Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tính kháng thuốc của quần thể rầy nâu (nilaparvata lugens stal) hại l...

Tài liệu Nghiên cứu tính kháng thuốc của quần thể rầy nâu (nilaparvata lugens stal) hại lúa ở một số vùng trồng lúa tại việt nam (tt)

.PDF
27
76
67

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ------------------------------------------------ BÙI XUÂN THẮNG NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA QUẦN THỂ RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stal) HẠI LÚA Ở MỘT SỐ VÙNG TRỒNG LÚA TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT MÃ SỐ: 9620112 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 2019 Công trình được hoàn thành tại: Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hồ Thị Thu Giang 2. PGS.TS. Michael Kristensen Phản biện 1: ……………………………………………… ……………………………………………………………. Phản biện 2 ……………………………………………… ………………………………………………………….. Phản biện 3: ……………………………………………… …………………………………………………………….. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện Tại Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi.....giờ.....ngày.....tháng.....năm 2019 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam - Thư viện cơ quan của nghiên cứu sinh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lúa là một trong những loại cây lương thực quan trọng và là nguồn cung cấp lương thực chính cho 1/3 dân số thế giới (Jena and Kim, 2010). Ở Việt Nam, dân số trên 90 triệu dân và hầu hết sử dụng lúa gạo làm lương thực chính hàng ngày. Vì vậy, sản xuất lúa gạo đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất lúa bị ảnh hưởng bởi nhiều loại sâu bệnh gây hại. Trong đó, rầy nâu Nilaparvata lugens (Homoptera: Delphacidae) là đối tượng hại nguy hiểm nhất (Dyck and Thomas, 1979). Trong những năm gần đây, rầy nâu đã và đang gây ra những thiệt hại đáng kể ở một số nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Banglades. Ở Việt Nam, rầy nâu cũng là đối tượng hại nguy hiểm và gây ra những thiệt hại lớn nhất cho sản xuất lúa. Từ năm 1999 đến 2003, trung bình mỗi năm cả nước có 408.908 ha bị rầy phá hại, trong đó 34.287ha bị hại nặng và 179ha mất trắng (Nguyễn Văn Đĩnh và Bùi Sỹ Doanh, 2010). Năm 2016, tại các tỉnh phía Nam và một số tỉnh đồng bằng sông Hồng rầy nâu bùng phát với diện tích gần 150 nghìn ha, trong đó có trên 20 nghìn ha bị nhiễm nặng (Cục Bảo vệ thực vật, 2016). Rầy nâu càng trở nên nguy hiểm hơn khi nó là vector truyền bệnh vi rút vàng lùn (VL), lùn xoắn lá (LXL) và gây hại trên diện rộng trong thời gian gần đây. Ở các tỉnh Nam Bộ, mặc dù bệnh đã được khống chế nhưng rầy nâu vẫn gây hại trên diện tích 332,941ha. Ở các tỉnh phía Bắc, rầy nâu luôn là đối tượng nguy hiểm gây hại trực tiếp trên lúa và là mối nguy hiểm tiềm ẩn tham gia truyền bệnh vi rút LXL, diện tích bị hại năm 2010 là 708.131ha, nhiễm nặng là 95.893ha (Cục BVTV, 2012). Sử dụng thuốc hóa học vẫn là sự lựa chọn hàng đầu trong các biện pháp phòng chống rầy nâu hiện nay. Thực tế cho thấy biện pháp này mang lại hiệu quả phòng chống rầy nâu cao và dập tắt nhanh sự bùng phát dịch ở quy mô lớn. Tuy nhiên, diện tích bị rầy nâu phá hại tăng sẽ kéo theo lượng thuốc BVTV dùng phòng chống rầy nâu tăng lên (Nguyễn Thị Me và cs., 2002). Việc tăng số lượng thuốc BVTV để phòng chống rầy nâu dẫn đến nguy cơ gia tăng khả năng kháng thuốc của rầy nâu và tính kháng chéo giữa các loại thuốc. Ngoài ra, thời gian cơ cấu mùa vụ giữa các vùng khác nhau, kết hợp với khả năng di cư của rầy nâu là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ kháng thuốc của rầy nâu. Một trong những nguyên nhân làm nhiều loại thuốc sử dụng phòng chống rầy nâu không đạt hiệu quả cao như trước là do rầy nâu đã hình thành và gia tăng khả năng kháng thuốc. Khi rầy nâu đã kháng thuốc, sẽ gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý rầy nâu trong sản xuất lúa. Việc nghiên cứu, theo dõi diễn biến tính kháng của rầy nâu đối với các loại thuốc BVTV sử dụng phổ biến phòng chống rầy nâu hiện nay trở nên cấp thiết, cần thực hiện có tính hệ thống và liên tục trong nhiều năm. Từ đó, làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế sự hình thành và phát triển tính kháng thuốc của rầy nâu. Xuất phát từ những luận điểm nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tính kháng thuốc của quần thể rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) hại lúa ở một số vùng trồng lúa tại Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định hiện trạng sử dụng thuốc BVTV và tính kháng thuốc của các quần thể rầy 2 nâu ở một số tỉnh trồng lúa, làm cơ sở khoa học đề xuất giải pháp quản lý tính kháng thuốc của rầy nâu. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Cung cấp dẫn liệu về mức độ kháng và sự phát triển tính kháng thuốc BVTV của rầy nâu đối với một số hoạt chất tại một số tỉnh góp phần đề xuất và lựa chọn sử dụng các thuốc phòng chống rầy nâu hiệu quả. - Cung cấp dẫn liệu về ảnh hưởng của hoạt chất imidacloprid, nitenpyram đến một số đặc điểm sinh học của rầy nâu và độ độc của một số hoạt chất thuốc đối với bọ xít mù xanh là kẻ thù tự nhiên quan trọng của rầy nâu. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài góp phần áp dụng các giải pháp sử dụng thuốc, giống lúa kháng để phòng chống rầy nâu đạt hiệu quả, từ đó giảm thiểu tính kháng thuốc của rầy nâu trong sản xuất. - Luận án là tài liệu tham khảo tin cậy, cung cấp các dẫn liệu khoa học cho tập huấn chuyên môn về quản lý tính kháng thuốc của rầy nâu. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài Tính kháng của các quần thể rầy nâu Nilaparvata lugens tại một số tỉnh trồng lúa điển hình: Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Phú Yên và An Giang đối với một số hoạt chất thuốc BVTV sử dụng trong phòng chống rầy nâu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu tại một số tỉnh trồng lúa điển hình: Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Phú Yên và An Giang. - Ảnh hưởng của hoạt chất thuốc hóa học đến đặc điểm sinh học của rầy nâu. - Nghiên cứu đề xuất chiến lược quản lý tính kháng thuốc BVTV của rầy nâu. 5. Những đóng góp mới của đề tài - Bổ sung dẫn liệu khoa học mới về mức độ kháng thuốc của rầy nâu đối với một số hoạt chất thuốc thuộc nhóm Neonicotinoid, Carbamate, điều hòa sinh trưởng, Pyridine azomethine, Sulfloximines. - Cung cấp dẫn liệu khoa học mới về ảnh hưởng của thuốc BVTV đến một số đặc điểm sinh vật học, ảnh hưởng của giống lúa đến sự phát triển tính kháng thuốc của rầy nâu và độ độc của thuốc đối với bọ xít mù xanh. - Đề xuất được một số biện pháp phòng chống rầy nâu đạt hiệu quả và giảm tính kháng thuốc của rầy nâu. Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc Rầy nâu đã hình thành và phát triển tính kháng với nhiều loại thuốc thuộc các nhóm Carbamate, Neonicotinoid, điều hòa sinh trưởng và Pyridine azomethine. Một số tác giả ở ngoài nước đã nghiên cứu về tính kháng thuốc của rây nâu hại lúa như: Zewen et al. (2003), Masumura et al. (2008, 2013), Wang et al. (2008), Catindig et al. (2009), Wen et al. (2009), Shao et al. (2011), Basanth et al. (2013), Xiaolei Zhang et al. 3 (2014), Padmakumari et al. (2002), Srivastava et al. (2009), Mu et al. (2016), Ping et al. (2001), Jie Zhang et al. (2010), He YuePing et al. (2011), Wang Peng et al. (2013). Kết quả nghiên cứu của các tác giả này cho thấy quần thể rầy nâu đã kháng đối với các hoạt chất thuốc imidacloprid, fenobucar, buprofezin, dinotefuran, nitenpyram, pymetrozine. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Một số tác giả ở trong nước đã nghiên cứu về tính kháng thuốc của rây nâu hại lúa như: Lương Minh Châu (2007), Nguyễn Phạm Hùng (2009), Nguyễn Thị Hồng Vân (2010), Nguyễn Thanh Hải (2011), Lê Thị Kim Oanh và cs. (2011), Lê Thị Diệu Trang (2012), Phan Văn Tương và cs. (2013, 2014), Phùng Minh Lộc và cs. (2016, 2017), Đào Bách Khoa và cs. (2018), Huỳnh Thị Ngọc Diễm và cs. (2017), Nguyễn Hồng Phong và cs. (2012). Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước cho thấy quần thể rầy nâu đã kháng hầu hết với các hoạt chất thuốc được sử dụng phổ biến trong phòng trừ rầy nâu. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa có tính liên tục và biện pháp quản lý tính kháng mang tính đơn lẻ. Chƣơng 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ năm 2014 - 2018. - Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu tính kháng thuốc của quần thể rầy nâu thu thập tại Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Phú Yên, An Giang tại phòng thí nghiệm, nhà lưới Học Viện Nông nghiệp Việt Nam và Viện Bảo vệ thực vật. 2.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu - Giống lúa Taichung Native 1(TN1), dòng rầy nâu mẫn cảm có nguồn gốc từ Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia tại vùng Okinawa - Kyushu (Nhật Bản). - Các thuốc thử nghiệm: Nhóm thuốc Carbamat, Neonicotinoid, Pyridine azomethine, Sulfloximines, điều hòa sinh trưởng. - Ống hút rầy, ống tuýp, cốc nhựa, bông, kính lúp, pipet, bình định mức, ống đong, lồng nuôi rầy, khay gieo mạ, giá thể gieo mạ. - Đệm phosphate Na/K, acetone, bản ELISA, NADPH, oxidized glutathione, acetonitrile, TRIZMA-base, 1-naphthyl acetate, Tris-HCl. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Xác định hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng chống rầy nâu hại lúa ở một số vùng trồng lúa tại Việt Nam. - Nghiên cứu tính kháng của quần thể rầy nâu đối với một số nhóm thuốc bảo vệ thực vật ở một số vùng trồng lúa tại Việt Nam. - Đề xuất giải pháp hợp lý để quản lý tính kháng thuốc của rầy nâu. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Phƣơng pháp xác định hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng chống rầy nâu hại lúa ở một số vùng trồng lúa tại Việt Nam Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, lựa chọn 5 tỉnh, mỗi tỉnh 03 huyện, mỗi huyện 2 xã, mỗi xã điều tra khảo sát 20 nông dân/hộ. 4 2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu tính kháng của quần thể rầy nâu đối với một số nhóm thuốc bảo vệ thực vật ở một số vùng trồng lúa tại Việt Nam - Phương pháp xác định mức độ kháng thuốc của quần thể rầy nâu ở một số vùng trồng lúa tại Việt Nam: Phương pháp nhúng dảnh lúa của Zhuang and Shen (2000). - Nghiên cứu giải thích cơ chế kháng thuốc của rầy nâu: Đánh giá hoạt tính enzim Cytochrome P450-dependent monooxygenase theo phương pháp của Puinean et al. (2010), enzim Esterase theo phương pháp của Wen et al. (2009), enzim Glutathione S-transferase theo phương pháp của Ralf Nauen and Natascha Stumpf (2002). - Khả năng kháng thuốc chéo của quần thể rầy nâu đã kháng hoạt chất imidacloprid đối với một số hoạt chất khác phòng chống rầy nâu: Sử dụng liều LC50 của thuốc với rầy nâu ở thế hệ trước, làm liều lượng áp lực chọn lọc cho thế hệ tiếp theo. Sau 12 thế hệ áp lực chọn lọc đối với hoạt chất imidacloprid, xác định lại mức độ kháng của quần thể rầy nâu đối với các hoạt chất thuốc. - Ảnh hưởng của hoạt chất thuốc đến một số đặc điểm sinh vật học của rầy nâu sau khi tiếp xúc với thuốc: Theo phương pháp của Jie Zhang et al. (2010). 2.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu giải pháp hợp lý để quản lý tính tính kháng thuốc của rầy nâu - Nghiên cứu biện pháp sử dụng giống lúa kháng trong quản lý tính kháng thuốc của rầy nâu + Đánh giá mức độ kháng của một số giống lúa với rầy nâu Nilaparvata lugens (Stål) theo phương pháp của IRRI (1996). + Ảnh hưởng của giống lúa đến mức độ kháng thuốc của quần thể rầy nâu An Giang sau một số thế hệ không tiếp xúc với hoạt chất imidacloprid: Quần thể rầy nâu được nuôi trên 2 giống lúa TN1 và OM 6976, không tiếp xúc với thuốc. Cứ sau 2 thế hệ tiến hành xác định mức độ kháng thuốc của quần thể rầy nâu. + Ảnh hưởng của giống lúa đến mức độ kháng thuốc của quần thể rầy nâu An Giang sau một số thế hệ tiếp xúc với hoạt chất imidacloprid: Quần thể rầy nâu được nuôi trên 2 giống lúa TN1 và OM 6976, qua mỗi lần chọn lọc, sử dụng liều LC50 đã xác định của thế hệ trước làm liều lượng áp lực chọn lọc cho thế hệ tiếp theo. - Nghiên cứu biện pháp sử dụng thuốc hóa học trong quản lý tính khánh thuốc của rầy nâu: + Đánh giá hiệu lực của một số thuốc theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm hiệu lực của các thuốc trừ rầy hại lúa (QCVN 01 - 29 : 2010/BNNPTNT). + Sử dụng luân phiên các thuốc trong phòng chống rầy nâu: Phun lần lượt các thuốc trong công thức luân phiên đối với ấu trùng tuổi 2 - 3 của rầy nâu. Sau mỗi lần phun thuốc, chọn lọc những cá thể sống khỏe mạnh tiếp tục nhân nuôi. Mỗi công thức phun luân phiên 3 lần. Xác định giá trị LC50 của quần thể rầy nâu với thuốc sau khi phun luân phiên các thuốc. + Độ độc của một số thuốc sử dụng phòng chống rầy nâu đến bọ xít mù xanh theo phương pháp của Preetha et al. (2010). 2.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu bằng phần mềm IBM SPSS 20, StatView và Excel. 5 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV để phòng chống rầy nâu hại lúa ở một số vùng trồng lúa Kết quả điều tra cho thấy có 11 nhóm thuốc được nông dân ở các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Phú Yên, An Giang sử dụng phổ biến để phòng chống rầy nâu hại lúa. Trong đó, nông dân ở các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An và Phú Yên sử dụng chủ yếu nhóm thuốc Neonicotinoid (nhóm thuốc có nhiều hoạt chất khác nhau) để phòng chống rầy nâu. Tỷ lệ số hộ nông dân ở các tỉnh này sử dụng nhóm thuốc Neonicotinoid để phòng chống rầy nâu dao động trong khoảng 74,17 - 98,34%. Nông dân tại tỉnh Phú Yên ngoài sử dụng chủ yếu nhóm thuốc Neonicotinoid còn sử dụng nhóm thuốc Pyridine azomethine (hoạt chất pymetrozine) để phòng chống rầy nâu với tỷ lệ khá cao, tỷ lệ số hộ nông dân sử dụng là 52,50%. Đối với các nhóm thuốc khác, tỷ lệ số hộ nông dân ở các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An và Phú Yên sử dụng để phòng chống rầy nâu thấp hơn, tỷ lệ sử dụng dao động trong khoảng 0,83 - 21,67%. Nhưng tại tỉnh An Giang, nông dân chủ yếu sử dụng nhóm thuốc Pyridine azomethine để phòng chống rầy nâu với tỷ lệ số hộ sử dụng là 89,17%. Ngoài ra, nhóm thuốc Neonicotinoid cũng được nông dân tại An Giang sử dụng với tỷ lệ khá cao để phòng chống rây nâu, tỷ lệ số hộ sử dụng là 58,97%. Đối với các nhóm thuốc khác, tỷ lệ số hộ nông dân tại An Giang sử dụng để phòng chống rầy nâu thấp hơn 14% (bảng 3.6). Bảng 3.6. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV theo các nhóm thuốc ở các tỉnh nghiên cứu năm 2014 Tỷ lệ (%) số hộ nông dân sử dụng theo nhóm thuốc TT Nhóm thuốc HY NĐ NA PY AG 1 Điều hòa sinh trưởng 4,17 2,50 6,67 3,33 2 Phenylpyrazol 2,50 0,83 0,83 3 Neonicotinoid 83,33 74,17 98,34 78,33 58,97 4 Carbamate 5,83 4,17 7,50 7,50 5,83 5 Pyridine azomethine 3,33 5,83 21,67 52,50 89,17 6 Avermectin 1,67 7 Organophosphate 2,50 7,50 8 Sulfloximines 4,17 9 Nereistoxin analogue 1,67 10 Organophosphate; Pyrethroid 6,67 4,17 5,00 5,83 11 Carbamate; Pyrethroid 3,33 12 Pyrethroid; Neonicotinoid 17,50 Trifluoromethylnicotinamid; 13 6,70 Neonicotinoid Điều hòa sinh trưởng; 14 12,50 15,00 13,14 Neonicotinoid Organophosphate; 15 15,83 13,33 7,36 9,17 Điều hòa sinh trưởng Neonicotinoid; 16 2,50 Pyridine azomethine Ghi chú: HY: Hưng Yên; NĐ: Nam Định; NA: Nghệ An; PY: Phú Yên; AG: An Giang 6 Kết quả điều tra nhận thức của người sản xuất trong vệc sử dụng thuốc BVTV ở các tỉnh Hưng Yên, Nam Định và Nghệ An cho thấy phần lớn nông dân sử dụng hỗn hợp từ 2 đến 3 loại thuốc trong một lần phun. Trong đó, tỷ lệ số hộ nông dân sử dụng hỗn hợp 2 loại thuốc trong một lần phun tại các tỉnh Hưng Yên, Nam Định và Nghệ An lần lượt là 59,17%, 60% và 57,50%. Tỷ lệ số hộ nông dân sử dụng hỗn hợp 3 loại thuốc trong một lần phun tại các tỉnh này lần lượt là 33,33%, 30,83% và 35,83%. Nhưng kết quả điều tra tại các tỉnh Phú Yên, An Giang cho thấy vẫn còn nhiều nông dân sử dụng đơn lẻ 1 loại thuốc trong một lần phun. Tỷ lệ số hộ nông dân sử dụng 1 loại thuốc trong một lần phun tại các tỉnh Phú Yên, An Giang lần lượt là 30,83%, 45%. Tuy nhiên, nông dân tại các tỉnh Phú Yên, An Giang vẫn chủ yếu sử dụng hỗn hợp từ 2 đến 3 loại thuốc trong một lần phun. Tỷ lệ số hộ nông dân sử dụng hỗn hợp từ 2 đến 3 loại thuốc trong một lần phun lần lượt là 69,17% và 55%. Song song với việc hỗ hợp nhiều loại thuốc trong một lần phun, nông dân tại các tỉnh điều tra còn tăng liều lượng thuốc trong một lần phun từ 1,5 đến 2 lần so với liều lượng khuyến cáo. Tỷ lệ số hộ nông dân tại các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Phú Yên và An Giang sử dụng liều lượng thuốc trong một lần phun cao hơn so với liều lượng khuyến cáo lần lượt là 35,00%, 31,67%, 33,33%, 40% và 49,17%. Tại An Giang, nông dân phổ biến phun thuốc 3 lần trong một vụ lúa, tỷ lệ số hộ nông dân phun thuốc 3 lần trong một vụ lúa chiếm 57,50%. Ngoài ra, tại An Giang vẫn còn 4,17% tỷ lệ số hộ nông dân phun thuốc trên 3 lần trong một vụ lúa. Tuy nhiên, tại các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An và Phú Yên không có hiện tượng nông dân phun thuốc 4 lần/vụ lúa nhưng lại phổ biến phun từ 2 đến 3 lần/vụ lúa. Trong đó, tỷ lệ số hộ nông dân tại các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An và Phú Yên phun thuốc 2 lần trong một vụ lúa lần lượt là 44,17%, 45,83%, 40,83% và 43,33%. Tỷ lệ số hộ nông dân tại các tỉnh này phun thuốc 3 lần trong một vụ lúa lần lượt là 50%, 46,67%, 46,67% và 45% (bảng 3.7). Bảng 3.7. Thói quen sử dụng thuốc BVTV của nông dân ở các tỉnh nghiên cứu năm 2014 Tỷ lệ số hộ nông dân trả lời (%) Kỹ thuật áp dụng HY NĐ NA PY AG 1 7,50 9,17 6,67 30,83 45,00 Số thuốc sử dụng trong 1 2 59,17 60,00 57,50 49,17 41,67 lần phun 3 33,33 30,83 35,83 20,00 13,33 65,00 68,33 66,67 60,00 50,83 Liều lượng Theo khuyến cáo thuốc trong 1 Gấp 1,5 lần khuyến cáo 26,67 25,00 23,33 27,50 29,17 lần phun Gấp 2 lần khuyến cáo 8,33 6,67 10,00 12,50 20,00 1 5,83 7,50 12,50 11,67 8,33 Số lần phun 2 44,17 45,83 40,83 43,33 30,00 thuốc trong 1 3 50,00 46,67 46,67 45,00 57,50 vụ 4-7 0 0 0 0 4,17 Ghi chú: HY: Hưng Yên; NĐ: Nam Định; NA: Nghệ An; PY: Phú Yên; AG: An Giang 3.2. Tính kháng thuốc của rầy nâu với một số nhóm thuốc chính ở một số vùng trồng lúa 3.2.1. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu với các hoạt chất sử dụng phổ biến phòng chống rầy nâu hại lúa 7 3.2.1. 1. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu ở một số tỉnh đối với hoạt chất imidacloprid Kết quả cho thấy cả hai quần thể rầy nâu ở Hưng Yên và Nam Định đều có mức kháng trung bình đối với hoạt chất imidacloprid. Tỷ lệ kháng của hai quần thể rầy nâu này đối với hoạt chất imidacloprid biến động trong khoảng 31,575 - 41,082 qua các năm 2015 2017. Nhưng đối với các quần thể rầy nâu ở Nghệ An, Phú Yên và An Giang đã có mức độ từ kháng cao đến rất cao đối với hoạt chất imidacloprid. Tỷ lệ kháng của các quần thể rầy nâu này đối với hoạt chất imidacloprid biến động trong khoảng 51,415 - 161,768 (bảng 3.8). Bảng 3.8. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu ở một số tỉnh trồng lúa đối với hoạt chất imidacloprid từ năm 2015 - 2017 Năm 2015 2016 2017 Nguồn rầy LC50 (mgl) và giới hạn tin cậy 95% HY NĐ NA PY AG HY NĐ NA PY AG HY NĐ NA PY AG 8,504 (5,852 - 10,749) 7,642 (5,242 - 9,638) 12,065 (7,627 - 15,598) 17,241 (11,338 - 22,216) 26,490 (16,72 - 34,23) 7,818 (4,794 - 10,099) 7,189 (4,905 - 9,019) 11,199 (6,870 - 14,658) 15,406 (9,128 - 20,428) 33,486 (19,890 - 44,596) 6,748 (4,070 - 8,853) 6,536 (4,461 - 8,205) 10,643 (6,564 - 13,940) 14,351 (8,991 - 18,581) 24,487 (16,643 - 31,083) Hệ số góc RR 1,581 ± 0,208 1,829 ± 0,235 1,089 ± 0,150 0,769 ± 0,102 0,440 ± 0,085 1,560 ± 0,265 1,854 ± 0,272 1,081 ± 0,178 0,766 ± 0,127 0,353 ± 0,064 1,540 ± 0,328 1,869 ± 0,327 1,084 ± 0,194 0,781 ± 0,149 0,499 ± 0,088 41,082 36,918 58,285 83,289 127,971 37,681 34,729 54,101 74,425 161,768 32,599 31,575 51,415 69,328 118,294 Ghi chú: HY: Hưng Yên; NĐ: Nam Định; NA: Nghệ An; PY: Phú Yên; AG: An Giang; RR: tỷ lệ kháng; LC50 của dòng rầy nâu mẫn cảm: 0,207 (0,097 - 0,294) mgl 3.2.1.2. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu ở một số tỉnh đối với hoạt chất nitenpyram Kết quả xác định mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Phú Yên và An Giang đối với hoạt chất nitenpyram cho thấy hai quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nam Định bắt đầu hình thành tính kháng thuốc ở mức kháng nhẹ trong hai năm 2015 - 2016, có tỷ lệ kháng dao động trong khoảng 4,087 - 4,896. Nhưng đến năm 2017, tính kháng thuốc của hai quần thể rầy nâu này đã phát triển lên đến mức kháng thấp đối với hoạt chất nitenpyram. Tỷ lệ kháng của hai quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nam Định đối với hoạt chất nitenpyram biến động trong khoảng 5,175 - 5,230. Từ năm 2015 - 2017 các quần thể rầy nâu ở Nghệ An, Phú Yên đã có mức kháng thấp đối với hoạt chất nitenpyram, có tỷ lệ kháng biến động trong khoảng 5,418 - 9,357. Nhưng quần thể rầy nâu ở An Giang đã có mức kháng trung bình đối với hoạt chất nitenpyram, có tỷ lệ kháng biến động trong khoảng 16,552 - 24,112. Tỷ lệ kháng của các quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Phú Yên và An Giang đối với hoạt chất nitenpyram đều có hiện tượng gia tăng qua các năm theo dõi 8 2015 - 2017. Tỷ lệ kháng của các quần thể rầy nâu này đối với hoạt chất nitenpyram gia tăng từ năm 2015 đến năm 2017 tương ứng là 4,087 - 5,230; 4,607 - 5,175; 5,418 - 5,932; 7,867 - 9,357; 16,552 - 24,112 (bảng 3.9). Bảng 3.9. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu ở một số tỉnh trồng lúa đối với hoạt chất nitenpyram từ năm 2015 - 2017 Năm 2015 2016 2017 Nguồn rầy LC50 (mgl) và giới hạn tin cậy 95% HY NĐ NA PY AG HY NĐ NA PY AG HY NĐ NA PY AG 1,933 (1,258 - 2,473) 2,179 (1,487 - 2,735) 2,563 (1,605 - 3,318) 3,721 (2,399 - 4,779) 7,829 (4,980 - 10,102) 2,115 (1,446 - 2,661) 2,316 (1,614 - 2,881) 2,713 (1,753 - 3,471) 3,996 (2,677 - 5,029) 9,013 (5,847 - 11,600) 2,474 (1,735 - 3,062) 2,448 (1,645 - 3,107) 2,806 (1,801 - 3,579) 4,426 (3,093 - 5,526) 11,412 (7,214 - 14,632) Hệ số góc RR 5,515 ± 1,162 5,607 ± 0,982 4,372 ± 0,834 3,125 ± 0,572 1,371 ± 0,280 5,594 ± 1,019 5,624 ± 0,903 4,433 ± 0,752 3,194 ± 0,516 1,374 ± 0,218 5,668 ± 0,762 5,454 ± 0,807 4,443 ± 0,725 3,178 ± 0,435 1,105 ± 0,173 4,087 4,607 5,418 7,867 16,552 4,471 4,896 5,736 8,448 19,054 5,230 5,175 5,932 9,357 24,112 Ghi chú: HY: Hưng Yên; NĐ: Nam Định; NA: Nghệ An; PY: Phú Yên; AG: An Giang; RR: tỷ lệ kháng; LC50 của dòng rầy nâu mẫn cảm: 0,473 (0,308 - 0,606) mgl 3.2.1.3. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu ở một số tỉnh đối với hoạt chất fenobucarb Xác định mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Phú Yên và An Giang đối với hoạt chất fenobucarb cho thấy hai quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nam Định đều có mức kháng trung bình đối với hoạt chất fenobucarb qua các năm theo dõi 2015 - 2017, có tỷ lệ kháng tương ứng biến động trong khoảng 37,232 39,827; 23,441- 28,319. Đối với các quần thể rầy nâu tại Nghệ An, Phú Yên và An Giang đã có mức kháng cao đối với hoạt chất fenobucarb, có tỷ lệ kháng tương ứng biến động trong khoảng 41,499 - 46,052; 52,296 - 58,301; 82,571 - 89,461 qua các năm theo dõi 2015 – 2017 (bảng 3.10). Bảng 3.10. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu ở một số tỉnh trồng lúa đối với hoạt chất fenobucarb từ năm 2015 - 2017 Năm 2015 2016 Nguồn rầy LC50 (mgl) và giới hạn tin cậy 95% Hệ số góc RR HY NĐ NA PY AG HY NĐ 168,365 (108,034 - 214,719) 106,054 (66,574 - 136,705) 208,250 (134,792 - 269,612) 263,638 (176,611 - 338,542) 404,542 (253,921 - 523,810) 180,096 (117,671 - 227,099) 128,059 (83,128 - 164,935) 0,074 ± 0,012 0,110 ± 0,020 0,059 ± 0,010 0,052 ± 0,007 0,028 ± 0,005 0,074 ± 0,011 0,106 ± 0,015 37,232 23,441 46,052 58,301 89,461 39,827 28,319 9 2017 NA PY AG HY NĐ NA PY AG 199,472 (127,607 - 258,367) 253,291 (162,313 - 329,643) 373,385 (242,435 - 477,619) 171,651 (111,005 - 221,072) 122,247 (78,865 - 154,810) 187,658 (130,059 - 234,762) 236,484 (149,678 - 308,289) 386,724 (246,648 - 498,823) 0,060 ± 0,010 0,052 ± 0,008 0,032 ± 0,005 0,073 ± 0,012 0,111 ± 0,016 0,063 ± 0,012 0,053± 0,008 0,028 ± 0,006 44,111 56,013 82,571 37,959 27,034 41,499 52,296 85,521 Ghi chú: HY: Hưng Yên; NĐ: Nam Định; NA: Nghệ An; PY: Phú Yên; AG: An Giang; RR: tỷ lệ kháng; LC50 của dòng rầy nâu mẫn cảm: 4,522 (2,765 - 5,958) mgl 3.2.1.4. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu ở một số tỉnh đối với hoạt chất sulfoxaflor Hoạt chất sulfoxaflor là sản phẩm đầu tiên thuộc nhóm thuốc trừ sâu thế hệ mới được đăng ký sử dụng từ năm 2012 trong phòng chống rầy nâu ở nước ta. Hiện nay, có rất ít nghiên cứu ở trong và ngoài nước công bố về hiện tượng kháng thuốc của rầy nâu đối với hoạt chất sulfoxaflor. Kết quả nghiên cứu này cho thấy mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Phú Yên và An Giang vẫn còn mẫn cảm đối với hoạt chất sulfoxaflor. Tỷ lệ kháng của các quần thể rầy nâu này đối với hoạt chất sulfoxaflor tương ứng biến động trong khoảng 1,447 - 1,943; 1,226 - 1,563; 1,426 - 2,353; 1,493 - 2,091; 1,694 - 2,868 qua các năm theo dõi 2015 - 2017. Trong đó, tỷ lệ kháng của quần thể rầy nâu ở An Giang đối với hoạt chất sulfoxaflor là cao nhất. Tỷ lệ kháng của các quần thể rầy nâu ở Nam Định, Nghệ An, Phú Yên và An Giang đối với hoạt chất sulfoxaflor đều có xu hướng tăng nhẹ qua các năm theo dõi 2015 - 2017. Còn lại tính kháng của các quần thể rầy nâu ở Hưng Yên đối với hoạt chất này có hiện tượng tăng giảm qua các năm 2015 - 2017 (bảng 3.11). Bảng 3.11. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu ở một số tỉnh trồng lúa đối với hoạt chất sulfoxaflor từ năm 2015 - 2017 Năm Nguồn rầy LC50 (mgl) và giới hạn tin cậy 95% Hệ số góc RR HY 0,571 (0,400 - 0,717) 22,216 ± 3,647 1,539 NĐ 0,455 (0,240 - 0,627) 21,626 ± 4,304 1,226 2015 NA 0,529 (0,358 - 0,669) 22,488 ± 3,837 1,426 PY 0,554 (0,354 - 0,718) 21,700 ± 3,704 1,493 AG 0,629 (0,387 - 0,823) 21,124 ± 3,043 1,694 HY 0,537 (0,326 - 0,710) 21,346 ± 3,992 1,447 NĐ 0,511 (0,271 - 0,703) 21,029 ± 3,990 1,377 2016 NA 0,640 (0,416 - 0,825) 21,265 ± 3,029 1,725 PY 0,650 (0,442 - 0,825) 21,405 ± 3,038 1,752 AG 0,829 (0,480 - 1,106) 13,465 ± 2,441 2,2345 HY 0,721 (0,490 - 0,911) 21,943 ± 3,412 1,943 NĐ 0,580 (0,383 - 0,740) 21,928 ± 3,603 1,563 2017 NA 0,873 (0,590 - 1,101) 14,088 ± 2,307 2,353 PY 0,776 (0,496 - 1,005) 15,500 ± 2,646 2,091 AG 1,064 (0,656 - 1,394) 10,842 ± 1,940 2,868 Ghi chú: HY: Hưng Yên; NĐ: Nam Định; NA: Nghệ An; PY: Phú Yên; AG: An Giang; RR: tỷ lệ kháng; LC50 của dòng rầy nâu mẫn cảm: 0,371 (0,195 - 0,511) mgl 10 3.2.1.5. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu ở một số tỉnh đối với hoạt chất pymetrozine Kết quả xác định mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Phú Yên và An Giang đối với hoạt chất pymetrozine qua các năm 2015 2017 cho thấy 3 quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An đã có mức độ kháng nhẹ đối với hoạt chất pymetrozine, có tỷ lệ kháng tương ứng biến động trong khoảng 2,762 3,435; 3,872 - 4,762; 4,139 - 4,896. Còn các quần thể rầy nâu ở Phú Yên, An Giang đã kháng trung bình đối với hoạt chất pymetrozine, có tỷ lệ kháng tương ứng biến động trong khoảng 11,263 - 16,321; 15,946 - 25,664. Tỷ lệ kháng của các quần thể rầy nâu này đối với hoạt chất pymetrozine đều có xu hướng tăng nhẹ qua các năm theo dõi 2015 - 2017 (bảng 3.12). Bảng 3.12. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu ở một số tỉnh trồng lúa đối với hoạt chất pymetrozine từ năm 2015 - 2017 Năm Nguồn rầy LC50 (mgl) và giới hạn tin cậy 95% Hệ số góc RR HY 57,061 (36,068 - 73,158) 0,221 ± 0,035 2,762 NĐ 79,810 (46,208 - 106,038) 0,136 ± 0,025 3,872 2015 NA 85,516 (56,127 - 108,743) 0,139 ± 0,025 4,139 PY 232,724 (160,286 - 290,823) 0,057 ± 0,008 11,263 AG 329,482 (213,036 - 421,386) 0,037 ± 0,006 15,946 HY 60,745 (41,560 - 75,665) 0,224 ± 0,033 2,939 NĐ 86,819 (56,105 - 111,064) 0,139 ± 0,024 4,202 2016 NA 92,862 (61,463 - 117,451) 0,139 ± 0,021 4,494 PY 293,588 (186,756 - 378,835) 0,037 ± 0,007 14,209 AG 420,221 (271,316 - 539,587) 0,028 ± 0,005 20,338 HY 70,976 (48,367 - 89,074) 0,187 ± 0,027 3,435 NĐ 98,389 (65,329 - 125,323) 0,137 ± 0,019 4,762 2017 NA 101,165 (70,088 - 127,263) 0,136 ± 0,019 4,896 PY 337,224 (224,241 - 427,879) 0,037 ± 0,006 16,321 AG 530,270 (332,872 - 638,529) 0,022 ± 0,004 25,664 Ghi chú: HY: Hưng Yên; NĐ: Nam Định; NA: Nghệ An; PY: Phú Yên; AG: An Giang; RR: tỷ lệ kháng; LC50 của dòng rầy nâu mẫn cảm: 20,662 (10,385 - 28,864) mgl 3.2.1.6. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu ở một số tỉnh đối với hoạt chất buprofezin Kết quả xác định mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Phú Yên và An Giang đối với hoạt chất buprofezin qua các năm 2015 2017 cho thấy quần thể rầy nâu ở Nghệ An có mức độ kháng nhẹ đối với hoạt chất buprofezin, tỷ lệ kháng biến động trong khoảng 4,733 - 5,321. Trong khi đó, hai quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nam Định có mức độ kháng thấp đối với hoạt chất buprofezin, tỷ lệ kháng tương ứng biến động trong khoảng 6,487 - 7,256; 7,357 - 8,390. Còn hai quần thể rầy nâu ở Phú Yên và An Giang có mức độ kháng trung bình đối với hoạt chất buprofezin, tỷ lệ kháng tương ứng biến động trong khoảng 10,203 - 11,422; 11,607 - 14,114. Tốc độ gia tăng mức độ kháng của 5 quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Phú Yên và An Giang đối với hoạt chất buprofezin chậm và không ổn định qua các năm theo dõi 2015 2017 (bảng 3.13). 11 Bảng 3.13. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu ở một số tỉnh trồng lúa đối với hoạt chất buprofezin từ năm 2015 - 2017 Năm Nguồn rầy LC50 (mgl) và giới hạn tin cậy 95% Hệ số góc RR HY 125,641 (82,445 - 160,310) 0,092 ± 0,017 6,487 NĐ 142,507 (96,615 - 179,332) 0,079 ± 0,016 7,357 2015 NA 91,678 (62,772 - 115,880) 0,138 ± 0,023 4,733 PY 197,631 (133,893 - 249,373) 0,056 ± 0,012 10,203 AG 224,816 (149,494 - 285,253) 0,055 ± 0,009 11,607 HY 140,532 (94,164 - 179,006) 0,092 ± 0,014 7,256 NĐ 148,030 (101,209 - 186,305) 0,080 ± 0,015 7,657 2016 NA 103,058 (71,327 - 129,084) 0,138 ± 0,018 5,321 PY 221,242 (149,108 - 279,240) 0,056 ± 0,009 11,422 AG 273,367 (194,569 - 338,227) 0,055 ± 0,006 14,114 HY 133,455 (93,516 - 166,313) 0,095 ± 0,015 6,890 NĐ 162,508 (107,560 - 205,539) 0,079 ± 0,012 8,390 2017 NA 94,961 (63,454 - 221,094) 0,136 ± 0,021 4,903 PY 211,471 (144,584 - 266,150) 0,056 ± 0,010 10,918 AG 254,736 (174,731 - 321,271) 0,055 ± 0,007 13,152 Ghi chú: HY: Hưng Yên; NĐ: Nam Định; NA: Nghệ An; PY: Phú Yên; AG: An Giang; RR: tỷ lệ kháng; LC50 của dòng rầy nâu mẫn cảm: Buprofezin 19,369 (9,948 - 26,878) mgl 3.2.1.7. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu ở một số tỉnh đối với hoạt chất dinotefuran Hoạt chất dinotefuran thuộc nhóm thuốc Neonicotinoid, được đăng ký vào danh mục thuốc được phép sử dụng tại Việt Nam năm 2004. Kết quả xác định mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Phú Yên và An Giang đối với hoạt chất dinotefuran qua các năm 2015 - 2017 cho thấy quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Phú Yên chưa biểu hiện tính kháng đối với hoạt chất dinotefuran, tỷ lệ kháng tương ứng biến động trong khoảng 2,354 - 2,568; 2,096 - 2,678; 2,150 - 2,446; 2,336 - 2,857. Còn quần thể rầy nâu ở An Giang đã có mức độ kháng nhẹ đối với hoạt chất dinotefuran, tỷ lệ kháng biến động trong khoảng 3,686 - 4,600. Tốc độ gia tăng tính kháng của các quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Phú Yên và An Giang đối với hoạt chất dinotefuran chậm qua các năm theo dõi 2015 - 2017 (bảng 3.14). Bảng 3.14. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu ở một số tỉnh trồng lúa đối với hoạt chất dinotefuran từ năm 2015 - 2017 Năm 2015 2016 Nguồn rầy LC50 (mgl) và giới hạn tin cậy 95% HY NĐ NA PY AG HY NĐ NA PY 0,659 (0,426 - 0,843) 0,587 (0,374 - 0,758) 0,602 (0,394 - 0,771) 0,654 (0,446 - 0,821) 1,032 (0,689 - 1,308) 0,674 (0,448 - 0,856) 0,644 (0,434 - 0,815) 0,630 (0,407 - 0,809) 0,742 (0,521 - 0,918) Hệ số góc RR 18,273 ± 3,200 18,220 ± 3,737 18,488 ± 3,529 18,691 ± 3,275 11,064 ± 2,163 18,482 ± 2,990 18,544 ± 3,259 18,427 ± 3,263 18,894 ± 2,540 2,354 2,096 2,150 2,336 3,686 2,407 2,300 2,250 2,650 12 2017 AG HY NĐ NA PY AG 1,158 (0,807 - 1,441) 0,719 (0,491 - 0,902) 0,750 (0,520 - 0,943) 0,685 (0,480 - 0,860) 0,800 (0,560 - 1,006) 1,288 (0,892 - 1,614) 11,248 ± 1,807 18,538 ± 2,723 18,390 ± 2,489 18,513 ± 3,039 18,138 ± 2,124 11,060 ± 1,423 4,136 2,568 2,678 2,446 2,857 4,600 Ghi chú: HY: Hưng Yên; NĐ: Nam Định; NA: Nghệ An; PY: Phú Yên; AG: An Giang; RR: tỷ lệ kháng; LC50 của dòng rầy nâu mẫn cảm: Dinotenfuran 0,280 (0,158 - 0,377) mgl 3.2.2. Kết quả nghiên cứu giải thích cơ chế kháng thuốc của rầy nâu Tất cả các quần thể rầy nâu tại các địa phương khác nhau đều đã kháng hoạt chất Imidacloprid . Hoạt tính enzyme Cytochrome P450 của các quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nghệ An và An Giang đều cao hơn và có sự sai khác đối với quần thể rầy nâu mẫn cảm. Tuy nhiên, kết quả ghi nhận không có sự chênh lệch về hoạt tính của enzyme Cytochrome P450 giữa các quần thể rầy nâu thu thập được ở Hưng Yên và Nghệ An, hoạt tính của enzyme lần lượt là 3,60 và 3,57 (mOD/phút/mg protein). Nhưng hoạt tính enzyme Cytochrome P450 của quần thể rầy nâu ở An Giang mạnh hơn ở hai quần thể rầy nâu Hưng Yên và Nghệ An, hoạt tính enzyme của quần thể rầy nâu ở An Giang đạt 5,70 (mOD/phút/mg protein). Điều này cũng phù hợp khi quần thể rầy nâu ở An Giang có mức độ kháng đối với hoạt chất imidacloprid cao hơn đáng kể so với hai quần thể rầy nâu ở Hưng Yên và Nghệ An. Hoạt tính enzyme Esterase của các quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nghệ An và An Giang cũng đều cao hơn và có sự sai khác đối với quần thể rầy nâu mẫn cảm. Tuy nhiên, hoạt tính enzyme Esterase của các quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nghệ An và An Giang có sự khác nhau. Hoạt tính enzyme Esterase của quần thể rầy nâu ở An Giang (6,75 mOD/phút/mg protein) > quần thể rầy nâu ở Hưng Yên (4,92 mOD/phút/mg protein) > quần thể rầy nâu ở Nghệ An (3,69 mOD/phút/mg protein). Kết quả cho thấy không có sự chênh lệch về hoạt tính enzyme Glutathione giữa hai quần thể rầy nâu ở Hưng Yên và An Giang, hoạt tính của enzyme lần lượt là 1,25 và 1,28 (mOD/phút/mg protein). Nhưng hoạt tính enzyme Glutathione của hai quần thể rầy nâu ở Hưng Yên và An Giang cao hơn của quần thể rầy nâu ở Nghệ An (1,19 mOD/phút/mg protein). Hoạt tính enzyme Glutathione của các quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nghệ An và An Giang đều cao hơn và có sự sai khác đối với quần thể rầy nâu mẫn cảm (bảng 3.15). Bảng 3.15. Hoạt tính của Enzyme giải độc ở các quần thể rầy nâu thu thập tại một số tỉnh, năm 2016 Quần thể Cytochrome P450 Glutathione Esterase rầy nâu (mOD/phút/mg protein) (mOD/phút/mg protein) (mOD/phút/mg protein) Hưng Yên 3,60b ± 0,011 1,25a ± 0,051 4,92b ± 0,176 Nghệ An 3,57b ± 0,037 1,19b ± 0,021 3,69c ± 0,079 An Giang 5,70a ± 0,039 1,28a ± 0,036 6,75a ± 0,040 Mẫn cảm 1,67c ± 0,0087 0,77c ± 0,142 1,51d ± 0,0086 Ghi chú: Các chữ cái thường giống nhau trong phạm vi cột không có sự sai khác ở độ tin cậy p ≤ 0,05 Kết quả cho thấy có sự tương quan khá chặt chẽ giữa mức độ tăng cường hoạt tính của các enzyme Esterase, Glutathione, Cytochrome P450 với mức độ kháng thuốc của các 13 quần thể rầy nâu đối với các hoạt chất thuốc. Các quần thể rầy nâu càng có mức độ kháng thuốc cao thì hoạt tính của các enzyme cũng càng cao. 3.2.3. Khả năng kháng thuốc chéo của quần thể rầy nâu đã kháng hoạt chất imidacloprid đối với một số hoạt chất phòng chống rầy nâu khác Tỷ lệ kháng thuốc của quần thể rầy nâu (đã kháng đối với hoạt chất imidacloprid) đối với các hoạt chất fenobucarb, sulfoxaflor, pymetrozine, buprofezin đều giảm sau áp lực chọn lọc 12 thế hệ với hoạt chất imidacloprid. Tỷ lệ kháng của quần thể rầy nâu đối với các hoạt chất này tương ứng giảm từ 89,461 xuống 43,307; 1,694 xuống1,493; 15,946 xuống 8,031; 11,607 xuống 6,166. Như vậy, quần thể rầy nâu đã kháng với hoạt chất imidacloprid không có sự kháng chéo với các hoạt chất fenobucarb, sulfoxaflor, pymetrozine, buprofezin. Quần thể rầy nâu đã kháng hoạt chất imidacloprid có biểu hiện tính kháng chéo đối với hoạt chất dinotefuran, nitenpyram chưa rõ ràng (3 hoạt chất này thuộc cùng một nhóm thuốc Neonicotinoid). Sau áp lực chọn lọc 12 thế hệ rầy nâu với hoạt chất imidacloprid, tỷ lệ kháng thuốc của quần thể rầy nâu đối với hai hoạt chất này tăng nhẹ. Tỷ lệ kháng tương ứng tăng từ 3,686 lên 4,207; 16,552 lên 17,139 (bảng 3.16). Bảng 3.16. Khả năng kháng chéo của nòi rầy nâu An Giang đã kháng hoạt chất imidacloprid với một số hoạt chất phòng chống rầy nâu khác, năm 2015 - 2016 Sau 12 thế hệ chọn lọc với LC50 của rầy Trƣớc khi chọn lọc hoạt chất Imidacloprid Hoạt chất nâu mẫn cảm (mg/l) LC50 (mg/l) RR LC50 (mg/l) RR 0,207 26,490 43,821 Imidacloprid 127,971 211,69 (0,097 - 0,294) (16,72 - 34,23) (31,524 - 55,071) 0,473 7,829 8,107 Nitenpyram 16,552 17,139 (0,308 - 0,606) (4,980 - 10,102) (5,614 - 10,166) 4,522 404,542 195,835 Fenobucarb 89,461 43,307 (2,765 - 5,958) (253,921 - 523,810) (132,954 - 246,962) 0,371 0,629 0,554 Sulfoxaflor 1,694 1,493 (0,195 - 0,511) (0,387 - 0,823) (0,354 - 0,718) 20,662 329,482 165,931 Pymetrozine 15,946 8,031 (10,385 - 28,864) (213,036 - 421,386) (111,831 - 209,429) 19,369 224,816 119,437 Buprofezin 11,607 6,166 (9,948 - 26,878) (149,494 - 285,253) (82,466 - 148,168) 0,280 1,032 1,178 Dinotefuran 3,686 4,207 (0,158 - 0,377) (0,689 - 1,308) (0,812 - 1,471) Ghi chú: RR: tỷ lệ kháng; Các giá trị trong ngoặc là giá trị giới hạn tin cậy 95% 3.2.4. Ảnh hƣởng của hoạt chất thuốc đến một số đặc điểm sinh vật học của rầy nâu sau khi tiếp xúc với thuốc 3.2.4.1. Ảnh hƣởng của hoạt chất nitenpyram và imidacloprid đến sức sinh sản của dạng hình rầy nâu cánh dài và cánh ngắn Kết quả nghiên cứu cho thấy dạng hình rầy nâu cánh dài sau khi tiếp xúc với 2 hoạt chất nitenpyram và imidacloprid đều ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của trưởng thành cái rầy nâu. Nhưng ảnh hưởng của hoạt chất nitenpyram đến sức đẻ trứng của trưởng thành cái rầy nâu mạnh hơn hoạt chất imidacloprid. Sau khi tiếp xúc với hoạt chất nitenpyram và imidacloprid, tổng số trứng đẻ của rầy nâu lần lượt là 190,13 (trứng/con cái) và 226,85 14 (trứng/con cái) khi so sánh với công thức không xử lý thuốc là 322,76 (trứng/con cái), kết quả này có sự sai khác đáng tin cậy ở mức xác xuất P <0,05. Như vậy, sức đẻ trứng của rầy nâu cánh dài sau khi tiếp xúc hoạt chất nitenpyram và imidacloprid bị giảm xuống còn 58,91% và 70,28% khi so với rầy nâu không xử lý thuốc. Kết quả cho thấy hai hoạt chất nitenpyram và imidacloprid đã ảnh hưởng đến tỷ lệ trưởng thành cái đẻ trứng. Tỷ lệ trưởng thành cái đẻ trứng lần lượt là 74,44% và 75,56% so với công thức không xử lý thuốc là 83,33%, kết quả này có sự sai khác ý nghĩa với độ tin cậy ở mức xác xuất P < 0,05. Tuy nhiên, ảnh hưởng của hai hoạt chất này đến tỷ lệ trưởng thành cái đẻ trứng không có sự sai khác giữa hai hoạt chất (bảng 3.18). Bảng 3.18. Ảnh hƣởng của hoạt chất nitenpyram và imidacloprid đến sức sinh sản của dạng hình rầy nâu cánh dài, năm 2016 Sức đẻ trứng Tỷ lệ trƣởng thành Thí nghiệm cái đẻ trứng (%) Tỷ lệ so với đối chứng (%) Số trứng/con cái b c Nitenpyram 74,44 ± 2,22 190,13 ± 8,94 58,91 b b Imidacloprid 75,56 ± 1,11 226,85 ± 13,09 70,28 a a Đối chứng 83,33 ± 1,93 322,76 ± 15,19 100 Chú thích: trong phạm vi cột các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác đáng tin cậy ở mức xác xuất P<0,05 Đối với dạng hình rầy nâu cánh ngắn, kết quả bảng 3.19 cho thấy ảnh hưởng của 2 hoạt chất nitenpyram và imidacloprid đến sức đẻ trứng của trưởng thành cái tương tự như dạng hình rầy nâu cánh dài. Sức đẻ trứng của loại hình rầy nâu cánh ngắn sau khi tiếp xúc hoạt chất nitenpyram và imidacloprid lần lượt là 210,77 (trứng/con cái) và 249,19 (trứng/con cái), bị giảm xuống còn 52,88% và 62,52% so với rầy nâu ở công thức đối chứng không xử lý thuốc. Hai hoạt chất nitenpyram và imidacloprid ảnh hưởng đến tỷ lệ trưởng thành cái rầy nâu đẻ trứng với tỷ lệ lần lượt là 75,56% và 76,67% so với công thức không xử lý thuốc là 84,44%, kết quả này có sự sai khác ý nghĩa với độ tin cậy ở mức xác xuất P < 0,05 (bảng 3.19). Bảng 3.19. Ảnh hƣởng của hoạt chất nitenpyram và imidacloprid đến sức sinh sản của dạng hình rầy nâu cánh ngắn, năm 2016 Sức đẻ trứng Tỷ lệ trƣởng thành Thí nghiệm cái đẻ trứng (%) Số trứng/con cái Tỷ lệ so với đối chứng (%) b Nitenpyram 75,56 ± 2,94 210,77c ± 9,18 52,88 Imidacloprid 76,67b ± 1,93 249,19b ± 11,00 62,52 a a Đối chứng 84,44 ± 1,11 398,59 ± 17,25 100,00 Chú thích: trong phạm vi cột các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác đáng tin cậy ở mức xác xuất P<0,05 Kết quả cho thấy ảnh hưởng của hai hoạt chất nitenpyram và imidacloprid đến sức đẻ trứng của dạng hình rầy nâu cánh ngắn (giảm lần lượt xuống còn 52,88% và 62,52% ) là rõ hơn so với dạng hình rầy nâu cánh dài (giảm lần lượt xuống còn 58,91% và 70,28%). Trong hai hoạt chất được thí nghiệm, hoạt chất nitenpyram ảnh hưởng rõ hơn so với hoạt chất imidacloprid ở cả 2 dạng hình rầy nâu cánh dài và cánh ngắn. Như vậy, có thể vẫn tiếp tục sử dụng thuốc trừ sâu nhóm Neonicotinoid trong kiểm soát rầy nâu và hoạt chất nitenpyram khuyến cáo quản lý rầy nâu có hiệu quả hơn. 15 3.2.4.2. Ảnh hƣởng của hoạt chất nitenpyram và imidacloprid đến dạng hình cánh của rầy nâu Nồng độ gây chết LC30 của hoạt chất nitenpyram và imidacloprid đã ảnh hưởng đến sự hình thành dạng hình cánh của rầy nâu. Hoạt chất imidacloprid ảnh hưởng đến sự hình thành rầy nâu cánh dài mạnh hơn hoạt chất nitenpyram trong cả 2 dạng hình rầy nâu cánh dài và dạng hình rầy nâu cánh ngắn. Trong dạng hình rầy nâu cánh dài, tỷ lệ rầy nâu cái cánh dài và rầy nâu đực cánh dài lần lượt là 56,73% và 60,58% sau khi tiếp xúc với hoạt chất nitenpyram. Nồng độ gây chết LC30 của hoạt chất imidacloprid ảnh hưởng đến tỷ lệ rầy nâu cái cánh dài và rầy nâu đực cánh dài lần lượt là 74,52% và 71,80%. Nồng độ gây chết LC30 của hoạt chất nitenpyram và imidacloprid ảnh hưởng đến sự gia tăng tỷ lệ rầy nâu cái cánh dài và rầy nâu đực cánh dài, sự gia tăng này có ý nghĩa khi so sánh với công thức đối chứng lần lượt là 43,16% (tỷ lệ rầy nâu cái cánh dài) và 51,84% (tỷ lệ rầy nâu đực cánh dài) (bảng 3.20). Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của hoạt chất nitenpyram và imidacloprid đến dạng hình rầy nâu cánh dài ở An Giang, năm 2016 Rầy nâu cái Rầy nâu đực Thí nghiệm Cánh dài (%) Cánh ngắn (%) Cánh dài (%) Cánh ngắn (%) b b b Nitenpyram 56,73 43,27 60,58 39,42b Imidacloprid 74,52c 25,48a 71,80c 28,20a a c a Đối chứng 43,16 56,84 51,84 48,16c Chú thích: trong phạm vi cột các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác đáng tin cậy ở mức xác xuất P<0,05 Trong dạng hình rầy nâu cánh ngắn, ảnh hưởng của hoạt chất nitenpyram và imidacloprid đến sự hình thành dạng hình cánh của rầy nâu rõ rệt hơn trong dạng hình rầy nâu cánh dài. Tỷ lệ rầy nâu cái cánh dài và rầy nâu đực cánh dài lần lượt là 32,83% và 29,94% sau khi tiếp xúc với hoạt chất nitenpyram. Ảnh hưởng của hoạt chất imidacloprid đến tỷ lệ rầy nâu cái cánh dài và rầy nâu đực cánh dài lần lượt là 53,44% và 46,56%. Ảnh hưởng của hoạt chất nitenpyram và imidacloprid làm tăng tỷ lệ rầy nâu cái cánh dài và rầy nâu đực cánh dài, sự gia tăng này có ý nghĩa khi so sánh với công thức đối chứng lần lượt là 11,71% (tỷ lệ rầy nâu cái cánh dài) và 18,40% (tỷ lệ rầy nâu đực cánh dài) (bảng 3.21). Bảng 3.21. Ảnh hƣởng của hoạt chất nitenpyram và imidacloprid đến dạng hình rầy nâu cánh ngắn ở An Giang, năm 2016 Rầy nâu cái Rầy nầy đực Thí nghiệm Cánh dài (%) Cánh ngắn (%) Cánh dài (%) Cánh ngắn (%) Nitenpyram 32,83b 67,17b 29,94b 70,06b Imidacloprid 53,44c 46,56a 46,56c 53,44a Đối chứng 11,71a 88,29c 18,40a 81,60c Chú thích: trong phạm vi cột các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác đáng tin cậy ở mức xác xuất P<0,05 Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt chất nitenpyram và imidacloprid đều làm giảm sức đẻ trứng của trưởng thành cái rầy nâu và tỷ lệ hình thành dạng hình rầy nâu cánh dài cao hơn khi so với công thức đối chứng. Nhưng hoạt chất nitenpyram làm giảm sức đẻ trứng của trưởng thành cái rầy nâu mạnh hơn hoạt chất imidacloprid và tỷ lệ hình thành dạng hình rầy nâu cánh dài thấp hơn so với hoạt chất imidacloprid. Vì vậy, đối với hoạt chất imidacloprid 16 cần hạn chế sử dụng ngoài sản xuất, còn hoạt chất nitenpyram vẫn có thể sử dụng trong phòng chống rầy nâu, tuy nhiên cần có biện pháp quản lý để giảm mức độ sử dụng. 3.3. Nghiên cứu giải pháp hợp lý để quản lý tính tính kháng thuốc của rầy nâu 3.3.1. Nghiên cứu biện pháp sử dụng giống kháng trong quản lý tính kháng thuốc của rầy nâu 3.3.1.1. Tính kháng của các giống lúa trồng phổ biến ở An Giang với quần thể rầy nâu Nilaparvata lugens (Stål) ở An Giang Trong 14 giống lúa được đánh giá mức độ mẫn cảm đối với quần thể rầy nâu ở An Giang, có 1 giống lúa có phản ứng ở mức kháng vừa (OM6976); 8 giống lúa có phản ứng ở mức nhiễm vừa (OM8017, OM7347, OM10041, OM16976, OM5451, OM8108, OM6162, OM4900); 3 giống lúa có phản ứng ở mức nhiễm (IR50404, OM4218, IR504) và 2 giống lúa có phản ứng ở mức nhiễm nặng (Jamie85, VĐ20). Từ kết quả trên, đề tài đã lựa chọn giống lúa OM6976 (có mức độ kháng cao nhất trong số các giống lúa thu thập tại An Giang) và giống lúa nhiễm TN1 sử dụng cho các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của giống lúa kháng rầy nâu đến mức độ kháng của quần thể rầy nâu ở An Giang đối với hoạt chất imidacloprid. 3.3.1.2. Ảnh hƣởng của giống lúa đến mức độ kháng thuốc của quần thể rầy nâu An Giang sau một số thế hệ không tiếp xúc với hoạt chất imidacloprid Quần thể rầy nâu An Giang thu thập ngoài đồng ruộng và được nuôi trong phòng thí nghiệm trên 2 giống lúa TN1và OM6976, sau 1 thế hệ xác định mức độ kháng thuốc của quần thể rầy nâu An Giang với hoạt chất imidacloprid. Quần thể rầy nâu An Giang có mức độ kháng cao đối với hoạt chất imidacloprid, tỷ lệ kháng thuốc (RR) là 127,98 trên giống lúa TN1 và trên giống lúa OM6976 là 125,27. Quần thể rầy nâu An Giang nuôi trên 2 giống lúa TN1 và OM6976 không tiếp xúc với hoạt chất imidacloprid qua 12 thế hệ trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy mức độ kháng thuốc của quần thể rầy nâu đối với hoạt chất imidacloprid giảm khi số thế hệ tăng. Trên giống TN1, tỷ lệ kháng thuốc của rầy nâu đối với hoạt chất imidacloprid giảm nhanh từ 127,98 ở thế hệ thứ nhất (G1) xuống 32,63 ở thế hệ thứ 12 (G12). Tỷ lệ kháng thuốc của rầy nâu đối với hoạt chất imidacloprid giảm nhanh từ thế hệ G3 - G9 và tỷ lệ kháng thuốc giảm chậm sau 9 thế hệ. Khi rầy nâu được nuôi liên tục trên giống lúa OM6976, tỷ lệ kháng thuốc của rầy nâu đối với hoạt chất imidacloprid giảm nhanh hơn so với rầy nâu được nuôi trên giống lúa TN1, tỷ lệ kháng giảm từ 125,27 ở thế hệ G1 xuống 18,96 ở thế hệ G12. Tỷ lệ kháng thuốc của rầy nâu đối với hoạt chất imidacloprid giảm rất nhanh từ sau thế hệ G1 - G6 và giảm chậm sau 6 thế hệ (bảng 3.23). Bảng 3.23. Mức độ kháng thuốc của quần thể rầy nâu An Giang sau một số thế hệ không tiếp xúc hoạt chất imidacloprid, năm 2015 - 2016 Giống lúa Thế hệ LC50 (mgl) Giới hạn tin cậy (95%) Tỷ lệ kháng (RR) G1 26,491 16,715 - 34,234 127,98 G3 24,931 15,748 - 32,363 120,44 TN1 G6 12,610 8,213 - 16,228 60,92 G9 7,063 3,203 - 10,072 34,12 G12 6,754 3,504 - 9,262 32,63 17 OM6976 G1 G3 G6 G9 G12 25,931 11,722 6,551 4,292 3,925 14,854 - 34,088 5,483 - 16,520 3,610 - 8,899 2,396 - 5,736 1,951 - 5,370 125,27 56,63 31,65 20,73 18,96 Ghi chú: LC50 của dòng rầy nâu mẫn cảm: 0,207 (0,097 - 0,294); G: thế hệ 3.3.1.3. Ảnh hƣởng của giống lúa đến mức độ kháng thuốc của quần thể rầy nâu An Giang sau một số thế hệ tiếp xúc với hoạt chất imidacloprid Quần thể rầy nâu An Giang nuôi trên 2 giống lúa TN1 và OM6976 trong phòng thí nghiệm và được tạo áp lực chọn lọc tiếp xúc với hoạt chất imidacloprid qua các thế hệ đã làm gia tăng mức độ kháng thuốc của rầy nâu đối với hoạt chất này. Rầy nâu nuôi trên giống TN1, tỷ lệ kháng của rầy nâu đối với hoạt chất imidacloprid tăng từ 127,98 ở thế hệ G1 lên 211,69 ở thế hệ G12. Tỷ lệ tính kháng của rầy nâu đối với hoạt chất imidacloprid tăng chậm từ thế hệ G1 - G6 nhưng tăng nhanh từ 136,66 ở thế hệ G6 lên 211,69 ở thế hệ G12. Khi rầy nâu được nuôi trên giống lúa OM6976, tỷ lệ kháng của rầy nâu đối với hoạt chất imidacloprid tăng chậm hơn so với rầy nâu được nuôi trên giống TN1, tỷ lệ kháng tăng từ 125,27 ở thế hệ G1 lên 179,69 ở thế hệ G12. Tỷ lệ kháng của rầy nâu đối với hoạt chất imidacloprid tăng chậm từ sau thế hệ G1 - G9 nhưng tăng nhanh từ 146,42 ở thế hệ G9 lên 179,69 ở thế hệ G12 (hình 3.8). Hình 3.8. Sự thay đổi tỷ lệ kháng thuốc của quần thể rầy nâu An Giang sau một số thế hệ áp lực chọn lọc tiếp xúc hoạt chất imidacloprid Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 12 thế hệ rầy nâu không tiếp xúc với hoạt chất imidacloprid trong phòng thí nghiệm, tỷ lệ kháng thuốc của rầy nâu nuôi trên giống lúa OM6976 đối với hoạt chất imidacloprid là (RR = 18,96) giảm nhanh hơn khi rầy nâu được nuôi trên giống lúa TN1 (RR = 32,63). Nhưng tỷ lệ kháng của rầy nâu đối với hoạt chất imidacloprid trên giống lúa OM6976 (RR = 179,69) tăng chậm hơn so với rầy nâu nuôi trên giống lúa TN1 có tỷ lệ kháng (RR = 211,69) sau 12 thế hệ rầy nâu áp lực chọn lọc đối với hoạt chất imidacloprid. Kết hợp sử dụng giống lúa OM6976 trong cơ cấu giống lúa và hạn chế không sử dụng hoạt chất imidacloprid trong khoảng 12 thế hệ rầy nâu, sẽ giảm mức độ kháng thuốc của rầy nâu đối với hoạt chất imidacloprid. 18 3.3.2. Nghiên cứu biện pháp sử dụng thuốc hóa học trong quản lý tính kháng thuốc của rầy nâu 3.3.2.1. Hiệu lực của một số thuốc sử dụng phổ biến trong phòng chống rầy nâu * Hiệu lực trong phòng thí nghiệm của một số thuốc sử dụng phổ biến trong sản xuất đối với rầy nâu - Hiệu lực của một số thuốc đối với ấu trùng tuổi 1 - 2 của rầy nâu Kết quả sau 72 giờ xử lý, các thuốc vẫn có tác động mạnh đến rầy nâu khi hiệu lực của các thuốc đều tăng lên. Các thuốc có hiệu lực cao đối với ấu trùng tuổi 1 - 2 của rầy nâu là thuốc Oshin 20WP, Elsin 10EC, Closer 50WG đạt hiệu lực 91,16 - 94,67%. Các thuốc Applaud 10WP, Bassa 50EC, Chess 50WG có hiệu lực thấp hơn đạt 79,77 - 83,66%. Còn thuốc Admire 50 EC có hiệu lực thấp nhất đối với ấu trùng tuổi 1 - 2 của rầy nâu chỉ đạt 67,22%. - Hiệu lực của một số thuốc đối với ấu trùng tuổi 3 - 4 của rầy nâu Sau 72 giờ xử lý, hiệu lực của các thuốc này đối với ấu trùng tuổi 3 - 4 của rầy nâu đều tăng lên so với 24 giờ đầu xử lý thuốc. Trong đó, hiệu lực của thuốc Applaud 10WP tăng mạnh nhất từ 13,62% lên đến 79,39%, hiệu lực của thuốc Bassa 50EC tăng chậm nhất từ 72,27% lên đến 78,78% (Bassa 50EC có hiệu lực cao nhất trong số các thuốc sau 24 giờ xử lý). Các thuốc Bassa 50EC, Applaud 10WP, Chess 50WG, Closer 50WG, Elsin 10EC, Oshin 20WP có hiệu lực khá cao đối với ấu trùng tuổi 3 - 4 của rầy nâu đạt 77,60 - 85,45% (thuốc Oshin 20WP có hiệu lực cao nhất đạt 85,42%). Còn thuốc Admire 50EC có hiệu lực thấp nhất đối với ấu trùng tuổi 3 - 4 của rầy nâu đạt 65,12%. - Hiệu lực của một số thuốc đối với rầy nâu trưởng thành Rầy nâu cũng như các loài côn trùng khác, khi rầy nâu càng lớn thì mức độ mẫn cảm của rầy nâu đối với thuốc càng giảm nên hiệu lực của thuốc đối với rầy nâu trưởng thành thấp hơn so với hiệu lực của thuốc đối với pha ấu trùng của rầy nâu. Sau 72 giờ xử lý, hiệu lực các thuốc Oshin 20WP, Closer 50WG, Elsin 10EC, Chess 50WG, Bassa 50EC đối với rầy nâu trưởng thành đạt 60,35 - 66,85% Các thuốc Applaud 10WP và Admire 50EC có hiệu lực thấp đối với rầy nâu trưởng thành, lần lượt đạt 28,59% và 47,39%. Thuốc Applaud 10WP có hiệu lực thấp nhất đối với rầy nâu trưởng thành so với các thuốc thí nghiệm khác ngay sau 24 giờ xử lý thuốc * Hiệu lực ở ngoài đồng ruộng của một số thuốc sử dụng phổ biến trong sản xuất đối với rầy nâu Kết quả cho thấy trong 7 loại thuốc đã được lựa chọn để đánh giá hiệu lực của thuốc với rầy nâu ngoài đồng ruộng, thuốc Oshin 20WP có hiệu lực đối với rầy nâu cao nhất, đạt 80,15% sau 5 ngày xử lý. Các thuốc Closer 50WG, Elsin 10EC có hiệu lực đối với rầy nâu thấp hơn thuốc Oshin 20WP, hiệu lực của thuốc Closer 50WG, Elsin 10EC đạt lần lượt là 76,82% và 77,72%. Các thuốc này có hiệu lực cao đối với rầy nâu ngay từ ngày thứ nhất xử lý và hiệu lực đạt cao nhất sau 5 ngày xử lý thuốc. Các thuốc Bassa 50EC, Chess 50WG, Applaud 10WP có hiệu lực đối với rầy nâu dao động 62,07 - 70,32%. Trong đó, thuốc Bassa 50EC có hiệu lực cao nhất sau 3 ngày xử lý, đạt 66,98%. Hai thuốc Chess 50WG, Applaud 10WP có hiệu lực cao nhất đối với rầy nâu sau 10 ngày xử lý, đạt lần lượt là 70,32% và 62,07%. Trong 7 loại thuốc, thuốc Admire 50EC có hiệu lực đối với rầy nâu thấp nhất trong số các
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan