Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRAPH...

Tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRAPHACO GIAI ĐOẠN 2016-2019

.DOCX
58
18
118

Mô tả:

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM BỘ MÔN QUẢN LÝ- KINH TẾ DƯỢC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRAPHACO GIAI ĐOẠN 2016-2019 Giảng viên: TS. Nguyễn Văn Quân Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương MSV: 15540100174 Lớp: Dược D4 K2 - Tổ 3 Hà Nội, 2019 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài tiểu luận này trước tiên em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Ban Giám Hiệu , phòng Đào Tạo và toàn thể thầy cô giáo Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam đã dạy dỗ và giúp đỡ ,mang đến cho em những kiến thức bổ ích và nhiều kinh nghiệm quý báu để làm hành trang cho em bước vào cuộc đời Dược Sỹ Đặc biệt , em xin gởi đến Thầy giáo TS Nguyễn Văn Quân - Bộ môn quản lý kinh tế Dược- Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam là người trực tiếp hướng dẫn em lời cảm ơn chân thành, lòng kính trọng sâu sắc nhất. Thầy đã ân cần chỉ bảo, quan tâm hướng dẫn giúp đỡ, động viên, tư vấn , đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành đề tài này. E Vì kiến thức bản thân còn hạn chế nên hoàn thiện tiểu luận này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô trong khoa. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, 28 tháng 6 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Phương BẢN CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trong tiểu luận là trung thực và chính xác. Nếu không đúng như đã nêu trên tôi xin chịu trách nhiệm về đề tải của mình Người Cam Đoan Nguyễn Thị Phương DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ANTP FDA CP CSSP DMSP DN GMP SL SP TNHH TPBVSK TS WHO CL An toàn thực phẩm Food and Drug Administration (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ ) Cổ phần Chính sách sản phẩm Danh mục sản phẩm Doanh nghiệp Good Manufacturing Practices (Thực hành tốt sản xuất) Số lượng Sản phẩm Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tần suất World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) Chiến lược DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH Hình 1: Chiến lược Marketing- mix Hình.2. Marketing mix cho các đoạn thị trường mục tiêu Hình 3: Sự kết hợp của 4P tạo ra Marketing- mix Hình 4. Sơ đồ liên quan giữa thuộc tính và 3 cấp độ của sản phẩm thuốc Hình 5. Đồ thị chu kỳ sống điển hình của một sản phẩm Hình 6. Sơ đồ chiến lược định vị Hình 7: Một số giải thưởng tiêu biểu của Traphaco Hình 8: Nhà máy Hoàng Liệt ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ngành sản xuất thuốc và thiết bị y tế đã có bước tiến đáng kể. Các công ty trong và ngoài nước đă có sự đầu tư đáng kể cho sản phẩm của mình trên thị trường làm cho mức độ cạnh tranh của các sản phẩm ngày càng trở nên gay gắt. Để tồn tại trong bối cảnh đó buộc các công ty phải tạo cho mình vũ khí sắc bén để phòng thủ chắc chắn và tấn công có hiệu quả. Để các sản phẩm mới đưa ra thị trường thành công, các doanh nghiệp cần nghiên cứu Marketing phù hợp trong đó chú trọng chính sách sản phẩm (CSSP) hợp lý nhằm giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro, mang lại hiệu quả kinh doanh thiết thực, mang lại uy tín cho sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trường. Đặc biệt, chiến lược quảng bá sản phẩm cũng cần được các doanh nghiệp chú ý để tạo lập thương hiệu cho sản phẩm mới, cung cấp thông tin khách quan, dễ hiểu, chính xác về sản phẩm cho khách hàng. Với ý nghĩa và vai trò hết sức thiết thực như trên, chính sách sản phẩm là chính sách được đặt lên hàng đầu trong các chính sách của Marketing. Và đối với công ty TRAPHACO cũng thế, CSSP cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của công ty. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và phân tích chiến lược sản phẩm đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Để có thể có cái nhìn khái quát nhất về thực trạng chính sách sản phẩm hiện nay của công ty để công ty có thể đưa ra được chiến lược sản phẩm cho những năm tiếp theo, đề tài này nghiên cứu nhằm mục tiêu chính sau đây: + Phân tích thực trạng chính sách sản phẩm của công ty TRAPHACO giai đoạn từ 2012-2015 + Đề xuất một số thay đổi về chính sách sản phẩm của công ty trong giai đoạn tiếp theo. Để có được đề tài nghiên cứu này đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê, phỏng vấn, thu thập tài liệu . - Phương pháp nghiên cứu tình huống, lý thuyết kết hợp với thu thập xử lýsố liệu được sử dụng nghiên cứu đề tài này nhằm làm sámg tỏ những nguyên nhântồn tại cần phải có những giải pháp để qua đó có thể vận dụng vào thực tiễn. Do kiến thức còn hạn hẹp nên chắc chắc đề tài sẽ có nhiều thiếu sót nên rất mong được sự góp ý và phê bình của thầy giáo, cô giáo và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. Chương 1: TỔNG QUAN 1.. MARKETING 1.1. Khái niệm Marketing [4] Hiệp hội Marketing Mỹ định nghĩa như sau: “Marketing là quá trình kế hoạch hóa và thực hiện các kế hoạch, định giá, khuyến mãi, phân phối hàng hóa và dịch vụ để tạo sự trao đổi, từ đó thỏa mãn mục tiêu của các cá nhân hay tổ chức”. Viện Marketing của Anh định nghĩa: “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất – kinh doanh. Từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận dự kiến”. Khái niệm Marketing theo Philip Kotler: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi” Tóm lại, Marketing là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới việc thỏa mãn, gợi mở những nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để đạt được mục tiêu lợi nhuận. 1.2 Mục tiêu, vai trò và chức năng của Marketing 1.2.1 Mục tiêu - Lợi nhuận: bất kì doanh nghiệp nào muốn tồn tại trên thị trường đều phải tìm ra lợi nhuận vì lợi nhuận đảm bảo bù đắp chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong kinh doanh và có điều kiện để mở rộng doanh nghiệp. - Lợi thế cạnh tranh: nhờ kiến thức về marketinh, doanh nghiệp sẽ tìm được lợi thế cạnh tranh cho mình trên thương trường. Lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp được thể hiện ở chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp. - An toàn trong kinh doanh: dựa vào hiểu biết về marketing, doanh nghiệp phân tích phán đoán, những biến đổi của thị trường, nhận ra được các cơ hội đề ra những biện pháp nhằm đối phó với những bất trắc và hạn chế tới mức tối thiểu hậu quả của những rủi ro trong kinh doanh. 1.2.2 Vai trò Tương ứng với quy mô quản lí kinh tế ( Vĩ mô – Vi mô) ta có hai hệ thống marketing - Macro marketing có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nó kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, khuyến khích nền sản xuất phát triển, đảm bảo cung ứng cho xã hội một mức sống ngày càng cao và hợp lí. - Micro marketing là các hệ thồng con, cấu thành nên macro marketinh. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiếp cận trực tiếp với thì trường và nhu cần của khách hàng. Nó hướng dẫn chỉ đạo phổi hợp với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, micro marketing có tính quyết định tới hiệu quả kinh doanh tổng hợp, tới hình ảnh vị thế của công ty trên thị trường. 1.2.3 Các chức năng. - Làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu thị trường. Điều này sẽ giúp các nhà sản xuất trả lời câu hỏi: sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào, cho ai, số lượng bao nhiêu và khi nào đưa ra thị trường là phù hợp nhất. Qua đó đạt được mục tiêu cuối cùng là cho ra đời sản phẩm thỏa mãn người tiêu dung và đạt được hiệu quả kinh doanh cao. - Chức năng phân phối: bao gồm toàn bộ hoạt động nhằm tổ chức vận động hành hóa một cách tối ưi bà hiệu quả từ nơi sản xuất tới trung gian bán buôn bán lẻ hoặc trực tiếp tới người tiêu dùng. - Chức năng tiêu thụ hành hóa: + Kiểm soát giá cả thị trường. + Nghiên cứu đề ra các nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng. -Chức năng yểm trợ Là chức năng mang tính bề nổi của marketing nhằm thúc đẩy sự tiêu thụ hàng hóa bao gồm quảng cáo, kích thích tiêu thụ, tuyên truyền, bán hàng cá nhân. 1.3 Các thành phần cơ bản của marketing Gồm sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiên và hỗ trợ kinh doanh. Đây là 4 nội dung chính quan trọng không thể thiếu của bất kì chính sách kinh doanh nào, ở bất kì lĩnh vực kinh doanh nào của doanh nghiệp. Bốn chính sách kinh doanh của Marketing như sau: * Chính sách sản phẩm – Product * Chính sách giá – Price * Chính sách phân phối – Place *Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh – Promotion. Các doanh nghiệp dựa trên đặc điểm tiền năng của mình để vận dụng chính sách kinh daonh phù hợp với từ phần tử và cuối cùng tạo ra được một chiến lược hỗn hợp ( Marketing – mix). 2. MARKETING HỖN HỢP (MARKETING MIX) 2.1 Marketing- mix là gì? Marketing - mix là các chiến lược, giải pháp tổng hợp từ sự nghiên cứu, tìm tòi, kết hợp nhuần nhuyễn cả bốn yếu tố của chiến lược Marketing áp dụng trong hoàn cảnh thực tiễn, thời gian, không gian, mặt hàng, mục tiêu cụ thể để phát huy sức mạnh tổng hợp của bốn yếu tố [1]. Hình 1: Chiến lược Marketing- mix * Marketing - mix bao gồm mọi phối thức mà doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện để ảnh hưởng đến sức cầu thị trường. - Mục đích: Gia tăng khách hàng, mở rộng thị trường, cải thiện lợi tích cho khách hàng, cộng đồng và xã hội và tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. - Vai trò: Giúp doanh nghiệp đạt các mục tiêu đề ra tại thị trường mục tiêu. Muốn đạt các mục tiêu Marketing, DN luôn cần phải thích nghi với cả 2 môi trường vĩ mô và vi mô, triển khai và định vị sản phẩm trong thị trường mục tiêu [19] THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU MARKETING - MIX CS CS & & CL CL SẢN SẢN PHẨM PHẨM CS CS & & CL CL GIÁ GIÁ BÁN BÁN CS CS & & CL CL PHÂN PHÂN PHỐI PHỐI -- Phát Phát triển triển sản sản phẩm: Số phẩm: Số lượng, chủng lượng, chủng loại, loại, mẫu mẫu mã, mã, nhãn hiệu. nhãn hiệu. -- Chất Chất lượng, lượng, thuộc tính, thuộc tính, quy quy cách, cách, bao bao gói, gói, bảo bảo hành hành v.v.. v.v.. -- Chu kỳ sống Chu kỳ sống -- Sản Sản phẩm phẩm mới cải mới cải tiến, tiến, tương tương tự, tự, mới mới hoàn toàn... hoàn toàn... -- Dịch Dịch vụ vụ hậu hậu mãi mãi -- Ba Ba phương phương pháp pháp định định giá giá theo: Thị theo: Thị trường, trường, khách khách hàng, sản hàng, sản phẩm phẩm -Mức -Mức giá, giá, quan quan hệ hệ giữa giữa chất chất lượng lượng và và giá, giá, chiết khấu chiết khấu -Tầm quan -Tầm quan trọng của trọng của yếu yếu tố tố giá giá đối đối với với doanh nghiệp doanh nghiệp -Thời hạn -Thời hạn thanh toán, thanh toán, tín tín dụng, tăng dụng, tăng giảm giảm giá giá -- Các Các chiến chiến lược lược giá: giá: Hớt Hớt váng, mô giá, ̣t váng, mô ̣t giá, giá giá xâm xâm nhâ nhập,̣p, giá cao… giá cao… -- Độ Độ dài dài ngắn ngắn của của kênh kênh (cấp (cấp kênh), mạng kênh), mạng lưới lưới phân phân phối phối -- Lựa chọn, Lựa chọn, kiểm kiểm soát, soát, điều điều khiển quản khiển quản lý lý kênh, kênh, tồn tồn kho, kho, điều điều vận. vận. -- Các Các chiến chiến lược: Phân lược: Phân phối đại phối đại trà, trà, độc độc quyền quyền và và lựa chọn. lựa chọn. Hình.2. Marketing mix cho các đoạn thị trường mục tiêu CS CS & & CL CL XÚC XÚC TIẾN TIẾN HỖN HỖN HỢP HỢP -- Quảng Quảng cáo cáo bằng các công bằng các công cụ cụ –– phương phương tiê phương ̣n, tiê ̣n, phương thức… thức… bán bán trực trực tiếp, tiếp, khuếch khuếch trương. trương. -- Kích Kích thích thích tiêu thụ: tiêu thụ: Khuyến Khuyến mại, mại, chiết chiết khấu… khấu… -- Bán Bán hàng hàng cá cá nhân, chăm sóc nhân, chăm sóc khách khách hàng. hàng. -- Quan Quan hệ hệ công công chúng chúng (PR) (PR) -- Xúc Xúc tiến, tiến, cổ cổ động, yểm động, yểm trợ trợ -- Chiến Chiến lược: lược: Kéo và đẩy, Kéo và đẩy, có có phối phối tác tác qua qua lại lại 2.2. Thành phần cơ bản của Marketing hỗn hợp Thành phần chính của Marketing là 4 chính sách (4P):  Sản phẩm (Product),  Giá (Price)  Phân phối (Place),  Xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh (Promotion) Hình 3: Sự kết hợp của 4P tạo ra Marketing- mix Trong Marketing dịch vụ có thêm 3P khác gồm:  Con người (People),  Bằng chứng vật chất (Physical evidence)  Quy trình (hệ thống, tính chuyên nghiệp) cung ứng dịch vụ (Process of service assembly). 2.3 Chính sách sản phẩm 2.3.1. Khái niệm chung về sản phẩm và chính sách sản phẩm. Sản phẩm: Theo quan điểm Marketing, sản phẩm là bất kì thứ gì có thể cung cấp cho thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu thụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của thị trường. Nó có thể là những vật thể, dịch vụ, những địa điểm, những tổ chức, những suy nghĩ và cả những con người. Có thể viết ngắn gọn: Sản phẩm nói chung = Sản phẩm hữu hình + Sản phẩm vô hình (Hay) Sản phẩm = Hàng hóa và/ hoặc dịch vụ Dựa trên các tiêu chí khác nhau, sản phẩm có thể phân chia thành nhiều loại. Theo lĩnh vực sử dụng có thể được phân chia thành hàng hóa và dịch vụ. Thuốc là sản phẩm thuộc nhóm hàng hóa đặc biệt. 2.3.2. Ba cấp độ của sản phẩm. Khi triển khai một sản phẩm thường xem xét ở 3 cấp độ như được trình bày trong hình 3 Sản phẩm bổ sung Kênh phân phối Dạng bào chế Cung cấp thông tin Sinh khả dụng Tác dụng điều trị Đường dùng Tiêu chuẩn Nhãn hiệu Theo dõi ADR Thương hiệu Bao gói Hậu mãi An toàn Khuyến mãi Sản phẩm cụ thể Sản phẩm cốt lõi Hình 4. Sơ đồ liên quan giữa thuộc tính và 3 cấp độ của sản phẩm thuốc Sản phẩm cốt lõi (hay sản phẩm theo ý tưởng): là những lợi ích và dịch vụ cụ thể. Sản phẩm cụ thể (hay sản phẩm hiện thực): đó là những yếu tố phản ánh sự có mặt trên thực tế của sản phẩm [2]. Nhờ những yếu tố này mà nhà sản xuất khẳng định được sự hiện diện của mình trên thị trường, để người mua tìm đến doanh nghiệp và giúp họ phân biệt hàng hóa của hàng này so với hàng khác. Sản phẩm bổ sung: là các dịch vụ kèm theo khi sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả sản phẩm thuốc, như các hoạt động cung cấp thông tin, sự tiện lợi của kênh phân phối, khuyến mãi, hậu mãi. 2.3.3 Chính sách sản phẩm: - Là việc thông qua những quyết định phù hợp về từng đơn vị hàng hóa, chủng loại hàng hóa, danh mục hàng, nhãn hiệu và bao bì sản phẩm và doanh nghiệp kinh doanh, đi kèm với việc phát triển, thiết kế sản phẩm mới và triển khai tiêu thụ. Vai trò của chính sách sản phẩm - Chính sách sản phẩm là nền tảng, là xương sống của chiến lược chung Marketing. Chiến lược sản phẩm được hình thành sẽ quyết định hướng đầu tư, phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. - Thực hiện tốt chính sách sản phẩm là điều kiện để triển khai các chính sách còn lại có hiệu quả, đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu Marketing. 2.3.4 Các chiến lược trong chính sách sản phẩm. a. Chiến lược phát triển doanh mục sản phẩm Danh mục sản phẩm (DMSP) bao gồm tất cả các mặt hàng mà doanh nghiệp có khả năng cung cấp ra thị trường. Một DMSP gồm 3 chiều: rộng, dài, sâu. * Chiều rộng DMSP: là tổng số các nhóm chủng loại sản phẩm do công ty sản xuất. * Chiều dài DMSP: là tổng số các mặt hàng thành phần trong mỗi chủng loại. * Chiều sâu DMSP: là số lượng những mẫu mã hàng hóa trong các mặt hàng, loại hàng nói trên. Các DN xây dựng và phát triển DMSP của mình nhằm mục đích duy trì và ngày càng tăng các chỉ tiêu về doanh số, lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường. Đây là yêu cầu khách quan đối với DN vì trong sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường như hiện nay thị phần luôn có nguy cơ co lại. Chiến lược này đồng thời giúp DN chủ động có chiến lược kinh doanh linh hoạt thích ứng với những biến động của thị trường (tăng hoặc giảm DMSP tùy theo biến động nhu cầu trên thị trường). b. Chiến lược phát triển sản phẩm mới Phát triển sản phẩm mới ngày càng trở thành yêu cầu tất yếu khách quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi DN. Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy quá trình này, đó là sự thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ, tình hình cạnh tranh, DN sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào những sản phẩm hiện có. Vì vậy, mỗi DN đều phải quan tâm đến chiến lược phát triển sản phẩm mới nếu muốn đưa DN mình tiến lên bền vững với uy tín ngày càng tăng. Một nguyên nhân nữa là mỗi sản phẩm đều có chu kỳ một chu kỳ sống, khi sản phẩm bước vào giai đoạn suy thoái thì DN buộc phải có sản phẩm mới thay thế nhằm đảm bảo liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Trong chiến lược kinh doanh của mỗi DN, vẫn đề mấu chốt là đảm bảo trong bất kỳ thời gian nào cũng phải có ít nhất một loại sản phẩm mới Theo quan điểm của Marketing, sản phẩm mới là sản phẩm doanh nghiệp chưa hề sản xuất hay phân phối hoặc lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Có 6 hình thức của sản phẩm - Sản phẩm mới đối với thế giới (hoạt chất mới, dạng bào chế mới hay công thức mới) - Thêm dòng sản phẩm mới: là các sản phẩm mới đối với riêng DN. - Bổ sung vào dòng sản phẩm hiện có. - Cải tiến sửa đổi những sản phẩm hiện có: + Cải tiến tính năng sản phẩm: Bổ sung thêm tính năng, tác dụng, an toàn và tiện lợi của sản phẩm cũ. + Cải tiến về chất lượng: Tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng khác nhau, phục vụ các ngách thị trường khác nhau. + Cải tiến kiểu dáng: Thay đổi màu sắc, thiết kế, bao bì, kết cấu, mẫu mã, kích thước sản phẩm. + Tìm ra các giá trị sử dụng mới của sản phẩm: Như bổ sung công dụng mới nhằm tạo ra thị trường mới chu kỳ sống mới cho sản phẩm. Các nhà quản trị phân phối rất chú ý chiến lược sản phẩm kiểu này. - Định vị lại: đưa sản phẩm vào vị thế mới trên thị trường. - Giảm chi phí: những sản phẩm mới có tính năng tương tự có chi phí thấp hơn. Thiết kế, sản xuất sản phẩm mới là một việc làm cần thiết nhưng có thể là mạo hiểm đối với DN vì chúng có thể thất bại do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy để đưa một sản phẩm mới ra thị trường các chuyên gia- những người sáng tạo sản phẩm mới phải nghiên cứu kĩ lưỡng về cả cơ sở khoa học của sản phẩm và nhu cầu của thị trường, cân nhắc và có những quyết định chính xác để sản phẩm mới ra đời mang thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp c. Chiến lược triển khai tiêu thụ sản phẩm theo chu kỳ sống của sản phẩm. Chu kì sống của sản phẩm là khoảng thời gian sản phẩm tồn tại trên thị trường và được khách hàng chấp thuận. Chu kì sống điển hình của một sản phẩm gồm 4 giai đoạn: (1) Giới thiệu sản phẩm, (2) tăng trưởng, (3) chín muồi, (4) suy thoái. Bảng 1. Các đặc trưng ở mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm. Giai đoạn Giới thiệu Thấp vì nhiều Doanh số người chưa biết đến sản phẩm Cao nhằm giới Chi phí thiệu và thúc đẩy tiêu thụ Hầu như chưa Lợi nhuận có, thậm chí chấp nhận lỗ Khách Những người hàng có tư tưởng đổi Tăng trưởng Chín muồi Suy thoái sản phẩm đã Tăng mạnh và Giảm và ngày thành công ở đạt đỉnh điểm càng mạnh Giảm bớt Thấp Tăng nhanh và giai đoạn một Trung bình: chi phí vẫn phải duy trì mức hợp lý Đã xuất hiện Tăng nhanh tới và từng bước tăng mức cao nhất nhanh Những người Số đông mua theo Giảm liên tiếp Những người còn lại
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan