Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở tp. hồ chí minh...

Tài liệu Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở tp. hồ chí minh

.PDF
192
479
120

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH HOÀNG CÔNG DŨNG NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Ở TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ Thành phố Hồ Chí Minh 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH HOÀNG CÔNG DŨNG NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Ở TP. HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH : ĐỊA LÍ HỌC Mã số : 62. 31. 95. 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Phạm Xuân Hậu 2. TS. Nguyễn Quý Thao Thành phố Hồ Chí Minh 2012 LỜI CAM ĐOAN Luận án là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, các trích dẫn trong luận án là trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về các trích dẫn và nguồn tư liệu Tác giả luận án NCS. Hoàng Công Dũng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................ 9 MỤC LỤC ...................................................................................... 10 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................... 12 DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ..................................................... 13 DANH MỤC BẢN ĐỒ .................................................................. 15 DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................. 15 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 8 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 8 2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn đề tài ...................................................... 9 3. Lịch sử nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp.................................. 10 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................. 15 5. Những đóng góp chính của luận án ......................................................... 18 6. Cấu trúc luận án ........................................................................................ 19 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỒ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP ...................................................... 20 1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 20 1.1.1. Các khái niệm tổ chức lãnh thổ (tổ chức không gian) ................................20 1.1.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp.....................................................................25 1.1.3. Các lí thuyết liên quan đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp ..........................26 1.1.4. Các yêu cầu cơ bản của tổ chức lãnh thổ công nghiệp ...............................32 1.1.5. Hệ thống phân vị tổ chức lãnh thổ công nghiệp .........................................33 1.1.6. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp ...............42 1.1.7. Các chỉ tiêu đánh giá tổ chức lãnh thổ công nghiệp TP. Hồ Chí Minh ......45 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 50 1.2.1. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới ..................50 1.2.2. Ở Việt Nam .................................................................................................55 1.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu TCLTCN TP. Hồ Chí Minh................. 58 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................. 59 2.1. Khái quát về tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh................................................................................................................ 59 2.2. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến TCLTCN ở TP. Hồ Chí Minh ... 62 2.2.1. Vị trí địa lí ...................................................................................................62 2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên ...............................................................................63 2.2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội .......................................................................65 2.2.4. Đánh giá chung các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTCN ..............................77 2.3. Thực trạng tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................................... 78 2.3.1. Khái quát thực trạng phát triển công nghiệp TP. Hồ Chí Minh .................78 2.3.2. Thực trạng phát triển các hình thức TCLTCN ở TP. Hồ Chí Minh ...........82 2.3.3. Đánh giá chung thực trạng TCLTCN TP. Hồ Chí Minh ..........................126 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Ở TP. HỒ CHÍ MINH ............ 129 3.1. Những cơ sở chính để định hướng ...................................................... 129 3.1.1. Bối cảnh ....................................................................................................129 3.1.2. Định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam .........................................130 3.1.3. Định hướng phát triển KTXH của TP. HCM ...........................................132 3.2. Định hướng TCLTCN Ở TP. Hồ Chí Minh ..................................... 136 3.2.1. Định hướng chung ....................................................................................136 3.2.2. Định hướng cụ thể ....................................................................................140 3.3. Giải pháp ............................................................................................... 151 3.3.1. Các giải pháp vĩ mô ..................................................................................151 3.3.2. Các giải pháp vi mô ..................................................................................153 3.3.3. Đề xuất và kiến nghị .................................................................................156 KẾT LUẬN .................................................................................. 158 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................. 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 161 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AFTA : ASEAN : CCN : CN : CNH, HĐH : CN TP. HCM : CSHT : CSSXCN : CVCNĐT : CVPM : DCN : ĐCN : ĐTH : ĐTNN : FDI : FTA : GDP : GTSXCN : GTSXCN TP. HCM: HEPZA : IT : KCN : KCNC : KCX : KKT : KKTM : KHCN : KTXH : SXCN : TCKG : TCKG KTXH : TCLT : TCLTCN : TCLTCN TP. HCM: TCSXCN : TTCN : TP. HCM : USD : VKTTĐPN : WTO : Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á Cụm công nghiệp Công nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh Cơ sở hạ tầng Cơ sở sản xuất công nghiệp Công viên công nghiệp đô thị Công viên phần mềm Dải công nghiệp Điểm công nghiệp Đô thị hoá Đầu tư Nhà nước Đầu tư trực tiếp nước ngoài Hiệp định thương mại tự do Tổng thu nhập trong nước Giá trị sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp TP. Hồ Chí Minh Ban Quản lí các khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh Công nghệ thông tin Khu công nghiệp Khu công nghệ cao Khu chế xuất Khu kinh tế Khu kinh tế mở Khoa học công nghệ Kinh tế - xã hội Sản xuất công nghiệp Tổ chức không gian Tổ chức không gian kinh tế - xã hội Tổ chức lãnh thổ Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Tổ chức lãnh thổ công nghiệp TP. Hồ Chí Minh Tổ chức sản xuất công nghiệp Trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Đô la Mĩ Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam Tổ chức thương mại Thế giới DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1. Dân số, GDP của TP. HCM so với cả nước Bảng 2.2. Cơ cấu, chỉ số phát triển khu vực II của TP. HCM và GDP bình quân USD/người của TP.HCM, cả nước, thế giới (2000 – 2010) Bảng 2.3. Dân số đô thị và tỉ lệ dân đô thị cả nước và 2 đô thị đặc biệt Bảng 2.4. GDP CN trong GDP của TP. HCM giai đoạn 2000 – 2010 Bảng 2.5. Thu hút vốn đầu tư vào KCN, KCX qua các giai đoạn Bảng 2.6. Tăng trưởng GTSXCN của TP. HCM, vùng KTTĐPN và cả nước giai đoạn 2000 – 2010 Bảng 2.7. Tỉ trọng GTSXCN của TP. HCM, VKTTĐPN và cả nước Bảng 2.8. Tốc độ tăng trưởng GTSXCN của TP. HCM, VKTTĐPN, cả nước so với năm 2000 theo giá so sánh (%) Bảng 2.9. Tỉ trọng GTSXCN của TP. HCM và một số địa phương so với cả nước giai đoạn 2000 – 2010 Bảng 2.9a. GTSXCN bình quân đầu người của TP. HCM so với một số tỉnh thành và cả nước Bảng 2.10. GTSXCN khu vực ngoài Nhà nước phân theo lãmh thổ quận, huyện Bảng 2.11. Phân bố các CCN theo lãnh thổ ở TP.HCM Bảng 2.12. Phân bố các KCN theo lãnh thổ ở TP.HCM (2010) Bảng 2.13. Dự án, vốn đầu tư KCN, KCX tại TP. HCM Bảng 2.14. Dự án đầu tư FDI vào TP. HCM còn hiệu lực Bảng 2.15. Dự án, vốn đầu tư theo ngành, lao động tại KCN, KCX Bảng 2.16. Quy mô vốn FDI bình quân/1 dự án đang hoạt động trong KCN, KCX tính đến 31/3/ 2011 Bảng 2.17. Trình độ lao động các KCN, KCX ở TP. HCM Bảng 2.18. Kim ngạch xuất khẩu của KCN, KCX so với toàn Thành phố Bảng 2.19. Đóng góp ngân sách của KCN, KCX Bảng 2.20 Tỉ trọng GTSXCN các ngành chủ lực của TP.HCM Bảng 2.21. Thay đổi thứ hạng, cơ cấu ngành CN chủ lực của TP. HCM Bảng 2.22. Lao động các ngành chủ lực ở TP. HCM 2000 - 2010 Bảng 2.23. Một số chỉ tiêu về CN của TP. HCM Bảng 2.24. Bình quân GDP CN /lao động CN của TP. HCM Bảng 2.25. Cơ cấu GTSXCN ngoài Nhà nước của các quận, huyện Bảng 2.26. GTSXCN và tốc độ phát triển CN theo thành phần kinh tế của TP. HCM (theo giá so sánh 1994) Bảng 2.27. Các chỉ số về lao động SXCN, GTSXCN của TP. HCM phân theo thành phần kinh tế Bảng 2.28. Sự thay đổi tỉ trọng GTSXCN phân theo thành phần kinh tế của TP.HCM giai đoạn 1995 – 2010 Bảng 3.1.Dự kiến chỉ tiêu chung các phương án TCLT của CN TP. HCM Bảng 3.2. Dự báo nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư của TP. HCM đến 2025 Bảng 3.3. Các CCN, KCN đang hoạt động đề nghị giữ lại DANH MỤC BẢN ĐỒ 1. Một số khu công nghiệp Việt Nam 2. Phân bố dân cư và mật độ dân số TP. Hồ Chí Minh 4. Công nghiệp TP. HCM năm 2000 5. Hiện trang TCLTCN TP. HCM năm 2010 6. Định hướng TCLTCN TP HCM năm 2020 7. Định hướng TCLTCN khu trung tâm vùng TP.HCM năm 2025 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ dân số TP. Hồ Chí Minh so với cả nước Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ GDP TP. Hồ Chí Minh so với cả nước Biểu đồ 2.3. GTSXCN của TP.HCM so với cả nước Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dự án đầu tư FDI công nghiệp ở TP.HCM Biểu đồ 2.5. Quy mô vốn FDI của các dự án trong KCN Biểu đồ 2.6. Tỉ trọng vốn các dự án FDI theo ngành trong KCN Biểu đồ 2.7. Tỉ trọng CN trong cơ cấu GDP TP. HCM (2000 – 2010) Biểu đồ 2.8. Tốc độ tăng trưởng GTSXCN của TP.HCM (2000 – 2010) Biểu đồ 2.9. Cơ cấu GTSXCN các ngành chủ lực của TP. HCM 9. Biểu đồ 2.10. GTSXCN và tốc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế ở TP. Hồ Chí Minh 10. Biểu đồ 2.11. Cơ cấu lao động CN theo thành phần kinh tế 11. Biểu đồ 3.1. Cơ cấu GDP năm 2010 và 2020 12. Biểu đố 3.2. Hiện trạng và dự báo GDP CN / LĐ ở TP. HCM 13. Biểu đố 3.3. Hiện trạng và dự báo GD PCN củaTP. HCM 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp là ngành kinh tế động lực trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá (CNH – HĐH) đất nước, CN giữ vai trò thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế – xã hội đối với mỗi quốc gia. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCN) một cách khoa học sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển không chỉ ngành CN mà còn thúc đẩy nhanh nền kinh tế – xã hội của đất nước. Việt Nam là một quốc gia đang tiến hành CNH - HĐH từng bước đưa nước ta vượt qua giai đoạn có thu nhập trung bình thấp 1, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập theo giá thực tế 3000 USD/người [15, tr.103]. CN Việt Nam nói chung và CN TP. HCM nói riêng đang phát triển với tốc độ khá cao liên tục nhiều năm, nhưng chủ yếu phát triển theo chiều rộng nên giá trị gia tăng thấp, năng suất lao động thấp, tính cạnh tranh yếu. TP. HCM là TTCN lớn nhất cả nước, cơ bản phát huy được các điều kiện thuận lợi đặc biệt về vị trí địa lí, nguồn lực kinh tế xã hội,… nên đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp CNH – HĐH. Công nghiệp TP. HCM chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong VKTTĐPN và cả nước. Năm 1991, ở TP. HCM xuất hiện hình thức TCLTCN mới, đó là KCX Tân Thuận. Đến năm 2010, TP. HCM đã có các hình thức TCLTCN như KCN, KCX, KCNC và CVPM; ngoài KCN tập trung còn có 30 CCN được xác định, quy hoạch và số lượng CSSXCN lên đến 56 959 cơ sở. GTSXCN chiếm 20,12% cả nước, GDP bình quân mỗi lao động CN đạt 6581 USD. Tuy vậy, trong 10 năm từ 2000 đến 2010, CN TP. HCM vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, có xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng, giảm tỉ trọng và giảm GTSXCN bình quân đầu người so với cả nước cũng như so với một số địa phương khác. Cơ cấu GTSXCN theo ngành của TP. HCM chuyển dịch chậm, cơ cấu CN theo thành phần kinh tế tuy chuyển dịch rất nhanh nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ, cực nhỏ với những hạn chế lớn về vốn, kĩ 1 Theo WB công bố năm 2009 phân loại nước có thu nhập USD/người/năm như sau: thu nhập thấp ≤ 935; trung bình thấp 936 – 3705; trung bình cao 3706 – 11455; thu nhập cao ≥ 11456. thuật, máy móc thiết bị và quản lí,… dẫn đến năng suất lao động thấp, giá trị gia tăng thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, tính cạnh tranh trên thương trường yếu,… Đặc biệt các ngành công nghệ cao phát triển rất chậm, nhiều cơ sở công nghiệp của TP. HCM còn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng; phát triển công nghiệp chưa gắn chặt với xử lí chất thải đúng theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường; việc phân bố và đầu tư CN vẫn còn những vấn đề bất cập về cơ cấu, chưa ổn định, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu chậm chạp. Để CN TP. HCM khắc phục những tồn tại hạn chế, vượt qua thách thức tụt hậu, phát triển nhanh, đúng hướng, phát huy hết mọi nguồn lực, đem lại hiệu quả cao về KTXH và môi trường thì nhất thiết phải nghiên cứu và TCLTCN một cách khoa học, để góp phần cho CN TP. HCM thực sự vừa khắc phục những tồn tại, hạn chế, vừa thực hiện đi trước, đón đầu, phát triển đúng quy luật trong thời đại toàn cầu hoá. Đặc biệt, sau khi nước ta gia nhập WTO (1/2007), xuất hiện rất nhiều cơ hội và thách thức rất to lớn trong SXCN, đòi hỏi chúng ta phải làm như thế nào để vượt lên, hội nhập sâu rộng và đạt tốc độ tăng trưởng cao trong CN gắn liền với phát triển bền vững? Một trong những mấu chốt góp phần phát huy tổng hợp sức mạnh của mọi nguồn lực, đó chính là TCLTCN một cách khoa học. Đề tài luận án “Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh” nhằm góp phần TCLTCN khoa học, hiện đại, đúng định hướng, đạt hiệu quả cao, trên cơ sở tái cấu trúc, phân bố, sắp xếp các ngành CN hiện có hợp lí, phát triển nhanh các ngành ưu tiên có giá trị gia tăng cao, đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả KTXH và môi trường; đưa CN TP. HCM phát triển nhanh, hiện đại, bền vững trong tiến trình hội nhập sâu rộng. 2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc về lí luận và thực tiễn TCLTCN, nghiên cứu, đánh giá thực trạng và hiệu quả TCLTCN ở TP. HCM, phát hiện những hạn chế, bất cập trong TCLTCN trong giai đoạn 2000 – 2010; qua đó, đề xuất định hướng, giải pháp TCLTCN ở TP. HCM thích hợp với thực tiễn và xu thế thời đại. 2.2. Nhiệm vụ – Đúc kết lí luận và thực tiễn về TCLTCN, đề xuất vận dụng sáng tạo vào thực tiễn TCLTCN, nhất là hệ thống KCN tập trung ở TP. HCM. – Phân tích, đánh giá các nhân tố chính ảnh hưởng đến TCLTCN ở TP.HCM. – Phân tích thực trạng TCLTCN trên địa bàn TP. HCM. – Đề xuất định hướng, giải pháp TCLTCN, khắc phục những bất cập, hạn chế, phát huy cao độ mọi nguồn lực trong và ngoài nước, nhằm đạt hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế, xã hội, môi trường và phát triển bền vững. 2.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu – Về nội dung: + Phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến TCLTCN ở TP. Hồ Chí Minh. + Phân tích, đánh giá thực trạng TCLTCN trên địa bàn TP. HCM, trong đó chủ yếu là KCN tập trung và tổng thể trung tâm công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. + Trên cơ sở thực trạng, đề xuất định hướng, giải pháp thích hợp với TCLTCN ở TP. HCM, trong đó chủ yếu đi sâu hơn đối với tổ chức lãnh thổ KCN. – Về không gian: Lãnh thổ công nghiệp TP. HCM, có liên hệ đến vùng TP. HCM tương lai. – Thời gian : Chủ yếu giai đoạn 2000 – 2010, định hướng, giải pháp đến năm 2020 – 2025. 3. Lịch sử nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp 3.1. Lịch sử nghiên cứu – Trên thế giới: Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu về TCLT (hay còn gọi tổ chức không gian), tên gọi các hình thức TCLT cũng còn chưa thống nhất. Ở Liên xô trước đây, nhiều học giả Xô viết đã sớm nghiên cứu TCLT. Từ thập niên 20 của thế kỉ XX, các nghiên cứu và ứng dụng mô hình “lãnh thổ CN phức hợp” nhằm sử dụng tối ưu hoá nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động đã dần được triển khai sâu rộng trong nền kinh tế kế hoạch hoá; từ giữa thế kỉ 20, nổi bật là lí thuyết “Chu trình năng lượng sản xuất” của N.N. Koloxopxki (1947), lí thuyết “Phân công lao động theo địa lí” của N.N. Baranxki,…được ứng dụng và có ảnh hưởng tích cực trong TCLT kinh tế và TCLTCN. Trong nghiên cứu TCLT, các nhà khoa học Xô viết dùng thuật ngữ lãnh thổ “Territory”. Ở châu Âu, việc nghiên cứu TCLT cũng đã được quan tâm từ lâu, đặc biệt phát triển nhanh từ nửa sau thế kỉ 20 và đã trở thành một khoa học quản lí lãnh thổ có hiệu quả. Có thể nói, từ các cơ sở lí thuyết kinh tế như lí thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith và lí thuyết “Quy luật lợi thế so sánh” của David Ricardo đến các công trình nghiên cứu của J.Tuynen (1826), của Alfred Weber (1909) đưa ra “lí thuyết định vị CN” nhằm cực tiểu hoá chi phí và cực đại hoá lợi nhuận; “Lí thuyết điểm trung tâm” của W. Christaller (1933), lí thuyết “Cực tăng trưởng” của Françoi Perroux (1949),... đã hình thành các cơ sở lí thuyết và được vận dụng rộng rãi vào thực tiễn ở nhiều nước phương Tây và Hoa Kì. Trong nghiên cứu TCLT, các học giả phương Tây đã dùng thuật ngữ không gian “Space”. Hai thuật ngữ “Space” và “Territory” tuy có khác nhau về từ ngữ, nhưng cả hai đều hàm chứa nội dung không gian và lãnh thổ. Vì vậy, trong nghiên cứu TCLT, người ta thường sử dụng hai thuật ngữ này tương đương. Tuy nhiên, TCLT hiện đại đang ngày càng thể hiện đậm nét thuật ngữ “Space”. Trong nghiên cứu, các khái niệm về tổ chức không gian và tổ chức không gian kinh tế, có nhiều tác giả đưa ra các khái niệm khác nhau như J.R.Boudeville đã đưa ra định nghĩa : “Không gian kinh tế vừa là không gian địa lí, vừa là không gian toán học… là sự áp dụng toán học vào không gian địa lí, là sự phân bố, liên hệ kĩ thuật và mối quan hệ ứng xử giữa người sản xuất với người tiêu thụ”. Theo R.L.Morill : “Tổ chức không gian là kinh nghiệm của con người sử dụng không gian Trái Đất”. Nhìn chung các tác giả phương Tây đã đưa ra khái niệm chung nhất về TCKG kinh tế hay nói cách khác là TCLT kinh tế, trong đó có TCLTCN và chủ yếu là tìm cách để sử dụng lãnh thổ đó một cách có hiệu quả cao nhất. – Ở Việt Nam: Nửa đầu thế kỉ XX đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ. Từ sau ngày hoà bình lập lại, nhất là từ sau thập niên 70 đã có nhiều nhà khoa học như GS. Lê Bá Thảo, GS.TS. Trần Đình Gián, GS.TS. Lê Thông, GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh, GS.TS. Ngô Doãn Vịnh, PGS.TS. Đặng Văn Phan, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng, PGS. TS. Phạm Xuân Hậu… và nhiều luận án Tiến sĩ nghiên cứu các vần đề liên quan đến TCLT kinh tế – xã hội và TCLTCN. Việc nghiên cứu TCLTCN ở nước ta đã được quan tâm khi các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu vấn đề phân vùng, quy hoạch, phân bố lực lượng sản xuất, tiêu biểu là công trình “Tổng sơ đồ phát triển và phân bố công nghiệp” (1994). Từ những năm 80 của thế kỉ XX đã có nhiều công trình nghiên cứu tổ chức không gian KTXH nhằm mục đích phân vùng KTXH Việt Nam. Các vấn đề liên quan đến TCKG KTXH đã được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường đại học ở nước ta và thu hút nhiều đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học nổi tiếng và các nghiên cứu sinh. Các công trình tiêu biểu của các nhà khoa học như: Cố GS. Lê Bá Thảo, 1992, Tổ chức lãnh thổ Đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm, đến năm 1996 GS. Lê Bá Thảo tiếp tục nghiên cứu Cơ sở khoa học của việc TCLT Việt Nam. Qua các công trình nghiên cứu của minh GS. Lê Bá Thảo đã phân tích thực trạng phân bố không gian CN Việt Nam, thông qua việc so sánh với lí thuyết, giáo sư chỉ ra tính hợp lí và bất hợp lí; từ đó, đưa ra các điều kiện và khả năng phân bố CN, dự báo sự phát triển một số ngành CN Việt Nam. . PGS. Văn Thái năm 1995 đã “Nghiên cứu đánh giá toàn bộ KCX ở Việt Nam”; công trình “Nghiên cứu sự hình thành và phát triển các KCN tập trung ở Việt Nam” của Lê Văn Ninh,… Các tác giả đã phân tích cơ sở khoa học trong việc hình thành và phát triển các KCN, KCX, cũng như việc quy hoạch KCN. GS. TS Lê Thông và PGS. TS Nguyễn Minh Tuệ, năm 2000 đã viết cuốn “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam”, trình bày cơ sở lí thuyết và thực tiễn về TCLTCN [52]. Ngày nay, tổ chức lãnh thổ KTXH nói chung và TCLTCN nói riêng ở nước ta đặc biệt được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng hơn bao giờ hết. 3.2. Các công trình và lí thuyết liên quan đến tổ chức lãnh thổ – Trên thế giới: Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra các lí thuyết về TCLT (TCKG). Trong đó, một số quan điểm chủ yếu dựa vào các nhân tố khách quan gắn liền với cơ cấu nguồn nội lực lẫn ngoại lực của từng vùng, từng quốc gia và đặc điểm kinh tế – kĩ thuật cụ thể của từng ngành công nghiệp; những quan điểm còn lại đặt nền tảng vào hành vi của các nhà đầu tư, của chủ doanh nghiệp. Các lí thuyết về phân bố công nghiệp tối ưu đầu tiên được nghiên cứu do Alfred Weber (1909) đưa ra, sau đó được các tác giả Greenhut (1956) và Adam Smith (1981) cải thiện. Lí thuyết vị trí phân bố công nghiệp tối ưu quan tâm đến hai yếu tố đầu vào và đầu ra; còn lí thuyết hành vi do O’Kelly (1989) và Adam Smith (1995) đưa ra, phân tích cơ cấu của đơn vị có nhu cầu lựa chọn địa điểm đầu tư và tạo ra những liên kết. Mỗi lí thuyết đều có cơ sở riêng, có giá trị nhất định trong điều kiện hoàn cảnh đương thời; song dường như chưa có lí thuyết nào cân nhắc đầy đủ đúng nghĩa yếu tố vận động theo thời gian – mà trong đó khoa học – công nghệ phát triển như vũ bão – làm lu mờ và thay thế nhanh cái cũ, làm xuất hiện và tăng nhanh cái mới hầu khắp trong các ngành CN. Đó là một đặc trưng mới hiện đại trong TCLTCN ngày nay. – Ở Việt Nam: Ở nước ta nói chung và TP. HCM nói riêng, vấn đề nghiên cứu TCLTCN đã được nhiều nhà khoa học cũng như các nhà quản lí quan tâm nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, ví dụ một số công trình nghiên cứu và văn bản sau đây: – Bản báo cáo tổng hợp “Định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” tháng 4/2004, chủ nhiệm đề tài là TS. Trần Du Lịch, PGS.TS Đặng Văn Phan [20], đề tài này đã phân tích hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế VKTTĐPN, đánh giá vấn đề tồn tại phát triển kinh tế của vùng, đồng thời đánh giá KCN, KCX trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. – Kỉ yếu KCN, KCX Việt Nam 2002 – NXB. TP. HCM. Kỉ yếu hội nghị – hội thảo quốc gia:15 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam (1991 – 2006). Trong các báo cáo đã trình bày những thành tựu và hạn chế của các KCN, KCX ở nước ta. – HEPZA – Ban quản lí các KCX và công nghiệp TP. HCM đã cho ra kỉ yếu “10 năm phát triển và quản lí các KCX và công nghiệp TP. HCM 1992 - 2002”. Giới thiệu các KCN, KCX, KCNC trên địa bàn TP HCM. Trang Web HEPZA thường xuyên giới thiệu, đưa tin hoạt động của các KCN [89] và báo cáo của HEPZA năm 2011,... – Năm 2004, TS. Trần Du Lịch đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Các KCN tập trung, các CCN trên địa bàn TP. HCM, thực trạng và kiến nghị điều chỉnh” [19]. Nội dung đề tài liên quan đến các vấn đề quan tâm là : đề nghị chuyển đổi một số KCN thành CCN (như KCN Phú Mỹ, Tân Quy, Bắc Thủ Đức, Phong Phú, Đông Thạnh, Phú Hữu). Hướng phân bố một số ngành gây ô nhiễm độc hại như hoá chất, cao su được đề nghị di dời và phát triển về phía đông nam (ở phía hạ lưu sông Sài Gòn – như ở KCN Hiệp Phước). – Ngày 1/11/2004, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển CN TP. HCM đến năm 2010, có tính đến năm 2020”. Trong đó có nhiều chỉ tiêu quan trọng như GTSXCN so với cả nước (năm 2010 : 29,1%, năm 2020 : 30,1%), GDP bình quân đầu người so với cả nước: năm 2010 gấp 3,9 lần, năm 2020 gấp 4,2 lần, lao động CN của Thành phố năm 2010 : 1,2 triệu, năm 2020 : 1,55 triệu người. - Đến ngày 6/01/2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. [63]. Trong đó đề cập đến các vấn đề điều chỉnh quy hoạch KTXH và quy hoạch phát triển công nghiệp. Ở Việt Nam đã có các hình thức TCLTCN : điểm CN, CCN, KCN, KCX, KCNC, CVPM, TTCN, dải CN, vùng CN. Ở TP. HCM đã có các hình thức TCLTCN : ĐCN, CCN, KCN, KCX, KCNC, CVPM, TTCN. Về TCLTCN, chưa có công trình chuyên biệt nào mang tên “Nghiên cứu TCLTCN ở TP. HCM”. Tuy nhiên, đã có các công trình nghiên cứu liên quan như đề cập ở phần trên, cùng với quan điểm của các nhà khoa học về TCLT nói chung và TCLTCN nói riêng là các tư liệu quý giá để tác giả có thể tiếp tục nghiên cứu đề tài này một cách sâu sắc hơn. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng thu thập tổng hợp tài liệu về công nghiệp, về các tư liệu liên quan và tiến hành khảo sát thực địa tại các ĐCN, CCN, KCN, KCX, KCNC, CVPM và TTCN. Trên cơ sở đó, xử lí số liệu, phân tích, đánh giá thực trạng TCLTCN TP. HCM, nhằm đưa ra những nhận định, định hướng TCLTCN TP. HCM có cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, phù hợp với bối cảnh và xu thế nền công nghiệp thế giới, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường. Tuy nhiên, với khuôn khổ của một luận án và thời gian có hạn nên khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả luận án rất mong nhận được các ý kiến đóng góp chân thành của các Nhà khoa học, quý Thầy, Cô và quý độc giả để đề tài hoàn thiện hơn. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Các sự vật và hiện tượng địa lí tồn tại và phát triển trong không gian và tác động tương tác lẫn nhau trong những mối quan hệ tổng hợp đa chiều tạo nên sự phân hoá trong không gian các lãnh thổ công nghiệp. Do vậy, khi nghiên cứu lãnh thổ công nghiệp TP. HCM, cần phải đánh giá tổng hợp vai trò của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Mặt khác, cần chú ý đến nhóm nhân tố chủ lực (lợi thế vị trí, lao động, cơ sở hạ tầng, KHCN, môi trường đầu tư, toàn cầu hoá, nhu cầu thị trường) ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển sản xuất công nghiệp TP. HCM, nhằm đưa ra định hướng phát triển và phân bố công nghiệp TP. HCM một cách hợp lí, hiệu quả để phát huy cao độ các lợi thế so sánh của TP. HCM. Hơn nữa, khi nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp, chính là nghiên cứu sự kết hợp giữa các ngành khác nhau trên một lãnh thổ, do đó phải đứng trên quan điểm tổng hợp lãnh thổ để phân tích đánh giá và xây dựng tổ chức lãnh thổ công nghiệp hiện tại, tương lai một cách đúng đắn, khoa học, phù hợp với các nguồn lực và xu thế thời đại. 4.1.2. Quan điểm hệ thống Công nghiệp là một hệ thống nhiều ngành, tổ chức lãnh thổ công nghiệp bao gồm cơ cấu và phân bố các ngành công nghiệp và các kết hợp sản xuất lãnh thổ, hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và các kết hợp sản xuất lãnh thổ và khả năng điều khiển của các hệ thống trong không gian các ngành. Vì thế, khi nghiên cứu đề tài Tổ chức lãnh thổ công nghiệp TP. HCM cần phải chú ý đến quan điểm hệ thống. 4.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh Quá trình hình thành, phát triển TCLTCN ở TP. HCM có sự biến đổi rõ nét qua từng giai đoạn lịch sử, gắn với phát triển KTXH của đất nước nói chung và TP. HCM nói riêng. Trong quá trình đổi mới đường lối phát triển KTXH, sự hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực ảnh hưởng rất lớn đến TCLTCN cả nước và TP. HCM. Do vậy, khi nghiên cứu TCLTCN ở TP. HCM cần phải chú ý phân tích, đánh giá tình hình phát triển và phân bố CN trong bối cảnh lịch sử nhất định. Đặc biệt cần chú ý đến các mốc lịch sử quan trọng như thời kì đổi mới KTXH, thời điểm Nhà nước ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, thời điểm Việt Nam gia nhập ASEAN, WTO, lộ trình thực hiện các cam kết FTA, WTO. Mặt khác, quan điểm viễn cảnh cũng được đặc biệt quan tâm với thuật ngữ “tầm nhìn” như quy hoạch đến năm 2020, 2025 và tầm nhìn xa hơn liên quan rất mật thiết với xu thế của thời đại. 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Sự phát triển và phân bố CN có những ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, tài nguyên: cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu. Trong quá trình phát triển sản xuất CN và đô thị hoá, nhất là giai đoạn đầu, công nghiệp thường phát triển và phân bố tự phát, thiếu sự tổ chức, quản lí, thiếu quy hoạch chính xác. Do đó, tình trạng TCLTSX không hợp lí như bố trí các CSSXCN gây ô nhiễm môi trường phân bố trong khu dân cư, hoặc các CSSXCN bố trí gần nhau nhưng không tạo được mối liên hệ về mặt kinh tế, kĩ thuật, mà ngược lại gây cản trở cho nhau trong sản xuất như làm giảm chất lượng sản phẩm, gây ách tắc giao thông,... Vì vậy, TCLTCN ở TP. HCM cần phải chú ý quán triệt quan điểm phát triển bền vững xuyên suốt từ khi lập các phương án quy hoạch, phát triển, phân bố các KCN, CCN, các xí nghiệp CN sao cho vừa đảm bảo hiệu quả phát triển KTXH, vừa bảo vệ môi trường sinh thái, không phương hại đến các thế hệ tương lai. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thống kê TCLTCN là vấn đề rất rộng, do vậy khi nghiên cứu cần phải dựa vào khối lượng các nguồn tư liệu rất lớn, từ số liệu thống kê trong Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Cục Thống kê TP. HCM, Viện kinh tế TP. HCM, các số liệu của các KCN, KCX, Sở CN TP. HCM, của Viện Quy hoạch Đô thị, Sở Tài nguyên Môi trường, Niên giám Thống kê của các quận huyện TP. HCM,… Trên cơ sở thống kê, tác giả lựa chọn tư liệu, xử lí số liệu, phục vụ việc nghiên cứu đề tài luận án. 4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh Dựa trên cơ sở các nguồn tư liệu thu thập được, tác giả đã xử lí, sắp xếp, phân loại và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Tác giả so sánh lợi thế của TTCN, KCN, KCX TP. HCM, xác định hướng tổ chức lãnh thổ công nghiệp TP. HCM. Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của lãnh thổ CN TP. HCM, từ đó đưa ra định hướng TCLTCN ở TP. HCM. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các số liệu của các cơ quan ban ngành trong cả nước về thống kê KTXH, về TCLTCN trong nước để phân tích, so sánh. 4.2.3. Phương pháp thực địa Phương pháp thực địa là phương pháp đặc trưng của Địa lí học, giúp tác giả xác định được thực tế phân bố và phát triển TCLTCN ở TP. HCM, khẳng định mức độ tin cậy của các tài liệu, số liệu. Tác giả tiến hành thực địa, nghiên cứu các ĐCN, CCN, KCN, KCX, KCNC, CVPM và TTCN TP. HCM, tìm hiểu những thành công và thách thức đối với TCLTCN, nhằm góp phần đưa ra những định hướng, giải pháp có cơ sở. Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo ý kiến của các chuyên gia: các nhà khoa học, các nhà quản lí về vấn đề TCLTCN ở TP. HCM nói riêng và TCLTCN nói chung để có sự phân tích đa chiều. Tác giả đi thực địa, tìm hiểu các KCN về những tác động của các xí nghiệp CN đối với KTXH và môi trường. 4.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Bản đồ và biểu đồ vừa là nguồn tư liệu quý để tác giả nghiên cứu, đồng thời là phương tiện để tác giả trình bày công trình nghiên cứu của mình, vận dụng đưa kết quả nghiên cứu vào các bản đồ thể hiện TCLTCN ở TP. HCM từ hiện trạng đến định hướng. 4.2.5. Phương pháp dự báo Trên cơ sở nghiên cứu quá trình tổ chức, phân bố sản xuất công nghiệp trong quá khứ, hiện tại; Nghị định 92 của Thủ tướng Chính phủ năm 2006 [62], Quyết định Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. HCM đến năm 2025 [63] và bối cảnh, xu thế phát triển CN của thế giới, xu thế toàn cầu hoá, ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, từ đó đưa ra các dự báo phương án phát triển. Phương pháp dự báo dựa trên nguồn lực và thực trạng, phân bố CN chủ yếu từ năm 2000 đến năm 2010 để định hướng TCLTCN đến năm 2020, 2025. 4.2.6. Phương pháp hệ thống thông tin địa lí (GIS) Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng hệ thống thông tin địa lí (GIS) phân tích xử lí các thông tin về lãnh thổ công nghiệp, thiết lập các bản đồ hiện trạng TCLTCN năm 2010, định hướng TCLTCN 2020, khu trung tâm vùng TP. HCM năm 2025. 5. Những đóng góp chính của luận án - Đúc kết có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về TCLTCN ở các nước trên thế giới và Việt Nam để áp dụng vào thực tế nghiên cứu TCLTCN ở một địa phương.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan