Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Nghiên cứu sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của ngườ...

Tài liệu Nghiên cứu sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển tỉnh nam định

.PDF
243
167
119

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẶNG THỊ HOA NGHIÊN CỨU SỰ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI DÂN VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẶNG THỊ HOA NGHIÊN CỨU SỰ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƢỜI DÂN VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 62 62 01 15 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. QUYỀN ĐÌNH HÀ HÀ NỘI, NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận án Đặng Thị Hoa i năm 2017 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Quyền Đình Hà - ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới quý thầy cô giáo Bộ môn Phát triển nông thôn, các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến UBND tỉnh Nam Định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Nam Định, Trạm quan trắc khí tƣợng thủy văn tỉnh Nam Định, Hội chữ thập đỏ tỉnh Nam Định, Cục thống kê tỉnh Nam Định, UBND các huyện Nghĩa Hƣng, Hải Hậu, Giao Thủy, Phòng Nông nghiệp các huyện Nghĩa Hƣng, Hải Hậu, Giao Thủy, UBND các xã Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc, Nam Điền, Hải Đông, Hải Chính, Hải Triều, Giao Thiện, Giao An, Giao Xuân, TT Quất Lâm, các cán bộ và ngƣời dân tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các nhà khoa học, thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Nghiên cứu sinh Đặng Thị Hoa ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục biểu đồ ix Danh mục hộp ix Trích yếu luận án x Thesis abstract xii PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4 1.4 Những đóng góp mới của luận án 5 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6 2.1 Cơ sở lý luận 6 2.1.1 Các khái niệm 6 2.1.2 Đặc điểm của sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân vùng ven biển 2.1.3 11 Nội dung nghiên cứu thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân vùng ven biển 2.1.4 12 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân vùng ven biển 17 2.2 Cơ sở thực tiễn 21 2.2.1 Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới về sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân vùng ven biển 2.2.2 21 Kinh nghiệm về sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân ở một số địa phƣơng vùng ven biển Việt Nam iii 26 2.2.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới và một số vùng ven biển Việt Nam 2.2.4 35 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 37 PHẦN 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43 3.1 Đặc điểm cơ bản của vùng ven biển tỉnh Nam Định 43 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 43 3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 45 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 46 3.2.1 Khung phân tích 46 3.2.2 Phƣơng pháp tiếp cận 47 3.2.3 Chọn điểm nghiên cứu 48 3.2.3 Phƣơng pháp thu thập thông tin 52 3.2.4 Phƣơng pháp phân tích thông tin 54 3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 55 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 57 Thực trạng sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân vùng ven biển Nam Định 57 4.1.1 Các biểu hiện của biến đổi khí hậu ở vùng ven biển tỉnh Nam Định 57 4.1.2 Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân vùng ven biển Nam Định 67 4.1.3 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp 90 4.1.4 Kết quả và hiệu quả của một số mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân vùng ven biển tỉnh Nam Định 4.2 104 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân vùng ven biển tỉnh Nam Định 111 4.2.1 Các yếu tố khách quan 111 4.2.2 Các yếu tố chủ quan 120 4.2.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức về sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân vùng ven biển Nam Định 4.3 125 Giải pháp nâng cao sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp cho ngƣời dân vùng ven biển giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030 128 4.3.1 Căn cứ đề xuất các giải pháp 128 4.3.2 Định hƣớng đề xuất các giải pháp 129 iv 4.3.3 Các giải pháp nâng cao sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân vùng ven biển tỉnh Nam Định 130 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 149 5.1 Kết luận 149 5.2 Kiến nghị 150 Danh mục các công trình đã công bố 151 Tài liệu tham khảo 152 Phụ lục 159 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển châu Á) BĐKH Biến đổi khí hậu BVTV Bảo vệ thực vật ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GTGT Giá trị gia tăng IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change (Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu) NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn TN&MT Tài nguyên và môi trƣờng NTTS Nuôi trồng thủy sản PRA Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nông thôn có sự tham gia) RRA Rapid Rural Appraisal (Đánh giá nhanh nông thôn) SXNN Sản xuất nông nghiệp TN&MT Tài nguyên và Môi trƣờng USA United States of America (nước Mỹ) USAID United States Agency for International Development (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ) vi DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng 3.1 Tăng trƣởng kinh tế vùng ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2000 - 2014 45 3.2 Diện tích, dân số, mật độ dân số ở các xã ven biển tỉnh Nam Định năm 2015 48 3.3 Phân bố mẫu điều tra theo điểm nghiên cứu 50 3.4 Hộ gia đình phân theo ngành sản xuất chính của hộ ở 3 huyện ven biển tỉnh Trang Nam Định (2012) 51 3.5 Số hộ gia đình đƣợc điều tra ở 3 huyện ven biển tỉnh Nam Định 51 3.6 Mô hình ma trận SWOT 55 4.1 Tình hình thời tiết, khí hậu vùng ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 1990-2015 58 4.2 Nhận thức của ngƣời dân về diễn biến thời tiết, khí hậu vùng ven biển tỉnh Nam Định trong những năm gần đây 64 4.3 Biến động các biểu hiện của biến đổi khí hậu 66 4.4 Xếp hạng các biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu 66 4.5 Biến động diện tích, năng suất một số cây trồng chính của vùng ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2003-2015 4.6 Đánh giá ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ phân chia theo thu nhập 4.7 69 Đánh giá ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ phân chia theo quy mô 4.8 68 70 Biến động về số lƣợng vật nuôi của vùng ven biển Nam Định giai đoạn 2012 – 2015 72 4.9 Đánh giá ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến chăn nuôi 72 4.10 Biến động diện tích, sản lƣợng nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2014 4.11 74 Đánh giá ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt của nhóm hộ phân chia theo thu nhập 4.12 Đánh giá ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt của nhóm hộ phân chia theo quy mô 4.13 75 77 Đánh giá ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản nƣớc mặn, lợ của nhóm hộ phân chia theo thu nhập vii 77 4.14 Đánh giá ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản nƣớc mặn, lợ của nhóm hộ phân chia theo quy mô 4.15 78 Tình hình sản xuất muối của vùng ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2008 – 2015 80 4.16 Đánh giá ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến diêm nghiệp 81 4.17 Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất ngành lâm nghiệp 85 4.18 Các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng do tác động của biến đổi khí hậu 86 4.19 Tổng thiệt hại do bão, lốc, mƣa lũ gây ra giai đoạn 1989 – 2015 87 4.20 Tổng hợp đánh giá của ngƣời dân về ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp 88 4.21 Các biện pháp thích ứng trong trồng trọt ở vùng ven biển tỉnh Nam Định 91 4.22 Các biện pháp thích ứng trong chăn nuôi ở vùng ven biển tỉnh Nam Định 91 4.23 Các biện pháp thích ứng trong nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt ở vùng ven biển Nam Định 4.24 95 Các biện pháp thích ứng trong nuôi trồng thủy sản nƣớc mặn lợ ở vùng ven biển Nam Định 95 4.25 Kết quả và hiệu quả của một số biện pháp thích ứng thuộc Mô hình 1 105 4.26 Kết quả và hiệu quả của một số biện pháp thích ứng thuộc Mô hình 2 107 4.27 Kết quả và hiệu quả của một số biện pháp thích ứng thuộc Mô hình 3 109 4.28 Kết quả và hiệu quả của một số biện pháp thích ứng thuộc Mô hình 4 110 4.29 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của ngƣời dân vùng ven biển Nam Định viii 126 DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang 4.1 Diện tích đất làm muối vùng ven biển Nam Định giai đoạn 2005-2015 80 4.2 Các biện pháp thích ứng trong diêm nghiệp 99 4.3 Diện tích đất làm muối chuyển sang nuôi trồng thủy sản 100 4.4 Các biện pháp thích ứng trong lâm nghiệp 101 4.5 Đánh giá của cán bộ về sự hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân 116 DANH MỤC HỘP Tên hộp TT Trang 4.1 Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất ngành trồng trọt 70 4.2 Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến trồng lúa 71 4.3 Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt 73 4.4 Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản mặn lợ 78 4.5 Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến nuôi ngao 79 4.6 Chia sẻ của diêm dẫn xã Hải Triều huyện Hải Hậu 82 4.7 Chia sẻ của cán bộ Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định 82 4.8 Hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp 116 4.9 Chia sẻ của cán bộ xã Giao Hải 141 ix TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Đặng Thị Hoa Tên Luận án: Nghiên cứu sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân ven biển tỉnh Nam Định Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62 62 01 15 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu * Mục tiêu chung Đánh giá sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của ngƣời dân ven biển tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao sự thích ứng với BĐKH cho ngƣời dân ven biển trong SXNN những năm tới. * Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của ngƣời dân ven biển; - Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của ngƣời dân ven biển tỉnh Nam Định; - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thích ứng với BĐKH trong SXNN của ngƣời dân ven biển tỉnh Nam Định những năm tới. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận: tiếp cận theo ngành; tiếp cận theo hộ; tiếp cận có sự tham gia; tiếp cận phát triển bền vững. - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: để khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng các biểu hiện về BĐKH, ảnh hƣởng của BĐKH đến SXNN của ngƣời dân vùng ven biển tỉnh Nam Định. Số liệu đƣợc thu thập ở các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan quản lý trong tỉnh Nam Định. - Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại 3 huyện thuộc vùng ven biển tỉnh Nam Định (Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hƣng), trong đó các điểm nghiên cứu chuyên sâu đƣợc thực hiện tại 10 xã, thị trấn đại diện cho vùng ven biển để điều tra số liệu sơ cấp: xã Giao An, Giao Xuân, Giao Thiện, thị trấn Quất Lâm (huyện Giao Thủy); xã Hải Đông, Hải Chính, Hải Triều (huyện Hải Hậu); xã Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc, Nam Điền (huyện Nghĩa Hƣng). - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Các số liệu đƣợc thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp; phƣơng pháp đánh giá có sự tham gia của ngƣời dân (PRA). - Phương pháp lấy mẫu: Tổng mẫu điều tra là 609, trong đó: 140 hộ là cán bộ và 469 hộ là ngƣời nông dân (126 hộ trồng lúa, 45 hộ chăn nuôi, 85 hộ NTTS nƣớc ngọt, 79 x hộ NTTS nƣớc mặn lợ, 99 hộ làm muối và 35 hộ làm lâm nghiệp). Kết quả chính và kết luận i) Các biểu hiện của BĐKH đã thể hiện rất rõ ở vùng ven biển tỉnh Nam Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 25 năm qua (từ 1990-2015): nhiệt độ trung bình tăng 0,60C, độ ẩm giảm trung bình 3,04%, mực nƣớc biển đã dâng lên 2,15 mm/năm, bình quân mỗi năm vùng ven biển Nam Định chịu ảnh hƣởng từ 3-4 cơn bão, cƣờng độ bão mạnh hơn, xu hƣớng nhiều hơn và muộn hơn những năm về trƣớc, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều. ii) Biến đổi khí hậu đã ảnh hƣởng rất rõ ràng tới SXNN của ngƣời dân: diện tích đất nông nghiệp bị nhiễm mặn tăng, mƣa bão gây thiệt hại lớn đến sản lƣợng và năng suất cây trồng/vật nuôi, thiên tai làm hƣ hại cơ sở hạ tầng khu chăn nuôi và trồng trọt của ngƣời dân. Thủy sản bị giảm năng suất, chết hàng loạt do thiên tai. Nguồn lợi hải sản suy giảm, rạt ra xa bờ... Thiên tai diễn biến phức tạp gây khó khăn cho các hộ SXNN. iii) Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy ngƣời dân ven biển Nam Định đã có những biện pháp thích ứng với BĐKH trong SXNN: 1- Thay đổi giống cây trồng, vật nuôi; 2- Thay đổi kỹ thuật canh tác; 3- Thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; 4- Chuyển mục đích sử dụng đất; 5- Chấp nhận tổn thất. iv) Xây dựng kế hoạch phòng tránh, thích ứng với BĐKH của ngƣời dân chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ bởi chính sách của nhà nƣớc, giải pháp phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng; điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, công nghệ và khoa học kỹ thuật, nhận thức của ngƣời dân có ảnh hƣởng chủ yếu đến việc đƣa giống cây trồng/vật nuôi và kỹ thuật mới vào canh tác; chuyển dịch cơ cấu cây trồng/vật nuôi và chuyển mục đích sử dụng đất chịu ảnh hƣởng khá lớn bởi vốn, lao động, thị trƣờng, giới tính, kinh nghiệm SXNN của ngƣời dân. v) Dựa vào kết quả theo dõi và đánh giá hiệu quả kinh tế của 4 mô hình thích ứng, luận án đã chỉ ra đƣợc những mô hình thích ứng đạt hiệu quả kinh tế và cần đƣợc nhân rộng, đó là: mô hình thay đổi giống lúa cũ kém chịu mặn, kém chịu úng sang giống lúa mới có khả năng chịu mặn, chịu úng tốt hơn (Nhị ƣu 838, Nhị ƣu 69, TH3-3, RVT, QR1, QR2, Thiên trƣờng 750...); mô hình chuyển đất bị ngập úng nặng sang nuôi Baba, cá Diêu hồng...; mô hình chuyển đất bị nhiễm mặn nặng hoặc đất làm muối kém hiệu quả sang nuôi tôm, ngao...; chuyển từ mô hình 2 lúa sang mô hình luân canh 2 lúa kết hợp đậu tƣơng, bí xanh; mô hình thay đổi kỹ thuật làm muối từ vôi tro sang bạt nhựa đen. vi) Để giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra, góp phần nâng cao hiệu quả trong SXNN, đồng thời giúp ngƣời dân nâng cao sự thích ứng với BĐKH, cần phải kết hợp các giải pháp đồng bộ nhƣ: phát triển cơ sở hạ tầng bảo vệ sản xuất; đƣa khoa học công nghệ vào sản xuất; chuyển đổi mục đích sử dụng đất; duy trì và tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; nâng cao nhận thức, tăng cƣờng đào tạo nghề, đẩy mạnh khuyến nông đối với ngƣời dân… Ngoài ra, cần phải có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trung ƣơng, các cơ quan khoa học, kỹ thuật, chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân để giúp ngƣời dân vùng ven biển nâng cao đƣợc sự thích ứng của mình với BĐKH trong SXNN. xi THESIS ABSTRACT PhD candidate: Dang Thi Hoa Thesis title: Research on adaptation to climate change in the agricultural production of coastal residents of Nam Dinh province Major: Agricultural Economics Code: 62 62 01 15 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture Research Objectives * Overall objectives: Determine adaptation to climate change in agricultural production of coastal people in Nam Dinh province, based on that propose solutions to strengthen adaptive capacity to climate change of people in study area. * Specific objectives: - Systematize and clarify theory and reality on adaptation to climate change in agricultural production of coastal people; - Evaluate status and analyze factors affecting adaptation to climate change in agricultural production of coastal people in Nam Dinh province; - Propose solutions to strengthen adaptive capacity of coastal people in agricultural production in Nam Dinh province. Materials and Methods - Approach methodology: sectoral approach; household approach; participatory approach; sustainable development approach. - Secondary data collection: to generalize natural, socioeconomic conditions, climate change status, effects of climate change on agricultural production of coastal people in Nam Dinh province. Secondary data was collected from research institutions, government offices in Nam Dinh province. - Study site selection: Study was conducted in 3 coastal districts including Hai Hau, Giao Thuy, and Nghia Hung, in which specific study sites are selected in 10 commune and town. The specific study areas consist of 3 communes and 1 town Giao Thuy district (Giao An, Giao Xuan, Giao Thien, and Quat Lam); 3 communes of Hai Hau district (Hai Dong, Hai Chinh, Hai Trieu); and 3 communes of Nghia Hung district (Nghia Son, Nghia Phuc, Nam Dien). - Primary data collection: Primary data was gathered through direct interview; and PRA. Total sample size is 609, including 140 officials and 469 farmers (126 rice farmers, 45 livestock farmers, 85 fresh aquaculture farmers, 79 salt water aquaculture farmers, 99 xii salt farmers and 35 forestry households). Main findings and conclusions i) Climate change signals were clearly showed in coastal zone of Nam Dinh province. Study result indicated that in 25 years (1990-2015) average temperature has increased 0,60C, humidity decreased averagely 3,04%, sea level rose 2,15 mm/year. Annualy, costal area of Nam Dinh province is affected by 3-4 typhoons which have stronger intensity, more appearance frequency. In addition, extreme weather events have increasingly occurred. ii) Climate change has significantly affected agricultural production of farmers, specifically salinity area increase, storm damages highly yield and productivity of crop and livestock, natural disasters also damage infrasture of crop and husbandary production of farmers. Yield of aquaculture production and fish source have decreased. Natural disasters happen complicatedly and cause difficulties for farmers in the region. iii) Result of the study showed that coastal people in Nam Dinh province have adaptive strategies to climate change in agricultural production such as (1) changing variety of cultivar and animal; (2) shifting cultivated technique; (3) changing structure of crop and animal; (4) conversing land use purpose; and (5) accepting damages. iv) Develop plans to prevent, adapt to climate change of farming have strong affected by government policies, solutions to social and economic development of province; natural condition, infrastructure, science and technology status, awareness of local people have primarily affected the introduction of plant varieties/ pets and new techniques in farming; plant restructuring/pets and change the purpose of land use have strong affected by capital, labor, market, gender, farming experience of people. v) Based on economic efficiency determinant of 4 adaptive models, the study indicated the effective models that should be widely applied, including: changing paddy variety from old variety to salt-resistant and flood-resistant varieties (Nhi Uu 838, Nhi Uu 69, TH3-3, RVT, QR1, QR2, Thien Truong 750...); conversing flooded areas to aquaculture production (turtle feeding, red tilapia, etc.); conversing highly saline area and salt production area to shrimp and scallop feeding mô; transfering 2 rice seasons area to intercropping model (2 rice season and soybean); changing salt production technique from using lime and ash to applying black plastic. vi) To reduce damages caused by climate change, contribute to improve efficiency in agricultural production, and strengthen adaptive capacity of farmers to climate change, there is need for synchronous solutions such as: infrastructure development; applying science and technology into agricultural production; conversing land use purpose; maintaining and searching market for agricultural products; improving awareness of farmers; increasing training on occupation; promoting agricultural extension activities… Furthermore, there is need for co-orperation among organizations and institutions at different levels, science and tenical institutions, local government and local people to help coastal people improve apdaptation to climate change in agricultural production. xiii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Biến đổi khí hậu là một hiện tƣợng đã và đang diễn biến trong quá khứ cũng nhƣ hiện tại và đƣợc phỏng đoán là có thể biến động nhanh hơn trong tƣơng lai (Lê Anh Tuấn, 2011). Theo Dasgupta et al. (2007), Nguyễn Mậu Dũng (2010), Việt Nam là một trong 5 quốc gia dễ bị tổn thƣơng nhất trên thế giới do sự biến đổi của khí hậu, trong 50 năm qua (1958-2007), nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,50C – 0,70C, mực nƣớc biển dâng khoảng 20cm. Theo nghiên cứu của World Bank (2010), trong những năm gần đây, tác động của BĐKH đến môi trƣờng cũng nhƣ kinh tế, xã hội của Việt Nam nói chung và SXNN của các vùng ven biển nói riêng là vô cùng to lớn. Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan gia tăng về cả tính biến động và tính dị thƣờng nhƣ nắng, nóng, rét, bão, lũ, mƣa lớn, hạn hán, giông tố, lốc..., đặc biệt là trong những trƣờng hợp liên quan đến hoạt động của El-Nino, La-Nina. Xuất hiện các trận mƣa lớn làm nguy cơ lũ lụt gia tăng, trong khi đó ở một số khu vực khác vẫn phải chịu hạn hán kéo dài vào mùa khô. Trong một vài thập kỷ tới, nhiệt độ trung bình toàn cầu dự kiến sẽ tăng 0,20,30C mỗi thập kỷ. BĐKH đã làm cho mực nƣớc biển dâng, nhiệt độ và độ mặn thay đổi cùng với những thay đổi về dòng chảy, sóng, biên độ thủy triều, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển… Những biến động diễn ra mạnh mẽ của khí hậu thời tiết đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ đời sống của ngƣời dân, đặc biệt là đối với những hoạt động canh tác ở vùng ven biển. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2003) thì ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,7oC, mực nƣớc biển đã dâng khoảng 0,2 m. Hiện tƣợng El-Nino, La-Nina càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán, nƣớc biển dâng ngày càng ác liệt. Tìm cách để giảm bớt các tác động tiêu cực của BĐKH là một trong những vấn đề hiện nay đang đƣợc Nhà nƣớc, Chính phủ và các bộ ngành địa phƣơng hết sức quan tâm. Nghiên cứu của IUCN, SEI và IISD (2003) “Sinh kế và biến đổi khí hậu” cho thấy cách tiếp cận tổng hợp trong việc giải quyết sinh kế bền vững với BĐKH nhằm làm giảm khả năng bị tổn thƣơng do BĐKH gây ra. Nghiên cứu của Selvaraju et al. (2006) về “Thích ứng với sự thay đổi và biến đổi khí hậu trong những khu vực bị hạn hán ở Bangladesh” đã sử dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm 1 và phỏng vấn sâu để phân tích những thay đổi của khí hậu trong quá khứ, hiện tại và dự báo cho tƣơng lai, phân loại các đối tƣợng bị tổn thƣơng trƣớc tác động của BĐKH và đề xuất các giải pháp thích ứng với hạn hán trong SXNN ở Bangladesh. Bài viết về “Mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng tại vùng trũng thấp ở tỉnh Thừa Thiên Huế” của Lê Văn Thăng và cs. (2011) đã đƣa ra một số mô hình thích ứng với BĐKH. Nghiên cứu của Đinh Vũ Thanh và Nguyễn Văn Viết (2012) về “Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực nông nghiệp và giải pháp ứng phó” cho thấy BĐKH đã có những tác động nhất định đến trồng trọt, lâm nghiệp, thủy sản, tài nguyên nƣớc và thủy lợi. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Đặng Thị Hoa và Chu Thị Thu (2013) về “Giải pháp nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” đã nghiên cứu sự thích ứng của ngƣời dân ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Nhƣ vậy, cho đến nay đã có một số nghiên cứu liên quan tới BĐKH, tới sự thích ứng với BĐKH cho các vùng khác nhau ở trên thế giới và trong nƣớc, tuy nhiên một đề tài nghiên cứu về sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của ngƣời dân ven biển tỉnh Nam Định thì chƣa có nghiên cứu nào thực hiện. Nam Định là một trong những tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam cũng không nằm ngoài sự biến đổi của khí hậu, thời tiết. Thông thƣờng mỗi năm, Nam Định chịu tác động trực tiếp của 2-3 cơn bão và chịu ảnh hƣởng của 3-4 cơn bão khác, nƣớc biển dâng do bão khoảng 1,5-2,8m; nhiệt độ trung bình tăng khoảng 0,5-0,70C; mực nƣớc biển dâng cao khoảng 20cm; hiện tƣợng xâm nhập mặn cực đại với độ muối 10/00 trên sông Đáy là 30km; sông Ninh Cơ là 32km; trên sông Hồng (Ba Lạt) là 14km; hiện tƣợng ngọt hóa đã làm giảm lƣợng muối trong các đầm nuôi trồng thủy sản (NTTS) từ trên 10% xuống mức 0,02-0,30/00… gây thiệt hại đáng kể đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp và NTTS của ngƣời dân (Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định, 2015). Theo Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2010) thì Nam Định là một tỉnh lớn với hơn 2 triệu dân nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Theo quy hoạch năm 2008 thì Nam Định thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Địa hình của Nam Định có thể chia thành ba vùng, đó là: vùng đồng bằng thấp trũng, vùng đồng bằng ven biển (huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hƣng) có bờ biển dài 72 km và 4 cửa sông (cửa Ba Lạt sông Hồng, cửa Đáy sông Đáy, cửa Lạch Giang sông Ninh Cơ và cửa Hà Lạn sông Sò) và vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định. Hiện nay, SXNN của ngƣời dân ở vùng ven biển tỉnh Nam Định phát triển ở mức thấp với những hoạt động chủ yếu nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, quản lý bảo vệ 2 rừng ngập mặn, NTTS… Hàng năm, những hoạt động này của vùng phải chịu nhiều đợt tàn phá do khí hậu, thời tiết thay đổi bất thƣờng mang đến, từ đó dẫn đến những biến động về diện tích canh tác, suy giảm sản lƣợng, năng suất, chất lƣợng… nên đã làm cho SXNN của ngƣời dân, đặc biệt là những ngƣời dân nghèo, ngày càng trở lên khó khăn hơn (Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định, 2015b). Trƣớc thực trạng đó, vùng ven biển Nam Định đã triển khai áp dụng một số mô hình thích ứng nhƣ mô hình đồng quản lý rừng, mô hình cộng đồng NTTS bền vững, mô hình sinh thái dựa vào cộng đồng, mô hình nuôi ngao bền vững, mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, mô hình kinh doanh và đa dạng hóa sinh kế… Mục tiêu của các mô hình là nhằm giúp ngƣời dân có thêm hiểu biết về những kỹ năng, khai thác nguồn lợi biển một cách hợp lý và bền vững để có cuộc sống ổn định, có khả năng chống chọi với những diễn biến của thiên nhiên và xã hội, đồng thời gìn giữ đƣợc môi trƣờng biển, không còn những hoạt động đánh bắt hủy diệt hải sản, duy trì và phát triển bền vững diện tích rừng ngập mặn… (Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định, 2015). Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2015, hiện nay diện tích canh tác của vùng ven biển Nam Định vẫn bị thu hẹp, năng suất và sản lƣợng sản xuất giảm sút, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, cuộc sống của ngƣời dân không đảm bảo và SXNN phát triển không bền vững. Vấn đề đặt ra ở đây là: Biểu hiện của BĐKH ở vùng ven biển Nam Định được thể hiện như thế nào? Biến đổi khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động SXNN của người dân? Trong SXNN, người dân có những hành động gì để thích ứng với diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết? Những giải pháp nào giúp người dân giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra để phát triển SXNN cho gia đình và địa phương? Những vấn đề này vẫn chƣa đƣợc đề cập đến trong hầu hết các công trình nghiên cứu, do vậy cần có thêm những nghiên cứu trong lĩnh vực này. Trƣớc nguy cơ ảnh hƣởng và cảnh báo về BĐKH, Nam Định nói chung và vùng ven biển Nam Định nói riêng cần phải có các giải pháp thích ứng với BĐKH nhằm ứng phó với hiểm họa này. Vấn đề BĐKH vừa có tính trƣớc mắt, vừa có tính lâu dài, phức tạp và liên quan đến nhiều ngành, nhiều khu vực và toàn cầu. Vì thế, để thực hiện đƣợc mục tiêu ứng phó và giảm nhẹ BĐKH của tỉnh, việc tìm ra các giải pháp thích ứng cho vùng ven biển Nam Định cần đƣợc nghiên cứu, trao đổi. Các giải pháp thích ứng với BĐKH có ý nghĩa thiết thực và quan trọng đối với sự phát triển SXNN của vùng ven biển Nam Định nói riêng và của tỉnh Nam Định nói chung, nó sẽ là tiền đề để bảo vệ cộng đồng nông nghiệp, đặc biệt là các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng (trồng trọt, chăn nuôi, NTTS…) thông qua đảm bảo các 3 điều kiện sản xuất, cung cấp giống phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng… đặc biệt là ở vùng ven bờ biển. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của ngƣời dân ven biển tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao thích ứng với BĐKH cho ngƣời dân ven biển trong SXNN những năm tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của ngƣời dân ven biển; - Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của ngƣời dân ven biển tỉnh Nam Định; - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thích ứng với BĐKH trong SXNN của ngƣời dân ven biển tỉnh Nam Định những năm tới. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu và những nội dung nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài bao gồm khách thể nghiên cứu và chủ thể nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu chính là những vấn đề lý luận và thực tiễn về thích ứng với BĐKH trong SXNN của ngƣời dân (từng hộ dân) ven biển tỉnh Nam Định; các điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội, các tác nhân có liên quan đến sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của từng ngƣời dân địa phƣơng. Chủ thể nghiên cứu của luận án là các hộ nông dân đang sinh sống ở vùng ven biển có hoạt động sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, NTTS, diêm nghiệp và lâm nghiệp. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: + Đề tài nghiên cứu SXNN ở Việt Nam theo nghĩa rộng, bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, NTTS, diêm nghiệp, lâm nghiệp và chỉ trong lĩnh vực sản xuất, không nghiên cứu những vấn đề liên quan đến kỹ thuật và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. + Đề tài nghiên cứu trên phạm vi các huyện vùng ven biển tỉnh Nam Định, trong đó tập trung nghiên cứu sâu tại các xã ven biển có SXNN chịu tác động trực tiếp của BĐKH. Các xã đƣợc khảo sát chuyên sâu đó là: xã Giao Xuân, Giao An, Giao Thiện, TT Quất Lâm (huyện Giao Thủy); xã Hải Đông, Hải Chính, Hải Triều (huyện Hải Hậu); xã Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc, Nam Điền (huyện Nghĩa Hƣng). 4 - Về thời gian: (1) Các thông tin phục vụ cho nghiên cứu này đƣợc thu thập từ năm 2015 trở về trƣớc; (2) Các giải pháp đề xuất có thể áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Về nội dung: (1) Trong đề tài này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các biểu hiện của BĐKH ở vùng ven biển tỉnh Nam Định; (2) Nghiên cứu sự ảnh hƣởng của BĐKH đến SXNN của ngƣời dân ven biển tỉnh Nam Định; (3) Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích sâu các biện pháp thích ứng với BĐKH trong SXNN đang đƣợc ngƣời dân áp dụng tại địa phƣơng; (4) Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của ngƣời dân ven biển Nam Định. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Luận án đã chỉ ra đƣợc những biểu hiện của BĐKH (bão, xâm nhập mặn, nhiệt độ, lƣợng mƣa, số giờ nắng, độ ẩm, hạn hán, nắng nóng và rét thay đổi bất thƣờng....) và ảnh hƣởng của BĐKH đến SXNN ở vùng ven biển Nam Định. - Luận án đã chỉ ra đƣợc các biện pháp thích ứng ngƣời dân ven biển Nam Định đã và đang áp dụng trong SXNN (thay đổi giống cây trồng/vật nuôi, thay đổi kỹ thuật canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng/vật nuôi, chuyển mục đích sử dụng đất, nâng cấp/gia cố khu nuôi trồng, chấp nhận tổn thất...) và đề xuất đƣợc các giải pháp nâng cao sự thích ứng với BĐKH cho ngƣời dân trong thời gian tới (phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển mục đích sử dụng đất, lồng ghép SXNN với các kế hoạch phát triển khác của vùng ven biển tỉnh Nam Định...). 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN - Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và khung lý thuyết, khung phân tích phù hợp về sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của ngƣời dân ven biển. - Luận án đã làm rõ đƣợc thực trạng và các yếu tố ảnh hƣởng tới sự thích ứng với BĐKH trong SXNN theo các nhóm hộ giàu, trung bình, nghèo ở từng ngành sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, nghề muối, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự thích ứng với BĐKH trong SXNN cho ngƣời dân vùng ven biển Nam Định. - Luận án làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý xây dựng phƣơng án ứng phó với BĐKH của tỉnh Nam Định giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2030. Từ đó, hoạch định chính sách hỗ trợ ngƣời dân SXNN ở vùng ven biển từ tổ chức thực hiện đến tiêu thụ sản phẩm nông sản và chiến lƣợc phát triển SXNN trong thời gian tới. 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan