Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người việt nam ở nước ngoà...

Tài liệu Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người việt nam ở nước ngoài. giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc.

.PDF
181
178
82

Mô tả:

Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 4 ™ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ............................................................................................................................... 4 ™ MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ SẢN PHẨM ............................................................ 7 PHẦN I - TÌNH HÌNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI ............ 12 1.1 – Số lượng, phân bổ và sự hình thành...................................................................... 12 1.1.1 - Số lượng và phân bổ ....................................................................................... 12 1.1.2 - Sự hình thành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài................................ 14 1.2 - Tình hình chung về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ............................. 25 1.2.1 - Người Việt Nam ở các nước Đông Âu ............................................................ 25 1.2.2 – Người Việt Nam ở các nước Châu Á.............................................................. 28 1.2.3 - Người Việt Nam ở các nước tư bản phát triển................................................ 32 1.3 - Nhận xét.................................................................................................................. 35 PHẦN II - TÂM LÝ VÀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI ................................................................................................................................ 37 2.1 –Tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc..................................................................... 37 2.2 – Ý thức giữ gìn truyền thống dân tộc, gắn bó với quê hương ................................. 49 2.2.1 - Tình cảm đối với quê hương ........................................................................... 49 2.2.2 - Ý thức giữ gìn truyền thống dân tộc................................................................ 52 2.3 - Một vài nét khái quát về các nhóm phản động trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài................................................................................................................................ 57 2.3.1- Khái quát về sự hình thành các nhóm phản động trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ...................................................................................................... 57 2.3.2 - Đặc điểm và phân loại các nhóm chống đối trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài .............................................................................................................. 59 2.4 - Vấn đề chuyển biến tâm lý của cộng đồng người Việt ở nước ngoài .................... 62 2.4.1.1 - Những thay đổi trong tâm lý chính trị chung của cộng đồng người Việt ở nước ngoài.................................................................................................................. 63 2.4.2 – Quá trình chuyển biến tâm lý, thái độ chính trị trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. ..................................................................................................... 65 1 Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc. 2.5 – Nguyện vọng tham gia xây dựng đất nước của kiều bào....................................... 67 2.5.1 – Tham gia trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh.................................................. 67 2.5.2 - Nguyện vọng của tri thức kiều bào ................................................................. 72 PHẦN III - VẤN ĐỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI ............................................................................................................................................. 81 3.1 – Tinh thần đại đoàn kết dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung................. 81 3.1.1 - Truyền thống yêu nước, tinh thần tương thân, tương ái trong cộng đồng ..... 81 3.1.2 - Truyền thống nhân ái, khoan dung, yêu thương con người............................ 83 3.2 – Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc............................... 85 3.2.1 - Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành công của Cách mạng.................................................................................................. 85 3.2.2 - Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của Cách mạng ..... 87 3.2.3 - Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân............................................... 88 3.2.4 - Đoàn kết phải biến thành lực lượng vật chất có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng ..................................................................... 89 3.3 – Tình hình thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc ...................................................... 90 3.3.1. - Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề đại đoàn kết dân tộc............................................................................................................................... 90 3.3.2 - Hạn chế trong công tác đại đoàn kết dân tộc................................................. 92 3.3.3 - Phương hướng của công tác đại đoàn kết dân tộc ......................................... 93 3.3.4 - Đại đoàn kết dân tộc đối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài................. 94 3.3.5 - Mặt trận Tổ quốc và công tác vận động NVNONN........................................ 96 3.4 – Chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác người Việt Nam ở nước ngoài 98 3.4.1 - Khái quát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài...................................................................................................... 98 3.4.2 - Một số công tác đã được triển khai thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài ..... 116 3.5 – Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài .................................................................................................................... 119 3.5.1 - Tạo điều kiện người Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống tại nước sở tại .................................................................................................................................. 120 3.5.2 - Hoàn chỉnh, xây dựng mới chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, trí thức .................................................................................................................................. 124 2 Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc. 3.5.3 - Hoàn chỉnh và xây dựng hệ thống chính sách đầu tư, kinh doanh trong nước .................................................................................................................................. 127 3.5.4 - Hoạt động nhằm mục đích tạo sự đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng NVNONN......................................................................................................... 129 3.5.5 - Hoạt động giao lưu văn hóa ......................................................................... 132 3.5.6 - Chính sách khen thưởng đối với người có công với đất nước ...................... 135 3.5.7 - Kiến nghị ..................................................................................................... 137 THAY PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................... 142 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 143 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 149 I- CÁC BÀI THAM LUẬN, ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CHO ĐỀ TÀI ............................. 149 II- KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Xà HỘI HỌC .................................................................... 174 3 Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc. PHẦN MỞ ĐẦU ™ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) hiện nay có khoảng 3 triệu người đang định cư tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Lịch sử cho thấy cách đây hàng trăm năm đã có những người Việt Nam đầu tiên ra nước ngoài sinh sống. Từ đó dần hình thành một cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Với thời gian, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đang phát triển theo chiều hướng ổn định, hòa nhập vào xã hội nơi cư trú và có nhiều hoạt động thiết thực nhằm duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về quê hương đất nước. Mặc dù sống xa Tổ quốc, cộng đồng kiều bào luôn luôn phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, giữ gìn truyền thống văn hóa, hướng về cội nguồn, gắn bó với gia đình, quê hương. Mặc dù nguồn lực kinh tế chưa phải là lớn, nhưng nguồn lực về trí tuệ, chất xám thì rất phong phú và đa dạng. Có nhiều kiều bào ở nước ngoài là các doanh nghiệp, nhà đầu tư, đồng thời họ có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp nước ngoài và tổ chức kinh tế quốc tế, có khả năng tìm kiếm đối tác, làm cầu nối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước. Nhiều người đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc giải phóng và xây dựng đất nước. Tuy nhiên, một bộ phận đồng bào do chưa có dịp về thăm đất nước để tận mắt thấy được những thành tựu của công cuộc đổi mới, hoặc do còn thành kiến, mặc cảm, nên chưa hiểu đúng về tình hình đất nước. Một số ít người còn lạc lõng, đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, cực đoan chống phá đất nước, phá hoại mối quan hệ hợp tác giữa quốc tế với Việt Nam. Nhìn chung, tính liên kết cộng đồng, sự gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng chưa cao. Còn thiếu các biện pháp duy trì, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Sự đóng góp của bà con với công cuộc xây dựng đất nước, nhất là về tri thức, chưa tương xứng với tiềm năng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Nghị quyết 36/NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 26 tháng 3 năm 2004 ra đời như một định hướng chiến lược cho công tác kiều bào của Nhà nước ta. Đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước đối với tình cảm gắn bó quê hương, nguồn cội của các 4 Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc. thế hệ kiều bào luôn luôn hướng về tổ quốc. Bản thân Nghị quyết và nội dung của nghị quyết đã hết sức thuyết phục về một đường lối đúng đắn và khoa học của Đảng trong vận dụng công tác đại đoàn kết dân tộc đối với một bộ phận đồng bào Việt Nam đang làm ăn, sinh sống ở nước ngoài. Nghị quyết 36 mang đầy tính nhân bản và truyền thống đại đoàn kết dân tộc khi Đảng và Nhà nước nói về một bộ phận cư dân của đất nước, vì hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác, phải sống xa quê hương, nhưng lại luôn đau đáu nghĩ về quê hương, xa mặt nhưng không cách lòng. Với Nghị quyết này, các cơ quan chức năng của Chính phủ và các địa phương đang vận dụng và triển khai Nghị quyết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho kiều bào đang làm ăn, sinh sống ở nước ngoài cũng như khi về nước. Ngày 23 tháng 6 năm 2004 Chính phủ đã có Quyết định số 110/2004/QĐ-TTg, ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện cụ thể những chỉ đạo trong Nghị quyết 36. Tháng 3 năm 2005, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cũng có Kế hoạch số 47KH/TU chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị và ngày 22 tháng 5 năm 2006, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có Quyết định số 77/2006/QĐ-UBND về Chương trình hành động của Thành phố, chỉ đạo các ngành, các quận huyện thực hiện cụ thể trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trên địa bàn thành phố. Trong nhiều năm qua, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, nhiều vấn đề liên quan tới kiều bào ở nước ngoài đã được giải quyết. Chủ trương của Nhà nước đã rõ ràng nhưng trong quá trình thực hiện Nghị quyết của Đảng về công tác kiều bào, một số cơ quan chức năng còn gặp không ít khó khăn về tư tưởng, về thói quen và cách nhìn vẫn còn khoảng cách. Mặt khác, ngay trong cộng đồng kiều bào, còn có một bộ phận hãy còn mặc cảm với quá khứ, chưa tiếp cận được đầy đủ thông tin về đất nước quê hương, còn những quan niệm xa lạ với thực tế Việt Nam. Tìm hiểu và nghiên cứu về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu như: Đề tài nghiên cứu “Về người Việt Nam định cư ở nước ngoài” của BS Nguyễn Ngọc Hà, năm 1990, là một công trình có giá trị về lý luận và thực tiễn không chỉ trong những năm 90 mà còn có tác dụng trong nhiều năm về sau đối với những người làm công tác nghiên cứu về người Việt Nam ở nước ngoài; Đề tài nghiên cứu “Người Việt Nam ở nước ngoài” của PGS-TS 5 Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Trần Trọng Đăng Đàn năm 1997 và cuốn sách “ Người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ có Việt kiều” của Ông đã mang lại cho những người làm công tác nghiên cứu về vấn đề này một khối lượng lớn tư liệu, tài liệu và những ý kiến vô cùng quí giá. Bên cạnh đó, một số cơ quan, tổ chức cũng có những công trình nghiên cứu về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài dưới nhiều góc độ khác nhau như pháp lý, kinh tế, chính trị, tâm tư nguyện vọng và tiềm năng to lớn của cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về tâm lý, tư tưởng chính trị và các giải pháp nhằm hỗ trợ và kết nối cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Việc đúc kết những bài học kinh nghiệm và nêu lên những cơ sở lý luận từ thực tiễn phong phú của công tác kiều bào ở nước ngoài để từ đó có những kiến nghị về chính sách, mục tiêu vận động, biện pháp thực hiện nhằm thúc đẩy công tác kiều bào là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Trước hết, bước sang thế kỷ 21, thế giới đang có những biến chuyển mới, hết sức nhanh chóng và phức tạp, có nhiều mặt thuận lợi nhưng lại cũng có rất nhiều thách thức đối với Việt Nam. Bước vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nhiều cơ chế kinh tế khác, Việt Nam đứng trước một vận hội to lớn nhưng cũng đầy cam go, công cuộc xây dựng đất nước đòi hỏi phải huy động trí tuệ, tiềm năng của toàn dân tộc. Bên cạnh đó, cần phải có chính sách bảo hộ, hỗ trợ, vận động đối với kiều bào ở tất cả các nơi trên thế giới. Ở những mức độ khác nhau, đây không chỉ là việc làm có ý nghĩa về tình cảm dân tộc, có tác động về chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, mà việc huy động tiềm năng của bộ phận dân cư này vào mục tiêu xây dựng đất nước còn có ý nghĩa kinh tế to lớn. Đối với Việt Nam, lịch sử vận động kiều bào ở nước ngoài đã gắn liền với lịch sử cách mạng dân tộc. Trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội hướng tới mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta luôn kiên trì chính sách đại đoàn kết dân tộc đúng đắn, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, đưa sự nghiệp đổi mới đất nước ngày càng gần đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì sự nghiệp phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới. Chính sách đó trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng có vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Phát biểu trước chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định: “Nhà nước Việt Nam luôn coi đồng 6 Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc. bào Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời, một nguồn lực của dân tộc Việt Nam”. Thực tiễn công tác phong phú và có hiệu quả nhất thiết phải luôn gắn liền với những cơ sở lý luận khoa học. Sự liên hệ này mang tính quy luật. Việc nêu lên những cơ sở lý luận từ những thực tiễn trong nhiều năm qua không chỉ nhằm làm phong phú thêm thực tiễn công tác mà còn giúp cho công tác kiều bào của nhà nước ta ngày một tốt hơn. Việc xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc” là một tổng kết những bài học kinh nghiệm, bước đầu nêu lên một số cơ sở lý luận, những kiến nghị và giải pháp sẽ được sử dụng như một tài liệu tham khảo nghiệp vụ tốt đối với cán bộ và cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu những vấn đề liên quan tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, sau khi hoàn chỉnh và nâng cao, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể trở thành một phần tài liệu giáo khoa phục vụ cho công tác kiều bào Việt Nam ở nước ngoài. ™ MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ SẢN PHẨM Mục tiêu của đề tài: Để góp phần trong công tác nghiên cứu, đánh giá vai trò và vị trí của kiều bào Việt Nam ở nước ngoài – một bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam, đề tài “Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc” sẽ đánh giá, phân tích tình hình cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài và qua đó tập trung nghiên cứu về lý luận và thực tiễn tâm lý và tư tưởng chính trị của NVNONN qua các thế hệ tại các địa bàn khác nhau trên thế giới. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ nêu và phân tích chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với kiều bào, đóng góp những ý kiến thiết thực trong quá trình thực hiện hiệu quả Nghị quyết 36/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác đối với kiều bào. Thông qua nghiên cứu lịch sử quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, thực tiễn phong phú trong công tác vận động kiều bào qua nhiều giai đoạn khác nhau, bằng phương pháp nghiên cứu khoa học, đề tài phải đạt được các mục tiêu: Đánh giá vai trò và vị trí của cộng đồng người Việt Nam trong cộng đồng dân tộc, rút ra được một số cơ sở lý luận về tâm tư, nguyện vọng tư tưởng chính trị của kiều bào, từ đó kiến nghị 7 Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc. những giải pháp, chính sách vận động, hỗ trợ kiều bào, đặc biệt, đề tài cần phải hướng tới rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác vận động, hỗ trợ kiều bào nhằm phục vụ cho các cán bộ, cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu liên quan tới công tác kiều bào. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã dựa vào lý luận của Chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, công tác dân vận và đại đoàn kết dân tộc. Các quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước cũng như các chủ trương, chính sách đối với người Viêt Nam ở nước ngoài cũng được sử dụng như cơ sở lý luận của công trình nghiên cứu. Về mặt thực tiễn, đề tài nghiên cứu được dựa trên thực tiễn cuộc sống của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và thực tiễn công tác vận động kiều bào qua các thời kỳ. Nhóm nghiên cứu phân tích và đưa ra những thái độ khác nhau, những suy nghĩ khác nhau của các nhóm trong cộng đồng, trong đó có cả những quan điểm cực đoan. Nhóm phân tích nguyên nhân dẫn tới những tư tưởng khác nhau để có thể lý giải được thực tế khách quan, từ đó đề xuất những chính sách, giải pháp nhằm thay đổi, giải tỏa tâm lý. Chỉ có biết rõ nguyên nhân, hiểu rõ thực chất tạo nên những suy nghĩ khác nhau mới có thể có những giải pháp hợp lý. Giới hạn nghiên cứu: Đề tài là một công trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện phản ánh tâm lý, tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tên của đề tài đã chừng mực nào giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài. Bên cạnh đó, từ những cơ sở lý luận rút ra từ thực tiễn công tác kiều bào, đề tài đề cập tới những giải pháp và một số kiến nghị cụ thể trong công tác kiều bào. Để chứng minh phần lý luận, đề tài có dẫn nhiều hoàn cảnh lịch sử, các giai đoạn hình thành phát triển, các văn kiện liên quan tới công tác kiều bào, nhưng đấy không phải là đối tượng nghiên cứu của đề tài, mà chỉ nhằm hỗ trợ cho việc phân tích và tổng hợp với mục đích so sánh, nêu bật đặc điểm cũng như mô tả về diễn biến tâm lý, tư tưởng chính trị của cộng đồng. Phương pháp nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu đã chọn phương pháp chính là phân tích và tổng hợp. Ngoài ra nhóm cũng thực hiện một số phương pháp bổ trợ 8 Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc. khác như so sánh, liệt kê đối chiếu. Để bảo đảm tính khoa học, tôn trọng lịch sử và tính thực tiễn của đề tài, trong quá trình xây dựng đề cương và báo cáo kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tổ chức nhiều phương pháp khác nhau nhằm thăm dò ý kiến của đông đảo bà con kiều bào, là những người mà nội dung đề tài hướng tới; và đặc biệt tổ chức hội thảo khoa học về đề tài với các nhà hoạt động chính trị, khoa học, nghiên cứu, các cán bộ cách mạng lão thành đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực đối ngoại, công tác kiều bào ở trong và ngoài nước. o Giai đoạn một: Nhóm đã tập hợp một số lượng lớn các văn bản, tài liệu liên quan cần thiết, bao gồm các báo cáo, chỉ thị của các ngành, các cấp, từ trung ương tới địa phương, các quy định, nghị quyết, nghị định, luật liên quan tới đề tài nghiên cứu. Cụ thể, đã tập hợp hơn 150 văn bản bao gồm văn bản luật và dưới luật, các báo cáo chuyên đề, báo cáo năm, hơn 100 bài báo, tạp chí, và 30 đầu sách có những nội dung liên quan tới kiều bào (xem phụ lục). o Giai đoạn hai: Nhóm nghiên cứu tiến hành phân loại các văn bản, tư liệu trên theo từng đề mục của đề tài và thứ tự thời gian. Nhóm tập trung vào các giai đoạn lịch sử hình thành để nhằm phân tích diễn biến tư tưởng cũng như tâm lý kiều bào đối với cộng đồng và đối với quê hương đất nước. o Giai đoạn ba: Với các phương pháp hỗ trợ, nhóm đã cố gắng tập trung nêu lên các giai đoạn khác nhau, các địa bàn khác nhau để so sánh, đối chiếu và rút ra những kết luận về mặt lý luận. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng mẫu phiếu thăm dò, hợp tác với Ủy ban về Người Việt nam ở nước ngoài Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội doanh nghiệp Việt kiều, và Bộ phận hợp pháp hóa thuộc Phòng Lãnh sự - Sở ngoại vụ Tp.Hồ Chí Minh, kết hợp với việc một số thành viên đi công tác nước ngoài ở Nga, Pháp, Đức, Úc, Thái lan, Mỹ, Canada… để tiếp cận, thăm dò ý kiến người Việt Nam đang sinh sống và làm ăn ở nước ngoài (xem phụ lục). o Nhóm đã tổ chức hội nghị hội thảo khoa học với chủ đề: “Tâm lý và Tư tưởng chính trị của người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp đại đoàn kết dân tộc”. Có 23 đại biểu là kiều bào đang làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu lý luận, các giảng viên, các cán bộ quản lý nhà 9 Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc. nước từ các cơ quan Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh, Trường Khoa học, Xã hội và Nhân văn Tp.Hồ Chí Minh, Hiệp hội doanh nghiệp Việt kiều, Sở Khoa học và Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh, Hội thân nhân Việt kiều Quận 11, Quận 3, Quận 5, các phóng viên báo đài tại Tp.Hồ Chí Minh... Hội thảo đã được đánh giá rất tốt và đề tài được cho là “… một đề tài nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lớn, đặt ra đúng lúc và nếu thực hiện tốt thì có thể thu được những kết quả thiết thực có chiều sâu, góp phần tích cực giải quyết nhiều điều bức xúc mà xã hội đang đặt ra…”. o Thực hiện điều tra xã hội học thông qua Phiếu thăm dò ý kiến để tìm hiểu rõ hơn về tâm tư, nguyện vọng của kiều bào về thăm quê hương và kiều bào đang sinh sống tại các nước: Úc, Nga, Pháp và Hoa Kỳ… (xem phụ lục). Cấu trúc đề tài: Đề tài được sắp xếp theo 3 phần với chủ đề rõ ràng, tập trung làm rõ vấn đề hết sức quan trọng hiện nay đó là việc thực hiện Nghị quyết 36 của Đảng như thế nào đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài bên cạnh việc phân tích tâm lý và tư tưởng chính trị của kiều bào. ƒ Phần Mở đầu được phân bổ thành các phần: Tổng quan, Mục tiêu và Phương pháp luận. ƒ Phần I giới thiệu tình hình cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với 3 mục lớn: Sự hình thành cộng đồng, Tình hình chung về cộng đồng và Những đóng góp của cộng đồng. ƒ Phần II đi sâu nghiên cứu về tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng với những mục lớn: Tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc, Ý thức giữ gìn truyền thống, Vài nét về những nhóm cực đoan, Sự chuyển biến tâm lý và nguyện vọng tham gia xây dựng quê hương của kiều bào. ƒ Phần III phân tích chủ trương lớn đại đoàn kết dân tộc và kiến nghị những giải pháp hỗ trợ, đoàn kết, liên kết cộng đồng. Phần này được bố cục gồm 5 mục lớn: Tinh thần đại đoàn kết dân tộc; Tư tưởng Hồ chí Minh về đại đoàn kết; Tình hình thực hiện, vận dụng chính sách đại đoàn kết; Chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác kiều bào; Giải pháp thực hiện đại đoàn kết đối với cộng đồng. 10 Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc. ƒ Phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục. Phương thức sử dụng kết quả nghiên cứu: Với kết quả nghiên cứu của tập thể cán bộ chuyên viên của Sở Ngoại vụ Tp. Hồ Chí Minh, đề tài khoa học này sẽ là một tài liệu tham khảo và có thể ứng dụng trong các cơ quan chuyên ngành về đối ngoại cũng như các cơ quan kinh tế – xã hội của Thành phố. Đề tài sau khi được Hội đồng khoa học nghiệm thu có thể được dùng để phổ biến như tài liệu tham khảo về thực tiễn cũng như lý luận trong công tác về người Việt Nam ở nước ngoài. Đề tài có thể được sử dụng một phần hoặc toàn phần trong giảng dạy các bộ môn xã hội học, vận dụng trong các công trình nghiên cứu sâu hơn về bộ phận cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài. Từ đó các cơ quan quản lý có những chính sách phù hợp đối với kiều bào đang ở nước ngoài hoặc đã, sẽ trở về tổ quốc. Cơ quan có khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu: ƒ Bộ Ngoại giao; ƒ Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; ƒ Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao; ƒ Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài tại Tp. Hồ Chí Minh; ƒ Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Trung ương và các địa phương. 11 Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc. PHẦN I - TÌNH HÌNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI 1.1 – Số lượng, phân bổ và sự hình thành 1.1.1 - Số lượng và phân bổ Hiện nay có gần 3 triệu người Việt Nam đang sinh sống ngoài lãnh thổ Việt Nam. Người Việt Nam ở nước ngoài là đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa học trong nước cũng như nước ngoài. Tuy nhiên, số lượng và khu vực cư trú của người Việt Nam ở nước ngoài được thống kê không giống nhau. Đó là điều tất nhiên do tiêu chí và cách tiếp cận vấn đề của các công trình khác nhau dẫn đến con số thống kê cũng khác nhau. Hiện Nhà nước cũng chưa có cuộc điều tra chính thức nào về số lượng kiều bào. Số liệu về kiều bào được đề cập trong đề tài này dựa vào thống kê của Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao Cộng đồng người Vịệt Nam ở nước ngoài được hợp thành bởi nhiều thành phần, sống ở nhiều nước có điều kiện chính trị xã hội rất khác nhau. Khu vực cư trú của khoảng gần 3 triệu kiều bào rải khắp ở gần 90 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới. Thái độ chính trị, tâm lý của cộng đồng ngườiViệt Nam ở nước ngoài tại các nước tương đối giống nhau. Lịch sử hình thành cộng người Việt Nam ở nước ngoài cũng có nhiều điểm tương đồng. Dựa trên những tiêu chí này, việc xem xét thái độ chính trị và tâm lý của người Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện chủ yếu tại 3 khu vực sau: Các nước tư bản phát triển như Tây Âu, Mỹ, Canada, Nhật, Úc; các nước Châu Á hoặc vùng lãnh thổ như Lào, Cămpuchia, Thái Lan; Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan; các nước Đông Âu như Nga, Ucraina, Bungari, Ba Lan, Sec, Hungari. Số liệu cụ thể như sau: Các nước Đông Âu Nga: Khoảng 100.000 người Séc: Khoảng 25.000 người Ba Lan : Khoảng 12.000 người Ucraina: Khoảng 7.000 người 12 Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Hungari: Khoảng 2.500 người Bungari: Khoảng 1.000 người Các nước Châu Á Căm-pu-chia: Khoảng 100.000 người Thái Lan: Khoảng 100.000 người Lào: Khoảng 20.000 người Trung quốc: Khoảng 10.000 người Đài Loan: Khoảng 70.000 người Hàn Quốc: Khoảng 16.000 người Các nước phát triển Mỹ: Khoảng 1, 5 triệu người Pháp: Khoảng 300.000 người Canada: Khoảng 200.000 người Úc: Khoảng 200.000 người Đức: Khoảng 100.000 người Anh: Khoảng 40.000 người Thụy Điển: Khoảng 10.000 người Hà Lan: Khoảng 14.000 người Bỉ: Khoảng 12.000 người Áo: Khoảng 6.000 người Na Uy: Khoảng 13.000 người Phần Lan: Khoảng 1.000 người Ý: Khoảng 3.500 người Thụy Sĩ: Khoảng 7.000 người Nhật: Khoảng 10.000 người Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài sinh sống tại ba khu vực địa lý nói trên mang những đặc điểm riêng biệt do lịch sử hình thành cộng đồng, chế độ chính trị của nước sở tại, tình hình kinh tế chính trị xã hội, khu vực địa lý, đã tạo nên bức tranh tổng thể sống động về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Bên cạnh các khu vực trên, kiều bào ta còn sinh sống rải rác trên hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Do số lượng kiều bào ở các nước đó không nhiều, 13 Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc. lịch sử hình thành, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và thái độ chính trị của cộng đồng có nhiều nét tương đồng với kiều bào ta ở các nước đã liệt kê ở phần trên nên đề tài không đi sâu vào tình hình kiều bào của từng nước. 1.1.2 - Sự hình thành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài Di dân không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, mà là sản phẩm của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, văn hóa... trong từng thời đại. Từ xa xưa con người đã từng đi từ quốc gia này đến quốc gia khác, để mưu sinh, để lánh nạn, để tránh chiến tranh, hoặc để thực hành một đức tin nào đó v.v... Với tính cách là một xu hướng, di dân trở nên thật sự có qui mô thế giới bắt đầu từ thế kỷ 15, khi người Bồ Đào Nha bắt người Châu Phi mang về Châu Âu làm nô lệ. Từ thế kỷ 17, khi đời sống xã hội loài người có hàng loạt biến động sâu sắc do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất tạo ra. Sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường đã nối kết các thực thể kinh tế xã hội vào các quá trình vận động chung, buộc người lao động không thể giam mình trong không gian truyền thống. Ngoài ra các cuộc chiến tranh từ thời cận đại đến nay đều có quy mô lớn hơn nhiều so với trước kia cũng tạo ra các đợt di dân khổng lồ trong lịch sử thế giới. Ngày nay, di dân thế giới là hệ quả của quá trình toàn cầu hóa. Dòng người Việt Nam di cư ra nước ngoài hơn một thế kỷ qua cũng cần được xem xét trong bối cảnh chung ấy. Cho đến nay, chưa có tài liệu lịch sử nào cho biết ai là người Việt Nam đầu tiên ra nước ngoài sinh sống và vào thời kỳ nào. Lịch sử đã ghi nhận rằng năm 1226, do triều đình rối ren nên Hoàng tử Lý Long Tường, con thứ hai của vua Lý Anh Tông, cùng thuộc hạ đã đến Cao Ly (Hàn Quốc) tỵ nạn. Cũng có tài liệu cho rằng, vào thế kỷ 12, Hoàng tử Lý Dương Côn, em vua Lý Thần Tông cũng đã đến Cao Ly sinh sống, tạo ra dòng họ Lý gốc Việt thứ hai tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, hiện nay các nhà sử học đang làm sáng tỏ tư liệu lịch sử này. Nhìn chung, người Việt Nam đã ra nước ngoài định cư từ rất sớm. Cộng đồng người Việt Nam ra nước ngoài sinh sống do nhiều nguyên nhân khác nhau, vào nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, cư trú ở những địa bàn khác nhau về địa lý và chính trị. Do đó đã tạo nên một cộng đồng đa dạng phức tạp so với các cộng đồng cư dân nước ngoài khác. Đặc biệt, sự khác nhau về thái độ chính trị, tư tưởng đã 14 Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc. tạo nên điểm khác biệt tương đối rõ, là nét đặc trưng riêng biệt của từng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tại các khu vực. Có thể tính từ thế kỷ 19, cùng với việc thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, phong trào Cần Vương của các sĩ phu kháng chiến chống Pháp bị dìm trong bể máu, là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều người Việt Nam sang Lào, Căm-pu-chia, Trung Quốc, Thái Lan để tránh sự đàn áp của chế độ thực dân phong kiến. Đặc biệt, đầu thế kỷ 20 ngày càng có nhiều người Việt Nam ra nước ngoài, ngoài việc để tỵ nạn, tìm kế mưu sinh còn có lý do họ được các nhà cách mạng của phong trào Đông Du gửi ra nước ngoài để xây dựng cơ sở, hỗ trợ cho phong trào trong nước. Tuy sống trên đất khách, họ vẫn nuôi ý chí đấu tranh, vận động kiều bào hướng về quê hương, đóng góp cho Tổ quốc. Từ đó cho đến khi kết thúc hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, số người Việt Nam ra nước ngoài tăng nhanh. Họ là những nông dân bị Pháp đưa đi làm phu đồn điền của Pháp như ở Lào, Căm-pu-chia, Tân Đảo, là những người bị bắt đi lính trong đội quân lê dương của Pháp, là những người Việt Nam đến Thái Lan, Lào, Căm-pu-chia, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga để hoạt động cứu nước vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đi du học, đi làm việc rồi ở lại lánh nạn, trốn tránh chiến tranh, trốn quân dịch, kết hôn với người nước ngoài. Cho đến trước năm 1975, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 150.000 người. Đến năm 1975, khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ đã có một lượng lớn người Việt Nam di tản. Tiếp đến là số người vượt biên trái phép, số người ra đi trong các chương trình song phương, đa phương giữa Việt Nam với các nước. Những người này chủ yếu là binh lính sĩ quan, công chức phục vụ trong bộ máy chính quyền, quân đội Sài Gòn. Bên cạnh đó, còn có những người ra đi vì lý do kinh tế. Sau sự tan rã của Liên Xô (cũ) và sự sụp đổ của các nước Đông Âu, một số lượng lớn công nhân được đưa đi đào tạo ở nước bạn, vì nhiều lý do đã không trở về nước. Từ đây, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã biến động mạnh cả về lượng lẫn về chất. Hiện nay, một số đông người Việt Nam ra nước ngoài sinh sống thông qua việc kết hôn với với công dân các nước, du học ở nước ngoài rồi ở lại. Có thể nói, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài gắn liền với những biến cố lịch sử dân tộc, của tình hình thế giới và là hệ quả của những biến động lớn trong 15 Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc. đời sống kinh tế chính trị xã hội của đất nước, do đó đã chịu sự tác động sâu sắc của tình hình trong nước. a - Người Việt Nam ở các nước Đông Âu Là một cộng đồng trẻ, quá trình hình thành cộng đồng xuất phát từ tình hữu nghị và hợp tác với các nước anh em. Đây là một đặc điểm chỉ duy nhất cộng đồng Việt Nam ở các nước Đông Âu có được. Chính đặc điểm riêng biệt này đã làm cho cộng đồng người Việt Nam ở đây có thái độ chính trị cũng khác so với nhóm cộng đồng khác. Cộng đồng này hình thành chủ yếu từ các nguồn: Từ năm 1949, khi một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở Đông Âu, một số những thanh niên được cử đi dự Festival, đi học, đã ở lại lập gia đình với các công dân địa phương. Sau 1954, các nước Đông Âu nhận đào tạo cho ta một số lượng học sinh khoảng vài trăm người. Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, các nước Đông Âu đã tiếp tục nhận đào tạo hàng ngàn nghiên cứu sinh, học sinh, học viên quân sự và công nhân học nghề Việt Nam. Sau khi học xong, đa số trở về nước, một số đã ở lại, số này chiếm khoảng 10% cộng đồng. Từ năm 1981, sau khi ký kết các hiệp định về đào tạo công nhân kỹ thuật, hợp tác giáo dục, lao động, hàng vạn công nhân Việt Nam đã đến học tập, lao động tại đây. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đa số đã trở về tổ quốc, nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ ở lại làm ăn, sinh sống. Tiếp đến, cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế ở Đông Âu đã khiến một số lượng lớn người Việt Nam không có khả năng trở về, bị kẹt lại. Số này chiếm khoảng 80% cộng đồng. Sau năm 1997, tình hình đất nước đã có những phát triển, ổn định, chính sách xuất nhập cảnh đã trở nên thông thoáng hơn đối với công dân, do đó nhiều người Việt Nam được nhà nước cho phép đi thăm thân nhân, đi du lịch, du học, chữa bệnh tại các nước Đông Âu, một số đã ở lại để làm ăn, số này chiếm khoảng 10% cộng đồng. Tại khu vực này, quá trình hình thành cộng người Việt Nam tại Nga (Liên Xô cũ) được xem là điển hình nhất. Trong những năm 1950 đã có những người Việt Nam tới Nga học tập rồi ở lại. Sau 1954, Liên Xô (cũ) đã tiếp nhận nhiều học sinh và nghiên cứu sinh Việt Nam đến học tập. Đặc biệt trong thập niên 1970 – 1990 hàng vạn công nhân Việt 16 Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Nam đã đến Liên Xô để làm việc theo các hiệp định ký kết giữa hai chính phủ. Tổng số lao động Việt Nam sang Liên Xô (cũ) là 103.392 người. Trong số đó có 80.624 lao động hết hạn, đã làm thủ tục về nước, nhưng đa phần là ở lại hoặc trở lại bằng những con đường khác nhau. Đến năm 1993 ta vẫn còn tiếp tục đưa sang 1.300 lao động sang theo Hiệp định 29/09/1992. Toàn bộ số lao động này cùng với số lưu học sinh, nghiên cứu sinh, những người sang thăm thân, du lịch, hết thời hạn không về nước, ở lại Nga làm ăn sinh sống. Họ hợp thành cộng đồng người Việt Nam tại Nga và tại các nước SNG. b - Người Việt Nam ở các nước Châu Á Hình thành lâu đời, từ thế kỷ 13 người Việt Nam đã đến khu vực này, lúc đầu chủ yếu là di dân, khẩn hoang, sau đó một bộ phận người Việt Nam sang lánh nạn, trốn tránh sự đàn áp của chính quyền trong nước. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, người Việt Nam đến định cư tại Châu Á, chủ yếu từ hai nguồn là di dân và tỵ nạn. Trước hết phải đề cập đến các nước láng giềng. Do vị trí địa lý gần kề, có chung đường biên giới, quá trình hình thành cộng đồng người Việt Nam tại đây có những điểm riêng biệt, hình thành một cách tự nhiên, tồn tại 4 đến 5 thế hệ, vừa gắn bó chặt chẽ với quê hương vừa có đóng góp xây dựng đối với đất nước mà họ đã chọn làm quê hương thứ hai. Lào Cũng như cộng đồng người Việt tại Thái Lan, Căm-pu-chia, cộng đồng người Việt Nam tại Lào được hình thành từ lâu đời. Theo sử sách ghi lại, từ thế kỷ 15 dân cư dọc biên giới hai nước đã qua có quan hệ thương mại. Một trong số những người Việt được coi là có mặt sớm nhất ở Lào là vào thế kỷ 16. Thời gian đó, một số quần thần nhà Lê chạy sang Lào trốn tránh sự truy sát của họ Mạc khi Mạc Đăng Dung lên cướp ngôi nhà Lê. Số người này được vua Lào che chở, cấp đất ở vùng Sầm Châu để nương náu, lập mưu chờ thời. Lịch sử người Việt nhập cư vào Lào trải qua hơn 4 thế kỷ. Do là nước láng giềng có chung đường biên giới, những nguời Việt đến Lào sinh cơ lập nghiệp một cách tự nhiên. Giữa họ có quan hệ huyết thống, dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa từ nhiều đời. 17 Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Nguyên nhân những đợt nhập cư lớn vào Lào của người Việt chủ yếu do chiến tranh, loạn lạc, thiên tai, dịch bệnh, nghèo đói. Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh đã đẩy nhiều người Việt tới Lào nương náu. Nạn đói năm 1681, năm 1945 đã đẩy hàng vạn người thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng tha phương cầu thực và một bộ phận đã chọn Lào là quê hương thứ hai. Thời Tây Sơn khởi nghĩa, quan quân Nguyễn Ánh trên đường chạy sang Xiêm cầu viện, đã dừng chân tại Lào, không ít nguời đã ở lại Lào. Từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, hàng ngàn người Việt theo đạo công giáo đã trốn chạy tới Lào để tránh sự đàn áp tôn giáo của triều đại nhà Nguyễn. Thời kỳ Pháp đô hộ Đông Dương, một số người Việt Nam được Pháp tuyển chọn đưa sang làm việc trong bộ máy cai trị của Pháp tại Lào. Theo chân số người này, nhiều người Việt cũng đã đến đây làm ăn kinh doanh. Lào đất rộng người thưa nên khá đông người lao động Việt Nam được Pháp sử dụng làm công nhân tại các đồn điền cao su, cà phê và các mỏ thiếc mỏ chì. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, những người Việt Nam yêu nước tham gia các phong trào Cần Vương, phong trào Duy Tân, Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, các chiến sĩ của phong trào Xô Viết Nghệ Tỉnh đã chạy sang Lào để trốn tránh sự áp bức của chính quyền đô hộ, nuôi chí chờ thời. Sau năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc thành công, một số người trong bộ máy ngụy quân, ngụy quyền ở miền Bắc đã bỏ trốn sang Lào. Từ năm 1980 trở lại đây, nhiều người Việt Nam, bằng đường hợp pháp và bất hợp pháp đã đến Lào làm việc có thời hạn. Theo thống kê của Ủy ban người Việt Nam ở nước ngòai có khoảng 5.000 người Việt Nam theo diện này đang làm ăn tại Lào. Căm-pu-chia Cộng đồng người Việt Nam ở Căm-pu-chia hình thành từ thế kỷ 16, khi những nguời Việt Nam đến khai khẩn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, một nhóm đã đi ngược dòng sông Tiền, sông Hậu đến cư trú và làm ăn sinh sống tại Căm-pu-chia. Vào đầu thế kỷ 17, có một số người đã theo chân các đoàn quân phong kiến chinh chiến giúp Chân Lạp đánh đuổi quân Xiêm, sau đó số người này đã ở lại, khai hoang sinh sống trên vùng đất Cam-pu-chia ngày nay. 18 Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Giữa thế kỷ 19, vào thời vua Tự Đức, một số người Việt Nam đến Căm-puchia để trốn tránh sự đàn áp những người theo đạo Thiên Chúa giáo. Do Căm-puchia là nước láng giềng có cùng biên giới, điều kiện địa lý và văn hóa có nhiều nét tường đồng với Việt Nam nên người Việt Nam dễ thích nghi, ngày càng có nhiều người Việt Nam đến lập nghiệp tại Căm-pu-chia. Nửa sau thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, dòng người Việt Nam tiếp tục đến Căm-pu-chia khẩn hoang và làm ăn sinh sống, số lượng có lúc lên tới 50.000. Sau khi Pháp đặt ba nước Đông Dương dưới quyền cai trị của Pháp, hơn 13.000 người Việt Nam đã được tuyển mộ đến làm công nhân tại các đồn điền cao su của Pháp tại Căm-pu-chia. Vào năm 1864, sau khi thiết lập được chế độ bảo hộ ở Căm-pu-chia, do chính sách chia để trị và chính sách vơ vét thuộc địa của Pháp, trong bộ máy cai trị của Pháp ở Căm-pu-chia có một số công chức Việt Nam được tuyển chọn làm việc. Thời kỳ 1954-1970, cộng đồng Việt Nam tại Căm-pu-chia được bổ sung thêm từ số người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, những người thuộc đảng phái chính trị đối lập với chính quyền Sài Gòn chạy sang Căm-pu-chia để tránh sự đàn áp của chính quyền Diệm, cùng với hai vạn người Khmer Nam Bộ bị áp bức chạy sang Căm-pu-chia lánh nạn, sống dọc biên giới hai nước. Cho đến thời kỳ này, số lượng người Việt Nam sinh sống ở Căm-pu-chia có khoảng 50 vạn người, chiếm khoảng 8% dân số Căm-pu-chia. Kiều bào ta tại Căm-pu-chia sống rải rác ở khắp lãnh thổ Căm-pu-chia, tập trung đông nhất là ở Phnômpênh. Đặc điểm cư trú của kiều bào là sống co cụm thành từng làng. Thời kỳ 1970 - 1979, tình hình chính trị của Căm-pu-chia đầy biến động. Do chính sách kỳ thị chủng tộc của chế độ Polpot, 4 vạn kiều bào bị giết chết, 200 ngàn người bị xua đuổi chạy về Việt Nam. Thời điểm này, số lượng kiều bào ta còn lại ở Căm-pu-chia rất ít. Sau năm 1979, chế độ Polpot bị lật đổ, một số kiều bào đã trở lại nơi cư trú được tạo dựng từ lâu đời. Một số người đến Căm-pu-chia để làm ăn buôn bán. Một số bộ đội Việt Nam ở lại lấy vợ Căm-pu-chia. Cộng đồng người Việt Nam ở đây không lớn như trước, nhưng phức tạp hơn trước do có một số tội phạm dùng Cămpu-chia làm nơi ẩn náu, một số người không nghề nghiệp sống lang thang, làm ăn theo thời vụ. Chính trường Căm-pu-chia còn nhiều biến động, nên cuộc sống của kiều bào ta bấp bênh hơn trước. Nhiều phe đảng của Căm-pu-chia luôn dùng vấn đề 19 Nghiên cứu tâm lý và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc. người Việt Nam làm sức ép đối với đối thủ của mình trong cuộc đấu tranh giành quyền lực. Thái Lan Người Việt Nam được coi là có mặt tại Thái Lan từ rất sớm. Lịch sử nhập cư của người Việt vào Thái Lan khoảng 400 năm. Địa bàn cư trú của kiều bào ta trải khắp lãnh thổ Thái Lan. Những căn cứ khảo cổ học cho biết Việt Nam và Thái Lan đã có quan hệ thương mại từ thế kỷ 15. Công trình nghiên cứu khoa học “Người Việt Nam ở các nước Đông Nam Á và mối quan hệ với Thành phố Hồ Chí Minh” của PGS.TS Nguyễn Quốc Lộc cho thấy: Qua những thư tịch cổ, các nhà sử học phỏng đoán khoảng cuối thế kỷ 16 đã có một số lượng lớn người Việt Nam đến Thái Lan, lập thành làng Việt Nam tại cố đô của Thái Lan. Từ thế kỷ 18 cho đến nay các đợt nhập cư của người Việt Nam vào Thái Lan bị ảnh hưởng bởi những biến cố lịch sử lớn của thế giới và của đất nước. Bên cạnh dòng người Việt Nam vẫn tiếp tục đến Thái Lan sinh cư lập nghiệp do các chính sách khuyến khích của các triều đại vua Thái Lan, còn có thêm một dòng người đến Thái Lan để tỵ nạn. Năm 1770 quân Tây Sơn khởi nghĩa, sau khi bị lật đổ, Nguyễn Ánh đã cùng một số vị quan trong triều đình nhà Nguyễn dẫn quân lính của mình sang Thái Lan để tránh bị đàn áp. Sau một thời gian cư trú, Nguyễn Ánh tập hợp lực lượng trở về nước cướp ngôi, một số quân sĩ đã xin ở lại, số người này lên đến khoảng vài ngàn người. Năm 1884 vua Minh Mạng đàn áp những tín đồ đạo Thiên Chúa giáo, hơn 1.000 giáo dân Việt Nam đã sang Thái Lan tỵ nạn. Theo PGS. TS Nguyễn Quốc Lộc, nửa cuối thế kỷ 19 người Việt Nam ở Thái Lan đã lên đến khoảng 15-20 ngàn người. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, một số nghĩa quân của phong trào chống Pháp của các cụ Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Huỳnh Thúc Kháng, một số sĩ phu yêu nước trong phong trào của cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh, các chiến sĩ cách mạng của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, đã kéo sang Thái Lan để tránh thực dân Pháp khủng bố đồng thời tiếp tục xây dựng lực lượng cách mạng để chờ ngày trở về quê nhà phất cờ khởi nghĩa. Số người Việt Nam di cư đến Thái Lan chủ yếu là những người Việt Nam sinh sống ở Căm-pu-chia và Lào. Cho đến trước Thế chiến II, có vài vạn kiều bào 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan