Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Ngư nghiệp Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn p...

Tài liệu Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường tân thịnh, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2015 2017

.PDF
70
130
57

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ MINH HUYỀN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG TÂN THỊNH TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2015-2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trƣờng Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên, năm 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ MINH HUYỀN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG TÂN THỊNH TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2015-2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trƣờng Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hƣớng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng Thái Nguyên, năm 2018 i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trƣờng. Trƣớc hết em xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS.TS. Nguyễn Thế Đặng. Thầy đã nhiệt tình giảng dạy và hƣớng dẫn em trong suốt thời gian thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo đã giảng dạy những kiến thức và truyền đạt kinh nghiệm quý báu cho em trong quá trình học tập, rèn luyện. Tất cả là những hành trang quý báu của mỗi sinh viên sau khi ra trƣờng. Đó là sự hoàn thiện về kiến thức chuyên môn, lý luận và phƣơng pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cô chú, anh chị ở phƣờng Tân Thịnh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Do trình độ và thời gian có hạn, bƣớc đầu đƣợc làm quen với thực tế và phƣơng pháp nghiên cứu vì thế khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp quý báu của thầy cô giáo và bạn bè để khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Minh Huyền ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất toàn quốc năm 2015 ............................................18 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của phƣờng Tân Thịnh .......................39 Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của phƣờng Tân Thịnh .......................40 Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 của phƣờng Tân Thịnh .......................41 Bảng 4.4. Tình hình biến động sử dụng đất của của phƣờng Tân Thịnh ..................42 giai đoạn 2015 - 2017 ................................................................................................42 Bảng 4.5. Biến động cơ cấu sử dụng đất so với diện tích đơn vị hành chính của phƣờng Tân Thịnh 2015 - 2017 ..........................................................................44 Bảng 4.6. Cơ cấu dân số của phƣờng Tân Thịnh giai đoạn 2015 – 2017 .................45 Bảng 4.7. Phân kỳ quy hoạch diện tích các loại đất phân bổ theo các mục đích ......................................................................................................46 Bảng 4.8. Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân tại phƣờng Tân Thịnh giai đoạn 2015 – 2017 ...................47 iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐTH : Đô thị hóa GPMB : Giải phóng mặt bằng QLNN : Quản lý nhà nƣớc SDĐ : Sử dụng đất iv MỤC LỤC Phần 1.MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................. 2 Phần 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................... 3 2.1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 3 2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài .................................................................................... 5 2.2. Khái quát chính sách đất đai của Thế giới và Việt Nam.................................... 10 2.2.1. Khái quát chính sách đất đai của Thế giới ...................................................... 10 2.2.2. Khái quát chính sách đất đai của Việt Nam .................................................... 15 2.3. Tình hình sử dụng đất trên Thế giới và trong nƣớc ........................................... 17 2.3.1. Tình hình sử dụng đất trên Thế giới................................................................ 17 2.3.2. Tình hình sử dụng đất trong nƣớc ................................................................... 17 2.4. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và ở Việt Nam .....................................................................................19 2.4.1. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới ..............................................................................................................19 2.4.2. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam ................................................................................................................22 2.4.3. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành phố Thái Nguyên .............................................................................................26 Phần 3.NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 29 3.1. Địa điểm, thời gian và đối tƣợng nghiên cứu .................................................... 29 3.1.1. Địa điểm .......................................................................................................... 29 v 3.1.2. Thời gian ......................................................................................................... 29 3.1.3. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 29 3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 29 3.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất của phƣờng Tân Thịnh ..............................................................................................29 3.2.2. Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Tân Thịnh giai đoạn 2015 – 2017 ...............................................................................................29 3.2.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Tân Thịnh giai đoạn 2015– 2017 .............................................................................. 29 3.2.4. Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ nông nghiệp khi bị chuyển mục đích sử dụng đất .................................................................................... 30 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 30 3.3.1. Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo........................................................... 30 3.3.2. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ............................................... 30 3.3.3. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ................................................ 30 3.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu............................................................................... 31 Phần 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 32 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất của phƣờng Tân Thịnh ..............................................................................................32 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ................................................................... 32 4.2. Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Tân Thịnh giai đoạn 2015 – 2017 ...............................................................................................38 4.2.1. Đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Tân Thịnh giai đoạn 2015 – 2017 ...............................................................................................................38 4.2.2. Đánh giá quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn của phƣờng Tân Thịh, giai đoạn 2015 – 2017 .............................................................................. 42 4.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Tân Thịnh giai đoạn 2015 – 2017 .............................................................................45 4.3.1. Yếu tố gia tăng dân số và việc làm ................................................................. 45 vi 4.3.2. Yếu tố đô thị hoá ............................................................................................. 45 4.4. Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ nông nghiệp khi bị chuyển mục đích sử dụng đất ....................................................................................48 4.4.1. Giải pháp từ phía Nhà nƣớc ............................................................................ 48 4.4.2. Giải pháp cho các hộ nông dân ....................................................................... 58 Phần 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 59 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 59 5.2. Đề nghị ............................................................................................................... 59 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển chung của cả nƣớc, tốc độ đô thị hóa của thành phố Thái Nguyên diễn ra khá mạnh trong giai đoạn 2015 - 2017. Thành phố Thái Nguyên là một thành phố trẻ năng động, thành phố công nghiệp, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa - xã hội của đất nƣớc. Phƣờng Tân Thịnh là một đơn vị hành chính cấp phƣờng thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và có diện tích là 3,06 km², dân số trên 16.600 nhân khẩu, cƣ trú ở 20 tổ dân phố, với 8 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Mƣờng, Sán Chí, Hoa, Cao Lan, Cống. Đảng bộ phƣờng với 872 đảng viên sinh hoạt ở 28 chi bộ Quá trình đô thị hóa đã làm đất đai khu vực biến động mạnh cả về mục đích sử dụng và đối tƣợng sử dụng đất. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp thay vào đó là các khu đô thị tăng lên. Việc quản lý, sử dụng đất trở lên phức tạp hơn, việc mua bán, trao đổi, chuyển mục đích trái phép diễn ra ngoài tầm kiểm soát của Nhà nƣớc. Giá cả đất đai khu đô thị trên thị trƣờng thƣờng tăng cao và có những biến động phức tạp. Ngoài ra, sự phát triển của các khu đô thị đã thu hút lực lƣợng lao động lớn từ nông thôn ra thành thị gây lên sự bất ổn xã hội nhƣ: giải quyết việc làm, nhu cầu đất ở, ô nhiễm môi trƣờng…. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là hết sức cần thiết nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai; nâng cao tính khả thi của việc sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao; tạo cơ sở pháp lý vững chắc để các tổ chức kinh tế, cá nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình về sử dụng đất đối với nhà nƣớc; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Đứng trƣớc những vấn đề trên, đƣợc sự đồng ý của Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dƣới sự hƣớng dẫn của GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, tôi tiến hành thực 2 hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát - Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017. Phân tích đƣợc một số yếu tố tác động đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phƣờng. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ nông nghiệp khi bị chuyển mục đích sử dụng đất. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phƣờng Tân Thịnh. - Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2017. - Phân tích một số yếu tố tác động đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phƣờng. - Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ nông nghiệp khi bị chuyển mục đích sử dụng đất 1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài Tìm ra những mặt hạn chế và tích cực của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Xác định một số yếu tố chủ yếu tác động đến chuyển đổi mục đích đất. Từ đó đề xuất ra những giải pháp thích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng, góp phần đẩy nhanh quá trình sử dụng đất đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, các quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc ta về đất đai. Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, là sản phẩm của quá trình đấu tranh và lao động của nhân dân ta, trong lực lƣợng sản xuất “lao động là cha, đất là mẹ sinh ra của cải vật chất cho xã hội”. Do đất đai giữ một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội nhƣ vậy nên theo quan điểm của các nhà kinh điển Mác-xít thì đất đai đóng một vai trò kinh tế và chính trị to lớn trong quá trình phát triển của xã hội. Toàn bộ đất đai ở nƣớc ta thuộc sở hữu toàn dân do nhà nƣớc thống nhất quản lý là một định hƣớng chính trị cơ bản đã đƣợc ghi trong Hiến pháp năm 1992 để xác lập mối quan hệ sở hữu, quản lý và sử dụng đối với đất đai trong giai đoạn cách mạng hiện nay ở nƣớc ta. Luật Đất đai năm 2013 còn xác định rõ, cụ thể nội hàm của sở hữu toàn dân về đất đai, đó là: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu” (Điều 4) [5]. Từ nhận thức trên, Đảng và Nhà nƣớc ta đã thƣờng xuyên quan tâm đến vấn đề đất đai. Trong mỗi giai đoạn cách mạng đã ban hành những chủ trƣơng, chính sách, pháp luật đất đai cho phù hợp, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của cách mạng đã đề ra. Vì lẽ đó trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về sở hữu toàn dân mà Nhà nƣớc là đại diện đối với đất đai, tài nguyên, vốn và các tài sản công để các nguồn lực này đƣợc quản lý, sử dụng có hiệu quả” [2]. Cƣơng lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam (bổ sung, phát triển năm 2011) đã ghi: “… Quản lý, bảo vệ, tái tạo và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên 4 quốc gia” [2]. Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trƣờng với phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Đƣa nội dung bảo vệ môi trƣờng vào chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và các chƣơng trình, dự án. Các dự án đầu tƣ xây dựng mới phải bảo đảm yêu cầu về môi trƣờng. Thực hiện nghiêm ngặt lộ trình xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo vệ môi trƣờng; xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm. Khắc phục suy thoái, bảo vệ môi trƣờng và cân bằng sinh thái, nâng cao chất lƣợng môi trƣờng. Thực hiện tốt chƣơng trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng; tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên. Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, nƣớc, khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác…” [2]. Thực hiện đồng bộ quy hoạch đất đai, khoáng sản, môi trƣờng, tài nguyên nƣớc. Tăng cƣờng giám sát các tổ chức, cá nhân về quản lý, sử dụng tài nguyên bảo đảm đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trƣờng. Và cũng tại Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định: Nhà nƣớc nghiêm cấm các hành vi sau: 1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai. 2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc công bố. 3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích. 4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của ngƣời sử dụng đất. 5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vƣợt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này. 6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. 5 7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nƣớc. 8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai. 9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật. 10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của ngƣời sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài Thiên nhiên chứa đầy những bí ẩn, rất khắt khe nhƣng cũng rất hào phóng. Từ bao đời nay, trong sử dụng đất, ông cha ta đã tích luỹ đƣợc nhiều kinh nghiệm, đúc kết lại thành những câu ngụ ngôn, truyền từ đời này qua đời khác nhƣ: "đất nào cây ấy", "khoai đất lạ, mạ đất quen"... Hiện nay, những kinh nghiệm này đã đƣợc ánh sáng của khoa học và công nghệ làm sáng tỏ. Sự hoà quyện giữa những kinh nghiệm truyền thống với khoa học công nghệ hiện đại đã tạo ra những giá trị mới trong sử dụng đất. Thật vậy, nói tới sử dụng đất hợp lý, nhất thiết phải đi đôi với bảo vệ và bồi dƣỡng đất, xong muốn bảo vệ đất một cách cơ bản không thể chỉ áp dụng một biện pháp duy nhất. Nếu chỉ áp dụng biện pháp đơn độc, thiếu tính tổng hợp thì biện pháp đó sẽ mang lại hiệu quả thấp và không ít trƣờng hợp một số mặt yếu của biện pháp đó sẽ nhanh chóng bộc lộ và ngay tức khắc bị các mục tiêu chung phủ định. Khi xã hội phát triển ở trình độ cao, việc sử dụng đất luôn hƣớng tới mục tiêu kinh tế nhằm đạt đƣợc lợi nhuận tối đa trên một đơn vị diện tích đất nhất định nhƣ xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, trang trại sản xuất quy mô lớn… Bên cạnh đó, một phần diện tích đất không nhỏ sử dụng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn ở cũng nhƣ thỏa mãn đời sống tinh thần của con ngƣời nhƣ xây dựng nhà ở, hệ thống giao thông, các công trình dịch vụ thể dục thể thao, văn hóa xã hội, mở mang phát triển đô thị và khu dân cƣ nông thôn… Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất, các mục đích sử dụng đất nêu trên luôn nảy sinh mâu thuẫn làm cho mối quan hệ giữa con ngƣời và đất đai ngày càng căng thẳng. Những sai lầm liên tục của con ngƣời trong quá trình sử dụng đất (sai lầm có 6 ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến hủy hoại môi trƣờng nói chung và môi trƣờng đất nói riêng (lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, trƣợt lở đất…) liên tục xảy ra với quy mô ngày càng lớn và mức độ này càng nghiêm trọng làm cho một số chức năng của đất bị yếu đi. Để thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời cả về 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trƣờng nhất thiết phải giải quyết các xung đột này để sử dụng đất có hiệu quả. Việc sử dụng đất nhƣ một thể thống nhất tạo ra điều kiện để giảm thiểu những xung đột, tạo ra hiệu quả sử dụng cao và liên kết đƣợc sự phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trƣờng và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng. Sử dụng đất hợp lý, bền vững là hài hòa đƣợc các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trƣờng. Chính vì vậy, cần phải hiểu rõ đƣợc tầm quan trọng của tài nguyên đất. Từ đó, đề ra những kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này một cách hợp lý, để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu hiện tại nhƣng không làm ảnh hƣởng đến lợi ích của thế hệ tƣơng lai. Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lƣợc quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại, bởi nhiều lẽ. Một là, tài nguyên đất vô cùng quý giá. Bất kỳ quốc gia nào, đất đều là tƣ liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân. Nói đến tầm quan trọng của đất, từ xa xƣa, ngƣời Ấn Độ, ngƣời Ả-rập, ngƣời Mỹ đều có cách ngôn bất hủ: “Đất là tài sản vay mƣợn của con cháu”. Ngƣời Mỹ còn nhấn mạnh “...đất không phải là tài sản thừa kế của tổ tiên”. Ngƣời Ét-xtôni-a, ngƣời Thổ Nhĩ Kỳ coi “có một chút đất còn quý hơn có vàng”. Ngƣời Hà Lan coi “mất đất còn tồi tệ hơn sự phá sản”. Gần đây trong báo cáo về suy thoái đất toàn cầu, UNEP (Chƣơng trình môi trƣờng Liên Hiệp Quốc) khẳng định “Mặc cho những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vĩ đại, con ngƣời hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”. Đối với Việt Nam, một đất nƣớc với “Tam sơn, tứ hải, nhất phân điền”, đất càng đặc biệt quý giá. Hai là, tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng hạn chế. Trong đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh 7 dƣỡng, hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản xuất hoặc do bom đạn chiến tranh. Diện tích đất có khả năng canh tác của lục địa chỉ có 3.030 triệu ha. Hiện nhân loại mới khai thác đƣợc 1.500 triệu ha đất canh tác. Ba là, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu ngƣời ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuật. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu ngƣời của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23 ha, ở nhiều quốc gia khu vực Châu Á, Thái Bình Dƣơng là dƣới 0,15 ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11 ha. Theo tính toán của Tổ chức Lƣơng thực thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lƣơng thực, thực phẩm, mỗi ngƣời cần có 0,4 ha đất canh tác. Bốn là, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con ngƣời, hậu quả của chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa, hoặc ô nhiễm, dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Trên thế giới hiện có 2.000 triệu ha đất đã và đang bị thoái hóa, trong đó 1.260 triệu ha tập trung ở châu Á, Thái Bình Dƣơng. Ở Việt Nam hiện có 16,7 triệu ha bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều, 9 triệu ha đất có tầng mỏng và độ phì thấp, 3 triệu ha đất thƣờng bị khô hạn và sa mạc hóa, 1,9 triệu ha đất bị phèn hóa, mặn hóa mạnh. Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nƣớc thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ và chất độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động. Hoạt động canh tác và đời sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ quét, đất trƣợt, sạt lở đất, thoái hóa lý, hóa học đất... Năm là, lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải đƣợc tiến hành trên đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm. Vì vậy, mỗi khi sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho các mục đích khác cần phải cân nhắc kỹ để không rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trƣớc mắt. Nhằm quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu của hiện tại những không làm ảnh hƣởng đến lợi ích 8 của thế hệ tƣơng lai, trong những năm qua Đảng và Nhà nƣớc ta đã tập trung tháo gỡ những khó khăn, mà bƣớc đột phá đầu tiên là Luật Đất đai năm 1993, sửa đổi năm 1998, năm 2001, Luật Đất đai năm 2003 và mới đây là Luật đất đai 2013 đã đƣợc Quốc hội thông qua. Bên cạnh đó, nhiều bộ luật liên quan khác cũng đã đƣợc ban hành, nhƣ Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Luật Bảo vệ môi trƣờng;... và các nghị định, thông tƣ, văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật do Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành. Sau đây là những cơ sở pháp lý đƣợc nghiên cứu để thực hiện đề tài. Luật và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật: - Luật đất đai 2013; - Luật Bảo vệ môi trƣờng ngày 23/06/2014; - Luật Xây dựng ngày 18/06/2014; - Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; - Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; - Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/20 của Chính phủ về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; - Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất; - Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; - Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng và Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình; - Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc; - Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 về việc sửa đổi bổ sung một số 9 điều của các Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; - Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; - Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 09/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; - Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trƣờng; - Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ; - Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn; - Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; - Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc; - Nghị định số 142/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất lúa; - Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 7/12/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về 10 kiểm kê quỹ đất của các tổ chức đƣợc nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất; - Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/1/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức đƣợc nhà nƣớc giao đất cho thuê đất; - Thông tƣ số 05/2006/TT-BTNMT ngày 24/5/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; - Thông tƣ số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng; Thông tƣ liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Liên Bộ Tài chính - Tài nguyên và Môi trƣờng, hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính Phủ; - Thông tƣ số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trƣờng; - Thông tƣ số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định chi tiết về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất. 2.2. Khái quát chính sách đất đai của Thế giới và Việt Nam 2.2.1. Khái quát chính sách đất đai của Thế giới Trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều mô hình sở hữu đất đai. Mô hình phổ biến nhất là thừa nhận nhiều hình thức sở hữu đối với đất đai. Bên cạnh đó là mô hình chỉ thừa nhận hình thức sở hữu nhà nƣớc về đất đai là hình thức sở hữu duy nhất. Mô hình đầu đƣợc áp dụng ở hầu hết các quốc gia còn mô hình thứ hai mang tính đặc thù vì lý do chính trị và lịch sử. Ở các nƣớc nhƣ Anh, Canada, Australia, New Zealand hoặc một số nƣớc đang phát triển (theo chế độ Quân chủ) thƣờng áp dụng mô hình toàn bộ đất đai của quốc gia thuộc sở hữu của nhà vua. Tùy thuộc vào thể chế chính trị của từng nƣớc và vị trí, vai trò của nhà vua ở nƣớc đó mà quyền sở hữu của nhà vua đối với đất đai có 11 khác nhau. Ở một số nƣớc khu vực Trung Đông, quyền sở hữu đất đai của nhà vua còn ít nhiều mang tính thực chất trong khi một số nƣớc khác thì quyền sở hữu đất đai của nhà vua chỉ tồn tại về mặt danh nghĩa. Ví dụ, ở Anh, tuy đất đai thuộc sở hữu của Nữ hoàng nhƣng quyền sở hữu của Nữ hoàng chỉ là danh nghĩa. Ngày nay ở Anh, 69% đất đai đƣợc sở hữu bởi 158.000 gia đình. Theo J.G.Riddall, tác giả cuốn “Sự trở về” thì: “Đối với luật Anh, không có quyền sở hữu tuyệt đối đối với đất đai. Lý do là quyền đối với đất đai đƣợc xác lập thông qua việc thuê mƣớn của Nữ hoàng. Tuy nhiên, vì lý do thực tế mà ngƣời có quyền đối với đất đai hiện nay đƣợc đối xử nhƣ chủ sở hữu đất đai”. Và theo GS. Michel Fromont thì: “Quyền này rất giống với quyền sở hữu trong các hệ thống pháp luật La Mã”. Do vậy, xét trên thực tế, Anh là nƣớc theo mô hình đa sở hữu đối với đất đai [19]. Ngƣợc lại, Trung Quốc tuy thừa nhận nhiều hình thức sở hữu đất đai là sở hữu nhà nƣớc và sở hữu tập thể, nhƣng thực chất có thể coi nó nhƣ hình thức sở hữu nhà nƣớc. Tuy Trung Quốc không thừa nhận sở hữu tƣ nhân đối với đất đai nhƣng đã có sự thay đổi cơ bản về phƣơng thức thực hiện quyền sở hữu đất đai theo hƣớng tƣ nhân hóa các quyền tài sản đối với đất đai. Hiến pháp và luật pháp nƣớc này đã thừa nhận việc điều phối đất đai theo quan hệ thị trƣờng, đất đai đƣợc coi là một loại hàng hóa, quyền tài sản của ngƣời sử dụng đất đƣợc ghi nhận và bảo vệ nhƣ một loại tài sản. Tuy nhiên, việc phân loại mô hình sở hữu đất đai căn cứ vào hình thức sở hữu nói trên cũng chỉ mang tính hình thức nếu bỏ qua những yếu tố quan trọng nhƣ tính chất, cơ cấu về tỷ lệ diện tích thuộc từng hình thức sở hữu và đặc biệt là vấn đề cấu trúc của quyền sở hữu. 2.2.1.1. Khái quát chính sách đất đai của Trung Quốc Trung Quốc không thừa nhận tƣ hữu đối với đất đai. Dƣới hệ thống kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa, quyền sở hữu tài sản đối với tài nguyên thiên nhiên và các phƣơng tiện sản xuất phần lớn đều bị quốc hữu hóa ngay sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền lực vào năm 1949. Tuy nhiên, việc quốc hữu hóa toàn bộ đất đô thị của Trung Quốc chỉ chính thức hoàn tất sau khi Hiến pháp 1982 đƣợc ban hành. Đất đô thị thuộc về Nhà nƣớc và đƣợc quản lý bởi nhà nƣớc Trung Quốc - 12 ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc toàn xã hội. Đất nông thôn thuộc Sở hữu tập thể[19]. Theo Điều 10 Hiến pháp 1982 Trung Quốc, không tổ chức, cá nhân nào đƣợc phép chiếm đoạt, mua, bán, cho thuê hay chuyển nhƣợng đất đai dƣới bất kỳ hình thức nào. Hậu quả là đất đai bị sử dụng một cách không hiệu quả và lãng phí. Ngƣời sử dụng đất trên thực tế vẫn tiến hành trao đổi đất đai nhƣ một loại hàng hóa. Chính vì vậy, thị trƣờng đất đai “không chính thức” - còn gọi là “chợ đen” nhƣng năng động đã bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc. Ở đó, nhiều nông dân, hợp tác xã đã lén lút bán hoặc cho thuê đất của mình cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Đây chính là nhân tố tạo đà cho quá trình thực hiện cải cách chính sách đất đai ở nƣớc này. Việc đƣa đất đai vào quan hệ thị trƣờng khởi nguồn từ những cải cách trong hệ thống sử dụng đất cuối những năm 1980. Từ việc cho thuê đất ở Thƣợng Hải dƣới sự đồng ý của Chính phủ và việc đấu giá quyền sử dụng đất đầu tiên ở Thẩm Quyến theo Hiến pháp sửa đổi của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1988, hệ thống phân phối đất đai không thu tiền và không xác định thời hạn đã bị chấm dứt. Luật Quản lý nhà nƣớc về đất đai năm 1986 đã quy định cơ cấu sử dụng đất thông qua việc giao và cho thuê có đền bù. Năm 1987, Thẩm Quyến đã bán đấu giá quyền sử dụng đất 8.588 m2 với thời hạn 50 năm. 44 doanh nghiệp ở đây đã cạnh tranh quyết liệt để có quyền sử dụng đất và ngƣời chiến thắng đã phải trả 5.250.000 Nhân dân tệ. Nhƣ vậy, tại Thẩm Quyến, quyền sử dụng đất tham gia vào thị trƣờng nhƣ các tài sản khác lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc và đã khởi xƣớng cho việc chuyển giao quyền sử dụng đất của Nhà nƣớc bằng phƣơng thức đấu thầu và đấu giá. Sau đó, vào tháng 4/1988, Quốc hội Trung Quốc đã sửa đổi Hiến pháp, trong đó bổ sung quyền chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và hủy bỏ quy định cấm cho thuê đất. Cùng với việc sửa đổi Hiến pháp, Hội đồng nhà nƣớc Trung Quốc đã ban hành Quy chế tạm thời về việc giao và chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất của Nhà nƣớc tại đô thị, trong đó quy định rõ quyền sử dụng đất có thể chuyển nhƣợng bằng hợp đồng, đấu thầu và đấu giá. Nhƣ vậy, từ cơ chế giao đất không thu tiền chuyển sang có thu tiền; từ việc không giới hạn thời gian quyền sử dụng đất chuyển sang xác định thời hạn sử dụng đất.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng