Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây sa nhân tím trê...

Tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây sa nhân tím trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai

.PDF
75
13
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN ĐÌNH MÁT NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY SA NHÂN TÍM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Thái Nguyên, năm 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN ĐÌNH MÁT NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY SA NHÂN TÍM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Mã số ngành:862 01 16 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Hòa Thái Nguyên - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin sử dụng trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc, các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn./. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Đình Mát ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, động viên của các tập thể, cá nhân. Tôi xin cảm ơn các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Hà Thị Hòa đã định hướng, chỉ bảo, dìu dắt tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn đối với tất cả các thầy, cô giáo sau đại học và các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện về tinh thần và vật chất giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội và bà con nhân dân tại địa điểm nghiên cứu đã giúp đỡ, cộng tác và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng với lòng biết ơn sâu sắc nhất xin dành cho gia đình, bạn bè, người thân, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi rất nhiều cả về vật chất, tinh thần để bản thân tôi hoàn thành được chương trình học tập cũng như đề tài nghiên cứu./. Thái Nguyên,tháng 9 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Đình Mát iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SỸ .................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3 2.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................3 2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3 5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn .........................................3 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ......................................................4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................4 1.1.1. Phát triển ...........................................................................................................4 1.1.2. Phát triển sản xuất .............................................................................................4 1.1.3. Các yếu tố chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp ...........................................6 1.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................7 1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về sa nhân tím trong và ngoài nước ..............7 1.2.2. Tình hình phát triển cây dược liệu của tỉnh Lào Cai.......................................14 1.2.3. Tình hình phát triển cây dược liệu tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai .............21 1.3. Các bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây sa nhân tím ..................................................................................................23 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........24 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................24 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................24 iv 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội .................................................................................30 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ..................................31 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................32 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................33 2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu ....................................................................................33 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................33 2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ...........................................................33 2.3.4. Phương pháp phân tích xử lý số liệu ...............................................................35 2.3.5. Phương pháp thống kê so sánh ........................................................................35 2.3.6. Phương pháp phân tích tổng hợp ....................................................................35 2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................36 2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về phát triển sản xuất...............................................................36 2.4.2. Các chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế ........................................................36 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................39 3.1. Thực trạng phát triển sản xuất sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn ..........39 3.1.1. Tình hình phát triển sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn .......................39 3.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sa nhân tím tại 3 xã nghiên cứu..........................41 3.2.Đánh giá hiệu quả kinh tế cây sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bản, tỉnhLào Cai .............................................................................................................................48 3.2.1. Chi phí sản xuất sa nhân tím của các hộ điều tra ............................................48 3.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc trồng sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai..........................................................51 3.3.1. Phân tích SWOT sản xuất sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn bàn, tỉnh Lào Cai. ............................................................................................................................51 3.3.2. Nguyện vọng của ngườidân sản xuất sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. ..............................................................................................................52 3.4. Giải pháp nhằm phát triển cây sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn ..........52 3.4.1. Văn bản chính sách của tỉnh Lào Cai, huyện Văn bản liên quan đến phát triển sản xuất sa nhân tím ..................................................................................................52 v 3.4.2. Quan điểm, định hướng phát triển sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ...............................................................................................................53 3.4.3. Giải pháp phát triển sản xuất sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ......................................................................................................................54 3.4.4. Giải pháp nhằm tăng cường sự liên kết, tham gia của các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ sa nhân tím.......................................................................................58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................59 1. Kết luận .................................................................................................................59 2. Kiến nghị ...............................................................................................................59 2.1. Kiến nghị với Nhà nước .....................................................................................59 2.2. Với cấp cơ sở......................................................................................................60 2.3. Với hộ nông dân .................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61 PHỤ LỤC vi DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BQ : Bình quân BVTV : Bảo vệ thực vật CC : Cơ cấu CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa DT : Diện tích ĐVT : Đơn vị tính HTX : Hợp tác xã NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn SL : Số lượng SP : Sản phẩm TB : Trung bình TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định UBND : Ủy ban nhân dân XNK : Xuất nhập khẩu vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Tình hình diện tích cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai .....................16 Bảng 1.2. Hiệu quả kinh tế một sốcây dược liệu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2018 ...............................................................................................18 Bảng 2.1. Tình hình đất đai của huyện Văn Bàn giai đoạn 2016 - 2018 ..................28 Bảng 2.2. Tình hình phát triển nông - lâm - thủy sảncủa huyện Văn Bàngiai đoạn 2016 - 2018 ............................................................................................31 Bảng 3.1. Diện tích sa nhân tím của huyện Văn Bàn giai đoạn2016-2018 ..............39 Bảng 3.3. Tình hình chung của các hộ sản xuất sa nhân tím tại địa bàn3 xã nghiên cứu .........................................................................................................43 Bảng 3.4. Nguồn lực sản xuất sa nhân tím của các hộ điều tra.................................44 Bảng 3.5. Nguồn cung cấp giống sa nhân tím của các hộ điều tra ...........................46 Bảng 3.6. Tình hình tiêu thụ sa nhân tím của các hộ điều tra ...................................47 Bảng 3.7. Chi phí trồng1 ha sa nhân tím cho đến thời kỳ thu hoạch ........................49 Bảng 3.8: Hiệu quả sản xuất sa nhân tím trên 1 ha ...................................................50 Bảng 3.9.Phân tích SWOT sản xuất sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn bàn, tỉnh Lào Cai ..................................................................................................51 Bảng 3.10. Nguyện vọng của người dân về chính sách của Nhà nước .....................52 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SỸ Họ và tên: Trần Đình Mát Tên luận văn: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 8620116 Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Hòa Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 1. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.1. Mục tiêu nghiên cứu - Điều tra thực trạng sản xuất cây sa nhân tím trên địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2013- 2018 và định hướng tới năm 2025. - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất sa nhân tím. - Phân tích hiệu quả kinh tế của sản xuất cây sa nhân tím. - Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cây sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn. 1.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ trồng, kinh doanh sản phẩm sa nhân tím. Để biết được thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu tại 3 xã có trồng cây sa nhân tím điển hình, đại diện cho huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai (xã Thẳm Dương, xã Dương Quỳ và xã Nậm Chày). Số liệu thu thập qua 5 năm từ 2013 - 2018, giải pháp đề xuất đến năm 2025. Các số liệu điều tra kinh tế hộ thực hiện trong tháng 3/2019. 2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng - Phương pháp thu thập số liệu thông tin thứ cấp; phương pháp thu thập thông tin sơ cấp. (Xây dựng và thiết kế biểu mẫu điều tra bao gồm các chỉ tiêu, tiêu trí có liên quan đến quá trình nghiên cứu). ix - Phương pháp phân tích xử lý số liệu sau khi thu thập những thông tin cần thiết chúng tôi sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và xử lý số liệu. - Phương pháp thống kê so sánh tính toán các chỉ tiêu thống kê mô tả đặc trưng của từng nhóm. - Phương pháp phân tích tổng hợp từ các số liệu, bảng biểu đã được xử lý, tổng hợp và phân tích thông tin, thống kê phân tích số liệu, thống kê mô tả, so sánh, sử dụng phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức bằng Công cụ SWOT. 3. Các kết quả chính và kết luận Qua nghiên cứu luận văn“Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” tôi rút ra một số nhận xét sau: Văn Bàn là huyện có điều kiện tự nhiên, địa hình thuận lợi cho việc phát triển cây sa nhân tím theo hướng hình thành vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Tiến hành nghiên cứu thực trạng sản xuất sa nhân tím của các hộ điều tra trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, về đặc điểm của nhóm hộ điều tra, các nguồn lực sản xuất sa nhân tím của hộ điều tra, các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển cây sa nhân tím của huyện Văn Bàn. Nghiên cứu, đánh giá kết quả sản xuất sa nhân tím của các hộ điều tra, về nguồn giống; thời gian trồng, diện tích, sản lượng sa nhân tím của hộ điều tra; các yếu tố ảnh hưởng đến trồng sa nhân tím của các hộ điều tra; tiêu thụ sản phẩm; chi phí trong sản xuất của các hộ trồng sa nhân tím; kế hoạch phát triển sa nhân tím của các hộ điều tra trong các năm tới. Phân tích, đánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức của các hộ trồng sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn nói chung và các hộ trồng sa nhân tím tại 3 xã điều tra nói riêng. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết các khó khăn, tận dụng được các cơ hội cũng như điểm mạnh để hướng tới những thách thức trong thời gian tới, thực hiện phát triển sản xuất cây sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn. x Để phát triển sản xuất và tiêu thụ sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn cần phải thực hiện một số nhóm giải pháp mang tính đồng bộ, bao gồm: - Nhóm giải pháp quản lý, quy hoạch phát triển sản xuất: Quy hoạch vùng phát triển sản xuất sa nhân tím, kỹ thuật, khoa học công nghệ. - Nhóm giải pháp về chính sách, xã hội: Công tác tuyên truyền; hỗ trợ sản xuất; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại địa phương, đẩy mạnh công tác khuyến nông khuyến lâm. - Nhóm giải pháp kinh tế, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm: Khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, HTX tham gia liên kết đầu tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; giải pháp về phát triển thị trường, tiếp thị, quảng bá, xúc tiến thương mại; đầu tư nguồn lực cho xúc tiến thương mại; tiêu thụ sản phẩm... - Giải pháp nhằm tăng cường sự liên kết, tham gia của các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ sa nhân tím./. Người hướng dẫn khoa học Tác giả TS. Hà Thị Hòa Trần Đình Mát 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L. Wu), họ gừng (Zingiberaceae) là một trong những cây thuốc quý, chuyên trị các bệnh về đường ruột. Ngoài ra, nó còn được sử dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm (gia vị), mỹ phẩm… Việc nhân giống và trồng cây sa nhân tím cũng rất dễ, không tốn công đầu tư chăm sóc, cây phát triển nhanh. Là cây chịu bóng, sống dưới ánh sáng tán xạ, dưới tán rừng có độ tàn che 0,5-0,6; cường độ ánh sáng tốt nhất là 50%, dưới ánh sáng trực xạ cây sinh trưởng kém, lá bị vàng úa. Cây sa nhân tím sinh trưởng và phát triển tốt ở các vùng có độ cao ≥ 250m so với mặt biển; nhiệt độ bình quân năm 22 - 28oC, lượng mưa hàng năm trên 1.800 mm và độ ẩm không khí trên 80%.Là loại cây có giá trị kinh tế cao, đặc biệt không chỉ giúp nâng cao đời sống cho người dân sống gần rừng mà việc trồng sa nhân tím còn giải quyết tình trạng rửa trôi và xói mòn đất, tạo nên thảm thực vật đa dạng phong phú, góp phần bảo vệ và phát triển rừng, hạn chế xói mòn, ngăn chặn và hạn chế lũ lụt nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống. Cây sa nhân tím không tranh chấp đất với một số loại cây trồng khác mà chỉ tận dụng đất dưới tán rừng để tăng nguồn thu nhập trên một đơn vị diện tích. Cây sa nhân trồng sau 2 năm bắt đầu có hoa quả (tỷ lệ 25 - 28% trên tổng số khóm), từ năm thứ 3 trở đi tăng dần. Phát triển cây sa nhân tím không những cải thiện được môi trường tự nhiên của đất; giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống mà còn góp phần bảo tồn và phát triển loại dược liệu quý tại địa phương, từng bước hình thành vùng nguyên liệu bền vững và ổn định cho ngành dược địa phương. Hiện nay cây dược liệu bị khai thác tự do nên diện tích và sản lượng ngày càng suy giảm. Cây sa nhân tím cũng đang bị khai thác nên ngày càng bị thu hẹp về diện tích. Trong khi đó nhu cầu sử dụng thuốc đông dược để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ngày càng cao. Vấn đề phát triển cây dược liệu trong đó có cây sa nhân tím trong giai đoạn hiện nay là cần thiết. Huyện Văn Bàn có vị trí tự nhiên đa dạng về các tiểu khí hậu, với nhiều tiểu vùng mát mẻ tạo nên lợi thế lớn phát triển các cây dược liệu á nhiệt đới và ôn đới có 2 nhu cầu sản xuất thuốc lớn như: Cây sa nhân tím, cây xuyên khung và đương quy là cây trồng hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển tại những khu vực có khí hậu ôn hòa, mát mẻ tại các khu vực các xã vùng cao của huyện Văn Bàn. Trong giai đoạn 2016 - 2020 UBND tỉnh Lào Cai đã có nhiều văn bản chỉ đạo các huyện thực hiện phát triển cây dược liệu như: Kế hoạch số: 59/KH-UBND ngày 06/3/2017 của UBND tỉnh Lào Cai, triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển dược liệu tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 20130; Kế hoạch số: 90/KH-UBND ngày 15/3/2018 của UBND tỉnh Lào Cai, thực hiện Dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai, năm 2018; Kế hoạch số: 144/KH-UBND ngày 22/8/2018 của UBND huyện Văn Bàn, phát triển dược liệu trên địa bàn huyện Văn Bàn, giai đoạn 2017-2020; Kế hoạch số: 277/KH-UBND ngày 01/11/2017 của UBND tỉnh Lào Cai về phát triển dược liệu tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2020; Quyết định số: 271/QĐ-SNN ngày 20/12/2017 của sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai, ban hành Quy trình kỹ thuật tạm thời đối với một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Quyết định số 744/QĐ-UBND ngày 12/3/2018 của UBND tỉnh Lào Cai, phê duyệt dự án “Xây dựng mô hình trồng một số cây dược liệu áp dụng theo tiêu chuẩn GACP trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2018 - 2020; Kế hoạch số 13/KH-SNN ngày 20/01/2017 của sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai, triển khai thực hiện dự án “Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và phát triển cây dược liệu” năm 2017; Quyết định số: 3297/QĐ-UBND ngày 04/10/2016 của UBND tỉnh Lào Cai, về việc phê duyệt dự án “Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và phát triển cây dược liệu giai đoạn 2016-2020”. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, nhằm đưa ra một phương pháp thích hợp để đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây sa nhân tím, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” cho luận văn tốt nghiệp, là hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho việc phát triển cây sa nhân tím có giá trị kinh tế cao trên địa bàn huyện. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể như sau: - Điều tra thực trạng sản xuất cây sa nhân tím trên địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2013- 2018. - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sa nhân tím trên địa bàn nghiên cứu. - Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất cây sa nhân tím trên địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ trồng, kinh doanh sản phẩm sa nhân tím. Để biết được thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại 3 xã có trồng cây sa nhân tím điển hình, đại diện cho huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai (xã Thẳm Dương, xã Dương Quỳ và xã Nậm Chày). - Phạm vi về thời gian: Số liệu thu thập qua 5 năm từ 2013 - 2018, giải pháp đề xuất đến năm 2025. Các số liệu điều tra kinh tế hộ thực hiện trong tháng 3/2019. 5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn Luận văn tập trung vào nghiên cứu tình hình phát triển cây sa nhân tím, trên cơ sở điều tra, phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, tại một số vùng trên địa bàn huyện, rút ra những nhận xét, kết luận và đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm phát triển cây sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đến năm 2025. 4 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Phát triển Hiện nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như vậy, nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức (Hoảng Mạnh Quân, 2007). Một là, sự gia tăng tổng lượng của cải trong mỗi nền kinh tế, theo đó, thu nhập bình quân trên một đầu người ngày càng được cải thiện. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển. Hai là, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng đóng góp của ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất kinh tế của một quốc gia. Ba là, sự thay đổi tích cực không ngừng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dụccủa nhân dân v.v... Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển. 1.1.2. Phát triển sản xuất Sản xuất là quá trình kết hợp tư liệu sản xuất với sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hữu ích. Như vậy phát triển sản xuất được coi là một qúa trình tăng tiến về quy mô (sản lượng) và hoàn thiện về cơ cấu. 5 Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế khi tiến hành phát triển sản xuất phải lựa chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Những vấn đề này liên quan đến việc xác định thị trường và phân phối sản phẩm đúng đắn để kích thích sản xuất phát triển. Phát triển sản xuất cũng được coi là một quá trình tái sản xuất mở rộng, trong đó quy mô sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị trường chấp nhận. Phát triển sản xuất có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. Trong đó: + Phát triển sản xuất theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng bằng cách mở rộng diện tích đất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất không đổi, sử dụng kỹ thuật giản đơn. Kết quả phát triển sản xuất đạt được theo chiều rộng chủ yếu nhờ tăng diện tích và độ phì nhiêu của đất đai và sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên. Phát triển sản xuất theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tích trong cả vùng, có thể bao gồm việc tăng số hộ dân hoặc tăng quy mô diện tích của mỗi hộ nông dân, hoặc cả hai. + Phát triển sản xuất theo chiều sâu là giá trị, vốn đầu vào không đổi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế. Như vậy phát triển sản xuất theo chiều sâu là làm tăng khối lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế sản xuất trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm giống, vốn, kỹ thuật và lao động. Trong quá trình phát triển như vậy nó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất về sản phẩm. Đồng thời làm thay đổi về quy mô sản xuất, về hình thức tổ chức sản xuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hoàn thiện dần từng bước về cơ cấu, để tạo ra một cơ cấu hoàn hảo. 6 Chú ý trong phát triển sản xuấtphải đảm bảo tính bền vững, tức là sản xuất tìm nguồn đầu vào, đầu ra sao cho bền vững nhất và không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên. Vậy tăng trưởng sản xuất là sự tăng thêm về quy mô sản lượng sản phẩm sản xuất trong một thời gian nhất định; là kết quả của tất cả các hoạt động và dịch vụ sản xuất tạo ra. Còn hiệu quả sản xuất phản ánh quy mô sản lượng sản phẩm và dịch vụ sản xuất ra trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm. 1.1.3. Các yếu tố chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp - Lao động: Lao động là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đồng thờinó cũng là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong phát triển kinh tế. Mặtkhác, lao động là một bộ phận của dân số, cũng là những người được hưởnglợi ích của sự phát triển. Suy cho cùng là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người. Nói đến nhân tố lao động thì phải quan tâm đến cả hai mặt số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực. - Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên là yếu tố tạo cơ sở cho việc phát triển các ngành, cho quá trình tích luỹ vốn; đồng thời cũng là đối tượng sản xuất nông nghiệp. Cây trồng, vật nuôi có quá trình sinh trưởng và phát triển theo quy luật tự nhiên, trải rộng trên một phạm vi không gian rộng lớn. Cho nên chúng gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên. - Kinh tế (vốn đầu tư): Vốn đầu tư là một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng đối với mọi hoạt động của một nền kinh tế. Vốn là chìa khoá đối với sự phát triển bởi lẽ phát triển về bản chất được coi là vấn đề bảo đảm đủ các nguồn vốn đầu tư để đạt được một mục tiêu tăng trưởng. Thiếu vốn, sử dụng vốn kém hiệu quả được đánh giá là một cản trở quan trọng nhất đối với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển và bố trí kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tích luỹ vốn là điều mấu chốt của sự phát triển song tỷ lệ tích luỹ cao có thể không có tác dụng lớn đối với tăng trưởng, tạo ta ít công ăn việc làm và không cải thiện được phân phối thu nhập khi nguồn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan