Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sự phát sinh gây hại của sâu miệng ...

Tài liệu Nghiên cứu sự phát sinh gây hại của sâu miệng

.DOC
94
301
116

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------CHU THANH KHIẾT NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT SINH GÂY HẠI CỦA SÂU MIỆNG NHAI THUỘC BỘ CÁNH VẨY (LEPIDOPTERA) HẠI ĐẬU RAU VỤ XUÂN HÈ 2011 TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI VÀ PHỤ CẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật Mã số: 60 62 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH CHIẾN HÀ NỘI - 2011 MỤC LỤC Trang MỤC LỤC.......................................................................................................... DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ.............................................................................. 1. MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1.1. Đặt vấn đề............................................................................................... 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài.............................................................. 1.2.1 Mục đích........................................................................................... 1.2.2. Yêu cầu............................................................................................ 1.2.3. ý nghĩa của đề tài............................................................................ 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.................................................... 2.1.Cơ sở khoa học của đề tài........................................................................ 2.2. Nghiên cứu ngoài nước.......................................................................... 2.2.1. Những nghiên cứu về sâu hại đậu rau............................................. 2.2.2. Những nghiên cứu về thiên địch của sâu hại đậu rau...................... 2.2.3. Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ..................................... 2.3. Nghiên cứu trong nước........................................................................... 2.3.1. Những nghiên cứu về sâu hại đậu rau............................................. 2.3.2. Những nghiên cứu về thiên địch của sâu hại đậu rau.................... 2.3.3. Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ................................... 2.3.4. Những nghiên cứu về sâu đục quả đậu.......................................... 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................... 3.1. Vật liệu nghiên cứu.............................................................................. 3.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................ i 3.4. Dụng cụ nghiên cứu.............................................................................. 3.5. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 3.6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 3.6.1. Điều tra thành phần sâu hại đậu rau và thiên địch của chúng ....................................................................................................... 3.6.2. Phương pháp nghiên cứu đánh giá mức độ gây hại của Maruca vitrata:.............................................................................. 3.6.3. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu đục quả Maruca vitrata Fabr....................................................................... 3.7. Khảo sát hiệu lực của thuốc BVTV trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng................................................................................. 3.8. Các chỉ tiêu theo dõi............................................................................. 3.9. Hiệu lực của thuốc BVTV đến sâu đục quả đậu trong phòng.............. 3.10. Tính toán , xử lý số liệu...................................................................... 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................... 4.1. Thành phần sâu hại đậu rau vụ xuân hè 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội....................................................................................................... 4.2. Thành phần và mức độ phổ biến của thiên địch trên đậu rau vụ Xuân Hè 2011 tại Gia Lâm , Hà Nội................................................... 4.3.Một số nghiên cứu về sâu đục quả Maruca vitrata Fabr....................... 4.3.1. Phân bố và phổ kí chủ của Maruca vitrata Fabr............................ 4.3.2. Đặc điểm hình thái của sâu đục quả Maruca vitrata Fabr............. 4.3.3. Một số đặc điểm sinh học của sâu đục quả Maruca vitrata Fabr................................................................................................ 4.3.4. Tỷ lệ giới tính của sâu đục quả M. vitrata trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng vụ Xuân Hè 2011............................ ii 4.4. Diễn biến mật độ của sâu đục quả đậu (Maruca vitrata Fabr.) và một số loài sâu hại chính..................................................................... 4.4.1. Diễn biến mật độ và tỷ lệ hại của sâu đục quả M.vitrata trên đậu đũa trà sớm và trà chính vụ vụ Xuân hè 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội.................................................................................. 4.5. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với sâu hại sâu đục quả (Maruca vitrata Fabr.)......................................................................... 4.5.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV trong việc trừ sâu đục quả (Maruca vitrata Fabr. ) đậu đũa vụ Xuân Hè 2011 ở ngoài đồng ruộng Gia lâm, Hà Nội......................................................... 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................... 5.1. KẾT LUẬN.......................................................................................... 5.2. ĐỀ NGHỊ.............................................................................................. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1. Thành phần sâu hại trên đậu rau vụ Xuân Hè 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội.................................................................................. Bảng 4.2. Thành phần và mức độ phổ biến của thiên địch trên đậu rau ....................................................................................................... Bảng 4.3. Tỷ lệ các loài côn trùng bắt mồi trên đậu rau trong vụ xuân hè 2011 tại Gia Lâm – Hà Nội...................................................... Bảng 4.4. Các cây kí chủ họ đậu của sâu đục quả Maruca vitrata Fabr. vụ Xuân Hè 2011 tại Gia Lâm , Hà Nội.............................. Bảng 4.5. Kích thước các pha phát dục của sâu đục quả M. vitrata.............. Bảng 4.6. Thời gian các phát dục của sâu đục quả M. vitrata....................... Bảng 4.7. Vị trí hoá nhộng của sâu đục quả M. vitrata................................. Bảng 4.8. Tỷ lệ giới tính của sâu đục quả M. vitrata trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng vụ Xuân hè 2011............................ Bảng 4.9. Diễn biến mật độ và tỷ lệ hại của sâu đục quả M. vitrata trên đậu đũa trà sớm và trà chính vụ vụ Xuân hè 2011 tại Gia Lâm , Hà Nội.......................................................................... Bảng 4.10. Diễn biến mật độ và tỷ lệ hại của sâu đục quả M. vitrata trên một số giống đậu đũa vụ Xuân hè 2011 tại Gia Lâm , Hà Nội........................................................................................... Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến tỷ lệ quả đậu đũa bị hại bởi sâu đục quả Maruca................................................................. Bảng 4.12. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV trừ sâu đục quả Maruca vitrata Fabr. vụ Xuân hè 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội. ....................................................................................................... iv Bảng 4.13. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV trừ sâu đục quả Maruca vitrata Fabr. trong phòng thí nghiệm............................... v DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Trang Hình 4.1 : Đồ thị diễn biến mật độ sâu đục quả M.vitrata hại đậu đũa trên các trà sớm và trà chính vụ vụ Xuân hè 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội.................................................................................. Hình 4.2. Diễn biến sâu đục quả M. vitrata hại đậu đũa trên giống đậu đũa địa phương quả ngắn và Trung Quốc quả dài vụ Xuân Hè 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội....................................................... vi 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đậu rau thuộc họ đậu (Fabales), có rất nhiều loài, chủ yếu là cõy thân thảo phân bố khắp nơi trên thế giới.Trong số hàng chục nghìn loài cây họ đậu đã biết chỉ có khoảng vài chục loài phổ biến làm thức ăn cho con người. Ở nước ta, nghề trồng rau ra đời rất sớm trước cả nghề trồng lúa nước. Rau có nhiều loại : Rau ăn lá, rau ăn thân củ và rau ăn quả. Trong rau ăn quả thì đậu rau là nhóm rau cao cấp có hàm lượng protit là 5-6% và chứa một số axit amin, vitamin rất quan trọng ( như methionine, cystine, lysine, vitamin A,C,B1…). Chính vì vậy, nhóm đậu rau đang được quan tâm phát triển ( Mai Thị Phương Anh và cộng sự, 1996). Những loại đậu rau trồng phổ biến ở nước ta là: đậu đũa, đậu trạch, đậu bở, đậu cove, đậu ván, đậu Hà Lan… và mới gần đây xuất hiện thêm giống đậu tương rau. Các loài đậu rau này chủ yếu thuộc 2 họ : Họ đậu Leguminoceae và họ cánh bướm Papillionaceae. Căn cứ vào chiều cao cây đậu rau chia làm 2 nhóm : Đậu lùn Phaseolus Vulgaris var. humilis Alef và đậu leo Phaseolus Vulgaris L. Năng suất đậu rau còn thấp chưa ổn định. Đậu rau còn là nguồn nguyên liệu của công nghiệp chế biến, nguyên liệu của công nghiệp đồ hộp thực phẩm. Ngoài ra trồng đậu rau có ý nghĩa vô cùng quan trọng khác là luân canh cõy trồng, cải tạo đất và cung cấp rau thời kỳ trái vụ. Cõy họ đậu là cây có ưu thế lớn về mặt trồng trọt. Đây là loại cây trồng ngắn ngày, thích hợp với trồng xen, trồng gối và cho năng suất đáng kể. Một đặc điểm khác biệt của cây họ đậu là khả năng cộng sinh với vi khuẩn nốt sần để biến nitơ tự do của không khí thành nitơ cây có thể sử dụng được. vì vậy cây họ đậu được xem là nguồn đạm sinh học quớ giỏ và rẻ tiền. 1 Trong hàng loạt các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng đậu đỗ như điều kiện khí hậu, kỹ thuật trồng trọt, sâu bệnh… Yếu tố chính hạn chế năng suất đậu rau là sâu hại, điển hình là một số loại sâu hại chính như : sâu đục quả Maruca sp., ruồi đục lá Liriomyza sp… Theo thống kê ở nhiều nước trồng đậu đỗ, thiệt hại do sâu bệnh gây ra có thể từ 53% - 98% nếu không tiến hành các biện pháp phòng trừ. Trong số đó, loài gây hại nghiêm trọng nhất là sâu đục quả Maruca vitrata Fabr., tiếp đến là sâu khoang Spodoptera litura ăn gặm phiến lá và sõu xỏm Agrotis ypsilon gặm cắn cây con. Sâu đục quả Maruca vitrata Fabr. gây hại trên cả phần lá, nụ hoa và quả, dẫn đến làm giảm năng suất từ 10% - 70%. Tỷ lệ quả đậu rau ( đậu đũa, đậu trạch, đậu cove ) bị hại bởi sâu đục quả Maruca testulalis thường dao động từ 11.5% - 36.7% có trường hợp tới 89% ( Hoàng Anh Cung, 1996). Một khó khăn lớn đối với công tác phòng trừ loài sâu hại này là chúng thường đục sâu vào trong các bộ phận của cây và ẩn ấp trong đó, đặc biệt là ở nụ và quả. Để bảo vệ cây đậu rau, nông dân đó dựng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó chủ yếu dựa vào biện pháp hóa học. Nhưng một trong 4 chỉ tiêu cơ bản của rau an toàn là không có hoặc có dư lượng thuốc hóa học thấp hơn mức cho phép. Muốn vậy, phải sử dụng thuốc hóa học hợp lý trên rau nói chung và trên đậu rau nói riêng. Cơ sở quan trọng là những hiểu biết về thành phần sâu hại, đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh gây hại của những sâu hại chính và ý nghĩa của các biện pháp phi hóa học trong phòng chống sâu hại trên đậu rau. Những vấn đề nghiên cứu cũn ớt, chưa phổ cập và chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác phòng chống sâu hại đậu rau. Huyện Gia Lâm là một huyện ngoại thành thủ đô Hà Nội với nghề trồng rau đó cú từ rất lâu đời, đã và đang đem lại thu nhập đáng kể cho hàng 2 ngàn hộ nông dân nhưng cũng không tránh khỏi tình trạng nêu trên. Để khắc phục điều đó các quy trình sản xuất rau an toàn đã và đang được triển khai ở nhiều vùng trồng rau của huyện Gia Lâm như Đặng Xá, Văn Đức, Lệ Chi, Đông Dư… Huyện Gia Lâm đang chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, giảm diện tích cây lúa, chuyển từ cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trong các công thức luân canh thì công thức luân canh các loại rau có hiệu quả kinh tế cao nhất. Ở huyện Gia Lâm với công thức luân canh Cải bắp (thu đông) – đậu trạch (đụng xuõn) – dưa chuột (xuõn hố) hoặc cải bắp (thu đông) – cà chua (đụng xuõn) – đậu đũa (xuõn hố) cho thu nhập cao. Cây đậu rau có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây rau, có giá trị thu nhập cao và cải tạo đất tốt. Tuy nhiên, diện tích cây đậu rau còn thấp, chưa phát huy được tiềm năng và lợi thế, tiêu thụ khó khăn, giá trị thu nhập không ổn định. Cản trở lớn nhất là nông dân sử dụng nhiều lần thuốc trong một vụ để trừ sâu đục quả, ruồi đục lá, bọ trĩ, rệp…, không đảm bảo thời gian cách ly. Đặc biệt, đậu đỗ được người sử dụng ưa chuộng, nhưng do vấn đề dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm dẫn đến tình trạng diện tích cây đậu đỗ có chiều hướng giảm. Cho tới nay, ở huyện Gia Lâm hầu như rất ít công trình nghiên cứu về sâu hại đậu rau. Vì vậy, việc nghiên cứu sâu hại đậu rau và biện pháp phòng trừ để giúp cho công tác dự tính dự báo, chỉ đạo phòng trừ sâu hại, hướng dẫn tập huấn nông dân trồng đậu rau an toàn và năng suất cao là vấn đề cần được quan tâm. Xuất phát từ thực tế đó, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Đình Chiến, chỳng tụi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu sự phát sinh gây hại của sâu miệng nhai thuộc Bộ cánh vẩy ( Lepidoptera) hại đậu rau vụ Xuõn Hố 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội” 3 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích Điều tra thu thập thành phần sâu hại chính hại đậu rau và thiên địch của chúng vụ Xuân Hè 2011 tại vùng Gia Lâm, Hà Nội. Nghiờn cứu sự phát sinh gây hại của sâu hại chính, từ đó đề xuất biện pháp phòng trừ một cách hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế và môi trường, góp phần thúc đẩy sản xuất đậu rau an toàn vùng Gia Lâm, Hà Nội. 1.2.2. Yêu cầu - Điều tra thu thập và xác định thành phần sâu hại đậu rau và thiên địch của chúng vụ Xuõn Hố 2011 tại vùng Gia Lâm, Hà Nội. - Theo dõi ảnh hưởng của một số yếu tố( loại đậu rau, thời vụ trồng và giai đoạn sinh trưởng của cây) đến diễn biến mật độ của sâu hại chính hại đậu rau ( sâu đục quả, ruồi đục lỏ, sõu xỏm, sõu khoang, sâu cuốn lỏ… ) - Nghiên cứu đặc điểm sinh học cơ bản của sâu đục quả đậu ( Maruca vitrata Fabr.). - Khảo sát hiệu lực phòng trừ sâu đục quả đậu ( Maruca vitrata Fabr.) hại đậu rau của một số loại thuốc bảo vệ thực vật ( hóa học và sinh học ) và đề xuất biện pháp phòng trừ. 1.2.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học của đề tài: nghiên cứu về đặc điểm sinh học và thiên địch của sâu hại đậu rau và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại đậu rau đạt hiệu quả và đảm bảo sản phẩm an toàn. - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: . Hiểu thêm về hiện trạng sâu hại đậu rau tại Gia Lâm, Hà nội. . Hiểu thêm về việc sử dụng thuốc BVTV trong việc phòng trừ sâu hại đậu rau vùng Gia lâm, Hà nội. 4 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta đang đà tăng trưởng và phát triển, nhu cầu về rau, hoa quả tươi trong bữa ăn hàng ngày và hàng hóa xuất khẩu ngày càng tăng lên. Trong đó đậu rau giữ vị trí hàng đầu trong các chủng loại rau có sản phẩm chế biến xuất khẩu và khối lượng tăng dần hàng năm. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nên trong sản xuất có nhiều giống rau quả có năng suất và chất lượng, không ngừng tăng diện tích và hệ số quay vòng của đất, đầu tư thâm canh cao nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích nờn đó tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh, đặc biệt là các loài sâu đục quả đậu phát triển với mật độ cao vì vậy việc phòng chống chúng trở nên rất khó khăn. So với các loài dịch hại tương đối nguy hiểm như sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, rệp muội, bọ trĩ, nhện… hại rau thỡ sõu đục quả được coi là nguy hiểm hơn bởi chỳng cú phổ ký chủ rộng, mật độ quần thể lớn, sinh sản nhanh, đặc biệt là tính chống thuốc của loài dịch hại này rất lớn nên việc phòng trừ thuốc hóa học thường không hiệu quả cao. Để góp phần cho công tác Bảo vệ thực vật trờn cõy rau đặc biệt là cây đậu rau đạt hiệu quả cao hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về thành phần sâu hại trên đậu rau, diễn biến mật độ sâu đục quả Maruca vitrata Fabr. trong quá trình sinh trưởng của cây, đặc tính sinh học của sâu đục quả Maruca vitrata Fabr. và thực nghiệm một số biện pháp phòng trừ để đề xuất biện pháp phòng chống hiệu quả phù hợp. 2.2. Nghiờn cứu ngoài nước 2.2.1. Những nghiên cứu về sâu hại đậu rau. Nhóm đậu rau là những cây trồng quan trọng ở nhiều nước trên thế giới, có tác dụng cung cấp một lượng thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cho 5 con người, được coi là nguồn cung cấp protein cho các quốc gia đang phát triển (Gethi và Khaemba, 1985; Alghali, 1991) và có tác dụng cải tạo đất rất tốt cho cây trồng như lỳa, ngụ… Tuy nhiên việc trồng cây đậu rau cũng gặp phải không ít khó khăn, trong đó phải kể đến sự có mặt và gây hại của nhiều loài dịch hại (chủ yếu là côn trùng gây hại). Theo Bohec J. Le. (1982), ở Phỏp đó phát hiện được 20 loài sâu hại đậu cove. Theo kết quả điều tra của các nhà khoa học ở vùng Đông Nam Á và Nam Á cho thấy trên đậu đũa có 10 loài sâu hại chính. Theo Waterhouse (1998), trên đậu cove trồng vùng Đông Nam Á đã phát hiện được 13 loài sâu hại thuộc 3 bộ côn trùng. Cũng theo ông ở tài liệu này, ở vùng Đông Nam Á đã ghi nhận có 30 loài sâu hại trên đậu đũa thuộc 6 bộ côn trùng và số lượng này ở từng nước như sau : Campuchia và Myanma mỗi nước có 11 loài, Indonexia 15 loài, Brunei 5 loài ( ít nhất ), Malaysia 26 loài, Lào 10 loài, Singapore 17 loài và Thái Lan 20 loài. Ở Ghana đã xác định được 7 loài sâu hại chớnh trờn đậu đũa trong tổng số hơn 150 loài. Tại Malaysia đã xác định được có 11 loài sâu hại chính, trong đó có 6 loài quan trọng là: Heliothis armigera, Maruca vitrata Fabr., Ophiomyia phaseoh, Chromatomyia horticola (Gour), Anomis flava (Fabr) và Callosubruchus chinensis (L.); gây hại phổ biến và quan trọng trên nhiều loại rau, trong đó cú nhúm cõy đậu ăn quả. Theo Spencer (1973), hiện nay có nhiều thực phẩm ( kể cả đậu đũa, đậu trạch, đậu cove ) bị ruồi đục lá hại rất nặng, phần lớn các loài ruồi đục lá thuộc giống Liriomyza, Phytomyza, Chroniatomyia ( Diptera : Agromyzidae ). 2.2.2. Những nghiên cứu về thiên địch của sâu hại đậu rau Cho đến nay trên thế giới đã phát hiện được hơn 40 loài ký sinh trên những loài Liriomyza quan trọng (Lasalle,1999) . Ở Indonesia đã phát hiện được 10 loài ký sinh trên Liriomyza spp, ở Malaysia là 9 loài. Tỷ lệ ký sinh 6 chung đối với ruồi đục lỏ trờn đậu đũa và đậu cove ở Indonesia rất cao, đạt tương ứng là 35,3 -80% và 51,7 -91,1%. Tỷ lệ này ở Malaysia đã quan sát được thaaos hơn nhiều và cao lắm cũng chỉ đạt 41% ( Rauf, 2001; Sivapragasam và CTV, 1999). Có khá nhiều công bố về thành phần thiên địch và vai trò của chúng trong hạn chề số lượng sâu đục quả đậu. Đến nay đã phát hiện được 57 loài thiên địch trờn sõu đục quả đậu. Chúng gồm 33 loài ký sinh, 19 loài bắt mồi ăn thịt và 5 loài vật gây bệnh (Sharma,1998). Một số ký sinh trứng (Anagrut sp., Aphelinoidea sp.) cũng góp phần hạn chế số lượng rầy xanh ở Brazil (Olivera và CTV, 1982). 2.2.3. Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ Trong công tác phòng chống sâu đục quả đậu, thành phần các loài kẻ thù tự nhiên của loài sâu hại này cũng được nghiên cứu từ lâu. Lateef và Reedy (1984) đã thu thập được 16 loài kí sinh sâu đục quả đậu ở Icrisat trong đó có 14 loài ong kí sinh thuộc bộ Hymenoptera, 2 loài còn lại thuộc bộ Diptera. Đối với các thí nghiệm trong phòng đã cho thấy loài Trichogrammatoisea sp. đó kí sinh trên hơn 70% số lượng trứng thí nghiệm. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 3 loài ong kí sinh : Dohchogenidea sp., Phanerotoma leucobasis Kriechbaumer và Braunsia knegeri Enderlein (Hymenoptera : Braconidae) là 3 loài có khả năng kí sinh cao tiêu biểu cho tập đoàn kí sinh trờn sõu non sâu đục quả M. vitrata Fabr. Các loại thuốc hóa học đã sử dụng để trừ sâu đục quả thuộc nhiều nhóm : Chlo hữu cơ, lân hưu cơ, cacbamat, pyrethroit (Amatoibi, 1995). Ở Trung Quốc , vào các năm 1978 – 1979, người ta đã sử dụng thuốc ĐVP để phun cho cây đậu với mức 2-3 lần/ 1 vụ khi mật độ sâu non và trứng ở trên hoa lên đến 40%, đã thu được kết quả tốt. Tóm lại, trong công tác phòng trừ sâu hại nói chung và sâu hại đậu rau nói riêng thì việc sử dụng đơn lẻ từng biện pháp đều không đem lại hiệu quả 7 cao nhất, mà cần phải có sự chủ động phối hợp các biện pháp đó dựa trên sự hiểu biết về mối quan hệ và tác động qua lại giữa 3 yếu tố : Cây trồng – sâu hại – môi trường mới đem lại kết quả, việc áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. Ở Mỹ, kết quả thu được qua quá trình thử nghiệm chương trình phòng trừ tổng hợp trờn cõy đậu đỗ là rất khả quan. Điều này đã mang lại một phương thức phòng trừ sâu đục quả đậu đỗ một cách tích cực và chủ động. 2.3. Nghiờn cứu trong nước 2.3.1. Những nghiên cứu về sâu hại đậu rau Ở Việt Nam, cây đậu rau giữ một vai trò nhất định trong hệ thống luân canh cây trồng và nó càng có ý nghĩa hơn đối với cỏc vựng chyờn canh cây rau màu. Do nhu cầu sử dụng rau xanh của người Việt Nam ngày càng tăng cùng với sự phát triển của xã hội, cây đậu rau có ý nghĩa trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng rau các thời kỳ rau giáp vụ. Tuy nhiên việc đảm bảo chất lượng rau và an toàn cho người sử dụng vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Ở các khu vực trồng đậu đỗ chuyên canh thì vấn đề năng suất được đặt lên hàng đầu đối với bà con nông dân. Việc sử dụng thuốc trừ sâu vẫn tỏ ra hết sức tùy tiện. Điều này chứng tỏ rằng những nghiên cứu về sâu hại đậu rau nói chung và sâu đục quả đậu nói riêng ở Việt Nam chưa được quan tâm nhiều . Trong danh mục “ Côn trùng hại đậu đỗ ” theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng năm 1967 – 1968 đã ghi nhận có 39 loài sâu hại, trong đó có 5 loài thu thập được trên đậu đũa và đậu cove, đó là bọ xít ve (Coptosoma subaencus (Westwood), bọ xít xanh vai vàng (Nezara torquata (Fabricius), ruồi đục thân (Ophiomiya sp.), bọ xít xanh cánh gụ (Plautia crossota (Dallas) và sâu đo xanh (Plusia eriosoma (Doubleday). Hầu hết các nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại ở mức điều tra về sự phân bố và phổ kí chủ của loài sâu hại này cũn cỏc kết quả nghiên cứu về 8 đặc điểm sinh học, sinh thái của chúng được Nguyễn Quý Dương công bố vào năm 1997. Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng của Viện BVTV năm 1967 – 1968, loài sâu hại này có mặt ở hầu hết các tỉnh trong cả nước như: Bắc Thái, Hà Giang, Hà Nội, Hà Tây, Lào Cai, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Bỡnh, …. Ngoài sự gây hại trờn cỏc cây trồng thuộc họ đậu như lạc, đậu tương, đậu đen, đậu xanh, điền thanh, sâu đục quả đậu M. testulahs còn xuất hiện trên một số cây trồng khác như lúa, khoai lang, cao lương, vụng, dõu, chố, cao su, rau cải, bí ngô, cà pháo, cam, quit, mơ, mận, bạc hà,… Trên cay đậu rau, một số loài sâu hại chính cũng đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu. Theo Hoàng Anh Cung và cộng sự (1996), khi nghiên cứu sử dụng thuốc hợp lý trên rau đã ghi nhận được 5 loài sâu hại đậu ăn quả, đó là : Sõu xỏm (Agrotis ypsilon Rott), rệp đậu (Aphis laburni Kalt), sâu đục quả đậu (Maruca vitrata Geyer), bọ phấn ( Bemisia myricae ) và sâu khoang (Spodoptera litura Fab.). Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhung (2000), khi nghiên cứu về sâu hại trờn cõy đậu rau, đã xác định có 39 loài sâu hại ở ngoại thành Hà Nội và phụ cận, trong đó phổ biến một số loài quan trọng như : Sâu đục quả (Maruca vitrata Fabr.), ruồi đục lá đậu (Liriomyza sativae Blanchard), rệp đậu màu đen (Aphis craccivora). Nhện đỏ 2 chấm (Tetranychus cinnabarinus Boisd), nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus Bank), sâu khoang (Spodoptera litura Fab.), sâu cuốn lá (Hedylepta indicate Fabricius). Trong vụ xuân 2004 tại Gia Lâm – Hà Nội, Đặng Thi Dung (2004), đã ghi nhận 41 loài sâu hại trên đậu rau, trong đó có 4 loài sâu hại chính là sâu cuốn lá đậu tương ( Hedylepta indicate (Fabricius), sâu đục quả ( Maruca vitrata Fabr.), ruồi đục lá đậu ( Liriomyza sativae ( Blanchard), sâu khoang (Spodoptera litura Fab.). 9 2.3.2. Những nghiên cứu về thiên địch của sâu hại đậu rau Trước năm 2000, đã có nhiều công bố về thiên địch của sâu hại trên những cây trồng chính ở Việt Nam, tuy nhiên không có công bố nào chuyên về thiên địch đậu rau. Từ năm 2000 đến nay, đó cú một số tac sgiar nghiên cứu về thiên địch của sâu hại đậu rau và thu được một số kết quả. Nguyễn Thị Nhung và cộng sự (2000), khi nghiên cứu sâu hại đậu rau ở vùng rau ngoại thành Hà Nội và phụ cận đã đưa ra kết luận, thành phần và mật độ thiên địch trên đậu trạch, đậu đũa, đậu cove là tương tự nhau và rất nghèo nàn, qua điều tra ghi nhận được 3 loài bọ rùa (Bọ rùa đỏ, bọ rùa chữ nhân, bọ rùa 6 chấm), một loài ruồi ăn rệp, và vài loài nhện lớn, bọ cánh cứng cánh ngắn, bọ ba khoang, chúng tồn tại trên đồng ruộng với mật độ thấp (< 1 con /m2 ) còn vào tháng 6, 7, 10, 11 mật độ cao hơn 3 con / m2. Trong thời gian 1996 – 2001, Phạm Văn Lầm và cộng sự (2002) thu thập được 40 loài thiên địch của sâu hại trờn nhóm cõy đậu rau, nhưng mới xác định được tên khoa học của 30 loài ( trong 30 loài này có 13 loài thuộc bộ hai cánh, bộ nhện có 3 loài, và 2 loài virus gây bệnh cho sâu hại). Trong số các loài thu thập và xác định được tên, chỉ có 4 loài bắt gặp ở mức độ trung bình là bọ rùa 6 chấm, bọ rùa đỏ và 2 loài ruồi ăn rệp. Phần lớn thiên địch xác định được đều là các loài côn trùng bắt mồi. Tuy nhiên mức độ phổ biến không cao, họ bọ rùa ghi nhận 8 loài, nhưng mật độ các loài bọ rùa là thấp, vì vậy chưa thấy rõ vai trò hoạt động hữu ích của các loài côn trùng bắt mồi này, nguyên nhân hiện tượng này có lẽ là do việc dùng thuốc húa học chưa hợp lý. Tác giả Phạm Thị Vượng (1996) cho biết, tại Nghệ An, Hà Nội, Hà Bắc ký sinh sâu non sâu khoang, ở cả 3 địa phương tỷ lệ sâu non sâu khoang bị ký sinh đều rất thấp, tỷ lệ ký sinh cao nhất vào tháng 5/1994 là 4,91% (tại Hà Nội), 4,39% (tại Nghệ An) và 2,98% (tại Hà Bắc). 10 Theo Đặng Thị Dung (2004), khi nghiên cứu thành phần côn trùng ký sinh của 4 loài sâu hại chớnh trờn đậu rau (sâu cuốn lỏ, sõu đục quả, sâu khoang, ruồi đục lỏ) đó phát hiện ra 14 loài côn trùng ký sinh, trong đó 12 loài thuộc bộ cánh màng, 2 loài thuộc bộ hai cánh. Tỷ lệ sâu hại bị ký sinh là khá cao, sâu cuốn lá bị ký sinh từ 8,6% - 27%, sâu đục quả 4% - 6,8%, ruồi đục lá 32,2% - 46,1%. Cùng với nhóm côn trùng bắt mồi sâu hại đậu rau là nhóm nhện lớn bắt mồi. Chỳng cú vai trò lớn trong việc hạn chế số lượng của nhiều loài sâu hại trên đậu đỗ. Tuy nhiên, những nghiên cứu về nhứng nhúm thiờn địch này trên đậu đũa cũn quỏ ớt mới chỉ được công bố trong những năm gần đây. Trần Đình Chiến (2002) đã cho biết trên đậu tương có khoảng hơn chục loài nhện bắt mồi thuộc 8 họ. Trong đó họ có số loài nhiều nhất là họ Salticidae (4 loài), họ Tetragnathidae ( 3 loài ), Họ Aranneidae ( 3 loài ), họ Oxyopidae (2 loài), họ Lycosidae (2 loài) và họ nhện càng cua Thomisidae (1 loài). Có thể nói lực lượng kẻ thù tự nhiên của sâu hại đậu đũa trên đồng ruộng ở nước ta vô cùng phong phú, nú đó góp phần không nhỏ trong việc hạn chế sự phát sinh gây hại của sâu hại đậu đũa. Tuy vậy, ở nước ta để phũng sõu hại đậu rau, biện pháp hóa học cũng đã được áp dụng rộng rãi và phổ biến. 2.3.3. Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ Ở cỏc vựng trồng đậu đỗ của nước ta việc sử dụng thuốc hóa học được xem như là công cụ chủ yếu để phòng trừ sâu đục quả đậu. Rất nhiều loại thuốc được khuyến caos ử dụng trên đậu đỗ như: Cidim 50 LD, Dipterex 80WP, Sherpa 25EC… Hoàng Anh Cung và ctv (1996) đã khảo sát 8 loại thuốc đối với sâu đục quả đậu đỗ và đã chọn ra 2 loại thuốc có hiệu lực cáo nhất đối với sâu này là Sherpa 25EC và Sumicidin 20EC. Đối với nông dân họ thường dùng hỗn hợp 11 các loại thuộc để phòng trừ sâu đục quả đậu đỗ như : Sagomycin 20EC+ Sát trùng dan 95BTN, Cymerin 10EC + Nettoxin 95WP, Rigan + Sec Sài Gũn… với liều lượng 30ml hỗn hợp thuốc + 10 lít nước phun cho 360 m2. Trong vụ xuân vào thời điểm trước khi cây ra hoa được phun với thời gian 5 – 7 ngày 1 lần, tổng số lần phun khoảng 8 – 10 lần. trong vụ xuõn hố số lần phun nhiều hơn, mật độ phun cũng dày hơn 7 – 10 lần vào thời kỳ ra hoa, 3 – 5 ngày ở giai đoạn quả. Việc phun thuốc như vậy không đảm bảo thời gian cách lý và không an toàn cho người tiêu dùng. Nguyễn Thị Nhung và ctv (1996) đã tiến hành khảo sát các loại thuốc có hiệu lực trừ sâu cao và ít độc hại để sử dụng trong sản xuất rau. Kết quả thu được là trờn cõy đậu đũa cho thấy có 2 loại thuốc được khuyến cáo nên sử dụng là Sherpa 25EC và Sumicidin 20EC 0,1% phun 3 lần / vụ khoảng cách 5 ngày phun 1 lần sau khi hình thành quả. Việc sử dụng thuốc hóa học một cách quá mức đã làm cho thành phần ký sinh nhộng trong sinh quần đậu rau nghèo hơn so với sinh quần đồng lúa, đồng thời gây nên sự xuất hiện chậm trễ của ký sinh và bắt mồi trong sinh quần ruộng đậu ( Bùi Tuấn Việt, 1993). Theo Trần Đình Chiến (2002) trong một vụ đậu tương phun 4 lần thuốc trừ sâu sẽ ảnh hưởng đến mật độ quần thể nhện lớn bắt mồi, ảnh hưởng lớn đến mật độ bọ rùa Menochilus sexmaculatus Fabr., 1 lần phun thuốc đã ảnh hưởng tới mật độ quần thể bọ chõn chạy Chlaenius bioculatus. Hiện nay một số nước trồng đậu trên thế giới người ta áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM). Ở Mỹ đã áp dụng tổng hợp các biện pháp như luân canh cây trồng, sử dụng các chế phẩm sinh học, dùng thuốc hóa học ở liều lượng thấp để bảo vệ thiên địch và ký sinh tự nhiên. Trong hệ thống phòng trừ tổng hợp thì biện pháp đấu tranh sinh học giữ vai trò chủ đạo và có tầm quan trọng nhiều mặt. Sử dụng các loài kẻ thù tự 12 nhiên không những điều hòa được mật độ chủng quần sâu hại, giữ được cân bằng sinh vật trong tự nhiên mà còn giảm ô nhiễm môi trường và bảo vệ được sức khỏe cộng đồng. 2.3.4. Những nghiên cứu về sâu đục quả đậu Theo Phạm Văn Lầm và cộng sự (1999) cho thấy sâu đục quả M.vitrata bị một số ong kí sinh ( chưa giám định ) khống chế nhưng tỷ lệ kí sinh thấp, chỉ từ 4,3% - 14,7%. Nguyễn Thị Nhung (2001) cho rằng, khả năng khống chế số lượng sâu đục quả của thiên địch không cao, thành phần kí sinh trờn sõu đục quả đậu quá nghèo nàn, chưa phát hiện được kí sinh trứng và nhộng, mới phát hiện được 2 loài kí sinh sâu non, tỷ lệ kí sinh nói chung rất thấp. Ở vụ đậu đũa xuõn hố tỷ lệ kí sinh cao hơn ( đạt cao nhất 12,8%). Nguyễn Quý Dương (1997) đã thu được 2 loài ong kí sinh sâu non thuộc họ Ichneumonidae nhưng mức độ xuất hiện và kí sinh thấp. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu hại đậu rau còn rất hạn chế, các tài liệu đề cập tới một số biện pháp phòng trừ sâu hại đậu rau như biện pháp canh tác, biện pháp giống chống chịu hya biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại cũn quỏ ớt, biện pháp sinh học đã được tác giả Nguyễn Văn Cảm (1996 công bố. Tác giả cho rằng có thể sử dụng chế phẩm Bacillus thuringensis để phòng trừ sâu đục quả đậu M. vitrata tuy nhiên hiệu quả kém hơn sử dụng thuốc háo học. Ở cỏc vựng trồng đậu đỗ của nước ta việc sử dụng thuốc hóa học được xem như là một công cụ chủ yếu để phòng trừ sâu đục quả đậu. Rất nhiều các loại thuốc đã được khuyến cáo sử dụng trên đậu rau như : Cidim 50 ND, Dipterex 80WP, Monitor 70ND, Padan 95WP, Polytrin 40EC, Sherpa 25EC, Sumicidin 20EC. Hoàng Anh cung và ctv (1996) đã khảo sát hiệu lực của 8 loại thuốc đối với loài sâu này là Sherpa 25EC và Sumicidin 20EC. Nguyễn Thị Nhung và cộng sự (1996) đã tiến hành khảo sát các loại thuốc có hiệu lực 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan