Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tổng hợp chấm lượng tử carbon bằng phương pháp vi sóng...

Tài liệu Nghiên cứu tổng hợp chấm lượng tử carbon bằng phương pháp vi sóng

.PDF
44
283
51

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC  BÙI THỊ HUỆ TỔNG HỢP CHẤM LƢỢNG TỬ CARBON BẰNG PHƢƠNG PHÁP VI SÓNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Hóa học Vô cơ HÀ NỘI – 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC  BÙI THỊ HUỆ TỔNG HỢP CHẤM LƢỢNG TỬ CARBON BẰNG PHƢƠNG PHÁP VI SÓNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Hóa học Vô cơ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. HOÀNG QUANG BẮC HÀ NỘI – 2018 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này và có thể trở thành một người có khả năng nghiên cứu khoa học, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của TS. Mai Xuân Dũng và ThS. Hoàng Quang Bắc, người thầy đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Hoá học, các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã truyền những kiến thức quý báu cho em trong quá trình học tập tại trường và các cán bộ Viện nghiên cứu khoa học và Ứng dụng trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ em thực hiện phép đo phổ hấp thụ UV-Vis. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thành viên trong nhóm N4O (Nanomaterials For Optoelectronics) đã giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Cuối cùng, em xin được dành tất cả những thành quả học tập của mình dành tặng những người thân yêu trong gia đình, những người luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ em vượt qua mọi khó khăn. Nghiên cứu này được tài trợ từ nguồn kinh phí Khoa học công nghệ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cho đề tài mã số: C.2017-18-05 do ThS. Hoàng Quang Bắc làm chủ nhiệm đề tài. Trong quá trình thực hiện khoá luận mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn để nội dung khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2018 SINH VIÊN Bùi Thị Huệ LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn ThS. Hoàng Quang Bắc. Các số liệu và kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đề tài không có sự sao chép tài liệu nào, công trình nghiên cứu nào của người khác mà không chỉ rõ trong mục tài liệu tham khảo. Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này! Hà Nội, tháng 4 năm 2018 SINH VIÊN Bùi Thị Huệ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CA……...: Citric acid CQDs…...: Carbon quantum dots/Chấm lượng tử cacbon EDA…….: Ethylenediamine Eg………..: Engery gap/Độ rộng vùng cấm FT-IR…...: Fourier transform infrared spectroscopy/Phổ hồng ngoại PL……….: Photoluminescence spectroscopy/Phổ phát xạ huỳnh quang QDs……...: Quantum dots/Chấm lượng tử HR-TEM..: High - resolution transmission electron microscopy/Kính hiển vi điện tử truyền qua UV-vis…...: Ultraviolet - visible absorption spectroscopy/Phổ hấp thụ tử ngoại - khả kiến MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lí do lựa chọn đề tài................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 2 5. Điểm mới của đề tài................................................................................. 2 NỘI DUNG...................................................................................................... 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 3 1.1. Giới thiệu về chấm lƣợng tử................................................................ 3 1.1.1. Khái niệm, cấu trúc, tính chất cơ bản của chấm lượng tử .............. 3 1.1.2. Những ứng dụng của chấm lượng tử .............................................. 5 1.1.3. Những loại chấm lượng tử phổ biến ............................................... 8 1.1.4. Xu hướng nghiên cứu chấm lượng tử ............................................. 9 1.2. Chấm lƣợng tử carbon....................................................................... 10 1.2.1. Mô tả cấu trúc và tính chất ............................................................ 11 1.2.2. Một số tiềm năng ứng dụng của chấm lượng tử carbon ............... 11 1.2.3. Phương pháp tổng hợp CQDs ....................................................... 14 CHƢƠNG 2. THỰC NGHIỆM ................................................................... 16 2.1. Tổng hợp chấm lƣợng tử carbon ...................................................... 16 2.1.1. Hóa chất và dụng cụ ...................................................................... 16 2.1.2. Sơ đồ tổng hợp chấm lượng tử carbon từ CA và EDA ................. 16 2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cấu trúc và tính chất quang của chấm lƣợng tử carbon ............................................................................... 18 2.2.1. Phổ hồng ngoại IR......................................................................... 18 2.2.2. Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) ........................................... 19 2.2.3. Phổ hấp thụ UV-vis ....................................................................... 20 2.2.4. Phổ phát xạ huỳnh quang (PL)...................................................... 22 2.2.5. Phương pháp đo hiệu suất lượng tử của chấm lượng tử ............... 24 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 25 3.1. Sự hình thành chấm lƣợng tử carbon .............................................. 25 3.2. Cấu trúc của chấm lƣợng tử carbon ................................................ 26 3.3. Tính chất quang của chấm lƣợng tử carbon ................................... 29 KẾT LUẬN .................................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 34 DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ Bảng 3.1. Hiệu suất phát quang của dung dịch CQDs .................................... 32 Hình 1.1. QDs làm từ chất bán dẫn (tinh thể nano lõi/vỏ - CdSe/ZnS) có kích thước 2 ÷ 10nm. ........................................................................ 3 Hình 1.2. Phổ phát xạ phụ thuộc vào kích thước hạt của các chấm lượng tử huỳnh quang, các hạt lớn hơn phát ra ở bước sóng dài hơn. ........ 5 Hình 1.3. Đèn phát huỳnh quang màu xanh (trái) và màu trắng (phải) được chế tạo tại Sandia National Laboratories (Mỹ). ....................... 6 Hình 1.4. Sơ đồ minh họa phức kháng thể - chấm lượng tử lưu thông trong mạch máu, khối u di chuyển đến các thụ thể HER2 trên tế bào ung thư vú............................................................................... 7 Hình 1.5. So sánh chất lượng hình ảnh của TV thường và TV sử dụng công nghệ chấm lượng tử.................................................................. 8 Hình 1.6. Sự hình thành và cấu trúc của CQDs. ............................................ 11 Hình 2.1. Sơ đồ tổng hợp chấm lượng tử carbon từ CA và EDA trong dung môi glycerol bằng phương pháp vi sóng. .............................. 16 Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động máy đo phổ hồng ngoại ...................... 19 Hình 2.3. Sơ đồ nguyên lí hệ đo phổ hấp thụ UV-vis. ................................... 20 Hình 2.4. Máy quang phổ Shimadzu UV-2450 .............................................. 22 Hình 2.5. Sơ đồ nguyên lí hệ đo phổ phát xạ huỳnh quang PL...................... 23 Hình 3.1. Sơ đồ mô tả cơ chế hình thành CQDs. ........................................... 25 Hình 3.2. CQDs tổng hợp từ CA và EDA ở thời gian phản ứng khác nhau. ................................................................................................ 26 Hình 3.3. Hình ảnh kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) của CQDs. ........ 27 Hình 3.4. Phổ hồng ngoại của CQDs tổng hợp từ CA và EDA ở công suất lò P= 1200W, t =180s. ............................................................. 28 Hình 3.5. a) Phổ hấp thụ UV-vis của dung dịch CQDs trong nước với thời gian phản ứng khác nhau; b) Phổ hấp thụ của tiền chất và CQDs (P =1200W, t =180s)............................................................ 29 Hình 3.6. Dung dịch CQDs trong nước ở các nồng độ và phổ hấp thụ UV-vis dung dịch tương ứng. ......................................................... 30 Hình 3.7. a) Phổ phát xạ PL của CQDs tổng hợp ở điều kiện (P =1200W, t = 180s) ở các bước sóng kích thích khác nhau; b) Phổ phát xạ PL (λex= 355 nm), ảnh chèn trong hình dung dịch CQDs trong nước dưới đèn UV (365nm) so với nước cất. ............ 31 MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Chấm lượng tử (Quantum Dots-QDs) chỉ mới được phát hiện vào năm 1981, nhưng chỉ trong vòng hơn 30 năm qua, QDs đã được nghiên cứu rộng rãi về đặc điểm, tính chất và ứng dụng. Chấm lượng tử carbon (Carbon Quantum Dots - CQDs) là một lớp vật liệu nano carbon điển hình cho xu hướng nghiên cứu tổng hợp họ chấm lượng tử mới bởi tính ưu việt về đặc tính quang hóa, khả năng hòa tan trong nước, không có hoặc độc tính thấp và phương pháp tổng hợp dễ dàng, đơn giản, thân thiện với môi trường. Phát hiện này đã kích hoạt mở rộng các nghiên cứu và khai thác được nhiều thành tích xuất sắc về cơ chế phát quang, độ ổn định và tính tương thích sinh học. CQDs đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực bao gồm quang điện tử, cảm biến, xúc tác và ứng dụng trong y-sinh học. Chính vì thế, khai thác về CQDs có tiềm năng rất lớn. Các nguyên liệu khác nhau từ hóa chất đến các sản phẩm tự nhiên cùng với các phương pháp tổng hợp bao gồm cắt bỏ tia laser, nhiệt phân, quá trình oxi hóa điện hóa, phản ứng thủy nhiệt và xử lí vi sóng đã được báo cáo để tổng hợp CQDs. Các chất hữu cơ như carbohydrate, hợp chất hữu cơ thơm có thể được sử dụng làm tiền chất để tổng hợp CQDs thông qua các quá trình xử lý nhiệt khác nhau. Đặc biệt, citric acid kết hợp với một số phân tử nhỏ có chứa nhóm amino như glycine, thiourea và ethylenediamine được cho là các tiền chất thích hợp nhất để tổng hợp các chấm lượng tử carbon có độ phát quang cao [4]. Từ những phân tích trên đây, đồng thời kết hợp với điều kiện trang thiết bị hiện có của phòng thí nghiệm khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tôi tiến hành đề tài này hi vọng sẽ cung cấp thêm thông tin liên quan đến CQDs cũng như kích thích nghiên cứu sâu hơn về tiềm năng ứng dụng của chúng. Trong đề tài này, tôi đã lựa chọn “Nghiên cứu tổng hợp chấm lượng tử carbon bằng phương pháp vi sóng”. 1 2. Mục đích nghiên cứu - Tổng hợp chấm lượng tử carbon (CQDs) bằng phương pháp xử lí nhiệt vi sóng. - Nghiên cứu tính chất quang của CQDs: phổ hấp thụ UV-vis và phổ phát xạ huỳnh quang PL. Phân tích các nhóm chức trên CQDs bằng phổ hồng ngoại FT-IR, nghiên cứu hình thái cấu trúc qua kính hiển vi điện tử truyền qua TEM. - Tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc điện tử và tính chất quang của CQDs. 3. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan tài liệu: Phương pháp tổng hợp và cơ chế hình thành CQDs từ citric acid và ethylenediamine. - Đặc trưng cấu trúc chấm lượng tử thu được bằng phương pháp phổ hồng ngoại (IR), ảnh electron truyền qua TEM. - Nghiên cứu tính chất quang của chấm lượng tử thu được sử dụng quang phổ hấp thụ UV-vis, quang phổ phát xạ huỳnh quang (PL). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Thực nghiệm kết hợp lý thuyết mô phỏng. - Các phương pháp đặc trưng cấu trúc như phổ hồng ngoại FT-IR, kính hiển vi điện tử truyền qua TEM. - Các phương pháp nghiên cứu tính chất quang học như phổ hấp thụ UV-vis, phổ phát xạ huỳnh quang PL. Trước tiên, chúng tôi nghiên cứu điều kiện tổng hợp CQDs, tổng hợp CQDs, đo tính chất quang và đưa ra mô hình lý thuyết giải thích cấu trúc của chấm lượng tử thu được. 5. Điểm mới của đề tài Tổng hợp được CQDs từ CA và EDA bằng phương pháp vi sóng với chi phí thấp, dụng cụ, thiết bị đơn giản và rút ngắn được thời gian tổng hợp. 2 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu về chấm lƣợng tử 1.1.1. Khái niệm, cấu trúc, tính chất cơ bản của chấm lượng tử Chấm lượng tử dùng để chỉ những hạt tinh thể nano hình cầu được làm từ vật liệu chất bán dẫn có kích thước nhỏ (dưới 10 nm) đủ để làm xuất hiện các đặc tính cơ học lượng tử. Chấm lượng tử có thể được tạo ra từ vật liệu bán dẫn, kim loại hoặc polymer. Hoạt động của điện tử trong một chấm như vậy là rất khác thường vì điện tử xem như bị nhốt trong một không gian khá chật hẹp. Các mức năng lượng của nó không sít nhau thành dải mà bị tách ra thành các mức riêng biệt như các mức năng lượng của nguyên tử [13]. Dưới đây là hình ảnh minh hoạ một chấm lượng tử được làm từ chất bán dẫn có kích thước từ 2 ÷ 10 nm. Cd Se Zn S CdSe/ZnS (lõi/vỏ) Hình 1.1. QDs làm từ chất bán dẫn (tinh thể nano lõi/vỏ - CdSe/ZnS) có kích thước 2 ÷ 10nm. Khi hấp thụ, electron ở vùng hóa trị bị kích thích chuyển lên vùng dẫn đồng thời để lại trên vùng hóa trị một lỗ trống, khi đó cặp electron-lỗ trống được hình thành, nghĩa là một exciton, nó có năng lượng khoảng vài eV thấp hơn vùng cấm. Quá trình tái hợp của cặp electron - lỗ trống sẽ phát xạ ra photon, màu sắc của ánh sáng phát xạ phụ thuộc vào độ rộng vùng cấm Eg. 3 QDs sẽ hấp thụ các photon có năng lượng lớn hơn hoặc bằng Eg. Nó tạo ra sự phát quang và sự tăng năng lượng chuyển tiếp exciton và có dịch chuyển xanh trong vùng cấm của chấm lượng tử [14,15]. Năng lượng vùng cấm của QDs không liên tục mà bị lượng tử hóa do hiệu ứng giam hãm lượng tử. Các electron trong vùng dẫn và các lỗ trống trong vùng hóa trị chuyển động tự do trong khắp tinh thể. Do lưỡng tính sóng – hạt, chuyển động của các hạt tải điện có thể được mô tả bằng tổ hợp tuyến tính các sóng phẳng có bước sóng vào cỡ nm (nano mét). Khi kích thước khối bán dẫn giảm xuống xấp xỉ giá trị các bước sóng này thì hạt tải điện bị giam trong khối này sẽ có tính chất giống như một hạt chuyển động trong hộp thế. Một hệ quả quan trọng của sự giam hãm lượng tử là độ rộng vùng cấm Eg (sự khác biệt về năng lượng giữa trạng thái năng lượng thấp nhất trên vùng dẫn và trạng thái năng lượng cao nhất của vùng hóa trị) tăng lên khi kích thước của QDs nhỏ dần [10]. Bán kính của QDs (rB) phụ thuộc vào khối lượng của electron (me) và khối lượng lỗ trống (mh) theo phương trình: rB   1 1     (1) e2  me mh   2 Trong đó:  là hằng số điện môi và là hằng số Planck rút gọn. Từ công thức (1) có thể thấy rằng tùy thuộc vào bản chất vật liệu mà kích thước của QDs sẽ khác nhau. Ngoài ra, tính chất của chấm lượng tử liên quan chặt chẽ đến các yếu tố như kích thước, hình dáng, độ tinh khiết và vật liệu chế tạo nên QDs. Cùng một chất nhưng những chấm lượng tử có kích thước khác nhau thì sẽ phát ra các bước sóng có màu sắc khác nhau dưới ánh sáng hồng ngoại hoặc tử ngoại [13]. 4 Hình 1.2. Phổ phát xạ phụ thuộc vào kích thước hạt của các chấm lượng tử huỳnh quang, các hạt lớn hơn phát ra ở bước sóng dài hơn. 1.1.2. Những ứng dụng của chấm lượng tử Trong các pin mặt trời Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người trong khi các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt thì việc tận dụng năng lượng tự nhiên như ánh sáng mặt trời là rất cần thiết. Ngành công nghệ chấm lượng tử đã giúp cải thiện đáng kể hiệu quả hấp thu và chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng trong khi chi phí sản xuất thấp hơn so với các tinh thể bán dẫn thông thường. Ứng dụng này của chấm lượng tử đem lại hiệu suất cao, vượt trội hơn tất cả vật liệu được biết đến từ trước đến nay (hiệu suất của pin mặt trời silicon trên thương trường chỉ đạt 15%) [5]. Sử dụng màng tinh thể nano, đặc biệt là chấm lượng tử đang trở thành hướng nghiên cứu quan trọng nhằm giảm giá thành và thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng mặt trời [4]. Trong đèn LED (Light-Emitting Diodes) QDs có các đặc tính như hiệu suất phát xạ cao, màu sắc phát xạ thay đổi rộng trong vùng nhìn thấy, bền với tia UV và đặc biệt là không độc hại nên có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong chiếu sáng và đèn LED. Sự phát xạ 5 huỳnh quang không ngừng ứng dụng vào việc tạo ra các loại bóng đèn màu sắc khác nhau. Đặc biệt khi ta điều khiển kích thước của QDs thì có thể điều khiển được màu sắc của chúng, cố định được bước sóng photon phát ra có màu sắc thích hợp, thậm chí màu sắc không xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Đặc biệt hơn là có thể phát ra ánh sáng trắng chuẩn nhờ trộn lẫn QDs phát ra ánh sáng đỏ, xanh lá và xanh dương. Hình 1.3. Đèn phát huỳnh quang màu xanh (trái) và màu trắng (phải) được chế tạo tại Sandia National Laboratories (Mỹ). (Nguồn: http://www.physlink.com/News/071403QuantumDotLED.cfm) Ứng dụng để theo dõi tế bào Theo dõi tế bào trong cơ thể là điều cần thiết, ví dụ, sự di căn của các tế bào khối u hoặc theo dõi hoạt động của các tế bào miễn dịch. Thay vì đánh dấu toàn bộ cấu trúc tế bào thì các phân tử đơn lẻ cũng có thể được đánh dấu huỳnh quang bằng chấm lượng tử. Việc phát hiện các chuyển động của tế bào cho phép đánh giá khả năng di căn của các tế bào ung thư. Trong một số thử nghiệm, người ta đã dùng chấm lượng tử để phân biệt giữa tế bào ung thư và tế bào không ung thư. Chấm lượng tử vẫn còn phát quang trong vài ngày nhờ thời gian sống huỳnh quang lâu hơn. Công trình đáng chú ý của Tada và cộng sự [1] đã làm sáng tỏ cơ chế phân phối của chấm lượng tử vào các tế bào ung thư vú của con người. Các tác giả đã sử dụng một dòng tế bào mang các thụ 6 thể HER2 (kháng nguyên ung thư vú) có trên màng tế bào. Các chấm lượng tử đã giúp xác định vận tốc, hướng dịch chuyển và sự liên kết của kháng thế với kháng nguyên HER2 trên màng tế bào và sự di chuyển vào khu vực quanh nhân tế bào [1]. Hình 1.4. Sơ đồ minh họa phức kháng thể - chấm lượng tử lưu thông trong mạch máu, khối u di chuyển đến các thụ thể HER2 trên tế bào ung thư vú. Trong đánh dấu sinh học Gần đây, chấm lượng tử được biết đến là loại vật liệu huỳnh quang mới cho ghi nhãn sinh học với hiệu suất lượng tử cao, khả năng quang học dài hạn, phát xạ hẹp và phổ hấp thụ liên tục. Lợi dụng tính chất này, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng chấm lượng tử để tiêm vào cơ thể động vật để quan sát, chụp ảnh các cơ quan, tế bào… Dưới sự kích hoạt của tia tử ngoại, chấm lượng tử phát quang trong tế bào, giúp ta phân biệt phân tử ta muốn quan sát với các phân tử xung quanh. Các nhà khoa học đã tận dụng hiệu ứng cộng hưởng plasmon của hạt nano vàng tạo ra bộ cảm ứng sinh học và sự phát huỳnh quang trong việc trị liệu ung thư, giúp y sĩ định vị khối u ung thư, gia tăng sự chính xác cho quá trình phẫu thuật [1]. Để giảm thiểu tác dụng phụ không mong muốn của phương pháp trị liệu truyền thống, ta có thể sử dụng 7 chấm lượng tử mang thuốc chống ung thư tác động vào từng tế bào cụ thể với liều chính xác cao. Công nghệ chấm lƣợng tử Chấm lượng tử mang đến sự đột phá về công nghệ cho các thế hệ màn hình ti vi, máy tính, điện thoại di động. Hình 1.5. So sánh chất lượng hình ảnh của TV thường và TV sử dụng công nghệ chấm lượng tử Các màn hình thế hệ trước như LCD, màu sắc khá bị giới hạn bởi hình ảnh chiếu sáng nhờ đèn nền. Nhưng đối với công nghệ chấm lượng tử thì ánh sáng được chiếu qua màng mỏng tinh thể nano có thể điều chỉnh được bước sóng, do đó màu sắc tạo ra sẽ rất phong phú với độ phân giải vượt trội. 1.1.3. Những loại chấm lượng tử phổ biến Có thể phân thành ba loại chấm lượng tử chính: Chấm lượng tử bắt nguồn từ các chất bán dẫn II – VI: có nguồn gốc từ các thành phần của phân nhóm II (Zn, Cd) và nhóm VI (O, S, Se, Te) trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Các vật liệu bán dẫn II – VI có thể được tìm thấy trong các ứng dụng khác nhau như điện tử, quang học, y - sinh học. Đặc biệt là các đặc tính huỳnh quang nổi bật của các chấm lượng tử loại này được đề xuất cho các ứng dụng chiếu sáng cũng như cho các màn hình LED. Chấm lượng tử CdTe hiện đang được thử nghiệm để sử dụng trong 8 các tế bào năng lượng mặt trời hứa hẹn đem lại những hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, các hệ vật liệu trên đều chứa Cd, nguyên tố được xem là độc hại khi tích tụ trong cơ thể con người. Vì vậy, các lĩnh vực ứng dụng các chấm lượng tử phát quang chứa Cd bị hạn chế, đặc biệt với việc sử dụng để đánh dấu huỳnh quang trong các đối tượng y–sinh. Chấm lượng tử bắt nguồn từ các chất bán dẫn III – V: bắt nguồn từ các thành phần của phân nhóm III (B, Al, Ga, In) và phân nhóm V (N, P, As, Sb, Bi). Trong lĩnh vực chất bán dẫn III – V thì GaAs cho thấy hiệu suất vượt trội, đặc biệt về xử lý dữ liệu quang học. Một số kết quả nghiên cứu rất gần đây trên hệ vật liệu CuInS2 cấu trúc nano cho thấy ngoài ứng dụng đã rõ ràng là làm vật liệu biến đổi quang – điện trong pin mặt trời, nó còn có triển vọng làm vật liệu phát quang trong vùng phổ vàng cam – đỏ với hiệu suất huỳnh quang cao. Tuy nhiên, In lại là một nguyên tố đắt đỏ, phần nào làm giảm tiềm năng ứng dụng của chúng [3]. Chấm lượng tử silicon: SiQDs thu hút được rất nhiều quan tâm vì khả năng phát xạ ánh sáng ổn định. Mặc dù sự phát triển của SiQDs không cao so với chấm lượng tử từ các nhóm bán dẫn III – V và II – VI nhưng chúng cho thấy tiềm năng lớn trong việc tích hợp vào các thiết bị silicon điện tử. SiQDs có nhiều ứng dụng trong điện tử lượng tử, như: điốt phát quang, pin mặt trời. Tuy nhiên, do hạn chế về kỹ thuật tổng hợp và sự biến đổi màu phát quang nên việc triển khai ứng dụng SiQDs luôn đòi hỏi nhiều kỹ thuật khắt khe. 1.1.4. Xu hướng nghiên cứu chấm lượng tử Mỗi loại chấm lượng tử đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng khi quan tâm đến triển khai ứng dụng của chúng. Chẳng hạn, CdX và PbX (X=Te, Se, S) có độc tính cao do chứa các nguyên tố Cd và Pb. Chấm lượng tử không độc hại như Si, Ge, C luôn được ứng dụng rộng rãi trong y-sinh học. Nhưng việc tổng hợp chấm lượng tử Ge thường đòi hỏi nhiệt độ cao hoặc sử 9 dụng nhiều hóa chất cho quá trình oxi hóa-khử tiền chất; SiQDs kém bền do dễ dàng bị oxi hóa. Hệ chấm lượng tử ít độc hại như InP cũng được nghiên cứu và triển khai ứng dụng. Tuy nhiên, In là một nguyên tố có giá thành cao và khó tổng hợp, do đó làm giảm tiềm năng ứng dụng của chúng. Từ các ưu, nhược điểm của một số chấm lượng tử đã nêu ở trên chúng tôi hướng đến việc nghiên cứu chấm lượng tử carbon. Những năm gần đây, chấm lượng tử carbon thu hút được rất nhiều quan tâm vì chúng thể hiện nhiều đặc tính như dễ tổng hợp, không độc hại và tan tốt trong nước. Đặc biệt chúng có hiệu suất phát quang tương đối cao, có phổ hấp thụ trong vùng nhìn thấy và không tốn kém. Những tính chất này giúp cho CQDs có tiềm năng ứng dụng to lớn trong đánh dấu sinh học, cảm biến quang học và ứng dụng trong pin mặt trời [6]. Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để tổng hợp CQDs. Tuy nhiên, dụng cụ chế tạo theo các phương pháp này rất phức tạp, đắt tiền, không phù hợp với hoàn cảnh thực tế của các nước đang phát triển, rất khó có thể thực hiện được ở Việt Nam. Tổng hợp các CQDs từ nguyên liệu hóa học hay dung môi hữu cơ bằng phương pháp đơn giản, dễ dàng, rút ngắn thời gian tổng hợp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 1.2. Chấm lƣợng tử carbon Chấm lượng tử carbon (CQDs) ngày càng được thu hút và nhận được sự quan tâm đặc biệt bởi đặc tính phát huỳnh quang mạnh và có thể điều chỉnh được. Do đó, CQDs đã được đề xuất làm vật liệu huỳnh quang cho các thiết bị quang học và quang điện tiên tiến. Chấm lượng tử carbon thường là các hạt nano có kích thước nhỏ (nhỏ hơn 10 nm) với các đặc tính hấp dẫn về tính ổn định cao, độ dẫn điện tốt, độ hòa tan trong nước tốt, độc tính thấp và khả năng tương thích sinh học tuyệt vời [6]. 10 1.2.1. Mô tả cấu trúc và tính chất Các công trình nghiên cứu về CQDs chấp nhận rộng rãi rằng cấu trúc của CQDs bao gồm hai phần chính là phần lõi và phần nhóm chức bề mặt. Trong khi phần lõi có cấu trúc là các hệ đa vòng thơm liên hợp π-π nối với nhau bởi các mạch hydrocacbon no, phần nhóm chức bề mặt gồm các nhóm chức hữu cơ đơn giản như -COOH, -NH2 hoặc –OH quyết định khả năng hòa tan trong nước và nhóm cấu trúc quyết định tính chất quang fluorophore (F) [7]. Ngoài ra, tính chất quang của CQDs phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản như kích thước và thành phần của các hệ liên hợp, khả năng tương tác giữa các hệ liên hợp và trạng thái hóa học của các dị tố N, S. Hình 1.6. Sự hình thành và cấu trúc của CQDs. 1.2.2. Một số tiềm năng ứng dụng của chấm lượng tử carbon Gần đây, các chấm lượng tử carbon (CQDs) đã xuất hiện như là các lựa chọn thay thế khả thi cho các chấm lượng tử bán dẫn truyền thống vì sự tổng hợp dễ dàng và chi phí thấp, độ ổn định kéo dài, độc tính môi trường và sinh học thấp. CQDs tan tốt trong nước, ít độc hại và có độ huỳnh quang cao có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực quan trọng như đánh dấu sinh học, quang xúc tác, cảm biến và quang điện tử. Dưới đây là một số ứng dụng của CQDs trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng