Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tình hình cung cấp nước sinh hoạt ở thị trấn thuận an, huyện phú vang...

Tài liệu Nghiên cứu tình hình cung cấp nước sinh hoạt ở thị trấn thuận an, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
7
1133
76

Mô tả:

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Nước đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự sống nói chung và cuộc sống của con người nói riêng. Ở đâu có nước thì dường như ở đó có sự sống. Hầu hết các hoạt động sống của chúng ta, như sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, vệ sinh… đều liên quan tới nước Chất lượng và số lượng nước dùng sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, môi trường sống của chúng ta đang ngày càng ô nhiễm, nặng nề nhất là môi trường nước. Thêm vào đó là tác động của biến đổi khí hậu, đã làm cho việc cung cấp nước sinh hoạt đang ngày càng trở nên khó khăn. Nhất là đối với các vùng cao, hoang mạc và các vùng ven biển. Vùng ven biển phải gánh chịu ô nhiễm từ những vùng cao hơn, lại chịu tác động của mực nước biển đang ngày càng dâng cao, sự xâm lấn của cát. Vì thế phải có những chính sách, quy hoạch, chương trình hợp lý, lâu dài để cung cấp nước sạch sinh hoạt cho cư dân ven biển. Từ những lý do đó tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu tình hình cung cấp nước sinh hoạt ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh TT Huế ”. Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu cơ sở thực tiễn và lý luận về quy hoạch, kế hoạch quản lý và sử dụng nước sinh hoạt ở địa phương. - Tìm hiểu, đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt, nhu cầu, ý kiến, nguyện vọng của người dân, từ đó đánh giá lợi ích của việc sử dụng nước máy. - Nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc cung cấp cùng như sử dụng nước sinh hoạt phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Thuận An. Dữ liệu thu thập: Số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ Ủy ban Nhân dân thị trấn Thuận An, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Công ty cung cấp thoát nước Thừa Thiên Huế và Nhà máy nước Phú Dương. Số liệu sơ cấp từ quá trình điều tra hộ. Tham khảo sách, báo tạp chí liên quan, các trang web. Phương pháp nghiên cứu: i Để hoàn thành bài khoá luận này tôi đã sử dụng một số phương pháp: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu. Phương pháp điều tra hộ. Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu chung về nước sạch, tiêu chuẩn nước sạch sinh hoat, sự phân bố cùng như sự khan hiếm của nước trên thế giới, Việt Nam và khu vực nghiên cứu. Tìm hiểu tình hình cung cấp nước sạch sinh hoạt của Công ty cung cấp thoát nước Thừa Thiên Huế và Nhà máy nước Phú Dương, độ bao phủ, doanh thu, chi phí trong những năm gần đây,từ đó đánh giá hiệu quả của việc cung cấp nước. Tìm hiểu tình hình sử dụng nước sinh hoạt và vệ sinh ở khu vực thị trấn Thuận An, mước độ ô nhiễm, mức độ hài lòng về hệ thống cung cấp nước máy ở khu vực. Phân tích những thuận lợi, khó khăn của khu vực trong công tác xây dựng, cung cấp nước máy, qua đó đề ra giải pháp, phương hướng để cung cấp nước sạch sinh hoạt lâu dài cho người dân. ii PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Như ta đã biết, nước bao phủ khoảng 70,8% bề mặt Trái Đất, trong đó 2,5% là nước ngọt, và phân bố gần như trải khắp thế giới. Chính vì sự dồi dào đó mà trong một thời gian dài chúng ta cứ lầm tưởng nước là tài nguyên vô hạn, sử dụng phung phí và lơ là trong việc bảo nguồn nước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, và tăng mức sống, con người ngày càng làm môi trường bị ô nhiễm. Dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm và những biến đổi khác đã thay đổi sự phân bố nước, làm cho nguồn nước sạch cho con người sử dụng ngày khan hiếm. Năm 1990, kết quả nghiên cứu về : “ Nguồn nước bền vững: Dân số và Tương lai của nguồn cấp nước tái tạo.” cho thấy có hơn 350 triệu người sống ở các nước bị căng thẳng hoặc khan hiếm về nước (mỗi năm/ mỗi người được dưới 1700 m3 nước). Hiện nay số người không có nước sinh hoạt đã lên đến hơn 1 tỷ. Số người lâm vào hoàn cảnh này sẽ tăng lên gấp 3 lần vào năm 2025 tức khoảng từ 2,8 tỷ đến 3,3 tỷ người tương đương khoảng gần một nửa dân số thế giới. Chính vì thế vấn đề nước sạch đang là vấn đề bức xúc thu hút sự quan tâm của tất cả các cộng đồng người trên thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển và chậm phát triển. Hầu hết các nguồn nước ngọt trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đều bị ô nhiễm ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Ta biết rằng, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm là nguồn gốc chủ yếu gây ra các bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ và lao động của người dân, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, ảnh hưởng lâu dài đến các thệ hệ mai sau. Trước tình hình đó, ngày 03/12/1988, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 237/1988/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nhà nước ta cũng đã ban hành Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật bảo vệ môi trường và nhiều văn bản pháp quy về việc cung 2 cấp nước sạch cho nông thôn, miền núi, thị trấn, thị xã; việc bảo về các nguồn nước, các hệ thống cấp nước, thoát nước, các công trình vệ sinh và thực hiện các quy định về vệ sinh công cộng ở nhiều địa phương còn bị hạn chế. Nhiều vùng nông thôn còn rất khó khăn về nước uống và nước sinh hoạt. Nguồn nước mặt trong kênh, rạch, ao, hồ ở nhiều nơi bị ô nhiễm nặng nề. Nguồn nước ngầm tại không ít giếng khoan cũng bị mặn hoá, phèn hoá, trữ lượng nước bị cạn kiệt do bị khai thác quá mức. Huyện Phú Vang là một huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế, là vùng đất trũng, lượng mưa trung bình trong năm là 2500-3000 mm. Trong những năm gần đây Phú Vang đã và đang có những bước nhảy lớn, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Tốc độ gia tăng dân số cũng khá cao. Do đặc điểm tự nhiên, huyện thuộc hạ lưu của dòng sông Hương nên gánh chịu nhiều nguồn ô nhiễm khác nhau của thành phố Huế như chất thải công nghiệp, sinh hoạt và chất thải của bệnh viện rất nghiêm trọng …Và các hoạt động kinh tế, sinh hoạt khác đang làm cho chất lượng nước ngọt của Huyện Phú Vang bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, trong nhiều năm qua các cấp lãnh đạo đều quan tâm giải quyết nguồn nước sạch cho nhân dân Phú Vang. Trong một thời gian dài, Chương trình nước sinh hoạt nông thôn với sự tài trợ của UNICEF đã khoan cho nông dân hàng nghìn giếng khoan lắp bơm tay. Tuy nhiên rất nhiều trong số đó đã không còn hoạt động nữa do kỹ thuật. Mặt khác, nghiên cứu của các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng loại hình giếng khoan tay này là một tác nhân gây phá huỷ môi trường rất mạnh, vì do đa số chúng không được xử lý kỹ thuật tốt – chúng là con đường dẫn nước chất lượng xấu ở bên trên xâm nhập xuống tầng nước chính bên dưới, gây phá huỷ chất lượng nước các tầng sâu. Chính vì tình trạng ấy mà trong những năm gần đây, Trung ương và tỉnh cũng không khuyến khích phát triển mô hình cấp nước cho hộ gia đình bằng các giếng khoan tay nữa. Việc cấp nước sinh hoạt cho công dân ngoại thành được thực hiện bằng mô hình “hệ thống cấp nước tập trung”, còn được gọi là nhà máy nước mini. 3 Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, đến nay huyện Phú Vang đã xây dựng được hệ thống cấp nước tập trung, nhà máy nước Phú Dương với tổng công suất là 7900 m3/ng.đ. Hệ thống này đã giải quyết được một phần nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, so với dân số hơn 182.336 người thì lượng nước đó vẫn còn thiếu nhiều. Một số xã vẫn chưa có hệ thống cấp nước. Với những xã đông dân thì một nhà máy mini là không đủ. Để giải quyết nhu cầu nước sạch cho nhân dân huyện Phú Vang thì trong tương lai cần có thêm nhà máy nước mini với quy mô khác nhau nữa. Thuận An là vùng thấp nhất của huyện, chính vì vậy mà nguồn nước ngọt chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của mạch nước ngầm bị ô nhiễm. Lăng mộ dày đặt cũng làm thóa hóa và biến chất nguồn nước ngầm, lại bị xâm lấn của nước biển làm nhiễm phèn, nhiễm mặn. Trong những năm gần đây thị trấn Thuận An đã thay đổi diện mạo toàn diện. Tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến mọc lên đòi hỏi một lượng nước sạch lớn. Hơn nữa, với lợi thế có bờ biển dài và đẹp, Thuận An đang chuyển đổi mở rộng và phát triển ngành du lịch liên kết trong tuor du lịch các thắng cảnh, di tích ở Huế. Nhà hàng, khách sạn… sẽ mọc lên trong một tương lai không xa. Như đã biết, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của một khách du lịch là gấp 10 lần một người dân địa phương. Chính vì vậy mà vấn đề quy hoạch, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch ở thị trấn Thuận An từ bây giờ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Muốn quy hoạch và cung cấp nước có hiệu quả, chúng ta cần nắm rõ thực trạng sử dụng nước ở địa phương, cũng như tạp quán, nhu cầu, nguyện vọng… của người dân để làm cơ sở. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình cung cấp nước sinh hoạt ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Tìm hiểu cơ sở thực tiễn và lý luận về quy hoạch, kế hoạch quản lý và sử dụng nước sinh hoạt ở địa phương. 4 - Tìm hiểu, đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt, nhu cầu, ý kiến, nguyện vọng của người dân, từ đó đánh giá lợi ích của việc sử dụng nước máy. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc cung cấp cùng như sử dụng nước sinh hoạt phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Thuận An. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương pháp điều tra chọn mẫu Tiến hành điều tra 50 hộ ngẫu nhiên tại 10 thôn Hải Thành, Minh Hải, An Hải, Tân Cảng, Tân Lập, Tân Bình, Tân Mỹ, Tân An, Tân Dương và Duyên Trường. Theo nguyên tắc cách 3 hộ phỏng vấn một hộ. 3.2 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp Phỏng vấn cán bộ UBND thị trấn Thuận An về tình hình cung cấp và sử dụng nước sạch địa bàn. 3.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu Những tài liệu thứ cấp có thể thu thập được là: - Báo cáo tình hình cung cấp nước máy của công ty cấp thoát nước tỉnh Thừa Thiên Huế và của nhà máy nước Phú Dương, huyện Phú Vang. - Sơ đồ, bản đồ vị trí nghiên cứu. - Tài liệu về tình hình kinh tế – xã hội của huyện cũng như của thị trấn Thuận An. - Các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước; các chiến lược phát triển hệ thống cấp nước nông thôn và ven đô của thành phố Huế và thị trấn Thuận An. 3.4 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Phỏng vấn ông Trần Văn Lam, cán bộ Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn về kinh nghiệm cung cấp nước sạch cũng như tình hình chung cung cấp nước sạch tại khu vực thị trấn Thuận An 3.5 Phương pháp phân tích thống kê Xử lý số liệu thô thu thập được. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Các hộ gia đình sinh sống hoạt tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị trấn Thuận An. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh TT Huế. - Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2007 đến năm 2010 và số liệu sơ cấp được điều tra năm 2010. - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá tình hình cũng như hiệu quả sử dụng nước sinh hoạt ở thị trấn Thuận An. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất