Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng sinh học của dịch chiết bọ mắm (pouzol...

Tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng sinh học của dịch chiết bọ mắm (pouzolzia sp.) thu hái tại thái nguyên

.PDF
64
969
80

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ĐỖ THỊ NHUNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA DỊCH CHIẾT BỌ MẮM (POUZOLZIA SP.) THU HÁI TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI – 2018 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ĐỖ THỊ NHUNG MSV: 1301301 NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA DỊCH CHIẾT BỌ MẮM (POUZOLZIA SP.) THU HÁI TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: 1. 2. TS. Bùi Thị Thúy Luyện DS. NCS. Nguyễn Thanh Tùng Nơi thực hiện: Bộ môn Công nghiệp Dược HÀ NỘI - 2018 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc tới TS. Bùi Thị Thúy Luyện, tổ Chiết xuất- bộ môn Công nghiệp Dược- Trường Đại học Dược Hà Nội và DS.NCS. Nguyễn Thanh Tùng, bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Em cũng được gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Văn Hân và PGS.TS. Nguyễn Thu Hằng và tập thể cán bộ, giảng viên của bộ môn Công nghiệp Dược và bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện giúp em hoàn thành đề tài này. Trong quá trình học tập, triển khai làm đề tài và những gì đạt được hôm nay, em xin cảm ơn công lao giảng dạy và hướng dẫn của thầy cô giáo Trường Đại học Dược Hà Nội. Và em cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, anh chị những người luôn bên em, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập, nghiên cứu, hoàn thành đề tài tại Trường đại học Dược Hà Nội này. Dù đã có nhiều cố gắng, song đề tài còn có những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chia sẻ và nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo. Em xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, tháng 05 năm 2018 Sinh viên Đỗ Thị Nhung MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................... DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 2 1.1. Tổng quan về chi Pouzolzia L. ................................................................. 2 1.1.1. Vị trí phân loại ................................................................................... 2 1.1.2. Đặc điểm thực vật............................................................................... 2 1.1.3. Một số loài thuộc chi Pouzolzia ở Việt Nam ...................................... 2 1.2. Tổng quan về cây Bọ mắm (Pouzolzia zeylanica (L.) Benn.).................. 4 1.2.1. Đặc điểm thực vật............................................................................... 4 1.2.2. Phân bố............................................................................................... 4 1.2.3. Bộ phận dùng...................................................................................... 4 1.2.4. Các nghiên cứu về thành phần hóa học ............................................. 4 1.2.5. Các nghiên cứu về tác dụng sinh học................................................. 9 1.2.6. Công dụng ........................................................................................ 10 1.2.7. Một số bài thuốc có Bọ mắm ............................................................ 11 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 12 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 12 2.2. Nguyên liệu............................................................................................. 13 2.2.1. Hóa chất .............................................................................................. 13 2.2.2. Dụng cụ ............................................................................................... 13 2.2.3. Thiết bị ................................................................................................ 13 2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 14 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 14 2.4.1. Phương pháp chiết xuất ................................................................... 14 2.4.2. Phương pháp sàng lọc hoạt tính sinh học ........................................ 14 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học ................................ 17 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .......................... 19 3.1. Chiết xuất dịch chiết ethanol toàn phần và các dịch chiết phân đoạn ...... 19 3.2. Kết quả sàng lọc hoạt tính sinh học của dịch chiết và phân đoạn của Bọ mắm .................................................................................................................. 20 3.2.1. Tác dụng gây độc tế bào ung thư ........................................................ 20 3.2.2. Tác dụng bắt giữ gốc tự do DPPH ..................................................... 20 3.2.3. Tác dụng chống dị ứng ....................................................................... 21 3.3. Nghiên cứu thành phần hóa học................................................................ 22 3.3.1. Định tính sơ bộ một số nhóm chất hữu cơ trong các phân đoạn bằng phản ứng hóa học.......................................................................................... 22 3.3.2. Phân lập hợp chất từ các phân đoạn có hoạt tính tốt .......................... 27 3.4. Bàn luận .................................................................................................... 32 3.4.1. Về tác dụng sinh học ........................................................................... 32 3.4.2. Về thành phần hóa học ....................................................................... 33 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... PHỤ LỤC ................................................................................................................ DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ABTS 2,2'-azino-bis(3-ethylbenzothiazoline-6-sulphonic acid) Amẫu chứng Độ hấp thu tại giếng không chứa chất thử Amẫu thử Độ hấp thu tại giếng chứa chất thử CH2Cl2 Dicloromethan DĐVN IV Dược điển Việt Nam IV DMSO Dimethyl sulfoxid DPPH 2, 2-diphenyl-1-picryhydrazyl EC50 Nồng độ hiệu quả trung bình EtOAc Ethyl acetat EtOH Ethanol IC50 Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử LC50 Liều lượng của hoá chất phơi nhiễm trong cùng một thời điểm, gây ra cái chết cho 50% (một nửa) của một nhóm động vật dùng thử nghiệm LC90 Là liều lượng của hoá chất phơi nhiễm trong cùng một thời điểm, gây ra cái chết cho 90% của một nhóm động vật dùng thử nghiệm NO Nitric oxid P. Pouzolzia TT Thuốc thử v/v Thể tích/thể tích DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang Bảng 2.1 Tên hóa chất, nguồn gốc 13 Bảng 3.1 Tác dụng trên các dòng tế bào ung thư của các dịch chiết 20 Bảng 3.2 Tác dụng chống oxi hóa của các dịch chiết 21 Bảng 3.3 Tác dụng chống dị ứng của các dịch chiết 21 Bảng 3.4 Kết quả các thí nghiệm định tính 26 Bảng 3.5 Kết luận định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ 27 Bảng 3.6 Số liệu phổ NMR của hợp chất PZ1 29 Bảng 3.7 Số liệu phổ NMR của hợp chất PZ3 31 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 1.1 Thành phần flavonoid từ Bọ mắm (P. zeylanica) 5 Hình 1.2 Thành phần lignan từ Bọ mắm (P. zeylanica) 6 Hình 1.3 Thành phần triterpenoid từ Bọ mắm (P. zeylanica) 7 Hình 1.4 Các thành phần hóa học khác có trong Bọ mắm (P. 8 zeylanica) Hình 2.1. Hình ảnh dược liệu Bọ mắm thu hái ở Thái Nguyên 12 Hình 3.1 Sơ đồ quy trình chiết xuất Bọ mắm 19 Hình 3.2 Sơ đồ phân lập hợp chất 27 Hình 3.3 Cấu trúc hóa học của hợp chất PZ1 30 Hình 3.4 Cấu trúc hóa học của hợp chất PZ3 30 ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Bọ mắm thuộc chi Pouzolzia, hay còn gọi là cây thuốc giòi, là một cây thuốc quen thuộc trong các bài thuốc cổ truyền của Việt Nam. Ở nước ta, Bọ mắm phân bố rải rác khắp nơi ở các tỉnh vùng núi thấp và trung du [6]. Trong y học cổ truyền Việt Nam, cây Bọ mắm được sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh ho lâu năm, ho lao, viêm họng, dùng làm thuốc mát và thông tiểu, thông sữa, có nơi dùng lá giã nát nhét vào răng sâu chữa sâu răng [6]. Hiện nay, các nghiên cứu cho thấy các thành phần hóa học chính của Bọ mắm có thể kể tới như flavonoid, triterpenoid và lignan; các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây Bọ mắm mới chỉ tập trung nhiều ở phân đoạn dịch chiết bao gồm: tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm của dịch chiết cồn [23], [24]; tác dụng kháng viêm của dịch chiết methanol [11], tác dụng chống oxi hóa của dịch chiết phân đoạn ethyl acetat [17], hoạt tính hạ đường huyết của dịch thuốc sắc Bọ mắm [15] và tác dụng gây độc tế bào ung thư của cắn chiết phân đoạn ethyl acetat, n-butanol trên tôm nước mặn [25]. Mặc dù là một cây thuốc có tính ứng dụng cao và nguồn nguyên liệu rất dồi dào, tuy nhiên, cho đến hiện nay, các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Bọ mắm mới chỉ tập trung ở nước ngoài, ở Việt Nam vẫn có rất ít nghiên cứu về cây thuốc này. Vì vậy, với mong muốn cung cấp các cơ sở dữ liệu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của dược liệu Bọ mắm ở Việt Nam, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Bọ mắm (Pouzolzia sp.) thu hái tại Thái Nguyên” với các mục tiêu sau: - Chiết xuất dịch chiết toàn phần và các dịch chiết phân đoạn của cây Bọ mắm. - Sàng lọc hoạt tính sinh học dịch chiết toàn phần và các phân đoạn chiết. - Định tính một số nhóm chất hữu cơ từ các phân đoạn có hoạt tính cao. - Phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ phân đoạn có hoạt tính sinh học cao. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về chi Pouzolzia L. 1.1.1. Vị trí phân loại Theo hệ thống phân loại của tác giả Takhtajan (2009) [27], chi Pouzolzia L. được phân loại như sau: Giới: Thực vật bậc cao (Plantae) Ngành: Ngọc lan (Maganoliophyta) Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp: Sổ (Dilleniidae) Liên bộ: Bông (Malvanae) Bộ: Gai (Urticales) Họ: Gai (Urticaceae) Chi: Pouzolzia L. 1.1.2. Đặc điểm thực vật Cây bụi, nửa bụi hoặc cây thảo, không có lông ngứa. Lá mọc so le, ít khi mọc đối, lá kèm thường bền, mọc bên hay rời; lá có ba gân, viền có răng cưa hoặc nguyên. Cụm hoa ở nách lá hoặc hiếm khi ở các đốt dọc theo cuống nhánh, thường lưỡng tính, ít khi đơn tính (thực vật lương tính hoặc khác giống), lá bắc và lá bắc con nhỏ. Hoa đực: bao hoa 3, 4 hoặc 5 thùy; nhị 3, 4 hoặc 5 (tương ứng với số lượng thùy bao hoa); hợp sinh 1/2 chiều dài, có nắp, đỉnh lõm; chỉ nhị dính gốc, có bầu thô sơ. Hoa cái: bao hoa hình ống, hoặc hình trứng, bẻ cong hoặc thắt, đỉnh có 2-4 răng. Bầu nhụy gồm có: vòi nhụy; núm nhụy hình sợi, có lông tơ cùng 1 bên, rụng sớm cùng vòi nhụy; noãn mọc thẳng trong bầu hoa. Quả bế, vỏ dạng vảy, láng bóng, và thường có gờ, hiếm khi có cánh, có bao hoa. [30] 1.1.3. Một số loài thuộc chi Pouzolzia ở Việt Nam 1.1.3.1. Pouzolzia zeylanica (L.) Benn - Tên khoa học: Pouzolzia zeylanica (L.) Benn - Tên khác: P. indica Guad. - Tên thường gọi: Bọ mắm hay Thuốc giòi 2 - Họ: Gai (Urticaceae) Cây Bọ mắm thuộc loại cỏ có cành mềm, thân có lông [1], [6]; phân bố ở ruộng, ven rừng, nơi ẩm [3]. 1.1.3.2. Pouzolzia sanguinea (Blume) Merr - Tên khoa học: Pouzolzia sanguinea (Blume) Merr - Tên khác: P. viminea (Wall.) Wedd.) - Họ: Gai (Urticaceae) - Tên thường gọi: Bọ mắm rừng, Nhớt nháo, Thuốc giòi cây Cây nhỡ mọc cao 2-3m hay hơn, thân và cành mảnh; mọc ven rừng, nơi sáng, ven các suối, ở độ cao đến 1500m [1]. 1.1.3.3. Pouzolzia elegans Wedd. - Tên khoa học: Pouzolzia elegans Wedd. - Họ: Gai (Urticaceae) - Tên thường gọi: Bọ mắm thanh lịch, Thuốc vòi thanh Cây bụi nhỡ cao tới 1,5m phân cành nhiều, cành non có lông mịn dày; mọc trong rừng ẩm, ở độ cao 1500m [1]. 1.1.3.4. Pouzolzia auriculate Wight. - Tên khoa học: Pouzolzia auriculata Wight. - Họ: Gai (Urticaceae) - Tên thường gọi: Thuốc vòi tai Cây cỏ cao 30-50 cm, thân có 4 cạnh; phân bố ở Miền Nam, Việt Nam [3]. 1.1.3.5. Pouzolzia hirta Hassk. - Tên khoa học: Pouzolzia hirta Hassk. - Họ: Gai (Urticaceae) - Tên thường gọi: Thuốc vòi lông Cây cỏ nhám, thân tròn, gần như không lông; mọc ở nơi ẩm, gần ruộng, rạch [3]. 1.1.3.6. Pouzolzia pentadra Benn. - Tên khoa học: Pouzolzia penadra Benn. - Họ: Gai (Urticaceae) 3 - Tên thường gọi: Thuốc vòi ngũ hùng Cây cỏ cao 60-80cm, thân có 5 cạnh, to 1-5mm, không lông; cây mọc ở nơi ẩm, ở độ cao 900-1200m [3]. 1.2. Tổng quan về cây Bọ mắm (Pouzolzia zeylanica (L.) Benn.) 1.2.1. Đặc điểm thực vật Cây Bọ mắm thuộc loại cỏ sống nhiều năm có cành mềm mọc trải ra, thân có lông, cao 40-90cm, nham nhám. Lá mọc so le, đôi khi mọc đối, có lá kèm, phiến lá nhỏ hình mác hẹp, trên gân và 2 mặt lá đều có lông đặc biệt là mặt dưới, lá dài 4-9 cm, rộng 1,5-2,5cm. Có 3 gân xuất phát từ cuống. Cuống dài 5mm có lông trắng. Hoa nhỏ màu trắng. Cụm hoa đơn tính mọc thành xim co, ở kẽ lá có các hoa không cuống. Hoa đực có 4 nhị có chỉ nhị trong nụ hoa, hoa cái có vòi nhụy dài, trắng. Quả hình trứng, nhọn, có bao hoa có lông, màu hồng tím [1], [6]. 1.2.2. Phân bố Cây ưa sáng, mọc trong rừng hoặc ven rừng ẩm, ở độ cao đến 1500m. Thường được trồng ở những nơi ẩm ở bờ các giếng nước và quanh vườn [1]. Ở Việt Nam, cây phân bố ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Nội, Hòa Bình, Hải Phòng, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Hải Phòng, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận [1], [6]. Trên thế giới, cây có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia [1]. 1.2.3. Bộ phận dùng Toàn cây đều có thể dùng [1], [6]. Cây có thể được thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là vào cuối mùa khô (tháng 4 - tháng 6), đem về, rửa sạch, dùng tươi hoặc thái nhỏ, phơi khô dùng dần [1], [6]. 1.2.4. Các nghiên cứu về thành phần hóa học Qua những công trình nghiên cứu, nhiều hợp chất từ cây Bọ mắm đã được phân lập, thành phần hóa học của cây bao gồm các hợp chất như steroid và 4 triterpen. Ngoài ra còn có các flavonoid và lignan. Trong đó lớp chất flavonoid đóng vai trò sinh hoạt tính chủ yếu của cây Bọ mắm. a. Thành phần flavonoid Hình 1.1. Thành phần flavonoid từ Bọ mắm (P. zeylanica) Thành phần hóa học của Bọ mắm lần đầu tiên được công bố vào năm 2003 bởi nhóm nghiên cứu của trường Đại học Băng la đét [26]. Một hợp chất isoflavon đã được phân lập và xác định cấu trúc là 5-metoxy-4ʹ-hydroxy-2ʹʹdimetylpyrano (3ʹʹ, 4ʹʹ, 7, 8) isoflavon (1). Năm 2007, nhóm tác giả Lê Thanh Thủy đã phân lập được sáu hợp chất trong đó có 3 flavonoid bao gồm isovitexin (2), vitexin (3) và quercetin (4) từ lá cây tươi của loài này [8]. Tiếp sau các nghiên cứu của Fu và các cộng sự năm 2012 đã xác định được 14 hợp chất tồn tại trong cây Bọ mắm, trong số đó có các hợp chất cũng thuộc nhóm flavonoid là quercetin (4), scutellarin-7-O-α-L-rhamnoside (5), quercetin3-O-β-D-glucopyranoside (6), apigenin (7) và epicatechin (8) [13]. Năm 2015, Lujun Wang và các cộng sự cũng đã phân lập được một hợp chất flavonoid khác từ Bọ mắm là kaempferol (9) [29] (hình 1.1). 5 b. Thành phần lignan Từ Bọ mắm tươi, nhóm tác giả Lê Thanh Thủy đã phân lập ra được một hợp chất lignan có tên là phylanthin (10) [8]. Hình 1.2. Thành phần lignan từ Bọ mắm (P. zeylanica) Năm 2013, hai lignan, pouzolignan A (11) và pouzolignan B (12), đã được phân lập từ cây Bọ mắm do nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc thực hiện [9]. Nhóm nghiên cứu của Zhuo Han Chen đã chiết tách và xác định cấu trúc được 5 hợp chất dạng khung norlignan mới từ dịch chiết 95% ethanol là pouzolignan F, G, H, I và J (13-17) [10]. Như là thành phần chính có trong Bọ mắm, nhóm nghiên cứu của ChuQian Zhong cũng đã tinh chế được hai norlignan mới là pouzolignan L (18) và 6 M (19), bên cạnh đó còn công bố hai stibene mới pouzolignan D (20) và K (21) [13]. Ngoài ra, một lignan đã biết cũng được tìm thấy trong Bọ mắm là syringaresinol (22), đã được công bố bởi Wang Lujun [29] (hình 1.2). c. Thành phần triterpenoid Một số hợp chất friedelan triterpen ester đã được xác định có trong cây Bọ mắm. Theo nghiên cứu của Fu và các cộng sự, acid oleanolic (23), α-amyrin (24), 2α, 3α, 19α-trihydroxyurs-12-en-28-oic (25), 2α-hydroxyursolic acid (26) đã được tìm thấy trong cây Bọ mắm [13]. Friedelin (27) cũng đã được thu nhận từ dịch chiết Bọ mắm qua nhóm nghiên cứu của Brazendranath Sarkar và các cộng sự [25] (hình 1.3). Hình 1.3. Thành phần triterpenoid từ Bọ mắm (P. zeylanica) d. Một số thành phần khác Bên cạnh các hợp chất chính là flavonoid, lignan và triterpenoid thì Bọ mắm còn có các thành phần khác như steroid, coumarin, lipid, các hợp chất có nitơ hay các dẫn xuất của phenol. Wang Lujun và các cộng sự đã phân lập được một số hoạt chất từ cây Bọ mắm và cấu trúc hóa học đã được xác định như: N-[2-(3-hydroxy-47 methoxyphenyl)-2 hydroxyethyl]-3-(4-methoxyphenyl)prop-2-enamide (28), 14,16-hentriacontanedione (29), sinapaldehyde (30), dipentylphthalate (31), undecyl ferulate (32), 3,4-dihydro-5,7-dihydroxy-4-(4-hydroxyphenyl)coumarin (33), stigmast-4-en-3-on (34) [29]. Hình 1.4. Các thành phần hóa học khác có trong Bọ mắm (P. zeylanica) Lê Thanh Thủy phân lập được metyl stearat (35), daucosterol (36) [8] và βsitosterol (37), scopolin (38), scopoletin (39), eugenyl-β-rutinoside (40) được tìm thấy bởi Fu [13] (hình 1.4). Cho đến hiện nay, các nghiên cứu về thành phần hóa học của Bọ mắm mới chỉ tập trung ở nước ngoài. Ở Việt Nam nghiên cứu về loài này vẫn còn hạn chế tuy nguyên liệu rất dồi dào. 8 1.2.5. Các nghiên cứu về tác dụng sinh học Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học gần đây của cây Bọ mắm mới chỉ tập trung nhiều ở phân đoạn dịch chiết mà chưa có nhiều nghiên cứu về hoạt tính sinh học của thành phần cụ thể. a. Hoạt tính kháng nấm và kháng khuẩn Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết cồn Bọ mắm cho kết quả tốt. Ở nồng độ 1 mg/mL, dịch chiết Bọ mắm cho hoạt tính kháng khuẩn trên cả vi khuẩn gram dương và gram âm như: Bacillus subtilis, Bacillus megaterium, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Shigella và Salmonella typhi dysentariae, đặc biệt là trên hai loài Staphylococcus aureus và Escherichia coli [23]. Năm 2012, Saha và cộng sự đã thử hoạt tính kháng nấm của dịch chiết cồn trên các dòng nấm Blastomyces dermatitides, Aspergillus niger, Microsporum spp., Candida albicans, Pityrosporum ovale và Trichophyton spp. Kết quả cho thấy khả năng ức chế tốt các dòng nấm trên, đặc biệt là Aspergillus niger [24]. b. Hoạt tính kháng viêm Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy Bọ mắm có tác dụng kháng viêm tốt. Tiến hành thí nghiệm trên chuột bị gây viêm bởi Staphylococcus aureus cho thấy khả năng giảm khối áp xe tốt. Cặn chiết methanol của cây Bọ mắm còn cho thấy khả năng làm giảm sưng, lành vết loét nhờ tác dụng ức chế cytokin IL-1 [11]. Các dịch chiết khác như cloroform, n-butanol và nước của Bọ mắm cho tác dụng chống viêm và giảm đau tốt nhất. Nghiên cứu tác dụng ức chế sự sản sinh NO của các hợp chất norlignan phân lập từ Bọ mắm cho thấy pouzolignan H (15) và pouzolignan I (16) cho tác dụng ngăn ngừa sự sản sinh NO ở mức độ tương đối tốt với giá trị IC50 lần lượt là 43,8 ± 2,9 và 60,3 ± 3,3 µM, so sánh với chất đối chứng dương có giá trị IC50 là 38,2 ±2,2 µM [10]. c. Hoạt tính chống oxi hóa Hoạt tính chống oxi hóa được thể hiện mạnh trên dịch chiết ethyl acetat của Bọ mắm. Đánh giá khả năng bắt giữ gốc tự do DPPH của dịch chiết ethyl acetat thu nhận kết quả là 64,9%. Đối với gốc tự do ABTS, dịch chiết này cũng thể 9 hiện hoạt tính tốt với khả năng bắt giữ trên 50% ở nồng độ 1,2 mg/mL. Dịch chiết ethyl acetat thể hiện khẳ năng bắt giữ các gốc hydroxyl rất mạnh. Ở nồng độ thấp hơn 0,2 mg/mL, hiệu quả ức chế mới chỉ 10,9% nhưng khi tăng dần nồng độ lên đến 1,2 mg/mL thì hiệu quả đã tăng lên đến 90,5%. Hoạt tính mạnh của dịch chiết ethyl acetat có thể được lý giải bởi thành phần phenolic đã được làm giàu ở phân đoạn chiết này [17]. d. Hoạt tính hạ đường huyết Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của dịch thuốc sắc Bọ mắm trên chuột thử nghiệm gây mô hình tiểu đường được tiêm streptozotocin và chế độ ăn giàu năng lượng. Mức đường huyết sau hai tuần điều trị của nhóm chuột dùng liều thấp và trung bình giảm đáng kể, đường huyết trở về mức không khác biệt so với nhóm chuột bình thường. Kết quả cho thấy, dịch chiết Bọ mắm và thành phần hóa học trong đó có tiềm năng trong việc giảm mức đường huyết và nên được nghiên cứu sâu hơn nữa [15]. e. Hoạt tính kháng ung thư Nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào của dịch chiết toàn phần từ Bọ mắm trên tôm nước mặn cho thấy kết quả tốt với giá trị LC50 là 6,1 µg/mL và LC90 là 12,2 µg/mL [20]. Khả năng chống lại tế bào ung thư cũng được quan tâm khi phối hợp Bọ mắm với Cananga latifolia. Một nghiên cứu khác về tác dụng gây độc tế bào của các cắn chiết và hợp chất tinh khiết cũng được Brazendranath Sarkar và các cộng sự thực hiện năm 2014 trên tôm nước mặn. Nghiên cứu đã thu được kết quả là dịch chiết ethyl acetat, n-butanol và hợp chất friedelin cho hoạt tính tốt với giá trị LC50 lần lượt là 3,32; 3,44 và 2,80 µg/mL [25]. Kết quả này đã bước đầu gợi ý đến tiềm năng phát triển nguồn nguyên liệu cũng như hoạt chất có tác dụng kháng ung thư mới sử dụng trong công nghệ dược phẩm. 1.2.6. Công dụng Cây có vị ngọt, đắng nhạt, tính mát; có tác dụng trị khát, tiêu đờm, lợi tiểu, tiêu viêm, rút mủ [1]. Cây có thể lấy lá làm rau ăn sống như các loại rau khác hoặc xay với rau má, trái cây làm nước sinh tố [1]. 10 Toàn cây được dùng làm thuốc. Thường dùng để trị: [1], [6] - Cảm ho, hoặc ho lâu ngày, viêm họng, bệnh về phổi - Lỵ, viêm ruột - Nhiễm trùng đường tiết niệu, bí tiểu tiện - Đau răng - Nấm da cứng. Liều dùng 10-20g, dạng thuốc sắc. [1], [6] Dùng ngoài trị đinh nhọt, sâu quảng, viêm mủ da, viêm vú, đụng giập; thường giã cây tươi hoặc nấu nước rửa [1]. Ở Ấn Độ, cây dùng trị giang mai, bệnh lậu và nọc độc rắn [1]. Ở Malaixia, dịch lá tươi và nước sắc lá dùng uống như là lợi sữa khi có hiện tượng ngưng tiết sữa [1]. 1.2.7. Một số bài thuốc có Bọ mắm - Chữa ho, ho lâu ngày: 8-16g Bọ mắm sắc uống. Có thể nấu cao - Đinh nhọt và viêm mủ da: Bọ mắm tươi, rau má, lá ra muống giã tươi đắp - Viêm vú: Bọ mắm, Tử hoa địa dinh, Phù dung, Bồ công anh giã tươi đắp - Đụng giập: Sau khi cố định, dùng cây tươi giã đắp hoặc bột cây khô thêm rượu mà đắp, bó. - Sâu răng: Dùng cây Bọ mắm tươi nấu nước súc miệng hoặc giã nát đắp vào chỗ răng đau [1]. 11 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Cây Bọ mắm được thu tại xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam vào tháng 7 năm 2017 (hình 2.1). Dược liệu được rửa sạch, để ráo nước, sấy khô được bảo quản trong túi nilon kín, để nơi khô ráo. Mẫu dược liệu tươi gồm toàn cây có hoa được TS. Bùi Văn Thanh, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viên Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giám định tên khoa học là Pouzolzia zeylanica (L.) Benn., thuộc họ Gai (Urticaceae). Mẫu tiêu bản được lưu tại Phòng Thực vật Dân tộc học, mã số tiêu bản CND-01. Hình 2.1. Hình ảnh dược liệu Bọ mắm thu hái ở Thái Nguyên 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan