Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA TINH DẦU SÀI ĐẤT...

Tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA TINH DẦU SÀI ĐẤT

.DOCX
52
623
55

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA TINH DẦU SÀI ĐẤT Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Phương Lớp: Cử nhân Hóa dược K12 Khoa: Hóa học Thái Nguyên, tháng 4/ 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA TINH DẦU SÀI ĐẤT Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Phương Lớp: Cử nhân Hóa dược K12 Khoa: Hóa học Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thế Chính Xác nhận của giảng viên hướng dẫn Thái Nguyên, tháng 4/ 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: Tên đề tài: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu sài đất - SV thực hiện: Trần Thị Thu Phương Mã số SV: DTZ1455104030002 - Lớp: Cử nhân Hóa dược K12 Khoa: Hóa học - Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4 - Người hướng dẫn: TS. Phạm Thế Chính 2. Mục tiêu đề tài: + Nghiên cứu phân tách tinh dầu cây Sài đất. + Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu cây Sài đất bằng sắc ký khí ghép nối khối phổ GC/MS. + Nghiên cứu hoạt tính sinh học của tinh dầu sài đất (hoạt tính kháng viêm, hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định) 3. Tính mới và sáng tạo: Sài đất có tên khoa học là Wedelia calendulacea L. được sử dụng làm các vị thuốc trong nhiều bài thuốc dân gian cho điều trị các bệnh ngoài ra, xương khớp, bệnh răng miệng, đau mắt, nhiễm trùng… Hiện nay, sài đất được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện y học cổ truyền. Các nghiên cứu về hoạt tính cho thấy dịch chiết cây, lá và thân cây sài đất đều có nhiều hoạt tính quý, như kháng khuẩn, kháng nấm và ức chế phát triển của các ký sinh trùng, virus. Sài đất cũng là loài thực vật có tinh dầu, tuy nhiên thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu sài đất còn ít được quan tâm nghiên cứu. Do đó đề tài này tập trung vào nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu cây sài đất nhằm tìm kiếm các ứng dụng mới của cây thuốc này, phát huy giá trị kinh tế của nguồn dược liệu quý Việt Nam.   4. Kết quả nghiên cứu: Đã đưa ra được quy trình phân tách tinh dầu sài đất bằng phương pháp cất cuốn hơi nước cải tiến với tỷ lệ tính dầu phân tách được 0,15% so với khối lượng mẫu tươi. Đã nghiên cứu được thành phần hóa học của tinh dầu sài đất bằng phương pháp GC-MS, kết quả phân tích cho thấy thành phần hóa học của tinh dầu sài đất thu được bằng phương pháp cất cuốn hơi nước có thành phần khá đơn giản với 7 thành phần hóa học chủ yếu là các monotecpenoit. Về hoạt tính sinh học: tinh dầu sài đất không có hoạt tính kháng sinh, có hoạt tính kháng viêm rất mạnh tuy nhiên tinh dầu này gây độc cho tế bào. 5. Đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Góp phần nghiên cứu điều tra thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây thuốc Sài đất nhằm tìm kiếm các ứng dụng mới trong dược phẩm và nâng cao giá trị kinh tế, phát huy và bảo tồn nguồn cây thuốc quý hiếm. Ngày 05 tháng 5 năm 2017 SV chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (kí, họ và tên) Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của SV thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi): Ngày tháng năm Xác nhận của Trường Người hướng dẫn LỜI CẢM ƠN Đề tài này được hoàn thành tại phòng thí nghiệm Hóa học, khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Giảng viên hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học: Tiến sĩ Phạm Thế Chính- Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên là người thầy đã giao đề tài và tạo mọi điều kiện tốt nhất, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Tôi cũng xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo, người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Hóa học và các Cán bộ nhân viên phòng thí nghiệm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Thái Nguyên, ngày 05 tháng 5 năm 2017 Trần Thị Thu Phương
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA TINH DẦU SÀI ĐẤT Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Phương Lớp: Cử nhân Hóa dược K12 Khoa: Hóa học Thái Nguyên, tháng 4/ 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA TINH DẦU SÀI ĐẤT Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Phương Lớp: Cử nhân Hóa dược K12 Khoa: Hóa học Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thế Chính Xác nhận của giảng viên hướng dẫn Thái Nguyên, tháng 4/ 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: Tên đề tài: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu sài đất - SV thực hiện: Trần Thị Thu Phương Mã số SV: DTZ1455104030002 - Lớp: Cử nhân Hóa dược K12 Khoa: Hóa học - Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4 - Người hướng dẫn: TS. Phạm Thế Chính 2. Mục tiêu đề tài: + Nghiên cứu phân tách tinh dầu cây Sài đất. + Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu cây Sài đất bằng sắc ký khí ghép nối khối phổ GC/MS. + Nghiên cứu hoạt tính sinh học của tinh dầu sài đất (hoạt tính kháng viêm, hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định) 3. Tính mới và sáng tạo: Sài đất có tên khoa học là Wedelia calendulacea L. được sử dụng làm các vị thuốc trong nhiều bài thuốc dân gian cho điều trị các bệnh ngoài ra, xương khớp, bệnh răng miệng, đau mắt, nhiễm trùng… Hiện nay, sài đất được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện y học cổ truyền. Các nghiên cứu về hoạt tính cho thấy dịch chiết cây, lá và thân cây sài đất đều có nhiều hoạt tính quý, như kháng khuẩn, kháng nấm và ức chế phát triển của các ký sinh trùng, virus. Sài đất cũng là loài thực vật có tinh dầu, tuy nhiên thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu sài đất còn ít được quan tâm nghiên cứu. Do đó đề tài này tập trung vào nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu cây sài đất nhằm tìm kiếm các ứng dụng mới của cây thuốc này, phát huy giá trị kinh tế của nguồn dược liệu quý Việt Nam. 4. Kết quả nghiên cứu: Đã đưa ra được quy trình phân tách tinh dầu sài đất bằng phương pháp cất cuốn hơi nước cải tiến với tỷ lệ tính dầu phân tách được 0,15% so với khối lượng mẫu tươi. Đã nghiên cứu được thành phần hóa học của tinh dầu sài đất bằng phương pháp GC-MS, kết quả phân tích cho thấy thành phần hóa học của tinh dầu sài đất thu được bằng phương pháp cất cuốn hơi nước có thành phần khá đơn giản với 7 thành phần hóa học chủ yếu là các monotecpenoit. Về hoạt tính sinh học: tinh dầu sài đất không có hoạt tính kháng sinh, có hoạt tính kháng viêm rất mạnh tuy nhiên tinh dầu này gây độc cho tế bào. 5. Đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Góp phần nghiên cứu điều tra thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây thuốc Sài đất nhằm tìm kiếm các ứng dụng mới trong dược phẩm và nâng cao giá trị kinh tế, phát huy và bảo tồn nguồn cây thuốc quý hiếm. Ngày 05 tháng 5 năm 2017 SV chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (kí, họ và tên) Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của SV thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi): Ngày Xác nhận của Trường tháng Người hướng dẫn năm LỜI CẢM ƠN Đề tài này được hoàn thành tại phòng thí nghiệm Hóa học, khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Giảng viên hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học: Tiến sĩ Phạm Thế Chính- Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên là người thầy đã giao đề tài và tạo mọi điều kiện tốt nhất, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Tôi cũng xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo, người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Hóa học và các Cán bộ nhân viên phòng thí nghiệm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Thái Nguyên, ngày 05 tháng 5 năm 2017 Trần Thị Thu Phương MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN..............................................................................3 1.1. Khái quát về họ Cúc (Asteraceae )................................................................3 1.2 Khái quát về chi Wedelia...............................................................................4 1.3. Khái quát về cây sài đất.................................................................................5 1.3.1. Đặc điểm thực vật.......................................................................................6 1.3.2. Nguồn gốc và phân bố................................................................................7 1.4. Thành phần hóa học của cây sài đất..............................................................7 1.4.1. Nhóm wedelo..............................................................................................8 1.4.2. Nhóm flavonoid..........................................................................................9 1.4.3. Nhóm tecpenoid.........................................................................................9 1.4.4. Nhóm Glucoside.......................................................................................10 1.5. Công dụng và các kết quả nghiên cứu hoạt tính sinh học của cây Sài đất. .11 1.5..1. Sài đất trong y học Phương Đông............................................................11 1.5.2.Các nghiên cứu hoạt tính sinh học của cây Sài Đất...................................12 CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM.......................................................................16 2.1. Thiết bị và hóa chất......................................................................................16 2.1.1. Hóa chất....................................................................................................16 2.1.2. Thiết bị......................................................................................................16 2.2. Mẫu thực vật cho nghiên cứu......................................................................17 2.3. Nghiên cứu phân tách tinh dầu Sài đất bằng phương pháp cất cuốn hơi nước ............................................................................................................................17 2.4. Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu sài đất bằng phương pháp GCMS......................................................................................................................18 2.5. Khảo sát hoạt tính sinh học của tinh dầu cây sài đất...................................19 2.5.1. Khảo sát hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định.......................................19 2.5.2. Khảo sát hoạt tính kháng viêm của tinh dầu.............................................19 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................22 3.1. Chiến lược nghiên cứu.................................................................................22 3.2. Mẫu thực vật................................................................................................22 3.3. Phân lập tinh dầu sài đất..............................................................................23 3.4. Khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu sài đất bằng phương pháp GCMS......................................................................................................................24 3.5. Khảo sát hoạt tính sinh học của tinh dầu.....................................................26 3.5.1. Khảo sát hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định.......................................26 3.5.2. Khảo sát hoạt tính kháng viêm.................................................................26 KẾT LUẬN.......................................................................................................27 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................28 PHỤ LỤC DANH MỤC HÌNH Hình 1.1.Calendula officinalis L. .........................................................................4 Hình 1.2. Centratherum intermedium Less. .........................................................4 Hình 1.3. Aster amellus L. ....................................................................................4 Hình 1.4. Artemisia Vulgaris L. ...........................................................................4 Hình 1.5. Hình ảnh cây Sài đất (Wedelia calendulacea).......................................6 Hình 1.6. Hình ảnh cây Lỗ địa cúc (wedelia prostrata)........................................6 Hình 1.7. Hình ảnh cây Sài đất giả (Lippia nodiflora)..........................................6 Hình 1.8. Hình ảnh hoa sài đất (Wedelia calendulacea).......................................7 Hình 2.1. Thiết bị chưng cất tinh dầu.................................................................18 Hình 2.2. Chương trình nhiệt độ của máy GC-MS.............................................19 Hình 3.1. Hình ảnh luống sài đất được trồng tại Hải Dương.......................................22 Hình 3.2. Hình ảnh mẫu sài đất thu hái tại Hải Dương...............................................23 Hình 3.3. Hình ảnh phổ GC- MS của tinh dầu...................................................24 MỞ ĐẦU Từ xa xưa, con người Việt Nam ta đã biết cách sử dụng những loại cây cỏ mọc hoang dại có ở gần nơi ở để chữa và phòng các loại bệnh khác nhau. Chủ yếu chữa bệnh theo kinh nghiệm để lại từ người đi trước và chưa có sự hiểu biết sâu rộng về thành phần hóa học hay hoạt tính sinh học của cây thuốc. Trong những cây thuốc đó, cây Sài đất là cây đã được sử dụng thông dụng và rộng rãi ở nhiều vùng miền khác nhau, nhưng họ chỉ sử dụng mà chưa biết hết được các đặc tính của cây thuốc, sau này, khi khoa học phát triển, cây Sài đất cũng là một trong những cây chiếm được sự quan tâm lớn của các nhà Khoa học trong và ngoài nước. Theo Đông y, Sài đất là cây thuốc Nam có vị ngọt dịu, hơi chua, tính mát. Vì thế mà nó có một số công dụng như thanh nhiệt, mát gan, tiêu độc, chữa viêm tấy ngoài da, mụn nhọt rôm sẩy, chốc đầu ở trẻ em, cầm ho, tiêu viêm, chữa viêm tuyến vú, viêm bàng quang. Từ lâu, cây Sài đất thường được dùng trong các bài thuốc chữa cảm mạo, sốt, viêm họng, viêm phế quản, viêm tuyến vú, sưng vú, đau mắt, giải độc, ho gà, tăng huyết áp, phòng sởi, mụn nhọt rôm sẩy. Sài đất thường được dùng toàn cây tươi hoặc khô ( bỏ rễ) để chế biến thuốc. Thu hoạch quanh năm tốt nhất vào tháng 4- 5, lúc cây đang ra hoa, cắt sát gốc.Cây Sài đất được sử dụng nhiều trong thuốc đông y, có công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Nhân dân Việt Nam ta thường sử dụng lá, thân và rễ cây Sài đất tươi để nấu nước tắm cho trẻ em, trẻ sơ sinh và những người bị mụn nhọt, mẩn ngứa. Trẻ đang bị sốt khi tắm xong sẽ hạ sốt, không bị mẩn ngứa, mụn nhọt khi trời nóng, chống viêm da,… Đây là một cây thuốc quý, đã được khá nhiều người quan tâm nghiên cứu. Do đó đề tài Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu sài đất là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhằm làm sáng tỏ hơn các sở khoa học của cây thuốc, phát huy giá trị kinh tế và bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý hiếm. 1 Nội dung chính của đề tài : + Nghiên cứu phân tách tinh dầu cây sài đất bằng phương pháp cất cuốn hơi nước + Khảo thành phần hóa học của tinh dầu bằng phương pháp GC-MS + Khảo sát hoạt tính sinh học của tinh dầu sài đất CHƯƠNG 1 2 TỔNG QUAN 1.1. Khái quát về họ Cúc (Asteraceae ) Họ Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae hay Compositae), còn gọi là họ Hướng Dương, họ Cúc Tây, là một học thực vật có hoa hai lá mầm. Tên gọi khoa học của họ này có từ chi Aster (cúc tây) và có từ nguyên từ gốc tiếng Hy Lạp mang nghĩa ngôi sao hình dáng của bông hoa trong trong các loài của nó, được điển hình hóa thành tên gọi phổ biến chung là hoa cúc. Họ Asteraceae là họ lớn nhất hoặc thứ hai trong ngành Magnoliophyta, chỉ có họ Phong Lan (Orchidaceae) là có thể có sự đa dạng lớn hơn, với khoảng 25.000 loài [4].Họ Asteraceae phân bố rộng khắp thế giới, nhưng phổ biến nhất tại các khu vực ôn đới và miền núi nhiệt đới [4-8]. Đặc trưng phổ biến và chung nhất của các loài thuộc họ Cúc này là trong cách nói thông thường gọi là “hoa”, là cụm hoa hay cụm hoa hình đầu (đúng ra là hoa hình giỏ) là một cụm dày đặc của nhiều hoa nhỏ, thông thường gọi là chiếc hoa ( nghĩa là các hoa nhỏ). Các loài trong họ Cúc thông thường có một hoặc cả hai loại hoa con. Vòng ngoài của cụm hoa hình đầu tương tự như ở hoa hướng dương được cấu thành từ các hoa con có dạng cánh hoa dài, được gọi là lưỡi bẹ, chúng là hoa tia. Phần bên trong của đầu cụm hoa (hay đĩa) được hợp thành từ các hoa nhỏ với các cánh hoa hình ống ,chúng là các hoa đĩa hay hoa phễu hoặc hoa ống. Thành phần của các hoa họ Cúc dao động từ hoa toàn tia (tương tự như ở các loài bồ công anh,chi Taraxacum) tới hoa toàn đĩa (tương tự như ở các loài cỏ dứa) [5-6]. Một số loài trong họ cho giá trị thương mại như rau diếp, hướng dương và atiso Jerusalem. Guayule (Parthenium argentatum) là nguồn nhựa mủ ít gây dị ứng. Nhiều thành viên trong họ Asteracae là các nguồn sản xuất mật hoa dồi dào và có ích cho việc lượng giá các quần thể động vật thụ phấn trong thời kỳ nở hoa của chúng. Centaurea(xa cúc), Helianthus annuus (hướng dương trồng), và một số loài Solidago (goldenrod) là các nguồn cung cấp mật và phấn hoa chủ yếu cho ong mật. Solidago sản xuất ra phấn hoa tương đối giàu protein, điều này 3 giúp cho ong mật sống tốt qua được mùa đông. Nhiều loài trong họ này còn được trồng làm cây cảnh để lấy hoa, ví dụ các loài thuộc chi Chrysanthemum. Một số loài cây còn được sử dụng làm vị thuốc trong y học cổ truyền như bồ công anh, cúc hoa (cúc hoa vàng -Chrysanthemum indicum - và cúc hoa trắng) [7- 8]. Dưới đây là hình ảnh của một số loài trong họ Cúc (Asteraceae) Hình 1.1.Calendula officinalis L. (Tâm Tư Cúc) Hình 1.2. Centratherum intermedium Less. (Cúc Sợi Tím) Hình 1.3. Aster amellus L. Hình 1.4. Artemisia Vulgaris L. (Cúc Thạch Thảo) (Ngải Cứu) 1.2 Khái quát về chi Wedelia Chi Wedelia là một chi thực vật có hoa thuộc họ Cúc (Asteraceae). Chúng là một trong số các chi có tên gọi tiếng Anh là "creeping-oxeye". Có khoảng 18 loài phổ biến được phân bố rộng trên ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt. Nó bao gồm các loại cây thân thảo hay cây bụi được biết đến nhờ mùi tinh dầu đặc trưng của nó. 4 Chi này có loài rất phổ biến ở Việt Nam và Trung Quốc là Sài đất (Wedelia calendulacea) là một loài thực vật có hoa thuộc chi Wedelia. Sài đất là cây thân thảo, mọc bò, mọc dại nơi ẩm mát. Sài Đất còn có tên là Húng Trám vì khi vò cây có mùi trám, cây sống dai, mọc lan bò. Thân màu xanh có lông trắng cứng nhỏ, lá gần như không cuống có lông nhỏ cứng ở cả hai mặt, hoa màu vàng. Sài Đất có tác dụng chống viêm, được dùng để giảm đau, giảm sốt, chữa ho, viêm họng, mụn nhọt, rôm sảy, sốt rét, đau mắt [1]. Đặc điểm nhận dạng của nhiều loài trong chi này có đặc trưng giống với Sài đất. .Chi Wedelia thường được sử dụng để điều trị các bệnh như sốt rét, viêm gan, ung thư, viêm, và nhiễm trùng do nấm, vi khuẩn, và vi rút. Tuy nhiên thành phần hóa học của chi Wedelia được nghiên cứu cặn kẽ [1-3]. 1.3. Khái quát về cây sài đất Cây sài đất có tên khoa học là Wedelia calendulacea (L.) Less ( Verbesina calendulacea L.), thuộc họ Cúc ( Asteraceae). Cây còn có tên gọi khác nhau theo từng vùng, miền như: Húng Trám, Ngổ Núi, Cúc Nháp, Cúc Giáp, Hoa Múc. Cây sài đất rất dễ bị nhầm với cây Lỗ địa cúc và cây Sài đất giả [1]. -Cây Lỗ địa cúc: còn có tên là Bành kỳ cúc, tên khoa học là wedelia prostrata ( Hook. Et Am.) Hemls, cũng họ Cúc (Asteraceae). Cây này thường có lá ngắn hơn, hoa màu vàng nhạt, quả bế không có lông và không thu hẹp ở đầu, không có vòng lồi lên, đầu cụt. -Cây Sài đất giả: cây có tên khoa học là Lippia nodiflora ( L) L. C. Rich. Thuộc họ Cỏ roi ngựa ( Verbenaceae). Cây này rất dễ phân biệt ở những đặc điểm: Cành gần như vuông, nhẵn, hay hơi có lông. Lá hình thìa, đầu hơi tròn, mép phía trên có răng cưa, mép phía dưới hoàn toàn nguyên. Hoa nhỏ màu xanh nhạt, có khi vàng hồng hay trắng, mọc thành bông ở nách lá, lúc đầu hình đầu, sau khi kết quả thì dài ra hình như bắp ngô nhỏ dài 1- 1,5 cm trên có những hàng quả khô màu nâu đen. 5 Hình 1.5. Hình ảnh cây Sài đất (Wedelia calendulacea) Hình 1.6. Hình ảnh cây Lỗ địa cúc (wedelia prostrata) Hình 1.7. Hình ảnh cây Sài đất giả (Lippia nodiflora) 1.3.1. Đặc điểm thực vật Sài đất còn có tên là húng trám vì khi vò cây có mùi trám, và được một số nơi dùng nó ăn sống như ăn rau húng. Người ta còn gọi là ngổ núi vì cây giống cây rau ngổ lại mọc hoang trong núi. Tên cúc nháp hay cúc giáp vì hoa giống hoa cúc, lá và thân lại nham nháp. 6 Sài đất là cây thân cỏ, sống nhiều năm, mọc lan bò, chỗ thân mọc lan tới đâu rễ mọc tới đấy, nơi đất tốt có thể cao hơn 0,50 m. Thân màu xanh có lông trắng cứng nhỏ. Lá gần như không cuống, mọc đối, hình bầu dục thon dài, hai đầu nhọn, dài 15- 50 mm, rộng 8- 25 mm, có lông nhỏ cứng ở cả hai mặt, mép có 1- 3 răng cưa nông, hai bên gân chính có 2 gân phụ xuất phát gần như từ một điểm ở phía cuống lá, gân chính và phụ đều nổi ở mặt dưới lá. Cụm hoa hình đầu, cuống hoa thìa lia màu vàng tươi (khác với hoa cây lỗ địa cúc thường dùng nhầm với cây sài đất). Quả bế không có lông, đầu thu hẹp lại, tận cùng mang một vòng có răng [1]. Hình 1.8. Hình ảnh hoa Sài đất ( Wedelia calendulacea) 1.3.2. Nguồn gốc và phân bố Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Thường ưa nơi ẩm mát, gần đây, do nhu cầu, nhiều nơi đã trồng sài đất để dùng là thuốc. Ngoài ra còn mọc nhiều ở Trung Quốc, phân vùng Ấn Độ - Malaysia [1]. 1.4. Thành phần hóa học của cây sài đất Cây sài đất (Wedelia calendulacea), họ Cúc ( Asteraceae) là cây thuốc dân gian có từ lâu đời và mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam. Những công bố có từ trước đến nay cho biết trong sài đất có dầu hòa tan, một ít tinh dầu, rất nhiều muối vô cơ, tanin, caroten, clorophyl, saponin, phytosterol, sáp, nhựa, gôm và đường. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của Sài đất ở Việt Nam đã nói 7 đến sự có mặt của wedelolactone và acid norwedelic [33],β– amyrin [34], acid oleanolic [35].Căn cứ vào tài liệu thu thập được, các thành phần hóa học của cây sài đất có thể chia làm các nhóm chất là: nhóm wedelo, nhóm flavonoid, nhóm tecpenoid, nhóm glucoside,… 1.4.1. Nhóm Wedelo Cây sài đất đã được T.R. Govindachari, K. Nagarajan nghiên cứu từ năm 1956 và đã lấy được từ lá ra một chất lacton gọi là wedelolactone C 16H10C7 với tỷ lệ 0,05%. Các tác giả cũng đã đưa được ra công thức khai triển ( theo W.Karrer, 1958, Konstitution and workommen der organischen Pflanzenstoffe). Trọng lượng phân tử 314,2. Độ chảy 242- 244ᵒ C ( dung môi triaxetat) [1]. Theo cấu trúc wedelolactone vừa là một flavonoid vừa là một cumarin. Sau đó các thực vật thuộc chi Wedelia đều phân lập được các wedelolactone và các dẫn xuất của nó, người ta đặt tên nhóm các hợp chất này là wedelo [11,13-15]. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Tereza Nehybova, Jan Smada, Lukas Daniel, Jan Brezovsky, Petr Benes năm 2015 thì Wedelolactone là tác nhân chống ung thư vú và tuyến tiền liệt , nó gây độc tế bào ung thư vú, tuyến tiền liệt, tuyến yên ở nồng độ µM [32]. Wedelolactone là coumestan tự nhiên được tách ra từ cây Sài đất ( Wedelia calendulacea) [9]. Theo truyền thống Châu Á và y học Nam Mỹ, người ta thường sử dụng Sài đất để điều trị viêm gan, ngộ độc rắn độc và nhiễm siêu vi khuẩn [9- 10]. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra tác dụng chống ung thư của Wedelolactone do sự ức chế của các protein kinases khác 8 nhau như: IKK, FAK, ERK, PKC, thụ thể androgen, enzym DNA topoisomerase IIα , và 5-lipoxygenase [11- 12]. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Ajit A. Patil, Bhusari S. Sachin, Pravin S. Wakte, Devanand B. Shinde năm 2015 cho rằng có thể chiết xuất wedelolactone từ W. calendulacea bằng phương pháp hiện đại sắc kí lỏng hiệu năng cao HPLC [30]. 1.4.2. Nhóm Flavonoid Từ dịch chiết Metanol của lá một số loại thuộc wedelia, người ta cũng đã phân lập được một số flavonoid đáng chú ý, trong đó dịch chiết lá của wedelia chinensis các nhà Khoa học đã phân lập được Apigenin và Luteonin. Đây là hai thành phần hóa học có hoạt tính chống oxy hóa đã được phát hiện ở nhiều loài thực vật bậc cao. Nghiên cứu của nhóm tác giả Shirwaikar Annie, R.G. Prabhu, S. Malini năm 2006, trong dịch chiết Metanol của Wedelia calendulacea Less. có isoflavone [31]. 1.4.3. NhómTecpenoid Tecpenoid là nhóm chất phổ biến trong nhiều loài thực vật, đặc biệt là các thực vật có chứa tinh dầu. Cho đến nay người ta đã phát hiện được nhiều hợp chất tecpenoid trong các thực vật thuộc chi wedelia. Tritecpenoid saponin có tên hóa học là bisdesmonic được phân lập từ nhiều loài thuộc chi wedelia. 9 Từ dịch chiết Metanol của wedelia người ta đã phân lập được nhiều hợp chất thuộc nhóm chất tecpenoid như acid (-) kaur -16 - en- 19- oic, este 3α – angeloyoxy và 3 α – triglinoyloxy. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Mohammad Sohel Haider, Rasheduzzaman Chowdhury, A.K.M. Mottakin, Mohammad Hossain Sohrab, Choudhury M. Hasan, A.H.M. Mahbubar Rahman, Mohammad A. Rashid năm 2003 thì 3 hợp chất kauren diterpenes: (-)-kaur-16-en-19-oic acid, 3αtigloyloxykaur-16-en-19-oic acid và 3α-angeloyloxykaur-16-en-19-oic acid thuộc nhóm chất tecpenoid đã được phân lập từ toàn bộ cây của W. calendulacea [27]. 1.4.4. Nhóm Glucoside Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Amita Verma, Bahar Ahmed, Firoz Anwar, Mahfoozur Rahman, Dinesh Kumar Patel, Vikas Kumar cho rằng, một số glucoside tách ra từ cây Sài đất ( Wedelia calendulacea) ức chế Diethyl nitrosamine gây ra bệnh ung thư thận thông qua việc điều chỉnh COX- 2 và PEG2. 10 30 CH3 29 H3 C OH 12 25 CH3 22 26 CH3 H 1 6' H 4' H OH OH 3' H H 3 O H 5 O 1' CH3 23 COOH 28 H CH2 OH 21 19 8 CH3 27 CH3 24 2' H HO 19-α-hydroxyurs-12(13)-ene-28- oic acid-3-O-β-D-glucopyranoside 1.5. Công dụng và các kết quả nghiên cứu hoạt tính sinh học của cây Sài đất 1.5.1. Sài đất trong y học Phương Đông Theo Đông y cho rằng, Sài đất vị ngọt, hơi chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, chữa viêm tấy ngoài da, mụn nhọt, bắp chuối, sưng vú, rôm sảy, chốc đầu, đau mắt, giải độc, cầm ho, mát máu; thường được dùng chữa cảm mạo, sốt, viêm họng, viêm phế quản phổi, ho gà, tăng huyết áp, trĩ rò, phòng sởi, mụn nhọt. Theo kinh nghiệm trong nhân dân và một số bệnh viện ở nước ta, sài đất có tác dụng chữa mụn nhọt, chốc, lở ngứa, đau mắt, viêm bàng quang, viêm tuyến vú, hạ sốt, giảm đau, uống phòng sởi biến chứng... Nhân dân Bắc Ninh, Bắc Giang và nhiều nơi khác vẫn dùng cây Sài đất ăn sống như rau với thịt hay cá. Một số nơi khác dùng Sài đất tắm trị rôm sảy hoặc uống phòng chạy sởi, chữa báng, sốt rét [1]. Từ cuối năm 1961, bệnh viện Bắc Giang đã sử dụng điều trị có kết quả mọi trường hợp viêm tấy ngoài da, ở khớp xương, ở răng, ở vú, sưng bắp chuối, sưng khớp nhiễm trùng, lở loét, mụn nhọt, chốc đầu, đau mắt,v..v… Hiện nay việc sử dụng sài đất được phổ biến rộng rãi, có nơi đã dùng Sài đất chữa viêm bàng quang cũng có kết quả tốt (Bệnh viện Khu Hai Bà, Hà Nội, năm 1966) [1]. 11 1.5.2.Các nghiên cứu hoạt tính sinh học của cây Sài Đất Chiết xuất thảo dược Sài đất (Wedelia calendulacea) có vai trò bảo vệ trung gian chống oxy hóa, chống lại viêm gan do nhiễm độc CCl 4 [16]. Nghiên cứu này cho rằng, một số cây thuốc phổ biến ở Hệ thống y học Ấn Độ như Wedelia calendulacea đã được đánh giá chống lại viêm gan siêu vi có độc tính của Carbon tetracholoride [17]. Rất ít nghiên cứu cho rằng W.calendulacea có hiệu quả trong việc bảo vệ gan khỏi độc tính của CCl 4. Tuy nhiên hiệu quả bảo vệ trung gian chống oxy hóa của loại thảo mộc này đối với chứng bệnh này đã không được báo cáo trước đó. Nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào cơ chế bảo vệ chống oxy hóa của chiết xuất thực vật. Chất chiết xuất từ wedelia calendulacea mang hoạt tính kháng khuẩn và có tính chất độc tế bào [14]. Nghiên cứu cho rằng, trong các chiết xuất dầu thô và các hợp chất tinh khiết đã được thử nghiệm, (y)-kaur-16-en-19-oic acid được phân lập từ dịch chiết Chloroform cho thấy hoạt tính ức chế cao nhất chống lại hầu hết các chủng vi khuẩn có vùng ức chế trung bình 10- 21 mm ở 200 µg/disc. Thực vật W. calendulacea Less, đã được thu thập từ tháng 6 năm 1999 và được xác định bởi giáo sư M. Salar Khan, chuyên gia tư vấn nghiên cứu, vườn quốc gia Bangladesh, nơi mà có mẫu chứng thực của loài cây này. Trong y học cổ truyền, chiết xuất cồn của thảo dược này có tác dụng bảo vệ gan [18]. Thảo dược gồm các nhóm thành phần cấu tạo sau: Coumestans [19- 20], Saponin [21] và ent – kauren diterpenes [22]. Thảo dược khô được chiết ở các dung môi ete dầu hỏa, chloroform, methanol với hiệu suất lần lượt là: 1,02%, 0,75% và 1,84%, VLC fraction – 8 (petro- leum ether- EtOAc 70: 30) của dịch chiết chloroform và các hợp chất phân lập, 3α - tigloyloxykaur-16-en-19-oic acid (1), 3a-angeloyloxykaur-16-en-19-oic acid (2), (y)-kaur-16-en-19-oic acid (3) [22]. Bảng thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết từ W. calendulacea như sau: WPE= dịch chiết ete dầu hỏa của W.calendulacea ở 500 µg/ disc. WCH= dịch chiết Chloroform của W.calendulacea ở 500 µg/ disc. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan