Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thực nghiệm về biến dạng dài hạn của cột bê tông cốt thép chịu nén đú...

Tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm về biến dạng dài hạn của cột bê tông cốt thép chịu nén đúng tâm

.PDF
24
523
87

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU Tên luận án: Nghiên cứu thực nghiệm về biến dạng dài hạn cột bê tông cốt thép chịu nén đúng tâm. 1. Tính cấp thiết của đề tài Cột bê tông cốt thép (BTCT) trong kết cấu nhà nhiều tầng là cấu kiện chịu nén theo thời gian.Trong giai đoạn thiết kế, thi công và giai đoạn sử dụng đã xuất hiện một số vấn đề liên quan đến sự làm việc dài hạn của cột BTCT chịu nén như sau: - Sự chênh lệch kết quả biến dạng dài hạn dự đoán trong giai đoạn thiết kế và kết quả đo bằng thực nghiệm trong giai đoạn thi công đã và đang xẩy ra trong thực tế hiện nay. Sự chênh lệch này chủ yếu do co ngót và từ biến gây ra. - Hiện tượng biến dạng dài hạn đã gây ra sự co ngắn dọc trục không đều ( vênh co) giữa các kết cấu chịu lực đứng ( cột, vách, lõi) dẫn đến sự phân phối lại nội lực trong kết cấu và giữa các kết cấu; ảnh hưởng đến nứt vỡ bề mặt kiến trúc và ảnh hưởng đến các hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà cao tầng. Hiện nay có nhiều phương pháp xác định biến dạng co ngắn dọc trục kết cấu chịu nén BTCT( cột, vách, lõi). Tuy nhiên các phương pháp này chưa phù hợp với điều kiện môi trường ở Việt Nam. Từ phân tích trên đây, xác định biến dạng co ngắn dài hạn dọc trục của cột bê tông cốt thép trong điều kiện khí hậu ở Việt nam là điều cần thiết. Luận án này thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về biến dạng dài hạn dọc trục cột BTCT chịu nén đúng tâm trong điều kiện khí hậu ở Hà Nội. Trên cơ sở số liệu thực nghiệm thu được phân tích và đưa ra các kết quả về tính chất cơ lý, sử dụng cho tính biến dạng co ngắn dài hạn của cột BTCT. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của luận án: - Nghiên cứu thực nghiệm về biến dạng dài hạn cột BTCT chịu nén đúng tâm trong điều kiện khí hậu ở Hà Nội. - Nghiên cứu thực nghiiệm về tính chất cơ lí Bê tông có liên quan đến biến dạng dài hạn cụ thể là: cường độ chịu nén, mô đun đàn hồi và hệ số từ biến, co ngót bê tông. 2 - Nghiên cứu các phương pháp xác định biến dạng dài hạn của cấu kiện bê tông. Từ đó áp dụng và đề xuất phương pháp tính biến dạng dài hạn cho kết cấu cột bê tông cốt thép. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cấu kiện cột BTCT chịu nén đúng tâm chịu tải trọng dài hạn. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài liên quan tới: - Nghiên cứu thực nghiệm về cột BTCT chịu nén đúng tâm, chịu tải trọng dài hạn, trong môi trường khí hậu ở Hà Nội. Cột bê tông cốt thép có tiết diện tròn, với bố trí cốt thép doc theo chu vi, cốt thép đai xoắn. - Nghiên cứu thực nghiệm với bê tông có cấp độ bến chịu nén nhỏ hơn B60, cốt thép CII, sử dụng vật liệu địa phương ở khu vực Hà Nội. - Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về các tính chất cơ lý của bê tông như: cường độ chịu nén; mô đun đàn hồi; từ biến và co ngót bê tông. - Nghiên cứu các phương pháp xác định biến dạng dọc trục của cột BTCT chịu tải dài hạn. 5. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về biến dạng dài hạn của cấu kiện BTCT chịu nén chịu tải trọng dài hạn. - Nghiên cứu lý thuyết về cường độ, mô đun đàn hồi, biến dạng co ngót, từ biến bê tông. - Nghiên cứu các mô hình dự báo biến dạng từ biến, co ngót bê tông. - Nghiên cứu các phương pháp phân tích biến dạng dài hạn của cấu kiện bê tông. Qua đó, nghiên cứu áp dụng các phương pháp đó vào xác định biến dạng dài hạn cho cấu kiện BTCT. - Nghiên cứu các phương pháp xác định biến dạng co ngắn cho cấu kiện cột BTCT chịu tải trọng dài hạn. Qua đó, nghiên cứu đề xuất phương pháp xác định biến dạng dài hạn của cột BTCT phù hợp với tính chất vật liệu bê tông khi làm việc dài hạn trong điều kiện khí hậu ở Hà Nội. - Xây dựng mô hình xác định hệ số từ biến bê tông. 3 - Nghiên cứu thực nghiệm cột BTCT chịu nén đúng tâm, chịu tải trọng dài hạn trong điều kiện khí hậu ở Hà Nội. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu thực nghiệm và kết hợp với nghiên cứu lý thuyết. 7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Nghiên cứu đề tài này đã đem lại ý nghĩa khoa học cũng như ý nghĩa về thực tiễn, như: - Nghiên cứu thực nghiệm về biến dạng dài hạn Cột BTCT chịu nén đúng tâm trong môi trường khí hậu ở Hà Nội. Bộ số liệu thu được là tài liệu có ý nghĩa giúp cho các nghiên cứu liên quan đến sự làm việc dài hạn của cột BTCT trong môi trường khí hậu ở Hà Nội. - Nghiên cứu thực nghiệm đề xuất hệ số từ biến bê tông phù hợp với điều kiện khí hậu ở Hà Nội. Đây là một chỉ tiêu cơ lý quan trọng của bê tông, cũng là yếu tố đầu vào cho nhiều mô hình tính toán của các nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trong điều kiện khí hậu ở Hà Nội. - Đề xuất phương pháp xác định biến dạng dài hạn cho cột BTCT chịu nén, chịu tải trọng dài hạn. Phương pháp này đã sử dụng mô đun đàn hồi theo thời gian, cùng với hệ số từ biến được xác định từ thực nghiệm trong điều kiện khí hậu ở Hà Nội và biến dạng co ngót của bê tông. 8. Những điểm mới của luận án. - Nghiên cứu thực nghiệm về biến dạng dài hạn của cột BTCT chịu nén đúng tâm. Từ nghiên cứu này đã đưa ra được bộ số liệu về biến dạng dài hạn của cột BTCT làm việc dài hạn trong điều kiện khí hậu ở Hà Nội. - Đề xuất hệ số từ biến bê tông được xác định từ thực nghiệm trong điều kiện khí hậu ở Hà Nội. - Đề xuất phương pháp tính biến dạng dài hạn cho kết cấu cột BTCT phù hợp với tính chất làm việc dài hạn của vật liệu bê tông, trong điều kiện khí hậu ở Hà Nội. 9. Cấu trúc luận án Luận án gồm 3 chương và phần kết luận, kiến nghị, phần phụ lục. Tổng số trang luận án là 110 trang và phần phụ lục. Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài. 4 Chương 2. Biến dạng dài hạn của cột BTCT chịu nén đúng tâm. Chương 3. Nghiên cứu thực nghiệm cột BTCT chịu nén đúng tâm, chịu tải trọng dài hạn. ***** Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Các nội dung lý thuyết liên quan đề tài. 1.1.1. Co ngót và từ biến bê tông - Các tính chất, các yếu tố ảnh hưởng đến từ biến, co ngót bê tông. - Phương pháp biểu diễn co ngót và từ biến bê tông - Hệ số từ biến và co ngót theo tiêu chuẩn: ACI 209-2008; GL2000; EN 1992:2004; B3; Tiêu chuẩn Nga 1.1.2. Các phương pháp phân tích biến dạng dài hạn của cấu kiện bê tông - Phương pháp sử dụng Mô đun đàn hồi hiệu quả (The Effective Modulus Method- EMM) - Phương pháp hệ số từ biến (The Rate of Creep Method-RCM) - Phương pháp Mô đun hiệu quả điều chỉnh, AEMM( The AgeAdjusted Effective Modulus Method – AEMM). 1.1.3. Các phương pháp xác định biến dạng co ngắn dài hạn cho cột BTCT - Phương pháp M.Fintel, H.Iyenger và S.K. Ghosh. - Phương pháp Read M. Samra. 1.2. Tình hình nghiên cứu về biến dạng dài hạn của cột BTCT. 1.2.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng ở trên thế giới 1.2.1.1. Các nghiên cứu của Davis and Davis, Richart và Staehle, Slater và Lyse. Các nghiên cứu thực nghiệm của Davis and Davis; Richart và Staehle; Slater và Lyse đã đưa ra được một số nhận xét sau đây: - Đối với những mẫu không có cốt thép thì tổng từ biến và co ngót sau 18 tháng gần bằng 6 lần so với biến dạng tức thời xẩy ra ngay sau khi chất tải. - Đối với mẫu có cốt thép dọc tổng biến dạng từ biến và co ngót sau 18 tháng gần bằng 4 lần so với biến dạng tức thời. 5 - Quá trình thí nghiệm đã nhận thấy có sự phân phối lại ứng suất giữa bê tông và cốt thép khi cột BTCT chịu tải dài hạn, ứng suất cốt thép tăng dần và ứng suất trong bê tông giảm dần. - Hầu hết các mẫu thí nghiệm cho thấy từ biến và co ngót đều xẩy ra trong thời gian đầu chịu tải. 1.2.1.2. Nghiên cứu của Roslin Binti Omar (2009). Roslin Binti Omar đã nghiên cứu về “ Dự báo biến dạng theo thời gian của bê tông thường trong điều kiện khí hâu nhiệt đới”. Một số kết quả nghiên cứu đã đạt được: - Đối với bê tông cường độ cao thì từ biến và co ngót sẽ nhỏ hơn so với bê tông cường độ thấp. - Co ngót và từ biến trong điều kiện môi trường xung quanh có độ ẩm thay đổi sẽ thấp hơn trong môi trường có độ ẩm không đổi bằng 50%. - Co ngót và từ biến đo được từ thực nghiệm có giá trị nhỏ hơn so với giá trị của các mô hình đã dự báo. 1.2.1.3. Nghiên cứu của HN Praveen Moragaspitiya (2011) Nghiên cứu này đã đề cập đến những vấn đề sau: - Đưa ra một qui trình giám sát xây dựng có sự kết hợp với quá trình thi công để xác định co ngắn dọc trục có sử dụng các quan trắc đo liên quan đến các yếu tố có tính chất động (tiến độ, qui trình thi công,..). - Kết hợp ảnh hưởng của những tham số thời gian như: trình tự xây dựng, từ biến, co ngót, Modulus đàn hồi bê tông ban đầu vào qui trình giám sát xây dựng đã đề xuất ở trên. 1.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng ở Việt Nam. Nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Bình, Nguyễn Trung Hiếu [15] đã thực hiện nghiên cứu thực nghiệm (2013) về biến dạng co ngót trong điều kiện khí hậu Việt Nam. Nghiên cứu tiến hành tại Phòng thí nghiệm và Kiểm định công trình, Trường Đại học Xây Dựng, đã đưa ra một số kết luận có liên quan đến nội dung luận án như sau: - Dự báo biến dạng co ngót theo điều kiện khí hậu Việt Nam bằng các mô hình: ACI 209R, EC2, CEB 2010, TCVN 3117:1993 cho kết quả chênh lệch so với số liệu thực nghiệm đo được là khá lớn. 6 - Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về biến dạng co ngót bê tông với điều kiện môi trường theo tiêu chuẩn Việt Nam đo được trong vòng 2 năm có giá trị dao động từ (278.8  521.3)x10-6 [19]. 1.3.1.1. Kết quả phân tích công trình Keangnam và Lotte Hai tổ hợp công trình Keangnam và Lotte được xây dựng trên địa bàn Hà Nội, trong quá trình thi công đã tiến hành đo thực nghiệm biến dạng co ngắn của cột, vách và lõi [54],[55]. Cả hai công trình này đều cho thấy kết quả tính co ngắn của cột tính với số liệu đầu vào từ thực nghiệm hiện trường nhỏ hơn nhiều so với kết quả dự báo trước đó với số liệu đầu lấy theo mô hình PCA (Mỹ). Trong báo báo này đã chỉ ra rằng từ biến và co ngót bê tông xác định bằng thí nghiệm ở hiện trường bé hơn so với kết quả dự báo ở trong giai đoạn thiết kế bằng mô hình PCA. 1.3.1.2. Tiêu chuẩn TCVN 5574:2012 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế Trong tiêu chuẩn Việt Nam 5574:2012 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép chưa đề cập đến qui trình xác định biến dạng dài hạn dọc trục cho kết cấu bê tông cốt thép chịu nén. 1.4. Nhận xét chương 1 Qua nghiên cứu tổng quan về các nghiên cứu của đề tài ở trên, ta nhận thấy một số vấn đề sau đây cần quan tâm: - Ảnh hưởng biến dạng co ngắn dọc trục khác nhau trong các cấu kiện BTCT chịu lực theo phương đứng (cột, vách, lõi) đối với nhà cao tầng BTCT đã gây ra những bất lợi đáng kể cho công trình. Biến dạng co ngắn này chính là biến dạng dài hạn dọc trục của cấu kiện chịu nén khi xét đến qui trình, tiến độ thi công. Như vậy, trong thiết kế nhà cao tầng cần dự báo được biến dạng dọc trục của các kết cấu đứng, để qua đó có các biện pháp nhằm giảm thiểu hiện tượng “vênh co ngắn”. Các vấn đề này đến nay vẫn chưa dành được nhiều sự quan tâm của các nghiên cứu ở trong nước, hơn nữa trong tiêu chuẩn hiện hành Việt Nam cũng chưa đề cập đến. - Chưa có các nghiên cứu thực nghiệm nào trong nước về cấu kiện cột Bê tông cốt thép chịu nén dài hạn để đánh giá sự làm việc của cột trong điều kiện khí hậu môi trường ở Việt Nam. - Các phương pháp phân tích biến dạng dài hạn hiện nay chỉ áp dụng cho tiết diện bê tông, với qui trình tính toán khá phức tạp. Bên cạnh 7 đó các mô hình về vật liệu chỉ phù hợp trong một điều kiện môi trường cụ thể. Để đánh giá biến dạng dài hạn của kết cấu bê tông cốt thép trong môi trường Việt Nam cần tiến hành các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm. Các nghiên cứu này đã và đang được tiến hành ở Việt Nam, trong đó có Trường Đại học Xây dựng [14],[15]. 1.5. Đề xuất hướng nghiên cứu Từ những nhận xét ở trên, luận án đề xuất các hướng nghiên cứu sau đây: - Nghiên cứu thực nghiệm về biến dạng dài hạn dọc trục của cột BTCT chịu nén trong môi trường khí hậu Hà Nội. - Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về hệ số từ biến bê tông. Từ đó xây dựng mô hình thí nghiệm để xác định hệ số từ biến bê tông phù hợp điều kiện khí hậu Hà Nội. - Nghiên cứu các phương pháp phân tích biến dạng dài hạn của kết cấu bê tông và áp dụng để xác định biến dạng dài hạn của cấu kiện cột kết cấu bê tông cốt thép chịu nén đúng tâm. - Đề xuất phương pháp xác định biến dạng co ngắn dài hạn của cột BTCT chịu nén đúng tâm. Với đặc trưng về vật liệu (hệ số từ biến, mô đun đàn hồi bê tông) được xác định từ thực nghiệm trong điều kiện khí hậu ở Hà Nội. ***** 8 Chương 2 BIẾN DẠNG DÀI HẠN CỦA CỘT BÊ TÔNG CỐT THÉP CHỊU NÉN ĐÚNG TÂM 2.1 Biến dạng co ngót của cột bê tông cốt thép Xét cột bê tông cốt thép có cốt thép bố trí đối xứng (Hình 2-3). Hình 2-2: Biến dạng của cột bê tông cốt thép do co ngót a/ Biến dạng co ngót tự do của bê tông b/ Biến dạng co ngắn cột bê tông cốt thép Qua nghiên cứu đề xuất đã đưa ra công thức xét ảnh hưởng của cốt thép đến biến dạng co ngót của bê tông thông qua hệ số ks sau: ks  1 1  n 1  0.8t  2.2 Xác định hệ số từ biến bê tông từ thực nghiệm Hình 2-3. Cột BTCT chịu nén theo thời gian (2-1) 9 Xây dựng công thức xác định hệ số từ biến bê tông như Hình 2-3. Cột BTCT với tiết diện tròn, chịu lực P không đổi, cốt dọc chịu lực As và cốt đai vòng với bước s. Các yếu tố của cốt dọc và cốt đai được xem xét trong bài toán tính biến dạng dài hạn của cột BTCT. 2.2.1 Ứng suất cốt đai khi cột chịu nén Hình 2-4. Sự ảnh hưởng của cốt đai đến sự làm việc dài hạn của cột BTCT Hình 2-4 ở trên thể hiện sự ảnh hưởng của cốt đai đến cường độ của cột BTCT bê tông. Khi cột BTCT chịu nén sẽ sinh ra ứng suất đẩy theo phương ngang và biến dạng nở hông. Khi đó trong cốt đai phát sinh lực kéo vòng T, lực này tác dụng trở lại lên bê tông một lực phân bố đều q. Ứng suất cốt đai theo phương dọc tại thời điểm t: 𝑓đ. 𝜎𝑐đ (𝑡) 𝑓đ. 𝜎𝑐đ (𝑡) (2-2) 𝜎đ (𝑡) = 2. . . 𝐸𝑐 = 2. . 𝑠. 𝑅. 𝐸𝑐 𝑠. 𝑅 2.2.2 Xác định hệ số từ biến bê tông từ thực nghiệm Xét cột chịu lực như Hình 2-4, tại thời điểm t ta có các phương trình cân bằng: Phương trình cân bằng lực: 𝑃 = 𝑁𝑐 (𝑡) + 𝑁𝑠 (𝑡) = (2-3) = 𝜎𝑐 (𝑡). 𝐴𝑐 + 𝜎𝑠 (𝑡). 𝐴𝑠 𝑓đ. 𝜎𝑐đ (𝑡) + 2. . . 𝐴𝑙õ𝑖 𝑠. 𝑅 Trong các công thức trên: fđ: diện tích tiết diện thanh cốt đai s: bước cốt đai Phương trình cân bằng biến dạng dọc: 10 𝜀𝑐 (𝑡) = 𝜀𝑠 (𝑡) = 𝜀(𝑡) và - 𝜀đ (𝑡) = 2. 𝜀𝑐 (𝑡) = 2. . 𝜀(𝑡) Quan hệ ứng suất – biến dạng( coi sh =0): 𝜎𝑐 (𝜏0 ) ∆𝜎𝑐 (𝑡) (1 + 𝜑𝑡 ) − (1 + 0.8𝜑𝑡 ) 𝜀(𝑡) = 𝐸𝑐 (𝜏0 ) 𝐸𝑐 (𝑡) Và 𝜎𝑠 (𝑡) = 𝜀(𝑡). 𝐸𝑠 𝜎đ (𝑡) = 𝜀(𝑡). 𝐸𝑠 đℎ (𝑡) =  𝑇𝐵 (𝑡) = 0.2 Từ đó xác định được hệ số từ biến bê tông như sau:  .E  t    c  0    c (t ) t  t c  c  0   0,8. c (t ) (2-4) (2-5) (2-6) (2-7) (2-8) 2.3 Ứng dụng phương pháp AEMM và Samra vào tính toán biến dạng dài hạn cấu kiện Bê tông cốt thép. Hình 0-5: Cột BTCT chịu nén đúng tâm, cốt thép đối xứng Sử dụng AEMM, Samra để phân tích trạng thái ứng suất – biến dạng dài hạn của cột BTCT như mô hình Hình 2.2. Cho Cột bê tông cốt thép, chịu nén tâm theo thời gian, nén tại thời điểm o với lực P. Ta có các phương trình cân bằng sau: 𝑃 = 𝑁𝑐 (𝑡) + 𝑁𝑠 (𝑡) = 𝜎𝑐 (𝑡). 𝐴𝑐 + 𝜎𝑠 (𝑡). 𝐴𝑠 𝜀𝑐 (𝑡) = 𝜀𝑠 (𝑡) = 𝜀(𝑡)  c (t )   c ( 0 )   c (t ) (2-9) (2-10) 11 - Theo phương pháp AEMM quan hệ ứng suất – biến dạng tại thời điểm t được biểu diễn theo công thức 𝜎𝑜 (𝜏𝑜 ) ∆𝜎𝑐 (𝑡) 𝜀(𝑡) = + + 𝜀𝑠ℎ (𝑡) (2-11) 𝐸𝑒 (𝑡, 𝜏𝑜 ) 𝐸𝑒𝑓𝑓 (𝑡, 𝜏𝑜 ) Ứng suất thay bê tông c(t) được xác định như sau:  1 P  c (t )  (2-12)    c ( 0 )(1  ne,0  )   sh (t ) E s   1  ne,0   Ac  - Phương trình xác định biến dạng dài hạn cột BTCT theo phương pháp Samra như sau: 𝜎𝑐 (𝜏0 ) ∆𝜎𝑐 (𝑡) (1 + 𝜑𝑡 ) − (1 + 0.8𝜑𝑡 ) 𝜀(𝑡) = (2-13) 𝐸𝑐 𝐸𝑐 + 𝜀𝑠ℎ(𝑡) Ta đặt: 𝜎𝑐 (𝜏0 ) ∆𝜎𝑐 (𝑡) (1 + 𝜑𝑡 ) − (1 + 0.8𝜑𝑡 ) (2-14) 𝜀𝑐 (𝑡) = 𝐸𝑐 𝐸𝑐 Như vậy phương trình (2-11) gồm 2 thành phần: Thành phần biến dạng từ biến (bao gồm biến dạng tức thời) và thành phần biến dạng co ngót. (𝑡) = 𝜀𝑐 (𝑡) + 𝜀𝑠ℎ,𝑠 (𝑡) (2-15) Với biến dạng co ngót 𝜀𝑠ℎ,𝑠 (𝑡) có thể được xác định riêng. Áp dụng nguyên lý cộng tác dụng, ta tách tính toán riêng phần biến dạng từ biến. Biến đổi phương trình (2-14) ta được ứng suất trong bê tông tại thời điểm t: 1 + n(1 − 0.2𝜑𝑡 ). 𝜇 (2-16) 𝜎𝑐 (t) = 𝜎𝑐 (𝜏0 ) [ ] 1 + 𝑛(1 + 0.8𝜑𝑡 ). 𝜇 Với 𝐸𝑠 𝑛= 𝐸𝑐 Và ứng suất cốt thép tại thời điểm t: 𝜎𝑐 (𝑡) 𝜎𝑠 (t) = 𝑛𝜎𝑐 (𝜏0 ) [(1 − 0.8)𝜑𝑡 + (1 𝜎𝑐 (𝜏0 ) (2-17) + 0.8𝜑𝑡 ] 12 Từ đó xác định biến dạng dài hạn: 𝜀(𝑡) = 𝜎𝑠 (𝑡)/𝐸𝑠 2.4 Đề xuất phương pháp xác định biến dạng dài hạn cột BTCT chịu nén Để phản ánh tính chất vật liệu bê tông làm việc theo thời gian, đã đề xuất phương pháp xác định biến dạng dài hạn cho cấu kiện chịu cột BTCT đưa vào mô đun đàn hồi thay đổi theo thời gian. Xem xét cột BTCT chịu nén như Hình 2-5 cột chịu lực nén P không đổi. Phương trình quan hệ ứng suất – biến dạng sử dụng mô đun đàn hồi theo thời gian như sau: 𝜎𝑐 (𝜏0 ) ∆𝜎𝑐 (𝑡) (1 + 𝜑𝑡 ) − (1 + 0.8𝜑𝑡 ) 𝜀(𝑡) = (2-18) 𝐸𝑐 (𝜏0 ) 𝐸𝑐 (𝑡) + 𝜀𝑠ℎ (𝑡) Tính tách riêng phần biến dạng do tác dụng của tải trọng, do đó: 𝜎𝑐 (𝜏0 ) ∆𝜎𝑐 (𝑡) (1 + 𝜑𝑡 ) − (1 + 0.8𝜑𝑡 ) (2-19) 𝜀(𝑡) = 𝐸𝑐 (𝜏0 ) 𝐸𝑐 (𝑡) Với ∆𝜎𝑐 = 𝜎0 − 𝜎𝑐, (𝑡), thay vào phương trình (2-19) và kết hợp với (2-9) biến đổi ta được: 1 − n0 .  + 𝑛𝑡 . . (1 + 0.8𝜑𝑡 ) 𝜎𝑐 (t) = 𝜎𝑐 (𝜏0 ) [ ] (2-20) 1 + . 𝑛𝑡 (1 + 0.8𝜑𝑡 ) Với 𝜎𝑠 (𝑡) = 𝜀(𝑡). 𝐸𝑠 𝜎𝑠 (t) = n0 . 𝜎𝑐 (𝜏0 ). (1 + 𝜑𝑡 ) − 𝑛𝑡 . (𝜎𝑐 (𝜏0 ) (2-21) − 𝜎𝑐 (t))(1 + 0.8𝜑𝑡 ) Trong đó: 𝐸𝑠 𝑛𝑡 = 𝐸𝑐 (𝑡) Phương pháp đề xuất đã phản ánh đầy đủ hơn về tính thực chất của vật liệu bê tông khi làm việc dài hạn. 2.5 Nhận xét chương 2 - Đưa ra công thức xác định biến dạng co ngót bê tông. Công thức này đã được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về cột bê tông cốt thép có cốt thép chịu nén đúng tâm, bố trí đối xứng. 13 - Xây dựng qui trình và công thức xác định hệ số từ biến của bê tông bằng thực nghiệm. Công thức phản ánh được các tính chất lý luyết của hệ số từ biến bê tông, như tính chất biến đổi theo thời gian. Trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tìm ra hệ số từ biến bê tông trong điều kiện môi trường khí hậu ở Việt Nam. - Nghiên cứu áp dụng phương pháp AEMM và Samra để xác định biến dạng dài hạn cho cấu kiện cột bê tông cốt thép chịu nén. Các phương pháp này có những ưu điểm và nhược điểm riêng và có những phạm vị ứng dụng khác nhau. Cả hai phương pháp còn tồn tại nhược điểm vào tính toán vì đã xem mô đun đàn hồi là hằng số. - Phương pháp đề xuất xác định biến dạng dài hạn cho cột BTCT chịu nén đúng tâm, trong đó sử dụng mô đun đàn hồi theo thời gian và biến dạng co ngót. Chương 3 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CỘT BÊ TÔNG CỐT THÉP CHỊU NÉN ĐÚNG TÂM CHỊU TẢI TRỌNG DÀI HẠN 3.1 Lựa mô hình cột bê tông cốt thép thí nghiệm Mô hình thí nghiệm là các mẫu cột BTCT hình trụ, đường kính cột D = 150mm, chiều cao cột H = 600mm . Gồm hai nhóm mẫu thí nghiệm như sau: - Nhóm mẫu 1: 04 mẫu cột BTCT với hàm lượng 1,5%, ký hiệu 𝑀𝐼 . - Nhóm mẫu 2: 04 mẫu cột BTCT với hàm lượng 2,0%, ký hiệu 𝑀𝐼𝐼 . - 04 mẫu, gồm 03 Cột BTCT có tải và 01 mẫu cột BTCT không tải. Chi tiết xem Hình 3-1. a- Mẫu hàm lượng cốt thép dọc 1,5 b- Mẫu hàm lượng cốt thép dọc 2,0 14 % % Hình 3-1. Chi tiết cấu tạo các mẫu cột BTCT thí nghiệm 3.2 Vật liệu chế tạo mẫu cột BTCT và các thí nghiệm xác định đặc trưng cơ học. 3.2.1 Vật liệu bê tông Cấp phối vật liệu chế tạo bê tông sử dụng để chế tạo các mẫu cột BTCT như Hình 3-1 sau. Bảng 3-2. Cấp phối vật liệu chế tạo bê tông (kg/m3) Xi măng Cát vàng Đá dăm 1x2 Nước PCB 40 489 (kg) 464 (kg) 1263 (kg) 193 (lít) 3.2.2 Vật liệu thép Cốt thép sử dụng để chế tạo mẫu bê tông gồm hai loại: cốt thép dọc 8 gai và cốt thép đai 4. Thí nghiệm kéo xác định cường độ của thép được thực hiện theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 197: 2002 “ Vật liệu kim loại- Thử kéo ở nhiệt độ thường”. Kết quả thu được cho thấy cốt thép dọc 8 thuộc nhóm thép CII và cốt thép đai 4 thuộc nhóm thép CI. 3.2.3 Thí nghiệm xác định các đặc trưng cơ học của bê tông 3.2.3.1 Thí nghiệm xác định cường độ nén Bảng 3-3.Kết quả thí nghiệm cường độ chịu nén bê tông Tuổi bê tông 7 14 21 28 60 90 (ngày) Cường độ chịu 27.4 30.6 31.6 32.5 38.0 38.3 nén (MPa) Cường độ chịu nén (MPa) 50 40 30 20 10 0 0 30 60 Tuổi bê tông (ngày) 90 120 Hình 3-2. Biểu đồ sự phát triển cường độ bê tông theo thời gian 3.2.3.2 Thí nghiệm xác định mô đun đàn hồi của bê tông Bảng 3-4. Kết quả mô đun đàn hồi thí nghiệm Tuổi bê tông 7 14 21 28 60 90 120 15 (ngày) Mô đun đàn hồi (MPa) 35800 36500 36980 37550 37695 37780 38200 Mô đun đàn hồi (MPa) 50000 40000 30000 20000 10000 0 0 30 60 90 Tuổi bê tông (ngày) 120 150 Hình 3-4. Biểu đồ sự phát triển mô đun đàn hồi của bê tông theo thời gian 3.3 Thiết kế thí nghiệm mẫu cột BTCT chịu tác dụng của tải trọng dài hạn 3.3.1 Giá trị của tải trọng thí nghiệm Giá trị tải trọng thí nghiệm: Ptn = 170 KN. 3.3.2 Thiết bị tạo tải trọng tác dụng dài hạn lên cột Sơ đồ hệ khung gia tải cấu tạo như Hình 3-5 sau. 1- Bệ đế thép; 2 – lò xo; 3-giá thép; 3a – giá thép trên mẫu; 4- 16 khung giữ tải. 5- Mẫu cột BTCT; 6 – kích; 7 – khung ban đầu; 8- Load – Cell; 9 – Indicator Hình 3-5. Sơ đồ hệ gia tải Hình 3-6. Hình ảnh hệ gia tải  Hình 3-7. Sơ đồ thí nghiệm nén mẫu cột BTCT chịu nén Lựa chọn các lò xo tạo tải trọng nén lên mẫu: Lò xo nén hình trụ được thiết kế như Hình 3-8 sau: 140 120 Lực nén tác dụng (kN) y = 97.586x + 0.3399 R² = 0.9919 100 80 60 40 20 0 0 0.3 0.6 0.9 1.2 1.5 Độ co của lò xo (mm) Hình 3-8. Chi tiết cấu tạo lò Hình 3-9. Quan hệ lực nén và biến xo dạng lò xo  Kiểm soát tải trọng nén của lò xo tác dụng lên mẫu thí nghiệm 17 Sử dụng đồng hồ gắn vào lò xo để kiểm soát lực tác dụng lên mẫu thông qua biến dạng của lò xo. Sơ đồ bố trí xem Hình 3-10 sau. Hình 3-10. Bố trí đồng hồ đo biến dạng lò xo 3.3.3  Bố trí các dụng cụ đo biến dạng Lựa chọn dụng cụ đo. Dụng cụ đo được bố trí như Hình 313. Hình 3-13. Sơ đồ bố trí dụng cụ đo biến dạng 3.4 Trình tự thí nghiệm các mẫu cột BTCTchịu tác dụng của tải trọng dài hạn Trình tự thí nghiệm được thực hiện bao gồm 03 bước[20], được thể hiện như ở Bảng 3-5 dưới đây: 18 Bảng 3-5 .Trình tự thực hiện các bước thí nghiệm mô hình cột BTCT chịu tải trọng dài hạn Trình tự Nội dung Nội dung theo dõi và thực công việc ghi kết quả thí nghiệm hiện - Hệ khung chịu lực - Hệ lò so gia tải dài hạn I.1 Lắp dựng thí - Mô hình cột BTCT và dụng cụ đo nghiệm - Hệ kích thủy lực và load-cell - Dụng cụ đo Bước I Bước II - Gia tải thử với tải trọng 10 – 15 (%) giá trị tải thiết kế, Ptn. - Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống thiết bị gia tải TN. +Kiểm tra tình trạng làm việc của I.2 Kiểm tra tổng thể dụng cụ đo. hệ thống thí nghiệm + Khử các biến dạng do thiết bị chưa được siết chặt, hay các các khe hở do sạn, cát.. gây ra. - Hạ tải về 0 - Kiểm tra trạng thái hoạt động của các phương tiện khác phục vụ TN (Bao gồm việc kiểm soát không gian bố trí TN, điều kiện nhiệt ẩm của môi trường phòng TN) - Vận hành kích thủy lực và ghi nhận chỉ thị load – cell - Xác định giá trị lực gia tải theo thiết kế Ptn. Thực hiện gia tải và - Chốt chặt và định vị đai ốc theo dõi biến dạng - Kiểm tra trị số lực và trạng thái trên mô hình cột truyền tải ổn định và không đổi từ BTCT hệ lò so tác dụng lên mô hình cột khảo sát - xác định thời điểm t0 - Giả phóng thiết bị gia tải ban đầu 19 - Ghi nhận chỉ thị trên các Indicator đo biến dạng ứng với thời điểm t0 - Sau 2h và 6h Ghi nhận số liệu đo - Sau 1 ngày và 7 ngày Bước III biến dạng theo lịch - Sau mỗi tuần trong 4 tuần đầu trình TN (kể từ thời - Sau mỗi tháng cho đến khi kết điểm t0) thúc thí nghiệm (200 ngày???) 3.5Thí nghiệm mẫu cột BTCT không chịu tải trọng. Thí nghiệm mẫu cột BTCT không chịu tác dụng của tải trọng được thực hiện cùng thời gian, địa điểm với mẫu cột BTCT có tải trọng tác dụng. Hình 3-15 thể hiện mẫu thí nghiệm cột BTCT không chịu tác dụng của tải trọng. Hình 3-15 Bố trí dụng cụ đo trên mẫu tự do 3.6 Đánh giá số liệu và kết quả thí nghiệm Qua theo dõi kết quả đo biến dạng trên các mô hình cột BTCT cho thấy: - Số liệu thí nghiệm thu nhận được ở mỗi thời điểm đo biến dạng trên mô hình cột BTCT chịu tải trọng nén với chỉ thi trên Indicator là khá đồng đều, không phát hiện có sự biến động và chênh lệch đáng lưu ý. Đối với mẫu cột không chịu tải trọng cũng cho kết quả tương tự. - Khi tuổi bê tong càng tăng lên thì độ chênh số vạch đo chỉ thị trên các Indicator càng nhỏ, khoảng biến động nhỏ hơn 10% so với tổng 20 biến dạng xảy ra trong khoảng thời gian theo dõi (về cuối, khoảng thời gian này là 1 tháng). - Độ chênh lệch số đọc trên các Indicator ghi nhận được giữa lần đo trước và lần đo sau trong phạm vi khoảng thời theo dõi là phù hợp với qui luật phát triển của biến dạng dài hạn (tăng nhanh trong độ tuổi bê tông ban đầu chịu tải và giảm dần khi thời gian tăng lên). - Quá trình theo dõi biến dạng các mẫu cột BTCT chịu tải cho thấy, với biến dạng nhận được từ tháng thứ 4 (120 ngày) đến tháng thứ 7 (210 ngày) nhỏ hơn rõ rệt so với các tháng trước đó. Điều này có thể giải thích, ngoài ảnh hưởng của tuổi bê tông, thi trong thời gian đó, độ ẩm môi trường phòng thí nghiệm có tăng cao hơn. - Theo dõi biến dạng các mẫu cột BTCT không chịu tải trọng tác dụng, cho thấy hai tháng có biến dạng nhỏ nhất là xảy ra vào những tháng có độ ẩm cao như vừa nêu trên (tháng tứ 4 và thứ 5). Kết quả biến dạng biểu diễn ở Hình 3-19 và Hình 3-20 900.0 Biến dạng dọc trục, xE-3 800.0 700.0 600.0 500.0 400.0 300.0 Mẫu 1,5% 200.0 100.0 Mẫu 2% 0.0 0 100 200 300 400 Thời gian, t(ngày) 500 600 700 Hình 3-19: Biến dạng dài hạn dọc trục của mẫu MI và MII Biến dạng co ngót, xE-3 160.0 140.0 120.0 100.0 80.0 60.0 Mẫu 1,5% 40.0 Mẫu 2% 20.0 0.0 0 100 200 300 400 Thời gian, t (ngày) 500 600 700
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất