Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thành phần cấp phối cốt liệu thủy tinh thay đá dăm để sản xuất tấm...

Tài liệu Nghiên cứu thành phần cấp phối cốt liệu thủy tinh thay đá dăm để sản xuất tấm lát nền công trình công cộng tại trà vinh

.PDF
119
19
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA --------------------------------------- PHẠM VĂN TIẾP NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH, ĐƯỜNG HUYỆN Ở ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Đà Nẵng - Năm 2017 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ...................................................................................................2 2.1. Mục tiêu tổng quát: ...................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể: .......................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..............................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................ 2 5. Cấu trúc của luận văn. .................................................................................................3 Chương 1- TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ............................................4 1.1. Các khái niệm về an toàn, tai nạn giao thông đường bộ. .........................................4 1.1.1. Khái niệm an toàn giao thông. ...............................................................................4 1.1.2. Khái niệm tai nạn giao thông.................................................................................5 1.1.3. Khái niệm điểm đen............................................................................................... 8 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ. ........................................9 1.2.1 Ảnh hưởng của các yếu tố hình học của đường. ....................................................9 1.2.2. Ảnh hưởng của điều kiện dòng xe đến ATGT ....................................................18 1.2.3. Ảnh hưởng của điều kiện tổ chức và điều khiển giao thông đến ATGT.............19 1.2.4. Các yếu tố điều kiện môi trường: ........................................................................19 1.2.5. Các yếu tố con người: .......................................................................................... 20 1.2.6 Yếu tố của môi trường bên ngoài và các tác động khác đến an toàn giao thông đường bộ ........................................................................................................................20 1.3. Kết luận: .................................................................................................................22 Chương 2- PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ............23 MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH, ĐƯỜNG HUYỆN................................................23 2.1. Khái quát tỉnh Trà Vinh .......................................................................................... 23 2.2. Mạng lưới đường bộ tỉnh Trà Vinh. .......................................................................23 2.3. Hiện trạng hệ thống đường tỉnh, đường huyện.......................................................24 2.4. Đặc điểm phương tiện tham gia giao thông địa bàn tỉnh Trà Vin: .........................24 2.5. Tình hình TNGT đường bộ tỉnh Trà Vinh từ năm 2011 – 2016. ........................... 24 2.5.1 Tình hình TNGT giai đoạn 2011 – 2016. ............................................................. 24 2.5.2 Nguyên nhân TNGT đường bộ. ............................................................................25 2.5.3 Tuyến đường xảy ra TNGT. .................................................................................26 2.5.4 Thời gian xảy ra TNGT ........................................................................................27 2.5.5 Phân loại mức độ TNGT. .....................................................................................27 2.5.6 Phương tiện gây TNGT ........................................................................................28 2.6. Khảo sát, xác định điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên đường tỉnh, đường huyện. .................................................................................................................29 2.7 Kết luận....................................................................................................................31 Chương 3- ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ĐẢM BẢO .....................32 AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN MỘT SỐ TUYẾN .................................................32 ĐƯỜNG TỈNH, ĐƯỜNG HUYỆN ..............................................................................32 3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ..............................................................................32 3.1.1 Cơ sở pháp lý ........................................................................................................32 3.1.2. Cơ sở thực tiễn:....................................................................................................33 3.1.3 Cơ sở lý thuyết đánh giá ATGT của tuyến đường bộ (cơ sở tính toán): ..............34 3.2. Thí dụ tính toán: .....................................................................................................40 3.2.1. Số liệu đầu vào: ...................................................................................................40 3.2.2. Áp dụng công thức : Ktn=Ktn1× Ktn2× ...Ktni (3.2) ta được: .....................41 3.2.3. Kiến nghị chọn phương pháp tính: ......................................................................42 3.3. Đánh giá an toàn giao thông tuyến đường tỉnh 911, đường huyện 28. ..................42 3.3.1. Đánh giá an toàn giao thông tuyến đường tỉnh 911 tỉnh Trà Vinh......................42 3.3.2. Đánh giá an toàn giao thông tuyến đường huyện 28 tỉnh Trà Vinh ....................43 3.3.3. Nhận xét phương pháp đánh giá an toàn giao thông theo hệ số tai nạn xảy ra trên đường Ktn. .....................................................................................................................45 3.4 Áp dụng Mô hình HSM phân tích, dự báo tai nạn cho tuyến đường tỉnh 911 và đường huyện 28. ............................................................................................................45 3.4.1. Xác định các hệ số hiệu chỉnh tai nạn CMFcomb ...............................................45 3.4.2. Xác định tần suất tai nạn trung bình dự báo Npredicted .....................................49 3.4.3 Kết quả dự báo tần suất TNGT đường tỉnh 911 và đường huyện 28. ..................50 3.4.4. Nhận xét:..............................................................................................................54 3.5. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật đảm bảo ATGT đường tỉnh 911, đường huyện 28. .......................................................................................................................................54 3.5.1. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật đảm bảo ATGT đường tỉnh 911 ........................54 3.5.2 Đánh giá lại các giải pháp đã đề xuất xử lý các vị trí mất ATGT trên đường tỉnh 911 (phụ lục 08: Kết quả đánh giá lại hệ số an toàn đường tỉnh 911)........................... 59 3.5.3. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật đảm bảo ATGT đường huyện 28. ......................59 3.5.4 Đánh giá lại các giải pháp đã đề xuất xử lý các vị trí mất ATGT trên đường huyện 28. (xem phụ lục 09: Kết quả đánh giá lại hệ số ATGT đường huyện 28). .......64 3.6. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật khắc phục các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên đường tỉnh, đường huyện............................................................................................... 64 3.7. Kết luận...................................................................................................................66 PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ...............................................................................67 1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................67 2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO. .............................................................................................. 1 NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH, ĐƯỜNG HUYỆN Ở ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH Học viên: Phạm Văn Tiếp, Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông Mã số: 60.58.02.05 Khóa: K31 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN Tóm tắt: Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật đảm bảo ATGT là áp dụng các phương pháp đánh giá hệ số an toàn giao thông trên một tuyến đường, đoạn đường hay tại một vị trí không đảm bảo an toàn giao thông để phân tích, đánh giá các yếu tố, nguyên nhân gây mất an toàn giao thông để từ đó đưa ra giải pháp kỹ thuật về điều kiện đường, công tác tổ chức giao thông phù hợp từng vị trí, khu vực để khắc phục. Trong nội dung luận văn tác giả đã áp dụng Phương pháp đánh giá an toàn giao thông theo hệ số tai nạn xảy ra trên đường của Nga để đánh giá và phân tích hệ số an toàn và ứng dụng mô hình Highway Safety Manual (HSM) của AASHTO để dự báo tần suất xảy ra tai nạn tuyến đường tỉnh 911 và đường huyện 28 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; từ kết quả đánh giá hệ số an toàn và dự báo tần suất tai nạn của 2 tuyến đường trên thì các đoạn đường cong nằm bán kính nhỏ, các vị trí giao cắt có hệ số an toàn thấp và tần suất tai nạn xảy ra cao. Từ đó tác giả đã đề xuất các giải pháp về điều kiện đường và tổ chức giao thông để khắc phục những điểm mất an toàn giao thông. Từ khóa: nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, phương pháp, an toàn giao thông, tuyến đường. RESEARCH IN TECHNICAL SOLUTIONS TO ENSURE SAFETY ON SOME ROUTES OF THE PROVINCE AND DISTRICT ROAD IN THE PROVINCE OF TRA VINH PROVINCE Student: Pham Van Tiep, Specialization: Civil Engineering Code: 60.58.02.05 Course: K31 University of Technology – DHDN Summary: Studying technical solutions to ensure traffic safety is the application of methods to assess traffic safety coefficients on a route, a ramp or a location that does not ensure traffic safety for analysis, Evaluation of factors causing traffic unsafety so as to work out technical solutions on road conditions, organizing traffic suitable for each position and area to overcome. In the content of the essay, the author has applied the method of traffic safety assessment on the accident rate on the road of Russia to evaluate and analyze the safety factor and application of the model of Highway Safety Manual (HSM) of AASHTO to forecast the frequency of road accidents in provinces 911 and district roads 28 in Tra Vinh province; From the results of assessment of safety factor and accident frequency prediction of the two roads, the curves are located in small radius, the intersection with low safety coefficient and frequency of accident occur. Since then the author has proposed solutions on road conditions and traffic organization to overcome traffic safety. Keywords: research, technical solution, method, traffic safety, route. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATGT: An toàn giao thông BKĐC: Bán kính đường cong ĐH: Đường huyện ĐT: Đường tỉnh GTVT: Giao thông vận tải HSM: Highway Safety Manual QL: Quốc lộ TNGT ĐB: Tai nạn giao thông đường bộ TNGT: Tai nạn giao thông TTATGT: Trật tự an toàn giao thông UBND: Ủy ban nhân dân DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ VÀ HÌNH ẢNH Hình 1. 1. ATGT trong sự gắn kết với các yếu tố tác động...............................................4 Hình 1. 2. Mức độ rủi ro liên quan đến sự gia tăng của phương tiện cơ giới ....................6 Hình 1. 3. Các giải pháp đặc trưng xử lý điểm đen ...........................................................9 Hình 1. 4 Các thành phần ảnh hưởng của lực ly tâm và mô tả lực ly tâm khi vào đường cong ..................................................................................................................................10 Hình 1. 5: Sự phụ thuộc của số tai nạn giao thông vào khoảng cách tầm nhìn. ..............14 Hình 2. 1 Biểu đồ tai nạn giao thông đường bộ giai đoạn 2011-2016 ............................ 25 Hình 2. 2 Biểu đồ nguyên nhân gây tai nạn giao đường bộ 2011-2016 .......................... 26 Hình 2. 3 Tuyến đường xảy ra tai nạn giao thông 2011-2016 .........................................26 Hình 2. 4 Thời gian xảy ra tai nạn giao thông năm 2011-2016 .......................................27 Hình 2. 5. Biểu đồ phân loại mức độ tai nạn giao thông .................................................28 Hình 2. 6 Phương tiện gây TNGT ...................................................................................28 Hình 2. 7 Vị trí giao với đường huyện 29, 33 địa bàn huyện Cầu Kè ............................ 30 Hình 2. 8: Tai nạn giao thông xảy ra vị trí giao nhau giữa đường nhánh với đường huyện 06,07 năm 2012, 2013 (nguồn: Công an huyện Càng Long cung cấp) ................30 Hình 2. 9: Tai nạn xảy ra tại vị trí giao giữa đường nhánh với đường tỉnh 911 vào năm 2013 (nguồn: Công an huyện Càng Long cung cấp) .......................................................30 Hình 3. 1: Một số vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra năm 2016 trên đường tỉnh 911 thuộc địa bàn huyện Càng Long. .....................................................................................43 Hình 3. 2 Tai nạn xảy ra trên đường huyện 28 tại ấp Chợ, xã Lưu Nguyệt Anh và ấp Xa Xi, xã Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú năm 2016 ..................................................................44 Hình 3. 3 đoạn đường cong thường xảy ra tai nạn giao thông ........................................55 Hình 3. 4 khe co giản bị hư hỏng, vạch kẻ đường bị boong tróc ....................................55 Hình 3. 5 vị trí giao ĐH 06 bị ổ gà, tầm nhìn giao cắt bị hạn chế, đọng nước ................55 Hình 3. 6 điểm giao cắt tầm nhìn bị chế, dốc cầu............................................................ 56 Hình 3. 7: các vạch kẻ đường bong tróc, đọng nước .......................................................56 Hình 3. 8: đường cong bị hạn chế tầm nhìn, cọc tiêu bị nghiêng ngã, mất .....................56 Hình 3. 9 đường cong bị hạn chế tầm nhìn, cọc tiêu không có, vạch kẻ đường bị mờ ...57 Hình 3. 10 vị trí đường cong vạch kẻ đường bị mờ, bong tróc, không có cọc tiêu .........57 Hình 3. 11 vị trí giao ĐH 02 tầm nhìn hạn chế, đọng nước, vạch kẻ bị bong tróc..........57 Hình 3. 12 vạch kẻ đường trên mặt cầu Tân An bị bong tróc không còn tác dụng, lan can bị tróc nước sơn ...............................................................................................................58 Hình 3. 13 vị trí giao với đường huyện 02, cóc gặm, tầm nhìn khuất ............................. 58 Hình 3. 14 vị trí giao ĐH 33 tầm nhìn hạn chế,cọc tiêu mất, đổ ngã .............................. 58 Hình 3. 15 vị trí giao đường huyện 31 bị che khuất tầm nhìn, giao ngay dốc cầu ..........59 Hình 3.16 đường cong bị hạn chế tầm nhìn .....................................................................60 Hình 3. 17: vị trí giao không đảm bảo tầm nhìn .............................................................. 60 Hình 3. 18 vị trí đường cong hạn chế tầm nhìn,không có hệ thống cọc tiêu ...................60 Hình 3. 19: vạch kẻ đường trên mặt cầu bị bong tróc. mặt cầu không vệ sinh ...............60 Hình 3. 20: vị trí giao cắt tầm nhìn bị hạn chế ................................................................ 61 Hình 3. 21: khu vực đường cong liên tục tầm nhìn bị che khuất, không lề, không cọc tiêu, bố trí siêu cao nhỏ… ................................................................................................ 61 Hình 3. 22 đường cong bị che khuất tầm nhìn, không cọc tiêu, không vạch kẻ đường .61 Hình 3. 23 đường cong bị che khuất tầm nhìn, không cọc tiêu, không vạch kẻ đường .62 Hình 3. 24 đường cong tầm nhìn bị che khuất, không cọc tiêu,vạch kẻ đường .............62 Hình 3. 25 đường cong bị che khuất tầm nhìn, không cọc tiêu, không vạch kẻ đường .62 Hình 3. 26 đề xuất các giải pháp kỹ thuật đảm bảo ATGT tại km 05+554, km 05+897 có hệ số an toàn Ktn = 175.4 ........................................................................................... 63 Hình 3. 27: Đề xuất các giải pháp kỹ thuật đảm bảo ATGT tại km 07+247, km 07+330 có hệ số an toàn Ktn = 41.76 ........................................................................................... 64 Hình 3. 28 các giải pháp kỹ thuật xử lý tại các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông:..........65 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1: Mối quan hệ giữa EzBKĐC và số vụ tại nạn/ 1 triệu ô tô-km .......................11 Bảng 1. 2 Hệ số ảnh hưởng tương đối của các bán kính đường cong ............................. 12 Bảng 1. 3 Số vụ TNGT xảy ra tại các đường cong có độ dốc dọc ..................................13 Bảng 1. 4 Mối quan hệ giữa tầm nhìn và TNGT ............................................................. 14 Bảng 1. 5 Mối quan hệ bán kính đường cong nằm, độ dốc dọc và số vụ TNGT ............15 Bảng 1. 6 Ảnh hưởng của trạng thái lề đường đến mép sau xe ôtô .................................17 Bảng 1. 7 Hệ số ảnh hưởng trung bình đường 02 làn xe ................................................17 Bảng 2. 1 Hiện trạng giao thông đường bộ Trà Vinh ......................................................23 Bảng 2. 2 Sự gia tăng phương tiện tham giao thông .......................................................24 Bảng 2. 3. TNGT xảy ra ở đường tỉnh, đường huyện giai đoạn năm 2011-2016 ...........29 Bảng 3. 1. Các văn bản của Trung ương và địa phương hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo ATGT..................................................................................................32 Bảng 3. 2 Giá trị tương đối của hệ số an toàn tương đối .................................................36 Bảng 3. 37 : Kết quả khảo sát số liệu để phân tích dự báo tai nạn ĐT 911 .....................46 Bảng 3. 38 : Kết quả khảo sát số liệu để phân tích dự báo tai nạn ĐH 28 ......................46 Bảng 3. 39 Bảng xác định hệ số CMF4r đường tỉnh 911 ................................................48 Bảng 3. 40 Bảng xác định hệ số CMF4r đường huyện 28................................................48 Bảng 3. 41 : Tổng hợp kết quả hệ số CMFcomb đường huyện 28 .....................................50 Bảng 3. 42 . Bảng xác định hệ số Nspfrs , Npre đường huyện 28 .......................................51 Bảng 3. 43 Dự báo tần suất TNGT tuyến đường huyện 28 (2016-2021) ........................51 Bảng 3. 44 Các vị trí có tần suất tai nạn xảy ra nhiều hơn vị trí khác trên ĐH 28 ..........52 Bảng 3. 45: Tổng hợp kết quả hệ số CMFcomb đường tỉnh 911 .......................................52 Bảng 3. 46 Bảng xác định hệ số Nspfrs , Npre đường tỉnh 911 .........................................53 Bảng 3. 47 Kết quả dự báo tần suất TNGT tuyến đường tỉnh 911 (2016 – 2021) .........53 Bảng 3. 48 Các vị trí dự báo tần suất TNGT xảy ra cao của ĐT 911.............................. 54 Bảng 3. 49 Tổng hợp đề xuất nhóm giải pháp kỹ thuật đảm bảo ATGT ĐT 911 ...........55 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Vấn đề an toàn giao thông (ATGT) luôn luôn được mọi cấp chính quyền quan tâm ở mọi quốc gia, nước ta là 1 trong các quốc gia có số vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ ở mức cao và ngày càng có chiều hướng phức tạp, khó kiểm soát, mức độ nghiêm trọng ngày càng gia tăng. Trung bình hằng ngày có khoảng 30-33 người chết và hằng trăm người bị thương do tai nạn giao thông, trong đó tai nạn giao thông đường bộ chiếm 90% và trên 70% xảy ra trên hệ thống đường quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện. Theo Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đến năm 2016 tỉnh có 03 tuyến Quốc lộ khoảng 250 km; 06 tuyến đường tỉnh khoảng 217 km; 42 tuyến đường huyện khoảng 436 km. Theo số liệu của Ban ATGT tỉnh Trà Vinh năm 2016 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh xảy ra 126 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 72 người, bị thương 141 người, so với cùng kỳ năm 2015 giảm 21 vụ, giảm 29 người chết, giảm 38 người bị thương Từ số liệu trên cho ta thấy số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh xảy ra ngày càng nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được thể hiện qua số người chết do tai nạn giao thông tăng rất nhiều. Nhiều hội thảo chuyên đề về an toàn giao thông, nhiều biện pháp, văn bản pháp qui về giao thông đường bộ đã được áp dụng cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Song, do ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông chưa tốt, do tốc độ phát triển kinh tế, sự gia tăng của phương tiện, quản lý khai thác cơ sở hạ tầng đường bộ chưa hợp lý, quy hoạch, thiết kế còn nhiều bất cập, nên tai nạn giao thông hiện nay ở mức rất cao. Trong những năm qua Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh cũng đã có nhiều chủ trương, kế hoạch chỉ đạo Ban ATGT tỉnh, Ban ATGT huyện, thị, thành phố, các Sở, ban ngành ở địa phương tăng cường công tác đảm bảo ATGT trên địa bàn tỉnh bằng nhiều giải pháp như: nâng cao, đổi mới công tác tuyên truyền tới nhiều tầng lớp nhân dân nhất là học sinh, sinh viên; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực ATGT... nhưng chưa có đề án, nghiên cứu nào có tính khoa học chuyên sâu để phân tích, đánh giá ATGT trên hệ thống đường tỉnh, đường huyện của tỉnh để đưa ra các giải pháp kỹ thuật khắc phục và đảm bảo ATGT. Ngoài ra đơn vị quản lý đường, cơ quan chức năng chỉ bắt đầu xem xét, xử lý khi có vụ TNGT xảy ra cụ thể và chưa có số liệu tổng hợp mang tính hệ thống. Tình hình diễn biến TNGT trên địa bàn tỉnh vẫn liên tục xảy ra, mức độ ngày càng nghiêm trọng thực sự không kiểm soát nổi... do vậy một nghiên cứu tổng thể toàn mạng lưới đường tỉnh (ĐT) đường huyện (ĐH) và chuyên sâu vào các giải pháp kỹ thuật là vấn đề được đặt 2 ra. Vì những lý do đó, đề tài “Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn giao thông đường bộ trên một số tuyến đường tỉnh, đường huyện ở địa bàn tỉnh Trà Vinh” là rất cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu tổng quát: Thông qua các kết quả phân tích thống kê số vụ tai nạn trên một số tuyến đường tỉnh, huyện và các cơ sở lý thuyết về thiết kế đảm bảo an toàn giao thông đường bộ đề xuất các giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn giao thông. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu lý thuyết về an toàn giao thông, tai nạn giao thông đường bộ. Nghiên cứu thực nghiệm về điều kiện đường, điều kiện giao thông, tổ chức và điều khiển giao thông một số tuyến đường tỉnh, huyện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có liên quan đến an toàn giao thông. Điều tra, phân tích về số vụ tai nạn giao thông, đặc điểm, thời gian, mức độ, nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật cải tạo, cải thiện điều kiện đường xóa bỏ điểm đen, điểm nguy hiểm gây tai nạn giao thông 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu Mạng lưới đường bộ ở địa bàn tỉnh Trà Vinh, các tiêu chuẩn liên quan đến thiết kế đường ô tô. Các điểm đen, các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; đối tượng gây tai nạn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Hệ thống mạng lưới đường tỉnh, huyện và các điểm nguy hiểm gây TNGT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Thời gian: Thống kê phân tích các vụ tai nạn giao thông từ 2011 - 2016 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu trên các cơ sở khoa học: Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, điều tra xã hội học, đánh giá thực trạng tai nạn giao thông. Khảo sát tại hiện trường một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng hay những điểm đen để xác định những nguyên nhân đã gây ra tai nạn trong thời gian qua để đề xuất các giải pháp kỹ thuật khắc phục các tuyến đường, đoạn đường, các vị trí không đảm bảo an toàn giao thông do tỉnh quản lý. 3 Thu thập số liệu, dữ liệu từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, UBND tỉnh Trà Vinh, Ban An toàn giao thông tỉnh và các Sở, ngành liên quan (Sở Giao thông Vận tải, Sở Y tế; Công an tỉnh, Công an các huyện, thị, thành phố…) và UBND các huyện, thành phố và đặc biệt là những tài liệu đánh giá tai nạn giao thông trong nước và trên thế giới. 5. Cấu trúc của luận văn. Để giải quyết mục tiêu đã nêu trên, đề tài được trình bày trong 03 chương Mở đầu Chương 1: Tổng quan về an toàn giao thông Chương 2: Phân tích và đánh giá an toàn giao thông trên một số tuyến đường tỉnh, đường huyện. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn giao thông trên một số tuyến đường tỉnh, đường huyện. 4 Chương 1- TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG 1.1. Các khái niệm về an toàn, tai nạn giao thông đường bộ. 1.1.1. Khái niệm an toàn giao thông. An toàn giao thông là tuân thủ đúng theo các quy định của luật giao thông, là sự bình an khi tham gia giao thông An toàn giao thông trên đường ô tô tên tiếng Anh là “Road Traffic Safety” đó là một hệ thống Đường – phương tiện – người điều khiển dưới tác động của quá trình xây dựng đường, luật giao thông, điều kiện thời tiết và mức độ an toàn của các phương tiện tham giao thông, cùng với hệ thống trang thiết bị giao thông tương ứng, và luôn tồn tại hai thành phần như hình 1.1. [13] - Thành phần thứ nhất là: Rủi ro tai nạn cơ bản (còn gọi là: rủi ro không có khả năng phòng tránh). - Thành phần thứ hai là: Tiềm năng an toàn (còn được gọi là: mật độ chi phí tai nạn có khả năng tránh được). Tỷ lệ giữa hai thành phần này phản ánh mức độ “Giao thông – không – an toàn” trên mạng lưới đường bộ. Hình 1. 1. ATGT trong sự gắn kết với các yếu tố tác động 5 1.1.2. Khái niệm tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên đường giao thông, do vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hay do gặp những tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản [11]. Rủi ro tai nạn liên quan đến các tình huống nguy hiểm và các tình huống này thường có kết quả bất lợi, thế nhưng không phải là không tránh được. Con số rủi ro (R) được xác định thông qua mức độ thiệt hại (SH) và xác suất xuất hiện biến cố thiệt hại (p) [16]. Do vậy: R= SH × p. Trong đó: R = Con số rủi ro. SH = Mức độ thiệt hại. p = Xác suất xuất hiện biến cố thiệt hại. Thước đo của mức độ thiệt hại được thể hiện thông qua mức độ chi phí đối với sự hư hỏng của phương tiện xe cộ (ví dụ như: chi phí sửa chữa, sự mất mát giá trị đối với các phương tiện) và những chi phí liên quan đến mức độ chấn thương của người tham gia giao thông (phí điều trị và phục hồi, phí bảo hiểm, khả năng mất sức lao động…). Thước đo của mức độ rủi ro được thể hiện thông qua các đại lượng như cường độ tai nạn “the accident rate” [tai nạn/ 106 xe-km] hoặc cường độ chi phí tai nạn “the accident cost rate” [chi phí tai nạn/ 103 xe-km]. Đó là rủi ro hoặc chi phí rủi ro tai nạn liên quan đến phương tiện giao thông đang lưu hành trên đường. Hình 1.2. miêu tả hai thước đo liên quan đến mức độ rủi ro [tai nạn/ 10,000 xe] và [tai nạn/106 xe-km] trong mối quan hệ với sự tăng lên của phương tiện giao thông. Có thể nhận thấy mức độ rủi ro có xu hướng giảm khi có sự tăng lên của phương tiện giao thông “Motorization”. 6 Hình 1. 2. Mức độ rủi ro liên quan đến sự gia tăng của phương tiện cơ giới 1.1.2.1. Phân loại tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông được phân loại theo phương thức vận tải: - Tai nạn giao thông đường hàng không. - Tai nạn giao thông đường thủy trong đó gồm: + Tai nạn giao thông đường thủy nội địa + Tai nạn giao thông đường thủy ven biển. - Tai nạn giao thông đường trong thành phố: Bao gồm các phương tiện giao thông trong đô thị như: Taxi, xe bus, xe điện bánh hơi, xe điện cao tốc hoặc xe điện ngầm.. . . - Tai nạn giao thông đường sắt. - Tai nạn giao thông đường hàng hải (đại dương). - Tai nạn giao thông đường bộ. Tai nạn giao thông đường bộ gồm tai nạn do các phương tiện cơ giới đường bộ và người tham gia giao thông gây ra. Giữa giao thông đường bộ và đường sắt còn có một loại tai nạn không kém phần quan trọng và nguy hiểm đó là tai nạn giao thông tại đường ngang. Ngày nay tai nạn giao thông đường bộ được chia thành 07 loại cơ bản: - Sự va chạm của các phương tiện giao thông lẫn nhau. - Sự cố dẫn tới lật úp phương tiện GT. - Các phương tiện giao thông đường bộ đâm vào cản vật - vật bất động. - Phương tiện giao thông đâm vào đường bộ. 7 - Phương tiện giao thông đâm vào người đi xe đạp, xe thô sơ. - Hành khách bị văng khỏi thùng xe, bậc lên xuống. - Các tai nạn khác - Theo Thông tư số 58/2009/TT-BCA(C11) ngày 28/10/2009 của Bộ Công an quy định và hướng dẫn thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về tai nạn giao thông đường bộ [8]: “Tai nạn giao thông là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, ATGT đường bộ hay gặp sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Mức độ tai nạn giao thông đường bộ gồm: - Va chạm giao thông; - Tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng; - Tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng; - Tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng; - Tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 1.1.2.2. Đặc tính của tai nạn giao thông Tai nạn giao thông có những đặc tính sau [14]: - Xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ (quan hệ về nhân tính, tính mạng, sức khỏe hoặc quan hệ về sở hữu tài sản). - TNGT là một loại tai nạn xã hội, được thực hiện bằng các hành vi cụ thể của con người (hành vi này có thể vi phạm hoặc không vi phạm quy định của luật lệ giao thông) nhưng trên thực tế đã trực tiếp hoặc không gián tiếp gây ra các thiệt hại nhất định cho xã hội. - Trong TNGT, chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi gây ra các thiệt hại cụ thể trong vụ tai nạn đó phải là các đối tượng đang tham gia hoạt động giao thông và các thiệt hại vật chất đó phải do chính các hoạt động giao thông cụ thể của họ gây ra. - Đối tượng gây ra TNGT chỉ có thể có lỗi vô ý (vì quá tự tin hoặc cẩu thả). 1.1.2.3. Đặc điểm của TNGT [14] - Tai nạn giao thông xảy ra bất ngờ, diễn biến nhanh, ít có người chứng kiến đầy đủ chi tiết diễn biến bất ngờ. - Những người biết sự việc diễn ra trong vụ TNGT thường không có điều kiện ở lâu tại hiện trường để giúp đỡ các cơ quan có thẩm quyền điều tra. 8 - Hiện trường vụ TNGT dễ bị thay đổi do sự tác động của các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan khác nhau. - Thiệt hại trong vụ TNGT thường có những biến đổi nhất định, dẫn đến sự thay đổi về tổ chức tiến hành hoạt động điều tra. - Các bên có liên quan đến vụ TNGT thường có điều kiện gặp gỡ, trao đổi thỏa thuận đền bù, làm ảnh hưởng đến tính khách quan của vấn đề. 1.1.3. Khái niệm điểm đen. Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGTVT, ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác [6]. - Thuật ngữ: + Điểm đen tai nạn giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là "điểm đen") là nơi mà tại đó thường xảy ra tai nạn giao thông. + Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ là nơi mà tại đó có thể xảy ra tai nạn giao thông. - Tiêu chí xác định điểm đen: Tiêu chí xác định điểm đen là tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (12 tháng) thuộc một trong các trường hợp sau: + 02 vụ tai nạn giao thông có người chết. + 03 vụ tai nạn trở lên, trong đó có 01 vụ có người chết. + 04 vụ tai nạn trở lên, nhưng chỉ có người bị thương. - Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông: Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông là hiện trạng công trình đường bộ, hiện trạng khu vực và tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm, thuộc một trong các trường hợp sau: + Hiện trạng công trình đường bộ, hiện trạng tổ chức giao thông và xung quanh vị trí có yếu tố gây mất an toàn giao thông. + Xảy ra 05 vụ va chạm trở lên hoặc có ít nhất 01 vụ tai nạn nhưng chỉ có người bị thương - Tiêu chí xác định điểm cận đen: Điểm cận đen là điểm có mức độ nguy hiểm trung gian giữa hai điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, theo TT 26/2012/TT-BGTVT không định nghĩa điểm cận đen, nhưng để sát với tình hình thực tế TNGT và với mục tiêu phục vụ nghiên cứu 9 chuyên sâu đề tài tham khảo và đưa vào khái niệm điểm cận đen của tác giả trong nước [12]. Tiêu chí xác định điểm cận đen là tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong 1 năm ( 12 tháng), thuộc 1 trong các trường hợp sau: 1. Xảy ra 01 vụ tai nạn giao thông trong đó có 1 người chết. 2. Xảy ra 02 - 03 vụ tai nạn giao thông nhưng chỉ có người bị thương. Mục tiêu khi lựa chọn biện pháp xử lý là giải quyết được nguyên nhân tai nạn chính. Trong một số trường hợp, chỉ cần áp dụng một biện pháp xử lý cũng có thể giải quyết được nguyên nhân tai nạn chính. Trường hợp khác, thì cần phải có sự kết hợp của nhiều biện pháp xử lý. Biểu đồ phía dưới miêu tả các nhóm giải pháp cơ bản thường được áp dụng để xử lý điểm đen. Các giải pháp đặc trưng xử lý điểm đen Biện pháp điều kiện đường Biện pháp cưỡng chế Biện pháp kỹ thuật giao thông - Lắp tường hộ lan - Đèn tín hiệu - Hạn chế tốc độ - Thiết bị giao thông - Sơn vạch kẻ - Mở rộng đường ô tô - Biển báo - Cưỡng chế về luật giao thông Giáo dục và đào tạo - Giáo dục luật giao thông - Giáo dục nhận thức cộng đồng Hình 1. 3. Các giải pháp đặc trưng xử lý điểm đen 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ. 1.2.1 Ảnh hưởng của các yếu tố hình học của đường. 1.2.1.1. Ảnh hưởng của yếu tố bình đồ tuyến a. Đường thẳng: Trên thực tế, khi tuyến qua khu vực có có địa hình bằng phẳng không gặp trở ngại đáng kể thường thiết kế theo một đường thẳng dài. Đoạn thẳng có ưu điểm như làm cho tuyến ngắn, bám sát đường chim bay nhưng nếu lái xe đi trên đoạn đường thẳng quá dài thì sẽ bất lợi cho an toàn giao thông. Lái xe khi đi trên các đoạn thẳng dài thường chủ quan, ít chú ý kiểm tra tốc độ và thường cho xe chạy với tốc độ cao, thậm trí cho xe chạy với tốc độ lớn hơn tốc độ cho 10 phép nên khi gặp sự cố bất thường như bất ngờ gặp đoạn đường có mặt trơn trượt phía trước, người hay súc vật đột nhiên xuất hiện băng qua đường… lái xe sẽ không kịp xử lý. Lái xe có phản ứng chậm chạp, ức chế thần kinh, mệt mỏi, trạng thái dễ buồn ngủ hay ngủ gật khi đi trên đường thẳng dài, cảnh quan đơn điệu. Ngược lại, chiều dài đoạn thẳng quá ngắn cũng không đảm bảo an toàn vì làm điều kiện chạy xe thay đổi nhiều và không đủ chỗ bố trí cấu tạo đoạn chêm nối tiếp giữa các đường cong. Theo góc độ an toàn giao thông cần thiết phải giới hạn chiều dài các đoạn thẳng bằng phương pháp “thiết kế tuyến mềm” hay uốn cong tuyến trên địa hình bằng phẳng ở đồng bằng khi vạch tuyến tránh các vùng đầm lầy, hồ ao, khu dân cư... Theo TCVN 4054-05: Nên tránh thiết kế đoạn tuyến thẳng dài quá 4 km đối với đường cao tốc, trong các trường hợp này nên thay bằng các đường cong góc chuyển hướng nhỏ và bán kính lớn (R=5.000 đến 15.000 mét). Khi bắt buộc thiết kế đoạn thẳng dài thì cần kết hợp các giải pháp thay đổi cảnh quan dọc tuyến để khắc phục tình trạng đơn điệu của tuyến đường như trồng cây xanh, xây dựng các trạm dừng đỗ trên đường… b. Đường cong nằm: Đường cong có ưu điểm làm cho tuyến đường bám sát địa hình, do vậy có thể giảm được khối lượng đào đắp, giảm giá thành xây dựng công trình, làm cho tuyến thân thiện với môi trường (do không tạo ra những chỗ đào sâu, đắp cao) nhưng xe chạy trong đường cong xe phải chịu thêm lực ly tâm Hình 1. 4 Các thành phần ảnh hưởng của lực ly tâm và mô tả lực ly tâm khi vào đường cong Lực ly tâm nằm ngang trên mặt phẳng thẳng góc với trục chuyển động, hướng ra phía ngoài đường cong và có giá trị: C  m.v 2 R (1.1) 11 Trong đó: C – lực ly tâm m – khối lượng của xe (kg) v – vận tốc xe chạy (m/s) R – bán kính đường cong tại vị trí tính toán (m) Lực ly tâm có tác dụng xấu, có thể làm cho xe bị trượt ngang về phía lưng đường cong; gây khó khăn cho việc điều khiển xe, gây khó chịu cho người ngồi trên xe; gây đổ vỡ hàng hóa vận chuyển; gây biến dạng lốp xe làm cho săm lốp nhanh hao mòn hơn; làm tăng sức cản làm tiêu hao nhiêu liệu nhiều hơn. Các yếu tố tác động tới hiện tượng lật xe: Tốc độ càng cao càng nguy hiểm; bán kính cong của đoạn đường càng nhỏ càng bất lợi; xe càng chở nặng, quá khổ quá tải càng nguy hiểm; chiều rộng đế càng hẹp càng dễ đỗ. Xe chạy trong đường cong dễ bị cản trở tầm nhìn nhất là khi bán kính đường cong nhỏ, ở đoạn đường đào. Tầm nhìn ban đêm của xe chạy trong đường cong cũng bị hạn chế do đèn pha chiếu thẳng một đoạn ngắn hơn. Do các bất lợi trên, các đường cong trên bình đồ thường là nơi hay xảy ra tai nạn giao thông. Các kết quả thống kê ở nhiều tuyến đường đang khai thác của nhiều tác giả trên thế giới cho thấy: bán kính đường cong nằm càng nhỏ thì tai nạn xảy ra càng nhiều; số tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trên các tuyến đường cong thường chiếm 10 – 12% tổng số tai nạn giao thông gây ra do điều kiện đường; các đường cong nằm có bán kính R<200m thì số tai nạn giao thông xảy ra cao gấp 2 lần so với đường cong có bán kính R>400m. Bảng 1. 1: Mối quan hệ giữa EzBKĐC và số vụ tại nạn/ 1 triệu ô tô-km Bán kính đường cong m 50 150 200 250 500 1000 Số tai nạn/1 triệu ô tô-km 3,2 2,8 1,0 0,9 0,8 0,4 Khi R=2000m thực tế không khác với điều kiện xe chạy trên đường thẳng. Vì thế để xét ảnh hưởng tương đối của bán kính đường cong trên bình đồ có trị số khác nhau người ta chọn hệ số ảnh hưởng ứng với R= 2000 bằng 1. Từ đó ta có hệ số ảnh hưởng tương đối của các bán kính đường cong khác nhau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan