Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tách chiết hoạt chất protodioscin từ cây bạch tật lê (tribulus terres...

Tài liệu Nghiên cứu tách chiết hoạt chất protodioscin từ cây bạch tật lê (tribulus terrestris l.)

.PDF
63
138
114

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------***--------- VŨ QUANG THẮNG NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT HOẠT CHẤT PROTODIOSCIN TỪ CÂY BẠCH TẬT LÊ (Tribulus terrestris L.) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------***--------- VŨ QUANG THẮNG NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT HOẠT CHẤT PROTODIOSCIN TỪ CÂY BẠCH TẬT LÊ (Tribulus terrestris L.) Chuyên ngành : Sinh học thực nghiệm Mã số : 8420101.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM HƢƠNG SƠN TS. LÊ HỒNG ĐIỆP Hà Nội - 2018 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh học, Bộ môn Sinh học thực nghiệm và các thầy cô trong Khoa Sinh học đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong những năm tháng học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Phạm Hƣơng Sơn – Phó viện trƣởng, Viện Ứng dụng Công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, là ngƣời hƣớng dẫn chính của tôi. Cô đã giúp tôi định hƣớng nghiên cứu và dành rất nhiều tâm huyết, thời gian, công sức, luôn động viên tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Lê Hồng Điệp, là ngƣời đồng hƣớng dẫn của tôi. Thầy là ngƣời đã truyền dạy kiến thức cho tôi, giúp tôi định hƣớng nghiên cứu và luôn quan tâm tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám Đốc, Khoa Hóa Sinh, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khóa học. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè và ngƣời thân, đã luôn ở bên, động viên cho tôi có thêm nghị lực để vƣợt qua những lúc khó khăn trong suốt thời gian qua. Hà Nội, tháng 11 năm 2018 Học viên Vũ Quang Thắng MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 2 1.1. Tổng quan về cây Bạch tật Lê (Tribulus terrestris L.) .................................. 2 1.1.1. Đặc điểm về hình thái, phân loại và phân bố .............................................. 2 1.1.2. Thành phần hóa học và tác dụng dƣợc lí của cây Bạch Tật Lê ................... 4 1.2. Protodioscin .............................................................................................. 14 1.2.1. Cấu trúc của Protodioscin ........................................................................ 14 1.2.2. Tác dụng dƣợc lí của Protodiscin ............................................................. 15 1.3. Các phƣơng pháp tách chiết các hơp chất có hoạt tính sinh học từ thực vật. 22 1.3.1. Các phƣơng pháp tách chiết các hợp chất từ thực vật ............................... 22 1.3.2. Tách chiết Protodioscin ........................................................................... 25 CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP................................................. 28 2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................... 28 2.1.1. Nguyên liệu ............................................................................................. 28 2.1.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị ................................................................... 28 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 29 2.2.1. Phƣơng pháp lựa chọn dung môi để chiết Bạch Tật Lê ............................ 29 2.2.2. Phƣơng pháp lựa chọn phƣơng pháp, nhiệt độ, thời gian chiết tổng Bạch Tật Lê .................................................................................................................... 29 2.2.3. Phƣơng pháp chiết phân đoạn mẫu dịch chiết tổng Bạch Tật Lê .............. 29 2.2.4. Phƣơng pháp tách sắc ký làm giàu protodioscin ....................................... 30 2.2.5. Phƣơng pháp dựng đƣờng chuẩn định lƣợng protodioscin ....................... 30 2.2.6. Phƣơng pháp thử nghiệm sự thay đổi hormon sinh dục trên chuột ........... 31 2.2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu ....................................................................... 31 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 32 3.1. Lựa chọn dung môi và điều kiện chiết tổng Bạch Tật Lê ............................ 32 3.2. Lựa chọn phƣơng pháp, nhiệt độ chiết tổng Bạch Tật Lê ............................ 33 3.3. Lựa chọn thời gian chiết tổng Bạch Tật Lê ................................................. 35 3.4. Nghiên cứu chiết phân đoạn dịch chiết tổng Bạch Tật Lê ........................... 37 3.5. Nghiên cứu tách sắc ký làm giàu Protodioscin ............................................ 38 3.6. Xây dựng quy trình tách chiết Protodioscin quy mô phòng thí nghiệm ....... 40 3.7. Nghiên cứu sự thay đổi hormon sinh dục của chuột khi sử dụng dịch chiết chứa Protodioscin từ Bạch Tật Lê .......................................................................... 42 CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN ................................................................................... 46 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 46 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. So sánh các phƣơng pháp tiền tách chiết ................................................ 23 Bảng 1.2. So sánh các phƣơng pháp tách chiết truyền thống. ................................. 24 Bảng 1.3. So sánh các phƣơng pháp tách chiết hiện đại ......................................... 25 Bảng 1.4. Dung môi khách nhau dùng trong chiết xuất các nhóm hoạt chất từ dƣợc liệu.................. ....................................................................................................... 26 Bảng 3.1. Hiệu suất chiết theo các dung môi chiết khác nhau (g cao chiết/2kg nguyên liệu, đun hồi lƣu trong 2h). ........................................................................ 33 Bảng 3.2. Hiệu suất chiết theo các phƣơng pháp chiết khác nhau (g cao chiết/2 kg nguyên liệu)........................................................................................................... 34 Bảng 3.3. Hiệu suất chiết theo các nhiệt độ chiết khác nhau (g cao chiết/2 kg nguyên liệu)........................................................................................................... 35 Bảng 3.4. Hiệu suất chiết theo thời gian chiết khác nhau (g cao chiết/2 kg nguyên liệu, đun hồi lƣu với 50% ethanol trong 2 h) .......................................................... 36 Bảng 3.5. Hiệu suất chiết theo các điều kiện khác nhau (g cao chiết/2 kg nguyên liệu) ....................................................................................................................... 36 Bảng 3.6. Nồng độ các hormon sinh dục ở chuột bình thƣờng và chuột uống chiết xuất chứa protodioscin từ Bạch Tật Lê .................................................................. 42 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Hình thái toàn cây và quả Bạch Tật Lê (Tribulus terrestris) ................... ..3 Hình 1.2. Đặc điểm hình thái của cây Bạch Tật Lê (Tribulus terrestris) ................ ..3 Hình 1.3. Các loại khung carbon của saponin spiroston trong Bạch Tật Lê ............ ..6 Hình 1.4. Các loại khung carbon của saponin furostane trong Bạch Tật Lê ............ ..7 Hình 1.5. Một số saponin chính có hoạt tính sinh học tách chiết từ Bạch Tật Lê............................................................................................................................. ..8 Hình 1.6. Cấu trúc hóa học của flavonoid tách chiết từ Bạch Tật Lê ...................... ..8 Hình 1.7. Cấu trúc của alkaloid tách chiết từ Bạch Tật Lê ..................................... ..9 Hình 1.8. Cấu trúc hóa học của protodioscin.......................................................... 15 Hình 1.9. Cơ chế hoạt động của protodioscin trong cải thiện chức năng tình dục ... 19 Hình 2.1. Mẫu cây Bạch Tật Lêđƣợc phơi khô và mẫu đã khô ............................... 28 Hình 2.2. Đƣờng chuẩn định lƣợng chất chuẩn protodioscin .................................. 31 Hình 3.1 Sắc ký bản mỏng mẫu cao chiết tổng và phân đoạn: (1) cao A, (2) cao chiết ethyl acetate, (3) dịch chiết B. Bản mỏng silica gel pha thƣờng, dung môi triển khai dichloromethane-methanol 1:1 ....................................................................... 38 Hình 3.2. Sắc ký bản mỏng mẫu cao B (1), cao C (2). Bản mỏng silica gel pha thƣờng, dung môi triển khai ethyl acetate:cồn 20:1 ................................................ 38 Hình 3.3. Sắc ký đồ UV 210nm của chất chuẩn protodioscin ................................. 39 Hình 3.4. Sắc ký đồ UV 210nm của mẫu Bạch Tật Lê thân lá................................ 39 Hình 3.5. Sắc ký đồ UV 210nm của mẫu Bạch Tật Lê quả .................................... 39 Hình 3.6. Sắc ký đồ HPLC của cao D chứa protodioscin ....................................... 40 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT kDa kilodalton HepG2 Tế bào ung thƣ gan E. coli Escherichia coli S. aureus Staphylococcus aureus NO Nitric oxit nmol/L Nanomole/Lite Hormon LH Luteinizing Hormone Hormon FSH Follicle Stimulating Hormone Hormon GnRH Gonadotropin Releasing Hormone DHEA Dehydroepiandrosterone DNA Deoxyribonucleic acid VietGAP Vietnamese Good Agricultural Practices cAMP Cyclic adenosine monophosphate ĐẶT VẤN ĐỀ Bạch tật lê (Tribulus terrestris) là một loại thảo dƣợc đƣợc trồng quanh năm ở khu vực Địa Trung Hải và các vùng có khí hậu ấm ở Châu Âu, Châu Á, Mỹ, Châu Phi và Australia. Từ lâu, loại cây này đã đƣợc sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, Ấn Độ, Iraq, Bulgari, Nam Phi và Iran. Bạch tật lê có rất nhiều thành phần có hoạt chất sinh học nhƣ steroid, saponin, flavonoid, alkaloid, các acid béo không bão hòa, vitamin, tannin, acid aspartic và acid glutamic. Trong đó saponin đƣợc coi là thành phần đặc trƣng nhất của cây đã đƣợc nghiên cứu và ứng dụng từ lâu để làm tăng khả năng sinh sản ở cả động vật thí nghiệm và ngƣời. Cây Bạch tật lê đƣợc dùng điều trị cho bệnh nhân nam giới vô sinh bởi vì có tác dụng tăng số lƣợng tinh trùng và khả năng di động tinh trùng. Bên cạnh đó, Bạch tật lê còn làm cải thiện khả năng cƣơng cứng và các hành vi tình dục ở động vật thí nghiệm. Các tác dụng trên là do Bạch tật lê có chứa thành phần protodioscin saponin tăng các hormon sinh dục ảnh hƣởng lên hệ thống sinh sản. Protodioscin làm tăng hormon sinh dục testosterone tự do trong máu, dihydrotrestosterone (DHT), dehydroepiandrosterone (DHEA) dehydroepiandrosterone sulfat (DHEAS), đồng thời cân bằng nồng độ estrogen, progesterone và pregnenolone. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với các mục tiêu: Nghiên cứu các điều kiện tách chiết hoạt chất protodioscin từ cây Bạch tật lê nhằm tìm ra hoạt chất sinh học an toàn, hiệu quả trong điều trị tăng cƣờng sinh lực ở nam giới. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về cây Bạch tật lê (Tribulus terrestris L.) 1.1.1. Đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố. 1.1.1.1. Phân loại Chi Tribulus thuộc họ Zygophyllaceae bao gồm khoảng 20 loài trên thế giới, trong đó có ba loài: Tribulus cistoides, Tribulus terrestris, và Tribulus alatus xuất hiện phổ biến ở Ấn Độ. Trong số đó, Bạch tật lê (T. terrestris) đƣợc sử dụng nhƣ một dƣợc liệu quý nhằm hỗ trợ và cải thiện sức khỏe con ngƣời. Bạch tật lê là một loài cây bụi, đƣợc tìm thấy ở Địa Trung Hải, cận nhiệt đới và sa mạc vùng khí hậu trên toàn thế giới nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc, các quốc gia Nam Mỹ, Mexico, Tây Ban Nha, và Bulgaria [16]. Phân loại Giới: Plantae Phân giới: Phanerogams Phân ngành: Angiospermae Lớp: Dicotyledonae Phân lớp: Polypetalae Dòng: Disciflorae Bộ: Giraniales Họ: Zygophyllaceae Chi: Tribulus Loài: terrestris Linn [16] 1.1.1.2. Đặc điểm hình thái, sinh thái và phân bố. Trên thế giới cây Bạch tật lê đƣợc mô tả với các đặc điểm nhƣ sau: Thân thấp nhỏ, cao 10-60 cm, tối màu. Gốc hình trụ, dài 7-18 cm đƣờng kính 0,3-0,7 cm. Lá kép mọc đối từ 5 đến 8 cặp hình elip hoặc hình trụ tuy nhiên bất đối xứng. Hoa có màu vàng. Quả có nhiều hình dạng (tròn, dẹt, năm góc) và thƣờng đƣợc bao phủ một màu vàng nhạt, có nhiều hạt. Rễ xơ, hình trụ, thƣờng phân nhánh, mang một số rễ nhỏ và có màu nâu nhạt (Hình 1.1) [16]. 2 Hình 1.1. Hình thái toàn cây và quả Bạch tật lê (Tribulus terrestris) [16] Tại Việt Nam cây Bạch tật lê đƣợc Bùi Đình Thạch và cộng sự (2011) mô tả với đặc điểm hình thái tƣơng tự: Cây thảo, mọc bò lan, phân nhánh nhiều, có lông trắng nằm. Lá kép lông chim, mọc đối hoặc gần đối, một to một nhỏ, gồm 5-7 đôi lá chét bằng nhau; phiến lá dài 5-16 mm, rộng đến 2,5 mm, phủ lông trắng ở mặt dƣới. Hoa mọc riêng lẻ ở nách lá; lá đài 5; cánh hoa 5, nhỏ ngắn hơn 1 cm, mỏng, màu vàng, vành xanh, sớm rụng; nhị 10, có 5 dài, 5 ngắn; bầu 5 ô. Quả thƣờng có 5 cạnh có gai, có lông dày, tách thành 5 mảnh vỏ rất cứng, mỗi mảnh mang nhiều hạt. Mùa hoa tháng 5-7; mùa quả tháng 8-9 (Hình 1.2). Hình 1.2. Đặc điểm hình thái của cây Bạch tật lê (Tribulus terrestris) [1] 3 Sinh thái: Cây ƣa sáng, chịu đƣợc khô hạn, thƣờng mọc thành đám nhỏ trên các bãi cát ven biển. Cây tái sinh bằng hạt vào mùa mƣa. Sinh trƣởng phát triển nhanh, bò lan trên mặt đất. Sau khi mùa hoa quả kết thúc, cây cũng tự tàn lụi vào đầu mùa khô. Quả tự mở khi chín để hạt thoát ra ngoài. Hạt nằm lẫn trong cát suốt mùa khô vẫn còn khả năng nảy mầm tốt. Phân bố: Bạch tật lê phân bố rải rác ở khắp các vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và cả vùng ôn đới ấm của châu Âu. Ở Việt Nam, cây chỉ gặp ở vùng ven biển, từ Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận đến Trà Vinh [1,2]. 1.1.2. Thành phần hóa học và tác dụng dược lí của cây Bạch tật lê 1.1.2.1. Thành phần hóa học của cây Bạch tật lê Nghiên cứu thành phần hóa học sơ bộ của Bạch tật lê cho thấy sự có mặt của saponin, flavonoid, glycosid, alkaloid và tanin [56]. Trong đó saponin và furostanol saponin đƣợc xem là thành phần chính bao gồm 58 loại saponin spicrostan và 50 loại saponin furostane (Hình 1.3, 1.4). Các saponin steroid nhƣ protodioscin, prototribestin, rutin và dioscin đƣợc xem là các saponin có hoạt tính sinh học của Bạch tật lê (Hình 1.5). Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu trƣớc đây cho thấy thành phần saponin và hàm lƣợng saponin của cây Bạch tật lêtừ các vùng địa lý khác nhau là khác nhau [31]. Các hợp chất flavonoid của Bạch tật lêchủ yếu là các dẫn xuất của quercetin, kaempferol và isorhamnetin bao gồm: Quercetin (109), iso-quercitrin (110), rutin (111), quercetin-3-O-gent (112), quercetin-3-O-gentr (113), quercetin-3-0-rha-gent (114), quercetin-3-O-gent-7-Oglu (115) là favonoid với quercetin là cấu trúc gốc cơ bản. Isorhamnetin (116), isorhamnetin-3-O-glu (117), isor-hamnetin-3-O-gent (118), isorhamnetin-3-O-rutinoside (119), isorhamnetin-3-O-rutinoside (120), isorhamnetin-3,7-di-O-glu (121), isorhamnetin-3-O-p-coumarylglu (122), isorhamnetin-3-O-gent-7-O-glu (123), isorham-netin-3-O-gentr-7-O-glu (124) là favonoid với isorhamnetin là cấu trúc gốc cơ bản. 4 Kaempferol (125), kaempferol-3-O-glu (126), kaemp-ferol-3-O-gent (127), kaempferol-3-O-rutinoside (128), kaemp-ferol-3-O-gent kaempferol-3-O-gent-7-Oglu (129), tribuloside (130) là favonoid với kaempferol nhƣ cấu trúc gốc cơ bản (Hình 1.6) Alkaloid bao gồm: Tribulusamide C (131), tribulusterine (132), tribulusinA (133), harmine (134), harman (135), harmmol (136), tribulusimide C (137), terrestriamide (138), N-transcoumaroyltyramine (139), N-trans-cafeoyltyramine (140), terrestribisamide (141) là những alkaloid chính đƣợc tách từ thân, lá và quả của Bạch tật lê. Các alkaloid của hạt chủ yếu thuộc nhóm β-carboline alkaloid và amide alkaloid (Hình 1.7). Nghiên cứu của Kostova về tác dụng hóa học và hoạt tính sinh học của saponin chỉ ra rằng furostanol và saponin spirostanol của tigogenin, neotigogenin, gitogenin, neogitogenin, hecogenin, neohecogenin, diosgenin, chlorogenin, ruscogenin và sarsasapogenin thƣờng đƣợc phát hiện ở cây Bạch tật lê. Ngoài ra, bốn saponin sulfat của tigogenin và diosgenin cũng đƣợc phân lập, chủ yếu là các furostanol glycoside bao gồm: protodioscin và protogracillin, trong đó protodioscin là chất saponin chủ yếu nhất và chỉ có một lƣợng nhỏ các spirostanol glycoside [31,54]. Wu và cộng sự chỉ ra rằng trong cây Bạch tật lêhàm lƣợng flavonoid gấp 1,5 lần lƣợng saponin [5]. Bhutani và cộng sự đã phân lập đƣợc các hợp chất kaempferol, kaempferol-3-glucoside, kaempferol-3-rutinoside và tribuloside [kaempferol-3- β-D- (6 "-p-coumaroyl) glucoside] từ lá, quả cây Bạch tật lêvà xác định công thức của các hợp chất này bằng các phƣơng pháp phân tích quang phổ [14]. Louveaux và cộng sự đã phát hiện 18 flavonoid (các dẫn xuất của caffeoyl, các quercetin glycoside, bao gồm rutin và các kaempferol glycoside) bằng sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) trong 4 phân đoạn dịch chiết xuất từ lá cây Bạch tật lê[10]. 5 Matin Yekta đã tách chiết 3 flavonoid glycoside bao gồm: Quercetin 3-Oglycoside, quercetin 3-O-rutinoside và kaempferol 3-O-glycoside từ các bộ phận trên mặt đất của cây Bạch tật lê[38]. Raja và Venkataraman đã xác định đƣợc các hợp chất flavonoid từ phân đoạn dịch chiết ether và chloroform của quả Bạch tật lêtƣơi từ Ấn Độ sử dụng hệ dung môi ethyl acetate : benzen (1:9). Trong khi đó các flavonoid này không đƣợc phát hiện trong dịch chiết của các loài quả khác [38, 44]. Wu đã phân tách và định danh ba hợp chất mới, terrestribisamide, 25Rspirost-4-en-3, 12-dione và tribulusterine, cùng với 10 hợp chất đã biết bao gồm: Np coumaroyltyramine, terrestriamide, hecogenin, aurantiamide acetate, xanthosine, este axit béo, ferulicaxit, vanillin, axit p-hydroxybenzoic, và β-sitosterol từ quả Bạch tật lê khô [53]. Các alkaloid trong dịch chiết bao gồm harmane và norharmane. β -carboline alkaloid, tribulusterine chiếm một hàm lƣợng nhỏ trong quả cây [15]. Sử dụng sắc ký khí kết hợp khối phổ phân tích dịch chiết metanol của toàn bộ cây Bạch tật lêcho thấy α-amyrin là thành phần chính và 7 hợp chất với hàm lƣợng nhỏ hơn là 3,7,11,15-tetrametyl-2-hexadecen-1-ol, axit n-hexadecadienoic, axit hexadecadienoic este ethyl, phytol, 9,12-octadecadienoicaxit, axit 9,12,15octadecatrienoic và 1,2-benzenedicarboxylicaxit disoctyl este. Ngoài ra, sterol (βsitosterols và stigmasterol) cũng đƣợc phát hiện [15]. 6 Hình 1.3. Các loại khung carbon của saponin spiroston trong Bạch tật lê [56]. 7 Hình 1.4. Các loại khung carbon của saponin furostane trong Bạch tật lê [56] Hình 1.5. Một số saponin chính có hoạt tính sinh học tách chiết từ Bạch tật lê [27]. 8 Hình 1.6. Cấu trúc hóa học của flavonoid tách chiết từ Bạch tật lê [56]. Hình 1.7. Cấu trúc của alkaloid tách chiết từ Bạch tật lê [56]. 9 1.1.2.2. Tác dụng dược lí của cây Bạch tật lê. Bạch tật lê đƣợc sử dụng trong các vị thuốc truyền thống nhƣ thuốc bổ, thuốc tăng cƣờng sinh lí, thuốc giảm nhẹ co thắt dạ dày, hạ huyết áp và lợi tiểu. Quả Bạch tật lê khô rất có hiệu quả trong chữa trị hầu hết các rối loạn sinh dục và là một thành phần quan trọng của Ayurvedic - một loại thuốc đƣợc sử dụng để hỗ trợ chức năng sinh lí và tiêu hóa cũng nhƣ để loại bỏ độc tố do nƣớc tiểu. Bạch tật lê đã đƣợc sử dụng trong hàng thế kỷ ở Ayurveda để điều trị chứng bất lực, bệnh hoa liễu và khiếm khuyết sinh dục. Tại Bulgaria, chúng đƣợc sử dụng nhƣ một loại thuốc truyền thống để điều trị chứng bất lực. Ngoài tất cả các ứng dụng này, rễ và quả Bạch tật lê còn đƣợc sử dụng trong điều trị rối loạn tim mạch, các bệnh về mắt, phục hồi chức năng gan, nhuận tràng, giảm đau, lợi tiểu và làm thuốc bổ tại Trung Quốc và Ấn Độ [30]. Tác động lợi tiểu Các đặc tính lợi tiểu của cây Bạch tật lê là do một lƣợng lớn nitrat và tinh dầu có trong quả và hạt đồng thời cũng có thể là do sự có mặt của muối kali ở nồng độ cao. Ali và cộng sự đã nghiên cứu tác động lợi tiểu của dịch chiết từ quả và lá cây Bạch tật lê trên chuột với nồng độ uống là 5,0 g/kg. Kết quả chỉ ra rằng tác động lợi tiểu của dịch chiết cây Bạch tật lê cao hơn so với furosemide (một loại thuốc có công dụng giúp lợi tiểu). Nồng độ natri và clorua trong nƣớc tiểu tăng lên. Tăng sức căng thành mạch giúp ích trong việc đẩy cặn muối dọc theo đƣờng tiết niệu [8]. Tác động kích thích tình dục Singh và cộng sự đánh tác động kích thích tình dục của chuột đực bằng việc sử dụng dịch chiết quả Bạch tật lê khô ở nồng độ 50 và 100 mg/kg trọng lƣợng cơ thể. Kết quả cho thấy có sự cải thiện hành vi tình dục của chuột đực phụ thuộc vào nồng độ dịch chiết cho uống. Một điểm nổi bật nữa là sự gia tăng đáng kể mức testosterone huyết thanh. Những kết quả này khẳng định hiệu quả của việc sử dụng dịch chiết cây Bạch tật lê tăng cƣờng tình dục nam giới. Ngoài ra dịch chiết ethanol của cây Bạch tật lê còn có tác dụng chống lại tổn thƣơng tinh hoàn do ức chế 10 peroxide hóa mô tinh hoàn bằng các chất chống oxy hoá và tạo phức với kim loại hoạt động hoặc bằng cách kích thích sản xuất testosterone [47]. Xử lí một quần thể cá bằng dịch chiết cây Bạch tật lê (100-300 mg/L) cho thấy sự gia tăng tỷ lệ con đực trong quần thể. Mặt khác, khi xử lý tinh hoàn cá bằng dịch chiết Bạch tật lê đã cải thiện chất lƣợng của tinh trùng trong tất cả các giai đoạn phát triển [28]. Hai thành phần chính thuộc nhóm saponin từ Bạch tật lê là protodioscin và protogracillin đƣợc xác định là gây ra kích thích hành vi tình dục. Protodioscin có tác dụng làm tăng chuyển đổi testosterone thành dehydrotestosterone đồng thời kích thích sản xuất tế bào hồng cầu từ tủy xƣơng cùng với sự phát triển cơ bắp góp phần cải thiện lƣu thông máu và vận chuyển oxy dẫn đến sức khoẻ đƣợc cải thiện [5]. Tác động chống hình thành sỏi niệu Dịch chiết ethanol từ quả cây Bạch tật lê đã đƣợc thử nghiệm trên chuột. Kết quả cho thấy dịch chiết ethanol đã làm giảm hoạt động của việc hình thành sỏi niệu thông qua các chỉ số sinh hóa trong nƣớc tiểu, huyết thanh và mô bệnh học. Bàng quang và đƣờng tiết niệu đƣợc phục hồi phụ thuộc vào lƣợng dịch chiết đƣợc sử dụng. Một protein mới, có khả năng ngăn chặn hình thành sỏi niệu, bảo vệ tế bào, khối lƣợng phân tử khoảng 60 kDa đƣợc tách chiết từ Bạch tật lê. Aggarwal đã chỉ ra tác động của protein này trong việc ức chế sự tích tụ của canxi oxalat (CaOx) cũng nhƣ bảo vệ tế bào biểu mô thận [7]. Glycolate oxidase (GOX) là một trong những enzyme chính tham gia vào quá trình tổng hợp oxalate chuyển hóa glycolate thành glyoxylate thông qua quá trình oxy hóa, sản phẩm cuối cùng đƣợc tạo ra là oxalate. Cơ chế của việc chống hình thành sỏi niệu là việc ức chế GOX để ngăn hình thành oxalate. Quercetin và kaempherol là các thành phần có hoạt tính của Bạch tật lê đã đƣợc chứng minh là những chất ức chế không cạnh tranh và cạnh tranh của GOX tƣơng ứng. Hoạt động tăng cường miễn dịch Saponin đƣợc tách chiết từ quả cây Bạch tật lê đã chứng minh sự tăng số lƣợng đại thực bào phụ thuộc vào liều lƣợng sử dụng. Điều này cho thấy sự kích 11 thích đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu. Ngoài ra, dịch chiết ethanol của toàn bộ cây Bạch tật lê còn làm tăng hiệu quả đáp ứng quá mẫn và miễn dịch đặc hiệu [49]. Tác động ngăn ngừa tiểu đường Saponin từ Bạch tật lê có tác dụng hạ đƣờng huyết. Dịch chiết Bạch tật lê làm giảm đáng kể lƣợng đƣờng huyết, triglyceride huyết thanh và cholesterol huyết thanh. Dịch chiết etanol Bạch tật lê ở nồng độ 2,0 g/kg trọng lƣợng cơ thể có thể bảo vệ hiệu quả chuột mắc bệnh tiểu đƣờng do streptozotocin bằng cách ức chế stress oxy hóa và thể hiện 70% ức chế α-glucosidase ở nồng độ 500 μg/mL sử dụng cơ chất maltose cũng nhƣ 100% ức chế reductase aldose ở nồng độ 30 μg/mL sử dụng cơ chất dl-glyceraldehyde. Đƣờng huyết sau ăn ở chuột giảm một cách đáng kể sau khi sử dụng saponin từ Bạch tật lê, Ngoài ra, saponin còn có tác dụng cải thiện tuần hoàn động mạch vành do đó, đƣợc ứng dụng để điều trị đau thắt ngực và các biến chứng tim mạch khác của bệnh tiểu đƣờng [34]. Tăng cường hấp thụ Saponin trong dịch chiết ethanol Bạch tật lê đƣợc chứng minh tăng cƣờng sự hấp thụ metforminhydrochloride ở ruột dê [12]. Tác động giảm lipid máu Dịch chiết từ quả Bạch tật lê đã đƣợc đánh giá làm giảm lipid máu trong chuột. Ở nồng độ 580 mg/kg của dịch chiết có tác dụng làm giảm cholesterol, lipid máu, triglyceride và lipoprotein trong máu. Việc dẫn đến tăng lipid máu là do sự có mặt của các hợp chất phenolic dẫn đến tăng lipoprotein lipase trong cơ và mô [29]. Tuncer đã nghiên cứu tác động của dịch chiết Bạch tật lê ở nồng độ 5.0 mg/kg/ngày trong 8 tuần đối với các mô lipid và mạch của thỏ đƣợc ăn chế độ ăn giàu cholesterol. Kết quả cho thấy dịch chiết có tác dụng làm giảm đáng kể lipid máu, giảm tổn thƣơng bề mặt tế bào nội mô và sửa chữa một phần các rối loạn nội mạch do tăng lipid máu [50]. Saponin từ Bạch tật lê cũng đã đƣợc nghiên cứu về việc phòng ngừa và điều trị tăng lipid máu ở chuột. Việc phòng ngừa hiệu quả đƣợc 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan