Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH NEWCASTLE VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VACXIN Ở ĐÀN GÀ NUÔI T...

Tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH NEWCASTLE VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VACXIN Ở ĐÀN GÀ NUÔI TẠI VỤ BẢN, NAM ĐỊNH

.DOC
90
920
130

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN! ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii MỞ ĐẦU 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH NEWCASTLE 3 1.1.1. Lịch sử bệnh 3 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về bệnh Newcastle 5 1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VIRUS NEWCASTLE VÀ BỆNH NEWCASTLE 16 1.2.1 Một số đặc điểm của virus Newcastle 16 1.2.2 Một số đặc điểm của bệnh Newcastle 24 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 36 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 36 2.3. NGUYÊN LIỆU 37 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 2.4.1. Lập phiếu điều tra để chủ động thu thập thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu 37 2.4.2. Phương pháp nuôi cấy phân lập virus Newcastle từ bệnh phẩm (óc gà nghi bệnh) 37 2.4.3. Phương pháp kiểm tra virus trong nước trứng sau gây nhiễm bằng phản ứng HA (Haemagglutination) 38 2.4.4. Phản ứng HI (Haemagglutination Inhibition) xác định hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của gà 39 2.4.5. Xử lý số liệu 42 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 43 3.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP TẠI VỤ BẢN – NAM ĐỊNH 43 3.2 TÌNH HÌNH GÀ CHẾT Ở CÁC ĐÀN GÀ CÓ NGUỒN GỐC SẢN XUẤT CON GIỐNG KHÁC NHAU 45 3.3 THỰC TRẠNG BỆNH NEWCASTLE Ở CÁC ĐÀN GÀ NUÔI TẬP TRUNG TRONG NÔNG HỘ TẠI VỤ BẢN, NAM ĐỊNH 50 3.3.1 Tình hình bệnh Newcastle ở các đàn gà thịt có nguồn gốc con giống khác nhau 50 3.3.2 Tình hình bệnh Newcastle ở các đàn gà trứng thương phẩm có nguồn gốc con giống khác nhau 54 3.3.3 Tình hình bệnh Newcastle ở các đàn gà được sử dụng vacxin phòng bệnh với các lịch hướng dẫn khác nhau 59 3.3.4 Kết quả mổ khám kiểm tra bệnh tích gà bị bệnh Newcastle 63 3.3.5 Kết quả gây nhiễm phôi gà bằng huyễn dịch óc gà nghi bị bệnh Newcastle. 65 3.3.6 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể Newcastle trong huyết thanh của gà ở một số đàn gà xảy ra bệnh 67 3.4. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VACXIN PHÒNG BỆNH NEWCASTLE Ở CÁC ĐÀN GÀ NUÔI TẬP TRUNG TRONG NÔNG HỘ TẠI VỤ BẢN, NAM ĐỊNH 69 3.4.1. Những loại vacxin đã được sử dụng 69 3.4.2. Thực trạng lịch sử dụng các loại vacxin phòng bệnh Newcastle 72 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 76 1. Kết kuận 76 2. Đề nghị 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1 Tình hình chăn nuôi gà trong các nông hộ tại huyện Vụ bản – Nam Định 44 Bảng 3.2 Kết quả xác định tỷ lệ gà chết ở các đàn có nguồn gốc sản xuất con giống khác nhau 47 Bảng 3.3 Kết quả xác định tỷ lệ gà chết do bệnh Newcastle ở các đàn gà nuôi thịt, nguồn gốc con giống từ các cơ sở tư nhân 51 Bảng 3.4 Kết quả xác định tỷ lệ gà chết do bệnh Newcastle ở các đàn gà nuôi thịt, nguồn gốc con giống từ các cơ sở sản xuất tập trung 53 Bảng 3.5 Kết quả xác định tỷ lệ gà chết do bệnh Newcastle ở các đàn gà trứng thương phẩm, nguồn gốc con giống từ các cơ sở tư nhân 56 Bảng 3.6 Kết quả xác định tỷ lệ gà chết do bệnh Newcastle ở các đàn gà trứng thương phẩm, nguồn gốc con giống từ các cơ sở sản xuất tập trung 58 Bảng 3.7a Kết quả xác định tỷ lệ gà chết do bệnh Newcastle ở các đàn gà nuôi thịt được sử dụng vacxin phòng bệnh với các lịch hướng dẫn khác nhau 61 Bảng 3.7b Kết quả xác định tỷ lệ gà chết do bệnh Newcastle ở các đàn gà trứng thương phẩm được sử dụng vacxin phòng bệnh với các lịch hướng dẫn khác nhau 62 Bảng 3.8 Kết quả mổ khám kiểm tra bệnh tích gà bị bệnh Newcastle 64 Bảng 3.9 Kết quả gây nhiễm phôi gà bằng huyễn dịch óc gà bị bệnh Newcastle 66 Bảng 3.10 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể Newcastle ở gà nuôi đã được sử dụng vacxin nhưng bệnh vẫn xảy ra 68 Bảng 3.11a Các loại vacxin sản xuất trong nước được sử dụng phòng bệnh Newcastle ở những đàn gà nuôi tập trung tại Vụ Bản, Nam Định 70 Bảng 3.11b Các loại vacxin sử dụng phòng bệnh Newcastle ở những đàn gà nuôi trong nông hộ tại một số xã thuộc địa bàn nghiên cứu 71 Bảng 3.12a Thực trạng lịch sử dụng vacxin phòng bệnh Newcastle ở những đàn gà nuôi thịt tại Vụ Bản, Nam Định 74 Bảng 3.12b Thực trạng lịch sử dụng các loại vacxin phòng bệnh Newcastle ở những đàn gà trứng thương phẩm nuôi tại Vụ Bản, Nam Định 75
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------ VŨ VĂN MONG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH NEWCASTLE VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VACXIN Ở ĐÀN GÀ NUÔI TẠI VỤ BẢN, NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: THÚ Y Mã số: 60 64 0101 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRƯƠNG QUANG HÀ NỘI - 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Vũ Văn Mong i LỜI CẢM ƠN! Qua 2 năm học tập và thực hiện đề tài, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô, sự động viên khích lệ của gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới: Ban giám hiệu nhà trường, Viện đào tạo sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Thú y cùng toàn thể các thầy, cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS. TS. Trương Quang người đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô ở Bộ môn Vi sinh vật - Truyền nhiễm, khoa Thú y trường Đại học nông nghiệp Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi thực hiện đề tài của mình. Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp, những người luôn bên cạnh giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, 12 tháng 12 năm 2012 Tác giả luận văn Vũ văn Mong ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................i LỜI CẢM ƠN!......................................................................................................ii MỤC LỤC........................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................vii MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..............................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..........................2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................3 1.1. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH NEWCASTLE..........3 1.1.1. Lịch sử bệnh................................................................................................3 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về bệnh Newcastle....................................................................................................5 1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VIRUS NEWCASTLE VÀ BỆNH NEWCASTLE..........................................................................................16 1.2.1 Một số đặc điểm của virus Newcastle.......................................................16 1.2.2 Một số đặc điểm của bệnh Newcastle.......................................................24 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................................36 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU........................................36 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................36 2.3. NGUYÊN LIỆU........................................................................................37 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................37 2.4.1. Lập phiếu điều tra để chủ động thu thập thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu........................................................................................37 2.4.2. Phương pháp nuôi cấy phân lập virus Newcastle từ bệnh phẩm (óc gà nghi bệnh).............................................................................................37 iii 2.4.3. Phương pháp kiểm tra virus trong nước trứng sau gây nhiễm bằng phản ứng HA (Haemagglutination)...........................................................38 2.4.4. Phản ứng HI (Haemagglutination Inhibition) xác định hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của gà...........................................................39 2.4.5. Xử lý số liệu..............................................................................................42 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................43 3.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP TẠI VỤ BẢN – NAM ĐỊNH...................................................................43 3.2 TÌNH HÌNH GÀ CHẾT Ở CÁC ĐÀN GÀ CÓ NGUỒN GỐC SẢN XUẤT CON GIỐNG KHÁC NHAU...............................................45 3.3 THỰC TRẠNG BỆNH NEWCASTLE Ở CÁC ĐÀN GÀ NUÔI TẬP TRUNG TRONG NÔNG HỘ TẠI VỤ BẢN, NAM ĐỊNH...........50 3.3.1 Tình hình bệnh Newcastle ở các đàn gà thịt có nguồn gốc con giống khác nhau.................................................................................................. 50 3.3.2 Tình hình bệnh Newcastle ở các đàn gà trứng thương phẩm có nguồn gốc con giống khác nhau................................................................54 3.3.3 Tình hình bệnh Newcastle ở các đàn gà được sử dụng vacxin phòng bệnh với các lịch hướng dẫn khác nhau....................................................59 3.3.4 Kết quả mổ khám kiểm tra bệnh tích gà bị bệnh Newcastle.....................63 3.3.5 Kết quả gây nhiễm phôi gà bằng huyễn dịch óc gà nghi bị bệnh Newcastle..................................................................................................65 3.3.6 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể Newcastle trong huyết thanh của gà ở một số đàn gà xảy ra bệnh..........................................................67 3.4. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VACXIN PHÒNG BỆNH NEWCASTLE Ở CÁC ĐÀN GÀ NUÔI TẬP TRUNG TRONG NÔNG HỘ TẠI VỤ BẢN, NAM ĐỊNH...................................69 3.4.1. Những loại vacxin đã được sử dụng..........................................................69 3.4.2. Thực trạng lịch sử dụng các loại vacxin phòng bệnh Newcastle..............72 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................................76 1. Kết kuận....................................................................................................76 2. Đề nghị......................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................78 iv DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1 Tình hình chăn nuôi gà trong các nông hộ tại huyện Vụ bản – Nam Định.......................................................................44 Bảng 3.2 Kết quả xác định tỷ lệ gà chết ở các đàn có nguồn gốc sản xuất con giống khác nhau..............................................................47 Bảng 3.3 Kết quả xác định tỷ lệ gà chết do bệnh Newcastle ở các đàn gà nuôi thịt, nguồn gốc con giống từ các cơ sở tư nhân................51 Bảng 3.4 Kết quả xác định tỷ lệ gà chết do bệnh Newcastle ở các đàn gà nuôi thịt, nguồn gốc con giống từ các cơ sở sản xuất tập trung.........................................................................................53 Bảng 3.5 Kết quả xác định tỷ lệ gà chết do bệnh Newcastle ở các đàn gà trứng thương phẩm, nguồn gốc con giống từ các cơ sở tư nhân...........................................................................................56 Bảng 3.6 Kết quả xác định tỷ lệ gà chết do bệnh Newcastle ở các đàn gà trứng thương phẩm, nguồn gốc con giống từ các cơ sở sản xuất tập trung.................................................................................58 Bảng 3.7a Kết quả xác định tỷ lệ gà chết do bệnh Newcastle ở các đàn gà nuôi thịt được sử dụng vacxin phòng bệnh với các lịch hướng dẫn khác nhau.....................................................................61 Bảng 3.7b Kết quả xác định tỷ lệ gà chết do bệnh Newcastle ở các đàn gà trứng thương phẩm được sử dụng vacxin phòng bệnh với các lịch hướng dẫn khác nhau........................................................62 Bảng 3.8 Kết quả mổ khám kiểm tra bệnh tích gà bị bệnh Newcastle..........64 Bảng 3.9 Kết quả gây nhiễm phôi gà bằng huyễn dịch óc gà bị bệnh Newcastle......................................................................................66 Bảng 3.10 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể Newcastle ở gà nuôi đã được sử dụng vacxin nhưng bệnh vẫn xảy ra................................68 v Bảng 3.11a Các loại vacxin sản xuất trong nước được sử dụng phòng bệnh Newcastle ở những đàn gà nuôi tập trung tại Vụ Bản, Nam Định......................................................................................70 Bảng 3.11b Các loại vacxin sử dụng phòng bệnh Newcastle ở những đàn gà nuôi trong nông hộ tại một số xã thuộc địa bàn nghiên cứu ....................................................................................................... 71 Bảng 3.12a Thực trạng lịch sử dụng vacxin phòng bệnh Newcastle ở những đàn gà nuôi thịt tại Vụ Bản, Nam Định..............................74 Bảng 3.12b Thực trạng lịch sử dụng các loại vacxin phòng bệnh Newcastle ở những đàn gà trứng thương phẩm nuôi tại Vụ Bản, Nam Định........................................................................75 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ILT: Infectious Laryngo Tracheitis – Viêm thanh khí quản truyền nhiễm ICPI: Intracerebral pathogenicity Index - Chỉ số gây bệnh khi tiêm não gà con 1 ngày tuổi IVPI: Intravenous pathogenicity Index - Chỉ số gây bệnh khi tiêm tĩnh mạch gà 6 tuần tuổi HA: Haemagglutination Test – Phản ứng ngưng kết hồng cầu HI: Haemagglutination Inhibition Test – Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu MDT: Mean Death Time - Thời giant rung bình gây chết phôi (đơn vị tính bằng giờ) với liều tối thiểu gây chết 100% phôi IB: Infectious Bronchitis – Bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm vii MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chăn nuôi gà từ lâu đã chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế gia đình của người dân Việt Nam. Trong những năm gần đây, ngoài những giống gà nội, các hộ gia đình nông dân đã và đang tiếp nhận, chăn nuôi những giống gà ngoại nhập với phương thức chăn nuôi không chỉ tập trung, trang trại, gia trại mà còn nuôi trong các nông hộ, cho năng suất thịt, trứng và nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế quốc tế, ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà ở tỉnh Nam Định đã có những bước phát triển mới, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh Vụ Bản là một huyện nằm ở phía tây bắc của tỉnh Nam Định, đa dạng về địa hình, có tỷ lệ dân số làm nông nghiệp cao và có phong trào chăn nuôi gà công nghiệp phát triển Tuy nhiên, ngành chăn nuôi gà của huyện chịu tác động tiêu cực của nhiều yếu tố như dịch bệnh thường xuyên đe dọa, giá cả thất thường... làm cho ngành chăn nuôi gà trong huyện phát triển không mang tính bền vững Trên thị trường hiện có rất nhiều giống gà bán ra nhưng không rõ nguồn gốc. Vacxin dùng phòng bệnh cho đàn gà có cả loại đơn giá, đa giá, người chăn nuôi không chỉ sử dụng vacxin sản xuất trong nước mà còn cả những vacxin nhập từ nước ngoài. Lịch sử dụng vacxin cũng rất khác nhau, mỗi cán bộ kỹ thuật của công ty cung cấp con giống có lịch sử dụng riêng cho đàn gà nên người chăn nuôi rất khó lựa chọn, sử dụng lịch vacxin như thế nào cho phù hợp. Từ đó dẫn đến việc dịch bệnh vẫn xảy ra Trong quá trình chăn nuôi một tỷ lệ nhất định gà bị bệnh Salmonellosis, 1 Marek, Viêm Phế quản truyền nhiễm, Gumboro, CRD, Viêm thanh khí quản truyền nhiễm và Newcastle. Bệnh Newcastle xảy ra ở gà mọi giống,mọi lứa tuổi và rải rác ở các tháng trong năm làm thiệt hại đáng kể cho người nuôi gà nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng bệnh Newcastle và tình hình sử dụng vacxin ở đàn gà nuôi tại Vụ Bản, Nam Định” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xác định thực trạng bệnh Newcastle ở các đàn gà nuôi tập trung trong các nông hộ, đã được sử dụng vacxin phòng bệnh nhưng đàn gà vẫn bị bệnh - Xác định thực trạng lịch sử dụng vacxin ở các đàn gà nuôi tập trung trong các nông hộ 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Kết quả đề tài góp phần làm rõ thực trạng bệnh Newcastle ở các giống gà Ross 308, Tam Hoàng, Lương Phượng, Ai Cập, ISA – Brown, Lai mía nuôi tập trung trong gia đình - Khuyến cáo lịch sử dụng vacxin phòng bệnh Newcastle thích hợp cho gà nuôi tập trung tại địa phương nghiên cứu - Các kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu tiếp theo về bệnh Newcastle - Giúp cho người chăn nuôi có thêm hiểu biết, kiến thức về việc chẩn đoán phát hiện bệnh trong đó có bệnh Newcastle ở gà và các biện pháp phòng chống 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH NEWCASTLE 1.1.1. Lịch sử bệnh Bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm của gà, gây ra bởi virus paramyxo type 1 (APMV-1), thuộc họ Paramyxoviridae. Đây là bệnh nguy hiểm đối với gà, tỷ lệ chết rất cao, có thể tới 90 – 100% nếu như đàn gà không được sử dụng vacxin phòng bệnh. Gà các giống, các lứa tuổi đều có thể cảm nhiễm và bị bệnh. Bệnh gây thiệt hại kinh tế rất lớn đối với ngành chăn nuôi gà và đã được Tổ chức dịch tễ thế giới (O.I.E) xếp là một trong những bệnh nguy hiểm của vật nuôi Năm 1926, Karaneveld lần đầu tiên đã thông báo về một bệnh truyền nhiễm lây lan rất mạnh và có tỷ lệ chết cao ở gà tại Java, Indonesia. Cùng năm đó tại thành phố Newcastle (Anh), Doyle đã phân lập được mầm bệnh và ông đã lấy tên thành phố Newcastle để đặt tên cho bệnh (Doyle, 1927) Bệnh dịch ở Anh xảy ra năm 1926, theo tài liệu ghi chép có liên quan đến việc một con tàu vận chuyển thịt đông lạnh mang theo gà nuôi, di chuyển từ châu Á đến cảng Newcastle (Alexander, 1988) Thực ra trong thời gian này, bệnh đã xuất hiện ở ba nước cách xa nhau hàng nghìn kilômét: ở Anh (Doyle, 1926); ở Java, Indonesia (Karaneveld, 1926) và ở Korea (Kono, 1929). Đến năm 1951 bệnh đã lan rộng tới các nước châu Âu, châu Phi và châu Mỹ (Brandly và Hason,1965) Riêng ở California (Mỹ), bệnh xảy ra vào những năm 1930 (Alexander, 1988) được gọi là bệnh “ Viêm não - phổi”. Bệnh có tỷ lệ chết thấp, hiếm khi tới 15%, với biểu hiện hô hấp nhẹ, đôi khi có triệu chứng thần kinh, nhưng khác hẳn với bệnh đã được Doyle mô tả vào năm 1927 3 Một số chủng virus có độc lực cao đã được phân lập tại Anh, Hàn Quốc, Indonesia, Ấn Độ và Nhật Bản… Một số chủng virus có độc lực thấp được phân lập ở Mỹ (Hitchner, 1982), ở Anh (Asplin, 1986), Australia (Alexander, 1988), những chủng này được sử dụng làm giống gốc để chế vacxin sống phòng bệnh Bệnh Newcastle xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, lưu hành ở châu Á, châu Phi với những biểu hiện lâm sàng không giống nhau đã dẫn đến sự nhầm lẫn trong việc phát hiện bệnh Ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, gà bị bệnh , tỷ lệ chết cao, diễn biến cấp tính, với thể cổ điển của bệnh như ở Đông Nam Á năm 1962, Colombia năm 1964 và cũng trong thời gian này, các thể bệnh Newcastle không điển hình cũng được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới (Bankowski, 1964) Năm 1966, bệnh xảy ra ở Iran với thể cấp tính. Tại Mexico, gà trưởng thành bị Newcastle, tỷ lệ chết 100% (Brandly, 1965) Năm 1970, tại Hà Lan đã phân lập được virus Newcastle từ vẹt, gà đẻ; ở Đức, Anh phân lập được virus từ chim ngoại nhập. Năm 1971, bệnh xảy ra ở California gây thiệt hại lớn về kinh tế. Tính chất bệnh nghiêm trọng hơn ở Châu Âu và Trung Đông Năm 1977, Hội nghị gia cầm thế giới tổ chức tại Atlanta (Mỹ) đã làm rõ bệnh,mầm bệnh và kết luận: Tất cả các chủng virus phân lập được ở California, Trung Đông và Châu Âu cùng serotype Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm , đặc biệt là chăn nuôi gà công nghiệp, sự lưu thông hàng hóa giữa các nước trên thế giới cũng mở rộng nên bệnh càng có cơ hội lây lan. Hiện tại bệnh vẫn là mối đe dọa lớn cho ngành chăn nuôi gà trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng 4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về bệnh Newcastle 1.1.2.1. Trên thế giới Bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh và mạnh ở loài gà. Để hạn chế thiệt hại của bệnh gây ra, đã có nhiều công trình nghiên cứu bệnh một cách đầy đủ và toàn diện * Bệnh Newcastle ở chim hoang dã Một số loài chim hoang dã là loài động vật mẫn cảm với bệnh và là một trong những nguồn lây lan bệnh, do vậy trong một thời gian dài nó là đối tượng được nghiên cứu rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới nhằm ngăn chặn nguồn bệnh này. Luthger (1981) qua nhiều năm nghiên cứu đã lập được một danh sách gồm 117 loài chim trong đó có 17 loài bị nhiễm virus Newcastle và thấy phần lớn bệnh là do chim tiếp xúc với gà bị bệnh Năm 1989, Jumaily và cs, bằng phản ứng HI (Haemagglutination Inhibition) kiểm tra 341 mẫu huyết thanh của các loài chim hoang dã, đã phát hiện được kháng thể kháng virus Newcastle ở một số mẫu với hiệu giá từ 1/2 – 1/128, trong đó nhóm chim Columbalivia chiếm 8%, nhóm Streptopelia Decatoso chiếm 2,5% Để khảo sát vai trò truyền bệnh Newcastle từ chim hoang dã cho gà, Mausa S và cs (1988), đã kiểm tra kháng thể của một số loài chim, gồm: 180 con bồ câu, 6 chim đầu rìu, 5 con cú và 12 chim chìa vôi ở vùng Assiut thấy 46 con có kháng thể Newcastle và phân lập được 6 chủng virus Newcastle, trong đó có 4 chủng gây bệnh lý nhẹ ở gà, 1 chủng gây bệnh trung bình và 1 chủng gây chết gà Vindevolgel (1997), khi nghiên cứu bệnh Newcastle ở chim hoang dã đã thấy virus nhiễm ở chim hầu hết có tính hướng hệ hô hấp và có thể biểu hiện bệnh hoặc không. Cũng qua nghiên cứu, tác giả thấy triệu chứng, bệnh tích nghiêm trọng tập trung ở đường tiêu hóa hoặc có triệu chứng thần kinh, 5 từ đó ông cho rằng những chim di cư bị nhiễm tự nhiên trong quá trình sính sản cũng truyền kháng thể cho đời sau qua lòng đỏ Qua nghiên cứu bệnh Newcastle ở chim hoang dã, các tác giả cho thấy những dấu hiệu của bệnh rất khác nhau, bất kỳ thể bệnh nào ở gà cũng đều có ở các loài chim * Bệnh Newcastle ở chim bồ câu Năm 1985, ở Canada lần đầu tiên người ta phân lập được virus Newcastle trong 6 đàn bồ câu tại Ontario Alberta và British Columbia. Virus phân lập được thuộc nhóm Lentogen( Ide P.R, 1987) Năm 1987, Pearson J.E và cs thông báo kết quả nghiên cứu chủng virus PMV – 1 phân lập từ chim bồ câu có triệu chứng liệt, vẹo cổ, run rẩy, mất thăng bằng và chết. Tác giả đã dùng kháng thể đơn dòng để xác định virus gây bệnh. Chủng phân lập được, nếu tiêm vào tĩnh mạch cho bồ câu, thấy có biểu hiện bệnh như ngoài tự nhiên nhưng nếu gây bệnh bằng đường mũi chỉ có một bồ câu có biểu hiện bệnh; thời gian chết khoảng từ 4 – 25 ngày, virus bài xuất kéo dài tới 20 ngày, bệnh tích viêm dạ dày – ruột và hoại tử tuyến tụy. Nếu gây bệnh cho bồ câu qua lỗ huyệt, hoặc tiêm vào túi khí ở đốt ngực thì bồ câu vẫn khỏe mạnh bình thường Gelb J. (1987), đã khảo sát tính gây bệnh và bảo hộ chéo của virus gây bệnh Newcastle chủng phân lập từ bồ câu (PMV – 1) với chủng Newcastle ở gà. Tác giả thấy chủng phân lập từ bồ câu có quan hệ gần với nhóm Mesogen hơn nhóm Lentogen và nhóm Velogen. Chủng PMV – 1 gây chết 100% gà 1 tuần tuổi khi tiêm vào não hay tiêm vào nội khí quản. Chủng B1 và chủng PMV – 1 sản sinh kháng thể bảo hộ chéo hoàn toàn khi công cường độc gà Alexander D.J và cs(1986), đã phân lập được 51 chủng PMV – 1 từ bồ câu ở 15 nước, kết quả cho thấy chỉ số ICPI (Intracerebral pathogenicity Index) = 44 và IVPI (Intravenous pathogenicity Index) từ 0.00 – 2.44 6 Theo Alaxander (1986), tỷ lệ mắc bệnh Newcastle ở chim bồ câu chiếm từ 30 – 70%, tỷ lệ chết thấp dưới 10%, nhưng cũng có trường hợp tới 40%. Biểu hiện chủ yếu là triệu chứng thần kinh và ỉa chảy, đôi khi có triệu chứng hô hấp. Bồ câu bị viêm mũi, viêm màng kết mạc mắt, run rẩy, ngoẹo cổ (Alaxander, 1986). Nếu gà đẻ bị nhiễm chủng virus phân lập từ bồ câu thì sản lượng trứng giảm rõ rệt, vỏ trứng mềm, trắng và sau đó gà ngừng đẻ. Ở gà dò có triệu chứng thần kinh. Có thể phòng bệnh Newcastle cho chim bồ câu bằng các loại vacxin phòng bệnh cho gà * Bệnh Newcastle ở gà tây Với gà tây, bệnh ít nghiêm trọng, với triệu chứng thần kinh và hô hấp là chủ yếu. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sản lượng trứng, trứng có vỏ mềm, sù xì. Gà bị bệnh do các chủng phân lập từ gà tây có thể bị bại liệt và trong ổ dịch quá cấp thì có tỷ lệ chết cao (Gray, 1954) * Bệnh Newcastle ở chim cút Bệnh xảy ra ít hơn so với gà, triệu chứng của bệnh thay đổi tùy theo độc lực của chủng virus gây bệnh Theo Sharaway (1994), gà mẫn cảm với virus Newcastle hơn chim cút, thời gian ủ bệnh từ 2 – 15 ngày, trung bình 5 – 6 ngày. Triệu chứng bệnh thay đổi tùy theo độc lực của chủng gây bệnh, nếu nhiễm chủng virus có độc lực cao, chim cút có biểu hiện ủ rũ, khó thở, bệnh kéo dài vài ngày rồi chết. Chim cút bị sưng mắt và cổ, ỉa phân xanh đôi khi có máu, run rẩy, liệt chân, liệt cánh, tỷ lệ chết tới 90% ở chim cút hậu bị và 50% ở chim cút trưởng thành Bhaiyat và cs (1995), qua 10 lần tiêm truyền virus vào não gà đã chọn được chủng virus Newcastle thuộc nhóm Mesogen thích nghi với hệ thần kinh. Chim cút bị bệnh thường có triệu chứng thần kinh, tỷ lệ chết cao, não bị viêm nặng, có biểu hiện đặc trưng là thoái hóa và hoại tử thần kinh 7 Ở Malaysia, Aini I. và cs (1997), đã chỉ ra rằng chim cút có khả năng mang virus Newcastle nhưng không đóng vai trò nguy hiểm trong việc truyền bệnh. Tuy nhiên kết quả này lại khác kết quả nghiên cứu của Zarzuelo và Gutierrez. Các tác giả còn phát hiện kháng thể Newcastle có ở những chim cút không được dùng vacxin * Bệnh Newcastle ở loài thủy cầm Vịt, ngan, ngỗng đều có thể nhiễm bệnh với biểu hiện liệt chân, sã cánh và ít thấy triệu chứng hô hấp. Tỷ lệ ngỗng, ngan, vịt bị nhiễm khoảng 10% hoặc ít hơn. Chỉ thấy vịt và ngỗng chết với tỷ lệ khoảng 10% (Asplin, 1947; Higgins, 1971) Tại Nhật Bản, Kawamura M và cs (1987) đã khảo sát 19 chủng virus Newcastle phân lập từ vịt hoang dã. So sánh với virus Newcastle chủng B1 và Mukteswar ông thấy có sự khác nhau về độc lực đối với phôi gà. Ngoài ra tác giả còn khảo sát tính gây bệnh và tính gây miễn dịch đối với gà của các chủng virus Newcastle phân lập từ vịt trời. Trong 3 chủng virus được kiểm tra đặc tính sinh học, có một chủng thuộc nhóm Mesogen, 2 chủng thuộc nhóm Lentogen. Các chủng của nhóm Lentogen tạo được miễn dịch cho gà chống lại chủng virus cường độc Newcasstle * Bệnh Newcastle ở người Qua theo dõi ảnh hưởng của bệnh đường hô hấp ở gia cầm đối với sức khỏe con người, PaparellaV. và cs (1987), thấy rằng không chỉ bệnh cúm gà ảnh hưởng đến người mà bệnh Newcastle cũng có thể lây cho người, đầu tiên ở mắt sau đó có thể lan sang các tổ chức khác Suarez – Hernander M. ( 1987), khảo sát huyết thanh học phát hiện virus Newcastle ở 73/277 công nhân trực tiếp làm việc ở trại gà và ở 110/230 người gián tiếp có kháng thể Newcastle trong huyết thanh. Bệnh có thể gây 8 viêm kết mạc mắt, các hạch lâm ba ngoại biên, trường hợp bệnh nặng có thể gây khó thở. Trẻ em có thể gây viêm não và màng não * Bệnh Newcastle ở gà Bệnh Newcastle ở gà được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu, không chỉ ở số các ổ dịch mà ở cả nhiều lĩnh vực khác như loài mắc bệnh, khả năng miễn dịch, sử dụng vắc xin phòng bệnh...vv Tại Newzealand, Tisdall D.J. (1988) phát hiện được kháng thể ngăn cản ngưng kết hồng cầu của virus Newcastle ở gà, gà lôi và công. Các loài vật này không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhưng phân lập được virus Newcastle thuộc nhóm Lentogen Ở Đài Loan trong 16 năm (từ 1970 – 1985) có 396 ổ dịch Newcastle, trong đó chủ yếu xảy ra ở gà (93%), còn lại là ở gà tây, ngỗng, chim cút, bồ câu, gà lôi. Tuổi gà mắc bệnh thường là dưới hai tháng tuổi (82%), virus gây bệnh là các chủng thuộc thuộc nhóm Velogen hướng nội tạng và thần kinh (Lu Y S,1986) Theo báo cáo của Lukarew T. (1987), trong hai năm 1985,1986 tại Macedonia, bệnh Newcastle xảy ra ở một trại gà 7 tuần tuổi, gà đã được miễn dịch bằng phương pháp khí dung lúc 17 ngày tuổi, tuy nhiên tỷ lệ chết lên tới 96% Bệnh Newcastle gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của gà. Gà bị bệnh, sản lượng trứng bị giảm và thoái hóa nang trứng, trứng không có vỏ hoặc vỏ mềm, ống dẫn trứng bị teo lại và có những biến đổi vi thể buồng trứng Biswal G và Morrill C.C (1954), nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh Newcastle đến khả năng sinh sản của gà, thấy sản lượng trứng bị giảm từ 2 – 3 tuần, thời gian ảnh hưởng kéo dài 56 ngày. Gà bị bệnh có thoái hóa những nang trứng, nang trứng xuất huyết, trứng không có vỏ hoặc vỏ mềm, đôi khi 9 có lòng đỏ trong xoang bụng, ống dẫn trứng bị co lại. Biswal G và Morrill còn thấy có biến đổi vi thể ở buồng trứng của gà bị bệnh Newcastle: thoái hóa hoại tử tế bào trứng, có nhiều hồng cầu ở ngoài mạch quản Bell J.G (1988), đã nghiên cứu sự lưu hành virus Newcastle, kết quả cho thấy virus tồn tại ở các vùng phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi tập trung hoặc chăn thả Arzey G. (1990), nghiên cứu cơ chế lây truyền của bệnh Newcastle thấy có vai trò của chim hoang dã, bồ câu, thịt gà, gió, con người, chim cảnh, ruồi, nội ngoại ký sinh trùng và loại gặm nhấm… Flanagan M. (1990), gây nhiễm virus Newcastle bằng chủng thuộc nhóm Velogen cho gà không có miễn dịch, thấy rằng có thể phân lập được virus từ các tổ chức. Ở những gà có kháng thể, virus thường được phân lập từ dạ dày tuyến, nang lympho manh tràng, não, gà có biểu hiện lâm sang nhẹ hoặc không và virus vẫn được nhân lên đến ngày thứ 19 sau khi công cường độc. * Tình hình nghiên cứu về vacxin phòng bệnh Newcastle Các loại vacxin dang được sử dụng để phòng bệnh Newcastle: Vacxin nhược độc chế từ các chủng virus thuộc nhóm Lentogen phòng bệnh cho gà các lứa tuổi: vacxin Lasota, vacxin B1 Vacxin Hệ I, vacxin vô hoạt dùng tiêm cho gà trưởng thành Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch ở gà đối với virus Newcastle, Bassiouni A.A. và cs (1987) cho biết: Gà 1 ngày tuổi được dùng vacxin Marek chủng Herpes phân lập từ gà tây, 7 ngày sau dùng vacxin B1 hoặc Lasota, sau 21 ngày chuẩn độ hiệu giá kháng thể thấy thấp hơn gà không chủng virus Herpes phân lập từ gà tây 10 Zheng H.J và cs (1987), đã nhỏ mắt hoặc cho gà uống lúc 16 ngày tuổi vacxin chế tử chủng Mukteswar và nhắc lại sau 1 tháng rồi công cường độc lúc gà 75 ngày tuổi, kết quả gà có miễn dịch chắc chắn Ở Bangladesh, Saifuddin M.D. và cs (1990), đã tìm hiểu khả năng bảo hộ của vacxin chủng B1 và chủng Komarow chống lại bệnh Newcastle. Gà con 1 ngày tuổi dùng vacxin B1đã phát hiện kháng thể bằng phản ứng HI sau 1 tuần, kháng thể tăng dần đến 3 tuần tuổi và giảm dần đến tuần thứ 9. Dùng vacxin lần 2 chủng Komarow cho gà lúc 5, 7 hoặc 8 tuần tuổi, sau 3 tuần phát hiện được kháng thể ở mức 80 – 640 có khả năng chống được virus cường độc khi được công thử thách. Kháng thể duy trì ở mức 10 – 640 ở 32 tuần tuổi và đến 44 tuần tuổi giảm còn 10 – 20. Qua nghiên cứu, ông đưa ra lịch sử dụng vacxin như sau: 1 ngày tuổi dùng vacxin B1, 7 ngày tuổi dùng vacxin Komarow và miễn dịch nhắc lại không quá 7 tháng tuổi Nghiên cứu về sự cạnh tranh miễn dịch giữa vacxin chủng Lasota và ILT (Infectious Laryngo Tracheitis) khi sử dụng cho gà cùng một lúc bằng cách nhỏ mắt, Kim J.H ( 1988) cho biết: Miễn dịch chống bệnh ILT bị ngăn cản nghiêm trọng, chỉ bảo vệ được 30%, trong khi miễn dịch chống lại bệnh Newcastle không bị ảnh hưởng. Nhưng nếu dung vacxin chủng Lasota cho uống và ILT nhỏ mắt thì không có hiện tượng cạnh tranh miễn dịch Trong những năm gần đây một số tác giả quan tâm nhiều đến vacxin cho ăn V4. Đây là loại vacxin được chế tạo thành viên, tiện dụng cho việc sử dụng và bảo quản. Ibrahim A.L.(1987), thử nghiệm dùng vacxin V4 cho gà nuôi tại 15 làng ở Malaysia với 2 liều vacxin trong vòng 3 tuần. Kết quả thấy 60% gà đã phòng vacxin được bảo hộ khi thử thách bằng virus cường độc. Không có trường hợp mắc bệnh Newcastle nào ở đàn gà được phòng vacxin trong vòng 1 năm 11 Tại Australia, Spradbrow P.B. (1987), đã cho gà ăn viên thức ăn có vacxin V4, kiểm tra thấy nồng độ kháng thể cao. Trong 2 tuần những gà tiếp xúc với những con được ăn vacxin cũng tăng nồng độ kháng thể. Ideric A. (1987), đã thử nghiệm cho gà ăn thức ăn có chứa vacxin V4, 2 lần trong 3 tuần thấy tỷ lệ bảo hộ đạt 55 - 65% và trong 1 năm không có bệnh xảy ra ở đàn gà đã được dùng vacxin Theo Bene Jean, G.(1988) việc khống chế toàn cầu bệnh Newcastle chỉ được thực hiện khi tất cả các nước đều chú trọng công tác phòng bệnh Theo Zakay –Rone (1966) để phòng bệnh Newcastle, biện pháp duy nhất là dùng vacxin tạo miễn dịch chủ động cho gà. Quan điểm này ở các quốc gia có khác nhau. Higiins, D.A.(1988) đã nhấn mạnh chương trình phòng bệnh Newcastle ở các nước không giống nhau mà phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện khí hậu 1.1.2.2. Trong nước Tại Việt Nam, bệnh Newcastle được nói đến từ rất lâu và bệnh lan truyền suốt từ Bắc vào Nam. Bệnh được Phạm Văn Huyến đề cập đến lần đầu tiên vào năm 1933 và gọi là bệnh dịch tả gà Đông Dương Năm 1949, Jacottot và Lelouet đã phân được virus Newcastle ở gà nuôi tại Nha Trang, sau dùng chủng này để gây bệnh cho gà và tiêm truyền trên phôi trứng, bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu và ức chế ngưng kết hồng cầu tác giả đã xác định sự có mặt của virus Newcastle trong ổ dịch Trong đầu thập niên 70 của thế kỷ XX chăn nuôi gà công nghiệp phát triển nên một số cơ sở đã xảy ra những vụ dịch Newcastle. Nguyễn Bá Huệ và cs (1978), đã phân lập được 4 chủng virus Newcastle ở gà nuôi tại Xí nghiệp gà Cầu Diễn, Thành Tô, An Khánh và Phúc Thịnh. Qua khảo sát đối với gà và phôi trứng tác giả cho biết cả 4 chủng virus đều có độc lực mạnh với giá trị ELD50 =8 – 8,2; LD = 7,2 – 7,6 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan