Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thực trạng bhyt tại tỉnh viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân là...

Tài liệu Nghiên cứu thực trạng bhyt tại tỉnh viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (chdcndl) trong 5 năm qua (2005-2009)

.PDF
97
162
127

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO B Ộ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI XAYSOMPHONE VONGDASACK NGHI£N CøU THùC TR¹NG B¶O HIÓM Y TÕ, T¹I TØNH VI£NG CH¡N N¦íC CéNG HOµ D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO TRONG 5 N¡M QUA (2005 - 2009) LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2011 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI B Ộ Y TẾ XAYSOMPHONE VONGDASACK NGHI£N CøU THùC TR¹NG B¶O HIÓM Y TÕ T¹I TØNh VI£NG CH¡N N¦íC CéNG HOµ D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO TRONG 5 N¡M QUA (2005 - 2009) Chuyên ngành Mã số : Y tế công cộng : 60.72.76 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Hướng dẫn khoa học : GS.TS. TRƢƠNG VIỆT DŨNG HÀ NỘI – 2011 3 LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Y Hà Nội, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, với các Bộ môn đã đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và tạo điều kiện cho em học tập và rèn luyện tại trường. Với tất cả tấm lòng kính trọng em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Trƣơng Việt Dũng, người thầy đã trực tiếp, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự tận tình giúp đỡ chia sẻ và động viên của các Em học viên cao học khoa 18 chuyên ngành Y tế công cộng đã giúp tôi hoàn thành khoa học tại Trường này. Xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, Ngày 20 tháng 12 năm 2011 Tác giả XAYSOMPHONE VONGDASACK 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT o CHDCNDL Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào o BHYT Bảo hiểm y tế o BHXH Bảo hiểm xã hội o ASXH An sinh xã hội o TCLĐTG (ILO) Tổ chức Lao động Quốc tế o KCB Khám chữa bệnh o BHYT BB Bảo hiểm y tế bắt buộc o BHYT TN Bảo hiểm y tế tự nguyện o KCB BHYT Khám chữa bệnh bảo hiển y tế o NĐ Nhà Nước o CP Chính Phủ o KCB-BHYT-TN Khám chữa bệnh-bảo hieen y tế-tự nguyện o KCB-BHYT-BB Khám chữa bệnh- bảo hieen y tế-bắt buộc o BHYT NN Bảo hiểm y tế người ngèo o TW Trung Ương o UBND Ủy bản nhân dân o CS BHYT Chính sách bảo hiểm y tế o BN Bệnh Nhân o BV Bệnh Viện o HGĐ Hộ gia đình o NN Người ngèo o BNN Bệnh nghề nghiệp o BHYTCĐ Bảo hiểm y tế cộng đồng 5 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 13 1.1. Định nghĩa và khái niệm về BHYT ........................................................ 13 1.1.1. Định nghĩa về Bảo hiểm ....................................................... 13 1.1.2. Khái niệm về BHYT ............................................................. 13 1.2. Những nguyên tắc chung của BHYT. ..................................................... 13 1.3. Vị trí của BHYT trong hệ thống an sinh xã hội ở CHDCND Lào ........ 14 1.4. Bản chất của BHYT ................................................................................ 15 1.5. Vai trò của BHYT ................................................................................... 16 1.5.1. Phục vụ xã hội ...................................................................... 16 1.5.2. Bảo vệ sức khỏe cộng đồ ...................................................... 17 1.5.3. Góp phần thực hiện chính sách an sinh ................................. 17 1.5.4. Góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa lĩnh vực y tế ....... 17 1.5.5. Điều tiết thu nhập ................................................................. 17 1.5.6. BHYT là một trong những nguồn cung cấp tài chính ổn định cho các cơ sở y tế ................................................................. 18 1.6. Phân loại BHYT ...................................................................................... 18 1.7. Đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế .......................................................... 19 1.7.1. Đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế bắt buộc ......................... 19 1.7.2. Đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện ....................... 22 1.8. Quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHYT .............................. 22 1.8.1. Người có thẻ BHYT ............................................................ 22 1.8.2. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động ............... 24 1.8.3. Quyền và trách nhiệm của tổ chức BHYT............................. 24 1.8.4. Quyền và trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh BHYT . ... 25 1.9. Quỹ BHYT .............................................................................................. 26 1.9.1. Nguồn hình thành quỹ .......................................................... 26 6 1.9.2. Quản lý quỹ BHYT bắt buộc ................................................ 27 1.9.3. Quản lý sử dụng quỹ BHYT Tự nguyện: .............................. 28 1.10. BHYT một số nước trên thế giới .......................................................... 30 1.10.1. BHYT tại Canada ............................................................... 30 1.10.2. BHYT tại Thái Lan............................................................. 30 1.10.3. BHYT tại Cộng hòa Liên bang Đức .................................... 31 1.10.4. BHYT tại Việt Nam............................................................ 32 1.11. Tình hình triền khai BHYT tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ... 33 1.11.1. BHYT Nhà nước ................................................................ 35 1.11.2. Tổ chức bảo hiểm y tế doanh nghiệp .................................. 35 1.11.3. BHYT cộng đồng ............................................................... 36 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 39 2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 39 2.1.1. Đặc điểm điểm tỉnh Viêng Chăn ........................................... 39 2.1.2. Đặc điểm bệnh viện tỉnh Viêng Chăn ................................... 40 2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 41 2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 41 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................. 41 2.3.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................... 41 2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu ....................................................... 42 2.4. Các chỉ số nghiên cứu .............................................................................. 43 2.5. Sai số có thể xảy ra và cách khắc phục ................................................... 45 2.6. Quản lý và xử lý số liệu ........................................................................... 45 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ....................................................................... 45 2.8. Hạn chế của nghiên cứu........................................................................... 45 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 46 3.1. Mô tả thực trạng hoạt động BHYT tại tỉnh Viêng Chăn trong 5 năm .. 46 3.1.1. Mức độ bao phủ BHYT toàn tỉnh......................................... 46 3.1.2. Thực trạng hoạt động BHYT tại bệnh viện tỉnh Viêng Chăn, giai đoạn 2005 – 2009 .......................................................... 49 7 3.1.3. Phân tích tình hình phân bố bệnh nhân BHYT theo nhóm điều trị nội trú - ngoại trú và theo khoa: ....................................... 50 3.2. Tình hình cân đối quỹ BHYT.................................................................. 52 3.3. Mức độ hưởng lợi của bệnh nhân tham gia BHYT tại bệnh viện tỉnh Viêng Chăn năm 2011. ........................................................................... 56 3.3.1. Kết quả phỏng vấn bệnh nhân ra viện: .................................. 56 3.3.2. Kết quả phỏng vấn về tình trạng phân biệt và hài lòng khi KCB của đối tượng BHYT: .................................................. 58 3.4. Nguyện vọng tham gia BHYT ................................................................ 59 3.5. Những khó khăn trong quản lý và thực hiện BHYT .............................. 59 3.5.1. Khó khăn về quản lý BHYT ................................................. 59 3.5.2. Ý kiến của bác sỹ bệnh viên trong việc thực hiện BHYT ...... 60 Chƣơng 4: BÀN LUẬN.................................................................................... 62 4.1. Thực trạng BHYT ở tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào trong 5 năm từ 2005 đến 2009............................................................................. 62 4.1.1. Về tỷ lệ người có BHYT qua các năm và sự phân bố các loại thẻ BHYT ................................................................................... 62 4.1.2. Về tỷ lệ phân bố bệnh nhân có BHYT qua các năm tại bệnh viện tỉnh Viêng Chăn: ........................................................... 64 4.1.3. Về khả năng cân đối quỹ của các loại quỹ BHYT tỉnh Viêng Chăn . 65 4.2. Mức độ hưởng lợi của bệnh nhân tham gia BHYT tại bệnh viện tỉnh Viêng Chăn năm 2011 ............................................................................ 68 4.2.1. Về thông tin chung của người được phỏng vấn ..................... 68 4.2.2. Tìm hiểu liệu có sự phân biệt giữa nhóm có và không có BHYT hay không ................................................................. 69 KẾT LUẬN........................................................................................................ 72 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tỷ lệ dân tham gia BHYT tự nguyện và BHYT bắt buộc trong giai đoạn 2005-2009 ............................................................................... 47 Bảng 3.2: Phân bố tỷ lệ người tham gia các loại hình BHYT Giai đoạn 2005-2009 .......48 Bảng 3.3: Tình hình hoạt động của Bệnh Viện tỉnh Viêng Chăn năm 2005-2009 .....49 Bảng 3.4: Tỷ lệ % BN BHYT trong tổng số BN của bệnh viện Tỉnh Viêng Chăn năm 2005-2009....................................................................... 50 Bảng 3.5: Tình hình bệnh nhân nội trú sử dụng BHYT theo các khoa. ......... 51 Bảng 3.6: Khả năng cân đối quỹ BHYT (chung các loại) ............................... 52 Bảng 3.7: Khả năng cân đối quỹ BHYT tự nguyện.......................................... 53 Bảng 3.8: Khả năng cân đối quỹ BHYT Bắt buộc ........................................... 54 Bảng 3.9: Khả năng cân đối quỹ BHYT người nghèo ..................................... 55 Bảng 3.10: Ý kiến của người tham gia BHYT ................................................ 58 9 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ người có BHYT của tỉnh Viêng Chăn 2005-2009 ............. 46 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ người nghèo có BHYT người nghèo .................................. 47 Biểu đồ 3.3: Phân bố tỷ lệ người có tham gia các loại hình BHYT giai đoạn 2005-2009........................................................................................ 48 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ lượt người có thẻ BHYT đến bệnh viện theo các năm ...... 50 Biểu đồ 3.5: Cân đối thu – chi Quỹ BHYT giai đoạn 2005 - 2010 ................. 52 Biểu đồ 3.6: Cân đối Thu – Chi của quỹ BHYT tự nguyện ............................. 53 Biểu đồ 3.7: Cân đối Thu – Chi của quỹ BHYT bắt buộc ............................... 54 Biểu đồ 3.8: Cân đối quỹ BHYT người nghèo ................................................. 55 Biểu đồ 3.9: Mức độ hài lòng của người dân khi tham gia BHYT.................. 58 10 DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 1: Thông tin chung người được phỏng vấn ........................................... 56 Hộp 2: Khó khăn khi tiếp cận ........................................................................ 57 Hộp 3: Nguyện vọng tham gia BHYT ........................................................... 59 Hộp 4: Thủ tục nhập viện ............................................................................... 59 Hộp 5: Khó khăn trong quản lý quỹ BHYT .................................................. 59 Hộp 6: Tổ chức KCB giữa bệnh nhân có và không có thẻ BHYT ............... 60 Hộp 7: Tình hình thuốc men dành cho người có thẻ BHYT ........................ 60 Hộp 8: Trường hợp mua thuốc ngoài............................................................. 61 Hộp 9: Khả năng mở rộng BHYT .................................................................. 61 11 ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khỏe là vốn quý giá của con người, là nguồn lực và tài sản đặc biệt của mọi quốc gia. Việc CSSK là một vấn đề bức thiết của mọi xã hội, từ xã hội phong kiến đến xã hội hiện đại, từ các quốc gia kém phát triển đến các quốc gia phát triển, và đó là một việc làm cần thiết để giúp cho xã hội có nhiều nguồn lực hơn, phục vụ cho cuộc sống và công việc. Lào cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Là một trong những chính sách trong chiến lược phát triển chung về kinh tế-xã hội-chính trị-văn hóa, chính sách Bảo hiểm Y tế (BHYT) đã dần dần khẳng định được đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc CSSK cho nhân dân. Năm 1994, BHYT bắt buộc được triển khai tại Lào, và đến nay đã có những bước phát triển đáng kể. Số lượng người tham gia BHYT tăng, chất lượng phục vụ KCB đã từng bước được cải thiện thông qua các chương trình BHYT cho người nghèo; cấp phát thuốc, khám sức khỏe cho đồng bào các dân tộc miền núi. Điều này đã và đang phát huy tác dụng hỗ trợ cho việc xóa đói giảm nghèo tại các vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, song song với những thành tựu đó, những khuyết điểm cũng dần được bộc lộ ra ngày càng nhiều hơn, cùng với đó là sự không tin tưởng vào chính sách BHYT của người dân [15]. Thời gian qua, đã có một số nghiên cứu ở Lào về chính sách BHYT cũng đã được triển khai, và các kết quả này cũng đã hỗ trợ rất lớn tới các hoạt động BHYT. Cùng với đó, các nghiên cứu này cũng chỉ ra được các mặt hạn chế, tồn tại chưa được khắc phục cũng như chưa phát huy được hết hiệu quả trong quá trình triển khai hoạt động BHYT [15]. 12 Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên và với mong muốn tìm hiểu, đóng góp một số ý kiến nhằm góp phần để giải quyết những tồn tại, hạn chế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng BHYT tại tỉnh Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCNDL) trong 5 năm qua (2005-2009)” với mục tiêu như sau: 1. Mô tả thực trạng hoạt động BHYT tại tỉnh Viêng Chăn ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCNDL) trong 5 năm 2005 - 2009 2. Phân tích thực hiện BHYT và mức độ hưởng lợi của người tham gia BHYT tại bệnh viện tỉnh Viêng Chăn tromg 5 năm (2005-2009). 13 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Định nghĩa và khái niệm về BHYT 1.1.1. Định nghĩa về Bảo hiểm Bảo hiểm là phương pháp lập quỹ dự trữ tài chính do những người có cùng khả năng gặp một loại rủi ro tổn thất nào đó đóng góp tạo nên. Từ đó, quỹ sẽ giúp bù đắp những tổn thất do rủi ro bất ngờ xảy ra, nhằm đảm bảo đời sống vật chất cho những người tham gia lập quỹ. 1.1.2. Khái niệm về BHYT Ở các nước trên thế giới có những quan niệm khác nhau về BHYT. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam I xuất bản năm 1995 thì BHYT được định nghĩa như sau: “BHYT: loại hình bảo hiểm do nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khoẻ, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân” [15] Còn ở các nước công nghiệp phát triển người ta định nghĩa về BHYT như sau:“BHYT là một tổ chức cộng đồng đoàn kết tương trợ lẫn nhau, nó có nhiệm vụ gìn giữ sức khoẻ, khôi phục lại sức khoẻ hoặc cải thiện sức khỏe của người tham gia BHYT” [15]. Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau như vậy nhưng điểm chung nhất đều xác định “BHYT là một loại hình bảo hiểm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể cộng đồng để hình thành và sử dụng quỹ BHYT đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, chăm sóc sức khoẻ cho người dân, đảm bảo an toàn xã hội và phục vụ cho sự phát triển của đất nước’’[15]. 1.2. Những nguyên tắc chung của BHYT. - Chỉ bảo hiểm những gì có tính chất thiên tai, tai nạn bất ngờ không lường trước được, chứ không bảo hiểm những gì chắc chắn sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra. 14 - Chỉ bồi thường khi người tham gia bảo hiểm bị tổn thất do gặp rủi ro và phần bồi thường không thể nhiều hơn quyền lợi bảo hiểm mà họ có. - Lấy số đông bù cho số ít. Bảo hiểm dựa trên lý thuyết xác suất. Nguyên lý cơ bản của nó thể hiện trong quy luật số đông: nhiều yếu tố cùng xảy ra trong điều kiện giống nhau sẽ dẫn đến kết quả hầu như không phụ thuộc vào ngẫu nhiên nữa mà ít nhiều mang tính quy luật. Vận dụng điều đó, bảo hiểm có thể tính toán được mức độ rủi ro của bảo hiểm. Từ đó tính được chi phí bồi thường, biểu phí bảo hiểm… và các nghiệp vụ khác của bảo hiểm. - Cùng chia sẻ trách nhiệm: Bảo hiểm không có nghĩa là trút hết trách nhiệm cho cơ quan bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm cũng có trách nhiệm chăm lo bảo quản tài sản, sức khoẻ con người mình nhằm hạn chế tổn thất xảy ra ở mức độ thấp nhất chỉ khi nào đã áp dụng hết những biện pháp cần thiết và hợp lý mà tổn thất xảy ra thì bảo hiểm mới bồi thường. Còn nếu người tham gia bảo hiểm vi phạm nguyên tắc này thì người bảo hiểm bị từ chối bồi thường [21] 1.3. Vị trí của BHYT trong hệ thống an sinh xã hội ở CHDCND Lào BHYT và vấn đề chăm sóc sức khoẻ toàn dân luôn là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu trong các chính sách ASXH, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn cho các thành viên trong xã hội nói riêng và ổn định xã hội nói chung. BHYT là một chính sách xã hội lớn, là loại hình đặc biệt, mang ý nghĩa nhân đạo cộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. BHYT là cơ chế kinh tế, theo đó 90 % người khoẻ giúp 10 % người cần chữa bệnh, mức đóng góp theo luỹ kế lương nhưng hưởng thụ thì theo bệnh tật. BHYT còn giúp kiểm soát hoạt động hành nghề tư nhân về y dược [21][22]. 15 1.4. Bản chất của BHYT [22][23] Bản chất của BHYT là huy động sự đóng góp của số đông để chi trả cho số ít đối tượng tham gia khi đi KCB. BHYT giúp giảm thiểu thiệt hại kinh tế của từng cá nhân, đơn vị, giảm được nguồn chi phí Ngân sách Nhà nước, tăng tiết kiệm xã hội. Hơn nữa, BHYT còn có khoản quỹ nhàn rỗi được đầu tư ở các lĩnh vực khác nhau, nên quỹ BHYT luôn được bảo toàn và tăng trưởng. BHYT mang tính cộng đồng, cùng nhau chia sẻ những rủi ro liên quan đến sức khoẻ. Thông qua tính cộng đồng này bản chất nhân văn của BHYT được thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Điểm khác biệt cơ bản của BHYT so với loại hình bảo hiểm thương mại là đóng góp dựa vào khả năng thu nhập của mỗi nhóm dân cư, nhưng mức hưởng thụ lại theo nhu cầu điều trị bệnh. Khi số người tham gia BHYT càng đông thì khả năng đáp ứng quyền lợi cho người tham gia càng tốt, ngược lại khi số người tham gia BHYT càng ít thì việc đảm bảo quyền lợi cũng bị hạn chế, do khả năng tương hỗ trong cộng đồng là không nhiều. BHYT là nền tảng cho lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ, nó điều tiết mạnh mẽ giữa người khoẻ mạnh với người ốm yếu, giữa thanh niên với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. Sự đoàn kết lẫn nhau trong BHYT dựa trên cơ sở của sự tương trợ không điều kiện, sự hợp tác cùng chung lòng, chung sức và gắn bó chặt chẽ với nhau. BHYT sẽ san sẻ rủi ro giữa các cá nhân, đơn vị tham gia làm cho sản xuất kinh doanh không bị đình trệ, đời sống xã hội không bị xáo trộn góp phần chăm sóc sức khoẻ cho người dân, là loại hình bảo hiểm văn minh của nhân loại. BHYT tạo nguồn kinh phí cho ngành y tế đổi mới nâng cấp trang thiết bị và tăng cường công tác giám sát, xoá bỏ phân biệt đối xử với người bệnh nhằm nâng cao chất lượng KCB . 16 BHYT chăm sóc đối tượng tham gia từ tuyến KCB cơ sở nên hạn chế được thiệt hại, góp phần vào công tác y tế dự phòng giảm chi phí KCB xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội. BHYT vừa mang bản chất nhân đạo, xã hội cộng đồng vừa mang bản chất kinh tế liên quan đến mọi tầng lớp dân cư và trong các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. BHYT là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Xuất phát từ nguyên tắc cộng đồng chia sẻ rủi ro với ý tưởng nhân văn cao cả, BHYT đã loại trừ mục tiêu lợi nhuận thương mại của cộng đồng những người tham gia BHYT vì vậy hoạt động BHYT không có khoản thu lợi nhuận 1.5. Vai trò của BHYT [21][22] - BHYT là nguồn hỗ trợ về tài chính cho người tham gia, đáp ứng nhu cầu KCB khi người tham gia BHYT gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật. Tham gia BHYT người bệnh sẽ được BHYT thanh toán toàn bộ hoặc một phần chi phí KCB dựa trên nguyên tắc san sẻ rủi ro, giúp người bệnh vượt qua cơn hoạn nạn về bệnh tật, sớm phục hồi sức khoẻ cũng như ổn định cuộc sống gia đình. - BHYT góp phần giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, bởi quỹ BHYT cũng như BHXH được hình thành từ sự đóng góp của người tham gia BHYT, từ sự hảo tâm của các tổ chức- cá nhân. Hiện nay kinh phí cho BHYT được hình thành chủ yếu vai trò như sau: 1.5.1. Phục vụ xã hội Với mục tiêu là chính sách an sinh xã hội, thiết yếu BHYT được sử dụng để phục vụ xã hội, phục vụ người dân trong cả nước, những người có hoàn cảnh khó khăn, tương thân tương ái lẫn nhau, chia sẻ ,… 17 1.5.2. Bảo vệ sức khỏe cộng đồ BHYT là một chính sách ASXH, góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. BHYT sẽ đảm bảo cho những người tham gia BHYT và các thành viên gia đình họ những khả năng để đề phòng, ngăn ngừa bệnh tật, phát hiện sớm bệnh tật để chữa trị và khôi phục lại sức khỏe sau bệnh tật. 1.5.3. Góp phần thực hiện chính sách an sinh Khi đề ra chính sách nào đó, Nhà nước sẽ thông qua nó để thực hiện những mục đích chính trị tùy theo điều kiện từng quốc gia. Vì vậy, chính sách KCB cho nhân dân hay chính sách BHYT là một chính sách mà thông qua đó Nhà nước thực hiện mục tiêu ASXH của mình. Thông qua chính sách BHYT, các đối tượng NLĐ gặp khó khăn như người nghèo, thương bệnh binh sẽ được hưởng lợi trong việc CSSK. 1.5.4. Góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa lĩnh vực y tế Ngoài việc giúp Nhà nước thực hiện chính sách ASXH, BHYT còn góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa lĩnh vực y tế. Chính sách này tạo khả năng huy động các nguồn lực tài chính cho y tế, đồng thời phát triên đa dạng các thành phần tham gia KCB. Đối tượng tham gia BHYT được lựa chọn cơ sở KCB, không phần biệt trong hay ngoài công lập và được Quỹ BHYT thanh toán với mức phí tương đương . 1.5.5. Điều tiết thu nhập Nguyên tác cộng đồng chia sẻ rủi ro với ý tưởng nhân văn cao cả của nó đã loại trừ mục tiêu lợi nhuận thương mại của cộng đồng những người tham gia BHYT. Do vậy, BHYT không có khoản thu lợi nhận và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. 18 Phương thức đoàn kết, tương trợ chia sẻ rủi ro phải được thực hiện bằng sự điều tiết nhằm cân bằng xã hội. Đối tượng tham gia BHYT không ngừng mở rộng phát triển và định hướng cho những đối tượng khác nhau, không phân biệt giữa NLĐ có thu nhập cao với NLĐ có thu nhập thấp, giữa người đi làm việc với người thất nghiệp hoặc đã nghỉ hưu. 1.5.6. BHYT là một trong những nguồn cung cấp tài chính ổn định cho các cơ sở y tế Trong những năm qua, nguồn thu viện phí do Quỹ BHYT thanh toán chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn chi thường xuyên của các cơ sở y tế (khoảng trên 30%). Nguồn thu này đã góp phần cho các cơ sở y tế chủ động trong việc phục vụ người bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Vì vậy, hiện nay ngoài cơ sở y tế công lập ký hợp đồng với cơ quan BHYT, các cơ sở y tế dân lập cũng đã bắt đầu tham gia [15]. 1.6. Phân loại BHYT [21][22] - Căn cứ vào loại hình BHYT, chúng ta có thể chia ra như sau: BHYT bắt buộc: được thực hiện trên cơ sở bắt buộc của người tham gia. BHYT tự nguyện: thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham gia. BHXH (bảo hiểm xã hội): Là loại hình bảo hiểm mang tính bảo trợ xã hội, hoạt động không vì mục đích kinh doanh. BHYT kinh doanh: Là loại hình BH hoạt động mang tính kinh doanh BHYT ngƣời nghèo: Là loại hình bảo hiểm mang tính bảo trợ xã hội, hoạt động không vì mục đích kinh doanh, dành cho người nghèo - Căn cứ vào phương thức chi trả BHYT: BHYT chi trả trực tiếp: Các đối tượng được cơ quan BHYT chi trả trực tiếp. 19 BHYT chi trả gián tiếp: Các đối tượng được cơ quan BHYT chi trảthông qua các cơ sở KCB Nếu nói đến về việc BHYT hiện tại trong nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào thì có nhiều hình thức dựa theo mục tiêu của nhà đàu tư vậy sẽ làm cho cách tổ chức, quản lý điều hành theo đối tượng và chỉ tiêu khác nhau. Dù sao đi chăng nữa. Dựa theo mục tiêu chung của BHYT để phù hợp với hệ thống quản lý và điều hành trong thực tế nên sắc xếp lại hệ thống gồm cả 4 hình thức BHYT tập hợp với nhau, nên lấy BHYT của Nhà nước và BHYT của kinh doanh lên hàng đầu của BHYT có hiệu lực với tình trạng Bắt buộc. Lấy quỹ bảo hiểm sức khỏe cộng đồng và quỹ BHYTVì người nghèo xếp theo hình thức BHYT kiểu tự nguyện được gọi là: - Hệ thống BHYT bắt buộc . - Hệ thông BHYT tự nguyện. 1.7. Đối tƣợng tham gia Bảo hiểm y tế Trong thời kỳ đầu mới triển khai BHYT, thông thường các nước đều có hai nhóm đối tượng tham gia BHYT là bắt buộc và tự nguyện. Hình thức bắt buộc áp dụng đối với công nhân viên chức nhà nước và một số đối tượng như người về hưu có hưởng lương hưu,những người thuộc diện chính sách xã hội theo qui định của pháp luật ... hình thức tự nguyện áp dụng cho mọi thành viên khác trong xã hội có nhu cầu và thường giới hạn trong độ tuổi nhất định tuỳ theo từng quốc gia [21]. 1.7.1. Đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế bắt buộc [24][25] - Căn cứ hiến pháp nước CHDCND Lào ngày 14 tháng 8 năm 1991 - Căn cứ pháp luật của chính phủ của nướcCHDCND Lào số: 05/QH, ngày 8 tháng 3 năm 1995. - Căn cứ luật lao động số: 02/94, ngày 14 tháng 3 năm 1994 20 - Căn cứ văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động và Thương binh Xã hội số: 2697/LĐ-TBXH , ngày 19 tháng 10 năm 1999 - Căn cứ văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ tư pháp số: 481/TP, ngày 29 tháng 11 năm 1999. - Căn cứ vào điều lệ BHYT ba nhành kèm theo Nghị định số 207 / NĐ-CP Ngày 23/12/1999 của Chính phủ đối tượng tham gia BHYT doanh nghiệp và Căn cứ kết quả phiên họp của ban điều hành cơ quan bảo hiểm xã hội lần thứ 2 ngày 26/03/2005. được quy định như sau: a) Người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động kông xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, các cơ quan, các tổ chức theo quy định của pháp luật. b) Sĩ quan , hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân. c) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng d) Cán bộ cụm làng đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng Quyết định số 2455/ ngày 26/06/2007 của Bộ lao động và thương binh xã hội, người đang hưởng trợ cấp BHXH theo quyết định số 2069/LĐ-TBXH ngày 01/07/2005 của Bộ lao động và thương binh xã hội , người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp hàng tháng, không thuộc đối tượng tham gia BHYT khác. e) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp f) Thân nhân người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. g) Người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Lao đang hưởng trợ cấp hàng tháng h) Cán bộ cụm làng giàyếu nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hang theo sắc lệnh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng