Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trườ...

Tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang

.PDF
124
32
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HẠNH NGHIÊN CỨU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC RESORT 5 SAO TẠI KHÁNH HÒA LỰA CHỌN TRƢỜNG HỢP SIX SENSES NINH VÂN BAY VÀ AMIANA RESORT NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội - Năm 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HẠNH NGHIÊN CỨU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC RESORT 5 SAO TẠI KHÁNH HÒA LỰA CHỌN TRƢỜNG HỢP SIX SENSES NINH VÂN BAY VÀ AMIANA RESORT NHA TRANG Chuyên ngành: Du lịch Mã số : 8810101.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC DUNG Hà Nội - Năm 2021 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự đóng góp ý kiến, động viên, giúp đỡ từ quý thầy cô, đồng nghiệp, các bạn, các tổ chức và cá nhân. Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Ngọc Dung đã luôn tận tình giúp đỡ, động viên và hƣớng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, Cô khoa Du lịch học đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích để tôi có thể vững vàng trên con đƣờng nghiên cứu khoa học, thực hiện luận văn. Tiếp đến tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban quan lý, Phòng Nhân sự, Phòng Kế toán của hai resort, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Du lịch Tỉnh Khánh Hòa đã tạo mọi điều kiện, cung cấp những thông tin hữu ích giúp tôi hoàn thiện luận văn. Trong quá trình thực hiện, do điều kiện chủ quan và khách quan, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn. Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 20210 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hạnh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................... 6 6. Những đóng góp của đề tài ................................................................................. 7 7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................ 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG KINH DOANH RESORT ................................................................................................................................................. 8 1.1. Resort và kinh doanh resort ............................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm resort ........................................................................................ 8 1.1.2. Kinh doanh resort ..................................................................................... 9 1.1.3. Đặc điểm của kinh doanh resort ............................................................. 10 1.1.4. Các loại hình resort ................................................................................ 13 1.2. Trách nhiệm xã hội và trách nhiệm xã hội của resort .................................... 18 1.2.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội .................................................................. 18 1.2.2. Sự hình thành và phát triển trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ........ 20 1.2.3. Lợi ích của doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội ....... 23 1.2.4. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .......................................... 25 1.2.5. Nội dung trách nhiệm xã hội của resort ................................................. 28 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1..................................................................................................................... 30 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA SIX SENSES NINH VÂN BAY VÀ AMIANA RESORT NHA TRANG ...................................... 31 2.1. Thực trạng kinh doanh resort tại Việt Nam ................................................... 31 2.2. Tổng quan về các resort 5 sao tại Khánh Hòa................................................ 33 2.3. Giới thiệu về 2 resort lựa chọn nghiên cứu .................................................... 34 2.3.1. Six Senses Ninh Vân Bay ......................................................................... 34 2.3.2. Amiana Resort Nha Trang ...................................................................... 43 2.4. Trách nhiệm đối với cộng đồng của các resort .............................................. 50 2.4.1. Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho lao động địa phương ................. 50 2.4.2. Hỗ trợ cộng đồng thông qua hoạt động đào tạo ..................................... 51 2.4.3. Hỗ trợ cộng đồng thông qua các hoạt động từ thiện, văn hóa xã hội, thể thao .................................................................................................................... 52 2.5. Trách nhiệm đối với môi trƣờng của các resort ............................................. 53 2.5.1. Hoạt động bảo vệ môi trường ................................................................. 54 2.5.2. Hoạt động tiết kiệm năng lượng.............................................................. 60 2.6. Trách nhiệm đối với khách hàng của các resort ............................................ 61 2.6.1. Cung cấp dịch vụ chất lượng tốt ............................................................. 62 2.6.2. Đảm bảo an ninh, an toàn cho khách hàng ............................................ 66 2.6.3. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm .................................................................... 67 2.7. Trách nhiệm đối với ngƣời lao động của các resort ....................................... 68 2.7.1. Trách nhiệm trong sử dụng người lao động ........................................... 68 2.7.2. Trách nhiệm trong đào tạo, phát triển người lao động .......................... 70 2.7.3. Trách nhiệm trong đánh giá người lao động .......................................... 72 2.7.4. Trách nhiệm trong đãi ngộ người lao động ............................................ 73 2.8. Trách nhiệm xã hội đối với chủ đầu tƣ và các bên liên quan ........................ 78 2.9. Đánh giá chung về hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội trong các resort tại Khánh Hòa ....................................................................................................... 79 2.9.1. Những thành công cơ bản ....................................................................... 79 2.9.2. Những tồn tại cần khắc phục .................................................................. 80 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2..................................................................................................................... 82 CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC RESORT 5 SAO TẠI KHÁNH HÒA........................................................................ 83 3.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển của các resort ở Khánh Hòa trong thời gian tới (Mục tiêu đến năm 2030 và định hƣớng đến 2045) ................................. 83 3.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội tại các resort ở Nha Trang – Khánh Hòa ............................................................................................... 86 3.2.1 Đề xuất nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội tại Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana Resort Nha Trang............................................................................ 86 3.2.2. Đề xuất nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội tại các resort ở Nha Trang – Khánh Hòa ........................................................................................................ 87 3.3. Một số khuyến nghị........................................................................................ 93 3.4. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................. 94 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3..................................................................................................................... 95 KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. 98 PHỤ LỤC............................................................................................................................................101 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lƣợng khách quốc tế đến cũng nhƣ khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng đƣợc biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nƣớc đƣợc bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận đƣợc sự quan tâm của toàn xã hội, nó cũng đang góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết an sinh xã hội. Việt Nam cũng đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn. Hàng loạt khách sạn, khu nghỉ dƣỡng ra đời khiến cho thị trƣờng này trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Từ khách sạn mini cho đến khách sạn cao cấp 5 sao đều cố gắng tối ƣu dịch vụ nhằm mang đến cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời nhất. Cùng với đà tăng trƣởng nhanh chóng và những kết quả đạt đƣợc, tầm quan trọng của sự phát triển bền vững của ngành đƣợc ghi nhận là yếu tố cần thiết để mang lại sự thành công cũng nhƣ các lợi ích trong tƣơng lai. Trong khi phát triển du lịch bền vững là định hƣớng bao trùm trong chính sách của nhà nƣớc hiện nay, thì việc đƣa các nguyên tắc phát triển du lịch có trách nhiệm vào hành động là con đƣờng để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển bền vững. Bƣớc chân vào xu thế hội nhập toàn cầu, đứng trƣớc nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức, các doanh nghiệp hiểu rằng xây dựng thƣơng hiệu thông qua việc thực hiện trách nhiệm xã hội là điều kiện cần thiết nhằm nâng cao vị thế và mang lại nhiều giá trị cạnh tranh thiết thực. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đƣợc xem là một trong những chiến lƣợc kinh doanh hàng đầu của doanh nghiệp. Triển khai tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lƣợc liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội. Một hệ thống trách nhiệm xã hội tƣơng thích với việc thực thi chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp sẽ tác động mạnh mẽ đến việc hoàn thành các mục tiêu chiến lƣợc cũng nhƣ định hƣớng phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không lành mạnh hoặc không triệt để, đúng hƣớng có thể làm ảnh hƣởng xấu đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. 1 Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội, song ở Việt Nam thuật ngữ này vẫn còn tƣơng đối mới, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn do ngƣời Việt Nam đầu tƣ và trực tiếp điều hành. Six Senses Ninh Vân Bay là resort 5 sao quốc tế, thuộc tập đoàn InterContinental Hotels Group, nằm ở Vịnh Ninh Vân, Ninh Hòa, Khánh Hòa, là resort đƣợc xếp hạng trong danh sách 101 khách sạn tốt nhất thế giới năm 2006. Một trong những tiêu chuẩn của khu nghỉ dƣỡng cao cấp vào loại bậc nhất này đó là tuyệt đối bảo tồn thiên nhiên, thân thiện với môi trƣờng. Amiana resort Nha Trang là resort 5 sao đƣợc thành lập bởi nhóm Việt kiều cùng chí hƣớng sinh sống và làm việc tại Cộng Hòa Liên Bang Đức vào những năm thập niên 90. Từ lúc ra đời cho đến nay resort đã thực hiện tốt các cam kết về bảo vệ môi trƣờng, phát triển du lịch bền vững, giải quyết lƣợng lớn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng. Chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại Khánh Hòa – Lựa chọn trường hợp Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang” làm luận văn tốt nghiệp cao học, nhằm nghiên cứu thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại hai resort từ đó đƣa ra những kinh nghiệm và đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại Khánh Hòa. 2. Lịch sử nghiên cứu Trách nhiệm xã hội (Coporate Social Responsibility – CSR) là một thuật ngữ ra đời từ những năm 50 của thế kỷ 20. Tuy nhiên, cho tới ngày nay giới khoa học vẫn chƣa đi đến thống nhất về các mối quan hệ giữa các thành tố trong phạm trù trách nhiệm xã hội. Chính vì thế nó đã trở thành một chủ đề gây tranh luận cho tất cả các học giả, các nhà nghiên cứu trong nhiều năm qua. Thập niên 70 của thế kỷ XX đã chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các định nghĩa và học thuyết xoay quanh thuật ngữ “Trách nhiệm xã hội”. Archie Carroll đã lồng ghép vào đó bốn khái niệm là Kinh tế, Đạo đức, Luật pháp và Từ thiện. Sau đó ông phát triển thành mô hình Kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR Pyramid) (Carroll, 1979), cũng nhƣ đƣa ra những điều luật về trách nhiệm xã hội đầu tiên trên thế giới. Năm 1980, điều luật về đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động đƣợc giới thiệu tới công chúng (Responsible Care) [9, tr.3]. 2 Vào những năm 1990, trách nhiệm xã hội đã đƣợc tổ chức hóa thành các tiêu chuẩn nhƣ ISO 14001 (Chứng nhận quản lý môi trƣờng) và SA 8000 (Cải thiện điều kiện làm việc của ngƣời lao động), những bản hƣớng dẫn nhƣ “Hƣớng dẫn chủ động báo cáo toàn cầu” (Golbal Reporting Initiative – GRI), hay những điều lệ quản trị công ty nhƣ báo cáo Cadbury (Anh, 1992) và báo cáo King (Nam Phi, 1995). Bài viết “The social responsibility of business is to increase its profit” (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tăng lợi nhuận của doanh nghiệp), Fredman Milton (1970), đăng trên tạp chí the New York Times, ngày 13 tháng 9, năm 1970. Bài báo cho rằng doanh nghiệp chỉ có một trách nhiệm xã hội là làm sao để tối đa hóa lợi nhuận, tăng giá trị cổ đông trong khuôn khổ luật chơi của thị trƣờng là cạnh tranh trung thực và công bằng. Ông cho rằng trách nhiệm xã hội là của nhà nƣớc, nên ngƣời chủ doanh nghiệp, đại diện cho các cổ đông, chỉ thực hiện các trách nhiệm xã hội mà anh ta mong muốn, đã có sự thông qua của cổ đông [30, tr.122 – 124]. Sang thế kỷ XXI, một loạt các hƣớng dẫn, quy định, điều lệ, tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội đƣợc ban hành, hơn 100 trong số đó có thể tìm thấy trong cuốn: “Từ A đến Z những điều cần biết về trách nhiệm xã hội” (The A to Z of corporate social responsibilities) của Wayne Visser và cộng sự năm 2007. Thuật ngữ Trách nhiệm xã hội sau này đƣợc sử dụng rộng rãi để mô tả sự kết hợp giữa kinh tế, môi trƣờng và các nỗ lực của một doanh nghiệp. Những điều này ngày càng đƣợc các doanh nghiệp du lịch chú trọng để xây dựng các chiến lƣợc kinh doanh. Đa số các bài nghiên cứu trực tiếp thảo luận về tác động của trách nhiệm xã hội lên các khía cạnh của tổ chức ở nhiều góc độ khác nhau. Bài viết “Corporate Social Responsibility: Three Key Approaches” (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Ba cách tiếp cận chính), Duane Windsor (2006) đăng trên Journal of Management Studies. Ông đã kế thừa và phát triển những lý luận của các học giả trƣớc đó để đúc kết ra ba phƣơng pháp chính tiếp cận với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ông định nghĩa khái niệm “Công dân doanh nghiệp” là sự giao thoa của 2 lợi ích: Sự giàu có của cá nhân và lợi ích cộng đồng. Từ đó ông cho rằng một “Công dân doanh nghiệp” cần có một quyền lực linh hoạt, danh tiếng của công ty, ảnh hƣởng của chính trị và làm từ thiện một cách chiến lƣợc [34, tr.93 – 114]. Manuela Weber (2008) “The business case for corporate social responsibility: A company-level measurement approach for CSR” (Trƣờng hợp kinh 3 doanh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Phƣơng pháp đo lƣờng cấp công ty đối với CSR). Ông cho rằng, mặc dù có nhiều lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn đã chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa trách nhiệm xã hội và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, những cách tiếp cận để tính toán sự ảnh hƣởng của trách nhiệm xã hội vẫn còn thiếu trong các tài liệu hiện thời. Bài nghiên cứu tập trung vào câu hỏi làm thế nào để tính toán đƣợc ảnh hƣởng của các hoạt động trách nhiệm xã hội đến doanh nghiệp. Sử dụng mô hình các bƣớc đánh giá có thể giúp các nhà quản trị trong công việc này [33, tr 247 - 261]. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã và đang là chủ đề đƣợc nghiên cứu rộng rãi trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Khi Việt Nam tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, lĩnh vực dịch vụ phát triển rất nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao, thì vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực dịch vụ cũng xuất hiện và ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn. Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội trong nƣớc ở lĩnh vực dịch vụ tập trung chủ yếu vào phân tích thực trạng trách nhiệm xã hội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực dịch vụ. Bài viết “Trách nhiệm xã hội của các khách sạn Việt Nam” trên Tạp chí Du lịch Việt Nam của tác giả Trần Thị Thu Thảo (2010) có nhận định rằng: “Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của các khách sạn thông qua việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội là sự kết hợp hài hòa giữa việc thực hiện các quy định của luật pháp Việt Nam về lao động, bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ ngƣời tiêu dùng với yêu cầu của đối tác, của khách hàng; Giữa lợi ích của khách sạn với lợi ích của xã hội; Giữa quyền lợi của ngƣời lao động với quyền lợi của ngƣời sử dụng lao động… Khi đáp ứng tốt các yêu cầu này, năng lực cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế của các khách sạn sẽ đƣợc cải thiện; Luật pháp của quốc gia đƣợc thực hiện tốt hơn và quyền lợi của các bên liên quan tham gia cũng đƣợc bảo đảm [14, tr.31 – 33]. Bài viết “Thực hiện trách nhiệm xã hội – Lợi ích đối với doanh nghiệp” của tác giả Lê Thị Thu Thủy (2013). Bằng việc sử dụng phƣơng pháp phân tích định tính để đánh giá thực trạng thực hiện CSR theo mô hình Carroll, tác giả đã làm rõ những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện CSR và những lợi ích từ việc thực hiện CSR, từ đó đƣa ra một số gợi ý các giải pháp cơ bản để nâng cao ý thức thực hiện CSR tại Việt Nam. 4 Bài viết “Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn. Nghiên cứu trƣờng hợp các khách sạn thuê thƣơng hiệu Sofitel của tập đoàn Accor tại Hà Nội” của nhóm tác giả Trần Thị Minh Hòa và Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2014). Từ nghiên cứu tình huống, hai tác giả này suy rộng ra các lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội, trong đó gia tăng giá trị hình ảnh và danh tiếng thƣơng hiệu. Nhấn mạnh thƣơng hiệu là yếu tố quan trọng trong kinh doanh dịch vụ và trách nhiệm xã hội có thể giúp gia tăng thƣơng hiệu rất đáng kể. Cung cấp một phần tài liệu cho việc nghiên cứu trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn. Cho đến nay chƣa có công trình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao, đặc biệt tại Tỉnh Khánh Hòa đang dần trở thành một trong những điểm đến du lịch đa dạng dịch vụ và mô hình nghỉ dƣỡng nhờ sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi. Việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại Khánh Hòa – Lựa chọn trƣờng hợp Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang” của tác giả là có cơ sở khoa học và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của hai resort Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đƣa ra đề xuất nhằm tăng cƣờng việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong các resort này nói riêng và trong các resort tại Nha Trang – Khánh Hòa nói chung. * Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu đã trình bày, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn đƣợc xác định nhƣ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của các resort. - Đánh giá thực trạng hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của hai resort Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang. - Rút ra bài học kinh nghiệm từ hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội trong hai resort này và vận dụng trong kinh doanh khách sạn tại Khánh Hòa nói chung. 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là trách nhiệm xã hội của hai resort: Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang. * Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang. Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội ở hai resort trong giai đoạn 2018 – 2020. Về nội dung: Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của hai resort tại Khánh Hòa là Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang. Sở dĩ tác giả lựa chọn hai resort này với mục đích là nhằm so sánh điểm tƣơng đồng và khác biệt trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội giữa resort ở đất liền do nhóm Việt kiều quản lý (MIAN Group) và resort ở đảo do tập đoàn quốc tế quản lý (IHG). Đây là phạm vi tƣơng đối rộng, do thời gian không cho phép, việc thu thập tài liệu còn gặp nhiều khó khăn cũng nhƣ khả năng còn hạn chế, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu năm nội dung cơ bản của trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao động, trách nhiệm đối với khách hàng, trách nhiệm đối với cộng đồng địa phƣơng, trách nhiệm đối với chủ đầu tƣ và các bên liên quan và trách nhiệm đối với môi trƣờng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát thực tế: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khi khảo sát tại 2 resort đã lựa chọn. Tác giả nghiên cứu hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của các resort qua vai trò của khách hàng, nhân viên, đối tác, xã hội, cộng đồng dân cƣ. Phƣơng pháp này đƣợc kết hợp với phƣơng pháp phỏng vấn sâu với các đối tƣợng là ngƣời quản lý môi trƣờng và cộng đồng địa phƣơng. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Để có đƣợc những ý kiến khách quan phục vụ cho đề tài, tác giả tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu tại 2 resort lựa chọn điển hình về vấn đề nghiên cứu. Đối tƣợng thực hiện phỏng vấn là ngƣời quản lý môi trƣờng và cộng đồng địa phƣơng. Nội dụng phỏng vấn đề cập đến các khía cạnh về chính sách với cộng đồng địa phƣơng, và hoạt động bảo vệ môi trƣờng. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Là phƣơng pháp phỏng vấn viết, không thực hiện câu hỏi bằng lời, đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo 6 một bảng hỏi in sẵn. Ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tƣơng theo một trật tự logic và theo nội dung nhất định. Trên cơ sở khảo sát, xác định đối tƣợng và nội dung cần điều tra để thực hiện mục tiêu đề tài. Việc điều tra đƣợc tiến hành đối với ngƣời lao động và khách hàng trong 2 resort nghiên cứu. Sau đó thiết kế bảng hỏi với hệ thống câu hỏi phù hợp về cả cấu trúc, thời gian với các đối tƣợng là ngƣời lao động và khách hàng. - Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý số liệu: Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện trong luận văn thông qua việc tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu, các kết quả đánh giá, điều tra xã hội cũng nhƣ các khảo sát thực tế. Phân tích để thấy đƣợc mức độ, chiều sâu của vấn đề đƣợc đề cập. 6. Những đóng góp của đề tài * Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần hệ thống và củng cố lý thuyết về trách nhiệm xã hội trong kinh doanh resort. * Ý nghĩa thực tiễn + Đề tài làm rõ thực trạng hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội Resort Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang. + Việc nghiên cứu về thực trạng và rút ra các bài học kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn thực hiện trách nhiệm xã hội của resort Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội tại các resort ở Khánh Hòa, giúp các resort nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng và lợi ích từ việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. + Góp phần định hƣớng cho các resort và các nhà quản lý trong hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo phát triển một cách bền vững. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, v.v…luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội trong kinh doanh resort. Chƣơng 2. Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang. Chƣơng 3. Đề xuất giải pháp về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại Khánh Hòa. 7 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG KINH DOANH RESORT 1.1. Resort và kinh doanh resort 1.1.1. Khái niệm resort Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đời sống tinh thần của con ngƣời càng đƣợc nâng cao. Nhƣng sự phát triển cũng làm gia tăng áp lực cuộc sống và vì vậy có đƣợc một khoảng thời gian, một không gian để nghỉ ngơi, thƣ giãn và lấy lại cân bằng trong cuộc sống trở thành nhu cầu bức thiết. Sự ra đời của resort đã đáp ứng nhu cầu này của con ngƣời. Khởi thủy của khái niệm “Resort” là nơi chữa bệnh. Lâu dần resort đã trở nên không còn độc quyền cho ngƣời chữa bệnh nữa mà dành cho những du khách. Trong tiếng Anh, resort là một thuật ngữ dùng để chỉ một mô hình lƣu trú du lịch, nghỉ dƣỡng cao cấp và thƣ giãn đa dạng, gắn liền với cảnh quan thiên nhiên và môi trƣờng tự nhiên. Theo Sơn Hồng Đức (2012) cho rằng khái niệm “Khu nghỉ dƣỡng” (Resort) bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ giữa thập niên 1990 của thế kỷ XX ở tỉnh Bình Thuận, sau kỳ Nhật thực. Từ đó đến nay, loại hình lƣu trú gọi là “Khu nghỉ dƣỡng” xuất hiện khắp các tỉnh miền Trung, nơi mà thiên nhiên ban tặng cho những bãi cát vàng vô tận, biển xanh, bầu trời trong, nắng ấm và không khí trong lành. Đặc biệt là ở Quảng Nam – Đà Nẵng – Nha Trang – Khánh Hòa – Ninh Thuận – Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu, nhờ yếu tố khí hậu nên có thể hoạt động suốt năm. Và Mũi Né đã trở thành “Thủ đô Resort” của Việt Nam. Theo Wikipedia “Resort là một khu nghỉ mát có quy mô lớn cung cấp các dịch vụ theo nhu cầu của khách du lịch, chẳng hạn như ăn, uống, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, v.v” [36]. Resort thƣờng đƣợc quy hoạch thành khu thƣơng mại khép kín, trong đó cung cấp hầu hết mong muốn của du khách, từ thức ăn, đồ uống, chỗ ở, nơi tập thể thao, vui chơi giải trí và mua sắm. Thuật ngữ này đôi khi đƣợc sử dụng để chỉ một khách sạn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nghỉ dƣỡng, đặc biệt là vui chơi giải trí của du khách. Đối với một resort, tính năng chủ yếu nhất là lƣu trú chứ không phải một tổ hợp thƣơng mại. 8 Peter Murphy (2008), trong một nghiên cứu về ngành giải trí và khoa học xã hội, cho rằng “Resort là một doanh nghiệp được thiết kế để thu hút, tổ chức và làm thỏa mãn những kỳ nghỉ có kế hoạch của du khách khiến họ quay trở lại hoặc trở thành đại sứ tốt cho resort. Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi một sự quản lý chiến lược với thị trường mục tiêu rõ ràng và quan trọng nhất resort phải tạo ra được những trải nghiệm khác biệt cho du khách” [32, tr.9]. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4391-2015 về xếp hạng khách sạn, resort là một loại hình khách sạn với tên gọi là khách sạn nghỉ dƣỡng và đƣợc định nghĩa: "Là cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, thường ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành, thường gần biển, gần sông, gần núi, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan,... của khách” [20, tr.5]. “Resort” là một cơ sở kinh doanh lƣu trú với các nhiệm vụ sau: (1) Cung cấp nơi ở hiện đại, với các thiết bị cao cấp, không khí trong lành để tạo sự thoải mái. (2) Cung cấp sản phẩm ăn uống đa dạng, mang đậm yếu tố bản địa để khách vừa nghỉ dƣỡng, vừa khám phá ẩm thực địa phƣơng. (3) Cung cấp đa dạng dịch vụ vui chơi giải trí độc đáo để mang lại sự thƣ thái. (4) Cung cấp hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe phong phú để làm đẹp và phục hồi sức khỏe. (5) Cung cấp một phong cách phục vụ chuyên nghiệp phù hợp với từng cá tính khách hàng, để họ luôn có cảm giác đƣợc chăm sóc ân cần, tỉ mỉ và đƣợc coi trọng [18, tr. 6-7]. 1.1.2. Kinh doanh resort Dƣới góc độ pháp lý theo Luật Doanh nghiệp 2020, kinh doanh đƣợc hiểu là: “ Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận” [7, tr.3]. Dựa trên cách hiểu về “Kinh doanh” trong luật doanh nghiệp, kết hợp với khái niệm của “Resort” đã đƣợc bàn luận trong phần 1.1.1.1, thì kinh doanh resort 9 đƣợc hiểu là “Việc cung ứng một chuỗi các dịch vụ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch, với mục tiêu cơ bản là lợi nhuận” [16, tr.20]. Khi nghiên cứu về resort, Peter Murphy (2008) đã nhìn nhận resort là một doanh nghiệp, luôn nỗ lực cung ứng các dịch vụ toàn diện nhằm đạt đƣợc 4 mục tiêu: (1) Tạo ra lợi nhuận; (2) Phát triển một loại sản phẩm hấp dẫn và cạnh tranh; (3) Phát triển một lực lƣợng lao động có tay nghề và chu đáo; (4) Hoạt động kinh doanh luôn bền vững; Cách nhìn nhận của Peter Murphy cho thấy ông khẳng định resort là doanh nghiệp, hoạt động của resort là hoạt động kinh doanh có mục đích. 1.1.3. Đặc điểm của kinh doanh resort Kinh doanh resort là một lĩnh vực kinh doanh mang tính đặc thù riêng biệt của hoạt động du lịch. Cũng nhƣ các lĩnh vực kinh doanh khác, kinh doanh resort đòi hỏi những điều kiện nhất định và chịu sự chi phối của nhiều nhân tố tại điểm du lịch. Để đƣa ra đƣợc các chính sách quản lý phù hợp, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và các chủ resort phải hiểu rõ các đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh này. Xét về mặt lý thuyết, kinh doanh resort có một số đặc điểm nhƣ sau: * Kinh doanh resort phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch Hoạt động kinh doanh lƣu trú nói chung và kinh doanh resort nói riêng chỉ có thể đƣợc tiến hành thành công ở những nơi có tài nguyên du lịch. Bởi lẽ tài nguyên du lịch là yếu tố tạo ra sự thúc đẩy, thôi thúc và thu hút con ngƣời rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình để đi du lịch. Đối với kinh doanh resort, tài nguyên có một giá trị đặc biệt quan trọng khi resort chỉ xây dựng đƣợc ở những nơi có bãi biển đẹp, cảnh quan đẹp và khí hậu trong lành. Mỗi loại tài nguyên du lịch tạo ra sức hấp dẫn thu hút đối với đối tƣợng khách du lịch nghỉ dƣỡng khác nhau. Sự đa dạng của các loại hình resort thông qua sự phong phú của tài nguyên du lịch. Vì vậy, tài nguyên du lịch có tác động rất mạnh đến quyết định đầu tƣ và các chính sách kinh doanh của các khu nghỉ dƣỡng tại các điểm du lịch. Chẳng hạn ở những nơi có bãi biển đẹp, biển xanh, cát trắng, nắng vàng và khí hậu ôn hòa quanh năm nhƣ Nha Trang sẽ là nơi lý tƣởng để đầu tƣ xây dựng resort biển. Còn ở những nơi núi non hùng vĩ, thơ mộng, khí hậu mát lạnh nhƣ Đà Lạt sẽ phù hợp để xây dựng resort miền núi, phục vụ những du khách ở 10 đồng bằng muốn thay đổi môi trƣờng sống…Sản phẩm kinh doanh chiến lƣợc của resort qua đó cũng thay đổi theo. Với resort biển, sản phẩm chiến lƣợc sẽ là loại phòng hƣớng biển, các món ăn hải sản độc đáo và các môn thể thao trên nƣớc nhƣ nhảy dù, lƣớt sóng…Ngƣợc lại, với resort miền núi, sản phẩm thu hút du khách nhất là không gian sống thơ mộng, ẩm thực núi rừng và các dịch vụ giải trí nhƣ bắn súng, cƣỡi ngựa… Ngoài ra, giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch ở mỗi nơi quyết định đến quy mô, sự lựa chọn thứ hạng và chất lƣợng dịch vụ của resort ở nơi đó. Và ngƣợc lại, khi các điều kiện khách quan (Tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, công nghệ,…) tác động làm thay đổi giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch tại một điểm đến, đã tác động đến cầu du lịch. Khi đó, chính sách kinh doanh của các resort cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. Sự phụ thuộc của kinh doanh resort vào tài nguyên du lịch đã đặt ra những thách thức lớn trong công tác quy hoạch và phát triển resort của các nhà quản lý du lịch. Trong công tác quy hoạch: Số lƣợng, quy mô và thứ hạng của resort phải phù hợp với đặc thù của tài nguyên du lịch tại điểm đến. Còn việc phát triển resort phải luôn tôn trọng nguyên tắc phát triển bền vững để không làm tổn hại đến tài nguyên du lịch. * Kinh doanh resort đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn Resort đƣợc coi là thiên đƣờng nghỉ dƣỡng. Do vậy các thiết bị đƣợc đầu tƣ và lắp đặt trong resort phải thực sự sang trọng, đẳng cấp, hoàn hảo để thỏa mãn tối đa kỳ nghỉ của du khách. Những yêu cầu cao về chất lƣợng sản phẩm đã làm chi phí đầu tƣ ban đầu của các resort rất lớn. Hiện nay, mức đầu tƣ xây dựng một resort tốn kém hơn rất nhiều so với xây dựng một khách sạn cùng tiêu chuẩn. Theo một khảo sát của Vụ khách sạn, Tổng cục Du lịch, tỷ suất đầu tƣ cho một phòng của resort trung bình là 1,6 tỷ đồng/phòng hạng 5 sao; 1 tỷ đồng/phòng hạng 4 sao; 500 triệu đồng/phòng hạng 3 sao [16, tr.22]. Mặt khác chi phí đầu tƣ ban đầu cao còn do các chi phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ hệ thống đƣờng xá dẫn đến và đƣờng xá đi lại bên trong khuôn viên khu resort, hệ thống cấp thoát nƣớc, hệ thống xử lý nƣớc thải, hệ thống cung cấp điện và bƣu chính viễn thông… Đặc biệt do các khu nghỉ dƣỡng thƣờng nằm cách xa khu trung tâm và dàn trải trong một diện tích rộng lớn. Các chi phí cho đất đai để 11 xây dựng resort nhƣ chi phí mua quyền sử dụng đất, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trƣờng trƣớc khi xây dựng cũng rất lớn. Bên cạnh đó, các resort phải bỏ ra những khoản chi phí đầu tƣ rất lớn cho hoạt động duy tu, bảo dƣỡng thƣờng xuyên để duy trì trạng thái làm việc luôn tốt của cơ sở vật chất kỹ thuật. Từ đặc điểm này của kinh doanh resort, các cơ quan quản lý du lịch khi làm quy hoạch phải chú ý tính toán số lƣợng và thứ hạng resort sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững quốc gia. Đồng thời cũng cần phải có chính sách khuyến khích các nhà đầu tƣ có năng lực tài chính đầu tƣ vào các resort có thứ hạng cao ở những nơi có tiềm năng phát triển tốt. * Kinh doanh resort đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp cao Kinh doanh resort là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, vì vậy sản phẩm dịch vụ của các khu resort chủ yếu do những nhân viên phục vụ trực tiếp tạo ra. Với thứ hạng và đẳng cấp cao nhƣ resort, dịch vụ đƣợc cung cấp đòi hỏi phải có chất lƣợng rất cao và không cho phép có lỗi. Để đạt đƣợc điều đó, nhân viên trong resort phải đƣợc bố trí theo hƣớng chuyên môn hóa cao, mỗi ngƣời chỉ tận tâm vào một công việc duy nhất. Điều đó dẫn đến khả năng thay thế lẫn nhau của các nhân viên giữa các bộ phận hầu nhƣ không thể thực hiện đƣợc. Đó là lý do tại sao các resort buộc phải sử dụng nhiều nhân viên phục vụ hơn bất cứ loại hình lƣu trú du lịch nào. Số lƣợng nhân viên phục vụ cũng tăng lên cùng với mức tăng của quy mô và thứ hạng resort. Thêm vào đó, thời gian lao động trong các resort bị phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách. Nó thƣờng kéo dài 24/24 giờ mỗi ngày, 7/7 ngày mỗi tuần, 30/30 ngày mỗi tháng và 365/365 ngày mỗi năm (Đối với các resort hoạt động quanh năm). Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh resort phải sử dụng một số lƣợng lớn lao động phục vụ trực tiếp trong mùa vụ chính. Đặc điểm này đã khiến cho các resort phải luôn đối mặt với khó khăn về chi phí lao động trực tiếp quá lớn mà rất khó giảm thiểu. Với vị trí nằm xa khu trung tâm đô thị lớn (Nguồn cung cấp lao động du lịch có chất lƣợng cao), lại hoạt động theo thời vụ nên các resort thƣờng cũng phải sử dụng lao động là ngƣời dân địa phƣơng. Họ thƣờng không đƣợc đào tạo bài bản, không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và rất hạn chế về ngoại ngữ. Vì vậy, các khu nghỉ dƣỡng phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ cho việc đào tạo kỹ năng 12 nghề nghiệp và ngoại ngữ trƣớc khi tuyển mộ để họ đáp ứng đƣợc các yêu cầu tối thiểu về chất lƣợng dịch vụ. Đặc điểm này đã cho thấy sự gắn kết giữa việc phát triển lĩnh vực kinh doanh resort với sự phát triển của kinh tế địa phƣơng. Các nhà quản lý du lịch ở địa phƣơng cần có các chính sách ƣu tiên để thu hút các dự án kinh doanh resort nhằm giải quyết một lƣợng lớn việc làm và nâng cao mức sống cho ngƣời dân địa phƣơng. * Kinh doanh resort chịu tác động của một số quy luật Cũng giống nhƣ bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào trong ngành kinh tế, kinh doanh resort chịu sự chi phối, ảnh hƣởng của một số quy luật nhƣ: Quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế, quy luật tâm lý…Điển hình nhƣ giá trị và sức hấp dẫn của một resort bị thay đổi tùy thuộc vào những biến động lặp đi lặp lại theo mùa của nhân tố thời tiết, khí hậu trong năm. Điều đó đã dẫn đến sự thay đổi theo mùa trong tổ chức hoạt động kinh doanh của các resort. Ví dụ ở các resort biển, mùa hè là mùa cao điểm nên hoạt động hết công suất. Nhƣng sau ba tháng hè, lƣợng khách giảm rõ rệt và đến mùa đông, resort biển gần nhƣ hoạt động theo kiểu duy trì. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý resort là phải nghiên cứu kỹ các quy luật và sự tác động của chúng đến hoạt động kinh doanh để đƣa ra biện pháp khắc phục hữu hiệu. Còn đứng trên góc độ của địa phƣơng – nơi resort đứng chân, đặc điểm về tính quy luật trong kinh doanh resort gây khó khăn không nhỏ trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Resort hoạt động theo mùa có thể gây ra hiện tƣợng thất nghiệp hàng loạt theo chu kỳ, tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội của địa phƣơng. Vì vậy những địa phƣơng có resort hoạt động theo mùa vụ cần có chính sách khuyến khích phát triển kết hợp nhiều loại hình resort. Ngoài ra địa phƣơng nên có các chính sách hỗ trợ resort trong việc đa dạng hóa loại hình dịch vụ để thu hút khách du lịch đến vào các thời điểm khác nhau trong năm. 1.1.4. Các loại hình resort * Phân loại theo vị trí của resort - Resort gần nơi ở thƣờng xuyên của khách Loại hình resort này có thể nằm ở vùng biển, vùng núi, ao hồ, ven sông, đồng quê…Điều quan trọng là resort phải có cảnh quan đẹp, không khí trong lành, tạo đƣợc cảm giác thanh bình và sự hấp dẫn về mặt nào đó nhƣng không quá xa với nơi 13 ở của khách. Khách của các resort này đa số là khách cuối tuần (Đến vào ngày thứ sáu và đi vào chiều chủ nhật). - Resort ở vùng xa Đây là loại hình resort nằm ở rất xa nơi ở thƣờng xuyên của khách, thƣờng ở vùng miền núi xa xôi hoặc đồng bằng hẻo lánh. Khách chọn nơi đây là vì một lý do đặc biệt nào đó, muốn xa lánh cuộc sống bề bộn thƣờng ngày, sống tĩnh lặng một thời gian. - Resort cạnh biển Loại hình resort này khá phổ biến trên thế giới và Việt Nam lấy phong cảnh và bầu không khí trong lành của biển làm nền tảng xây dựng. Tuy nhiên không phải nơi nào có biển đều có thể xây dựng resort, mà bãi biển phải thích hợp cho bơi lội, chơi đƣợc các môn thể thao nƣớc, không có đá ngầm, không bị ô nhiễm, khí hậu phải ấm áp trong suốt mùa du lịch, không sóng to và gió lớn. - Resort gần sông, hồ Điều cần thiết để xây dựng resort kiểu này là cảnh quan đẹp, không khí trong lành và hạ tầng giao thông thuận lợi. Mặt hồ hoặc sông phải rộng, có tầm nhìn thoáng để có thể tổ chức đƣợc một số hoạt động thể thao nhƣ trƣợt nƣớc, bay lƣợn, thuyền buồm… So với các resort ở biển thì resort gần sông hồ có giá trị tự nhiên thấp hơn. Do vậy để thu hút đƣợc khách, các resort này thƣờng biến các tiềm năng du lịch địa phƣơng thành sản phẩm liên kết của resort. - Resort ở miền núi Loại hình resort này có thể coi là một phần của resort ở vùng xa. Khách đến với resort ở miền núi là những ngƣời có nhu cầu nghỉ dƣỡng thực sự hoặc thích tìm hiểu về một môi trƣờng mới lạ. Họ có thể là dân thành thị sống trong bầu không khí ô nhiễm, bụi bặm, muốn tìm một nơi có không khí trong lành, không ồn ào. Họ cũng có thể là những ngƣời chuyên sống ở đồng bằng, thích lên núi để thay đổi không khí. Một bộ phận không nhỏ khách tìm về resort ở miền núi là giới trẻ, ƣa thích hoạt động thể thao. Núi non là nơi thích hợp với nhiều môn thể thao mạo hiểm (Leo núi, băng rừng, khám phá hang động, cƣỡi ngựa…) và thƣởng thức ẩm thực miền núi. Điều đặc biệt của các resort ở miền núi là luôn có sự hiện diện những nét văn hóa địa phƣơng của dân tộc ít ngƣời. Nó đƣợc thể hiện qua các hoa văn trang trí, 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan