Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thành phần loài mò (acaria trombiculidae), vật chủ tại một số xã và t...

Tài liệu Nghiên cứu thành phần loài mò (acaria trombiculidae), vật chủ tại một số xã và tình hình bệnh nhân sốt mò ở tỉnh yên bái năm 2016 2017

.PDF
66
290
51

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------- Nguyễn Văn Đạt NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI MÒ (ACARIA: TROMBICULIDAE), VẬT CHỦ TẠI MỘT SỐ XÃ VÀ TÌNH HÌNH BỆNH NHÂN SỐT MÒ Ở TỈNH YÊN BÁI NĂM 2016 – 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC HÀ NỘI – 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------------ Nguyễn Văn Đạt NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI MÒ (ACARIA: TROMBICULIDAE), VẬT CHỦ TẠI MỘT SỐ XÃ VÀ TÌNH HÌNH BỆNH NHÂN SỐT MÒ Ở TỈNH YÊN BÁI NĂM 2016 – 2017 Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 60420103 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Đức Chính PGS. TS. Nguyễn Văn Quảng HÀ NỘI – 2018 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Đức Chính, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương và PGS. TS. Nguyễn Văn Quảng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu khoa học. Em đã nhận được sự giúp đỡ hiệu quả của các thầy cô giáo Bộ môn Động vật không xương sống, các thầy giáo Khoa Sinh học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện luận văn. Em xin cảm ơn đến lãnh đạo và các cán bộ Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện tốt luận văn. Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 201 Học viên Nguyễn Văn Đạt CÁC CHỮ VIẾT TẮT AM Lông trƣớc giữa (anterior median seta) AL Lông trƣớc bên (anterolateral seta) ALs Đƣờng nối giữa hai gốc lông trƣớc bên CL Móng pan (Claw) CS Cộng sự CTV Cộng tác viên Gal B Lông bao kìm chia nhánh nhiều (galeal branch seta) Gal N Lông bao kìm trần (gageal nude seta) G Gahrliepia (L) Leptotrombidium (Lau) Laurentella PLs Đƣờng nối sau bên (posterolateral seta) PW Khoảng cách giữa hai lông sau bên (posterior widths) Sens Lông cảm giác (sensillia) VSR- KST – CT Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng (W) Walchia MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chƣơng 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3 1.1. Một số đặc điểm hình thái phân loại mò ..........................................................3 1.2. Một số đặc điểm sinh học của mò ....................................................................4 1.3. Liên quan giữa mò, vật chủ, phƣơng thức truyền bệnh sốt mò ........................5 1.4. Tình hình nghiên cứu về mò và bệnh sốt mò trên thế giới ...............................5 1.4.1. Nghiên cứu về mò (Trombiculidae) trên thế giới.......................................5 1.4.2. Nghiên cứu về bệnh sốt mò trên thế giới ...................................................7 1.5. Tình hình nghiên cứu về mò và bệnh sốt mò ở Việt Nam ................................9 1.5.1. Nghiên cứu về mò (Trombiculidae) ở Việt Nam .......................................9 1.5.2. Nghiên cứu bệnh sốt mò ở Việt Nam .......................................................10 1.6. Tình hình bệnh sốt mò ở tỉnh Yên Bái ...........................................................14 1.6.1. Tình hình nghiên cứu sốt mò tại Yên Bái ................................................14 1.6.2. Một số đặc điểm tự nhiên, xã hội ở Yên Bái ............................................14 Chƣơng 2- THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................16 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................16 2.1.1. Thời gian nghiên cứu................................................................................16 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................16 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................................18 2.3. Phƣơng Pháp nghiên cứu ................................................................................18 2.3.1. Thu thập mò ký sinh trên chuột, gia cầm và trên giá thể .........................18 2.3.2. Thu thập mò ký sinh trên động vật nuôi...................................................18 2.3.3. Thu thập mò tự do ngoài thiên nhiên .......................................................19 2.3.4. Định loại mò, chuột ..................................................................................19 2.3.5. Điều tra bệnh nhân sốt mò ........................................................................19 2.4. Tính các chỉ số của mò, vật chủ và xử lý số liệu ............................................19 2.4.1. Tính các chỉ số của mò, vật chủ ...............................................................19 2.4.2. Phƣơng pháp tính mức độ gần gũi về thành phần loài mò .......................20 2.4.3. Xử lý số liệu .............................................................................................20 Chƣơng 3 - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..................................................................21 3.1. Thành phần loài và phân bố của mò tại các điểm nghiên cứu ........................21 3.2. So sánh thành phần loài mò tại 4 điểm nghiên cứu với các khu vực lân cận .23 3.3. Đặc điểm các loài mò có vai trò truyền bệnh sốt mò tại các điểm điều tra ....26 3.3.1. Loài Ascoschoengastia (Laurentella) indica ...........................................26 3.3.2. Loài Leptotrombidium (Leptotrombidium) deliense ...............................27 3.3.3. Loài Eutrombicula hirsti .........................................................................29 3.3.4. Loài Eutrombicula wichmanni ................................................................31 3.3.5. Xây dựng khóa định loại mò cho khu vực nghiên cứu ............................33 3.4. Thành phần loài, phân bố vật chủ của mò và tình hình nhiễm mò của vật chủ ...............................................................................................................................35 3.4.1. Thành phần loài, phân bố vật chủ, giá thể của mò tại các điểm điều tra .35 3.4.2. Tỷ lệ nhiễm mò của các loài chuột tại các điểm điều tra ………….….. 36 3.4.3. Phân bố của chuột theo sinh cảnh tại điểm điều tra .................................37 3.4.4. Tỷ lệ vật chủ, giá thể nhiễm mò tại các điểm điều tra năm 2016 -2017 ..38 3.5. Phân bố của các loài mò theo vật chủ .............................................................39 3.6. Tình hình bệnh nhân sốt mò tại bốn xã ..........................................................42 3.7. Phân bố bệnh sốt mò theo giới tính, độ tuổi và nghề nghiệp..........................43 3.7.1. Phân bố bệnh nhân sốt mò theo giới tính .................................................43 3.7.2. Phân bố bệnh nhân sốt mò theo độ tuổi ...................................................44 3.7.3. Phân bố bệnh nhân sốt mò theo nghề nghiệp ...........................................45 3.8. Một số yếu tố liên quan đến bệnh sốt mò tại các điểm nghiên cứu ................46 KẾT LUẬN ..............................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................48 PHỤ LỤC ..................................................................................................................55 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hình thái ấu trùng Leptotrombidium (Leptotrombidium) deliense . ...........3 Hình 1.2: Vòng đời phát triển của mò Trombiculidae ...............................................4 Hình 1.3: Phân bố địa lý của bệnh sốt mò .................................................................7 Hình 2.1: Sơ đồ vị trí các điểm nghiên cứu ..............................................................17 Hình 3.1: Ascoschoengastia (Laurentella) indica ....................................................26 Hình 3.2: Leptotrombidium (Leptotrombidium) deliense ........................................28 Hình 3.3: Eutrombicula hirsti .................................................................................30 Hình 3.4: Eutrombicula wichmanni ........................................................................32 Hình 3.5: Tỷ lệ % vật chủ nhiễm mò tại 4 điểm nghiên cứu ....................................39 Hình 3.6: Số lƣợng bệnh nhân sốt mò tại 4 xã qua các tháng trong thời gian nghiên cứu .............................................................................................................................43 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Thành phần và phân bố các loài mò tại các điểm nghiên cứu năm 20162017 ...........................................................................................................................21 Bảng 3.2: So sánh thành phần loài mò ở Yên Bái với một số khu vực ....................24 Bảng 3.3: Số loài chung và riêng của thành phần loài mò khu vực nghiên cứu so với khu vực lân cận .........................................................................................................25 Bảng 3.4: Số lƣợng thành phần loài vật chủ, giá thể của mò thu thập đƣợc tại điểm điều tra năm 2016-2017 ............................................................................................35 Bảng 3.5: Số lƣợng chuột nhiễm mò tại các điểm điều tra năm 2016-2017 .............36 Bảng 3.6: Số lƣợng cá thể các loài chuột tại các sinh cảnh trong khu vực điều tra ..37 Bảng 3.7: Tỷ lệ (%) vật chủ, giá thể nhiễm mò tại các điểm nghiên cứu (20162017)..........................................................................................................................38 Bảng 3.8: Phân bố của các loài mò theo vật chủ.......................................................40 Bảng 3.9: Chỉ số phong phú của mò trên vật chủ tại 4 điểm nghiên cứu ................41 Bảng 3.10: Số lƣợng bệnh nhân sốt mò ở 4 xã điều tra qua các tháng .....................42 Bảng 3.11: Tỷ lệ bệnh nhân sốt mò theo giới tính năm 2016-2017 ..........................44 Bảng 3.12: Phân bố bệnh nhân sốt mò theo lứa tuổi.................................................45 Bảng 3.13: Phân bố bệnh nhân sốt mò theo nghề nghiệp .........................................45 Bảng 3.14: Liên quan giữa bênh nhân, tỷ lệ nhiễm mò, tỷ lệ vật chủ nhiễm mò .....46 MỞ ĐẦU Bệnh sốt mò hay bệnh tsutsugamushi là một bệnh lan truyền bởi động vật chân đốt. Bệnh sốt mò khó phân biệt với các bệnh khác ở giai đoạn cấp tính bệnh đe dọa đến tính mạng con ngƣời. Bệnh lây truyền sang ngƣời qua vết đốt của mò thuộc giống Leptotrombidium và tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Orientia tsutsugamushi (hay Rickettsia tsutsugamushi) Bệnh sốt mò phổ biến trong chiến tranh thế giới thứ II và giờ đây là một bệnh quan trọng đối với du khách đến các vùng dịch [48]. Vùng dịch tễ của bệnh này phân bố chủ yếu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Hiện nay hơn một nửa dân số thế giới sống ở vùng sốt mò, trong đó hơn một tỷ ngƣời có nguy cơ mắc bệnh, khoảng một triệu ngƣời mắc mới hàng năm [43, 60]. Bệnh sốt mò thƣờng xuất hiện theo mùa, phụ thuộc vào thời điểm xuất hiện của mò do con ngƣời bị nhiễm qua vết đốt của ấu trùng mò. Bệnh sốt mò phát triển về mùa hè và những tháng mƣa có độ ẩm cao là thời gian chỉ số mò cao. Mò vừa là vật chứa mầm bệnh vừa là véc tơ của Orientia tsutsugamushi, động vật gặm nhấm là vật chủ chủ yếu của mò. Mò đốt động vật gặm nhấm dễ lan truyền Orientia hơn các động vật khác [33]. Trong tự nhiên có khoảng 45 loài mò mang tác nhân truyền bệnh (Orientia tsutsugamushi), nhƣng chỉ có các loài thuộc giống Leptotrombidium là véc tơ truyền bệnh sốt mò [32, 40, 44]. Các loài véc tơ phân bố theo các vùng dịch tễ khác nhau. Hiện chƣa có vắc xin đặc hiệu phòng bệnh sốt mò. Thuốc kháng sinh hiện nay có tác dụng điều trị là Chloramphenicol, Tetracyclin, Doxycyclin. Họ mò Trombiculidae là một trong những họ lớn nhất của bộ ve bét (Acarina) gồm khoảng 3.000 loài, trong đó hơn 45 loài có khả năng đốt ngƣời. Sinh cảnh của mò thƣờng là những nơi có cây bụi thấp, hoặc thảm thực vật chuyển tiếp, bao gồm bìa rừng, bờ sông suối, khoảng đất trống trong rừng sau khi khai thác cây to để cỏ mọc thứ phát, ruộng bỏ hoang, các cánh đồng lúa và các khoảng đất vƣờn ven các đô thị lớn [13, 28, 34, 46, 49]. 1 Ở Việt Nam, từ năm 1980 đến 2000 bệnh sốt mò hầu nhƣ lắng xuống, nhƣng những năm gần đây bệnh có xu hƣớng gia tăng ở một số địa phƣơng nhƣ Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kon Tum [14, 16]. Chỉ tính từ năm 2001 đến 2003 tại bệnh viện Y học Lâm sàng các bệnh Nhiệt đới có tới 255 bệnh nhân bị mắc sốt mò từ 24 tỉnh và thành phố của miền Bắc vào điều trị [13]. Bệnh xuất hiện quanh năm nhƣng chủ yếu về mùa mƣa từ tháng 4 tháng 5 đến tháng 9 tháng 10, đỉnh cao vào các tháng 6 tháng 7. Tại tỉnh Yên Bái vào những năm 1971 bệnh sốt mò đã xuất hiện, huyện Văn Chấn (trƣớc đây thuộc tỉnh Nghĩa Lộ). Bệnh nhân khu trú trong phạm vi một xã, sau đó bệnh đã lắng xuống trong suốt hơn 40 năm qua. Nhƣng đến năm 2014 bệnh đã quay trở lại trên diện rộng với 31 xã phƣờng thuộc 4 huyện thị với 136 bệnh nhân, số bệnh nhân điều trị nội trú chiếm 68% trong đó, bệnh nhân nặng chiếm 0,03% [15]. Đến năm 2015, theo báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Yên Bái bệnh sốt mò tiếp tục bùng phát trên địa bàn tỉnh với 261 bệnh nhân sốt mò tại 60 xã thuộc 06 huyện tăng gần gấp đôi so với năm 2014, trong đó xác định 04 trƣờng hợp tử vong do sốt mò, chiếm 1,5%. Mặc dù bệnh sốt mò tại địa phƣơng xảy ra nghiêm trọng, nhƣng chƣa có nhiều nghiên cứu sâu về véc tơ và bệnh sốt mò ở đây. Trƣớc tình hình bệnh sốt mò diễn biến phức tạp những năm gần đây tại tỉnh Yên Bái nên chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu thành phần loài mò (Acaria: Trombiculidae), vật chủ của mò tại một số xã và tình hình bệnh nhân sốt mò ở tỉnh Yên Bái năm 2016 – 2017” Mục tiêu: 1. Xác định thành phần loài mò và vật chủ của mò tại một số điểm nghiên cứu. 2. Đánh giá tình hình bệnh nhân sốt mò tại tỉnh Yên Bái năm 2016 – 2017. 2 Chƣơng 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số đặc điểm hình thái phân loại mò Họ Mò Trombiculidae thuộc bộ ve bét (Acarina), lớp hình nhện (Arachnida), ngành chân đốt (Arthropoda). Mò có kích thƣớc bé không quá 1mm, màu sắc từ vàng đến da cam nên còn gọi là mò đỏ [6]. Đặc điểm hình thái bên ngoài của ấu trùng mò (Hình 1.1) Hình 1.1. Hình thái ấu trùng Leptotrombidium (Leptotrombidium) deliense (Walch, 1922) (nguồn: Nadchatram et Dohanyi, 1974) 1. Pan (palp); 2. Kìm (chelicera); 3. Lông bao kìm ( galea seta); 4. Mắt (ocellus); 5. Lông bên gần mút bàn (parasubterminala); 6. Lông gần mút bàn (subterminala); 7. Cựa bàn I (tarsal); 8. Gai cảm giác bàn chân ( microtasala); 9. Gai cảm giác cẳng chân (spine tibiala); 10. Gậy cảm giác đốt cẳng chân (tibiala); 11. Gậy cảm giác đốt gối (genuala); 12. Gai cảm giác đốt gối (micritiala); 13. Đốt chuyển (trochanter); 14. Đốt gốc đùi (basifemur); 15. Đốt ngọn đùi (telofemur); 16. Đốt gối (genus); 17. Đốt cẳng chân (tibia); 18. Bàn chân ( tarsal); 19. Lông trƣớc mút bàn (pretarsala); 20. Mai lƣng (scutum); 21. Lông vai (humeral); 22. Hàng lông lƣng thứ nhất “1st ” (Dorsala I); 23. Hàng lông lƣng thứ hai “ 2 st‟‟ (Dorsala II); 24. Móng chân (claw); 25. Đệm (epodium); 26. Lông đuôi (caudal seta); 27. Lỗ hậu môn (anus); 28. Lông bụng (ventral seta); 29. Gốc chân III (coxa); 30. Lông gốc chân ba ( coxal seta III); 31. Lông ức (sternal seta); 32. Gốc chân II ( coxa II); 33. Lỗ thở (urtigma); 34. Gốc chân I (coxa I). 3 1.2. Một số đặc điểm sinh học của mò Vòng đời của mò phát triển qua 4 giai đoạn trứng, ấu trùng, thanh trùng và trƣởng thành. Mò trƣởng thành sống trong đất xốp, ẩm. Mò cái đẻ trứng trên bề mặt các lớp đất xốp, ấu trùng nở ra từ trứng bò lên cây cỏ hoặc tán cây bụi, một số nấp trong các khe kẽ hoặc hang chuột để bám vào động vật chủ. Sau khi đốt động vật, ấu trùng mò rơi xuống đất phát triển thành thanh trùng. Thanh trùng phát triển thành mò trƣởng thành. Thời gian sống của mò trƣởng thành có thể kéo dài 15 tháng hoặc lâu hơn. Chu kỳ sinh trƣởng của mò kéo dài 2 tháng đến 3 tháng ở những vùng có khí hậu ấm và có thể kéo dài 8 tháng ở những vùng khí hậu lạnh [3, 46, 50]. Ấu trùng mò ký sinh trên các động vật có xƣơng sống, chủ yếu là chuột và các thú nhỏ khác trong bộ gặm nhấm, có thể đốt ngƣời (ngƣời là vật chủ vô tình của ấu trùng mò). Thời gian đốt động vật của ấu trùng mò kéo dài 48 giờ đến 72 giờ (có thể lâu hơn ở một số loài). Khi đốt động vật chúng thƣờng tập trung thành từng đám vài trăm cá thể thƣờng ở những nơi kín nhƣ tai và vùng hậu môn – sinh dục của động vật. Những yếu tố này góp phần hình thành nên các “điểm nóng” lây truyền mò đƣợc mô tả trong các nghiên cứu khác [46, 50] (Hình 1.2). Hình 1.2. Vòng đời phát triển của mò Trombiculidae (nguồn: TV. Rao, 2012) 4 1.3. Liên quan giữa mò, vật chủ, phƣơng thức truyền bệnh sốt mò Bệnh sốt mò lây truyền từ vật chủ này qua vật chủ khác nhờ vật trung gian là ấu trùng mò. Ấu trùng mò mang mầm bệnh và truyền sang vật chủ khác. Ấu trùng mò có thể truyền mầm bệnh qua 3 đến 4 thế hệ sau. Các mầm bệnh này đƣợc lan truyền từ động vật gặm nhấm (chủ yếu từ chuột) sang ngƣời và không truyền bệnh từ ngƣời sang ngƣời [5]. Vi khuẩn Orientia tsutsugamushi tồn tại trong tất cả các giai đoạn phát triển của mò từ trứng, ấu trùng đến mò trƣởng thành, nhƣng chỉ giai đoạn ấu trùng mới ký sinh truyền bệnh cho ngƣời. Giai đoạn trƣởng thành mò sống tự do nên khó thu thập. Do vậy, việc điều tra nghiên cứu về mò chủ yếu thu thập đƣợc ấu trùng sống ký sinh trên các loài động vật. Ấu trùng mò chỉ hút máu một lần trong đời. Ấu trùng mò thƣờng bám vào thân cây, ngọn cỏ hoặc ngay cả mặt đất và khi con ngƣời hay động vật đi qua chúng bám vào để hút máu và truyền vi khuẩn Orientia tsutsugamushi cho ngƣời gây ra bệnh sốt mò. 1.4. Tình hình nghiên cứu về mò và bệnh sốt mò trên thế giới 1.4.1. Nghiên cứu về mò (Trombiculidae) trên thế giới Năm 1960, Vercammen Grandjean đã xuất bản khóa định loại bằng hình vẽ bản phân loại hơn 100 giống và phân giống thuộc họ Trombiculidae. Vào thời điểm đó đã biết khoảng 1.200 loài mò trên thế giới. Năm 1966, Brennan và Yunker đã xây dựng khóa định loại cho 29 giống mò ở Panama. Năm 1974 Nadchatram và Dohany xây dựng khóa phân loại cho 50 giống và phân giống của họ Trombiculidae vùng Đông Nam Á. Các tác giả cho biết khoảng 1900 loài thuộc họ này đã đƣợc công bố trên thế giới; khu vực Châu Á khoảng 600 loài, trong đó vùng Đông Nam Á 350 loài chủ yếu đƣợc phát hiện ở bán đảo Malaysia và Thái Lan (khoảng 250 loài) [45]. Năm 1977, Brennam và Goff đã xuất bản khóa định loại 87 giống vùng Tây bán cầu, kèm theo hình vẽ và thuật ngữ phân loại, đồng thời thông báo hơn 3000 loài mò đã đƣợc phát hiện trên thế giới, trong số đó dƣới 10 % biết đến các giai đoạn sau ấu trùng [28]. 5 Công trình nghiên cứu của Takeo Tamiya (1962) về sốt mò ở Nhật Bản khá toàn diện đề cập nhiều khía cạnh về sốt mò và mò. Tác giả cho biết, từ năm 1951 đến năm 1960 điều tra 1.022 điểm và một số điểm theo dõi hàng tháng hoặc vài tuần trong năm đã thu thập đƣợc 6036 mẫu thú trong đó có 5807 mẫu gặm nhấm phân lập đƣợc Orientia. Trong nghiên cứu này dùng chuột để bẫy mò và dùng đĩa hát để bắt mò, đã thu đƣợc 30.000 mẫu mò dùng để phân lập Orientia, chuột đƣợc dùng để thử nghiệm gây nhiễm Orientia nhằm chứng minh vai trò dịch tễ từng loài chuột. Đã phát hiện hơn 500 chủng Orientia gây bệnh ở các vùng khác nhau trên lãnh thổ Nhật Bản và đã phát hiện đƣợc 73 loài mò, xác định đƣợc 2 loài gây bệnh: loài Orientia tsutsugamushi gây bệnh vào mùa hè và loài Orientia shichito-nestu gây bệnh vào mùa đông. Mùa bệnh trùng với mùa phát triển của các loài mò truyền bệnh. Các loài mò truyền bệnh thuộc giống Leptotrombidium và phân giống Neotrombicula gồm: Leptotrombidium (Leptotrombidium) akamushi, Leptotrombidium (Leptotrombidium) palilida, Leptotrombidium (Leptotrombidium) suctellare, Leptotrombidium (Leptotrombidium) palpalis, Neotrombicula fuji, Neotrombicula jiponica, Neotrombicula myiaimai, Neotrombicula saduskyi, Neotrombicula tamiyai (Asanuma et al, 1962) [55]. Cho đến nay nhiều nƣớc vùng Đông Nam Á – Thái Bình Dƣơng, đã có những công trình nghiên cứu về khu hệ mò và xây dựng khóa định loại. Thái Lan, đã công bố danh sách 121 loài thuộc 27 giống, kèm theo danh sách vật chủ và phân bố từng loài [54]. Trung Quốc đã công bố 131 loài thuộc 14 giống và kèm theo phân loại tới loài, đã phát hiện đƣợc 52 loài thuộc 15 giống [61]. Tại Malaysia, Philippines, Indonesia, Australia, Ấn Độ, Mianmar có các công trình nghiên cứu của Traub và Audy (1953), Traub và Evans (1957)[57, 58]. Kimito Uchikawa và Nobuo Kunada (1989) khi nghiên cứu vật chủ và véc tơ tại một số ổ bệnh sốt mò ở Nhật Bản đã cho thấy rằng; trong tổng số 487 cá thể động vật gặm nhấm gồm có Apodemus speciosus Temminck có 391 cá thể, Apodemus argenteus có 51 cá thể, Microtus montebili Milne – Ewards có 33 cá thể, Eothenomys kageus Imaizumi có 12 cá thể, đã tìm thấy đƣợc 51548 cá thể mò thuộc ba giống và 12 loài trong đó các loài Leptotrombidium fuji (Kuwata et al), 6 Leptotrombidium intermedturn (Nagayo et al) và Gahrliepia suduski Womersley là các loài chiếm ƣu thế [40]. 1.4.2. Nghiên cứu về bệnh sốt mò trên thế giới Bệnh sốt mò là bệnh khá nguy hiểm, tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Orientia stutsugamushi. Theo Kulagin và Tarashevich (1972), bệnh sốt mò phát hiện ở 15 nƣớc trên thế giới chủ yếu khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng (Hình 1.3). Bệnh sốt mò xảy ra nghiêm trọng nhất ở Nhật Bản từ năm 1917 đến năm 1962 đã có 17074 ngƣời mắc và 2079 ngƣời chết [42]. Do tầm qua trọng của mò, nên đã có nhiều công trình nghiên cứu về hình thái, phân loại và khu hệ mò trên thế giới. Hình 1.3. Phân bố địa lý của bệnh sốt mò (nguồn: Daryl et al, 2009) Vùng lƣu hành của sốt mò rất đa dạng về sinh thái từ rừng nhiệt đới tới các vùng cây cỏ thấp, ngoại ô thành phố đến vùng núi cao trên 950m. Ảnh hƣởng của sốt mò đã đƣợc biết đến từ trƣớc và nửa đầu thế kỷ XX, nhƣng chỉ thật sự đƣợc ghi 7 nhận trong chiến tranh thế giới thứ hai, khi quân đội Đồng Minh và Quân đội phát xít Nhật chịu những tổn thất nặng nề do sốt mò [41, 60]. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nghiên cứu về sốt mò đƣợc tiến hành ở các nƣớc trong vùng dịch tễ nhƣ Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Nepal, Lào, Campuchia … [30, 31, 56]. Tại Nhật Bản bệnh sốt mò đƣợc Hashimoto mô tả lần đầu tiên vào năm 1810 nhƣng cho đến năm 1878 mới đƣợc biết đến rộng rãi thông qua ghi nhận của Theodor Palm với tên địa phƣơng là “shima mushi”. Vai trò truyền bệnh của ấu trùng mò Leptotrombidium đƣợc Brumpt đề cập đến lần đầu tiên vào năm 1910. Bản chất của vi khuẩn gây sốt mò đƣợc xác định vào cuối những năm 1920 [42]. Những loài mò đƣợc xác định là trung gian truyền bệnh sốt mò bao gồm: Leptotrombidium akamushi, Leptotrombidium deliense, Leptotrombidium fletcheri, Leptotrombidium pallidum, Leptotrombidium scutellare, Leptotrombidium arenicola và một số loài khác. Leptotrombidium akamushi là véc tơ truyền bệnh sốt mò vào mùa hè ở các vùng dịch truyền thống của Nhật Bản nhƣ: Niigata, Yamagata và Akita [37, 50]. Các loài Leptotrombidium pallidum, Leptotrombidium scutellare là véc tơ lây truyền bệnh sốt mò vào cuối thu và đầu xuân ở Nhật Bản và các nƣớc khác nhƣ Hàn Quốc, vùng Viễn Đông của Nga [46], Leptotrombidium pallidum cũng đƣợc tìm thấy ở Malaysia, Thái Lan. Mò Leptotrombidium deliense phân bố rộng rãi tại Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, New Guinea, Bắc Queensland, Australia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ. Leptotrombidium fletcheri đƣợc tìm thấy tại Philippines, New Guinea và Malaysia [45]. Leptotrombidium arenicola đƣợc xác định là véc tơ lây truyền sốt mò ở vùng cát ven biển Malaysia, Indonesia [46]. Tại mỗi vùng dịch tễ có thể có nhiều loài mò cùng tồn tại, mỗi loài mò có thể là vật chủ của chủng Orientia nhất định [38], ngƣợc lại ngay trong một cá thể mò cũng có thể có nhiều chủng Orientia cùng ký sinh [46]. Trẻ em ở vùng sốt mò lƣu hành cũng có thể bị mắc bệnh, theo các ghi nhận từ Thái Lan, Ấn Độ và Austrailia, bệnh sốt mò ở trẻ em không đặc hiệu, với các biểu hiện sốt, ho, gan to, lách to, hạch to, phát ban, biểu hiện phổi [31, 47, 51, 52]. 8 Tỷ lệ trẻ bị sốt mò có vết loét ngoài da ở vùng dịch tễ rất thấp: 7% trong quan sát của Silpapojakul, 0/2 bệnh nhi ghi nhận từ Ấn Độ. 1.5. Tình hình nghiên cứu về mò và bệnh sốt mò ở Việt Nam 1.5.1. Nghiên cứu về mò (Trombiculidae) ở Việt Nam Mò họ Trombiculidae ở Việt Nam có số lƣợng giống và loài phong phú gồm: 107 loài thuộc 23 giống và phân giống [5]. Tháng 9 năm 1962 đến tháng 5 năm 1966 đoàn điều tra động vật ký sinh trùng do Ủy ban khoa học Bộ khoa học Công nghệ chủ trì, có sự tham gia của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ƣơng, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Trƣờng Đại học Nông nghiệp I, đã tiến hành điều tra cơ bản động vật ký sinh ở 12 tỉnh miền Bắc, Bắc Trung Bộ Việt Nam gồm: Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Nghĩa Lộ, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Năm 1968 đến 1969, đoàn tiếp tục điều tra ở hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang, đã thu đƣợc 18 loài mò, thuộc 6 giống và phân giống [22]. Hadi và Carney từ năm 1968 đến năm 1969 đã tiến hành điều tra nghiên cứu khu hệ mò trên thú nhỏ tại các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Côn Đảo thu đƣợc 8 loài mò thuộc 5 giống. Đã bổ sung 3 loài cho khu hệ mò Việt Nam, trong đó 2 loài mới cho khoa học là Leptotrombidium (Leptotrombidium) vanpeeneni và Helenicula consonensis [36]. Năm 1974, theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, một đoàn điều tra về Tài nguyên Sinh vật và tiết túc y học đƣợc thành lập do giáo sƣ Đặng Ngọc Thanh và giáo sƣ Đào Văn Tiến chủ trì, thành phần đoàn gồm các cơ quan sau: Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trƣờng Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội và Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ƣơng tiến hành nghiên cứu tại tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1974 đến năm 1975, đã phát hiện 9 loài mò thuộc 4 giống [11]. 9 Nguyễn Văn Châu (2005), trong quá trình phân loại hơn 50.000 mẫu vật tại bảo tàng Côn trùng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ƣơng đã xác định đƣợc 3 loài mò mới cho khoa học thuộc ba giống ký sinh trên thú, chim, bò sát [4]. Bao gồm loài Trombigastia chrotogalis Chau sp, Toritrombicula dicrura sp và Fonsecia fascita Chau sp. Năm 2007, trong cuốn Động Vật chí Việt Nam (Tập 16). Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Thu Vân và Đỗ Sĩ Hiển đã xác định ở Việt Nam đã biết 107 loài và phân loài thuộc 24 giống, 2 phân họ là Trombiculinae và Leuwenhoekiinae, thuộc họ mò Trombiculidae [9]. Stalislav Kaluz, Nguyễn Mạnh Hùng và ctv (2016), trong quá trình nghiên cứu tại Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng đã cho thấy trong tổng số 12 loài mò (acariformes: Trombiculidae) ký sinh trên chim và đã phát hiện đƣợc 2 loài mò cho khoa học đó là Neoschoengastia vietnamensis sp và Hypogastia stekolnikovi sp [53]. Sự phân bố của các loài mò ở Việt Nam liên quan chặt chẽ với cảnh quan: Sinh cảnh đồng bằng chỉ có 21 loài mò còn ở sinh cảnh đồi núi có tới 102 loài, nhƣ vậy sự khác nhau về thành phần loài giữa 2 sinh cảnh rất rõ rệt. Trong khi đó giữa ba miền địa lý sự khác nhau về số lƣợng và thành phần loài không đáng kể: miền Bắc- Đông Bắc có 60 loài mò, miền Tây Bắc- Bắc Trung Bộ 54 loài mò và miền nam Trung Bộ - Nam Bộ 60 loài mò. Ở các cảnh quan đồng bằng số loài vật chủ rất nghèo nàn, chủ yếu là các loài gặm nhấm sống gần ngƣời, chỉ bắt gặp ở 8 loài chuột, còn ở cảnh quan đồi núi gặp hầu hết các loài chuột. Gặm nhấm là vật chủ ƣa thích nhất của mò [5], trong số 63 loài gặm nhấm ở Việt Nam [19], có 16 loài có khả năng mang mầm bệnh sốt mò (đã phân lập đƣợc Orientia tsutsugamishu) [2, 3, 26]. Đặc điểm này tạo đều kiện thuận lợi cho sự lƣu hành ổ bệnh sốt mò ở nƣớc ta. 1.5.2. Nghiên cứu bệnh sốt mò ở Việt Nam Bệnh sốt mò tại Việt Nam đƣợc phát hiện từ năm 1915 nhiều vụ dịch xảy ra trong quân đội Pháp, Mỹ và ở ngƣời Việt Nam đã đƣợc ghi nhận bởi: Audy ( 1947), 10 Deaton (1969), Heziett (1970), Le Gae (1969) Miler et al (1974). Những nơi đƣợc coi là vùng dịch sốt mò tiềm tàng tại Việt Nam là Lạng Sơn, Sơn La, Quảng Trị, Khánh Hòa, Bình Dƣơng. Một số yếu tố dịch tễ của bệnh tại Việt Nam cũng đƣợc chỉ ra là thảm thực vật thấp phù hợp với sinh cảnh của mò, tính chất đất ở nhiều nơi phù hợp với sự phát triển của mò Trombiculidae. Vai trò trung gian lây truyền bệnh của Leptotrombidium deliense cũng đƣợc nghiên cứu (dẫn theo LeGac, 1964) [62]. Sau hòa bình lập lại (1954) ở miền Bắc một số vụ dịch sốt mò và các trƣờng hợp bệnh lẻ tẻ đã đƣợc báo cáo. Vụ dịch sốt mò đầu tiên đƣợc ghi nhận xảy ra ở Mộc Châu, Sơn La tháng 6 năm 1965 với hàng trăm ngƣời bị bệnh; vùng xảy ra là rừng núi nơi ngƣời dân thƣờng vào hang để trú ẩn mỗi khi có máy bay Mỹ tấn công; loài mò Leptotrombidium deliense đƣợc phát hiện ở các cá thể dơi cƣ trú trong hang. Từ năm 1965, sốt mò chính thức đƣợc công nhận và đƣợc đăng ký trong báo cáo thống kê sức khỏe của ngành Y tế. Chỉ riêng năm 1976, tại khu vực Hà Tuyên, 175 bộ đội đã bị mắc sốt mò, có 2 trƣờng hợp tử vong. Theo Nguyễn Văn Sản và cộng sự trong thời kỳ chống Mỹ, ở một số đơn vị bộ đội có tới 50% số quân mắc sốt mò. Một số ổ dịch thiên nhiên của sốt mò đã đƣợc xác định ở Tây Bắc, ven sông Mã, các hải đảo [18]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hòe tiến hành vào giai đoạn năm 1950 đến đầu năm 1960, ấu trùng mò Leptotrombidium deliense thu thập đƣợc tất cả các loại địa hình ở miền Bắc, bao gồm vùng núi, đồi, và đồng bằng, có cả ở nông thôn và thành phố. Ấu trùng mò Leptotrombidium deliense ký sinh trên động vật hoang dã nhƣng cũng thấy ở chuột sống gần ngƣời và xâm nhập nhà ở của ngƣời, ở nông thôn cũng nhƣ thành phố. Nguyễn Kim Bằng và cộng sự (1971), qua 12 tháng nghiên cứu tại các ổ dịch sốt mò đã thấy Leptotrombidium deliense chiếm 62,3% tổng số mò thu thập đƣợc, phân bố ƣu thế ở các miền rừng ẩm ƣớt, ven sông suối và trong hang đá, mật độ cao vào tháng 5 đến tháng 11 là thời gian có nhiệt độ và lƣợng mƣa cao; ký sinh trên rất nhiều loài chuột, nhƣng cao nhất là chuột Rattus flavipectus. Chỉ số nhiễm ấu trùng mò Leptotrombidium deliense ở một số loài chuột ở Mộc Châu và Tây Nguyên qua khảo sát các năm 1970 và năm 1980 lên tới 160 cá thể mò/một cá thể chuột [1]. 11 Viện Vệ sinh Dịch tễ Hà Nội đã ghi nhận phân lập đƣợc mầm bệnh sốt mò trên mẫu vật gồm chuột Rattus surifer và Rattus niviventer Nguyễn Văn Biền, Nguyễn Chác Tiến (1971), Nguyễn Kim Bằng, Nguyễn Văn Sản (1968) thông báo về phân lập mầm bệnh sốt mò trên các loài chuột Rattus flavipectus, Rattus sladeni… [2]. Các công trình điều tra và phân loại mò, khu hệ mò truyền bệnh sốt mò đƣợc tiến hành bởi các tác giả Liên Xô phối hợp với Việt Nam gồm Grokovskaia, Schluger, Đào Văn Tiến, Đặng Văn Ngữ, Nguyễn Xuân Hòe, Đỗ Kinh Tùng (1960, 1969). Các tác giả này đã chú ý mối quan hệ giữa thú nhỏ và mò [22]. Tiếp đến là các công trình nghiên cứu kỹ hơn về quan hệ bộ ba: thú nhỏ - mò – ngƣời ở Việt Nam nhƣ các công trình của Nguyễn Ái Phƣơng và ctv (1970, 1972) [16]. Nguyễn Kim Bằng (1971) Lê Võ Định Tƣờng và ctv (1970), Lê Võ Định Tƣờng và ctv (1972)… Nguyễn Hoàn, Vũ Thị Vi và ctv (1971), Nguyễn Văn Biền, Nguyễn Chác Tiến và ctv (1971), Nguyễn Xuân Hòe, Lê Võ Định Tƣờng và ctv (1972) [14, 16]. Lê Võ Định Tƣờng (1989), phân lập Orientia tsutsugamushi dƣơng tính trên 14 loài và loài phụ thú nhỏ trong đó có 11 loài chuột, 3 loài sóc. Một nghiên cứu huyết thanh tiến hành trên 15 loài thú nhỏ bẫy bắt tại Tây Nguyên đã phát hiện kháng thể với sốt mò ở 9 loài, trong đó thú nhỏ ở nƣơng rẫy, bờ bụi ven nhà có tỷ lệ kháng thể cao hơn so với thú trong rừng già. Mò đỏ Leptotrombidium deliensis ƣa thích ký sinh trên một số loài thú nhỏ (Rattus flavipectus, Rattus koratensis, Rattus indica) nhƣng phụ thuộc vào sinh cảnh, cảnh quan. Dịch sốt mò phụ thuộc biến động chỉ số mò mà biến động này phụ thuộc chủ yếu vào lƣợng mƣa trong vùng có bệnh sốt mò [26]. Tại Bắc Giang từ năm 1998 đến năm 2000 có 71 trƣờng hợp mắc bệnh sốt mò, 14 loài mò đã đƣợc phát hiện tại xã Đông Sơn huyện Yên Thế, trong đó có 4 loài mò truyền bệnh [7]. Năm 2011 tại Bắc Giang số bệnh nhân đến bệnh viện điều trị sốt mò là 18 trƣờng hợp trong đó có 6 nam và 12 nữ bệnh nhân đến từ các huyện: Lạng Giang, Lục Nam, Yên Dũng, Tân Yên, Lục Ngạn. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất