Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã phú...

Tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã phú xuân, huyện phú vang tỉnh thừa thiên - huế năm 2007

.PDF
62
299
92

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC HUẾ ĐẶNG VĂN TUẤN NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƢỚI 5 TUỔI TẠI XÃ PHÚ XUÂN, HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ NĂM 2007 LUẬN VĂN CỦA BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH : Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số : Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : THẠC SỸ, BS CK II ĐOÀN PHƢỚC THUỘC HUẾ -2007 1 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT 1/ NKHH Nhiễm khuẩn hô hấp. 2/ NKHHCT Nhiễm khuẩm hô hấp cấp tính. 3/ K.NKHHCT Không nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. 4/ TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới. 5/ ARI Chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. 6/ NKĐHHT Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. 7/ NKĐHHD Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. 8/ SDD Suy dinh dưỡng. 9/ BVSKBMTE Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em. 10/ RSV Vi rút hợp bào hô hấp. 2 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Tình hình NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới , tại Việt Nam, tại địa phương. 1.2.Khái niệm và định nghĩa về NKHHCT. 1.3.Một số phân loại NKHHCT. 1.4.Nguyên nhân. 1.5. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến NKHHCT. 1.6.Tầm quan trọng của NKHHCT. CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Đối tượng nghiên cứu. 2.2.Phương pháp nghiên cứu. 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.4. Phương pháp thu thập số liệu 2.5. Tổ chức thực hiện 2.6. Sai số và kiểm soát sai số CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.Tình hình NKHHCT trẻ dưới 5 tuổi . 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến NKHHCT. CHƢƠNG IV. BÀN LUẬN 3.1.Tình hình NKHHCT trẻ dưới 5 tuổi . 3.2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NKHHCT. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) ở trẻ em, đã và đang là một trong những vấn đề mang tính chất toàn cầu, thu hút sự quan tâm của mọi quốc gia, là một trong những vấn đề mà tổ chức y tế thế giới quan tâm, nhất là tại các nước đang phát triển ở châu Á , châu Phi , châu Mỹ -La tinh. NKHHCT là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp cấp do virus hoặc vi khuẩn gây ra, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi [3,9,11,30], nhất là ở trẻ em dưới 1 tuổi .Cùng với suy dinh dưỡng và ỉa chảy, NKHHCT được xếp vào nhóm những bệnh có ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe trẻ em. Theo Tổ chức Y tế thế giới ( TCYTTG ),hàng năm trên thế giới có khoảng 15 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết, trong đó có 5 triệu trẻ em chết vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp , chủ yếu là ở các nước đang phát triển. Trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em thì NKHHC chiếm hàng đầu (37,6%), tiếp đến là tiêu hóa ( 26,4%), bệnh máu (4,3% ), tim mạch (4,2%) và thận (1,7%) , số còn lại là do các nguyên nhân khác. Tại Việt Nam, NKHHCT cũng là một vấn đề quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng nói chung và của trẻ em nói riêng , đặc biệt là đối với trẻ em dưới 5 tuổi, là nguyên nhân hàng đầu gây mắc và tử vong ở trẻ em [21].Theo số liệu điều tra chung của toàn quốc thì tỷ lệ mắc và tử vong do NKHHC chiếm 1/3 so với tổng số trẻ em vào khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế , ước tính hàng năm có từ 20.000- 25.000 trẻ em chết vì bệnh lý đường hô hấp . Số lần mắc bệnh của một trẻ trong một năm cũng cao, trung bình một trẻ có thể mắc bệnh từ 3-5 lần / năm . Vì tính chất phổ biến và nghiêm trọng của bệnh NKHHC, Tổ chức Y tế thế giới đề ra chương trình phòng chống NKHHCT ở trẻ em và được triển khai trên phạm vi toàn cầu từ năm 1981. Việt Nam là một trong những nước trên thế giới sớm triển khai chương trình phòng chống NKHHC từ năm 1984, 4 đến nay chương trình đã được triển khai rộng khắp trên toàn quốc , đã góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi do NKHHC gây ra.Theo số liệu báo cáo hoạt động chương trình NKHHC giai đoạn 1996 -2000, đến năm 2000 đã có 100% tỉnh, 100% số huyện , 97,9 % số xã triển khai chương trình và có 997,6% số trẻ em dưới 5 tuổi đuợc chương trình bảo vệ [4] Hiện nay tỷ lệ tử vong do NKHHC đã giảm một cách đáng kể, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh vẫn còn cao và việc sử dụng kháng sinh không hợp lý vẫn chưa được cải thiện nhiều [4]. Xã Phú Xuân, huyện Phú Vang là một xã nghèo thuộc vùng đầm phá, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trong nhiều năm qua đã được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên tình hình bệnh tật vẫn còn là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe và đời sống của nhân dân ,nhất là đối với trẻ em dưới 5 tuổi, đặt biệt là bệnh NKHHCT, mặc dù tỷ lệ tử vong đã giảm rỏ rệt nhưng tỷ lệ mắc bệnh vẫn còn tương đối cao. Xuất phát từ tầm quan trọng trên, nhằm góp phần tìm hiểu nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ liên quan đến NKHHCT trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Phú Xuân, huyện Phú Vang sau nhiều năm triển khai chương trình, chúng tôi tiến hành đề tài Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dƣới 5 tuổi tại xã Phú Xuân, Huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2007 với các mục tiêu : 1. Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Phú xuân, huyện Phú Vang . 2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Phú Xuân, huyện Phú Vang. 5 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình bệnh NKHHC ở trẻ em dƣới 5 tuổi trên thế giới, tại Việt Nam và tại địa phƣơng : Trên thế giới : Hiện nay tại các nước đang phát triển, các bệnh nhiễm trùng chiếm 74% trường hợp ở trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó NKHHC là nguyên nhân hàng đầu, cao hơn nhiều so với các bệnh tiêu chảy và các bệnh phòng ngừa được bằng tiêm chủng. Theo số liệu của Wajula (1991) tỷ lệ đến khám bệnh vì NKHHCT tại các cơ sở y tế ở một số nước như sau: ở Irak là 39,3%, Anh (30,5%), Brazil(41,1%), Australia(34,0%) và tại Việt nam là 30- 40% theo Nguyễn Đình Hường [16,25]. Năm 1991 tại hội nghị Washington đã thông báo số lần mắc bệnh viêm phổi mỗi năm trong 100 trẻ ở Ấn độ là 13,0, Kenia là 18,0, Thái lan là 7,0 , Mỹ là 3,0. Số lần mắc hàng năm ở Costarica là 5,9 (trẻ dưới 5 tuổi), và 7,2 (trẻ từ 1- 2 tuổi), ở Nigeria là 7,5, Ấn Độ là 5,6 và 5,3, Mỹ là 4,5 và 5,0. Chúng ta thấy tỷ lệ mắc NKHHCT mọi thể (nặng, nhẹ ) không có sự chênh lệch nhiều giũa các quốc gia nhưng số lần mắc viêm phổi là những thể nặng dể đưa đến tử vong ở các nước nghèo đang phát triển cao gấp 5 lần so với Hoa Kỳ [16]. Các số liệu trên chứng tỏ NKHHC là bệnh phổ biến các nước đang phát triển, bệnh có tỷ lệ mắc nhiều và tỷ lệ tử vong cao. Mặc dù tỷ lệ mắc NKHHCT cao nhưng có hơn 70% các trường hợp chỉ là nhiểm khuẩn hô hấp trên ( ho sốt đơn thuần), tức là không viêm phổi, còn khoảng 25 - 30 % trường hợp là viêm phổi ( theo phân loại của TCYTTG) [4 ].Theo số liệu thônh báo tại hội nghị Washinton (1999 ) chương trình NKHHC trẻ em. Tại Việt Nam: Tại Việt Nam NKHHC ở trẻ em cũng là bệnh có số lần mắc nhiều nhất trong năm, trung bình 3-5lần / trẻ / năm, hàng năm tính trên 1000 trẻ có 7 khoảng 3000- 5000 trẻ mắc bệnh ( Tổng kết hoạt động NKHHCT trẻ em giai đoạn 1996- 2004 ). Theo số liệu cập nhật của Phạm Quốc Vượng thì hàng năm tại Việt Nam có khoảng hơn 30 triệu lượt trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính các thể, trong đó có khoảng hơn 6 triệu lượt trẻ bị viêm phổi hoặc viêm phổi nặng [17 ] Tại viện bảo vệ sức khỏe trẻ em (Nguyễn Thu Nhạn và Nguyễn Văn Lộc,1981), tỷ lên bệnh đường hô hấp so với bệnh nhân chung là 44%[23] .Theo Thái thành Nhơn 1991 , tại Thành phố Hồ Chí Minh : số trẻ đến khám bệnh do hô hấp 138.020, do tiêu chảy 31.092, vào điều trị do hô hấp 24.258 và ỉa chảy 12.182, tại Huế tỷ lệ mắc NKHHCT trong tổng số trẻ em vào điều trị ở bệnh viện là 54,52% ( theo báo cáo của chương trình NKHHC năm 1998). Theo Nguyễn Tấn Viên và cộng sự , viêm phổi chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, trẻ càng nhỏ tỷ lệ tử vong càng cao 67,95%, trẻ có thể mắc bệnh nhiều lần trong năm. Trên cơ sở thu thập số liệu của một số nghiên cứu , Phạm Quốc Vượng đưa ra số lượt mắc của trẻ em là : Bảng 1.1 Số lƣợt mắc NKHHC tại Việt Nam Người nghiên cứu Năm nghiên Lượt mắc NKHHC ở trẻ dưới 5 cứu tuổi Đỗ Hứa và cộng sự 1989 1,6 lượt/trẻ/ năm ( trẻ <2 tuổi ) Hoàng Thị Hiệp và cộng sự 1995 3,3 lượt/trẻ/ năm Lê Văn Nhi 1995 7,8 lượt/trẻ/ năm Hoàng Văn Nên 1998 7,8lượt/trẻ/ năm Ở Việt Nam NKHHC ở trẻ em là bệnh đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc và tử vong. Theo Nguyễn đình Hường tỷ lệ mắc NKHHC đến khám tại các cơ sở y tế là 30- 40 %, theo báo cáo của Viện BVBMTE thì tỷ lệ mắc NKHHC vào điều trị là 44% và tử vong do đường hô hấp là 37,6% (cao nhất ) [31]. 8 NKHHCT là nguyên nhân hàng đầu nhập viện tại khoa nhi bệnh viện Bắc Ninh chiếm 49,72% ( Nguyễn Minh Hiệp, 1995), khoa nhi bệnh viện Thanh Hóa dao động từ 36-47% (Lê Văn Kế và cộng sự,1995) [25], khoa nhi bệnh viện Thái Bình 39,1% (Nguyễn Ngọc Duyên, 1995) [13] Nguyễn Cồ Việt và cộng sự (2000) điều tra tại 3 tỉnh Hà Nam- Đà Nẵng- Tây Ninh NKHHCT 65,8%, tiêu chảy 10,1%, các bệnh nhiễm trùng khác 9,4%, chấn thương tai nạn 2,1%, bệnh khác 12,6% ở trẻ dưới 5 tuổi [10]. Điều tra về mắc bệnh NKHHCT trẻ dưới 5 tuổi tại Phú Xuân- Hà Tây trẻ mắc Bệnh NKHHCT là 22,5%, tiêu chảy 2,1%, nguyên nhân khác 2,7% đa số là NKĐHHT [12] Tại địa phƣơng nghiên cứu : Tỉnh Thừa thiên Huế là một tỉnh như một số tỉnh miền trung ,tình hình phát triển kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn , thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước , tình hình thời tiết khá khắt nghiệt, luôn chiệu nhiều hậu quả của lụt bảo ,nhất là ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưởng còn cao 18,5% ( năm 2005 ), tỷ lệ trẻ em mắc NKHHCT còn phổ biến. Phú Xuân là một trong những xã của huyện Phú Vang, là một xã ven đầm phá ,là vùng thấp trủng, chiụ nhiều ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết khắc nghiệt, đời sống của nhân còn gặp nhiều khó khăn , thu nhập bình quân đầu người thấp , trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều, sự hiểu biết của các bà mẹ về các vấn đề chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế, do đó tỷ lệ trẻ mắc các bệnh, nhất là tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị NKHHCT còn khá cao. 1.2 Khái niệm và định nghĩa NKHHCT : 1.2.1 Khái niệm về NKHHCT: Theo quy định của TCYTTG, NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi là bao gồm các trường hợp nhiễm trùng ở : - Đường hô hấp trên, bao gồm : 9 * Tai giữa * Mũi Họng * Nắp thanh quản , mốc chia đường hô hấp trên và dưới. - Đường hô hấp dưới, bao gồm : * Thanh quản * khí quản * Hệ phế quản * Phế nang Nhiểm khuẩn hô hấp trên thường gặp các bệnh như ho, cảm lạnh, viêm họng, viêm VA, viêm Amidn, viêm tai giữa cấp v.v... Nhiểm khuẩn đường hô hấp trên thường nhẹ và ít gây tử vong. Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm cac bệnh như viêm thanh quản, viêm thanh khí phế quản , viêm tiểu phế quản, viêm phổi. NKHHC dưới thường nặng và dể gây tử vong, đặt biệt là chết do viêm phổi cấp tính chiếm 90% [4]. 1.2.2 Định nghĩa NKHHC : NKHHC là một nhóm bệnh rất đa dạng do vi khuẩn hoặc do víut gây ra trên toàn bộ đường hô hấp bao gồm từ mũi, họng , thanh khí phế quản đến nhu mô phổi. Một số bệnh thường gặp như cảm cúm, đau họng, đau tai, viêm phế quản và viêm phổi. 1.3 Một số phân loại NKHHCT : 1.3.1. Phân loại theo vị trí giải phẫu : Theo TCYTTG đưa ra là lấy nắp thanh quản làm ranh giới để phân chia nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (NKĐHHT) và nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (NKĐHHD)[4,25]. NKĐHHT: Tổn thương ở phía trên nắp thanh quản, thường là nhẹ, bao gồm các trường hợp như ho cảm lạnh, viêm tai giữa, viêm mũi họng, phần lớn các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em là viêm đường hô hấp trên chiếm 70-80 %[25]. 10 NKĐHHD : Tổn thương ở phía dưới nắp thanh quản, thường là nặng, bao gồm các trường hợp viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, NKĐHHD ít gặp hơn (20-30 %) nhưng thường là nặng , là nguyên nhân gây tử vong [25]. 1.3.2 Phân loại theo mức độ nặng nhẹ : NKHHCT ở trẻ em có thể có nhiều dấu hiệu lâm sàng như : sốt, viêm họng, chảy mủi nước, ho, nhịp thở nhanh, rút lỏm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, thở khò khè, tím tái....[25]. Nhưng theo TCYTTG thì có thể dựa vào các dấu hiệu cơ bản như ho, thở nhanh, rút lỏm lồng ngực và một số dấu hiệu khác để phân loại xếp theo mức độ nặng nhẹ của bệnh[25]. Gồm có 4 mức độ : * Không viêm phổi( NKHHCT thể nhẹ ) :Trẻ chỉ có dấu hiệu chảy mủi nước, ho, không cần dùng kháng sinh, chăm sóc tại nhà. * Viêm phổi (NKHHCT thể vừa) : Trẻ có dấu hiệu thở nhanh, dùng kháng sinh, có thể điều trị tại nhà ( trừ trẻ dưới 2 tháng tuổi ). * Viêm phổi nặng ( NKHHCT thể nặng ) : Trẻ có dấu hiệu rút lỏm lồng ngực, cần đưa trẻ dến ngay bệnh viện điều trị. * Bệnh rất nặng : Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu sau được phân loại là bệnh rất nặng, cần đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời : + Không uống được + Bỏ bú hoạc bú kém + Co giật + Sốt hoặc hạ nhiệt (đối với trẻ dưới 2 tuổi ) + Ngủ li bì khó đánh thức + Thở rít khi nằm yên + Suy dinh dưỡng nặng 1.3.3 Ho: 11 Ho là một phản xạ của cơ quan hô hấp để tống đờm giải ra ngoài làm thông thoáng đường thở khi bộ phận hô hấp bị viêm nhiểm. Phản xạ bắt đầu bằng sự kích thích thụ thể ho nằm dọc đường hô hấp. Nếu có vật lạ kích thích đường thở hoặc đường thở bị viêm nhiểm thì những thụ thể này bị kích thích và truyền lên trung tâm điều khiển ho ở vỏ não( hành tủy) bởi dây thần kinh phế vị và nhánh thần kinh thanh quản gây ho. Như vậy về mặt nào đó thì ho là có lợi ( tống đờm giải ra ngoài làm thông thoáng đường thở ). Các thụ thể ho phần lớn nằm ở vị trí có khả năng tiếp xúc lớn các ngã ba đưồng thở có kích thước lớn và vừa nằm ở đường hô hấp trên. Vì vậy trong viêm phổi thường ho không nhiều. Trên cơ sở đó có thể dựa vào ho dể phát hiện sớm các trường hợp NKHH khi trẻ bị viêm nhiểm đường hô hấp trên [5 ] 1.3.4.Thở nhanh: Thở nhanh là một phản ứng sinh lý đối với hiện tượng thiếu ôxy trong viêm phổi đồng thời khi phổi bị viêm lâu sẽ mất tính mềm mại và sự giãn nở của phổi kém, vì vậy buộc phải tăng nhịp thở. Muốn xác định nhịp thở nhanh phảo dựa trên cơ sở nhịp thở bình thường của trẻ tùy theo lứa tuổi. Trẻ càng nhỏ tuổi nhịp thở càng nhanh, lúc thức thở nhanh hơn lúc ngủ [7]. Từ nhịp thở bình thường của trẻ tùy theo lứa tuổi cộng thêm 10 nhịp ta sẽ có ngưỡng thở nhanh của 3 độ tuổi theo TCYTTG như sau : + Trẻ dưới 2 tháng tuổi : Trên 60 lần / phút + Trẻ từ 2 tháng - 12 tháng tuổi : Trên 50 lần / phút + Trẻ từ 12 tháng - 60 tháng tuổi : Trên 40 lần / phút Để xác định nhịp thở phải đếm nhịp thở trong 1 phút. Nếu nghi ngờ cần đếm lại lần thứ 2. Thở nhanh là dấu hiệu quan trọng và có giá trị để phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi ở cộng đồng cũng như ở bệnh viện. 1.3.5. Rút lõm lồng ngực: 12 Là lồng ngực ở phía dưới bờ sườn hoặc phần dưới xương ức rút lỏm khi trẻ hít vào. Nếu chỉ có phần mềm giữa các xương sườn hoặc vùng trên xương sườn rút lỏm thì không phải là rút lỏm lồng ngực. Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu chỉ rút lõm lồng ngực nhẹ thì chưa có giá trị chẩn đoán vì lồng ngực của trẻ nhỏ còn mềm, khi thở bình thường cũng có thể hơi rút lõm. Vì vậy rút lõm lồng ngực mạn mới có giá trị . Sở dĩ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực là do phổi bị tổn thương nhiều làm mất tính mềm mại, trẻ khó thở phải gắng sức để thở , các cơ hô hấp phải tăng cường hoạt động co bóp làm cho lồng ngực bị lõm vào. Vì vậy khi xuất hiện các dấu hiệu này chứng tỏ trẻ bị viêm phổi nặng. 1.3.6. Các dấu hiệu nguy kịch: Ngoài các dấu hiệu chính để phát hiện viêm phổi nói trên,TCYTTG còn hướng dẫn thêm cán bộ y tế cơ sở một số dấu hiệu nguy kịch khác. Nếu có một trong các dấu hiệu đó chứng tỏ trẻ bị bệnh rất nặng và cần phải đưa trẻ bệnh viện để chẩn đoán xác định và xử trí ngay. - Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi các dấu hiệu nguy kịch là : Bỏ bú hoặc bú kém, co giật, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm yên, sốt hoặc hạ nhiệt độ, thở khò khè. - Ở trẻ 2- 5 tháng tuổi các dấu hiệu nguy kịch là : không uống được, co giật, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm yên và suy dinh dưỡng ( SDD) nặng. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm nói trên là để giúp cán bộ y tế cơ sở và các bà mẹ biết theo dỏi phát hiện kịp thời để đưa trẻ đến bệnh viện ngay, chưa cần chẩn đoán chính xác là bệnh gì. 1.4. Nguyên nhân : 1. 4.1.Vi rus: Phần lớn NKHHCT ở trẻ em là do do nguyên nhân vius, chiếm 70 % , virus gây nhiểm khuẩn hô hấp chủ yếu là NKĐHHT trên, phổ biến là vào mùa 13 đông, loại và mức độ trầm trọng của bệnh chịu ảnh hưởng bởi một vài yếu tố bao gồm : tuổi, mùa trong năm, tình trạng miễm dịch của vật chủ, yếu tố môi trường. Hơn 200 virut có thể gây nên NKHHCT và Rhinoviruses chiếm hơn 1/3 của tất cả các loại virut. Những virut thường gặp gây bệnh NKHHCT ở trẻ em là : Virut hợp bào hô hấp hay gặp nhất (RSV) [9] Virut cúm, á cúm Virut sởi Adeno virus Rhino virus, Entero virus, Corrna virus và các loại virus khác. 1. 4.2. Vi khuẩn: Các loại Vi khuẩn thường gây nhiểm khuẩn hô hấp cấp tính thứ phát sau virut [4].Nhất là các nứoc đang phát triển thì khả năng bội nhiễm vi khuẩn có tỷ lệ rất cao, nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi NKHHCT do vi khuẩn thứ phát sau nhiễm virus ,trong đó hai nhóm vi khuẩn thường gặp là Hemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae. Tuy nhiên các yếu tố nguy cơ là những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm phổi ở trẻ em[4]. Theo nghiên cứu của nhiều nước phát triển và cả Việt nam thì vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi thường gặp là : Hemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Bordella, Klebsiella pneumoniae, Chlamidia trachomatis và các vi khuẩn khác [6 ]. 1.5.Một số yếu tố ảnh hƣởng đến NKHHCT 1.5.1 Thuốc lá: Viện hàn lâm nhi khoa Hoa kỳ cảnh báo rằng thuốc lá là một trong những nguồn ô nhiễm môi trường quan trọng nhất đe dọa đáng kể đến sức khỏe trẻ em theo David M Orestein (2000). Gần 90% những người không hút thuốc lá phát hiện có Nicôtin trong huyết tương do phơi nhiễm (PN) với môi 14 trường khói thuốc theo Nguyễn Văn Phượng (2001)[30]. Leeder cho biết số mắc viêm phổi hàng năm ở trẻ em nếu bố mẹ không hút thuốc lá 6,2% nếu có 1 người hút tỷ lệ viêm phổi tăng lên 9,7%, nếu cả hai cùng hút thì tăng lên đến 15,4% [25]. Gần đây Gurkaaf và cộng sự (2000) nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc thụ động lên sự sự phát triển viêm phế quản do virus hợp bào hô hấp (RSV) cho thấy trẻ em có viêm phế quản do RSV đã tìm thấy mức nicotin cao khi mẹ hoặc cả cha mẹ hút hơn trẻ cha mẹ không hút thuốc lá [32]. Nguy cơ viêm phổi cao gấp 2 lần ở trẻ thường xuyên phơi nhiễm khói thuốc lá (Tạ Thị Ánh Hoa, 1997) [16 ]. 1.5.2 Trọng lƣợng sinh dƣới 2500gram: Hiện nay mỗi năm có khoảng 120 triệu trẻ em mới sinh, phần lớn ở các nước đang phát triển (85% ) , trong đó trẻ có cân nặng dưới 2500g vào khoảng 22 triệu (21 triệu ở các nước đang phát triển ), tử vong phần lớn ở những trẻ này. Cân nặng lúc đẻ rất quan trọng vì nó xác định được khả năng thích nghi với môi trường mới xung quanh và phát triển của trẻ. Theo Bùi Đức Dương, Tô Anh Toán (2001) trẻ khi sinh cân nặng dưới 2500g mắc NKHHCT cao hơn 1,3 lần trẻ có cân từ 2500g trở lên [12]. Tìm hiểu yếu tố nguy cơ quanh đẻ ảnh hưởng đến NKHHCT ở trẻ sơ sinh cho thấy trẻ đẻ non, cân nặng thấp, nước ối bẩn, ngạt ngoài nguy cơ tử vong còn có nguy cơ mắc NKHHCT 2-3 lần so với trẻ đủ tháng, đẻ thường (Tô Thanh Hương,1994) [18] và Nguyễn Đình Hường,1999) [19]. Theo Lê thị Nga (2001) trẻ đẻ thấp cân có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất 75,9%, đẻ ngạt 62,5%, ối vỡ sớm 53,6%, trong đó tỷ lệ này thấp hơn 33,2% ở nhóm chứng [22]. Kết quả các nghiên cứu cho thấy chết do NKHHCT ở trẻ dưới 1 tuổi nếu khi sinh nặng dưới 2500g chiếm 2,64% của trẻ sống, trong khi nếu sinh nặng trên 2500g chỉ là 0,68% ( Trần Quỵ,2001)[25]. 15 1.5.3 Suy dinh dƣỡng Trẻ bị SDD rất dễ bị nhiễm trùng và làm cho tình trạng này ngày càng nặng. Hoàng Minh Thu, Trần Thị Biền ( 1994) nghiên cứu trên 200 bệnh nhân viêm phổi và 100 bệnh nhân không viêm phổi ở trẻ dưới 12 tháng cho thấy SDD là một yếu tố nguy cơ cao nhất trong viêm phổi [27] Chương trình ARI tỉnh Lạng Sơn tại hội nghị sinh hoạt khoa học Bộ y tế 1994 trẻ SDD mắc NKHHCT chiếm 40, 60 % [5]. SDD dễ bị viêm phổi và thời gian viêm phổi kéo dài hơn trẻ không bị SDD (Tạ Thị Anh Hoa, 1997), (Nguyễn Trung Trực, 1999) SDD làm tăng nguy cơ NKHHCT [28]. 1.5.4 Thiếu sữa mẹ: Một nghiên cứu ở Brazin (1985) cho thấy nếu nguy cơ tương đối của tử vong do viêm phổi ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ là 1 thì trẻ được nuôi bằng sữa mẹ và sữa bò là 1,2 và trẻ chỉ được nuôi bằng sữa bò là 3,3 [25]. Bú sữa mẹ trong thời gian ngắn (0-6 tháng ) làm tăng nguy cơ NKHH dưới và nhiểm trùng tại bệnh viện so với trẻ bú sữa mẹ dài hơn. Hoàng Minh Thu, Trần Thị Biền (1994) nghiên cứu thiếu sữa mẹ là yếu tố nguy cơ cao cho NKHHCT ở trẻ em dưới 12 tháng tại khoa nhi bệnh viện Xanhphôn - Hà Nội [27]. 1.5.5 Ăn dặm sớm: Ăn dặm sớm là ăn dần dần những thức ăn của người lớn kèm thêm với sữa mẹ. Thời kỳ ăn dặm là thời kỳ chuyển tiếp để trẻ thích nghi dần với chế độ ăn của người lớn, trong thời kỳ này trẻ thường bị nhiễm trùng như ỉa chảy, ho gà, sởi [1]. Trẻ ăn dặm sớm có tỷ lệ mắc NKHHCT cao hơn trẻ ăn dặm muộn từ 1,55- 2,13 lần ( Nguyễn Đình Hường, 1999) [19]. 16 1.5.6 Tiêm chủng không đầy đủ: Hàng năm ở các nước đang phát triẻn có khỏng 6 triệu trẻ em chết do 6 bệnh được bảo vệ trong chương trình tiêm chủng mở rộng (CT TCMR) trong đó có 2,2 triệu trẻ em chết do sởi, 1,6 triệu trẻ chết do ho gà, 1,2 triệu chết do uón ván sơ sinh. Do vậy hiện nay TCYTTG kêu gọi tất cả các quốc gia bằng mọi nỏ lực chủng ngừa cho trẻ em dưới 1 tuổi đối với 6 bệnh hiểm nghèo: Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván ,Sởi và bại liệt. Chương trình TCMR ở Việt Nam đã dược bắt đầu từ năm 1981 đến nay thực hiện trên toàn quốc, đã tiến đến thanh toán bệnh Bại liệt và loại trừ bệnh Uốn ván sơ sinh,đã đưa thêm vaccin Viêm ganB, Viêm não Nhật Bản Bvà CTTCMR cho trẻ em [2]. Nhóm trẻ tiêm chủng không đầy đủ có nguy cơ NKHHCT cao hơn trẻ tiêm chủng đầy đủ, theo Hoàng Minh Thu và cộng sự (1994) đối với trẻ em dưới 12 tháng [27]. Bùi Đức Dương, Tô Anh Toàn (2001) nhóm trẻ tiêm chủng không đầy đủ mắc 25,5% so với nhóm tiêm chủng đầy đủ mắc 22,4% đối với trẻ dưới 5 tuổi [12]. 1.5.7. Tuổi nhỏ: Tuổi trẻ càng nhỏ thì tỷ lệ mắc NKHHCT càng cao, trẻ từ 0-3 tuổi chiếm 60,60% ( chương trình ARI tỉnh Lạng Sơn- 1994 ). Một nghiên cứu của Lê Thị Nga và cộng sự (1998) về tình hình bệnh NKHHCT ở trẻ em dân tộc Sán Dìu và Mông (Thái Nguyên và Hà Giang) tuổi từ 0-12 tháng là chiếm cao nhất 62,9% [21]. Tại khoa nhi bệnh viện Bắc Ninh 81% là trẻ 2-11 tháng, 15% trẻ 1-4 tuổi mắc NKHHCT theo Nguyễn Minh Hiệp (1998) [15]. 1.5.8. Số con đông trong gia đình: Gia đình đông con từ 3 con trở lên mác NKHHCT 38,20% [5]. Gia đình có từ 5con trở lên mắc NKHHCT cao 2,47 lần hơn gia đình có 1 con và 2,06 lần hơn gia đình có 2 con (Bùi Đức Dương , Tô Anh Toàn, 2001) [12]. 1.5.9. Các yếu tố chăm sóc trẻ: 17 Nhà trẻ là một giai đoạn quyết định của sự phát triển nhân cách trẻ trong mức độ nó phủ kín các thời kỳ nhạy cảm như Montessori đã nói, những thời kỳ cho phép tiếp xúc với thế giới bên ngoài một cách đặt biệt mãnh liệt với trẻ , mọi cái đều hứng thú và sống động. Nhưng nhà trẻ cũng là môi trường đông đúc cho nên sự chăm sóc trẻ tại nhà trẻ cũng làm tăng nguy cơ NKHHCT. Đối với những trường hợp trẻ không được mẹ chăm sóc ( do mẹ đi làm việc ngoài gia đình ) thì nguy cơ NKHHCT tăng lên. Nguy cơ NKHHCT tăng lên theo thời gian người mẹ vắng nhà kể từ lúc sinh trẻ , thời gian ít hơn 25% so với thời gian trong ngày. Ngoài ra, môi trường chung quanh làng mạc, khu phố, nơi trẻ sinh hoạt, tuổi và kiến thức của bà mẹ, điều kiện kinh tế gia đình cũng đều ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em và trẻ dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt là NKHHCT. Suy dinh dưỡng Kinh tế gia đình Tiếp xúc với không khí Trẻ đẻ non, sinh khó, bị ô nhiễm : Khói thuốc lá, khói bếp Yếu tố nguy cơ của NKHHCT thấp Thiếu kiến thức nuôi dưỡng Chăm sóc trẻ kém Tuổi nhỏ Tiêm chủng không đầy đủ Ăn dặm sớm, ỉa chảy 18 thiếu sữa mẹ. Cân nặng lúc đẻ Sơ đồ 1.1. Các yếu tố nguy cơ đến NKHHCT 1.6. Tầm quan trọng của NKHHCT: NKHHCT là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh và tử vong ở trẻ em, tại hội nghị tổng kết hoạt động chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (ARI) quốc gia năm 1998 theo Nguyễn Thanh Vân ở Việt Nam số liệu thống kê tại các tuyến bệnh viện cho thấy NKHHCT chiếm khoảng 1/3 tổng số trẻ đến khám ở các phòng khám và chiếm khoảng 30- 40 % tổng số trẻ phải nhập viện , số tử vong do viêm phổi tại các bệnh viện từ tuyến Huyện đến Trung ương chiếm 30-50 % trong tổng số tử vong chung [38]. Với tầm quan trọng như vậy, TCYTTG đề xuất tổ chức chương trình phòng chống NKHHCT ở trẻ em từ năm 1981. Ở Việt nam chương trình được triển khai từ năm 1984 là chương trình quốc gia thứ 2 được thành lập trên thế giới và là chương trình đầu tiên ở châu Á [6]. Mục tiêu của chƣơng trình là : Giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi của trẻ em dưới 5 tuổi bằng cách trước mắt là tổ chức TCMR ngừa 6 bệnh lây nguy hiểm (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi và bại liệt) , thực hiện tốt chương trình phòng chống SDD, hướng dẫn cán bộ y tế cơ sở điều trị tốt các bệnh về tai mũi họng để hạn chế vi trùng vào phổi, lâu dài tùy điều kiện kinh tế , cải thiện môi trường sống sạch , ít bụi , ít khí độc, thoáng mát...[16]. Giảm tỷ lệ tử vong của viêm phổi nặng bằng cách phát hiện sớm bệnh viêm phổi, tích cực điều trị ngay tại tuyến y tế cơ sở và cấp cứu kịp thời các trường hợp nặng tại bệnh viện gần nhất. Đây cũng là mục tiêu của chương trình quốc gia phòng chống NKHHCT trẻ em. Việc điều trị các trường hợp viêm phổi nặng khá phức tạp và tốn kém, trong khi đó việc phát hiện sớm viêm phổi cũng như việc phòng chống 19 NKHHCT có thể thực hiện được ngay tại cộng đồng nhờ các biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu. Chương trình ARI tại Việt Nam ,có thể nói là đã đạt được những kết quả nhất định trong việc giảm tỷ lệ cho trẻ em mắc NKHHCT qua hàng năm, mặc dù cho đến nay tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi do NKHHCT vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tử vong chung ở trẻ em. Số liệu tổng kết năm 2001, toàn quốc có 7.345.835 trẻ dưới 5 tuổi được bảo vệ, trong đó mắc bệnh NKHHCT là 2.350.227 với tần suất 0,3/ trẻ và tử vong do NKHHCT là 625/1700 tử vong chung[17]. Chiến lược hoạt động của chương trình để đạt các mục tiêu gồm các hoạt động sau: huấn luyện cho cán bộ y tế các tuyến về khả năng xữ trí NKHHC theo phát đồ của tổ chức y tế thế giới , truyền thông giáo dục cho các bà mẹ để nhận biết các dấu hiệu của bệnh cũng như chăm sóc trẻ bệnh tại nhà , giám sát các hoạt động của chương trình, cung cấp thuốc và các trang thiết bị tại các tuyến y tế cơ sở. Trong những năm trở lại đây chương trình đã thực hiện được cơ bản các hoạt động trên một cách khá tốt , góp phần đem lại những kết quả khả quan Một vấn đề hiện nay là cần đi sâu vào việc loại bỏ các yếu tố nguy cơ liên quan đến NKHHCT đối với trẻ em, đây là một vấn đề có ý nghĩa trước mắt cũng như lâu dài , đó là việc xác định cụ thể từng loại nguy cơ tại từng vùng , dựa vào điều kiện , hoàn cảnh từng nơi mà có các biện pháp giãi quyết triệt để các yếu tố nguy cơ để phòng bệnh và góp phần làm giảm tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong do NKHHCT ở trẻ em, nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi. CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng