đô thị là khu vực ven đô cũng được tách ra để nghiên cứu như một không gian đặc thù mà ở đó, quá trình đô thị hoá hiện diện trong sự hành chức của ngôn ngữ ở khắp nơi, trong từng ngõ xõm, từng gia đình, hiện diện trong lời ăn tiếng nói của mọi người dân. Đặc biệt, những xung đột, tranh chấp về phạm vi sử dụng các biến thể ngôn ngữ ở các nhóm xã hội khác nhau cũng hiện diện làm cho diện mạo của trạng thái đa phương ngữ xã hội tiếng Hà Nội trong quá trình đô thị hoá trở nên vô cùng biến động, đa dạng và đầy màu sắc. Vì vậy, nó càng ngày càng trở nên một thực thể khó nắm bắt và định hình. 5. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận Kết quả của đề tài, theo đánh giá chủ quan của chủ trì, là khả quan. Các mục tiêu đặt ra nhìn chung đều được thực hiện tốt. Với 10 chương viết, đề tài đã đạt được mục tiêu là phác thảo toàn cảnh trạng thái đa phương ngữ xã hội trên địa bàn Hà Nội hiện nay thông qua việc nghiên cứu vừa tổng thể vừa chi tiết các yếu tố cấu thành nên trạng thái ấy trên cơ sở tiếng Hà Nội là một thực thể có cấu trúc. Như vậy, các nhiệm vụ đặt ra ban đầu đã được hoàn thành tốt. Kết luận: Đề tài hoàn thành mục tiêu đặt ra. 6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh) Tiếng Việt Đề tài đã đạt được những kết quả chính sau đây: 1. Xây đựng được hệ thống khái niệm theo quan điểm riêng và những vấn đề lý thuyết cơ bản làm chỗ dựa cho nghiên cứu. 5 2. Tổng quan điểm luận các nghiên cứu về phương ngữ đô thị và đa phương ngữ trên thế giới và ở Việt Nam, trên cơ sở đó, chỉ ra những nội dung nghiên cứu cụ thể khi nghiên cứu một phương ngữ đô thị. Đặc biệt, trên cơ sở tổng quan, đề tài chỉ ra những vấn đề đáng quan tâm trong nghiên cứu phương ngữ đô thị ở Việt Nam, làm vững chắc thêm lập luận về những lý do lựa chọn đề tài này. 3. Để làm cơ sở nghiên cứu trạng thái đa phương ngữ xã hội trên địa bàn Hà Nội, đề tài đã phác thảo cảnh huống ngôn ngữ xã hội của địa bàn nghiên cứu. 4. Trên cơ sở coi tiếng Hà Nội là một thực thể có cấu trúc với hai thành tố cấu thành chủ yếu là tiếng Hà Nội đô thị (hành chức ở không gian đô thị Hà Nội) và tiếng Hà Nội nông thôn (hành chức ở không gian nông thôn Hà Nội, đề tài đã khảo sát khá kỹ lưỡng hai thành tố này thông qua một số nghiên cứu trường hợp cụ thể: (1) Tiếng Hà Nội đô thị 1 (Đặc trưng ngữ âm); Tiếng Hà Nội đô thị 2 (Ngôn ngữ giao tiếp của học sinh Hà Nội); Tiếng Hà Nội đô thị 3 (Đặ trưng ngữ vực của tiểu thương Hà Nội) và (2) Tiếng Hà Nội nông thôn 1 (Biến thể đánh dấu và các không gian hành chức), Tiếng Hà Nội nông thôn 2 (Biến thể đánh dấu và việc sử dụng chúng trong tiếng Hà Nội nông thôn). 5. Để tạo cái nhìn so sánh, chỉ ra độ tương phản rõ nét trong tiếng Hà Nội ở hai không gian trên, đề tài đã thực hiện được một nghiên cứu trường hợp chức năng dụng học của từ xưng hô trong ngôn ngữ giao tiếp của học sinh đô thị và nông thôn Hà Nội. Thông qua trường hợp này, đề tài đã bước đầu chỉ ra được những biểu hiện khác biệt cơ bản trong sử dụng ngôn ngữ giữa học sinh nông thôn và đô thị Hà Nội nói riêng, và nhìn rộng ra, giữa các tầng lớp xã hội nông thôn và đô thị Hà Nội nói chung. 6. Đề tài khép lại các nội dung nghiên cứu bằng một vấn đề được coi là thời sự trong tiếng Hà Nội hôm nay, đó là phác thảo trạng thái đa phương ngữ xã hội trong tiếng Hà Nội dưới ảnh hưởng của đô thị hoá. Đó là những kết quả cơ bản mà đề tài đã làm được. Với những kết quả được thể hiện qua 10 chương với 250 trang A4 (co chữ 12, cách dòng 1), mục tiêu đặt ra ban đầu đã được hoàn thành, đó là đã phác thảo được diện mạo của trạng thái đa phương ngữ xã hội trong tiếng Hà Nội hiện nay. Tiếng Anh This study achieves the following main results: 1. Building both a system of view from a standpoint and theoretical issues which this research relys on. 2. We can begin this enquiry with an overview of studies of urban dialects and multidialects in all over the world and Vietnam. This study indicates some specific contents when investigating an urban dialect. Expecially, this paper dealts with the topics of essential interest in doing research urban dialect in Vietnam and the reason which we choose this topic will stand on solid. 3. This study outlines the socio-linguistic context in the scope of investigation in order to set up the basic priciples in studying the multidialects' state in Hanoi. 4. Hanoi dialect is regarded as an structural entity with two constituents including Hanoi urban dialect (in Hanoi city) and Hanoi rural dialect (in the suburbs), we carried out a particular survey about these under some concrete case studies: (1) Hanoi urban dialect 1 (phonological features); Hanoi urban dialect 2 (Conversational language among Hanoi students); Hanoi urban dialect 3 (Registeral features of Hanoi small traders/ shopkeepers) and (2) Hanoi rural dialect 1 (marked variations and spaces of their performence); Hanoi rural dialect 2 (marked variations and their usage in Hanoi rural dialect). 6 5. In comparison with the clearly contrast Hanoi dialect in (1) and (2), we carried out a case study: Pragmatic function of address forms in conversational language of urban students and rural students. Initial achivements are: the basic differences in using languages between urban students and rural students in particular; between rural and urban classes in Hanoi in general. 6. For the last issue, this study reached the result that outling the multidialects' state in Hanoi dialect under the influence of the urbanization which is paid special attention in Hanoi dialect nowadays. A display of ten chapters in 250 A4 pages (font size 12, line spacing 1), the primary purpose of outlining the gestalt of multidialects's state in Hanoi dialect nowadays was achieved. PHẦN III. SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Kết quả nghiên cứu TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Đăng ký Đạt được 1 Báo cáo tổng kết 01 báo cáo (150 trang) 01 báo cáo (250 trang) 2 Sách chuyên khảo 01 cuốn (250 trang) 01 cuốn (400 trang) 3 Bài báo khoa học (đăng tạp chí chuyên ngành) 02 07 3.2. Hình thức, cấp độ công bố kết quả Tình trạng Ghi địa chỉ (Đã in/ chấp nhận in/ và cảm ơn đã nộp đơn/ đã được sự tài trợ chấp nhận đơn hợp Sản phẩm của TT lệ/ đã được cấp giấy ĐHQGHN xác nhận SHTT/ xác đúng quy nhận sử dụng sản định phẩm) 1 Công trình công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus 1.1 1.2 2 Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất bản 2.1 Đa phương ngữ xã hội trong tiếng Hà Đã ký hợp đồng Có Nội hiện nay xuất bản 2.2 3 Đăng ký sở hữu trí tuệ 3.1 3.1 4 Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus 4.1 4.2 5 Bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế 5.1 Trịnh Cẩm Lan, Tiếng Hà Nội và Người Đã in Có Đánh giá chung (Đạt, không đạt) Đạt Đạt 7 5.2 5.3 5.4 5.5 5.6 5.7 6 Hà Nội: một cách nhìn, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 8 (238) 2015, tr. 1524, ISSN 0868-3409. Trịnh Cẩm Lan, Biến thể ngôn ngữ đánh Đã in Có dấu và việc sử dụng chúng trong tiếng Hà Nội khu vực nông thôn, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 2 (244) 2016, tr. 7-16, ISSN 0868-3409. Trịnh Cẩm Lan, Chức năng ngữ dụng Đã in Có của các biểu thức xưng hô trong giao tiếp bạn bè của học sinh Hà nội, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1 (320) 2016, tr. 50-63, ISSN 0866-7519. Trịnh Cẩm Lan, Một số khuynh hướng Đã in Có nghiên cứu trong lịch sử phương ngữ học, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 3 (41) 2016, tr.74-80, ISSN 1859-3135. Trịnh Cẩm Lan, Đa phương ngữ xã hội - Đã in Có một hướng giải mã bản sắc tiếng Hà Nội hiện nay, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 2 (256) 2017, tr. 10-18, ISSN 0868-3409. Trịnh Cẩm Lan, Đa phương ngữ xã hội Đã in Có trong ngôn ngữ giao tiếp của học sinh Hà Nội hiện nay, Tạp chí Khoa học xã hội & Nhân văn, số 1/2017, tr. 63-76, ISSN 2354-1172. Trịnh Cẩm Lan, Cảnh huống ngôn ngữ Đã in Có xã hội tại Hà Nội hiện nay, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 2 (46) 2017, tr.77-85, ISSN 1859-3135. Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt hàng của đơn vị sử dụng Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 6.1 6.2 7 Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN 7.1 7.2 Ghi chú: - Cột sản phẩm khoa học công nghệ: Liệt kê các thông tin các sản phẩm KHCN theo thứ tự - Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được chấp nhận nếu có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn tài trợ của ĐHQGHN theo đúng quy định. 8 - Bản phô tô toàn văn các ấn phẩm này phải đưa vào phụ lục các minh chứng của báo cáo. Riêng sách chuyên khảo cần có bản phô tô bìa, trang đầu và trang cuối có ghi thông tin mã số xuất bản. 3.3. Kết quả đào tạo Thời gian và kinh phí TT Họ và tên tham gia đề tài (số tháng/số tiền) Nghiên cứu sinh 1 Nguyễn Thị 6 tháng x 1.000.000 Huyền Học viên cao học 1 Nguyễn Thị Hạnh 2 Phạm Thị Nhung Công trình công bố liên quan (Sản phẩm KHCN, luận án, luận văn) Đã bảo vệ Luận án: Hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt (Trường hợp sinh viên chuyên ngữ ở một số trường đại học tại Hà Nội) Đã bảo vệ cơ sở, chờ PB kín 6 tháng x 1.000.000 Nghiên cứu đặc trưng ngữ âm tiếng Hà Nội 2 tháng x 1.000.000 Quán ngữ tình thái trong tác phẩm của ba nhà văn Hà Nội Đã bảo vệ tháng 1/2016 Đã bảo vệ tháng 11/2016 Ghi chú: - Gửi kèm bản photo trang bìa luận án/ luận văn/ khóa luận và bằng hoặc giấy chứng nhận nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận án/ luận văn; - Cột công trình công bố ghi như mục III.1. PHẦN IV. TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI TT Sản phẩm Số lượng Số lượng đã đăng ký hoàn thành 1 Bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus 2 Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất 1 1 bản 3 Đăng ký sở hữu trí tuệ 4 Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus 5 Số lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, 2 7 tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế 6 Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt hàng của đơn vị sử dụng 7 Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN 8 Đào tạo/hỗ trợ đào tạo NCS 1 1 9 Đào tạo thạc sĩ 2 2 9 PHẦN V. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ TT A 1 2 3 4 5 6 7 8 B 1 2 Nội dung chi Chi phí trực tiếp Thuê khoán chuyên môn Nguyên, nhiên vật liệu, cây con.. Thiết bị, dụng cụ Công tác phí Dịch vụ thuê ngoài Hội nghị, Hội thảo, kiểm tra tiến độ, nghiệm thu In ấn (xuất bản) Chi phí khác Chi phí gián tiếp Quản lý phí Chi phí điện, nước Tổng số Kinh phí được duyệt (triệu đồng) Kinh phí thực hiện (triệu đồng) 145 145 24 6 24 6 3 3 22 22 200 200 Ghi chú PHẦN V. KIẾN NGHỊ (về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài; về quản lý, tổ chức thực hiện ở các cấp) Không PHẦN VI. PHỤ LỤC (minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III) 1. Báo cáo tổng kết 2. Sách chuyên khảo “Tiếng Hà Nội - Từ hướng tiếp cận Phương ngữ học xã hội” 3. Bản copy 07 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2017 Đơn vị chủ trì đề tài (Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu) Chủ nhiệm đề tài (Họ tên, chữ ký) PGS.TS. Trịnh Cẩm Lan 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan