Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thực trạng vệ sinh trường học và sức khỏe học sinh các trường tiểu họ...

Tài liệu Nghiên cứu thực trạng vệ sinh trường học và sức khỏe học sinh các trường tiểu học quận thanh xuân năm học 2010-2011

.DOC
50
1023
90

Mô tả:

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh luôn là mối quan tâm hang đầu của toàn xã hội.Cho tới nay ,đã có nhiều văn bản, chỉ thị ,quyết định do Thủ tướng Chính phủ, hai Bộ Y tế và Bộ Giao dục Đào tạo ban hành chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhằm tăng cường công tác y tế tại trường học. Đặc biệt bên cạnh đó, nhiều tổ chức quan tâm đã và đang có các chương trình dự án tài trợ nhằm nâng cao sức khỏe trường học như Quĩ Nhi đồng liên hiệp quốc(UNICEF), Tổ chức y tế thế giới(WHO), tổ chức Plan tại Việt Nam, Tổ chức mắt hột quốc tế.v.v.v Trường học chính là môi trường để các em phát triển toàn diện về tinh thần, thể chất, hình thành nhân cách, đạo đức ...giúp các em khôn lớn trưởng thành, trở thành người công dân có ích cho đất nước. Trên thực tế đa số bệnh ở tuổi trưởng thành đều bắt nguồn từ tuổi học đường như cận thị, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng,..Hơn nữa, các em rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như:Cúm, sởi, quai bị, đau mắt. Những vấn đề sức khỏe này sẽ làm ảnh hưởng bất lợi đến học tập và trưởng thành của các em. Do đó, để hạn chế tới mức tối đa những ảnh hưởng bất lợi lên sự phát triển thể lực, sức khỏe, trí tuệ của các em cần phải có một hệ thống y tế học đường để chăm lo giáo dục cho lứa tuổi học đường, và vấn đề vệ sinh học đường bắt đầu ngày càng được quan tâm đúng mức. Vệ sinh học đường không chỉ quan tâm đến các bệnh học đường mà còn quan tâm đến cách tổ chức xây dựng trường, lớp, các phương tiện dụng cụ học tập của học sinh giúp các em có điều kiện tốt nhất để học tập đạt kết quả cao. 2 Theo tài liệu vệ sinh học đường của Bộ y tế năm 2002, y tế trường học gồm 5 nội dung là vệ sinh học đường, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chống các bệnh thường gặp khác, nha học đường (chăm sóc vệ sinh răng miệng ) và sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh.Tuy nhiên việc thực hiện các nội dung này ở các trường học hiện nay còn chưa đồng nhất và nhiều bất cập. Cho tới nay đã có một số nghiên cứu về VSTH, sức khoẻ học sinh của các tác giả như Nguyễn Võ Kỳ Anh [1], Trần Văn Dần [16], [17], Vũ Đức Thu [43], Đặng Anh Ngọc [31], Hoàng Văn Tiến [44], [45], Nông Thanh Sơn [36], Phạm Văn Hán [24] nhưng chủ yếu nhỏ lẻ và tập trung nghiên cứu về các bệnh học đường như cận thị, cong vẹo cột sống. Mô hình bệnh tật của HS hiện nay chưa được nghiên cứu đầy đủ, toàn quốc chưa có số liệu chính thức [46], [56]. Chính vì vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống về vệ sinh trường học và sức khỏe học sinh tại nước ta là một nhiệm vụ cần thiết, nó giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao sức khỏe học sinh trong thời gian tới. Quận Thanh Xuân là một quận thuộc nội thành Hà Nội. Cho tới nay, chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào tại quận về vệ sinh trường học và sức khỏe học sinh. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng vệ sinh trường học và sức khỏe học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân năm học 2010-2011 “ với các mục tiêu sau đây: 3 1. Mô tả thực trạng vệ sinh trường học tại các trường tiểu học quận Thanh Xuân – Hà Nội năm học 2010-2011 2. Mô tả thực trạng sức khỏe học sinh tại các trường tiểu học quận Thanh Xuân – Hà Nội năm học 2010 -2011 Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện vệ sinh trường học và nâng cao sức khoẻ học sinh. 4 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về y tế trường học, vệ sinh trường học 1.1.1. Khái niệm y tế trường học Trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều tên gọi khác nhau về y tế trường học. Tại Việt Nam có khác thuật ngữ được sử dụng là y tế trường học, y tế học đường, VSTH, sức khoẻ học đường, sức khoẻ trường học, trường học nâng cao sức khoẻ [2], [5], [6], [10], [11], [12], [29], [37], [46], [51], [52], 53], [56], [57]. Theo WHO “Y tế trường học hay Trường học nâng cao sức khỏe là trường học trong đó cả lời nói và việc làm đều có những hoạt động hỗ trợ và cam kết thúc đẩy sức khoẻ toàn diện cho tất cả mọi thành viên trong cộng đồng nhà trường từ tình cảm, xã hội, thể chất đến các vấn đề đạo đức” [6], [9], [72]. Có bốn nội dung hoạt động cơ bản của mô hình trường học NCSK. Các nội dung này có sự liên quan và hỗ trợ lẫn nhau, đó là: nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe trong trường học, tổ chức các dịch vụ sức khỏe trong trường học, xây dựng cơ sở vật chất, môi trường học đường và thực hiện các chính sách nâng cao sức khỏe học đường [6], [70], [73]. Trong đó nghiên cứu này có đề cập đến hai trong bốn nội dung: - Tổ chức các dịch vụ sức khoẻ trường học bao gồm:  Khám và sơ cứu những trường hợp ốm đau hoặc tai nạn.  Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các trường hợp bị bệnh, lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh. Đặc biệt cần quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (trẻ bị bỏ rơi, có vấn đề về tâm lý, hay bị đánh đập…) để có biện pháp chăm sóc giúp đỡ. 5  Triển khai các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu (như chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống giun sán, phòng chống suy dinh dưỡng)  Thực hiện chương trình nha học đường và giáo dục nha khoa, mắt học đường và giáo dục phòng chống tật cận thị.  Có tủ thuốc, có thầy thuốc phục vụ thường xuyên tại phòng sức khoẻ trường học (còn gọi là phòng y tế nhà trường).  Tham gia bảo hiểm sức khoẻ học sinh. - Xây dựng cơ sở vật chất và môi trường trong trường học, bao gồm:  Lớp học có trang thiết bị đúng quy cách.  Có sân chơi, bãi tập, dụng cụ phương tiện luyện tập thể dục thể thao đảm bảo an toàn.  Có công trình vệ sinh, nước sạch đảm bảo hợp vệ sinh.  Đảm bảo có đủ nước uống sạch.  Thu gom, xử lý rác và nước thải hàng ngày.  Trồng cây ở sân, vườn trường.  Đảm bảo VS an toàn thực phẩm, nhất là các trường học nội trú, bán trú. 1.1.2. Khái niệm về vệ sinh trường học 1.1.2.1. VSMT trong trường học Theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về vệ sinh môi trường trong trường học như sau: - Diện tích khu trường trên một học sinh: Trường phải đủ rộng để làm chỗ học, sân chơi, bãi tập và trồng cây xanh. 6 Ở các vùng nông thôn, miền núi diện tích trung bình không dưới 10m2 cho một học sinh. Ở các thành phố, thị xã trung bình không dưới 6m 2 cho một học sinh. Trong đó: Diện tích để xây dựng các loại công trình chiếm từ 20% đến 30%. Diện tích để trồng cây xanh từ 20% đến 40%. Diện tích để làm sân chơi, bãi tập … từ 40% đến 50%. Sân trường phải bằng phẳng, rộng rãi, có rãnh thoát nước tốt, không bị lầy lội, ứ đọng nước khi trời mưa. Sân được lát bằng gạch, láng xi măng hoặc bằng đất nện chặt. - Đối với hệ thống cung cấp nước Nước là một thành phần không thể thiếu đối với đời sống và nhu cầu sinh lý con người. Vì vậy nước phải đảm bảo hai yêu cầu: Đủ và sạch. Nước sạch ở trong trường học dùng để uống (khi đun sôi) và để rửa, vệ sinh sau khi ra chơi hoặc sau buổi lao động, tập thể dục. + Cung cấp nước sạch để tắm rửa: Có thể sử dụng nước máy hoặc nước giếng. Nếu dùng nước máy thì mỗi vòi cho 200 học sinh trong 1 ca học. Nếu dùng nước giếng thì từ 4 đến 6 lít cho 1 học sinh trong 1 ca học. + Cung cấp nước uống: Có đủ nước sạch đã được đun sôi hoặc nước lọc để cho học sinh uống trong thời gian học tại trường. Về mùa hè: đảm bảo bình quân mỗi học sinh mỗi ca học có 0,3 lít. Về mùa đông: đảm bảo bình quân mỗi học sinh mỗi ca học có 0,1 lít. Căng tin phục vụ nước chè, nước giải khát phải đảm bảo chất lượng vệ sinh và an toàn. - Đối với hệ thống thoát nước 7 Nhà trường phải có hệ thống cống rãnh kín để dẫn thoát nước mưa, nước thải từ trường vào hệ thống cống chung. - Khu vệ sinh Ở những nơi có điều kiện (thành phố, thị xã, thị trấn…) xây dựng nhà tiêu tự hoại hoặc bán tự hoại, có vòi nước rửa tay. Ở các vùng khó khăn tốt nhất là sử dụng nhà tiêu hai ngăn hợp vệ sinh. Riêng vùng sâu, vùng xa có thể dùng nhà tiêu khô cải tiến. Số lượng hố tiêu bình quân từ 100 đến 200 học sinh trong mỗi ca học có 1 hố tiêu (nam riêng, nữ riêng, giáo viên riêng, học sinh riêng). Hố tiểu: Bình quân trong mỗi ca học đảm bảo 50 học sinh có 1 mét chiều dài hố tiểu [48]. - Thu gom và xử lý rác Rác thải trong nhà trường tuy không nhiều, rác độc hại hầu như không có mà chủ yếu là giấy loại, lá cây, túi nhựa, có thể có các mảnh thuỷ tinh, sắt, thép và đất đá. Cần giáo dục cho học sinh có ý thức thu gom, xử lý rác đúng quy định [55]. Ở các thành phố, thị xã, thị trấn, trường học phải có thùng chứa rác. Hàng ngày thu gom rác từ các lớp học và rác khi làm vệ sinh. Mỗi phòng học, phòng làm việc phải có sọt chứa rác. 1.1.2.2. Yêu cầu về vệ sinh lớp học trong trường học Theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về vệ sinh trường học: - Diện tích phòng học cho một học sinh: Trung bình từ 1,10m2 đến 1,25m2 cho một học sinh. - Kích thước phòng học Chiều dài không quá 8,5m, chiều rộng không quá 6,5m, chiều cao 3,6m. 8 - Điều kiện chiếu sáng phòng học Chỉ số chiếu sáng phòng học: 1/4 -1/5. Chỉ số chiếu sáng phòng học là tổng diện tích các cửa sổ có nguồn sáng tự nhiên lọt qua chia cho tổng số diện tích phòng học, không kể diện tích cửa ra vào và trừ bớt phần trăm diện tích cửa sổ nếu có (trừ 10% diện tích cửa sổ nếu chấn song sắt, 15% nếu chấn song gỗ) [55]. Phòng học cần đảm bảo độ chiếu sáng đồng đều không dưới 100 lux. Riêng phòng học có học sinh khiếm thị thì độ chiếu sáng không dưới 300 lux. + Chiếu sáng tự nhiên: Phòng học phải được chiếu sáng tự nhiên đầy đủ. Hướng để lấy ánh sáng tự nhiên chủ yếu là hướng Nam (cửa sổ ở phía không có hành lang) về phía tay trái của học sinh khi ngồi viết. Tổng số diện tích các cửa được chiếu sáng không dưới 1/5 diện tích phòng học. Cửa sổ phải có cửa chớp, cửa kính để che nắng và cản mưa, gió lạnh thổi vào. + Chiếu sáng nhân tạo: Để hỗ trợ khi phòng học thiếu ánh sáng tự nhiên cần chiếu sáng nhân tạo. Số lượng bóng đèn chiếu sáng như sau: Nếu là bóng đèn tóc thì cần 4 bóng, mỗi bóng có công suất từ 150W đến 200W treo đều ở 4 góc. Nếu là bóng đèn neon thì treo 6 - 8 bóng, mỗi bóng dài 1,2m. Các bóng đèn treo ở độ cao cách mặt bàn học 2,8m. Trần của phòng học quét vôi trắng, tường quét vôi mầu vàng nhạt. - Điều kiện về bàn ghế học sinh + Bàn ghế phải đủ rộng, chắc chắn, các góc cạnh bàn phải tròn, nhẵn đảm bảo an toàn. 9 + Tổ hợp bàn ghế của học sinh liên quan chặt chẽ đến tư thế ngồi học, trường thị giác trên bảng và cảm giác thoải mái khi ngồi nghe giảng, nhìn bảng và viết bài, đến sự tập trung tư duy, tiếp thu tri thức. Kích thước của tổ hợp này cần chú ý đặc biệt đến chiều cao, chiều dài, chiều sâu của bàn ghế. + Kích thước (chiều cao, bề rộng, chiều sâu) của bàn và ghế phải tương ứng với nhau đồng thời phải phù hợp với tầm vóc của học sinh. Các chỉ số (cm) Chiều cao bàn Chiều cao ghế Hiệu số chiều cao I 46 27 19 II 50 30 20 Cỡ bàn và ghế III IV 55 61 33 38 22 23 V 69 44 25 VI 74 46 28 giữa bàn và ghế Hiệu số chiều cao giữa bàn và ghế được đo bằng hiệu số giữa chiều cao của bàn tính từ mặt đất đến mép sau của bàn trừ chiều cao ghế tính từ mặt đất đến mép trước của ghế. Loại I giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,00m đến 1,09m. Loại II giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,10m đến 1,19m. Loại III giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,20m đến 1,29m. Loại IV giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,30m đến 1,39m. Loại V giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,40m đến 1,54m. Loại VI giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,55m trở lên. Bàn học thích hợp nhất là loại bàn 2 chỗ ngồi, mỗi chỗ ngồi rộng không dưới 0,5m. Ghế học phải rời với bàn và có thành tựa. Cách kê bàn ghế trong phòng học: Bàn đầu đặt cách bảng từ 1,7m đến 2m. Bàn cuối cùng cách bảng không quá 8m. - Điều kiện về bảng học + Bảng cần được chống loá. 10 + Kích thước: Chiều dài từ 1,8m đến 2,0m. Chiều rộng từ 1,2m đến 1,5m + Mầu sắc bảng: Màu xanh lá cây hoặc mầu đen (nếu viết bằng phấn), mầu trắng nếu viết bằng bút dạ bảng đen. + Cách treo bảng: Treo ở giữa tường, mép dưới bảng cách nền phòng học từ 0,8m đến 1m. + Chữ viết trên bảng có chiều cao không nhỏ hơn 4cm. 1.2. Các nghiên cứu về y tế trường học, vệ sinh trường học Trường học được coi là môi trường quan trọng để NCSK và phát triển xã hội cho HS. Nhiều quốc gia đã có các tổ chức, các hiệp hội triển khai các hoạt động trong trường học nhằm xã hội hoá công tác chăm sóc SK, cải thiện môi trường, NCSK trẻ em dưới các tên khác nhau, các mô hình y tế trường học khác nhau như: Hoạt động truyền thông giáo dục SK, trường học tích cực, trường học không có thuốc, trường học an toàn, trường học NCSK (châu Âu), hướng dẫn trường học NCSK (Khu vực Tây Thái Bình Dương), giáo dục SK toàn diện (Bắc Mỹ). Sau đó giáo dục SK được giới thiệu trong các trường học, lúc đó trường học được coi là nơi để chuyển tải các thông điệp về SK và thực hiện các chương trình y tế dự phòng cho học sinh [65], [68], [71], [72]. 1.2.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam về y tế trường học, vệ sinh trường học Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã luôn quan tâm đầu tư phát triển giáo dục, coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Phát triển sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội. Bên cạnh việc cải tiến các chương trình giáo dục, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhà nước đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (trường lớp, bàn ghế…), cung cấp trang thiết bị phù hợp theo lứa tuổi cho các trường học. Ở Việt Nam cho tới nay đã có các công 11 trình nghiên cứu về VSTH, nhưng chủ yếu tập trung vào khía cạnh liên quan giữa môi trường và SK HS. Năm 1993 - 1995 Nguyễn Võ Kỳ Anh, Lê Vỹ Hùng, Trần Văn Dần và cộng sự nghiên cứu về tình hình VSMT và SK bệnh tật ở học sinh của các tỉnh miền núi phía Bắc [1]. Vũ Đức Thu, Chu Văn Thăng và cộng sự nghiên cứu về tình hình môi trường trường học và các bệnh học đường ở học sinh Hà Nội năm 2000 [43]. Năm 1998 Phạm Văn Hán và cộng sự nghiên cứu về tình hình VSMT và các bệnh có liên quan ở HS Thành phố Hải Phòng và các vùng phụ cận [24]. Hồng Xuân Trường nghiên cứu một số yếu tố môi trường liên quan đến SK bệnh tật ở học sinh Khermer tỉnh Kiên Giang 2001 cho thấy: Trường học sạch đẹp chỉ có 17,5%, bàn ghế phù hợp 25%, hố xí hợp VS 25% [47]. Nghiên cứu của Đặng Đức Nhu ở học sinh quận Hoàn Kiếm - Hà Nội năm học 2000 - 2001 cho thấy: 100% các trường đều không đạt tiêu chuẩn về diện tích trường học trên một học sinh, không đảm bảo về chiếu sáng tự nhiên, nhưng đảm bảo về chiếu sáng nhân tạo. Các lớp học ở trường cấp I, cấp II đều đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh về hiệu số sử dụng bàn ghế, trong khi đó 100% các lớp học trường cấp III Việt Đức đều không đảm bảo [34]. Nguyễn Bích Diệp nghiên cứu đánh giá sự phù hợp của bàn ghế với đặc điểm nhân trắc của học sinh hai trường tiểu học ở Hải Phòng (2003) và của học sinh THCS (2005) [19], [20]. Vũ Thị Liên nghiên cứu tình trạng cong vẹo cột sống và mối liên quan với một số yếu tố vệ sinh học đường ở HS phổ thông Thái nguyên năm 2001 cho thấy: diện tích phòng học/HS ở cả 2 khu vực thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên đều thấp, không đạt tiêu chuẩn VS, cường độ chiếu sáng ở khu vực thành phố: 50,6 ± 20,9 lux, khu vực Đồng Hỷ: 80,8 ± 12 30,4 lux, thấp so với chuẩn, hệ số chiếu sáng và khoảng cách từ bàn đầu đến bảng, bàn cuối đến bảng đạt yêu cầu [28]. Phạm Hồng Hải nghiên cứu thực trạng vệ sinh lớp học và một số bệnh thường gặp của HS Thành phố Thái Nguyên 2003 cho thấy: 20,6% bàn ghế trong lớp học chưa phù hợp với tầm vóc HS. Chênh lệch hiệu số chiều cao bàn - ghế so với tiêu chuẩn từ 2,8cm đến 10,3cm. Lớp học thiếu ánh sáng 15,5%, bảng bị bóng 21,6%, có 19,6% HS không nhìn rõ chữ viết trên bảng. Hầu hết các lớp đều có cường độ chiếu sáng tự nhiên cao (416 - 598 lux) [23]. Kết quả nghiên cứu của Đào Thị Mùi về cong vẹo cột sống ở học sinh phổ thông Hà Nội năm học 2004 - 2005 cho thấy: 10/12 trường sử dụng loại bàn rời ghế, bàn HS là loại bàn 2 chỗ, có 3 loại ghế, gồm loại 2 chỗ ngồi liền với bàn, loại ghế băng 2 chỗ ngồi không có tựa lưng và loại ghế 1 chỗ ngồi có tựa lưng; 6/12 trường có hệ số chiếu sáng tự nhiên không đạt yêu cầu, 1/12 trường có cường độ chiếu sáng nhân tạo không đạt yêu cầu [30]. Đặng Anh Ngọc nghiên cứu tật cận thị ở HS tiểu học, THCS Hải Phòng 2002 - 2004: 26/39 lớp học không đảm bảo hệ số chiếu sáng tự nhiên, 50% lớp đạt tiêu chuẩn vệ sinh chiếu sáng tự nhiên [32]. Hoàng Ngọc Chương và cộng sự nghiên cứu thực trạng môi trường học tập và tỷ lệ mắc cong vẹo cột sống của học sinh phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008 [11]. Nghiên cứu của Dương Thị Hương năm 2003 về điều kiện học tập liên quan tới sức khoẻ của học sinh Hải Phòng [25]. Vũ Quang Dũng và cộng sự nghiên cứu thực trạng vệ sinh ở hai trường Trung học cơ sở Thái Nguyên năm 2007 [21]. 13 Các tác giả Trần Văn Dần, Nguyễn Thị Bích Liên, Nguyễn Thị Thu nghiên cứu năm 2007 về tình hình VSMT và SK của HS tỉnh Hoà Bình, bước đầu đánh giá tình hình VSMT ở các trường học của một số tỉnh miền núi phía Bắc [18]. Vụ Công tác học sinh sinh viên trong các năm từ 2005 đến 2007 tiến hành 2 cuộc khảo sát về tình hình VSMT, cung cấp nước sạch và YTTH ở các trường học Việt Nam. Trần Văn Dần, Nguyễn Thị Bích Liên, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Võ Kỳ Anh … tiến hành điều tra thực trạng các công trình VS và cung cấp nước sạch, YTTH tại các trường học ở nông thôn trong năm học 2008 - 2009 [54]. Kết quả nghiên cứu của Lê Thu Hà về thực trạng cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường tại các trường phổ thông huyện Từ Liêm - Hà Nội năm học 2009 - 2010 cho thấy: mặc dù 100% các trường phổ thông của huyện sử dụng nhà tiêu tự hoại nhưng tỷ lệ nhà tiêu chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh còn cao, chiếm 41,9%, có 67,4% trường sử dụng nước máy, 32,6% trường sử dụng nước giếng khoan, 100% các trường có hệ thống cống rãnh thoát nước mưa, nước thải. Việc thu gom và xử lý rác thải chủ yếu là tập trung, do xe rác vận chuyển đi, không chôn, không đốt [22]. Theo đánh giá của Bộ Y tế các công trình VS tại trường học hiện nay có nhiều tiến bộ hơn so với trước nhưng tỷ lệ các trường có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 31/3/2005 rất thấp, chỉ có 31,7% [8]. 1.3. Các nghiên cứu về sức khoẻ học sinh trong trường học Các bệnh thường gặp ở lứa tuổi học sinh liên quan đến trường học bao gồm các bệnh phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên như các bệnh nhiễm ký sinh trùng, bệnh ngoài da, bệnh tiêu hoá, bệnh của hệ xương khớp … Học sinh thường mắc phải hai bệnh có mối liên quan đến quá trình học tập của các em, đó là bệnh biến dạng cột sống và bệnh cận thị trường học [48]. 14 1.3.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam về sức khoẻ học sinh Cho tới nay tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về tình hình sức khoẻ HS nhưng chủ yếu là các bệnh học đường ở học sinh (cong vẹo cột sống, cận thị), tai nạn thương tích ở học sinh như nghiên cứu của Trần Văn Dần [13], [14], [15], [16], [17], Nông Thanh Sơn [36], Hoàng Văn Tiến [44], nghiên cứu mối liên quan giữa môi trường sống và SK của HS như Nguyễn Võ Kỳ Anh [1]. Theo điều tra của Phạm Văn Hán trên 504 học sinh gồm 4 lớp cấp II tại Thị Trấn Minh Đức - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng năm 1998 cho thấy: Tỷ lệ cong vẹo cột sống từ 18,6% - 27,9% [24]. Kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Khái và cộng sự năm 1998 về tình hình sức khoẻ bệnh tật của 11.935 học sinh 6 - 15 tuổi ở các trường THCS, tiểu học, Mẫu giáo vùng nông thôn Thái Bình cho thấy: trẻ mắc bệnh răng, hàm mặt là 39,8% [27]. Hồng Xuân Trường nghiên cứu một số yếu tố môi trường liên quan đến SK bệnh tật ở HS Khermer tỉnh Kiên Giang 2001 cho thấy: Bệnh tật của học sinh Khmer: bệnh hô hấp 52,0%, mắt hột 30,2%, bệnh ngoài da 52,5%, bệnh răng lợi 73,3% (học sinh Khmer), và 82,5% (học sinh Kinh) [47]. Vũ Thị Liên nghiên cứu năm 2001 ở học sinh phổ thông Thái Nguyên cho thấy: Tỷ lệ cong vẹo cột sống của học sinh là 10,4%, ở học sinh THCS 13,0% cao hơn học sinh TH (10,9%), học sinh THPT (7,2%) [28]. Nghiên cứu của Đặng Đức Nhu ở học sinh quận Hoàn Kiếm - Hà Nội năm học 2000 - 2001 cho thấy: Tỷ lệ cận thị và cong vẹo cột sống tương ứng là 29,9% và 28,6%. Tỷ lệ cận thị và gù cột sống tăng dần theo cấp học [34]. Đặng Anh Ngọc nghiên cứu tật cận thị ở 2.508 HS tiểu học, THCS Hải Phòng cho thấy: Tỷ lệ cận thị tăng tỷ lệ thuận theo khối, ở nội thành cao hơn ngoại thành [32]. 15 Hoàng Văn Tiến, Đào Thị Mùi, Trần Văn Dần (2004 - 2007) nghiên cứu tình hình bệnh chương trình học đường và cong vẹo cột sống ở HS Hà Nội chủ yếu đề cập đến hai bệnh học đường và các yếu tố liên quan [45]. Nguyễn Quang Tân nghiên cứu về tình hình cong vẹo cột sống và một số yếu tố ảnh hưởng ở HS phổ thông nội thành Hà Nội năm 2005 cho thấy: Tỷ lệ HS phổ thông khu vực nội thành bị cong vẹo cột sống là 16,3%, tỷ lệ này tăng lên theo cấp học: tiểu học là 13,1%, THCS: 19,9%, THPT: 18,7% [40]. Nghiên cứu của Đào Thị Mùi về cong vẹo cột sống ở 2.771 học sinh tại 12 trường phổ thông Hà Nội năm học 2004 - 2005 cho thấy: tỷ lệ cong vẹo cột sống ở học sinh phổ thông tại Hà Nội là 18,9%, ở nam là 49,9%, ở nữ là 50,1%. Tỷ lệ này phân bố không tăng dần theo cấp học: khối 9 là 22,2%, khối 12 là 18,8%, khối 5 là 17,6%, khối 1 là 17,0% [30]. Kết quả nghiên cứu của Chu Văn Thăng và cộng sự tại tỉnh Phú Thọ, Quảng Bình và Đồng Nai năm 2008 - 2009 cho thấy: trong 2 tuần qua HS chủ yếu mắc các bệnh cấp tính như sổ mũi (57%), ho (54%), sốt (30%), đau họng, mũi, tai (30%). Tỷ lệ HS khai báo mắc cận thị là 19%, cong vẹo cột sống là 4%. Tỷ lệ HS khai báo bị cận thị ở thành thị là 27%, vùng đồng bằng 20%, miền núi 12%. Tỷ lệ cong vẹo cột sống không có sự khác biệt giữa 3 vùng [41]. Nghiên cứu của Phạm Hồng Hải về thực trạng vệ sinh lớp học và một số bệnh thường gặp của học sinh Thành phố Thái Nguyên năm 2003 cho thấy: Tỷ lệ học sinh bị bệnh sâu răng là 38,3%, trong đó tiểu học 59,2%, THCS 20,0%; tỷ lệ HS bị cận thị là 10,0%, trong đó HS tiểu học 9,3%, THCS 10,7%, bệnh có xu hướng tăng dần theo cấp học, tỷ lệ HS bị tai mũi họng là 9,2%, trong đó tiểu học 13,9%, THCS 5,1%, tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống có cấu trúc 4,8%, cong vẹo cột sống không cấu trúc là 17,6%, 16 bệnh có xu hướng tăng dần theo cấp học, tỷ lệ học sinh bị bệnh nội tiết là 3,6%, bệnh nội khoa là 1,2%, bệnh thần kinh 0,3%. Phân loại SK theo mức độ A, B, C: Tỷ lệ học sinh có sức khoẻ loại A là 39,7%, loại B là 60,1%, loại C là 0,2%. Phân loại theo mức độ I, II, III: Tỷ lệ học sinh có SK loại I là 99,9%, loại II: 0%, loại III: 0,1% [23]. Nghiên cứu của Trần Thị Kim Oanh về thực trạng hoạt động y tế trường học và tình hình sức khoẻ HS phổ thông quận Thanh Xuân - Hà Nội trong 5 năm (2004 - 2008) cho thấy: Học sinh đạt sức khoẻ tốt và rất tốt tương đối cao và ổn định trong 5 năm học (khoảng 96%). Các bệnh HS hay mắc nhất trong 4 tuần qua là: ho (53,6%), sổ mũi (52,9%), đau họng, mũi, tai (20,4%), cận thị (20,3%). Tỷ lệ học sinh THCS mắc cận thị có xu hướng tăng dần (5,3% vào năm học 2004 - 2005 đến 28,7% vào năm học 2007 2008). Tỷ lệ này ở học sinh tiểu học cao vào năm học 2004 - 2005 (13,8%), nhưng có xu hướng giảm và ổn định trong các năm học sau [35]. Bên cạnh các nghiên cứu về việc đánh giá tình trạng sức khoẻ HS trong trường học, một số nghiên cứu cũng đưa ra hình thức đánh giá sức khoẻ HS thông qua việc KSK định kỳ hàng năm như nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hương [30], Đặng Thị Nhài [33]. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội về điều tra thực trạng một số bệnh của học sinh phổ thông và hoạt động y tế học đường tại Hà Nội năm 2009 cho thấy: trong số 16.024 học sinh các trường phổ thông tại Hà Nội được khám, có 5.087 HS mắc bệnh về tai mũi họng (chiếm 31,7%), 1.327 HS mắc các bệnh nội khoa (chiếm 8,6%), 1.415 học sinh mắc các bệnh ngoại khoa (chiếm 8,8%), 1.335 HS mắc bệnh về da liễu (chiếm 8,3%. Tỷ lệ HS mắc bệnh về mắt 32,9%, trong đó 30,2% bị cận thị (chiếm 91,8% các bệnh về mắt) và có xu hướng tăng dần theo bậc học (cấp 1: 20,4%, cấp 2: 29,6%, cấp 17 3: 36,9%). Tỷ lệ HS mắc bệnh về răng miệng chiếm 41,2%, tỷ lệ HS bị sâu răng là 10,8% (chiếm 26,2% các bệnh về răng miệng) [38]. 1.4. Kết luận: Mặc dù đã có các nghiên cứu về YTTH trên địa bàn Hà Nội, nhưng các nghiên cứu nhỏ lẻ và chủ yếu tập trung nhóm bệnh học đường như cận thị, cong vẹo cột sống ở học sinh. Cho tới nay chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ, toàn diện về thực trạng vệ sinh trường học, và tình hình sức khoẻ, bệnh tật của học sinh các trường tiểu học.Chính vì vậy nghiên cứu này góp phần đầy đủ hơn về tình trạng sức khỏe học sinh và vệ sinh học đường tại các trường tiểu học thuộc quận Thanh Xuân – Hà Nội. 18 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm nghiên cứu: - Quận Thanh Xuân là quận thuộc nội thành Hà Nội – là nơi có nhiều điều kiện về phát triển kinh tế, xã hội, chăm sóc sức khỏe đặc biệt là chăm sóc sức khỏe học sinh. - Tại 11 trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội: ĐTCA, Nguyễn Trãi, ĐTCB, Khương Mai, TXT, Phương Liệt, Kim Giang, Khương Đình, Nhân Chính, PĐG, Hạ Đình. 2.2. Đối tượng nghiên cứu - Cơ sở trường lớp: bàn ghế, bóng đèn, lớp học, nguồn nước, nhà vệ sinh, hệ thống cung cấp nước và thoát nước, hình thức xử lý rác. - Học sinh tiểu học của 11 trường tiểu học tại quận Thanh Xuân, Hà Nội kể trên. - Các báo cáo, các phiếu tổng hợp kết quả khám sức khoẻ học sinh tiểu học của quận Thanh Xuân - Hà Nội năm 2010 – 2011. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và hồi cứu. 2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu: - Cỡ mẫu: Công thức tính cỡ mẫu: p.q N= Z2 ( 1- α/2 ) ---------------∆2 19 Trong đó: N: là số học sinh điều tra Với độ tin cậy 95% Z= 1.96 P = 0.3 ( là tỷ lệ học sinh bị cận thị tại quận Thanh Xuân theo Trần Thị Kim Oanh năm 2007 – 2008 ) Thay vào: 1.962 x0.3x0.7 N= --------------------- ≈896 0.032 Lấy tròn là 900 - Chọn mẫu: Tại quận Thanh Xuân, Hà Nội chọn mẫu toàn bộ là 11 trường tiểu học bao gồm: ĐTCA, Nguyễn Trãi, ĐTCB, Khương Mai, Phương Liệt, Khương Đình, TXT, Kim Giang, PĐG, Nhân Chính, Hạ Đình. Tại 11 trường chọn mẫu toàn bộ các lớp học thuộc 5 khối với tất cả học sinh được 12111 học sinh. 2.3.3. Nội dung nghiên cứu - Biến số nghiên cứu: Biên số Loại Kỹ thuật thu Công cụ thu biến số thập số liệu thập số liệu Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng vệ sinh trường học của 11 trường tiểu học quận Thanh Xuân- Hà Nội năm 2010 - 2011 Nhóm biến số về môi trường học tập Phòng học Tỷ lệ các phòng học đủ ánh đủ ánh sáng theo quy sáng định tại 11 trường Bàn ghế Tỷ lệ các lớp học có đạt TCVS bàn ghế đạt TCVS tại Nhị phân Hồi cứu Các báo cáo Nhị phân Hồi cứu Các báo cáo 20 11 trường Diện tích Tỷ lệ các lớp học có phòng học diện tích phòng học/ / học sinh học sinh đạt tiêu đạt tiêu chuẩn theo quy định chuẩn tại 11 trường Nhị phân Hồi cứu Các báo cáo Nhóm biến số về vệ sinh môi trường Các nguồn Tỷ lệ nguồn nước Danh nước sinh máy mục hoạt Tỷ lệ nguồn nước Hồi cứu Các báo cáo Hồi cứu Các báo cáo Hồi cứu Các báo cáo giếng khoan Tỷ lệ nguồn nước giếng khơi Tỷ lệ nguồn nước mưa Tỷ lệ nguồn nước ao, hồ, sông, ngòi. Nguồn Tỷ lệ các trường có Danh nước hợp nguồn nước hợp vệ mục vệ sinh sinh. Các loại Tỷ lệ nhà tiêu tự hoại Danh nhà tiêu cho học sinh mục cho học Tỷ lệ nhà tiêu bán tự sinh hoại cho học sinh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất