Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sự lưu hành của vài virus gây bệnh cho người trên dơi ở Việt Nam...

Tài liệu Nghiên cứu sự lưu hành của vài virus gây bệnh cho người trên dơi ở Việt Nam

.PDF
151
472
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN THỊ THU THỦY NGHIÊN CỨU SỰ LƢU HÀNH CỦA MỘT SỐ VIRUS GÂY BỆNH CHO NGƢỜI TRÊN DƠI Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN THỊ THU THỦY NGHIÊN CỨU SỰ LƢU HÀNH CỦA MỘT SỐ VIRUS GÂY BỆNH CHO NGƢỜI TRÊN DƠI Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH MÃ SỐ : VI SINH VẬT HỌC : 62 42 40 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. LÊ THỊ QUỲNH MAI 2. GS.TS. PHẠM VĂN TY HÀ NỘI – 2013 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN 3 1.1. Bệnh có nguồn gốc từ động vật 3 1.1.1. Định nghĩa 3 1.1.2. Giả thiết về sự xuất hiện và lây truyền bệnh 3 1.1.3. Các bệnh lây truyền từ động vật 5 1.2. Dơi và vai trò truyền bệnh 1.2.1. Sinh thái, phân loại, phân bố về loài dơi 9 9 1.2.2. Một số thông tin về khu hệ dơi của Việt Nam 10 1.2.3. Vai trò của dơi trong truyền bệnh 18 1.3. Mốt số bệnh nhiễm trùng mới xuất hiện liên quan đến dơi 19 1.3.1. Nhóm Henipavirus 19 1.3.2. Nhóm Coronavirus 24 1.3.3. Nhóm Coltivirus 28 1.3.4. Nhóm Arbovirus 30 Biện pháp phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang ngƣời 1.4.1. Chủ động giám sát bệnh 37 1.4.2. Kiểm soát vật chủ, vectơ, ổ chứa của tác nhân truyền bệnh 38 1.4. 1.5. Các phƣơng pháp phát hiện và xác định virus ở loài dơi 37 39 1.5.1. RT- PCR 39 1.5.2. Phân lập virus 39 1.5.3. Huyết thanh học 40 CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42 2.1. Đối tƣợng, cỡ mẫu, địa điểm, thời gian nghiên cứu 42 2.1.1. Mẫu dơi thu thập trong nghiên cứu 42 2.1.2. Mẫu máu của ngƣời khỏe mạnh tham gia nghiên cứu 43 2.2. Vật liệu 43 2.2.1. Mẫu nghiên cứu 43 2.2.2. Sinh phẩm 44 2.2.3. Trang thiết bị và dụng cụ 44 2.3. Phƣơng pháp 48 2.3.1. Định loại dơi ngoài thực địa 48 2.3.2. Kỹ thuật hấp phụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA) tóm bắt IgG 2.3.3. Kỹ thuật xác định kháng thể trung hòa 49 2.3.4. Phương pháp xác định một số yếu tố liên quan đến khả năng 59 55 lây truyền virus từ dơi sang người 2.3.5.Phương pháp xử lý số liệu 59 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 59 CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 61 3.1. Dấu vết kháng thể kháng các virus Nipah, SARS-CoV, 61 Banna, Viêm não Nhật Bản, Chikungunya ở loài Dơi tại Việt Nam 3.1.1. Thời gian, địa điểm thu thập mẫu dơi 61 3.1.2. Các loài dơi thu thập trong nghiên cứu 63 3.1.3. Kết quả xác định một số tác nhân gây bệnh cho ngƣời liên 69 quan đến dơi bằng phƣơng pháp huyết thanh học 3.1.4. Mối liên quan giữa các virus gây bệnh truyền nhiễm cho ngƣời 90 với các họ/ loài dơi 3.2. Khả năng phơi nhiễm các virus có vật chủ là loài dơi ở một 98 số nhóm ngƣời có yếu tố liên quan về dịch tễ 3.2.1. Phát hiện kháng thể kháng virus Nipah ở mẫu huyết thanh 99 nguời bằng phƣơng pháp huyết thanh học 3.2.2. Phát hiện kháng thể kháng SARS –CoV ở mẫu huyết thanh 102 nguời bằng phƣơng pháp huyết thanh học 3.2.3. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến khả năng truyền virus Nipah sang ngƣời tại Tây Nguyên KẾT LUẬN 104 KIẾN NGHỊ 114 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 112 CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ARN Acid ribonucleic ATSH An toàn sinh học BSL – 3 Biosafety level III (Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 3) CDC The US Center of Diseases Control and Prevention (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ) CPE Cytopathic effects (Hiệu ứng hủy hoại tế bào) DMEM Dulbecco's Modified Eagle Medium (Môi trường nuôi cấy tế bào) ELISA Enzyme linked Immunosorbent Assay (Kỹ thuật miễn dịch hấp phụ gắn enzym) FBS Fetal Bovine Serum (Huyết thanh bào thai bê) HEV Hendra Virus IFA Immunofluorescent Assay (Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang) NiV Nipah virus NT50 50% CPE Neutralization test (Phản ứng trung hòa gây hủy hoại 50% tế bào) PBS Phosphate Buffered Saline (Dung dịch đệm PBS) RT- PCR Reverse transcriptase – Polymerase chain reaction (Phản ứng chuỗi polymeraza phiên mã ngược) SARS Severe acute respiratory syndrome (Hôi chứng viêm đường hô hấp nặng) SXH Sốt xuất huyết SHPT Sinh học phân tử TCID50 Tissue culture infectious dose (liều gây nhiễm 50% tế bào nuôi cấy) TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng VNNB Viêm não Nhật Bản VSDTTU Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ƣơng WB Western Blot WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Hệ thống phân loại dơi trên thế giới và Việt Nam 11 1.2 Các loại dơi quả - Pteropodidae lƣu hành ở Việt Nam 12 1.3 Các loài dơi muỗi- Vespertilionidae lƣu hành ở Việt Nam 15 3.1 Số lƣợng mẫu dơi thu thập: 2006-2009 61 3.2 Các họ/loài dơi (Chiroptera) trong nghiên cứu 66 3.3 Các loài dơi lƣu hành tại các điểm nghiên cứu 67 3.4 Kết quả xác định kháng thể IgG kháng virus Nipah bằng kỹ 72 thuật ELISA 3.5 Kết quả xác định kháng thể IgG kháng Nipah bằng phản ứng 74 trung hòa (NT50) 3.6 Kết quả xác định kháng thể IgG kháng virus SARS-CoV 79 bằng kỹ thuật ELISA 3.7 Kết quả xác định kháng thể IgG kháng SARS – CoV bằng 80 phản ứng trung hòa (NT50) 3.8 Kết quả xác định kháng thể IgG kháng virus Banna bằng kỹ 83 thuật ELISA 3.9 Kết quả xác định kháng thể IgG kháng virus Banna bằng 85 phản ứng trung hòa (NT50) 3.10 Kết quả xác định kháng thể IgG kháng virus VNNB và 87 Chikungunya bằng kỹ thuật ELISA 3.11 Kết quả xác định kháng thể IgG kháng virus VNNB bằng 88 phản ứng trung hòa (NT50) 3.12 Kết quả xác định kháng thể IgG kháng virus Chikungunya 88 bằng phản ứng trung hòa (NT50) 3.13 Bảng tổng hợp kết quả các mẫu huyết thanh dơi chứa kháng 94 thể IgG kháng virus Nipah, SARS - CoV, Banna, JE và Chikungunya 3.14 Kết quả xác định kháng thể IgG kháng virus Nipah ở ngƣời 99 tình nguyện tại khu vực Tây Nguyên bằng kỹ thuật ELISA 3.15 Kết quả xác định kháng thể IgG kháng virus Nipah ở ngƣời 100 tình nguyện tại khu vực Tây Nguyên bằng phản ứng trung hòa 3.16 Kết quả xác định kháng thể IgG kháng SARS-CoV ở ngƣời 101 tình nguyện tại khu vực Tây Nguyên bằng kỹ thuật ELISA 3.17 Kết quả xác định kháng thể IgG kháng virus SARS-CoV ở 103 ngƣời tình nguyện tại khu vực Tây Nguyên bằng phản ứng trung hòa 3.18 Kết quả khảo sát bằng bộ câu hỏi in sẵn ở nhóm ngƣời tình nguyện 106 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1 Cây phát sinh chủng loại của Bộ Dơi 9 1.2 Bản đồ phân bố dơi trên thế giới 9 1.3 Rousettus leschenaultia - Dơi cáo nâu 12 1.4 Cynopterus sphinx- Dơi chó cánh dài 12 1.5 Scotophilus kuhlii- Dơi nâu 17 1.6 Chaerephon plicata – Dơi thò đuôi 18 1.7 Phân nhóm Henipah dựa trên phân tích vật liệu di truyền 22 1.8 Mô hình cấu trúc virion của virus Niv 23 1.9 Phân nhóm Corona dựa trên phân tích Vật liệu di truyền 25 1.10 Mô hình cấu trúc virion virus SARS – CoV 27 1.11 Mô hình cấu trúc hạt virion của virus Banna, nhóm 29 Coltivirus 1.12 Mô hình cấu trúc hạt virion của nhóm Flavivirus 33 1.13 Mô hình cấu trúc hạt virion của nhóm Alphavirus 36 2.1 42 2.2 Các địa điểm thu thập bệnh phẩm dơi trong nghiên cứu 2006-2009 Lƣới mờ sử dụng để bắt dơi ở khu vực nông trƣờng 2.3 Bẫy thụ cầm kết hợp với lƣới mờ thu mẫu dơi ở khu vực 46 45 hang 2.4 Sử dụng vợt cầm tay để thu mẫu dơi trên tán lá cây 47 2.5 Hình thái cơ thể dơi 48 2.6 Nguyên lý phản ứng ELISA phát hiện kháng thể IgG 49 2.7 Sơ đồ mẫu xét nghiệm ELISA trên huyết thanh dơi 53 2.8 Sơ đồ mẫu xét nghiệm ELISA trên huyết thanh ngƣời 53 2.9 Quy trình thực hiện phản ứng NT50 54 3.1 Sự phân bố của các loài dơi thu thập trong nghiên cứu 64 3.2 Dơi thu thập theo tháng tại địa điểm nghiên cứu từ 2006- 68 2009 3.3 Dơi cáo nâu có tên khoa học Rousettus leschenaulti 74 thuộc họ dơi ăn quả 3.4 Mẫu huyết thanh dơi có IgG kháng virus Nipah, SARS – 95 CoV, Banna, VNNB và Chikungunya 3.5 Mẫu huyết thanh dơi chứa kháng thể trung hòa (NT50) 97 kháng virus Nipah và SARS- CoV 3.6 Kết quả khảo sát bằng bộ câu hỏi dành cho ngƣời tham 107 gia nghiên cứu tại Tây Nguyên MỞ ĐẦU Trong quá trình tồn tại, phát triển và tiến hóa của loài ngƣời, động vật luôn gắn bó mật thiết, không thể tách rời từ thời kỳ nguyên thủy đến cuộc sống hiện đại ngày nay. Từ những loài động vật hoang dại là nguồn cung cấp thực phẩm trong thời kỳ nguyên thủy, thông qua các phƣơng thức săn bắn, đến các động vật thuần hóa, trở thành vật nuôi trong gia đình, động vật luôn phát triển và tiến hóa đồng thời với sự phát triển và tiến hóa của loài ngƣời. Sự gắn bó mật thiết nhƣ vậy cũng chính là cơ chế để lây truyền bệnh từ động vật sang ngƣời hoặc ngƣợc lại. Một số bệnh, dịch bệnh trên ngƣời đã đƣợc xác định có nguồn gốc từ động vật nhƣ: bệnh dại, bệnh than, sốt tularemia, viêm não miền Tây sông Nile (West –Nile)... và gần đây một số bệnh nhiễm trùng mới xuất hiện đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới nhƣ: cúm gia cầm (A/H5N1); viêm đƣờng hô hấp cấp tính nặng SARSCoV đều có các yếu tố liên quan đến các bệnh của động vật [10,34,116]. Bộ Dơi (Chiroptera) là bộ có số lƣợng loài nhiều thứ 2 trong lớp thú, với khoảng 1.100 loài, chiếm 20% trong tổng số 4.600 loài động vật có vú và phân bố rộng rãi trên thế giới [33, 74]. Dơi đƣợc biết nhƣ một loài thú cổ đại nhất, xuất hiện khoảng 50-52 triệu năm trƣớc đây [74]. Kết quả phân tích di truyền học của các loài thú cho thấy dơi, ngựa, chó, cá voi là những động vật có đặc điểm di truyền gần với các loài thuộc Bộ Linh trƣởng (ngƣời, khỉ, vƣợn). Trong tổng số trên 60 loại virus đƣợc báo cáo có liên quan đến dơi thì 59 virus có vật liệu di truyền là ARN, đƣợc xác định là có khả năng tiềm tàng gây bệnh cho ngƣời. Những tác nhân quan trọng đƣợc nhắc tới là: virus Lysa, virus Hendra, virus Nipah, SARS-CoV, Ebola... Sự liên quan của các tác nhân virus đã biết trên một số loài dơi cụ thể gợi ý một sự lan truyền tác nhân virus gây bệnh từ dơi (trong vai trò vật chủ chính) sang ngƣời. Để tìm hiểu phƣơng 1 thức lây truyền, vật chủ đầu tiên, khả năng gây bệnh, các yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh trong quần thể ngƣời... rất nhiều nghiên cứu đã đƣợc tiến hành trên thế giới với mục đích cuối cùng là kiểm soát và ngăn chặn khả năng trao đổi tác nhân gây bệnh từ động vật (dơi) sang ngƣời [33, 147]. Tại Việt Nam, sự xuất hiện của dịch SARS năm 2003, cũng nhƣ sự lƣu hành thƣờng xuyên của bệnh dại, dịch hạch, viêm não... đã cảnh báo nguy cơ ảnh hƣởng tới sức khỏe cộng đồng của các bệnh có khả năng lây truyền từ dơi. Những đặc điểm về địa hình, địa lý, khí hậu, tập quán xã hội của nƣớc ta cùng với các thông tin về phạm vi phân bố, sinh thái của dơi đã gợi ý khả năng dơi đóng vai trò ổ chứa tự nhiên của một số bệnh nhiễm trùng mới xuất hiện do căn nguyên virus tại Việt Nam [5, 6, 10]. Với mục đích tìm hiểu và đƣa ra các thông tin chính xác về vai trò truyền bệnh của các loài dơi, góp phần định hƣớng các phƣơng pháp phòng chống các bệnh nhiễm trùng do căn nguyên virus tại Việt Nam chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự lƣu hành của một số virus gây bệnh cho ngƣời trên dơi ở Việt Nam”. Với các mục tiêu cụ thể sau: - Xác định dấu vết kháng thể kháng các virus Nipah, SARS-CoV, Banna, Viêm não Nhật Bản, Chikungunya ở loài Dơi tại Việt Nam, 2006-2009. - Xác định khả năng phơi nhiễm các virus có vật chủ là loài dơi ở một số nhóm ngƣời có yếu tố liên quan về dịch tễ. 2 Chƣơng I: TỔNG QUAN 1.1. BỆNH CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐỘNG VẬT Trong thời đại của chúng ta, càng ngày càng có nhiều virus mới bỗng dƣng xuất hiện (emerging virus) khiến chúng ta ngỡ ngàng và đôi khi đối phó không kịp. Có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: - Đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo ra các biến chủng mới - Sự phá vỡ cân bằng sinh thái (phá rừng làm cho vật chủ chuyển đến vùng dân cƣ), di dân, làm cho virus chuyển từ cộng đồng nhỏ nơi hẻo lánh sang cộng đồng lớn, nơi đông đúc. - Lây truyền từ động vật sang ngƣời. 1.1.1. Định nghĩa Theo định nghĩa của WHO, bệnh có nguồn gốc từ động vật (zoonotic diseases) là một nhóm các bệnh truyền nhiễm đƣợc lây truyền tự nhiên giữa động vật có xƣơng sống và ngƣời. Ngƣời có thể bị phơi nhiễm các tác nhân gây bệnh từ động vật thông qua mối tƣơng tác trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật ốm, sản phẩm bài tiết hoặc môi trƣờng nơi động vật sinh sống.Trong vài thập kỷ qua, trên 60% các tác nhân gây bệnh mới đƣợc ghi nhận có nguồn gốc từ động vật hoặc từ các sản phẩm của động vật. Trong số đó 70% đƣợc ghi nhận có nguồn gốc từ động vật hoang dã [35, 103]. Tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm, virus hay một số tác nhân ngoại lai. Hiện tại, các bệnh có nguồn gốc từ động vật đang đƣợc lƣu tâm đặc biệt bởi vì đó là các bệnh đã không xác định đƣợc trong giai đoạn trƣớc trong khi miễn dịch ở quần thể ngƣời bị thiếu hụt. 1.1.2. Giả thuyết về sự xuất hiện và lây truyền bệnh 3 Nguồn gốc của các bệnh lây truyền từ động vật sang ngƣời có thể xuất hiện từ thời kỳ tiền sử và trong suốt quá trình tiến hóa của loài ngƣời. Các nghiên cứu cho rằng loài ngƣời trƣớc đây sinh sống chủ yếu dựa vào săn bắn và hái lƣợm, sống tập trung thành từng nhóm nhỏ gọi là các bộ lạc và rất ít tiếp xúc với các nhóm ngƣời khác. Trong điều kiện đó, một loại bệnh xuất hiện trong nhóm, có thể lây truyền "hết lƣợt" các cá thể và sẽ không thể có cơ hội lây sang nhóm khác. Để tồn tại, các tác nhân gây bệnh nhƣ vi khuẩn, nấm, hay virus sẽ phải là một tác nhân gây nhiễm mãn tính, có khả năng sống lâu trong cơ thể vật chủ hoặc phải tìm nơi cƣ trú mới cho bản thân mình để chờ cơ hội tiếp theo và động vật hoang dã là mục tiêu của các tác nhân trên. Tƣơng tự, những vi sinh vật gây bệnh đang có mặt ở động vật hoang dã có điều kiện tiếp xúc, xâm nhập vào cơ thể ngƣời bằng nhiều con đƣờng khác nhau, và con ngƣời trở thành đích cuối cùng (nhƣ bệnh dại, than, viêm não West- Nile và một số bệnh khác), nhƣng cũng có khi ngƣời chỉ là vật trung gian mang mầm bệnh và mắc bệnh (SARS – CoV) [33, 35, 92]. Trên thực tế, việc lây truyền tác nhân gây bệnh từ động vật sang ngƣời gặp nhiều cản trở, đặc biệt đó là “rào cản loài” (species barrier) [93] đƣợc xác định dựa trên các sự khác biệt về di truyền, trao đổi chất…giữa các loài và đặc tính chuyên biệt của các tác nhân gây nhiễm. Các tác nhân này phải thâm nhập vào cơ quan (tổ chức) đích, nhân lên và thích ứng vào một loài nào đó (không có “vũ khí” để tấn công loài khác). Tuy nhiên, có một số bệnh đƣợc xác định là có khả năng lây nhiễm cho nhiều loài với một số triệu chứng chung (bệnh cúm, bệnh dại, viêm não West Nile…). Ngoài ra, sự đa dạng của các tác nhân lây nhiễm (đặc biệt là virus) cho phép sự thích ứng của các tác nhân với nhiều loài mới. HIV gây bệnh cho ngƣời là kết quả của sự đột biến của virus gây bệnh tƣơng tự cho linh trƣởng. Sự “vƣợt qua rào cản loài” này sẽ trở nên thuận lợi khi cơ hội tiếp xúc gần giữa ngƣời và động vật đƣợc tăng 4 cƣờng để đáp ứng nhu cầu thực phẩm hàng ngày cho sự phát triển nhanh của con ngƣời. Nhƣ vậy, yếu tố quan trọng đối với sự lây truyền của bệnh là sự tiếp xúc giữa con ngƣời với các động vật hoang dã trong những nơi họ tìm đến để săn bắn, hái lƣợm. Nhiều nghiên cứu cho rằng hoạt động thâm canh trong trồng trọt và chăn nuôi cũng góp phần không nhỏ trong việc làm mất ổn định và cân bằng của các ổ sinh thái, làm mất nơi cƣ trú của động vật hoang dã và bắt buộc chúng phải tiếp xúc với vật nuôi và với con ngƣời. Sự thay đổi môi trƣờng sinh thái diễn ra trong tự nhiên do tác động của con ngƣời đã làm tăng khả năng virus chuyển từ vật chủ này sang vật chủ khác, tạo cơ hội gây bệnh cho ngƣời. Dịch viêm não ở Malaysia năm 1999 là do virus Nipah, một loại virus thuộc họ Paramyxoviridae mà hoàn toàn không biết trƣớc đó, gây ra [79]. Virus này ký sinh ở dơi, khi con ngƣời phá rừng làm đƣờng cao tốc, dơi không còn nơi cƣ trú, đã bay đến đậu trên mái của chuồng lợn rồi lây bệnh cho lợn, sau đó nhiễm từ lợn sang ngƣời. Nhƣ vậy chính con ngƣời đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các bệnh lây truyền này [30, 92]. 1.1.3. Các bệnh lây truyền từ động vật Theo y văn trên thế giới, những căn bệnh truyền nhiễm có liên quan đến bệnh của động vật đƣợc ghi nhận vào thế kỷ thứ VI trƣớc công nguyên tại Athens – Hy Lạp. Từ đó đến nay, bệnh có nguồn gốc từ động vật ngày càng trở nên phổ biến và nguy hiểm hơn. Ngày nay, quá trình lây truyền bệnh dịch từ động vật sang ngƣời đã trở nên dễ dàng hơn, khi rào cản ngăn cách tự nhiên giữa con ngƣời và động vật bị phá hủy. Con ngƣời đã chiếm chỗ cƣ ngụ của nhiều loại động vật hoang dã và các động vật giữa các vùng miền đƣợc vận chuyển khá tự do [27, 92, 109, 141]. Hiện tại, có khoảng trên 200 bệnh có liên quan đến bệnh của động vật đã đƣợc xác định và đang lƣu hành trên thế giới[45, 48, 89], các tác nhân bao 5 gồm: vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng…Một số bệnh do căn nguyên vi sinh vật thƣờng đƣợc nhắc đến và gây quan ngại đến sức khỏe cộng đồng trên phạm vi toàn cầu đƣợc ghi nhận: dịch hạch, cúm, sốt xuất huyết Ebola, AIDS. 1.1.3.1. Cúm Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 do vi rút cúm A phân týp H1N1 gây nên đã làm cho khoảng 20 triệu ngƣời tử vong [19,101]. Đặc biệt, năm 1997 xuất hiện cúm A phân týp H5N1 tại Hồng Kông, lây từ gia cầm sang ngƣời và gây tử vong 6/18 trƣờng hợp mắc [25]. Cuối năm 2003, dịch cúm gia cầm đã gây thiệt hại kinh tế lớn cho các nƣớc Châu Á, trong đó có Việt Nam, làm 22 trƣờng hợp mắc, trong đó 15 trƣờng hợp tử vong. Cho đến nay, dịch cúm gia cầm vẫn lƣu hành hàng năm trên đàn gia cầm và ngƣời ở một số tỉnh thành phố của Việt Nam [4, 6, 11]. 1.1.3.2. Bệnh dại Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm đƣợc ghi nhận từ thời cổ xƣa, cách đây hơn 3000 năm. Virus dại cũng gây dịch trên một số loài động vật: chó, mèo, dơi...Chó nhiễm virus dại là nguồn lây nhiễm chủ yếu cho 98% bệnh nhân dại, và là nguy cơ đe dọa tính mạng trên 3,3 tỷ ngƣời [22, 142], chủ yếu tại các nƣớc châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, theo thống kê chƣa đầy đủ tại các TTYTDP trên toàn quốc, mỗi năm có từ 300.000 - 600.000 ngƣời bị súc vật cắn phải đi tiêm vắcxin phòng dại, đặc biệt có trên 500 ngƣời chết do lên cơn dại [1, 20]. Cùng với chó nuôi tại nhà, nhiều giống thú ăn thịt và dơi cũng có thể lây truyền bệnh dại sang ngƣời. Virus dại thuộc họ Rhabdoviridae, chi Lyssavirus đã đƣợc phân lập từ nhiều loài dơi. Năm 1930 ghi nhận tại Bắc Mỹ, bệnh dại từ loài dơi hút máu lây truyền sang ngƣời. Gần đây, đã có một số trƣờng hợp tử vong do nhiễm virus nhóm dại này xác nhận là Lyssavirus từ dơi Úc hay Lyssavirus từ dơi châu Âu [44, 135]. 6 1.1.3.3. Bệnh AIDS Bệnh AIDS đƣợc Beatric Hahn [26] tại Đại học Alabama-Mỹ mô tả nhƣ một bệnh lây truyền từ động vật khi nghiên cứu 3 cá thể tinh tinh hoang dại châu Phi đông lạnh tại Trung tâm nghiên cứu Y sinh Quân Đội, Fort Detrik –Mỹ. Các cá thể tinh tinh này đã đƣợc xác định dƣơng tính với HIV năm 1985. Từ những kết quả nghiên cứu, Hahn đã xác định, một phân loài tinh tinh phổ biến tại châu Phi là vật chủ của virus tƣơng tự HIV gây bệnh cho ngƣời [26]. Các phân tích tiếp theo dựa trên “cây phả hệ” của các virus trên động vật linh trƣởng đã chứng minh rằng HIV có nguồn gốc di truyền từ một virus của tinh tinh trong rừng rậm châu Phi. Kết quả công bố vào năm 2000 và ngày nay bệnh AIDS đã lan rộng trên khắp thế giới với các con số thống kê: 42 triệu ngƣời trên thế giới nhiễm HIV trong đó 38.6 triệu ngƣời lớn (từ 15-49 tuổi), phụ nữ 19.2 triệu và 3.2 triệu trẻ em dƣới 15 tuổi[137]. 1.1.3.4. Bệnh sốt xuất huyết thể thận (hemorrhagic fever with renal syndrome- HFRS) Bệnh sốt xuất huyết thể thận (HFRS) đƣợc biết nhƣ sốt xuất huyết Hàn Quốc đƣợc ghi nhận lần đầu 1950, với trên 3000 trƣờng hợp quân đội Liên hợp quốc đƣợc xác định nhiễm bệnh và tử vong khoảng 12% [39]. Tác nhân gây bệnh đƣợc xác định là virus Hanta thuộc họ Bunyaviridae, chi Hantavirus có ổ chứa tự nhiên là chuột. Virus đƣợc lan truyền thông qua chất thải của chuột, các loài gặm nhấm và có thể tồn tại trong môi trƣờng nhiều năm. Virus nhiễm mạn tính ở chuột và các loài gặm nhấm khác nhƣng không biểu hiện triệu chứng và không gây bệnh. Ngƣời nhiễm virus Hanta khi tiếp xúc trực tiếp với các chất thải của chuột, quá trình lây bệnh từ ngƣời mắc bệnh sang ngƣời lành chƣa đƣợc ghi nhận. Hiện tại sốt xuất huyết thể thận do virus Hanta vẫn đƣợc ghi nhận tại châu Á, Âu và Mỹ với khoảng 15.000 trƣờng hợp mỗi năm [39, 99]. 7 1.1.3.5. Bệnh sốt xuất huyết Ebola Năm 1976, dịch sốt xuất huyết nguy hiểm đã xảy ra tại Zaire và Sudan với tổng số mắc đƣợc ghi nhận là 318 trƣờng hợp, tử vong 88%. Tác nhân gây bệnh không đƣợc xác định cho đến khi một vụ dịch khác xảy ra tại tỉnh Kikwit, Zaire năm 1995 với tổng số mắc là 315 trƣờng hợp trong đó 244 trƣờng hợp tử vong. Virus Ebola đã đƣợc phân lập trên những mẫu bệnh phẩm năm 1995 và mẫu bệnh phẩm lƣu giữ tại vụ dịch năm 1976. Virus Ebola cũng nhƣ virus Marburg là thành viên của họ Filoviridae, chi Filovirus. Ổ chứa tự nhiên của virus Ebola hiện tại vẫn chƣa đƣợc xác định chính xác, cho dù virus Ebola đã phân lập đƣợc trên các loài linh trƣởng hoang dã tại châu Phi [58]. Tuy nhiên, giả thuyết về sự lây truyền virus từ khỉ hoặc các loài linh trƣởng sang ngƣời vẫn đƣợc nhiều sự ủng hộ, ngƣời có thể nhiễm virus khi tiếp xúc với các dịch tiết, chất thải của động vật. Sự lây truyền từ ngƣời sang ngƣời cũng đƣợc ghi nhận thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể (máu, nƣớc tiểu, dịch nôn), những hạt dung khí, sol khí (aerosol). Hiện tại vắcxin phòng bệnh vẫn đang nghiên cứu phát triển, tuy nhiên các biện pháp phòng bệnh chủ động nhƣ: cách ly tuyệt đối bệnh nhân, sử dụng bảo hộ cá nhân, tiêu hủy bệnh phẩm, đồ dùng nhiễm bệnh…đã đƣợc WHO khuyến cáo thực hiện để ngăn chặn lây truyền bệnh từ ngƣời sang ngƣời [136]. Ngoài ra, các bệnh viêm não do virus Hendra, Nipah, xảy ra tại các nƣớc châu Á, châu Úc (Malaysia, Australia) hoặc bệnh dại, bệnh than, sốt mò, sốt lepto…là những bệnh đang lƣu hành tại Việt Nam đã đƣa ra các cảnh báo về nguy cơ xuất hiện các bệnh nhiễm trùng “mới xuất hiện” (new emerging infectious diseases) với nguy cơ tiềm tàng ảnh hƣởng nghiêm trọng tới sức khỏe con ngƣời, tác động mạnh tới nền kinh tế cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của xã hội trong tƣơng lai [27, 65, 67]. 8 1.2. DƠI VÀ VAI TRÕ TRUYỀN BỆNH 1.2.1. Sinh thái, phân loại, phân bố về loài dơi Dơi (Chiroptea) thuộc lớp thú hiện có mặt ở khắp nơi trên thế giới, trừ châu Nam Cực (hình 1.2), nhƣng tập trung chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới. Bộ Dơi đứng thứ 2 sau bộ gặm nhấm (Rodentia), theo cây phát sinh chủng loại của Bộ dơi, đƣợc chia ra 2 phân Bộ: phân Bộ dơi lớnMegachiroptera, chỉ có 1 họ duy nhất là họ dơi quả - Pteropodidae; phân Bộ dơi nhỏ - Microchiroptea, gồm 17 họ (hình 1.1) [33, 102, 116]. Hình 1.1. Cây phát sinh chủng loại của Bộ Dơi (Nguồn: Science, 2005) 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất