Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sử dụng than sinh học sản xuất từ phế phụ phẩm nông nghiệp để xử lý đ...

Tài liệu Nghiên cứu sử dụng than sinh học sản xuất từ phế phụ phẩm nông nghiệp để xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng do khai thác khoáng sản.

.DOC
62
338
93

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------- LÊ HUYỀN TRANG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THAN SINH HỌC SẢN XUấT TỪ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP ĐỂ XỬ LÝ ĐẤT Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG DO KHAI THÁC KHOÁNG SẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng Khoa : Môi trƣờng Khóa học : 2012 -2016 THÁI NGUYÊN – 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------- LÊ HUYỀN TRANG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THAN SINH HỌC SẢN XUấT TỪ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP ĐỂ XỬ LÝ ĐẤT Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG DO KHAI THÁC KHOÁNG SẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Lớp Khoa Khóa học Giáo viên hƣớng dẫn : Chính quy : Khoa học môi trƣờng : K44 – KHMT – N01 : Môi trƣờng : 2012 -2016 : Th.S Dƣơng Thị Minh Hòa THÁI NGUYÊN – 2016 i LỜI CẢM ƠN Đƣợc sự đồng ý của Ban giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Môi trƣờng và cô giáo hƣớng dẫn ThS. Dƣơng Thị Minh Hòa, em tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sử dụng than sinh học sản xuất từ phế phụ phẩm nông nghiệp để xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng do khai thác khoáng sản”. Em xin chân thành cảm ơn tới cô Dƣơng Thị Minh Hòa đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Môi trƣờng đã truyền đạt và cung cấp kiến thức cho em trong suốt bốn năm học vừa qua. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn động viên, khuyến khích và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng nh ƣ hoàn thành khóa luận. Do thời gian có hạn, năng lực bản thân còn hạn chế nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đ ƣợc những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bài khóa luận của em đ ƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày….tháng…..năm 2016 Sinh viên Lê Huyền Trang ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Hàm lƣợng các KLN trong nguồn phân bón nông nghiệp (ppm) .. 13 Bảng 2.2: Tiềm năng nguồn sinh khối ở Việt Nam.........................................18 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Hà Thƣợng năm 2009......................... 26 Bảng 4.2: Tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Hà Thƣợng.........30 Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất của khu mỏ................................................31 Bảng 4.4: Hiện trạng quản lý đất sau khai thác khoáng sản........................... 31 Bảng 4.5: Sử dụng lại đất sau khai thác khoáng sản.......................................31 Bảng 4.6: Kết quả phân tích đất tại khu vực mỏ thiếc Hà Thƣợng................32 Bảng 4.7: Kết quả phân tích pH và CEC của TSH từ rơm rạ......................... 33 Bảng 4.8: Hàm lƣợng các nguyên tố trong TSH từ rơm rạ............................34 Bảng 4.9: Hàm lƣợng một số chất dinh dƣỡng trong TSH từ rơm rạ...........34 Bảng 4.10: Kết quả phân tích pH đất sau 4 tuần.............................................35 Bảng 4.11: Kết quả phân tích Pb di động sau 4 tuần...................................... 37 Bảng 4.12: Kết quả phân tích pH đất sau 8 tuần.............................................39 Bảng 4.13: Kết quả phân tích Pb di động sau 8 tuần......................................40 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện giá trị pH sau 4 tuần.............................................36 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Pb2+ sau 4 tuần................................. 37 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữ pH và nồng độ Pb2+ sau 4 tuần. 38 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện giá trị pH sau 8 tuần.............................................39 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện nồng độ Pb2+ sau 8 tuần.......................................40 Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa pH và nồng độ Pb2+ sau 8 tuần .........................................................................................................................41 iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CEC Dung tích trao đổi cation của đất CV% Hệ số biến động KLN Kim loại nặng LSD05 Giá trị sai khác nhỏ nhất PAHs Polycyclic aromatic hydrocarbons PCP Phencyclidine QCVN QSD Quy chuẩn Việt Nam Quyền sử dụng TBVTV Thuốc bảo vệ thực vật TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TSH UBND UNESCO Than sinh học Ủy ban nhân dân Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................iv MỤC LỤC.........................................................................................................v PHẦN 1. MỞ ĐẦU..........................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề...............................................................................................1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài...............................................................2 1.2.1. Mục tiêu của đề tài...........................................................................2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài............................................................................2 1.3. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học...............................3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài.......................................................................4 2.1.1. Cơ sở lý luận....................................................................................4 2.1.2. Cơ sở pháp lý...................................................................................5 2.2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................... 6 2.2.1. Thực trạng khai thác khoảng sản trên thế giới và Việt Nam...........6 2.2.2.Tình hình sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam..................................................................................................11 2.3. Ô nhiễm kim loại nặng trong đất và các phƣơng pháp xử lý..............12 2.3.1. Hiện trạng và nguyên nhân ô nhiễm KLN trong đất..................... 12 2.3.2. Các biện pháp xử lý ô nhiễm KLN trong đất.................................14 vi 2.3.3. Một số công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố liên quan đến đề tài........................................................................................................ 16 2.4. Tổng quan về than sinh học..................................................................17 2.4.1. Khái niệm than sinh học................................................................17 2.4.2. Tiềm năng TSH ở Việt Nam.......................................................... 17 2.4.3. Lợi ích của TSH trong nông nghiệp.............................................. 19 PHẦN 3.ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................................22 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................22 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện...........................................................22 3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 22 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu phân tích.............................22 3.4.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp..........................................22 3.4.2. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm.....................................................23 3.4.3. Chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp lấy mẫu...................................23 3.4.4. Phƣơng pháp phân tích.................................................................23 3.4.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu............................................................24 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 25 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội......................................................25 4.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................... 25 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................. 27 4.2. Thực trạng ô nhiễm môi trƣờng đất sau khai thác tại mỏ thiếc Hà Th ƣợng. 29 4.2.1. Tình hình khai thác quặng thiếc và việc quản lý, sử dụng đất sau khai thác thiếc trên địa bàn xã Hà Thƣợng.............................................29 4.2.2. Thực trạng môi trƣờng đất............................................................32 4.3. Nghiên cứu thành phần, tính chất của than sinh học sản xuất từ rơm rạ.. 33 4.3.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến tính chất lý học của TSH từ rơm rạ . 33 vii 4.3.2. Thành phần, hàm lƣợng các nguyên tố có trong TSH từ rơm rạ. .34 4.4. Nghiên cứu ứng dụng TSH sản xuất từ rơm rạ để xử lý Pb di động trong đất sau khai thác khoáng sản..............................................................35 4.4.1. Hiệu quả xử lý Pb di động sau 4 tuần nghiên cứu.........................35 4.4.2. Hiệu quả xử lý Pb di động sau 8 tuần nghiên cứu.........................39 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................42 5.1. Kết luận................................................................................................ 42 5.2. Kiến nghị..............................................................................................43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề Hiện nay ô nhiễm môi trƣờng đã trở thành vấn đề cấp bách của xã hội. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà môi trƣờng ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt không thể không kể đến sự ô nhiễm môi tr ƣờng đất do hoạt động khai thác khoáng sản. Việt Nam nói chungvà tỉnh Thái Nguyên nói riêng có số lƣợng mỏ khoảng sản khá lớn. Đất tại những vùng sau khi khai thác khoáng sản thƣờng bị suy thoái nghiêm trọng làm cho đất không có khả năng canh tác nông nghiệp hoặc nếu trồng đƣợc cây nông nghiệp thì hiệu quả thấp và sản phẩm nông nghiệp trồng trên đất này không đƣợc an toàn cho ngƣời sử dụng. Thực tế hiện nay, do điều kiện kinh tế phát triển và sản xuất nông nghiệp bằng cơ giới hóa, từ đó thói quen sử dụng phụ phẩm nông nghiệp của ng ƣời dân đã thay đổi dẫn đến dƣ thừa một lƣợng rất lớn. Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 05/03/2012, hoạt động sản xuất nông nghiệp phát thải trên 84,5 triệu tấn chất thải từ trồng trọt, chúng không đƣợc quản lý tốt ở khắp các vùng miền ở Việt Nam. Tình trạng vứt bỏ rơm rạ, trấu ở trên đồng ruộng, kênh rạch dẫn đến việc phân hủy chất hữu cơ tạo ra khí metan, ô nhiễm không khí, sự phân hủy chất hữu cơ làm rửa trôi photpho, kim loại nặng trong môi tr ƣờng đất gây ô nhiễm nguồn nƣớc. Ngoài ra, việc đốt rơm, rạ không những gây ô nhiễm môi tr ƣờng, làm gia tăng khí nhà kính trong khí quyển mà còn ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời. Than sinh học là sản phẩm đƣợc nhiệt phân yếm khí từ các loại sinh khối hữu cơ giàu cacbon và có nhiều tác dụng trong sản xuất và đời sống.Không phải ngẫu nhiên mà than sinh học đƣợc các nhà khoa học ví nhƣ “vàng đen” của ngành nông nghiệp.Sự đề cao này xuất phát từ những đặc tính 2 ƣu việt của than sinh học trong việc cải thiện tính chất đất và nâng cao suất cây trồng. Ngoài ra, than sinh học có thể tồn tại nhiều năm trong đất với cấu trúc tơi xốp, diện tích bề mặt lớn và độ hấp phụ các chất cao nhờ đó còn đƣợc sử dụng để xử lý ô nhiễm trong môi tr ƣờng đất và môi tr ƣờng n ƣớc bởi các tác nhân nhƣ: kim loại nặng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,… Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó đƣợc sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa Môi trƣờng Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của ThS. Dƣơng Thị Minh Hòa, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sử dụng than sinh học sản xuất từ phế phụ phẩm nông nghiệp để xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng do khai thác khoáng sản”. 1.2.Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu của đề tài -Nghiên cứu thành phần, tính chất của than sinh học sản xuất từ rơm rạ. - Nghiên cứu ứng dụng than sinh học sản xuất từ rơm rạ để xử lý Pb di động trong đất ô nhiễm do khai thác khoáng sản. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Thí nghiệm đƣợc bố trí trong Phòng Thí nghiệm, đ ƣợc thực hiện, theo dõi, ghi chép cụ thể. - Việc bố trí công thức thí nghiệm phải thực hiện 1 cách ngẫu nhiên. - Mẫu đƣợc lấy ngẫu nhiên. - Số liệu phải chính xác, khách quan. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp cho bản thân nắm đƣợc thực trạng ô nhiễm môi tr ƣờng đất do khai thác khoáng sản và việc sử dụng than sinh học trong xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng. - Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Vận dụng đƣợc các kiến thức đã học vào thực tiễn. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Góp phần cải tạo môi trƣờng đất, sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp bị dƣ thừa triệt để, cải thiện tính chất lý hóa của đất, cố định kim loại nặng và nâng cao năng suất nông nghiệp. - Góp phần giảm phát thải khí nhà kính thông qua hoạt động bón than sinh học trả lại cho đất. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận * Môi trƣờng là gì? Môi trƣờng là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh, có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. - Theo UNESCO,môi trƣờng đƣợc hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con ngƣời tạo ra xung quanh mình, trong đó con ngƣời sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con ngƣời” (Hoàng Văn Hùng, 2008) - Theo Luật Bảo vệ Môi trƣờng Việt Nam 2014, chƣơng 1, điều 3: “Môi trƣờng là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và sinh vật” [10]. * Ô nhiễm môi trƣờng là gì? - Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì “Ô nhiễm môi trƣờng là sự đƣa vào môi trƣờng các chất thải nguy hại hoặc năng l ƣợng đến mức ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con ng ƣời hoặc làm suy thoái chất lƣợng môi trƣờng”. - Theo Luật Bảo vệ Môi trƣờng Việt Nam 2014, chƣơng 1, điều 8: “Ô nhiễm môi trƣờng là sự biến đổi của các thành phần môi tr ƣờng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng và tiêu chuẩn môi trƣờng gây ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời và sinh vật” [10]. 5 * Khái niệm ô nhiễm môi trƣờng đất: “ Ô nhiễm môi trƣờng đất đƣợc xem là tất cả các hiện t ƣợng làm nhiễm bẩn môi trƣờng đất bởi các chất gây ô nhiễm”(Lƣơng Văn Hinh và cs, 2014)[5]. * Khái niệm kim loại nặng Kim loại nặng là thuật ngữ dùng để chỉ những kim loại có tỷ trọng lớn hơn 4 hoặc 5. Chúng bao gồm: Pb (d=11,34), Cd (d=8,60), Ag (d=10,50), Bi (d=9,80), Co (d=8,90), Cu (d=8.96), Cr (d=7,10), Fe (d=7.87), Hg (d=13.52), Mn (d=7,44),... Ngoài ra các á kim nhƣ As, Se cũng đ ƣợc xem nh ƣ là các kim loại nặng. * Khái niệm ô nhiễm kim loại nặng trong đất - Ô nhiễm kim loại nặng trong đất: Có một số hợp chất kim loại nặng bị thụ động và đọng lại trong đất, song có một số hợp chất có thể hòa tan d ƣới tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nhất là do độ chua trong đất, của n ƣớc mƣa. Điều này tạo điều kiện để các kim loại nặng có thể phát tán rộng vào nguồn nƣớc ngầm, nƣớc mặt và gây ô nhiễm đất. - Hậu quả của ô nhiễm môi trƣờng đất do kim loại nặng:Đất ô nhiễm gây tác động đến sức khỏe con ngƣời tiếp xúc trực tiếp (qua da) hoặc qua đƣờng ăn uống (chất độc chuyển vào tế bào rau quả, khi ăn uống không rửa tay hoặc rau quả sạch sẽ...). Sự tích tụ các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại cho cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe con ng ƣời hay làm thay đổi cấu trúc tế bào gây ra nhiều bệnh di truyền, bệnh về máu, bệnh ung th ƣ.... (Nguyễn Ngọc Nông, 2007) 2.1.2. Cơ sở pháp lý Các văn bản mang tính pháp lý liên quan đến lĩnh vực đề tài đang có hiệu lực: 6 - Luật Bảo vệ Môi trƣờng năm 2014 đƣợc Quốc hội n ƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. - Luật số 60/2010/QH12: Luật Khoáng sản có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 07 năm 2010. - Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9/3/2012 của Chính Phủ vêf việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản. - Nghị định 19/2015/NĐ-CP Ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều trong Luật Bảo vệ môi trƣờng. - Thông tƣ 38/2015/TT-BTNMT: Thông tƣ về cải tạo, phục hồi môi trƣờng trong hoạt động khai thác khoáng sản có hiệu lực thi hành ngày 17 tháng 8 năm 2015. - QCVN 03: 2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép kim loại nặng trong đất. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Thực trạng khai thác khoảng sản trên thế giới vàViệt Nam 2.2.1.1. Trên thế giới Hoạt động khai thác khoáng sản đã phát triển mạnh từ thập kỷ trƣớc ở nhiều quốc gia giàu tài nguyên nhƣ Nga, Mỹ, Australia, Campuchia, Indonesia, Phillipines, Trung Quốc, Ấn Độ, … nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng nguyên liệu khoáng của thế giới nhƣ quặng sắt, chì, kẽm, thiếc, than đá, đồng và các loại khoáng sản khác, mặc dù khai thác khoáng sản là nguồn thu quan trọng, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của nhiều quốc gia, nhƣng ngành này cũng gắn liền với những tác động môi trƣờng và xã hội nghiêm trọng, đặc biệt là hiện tƣợng mất đất canh tác, xói lở, suy thoái tài nguyên rừng và nguồn nƣớc. 7 Do đặc thù, nên ngành khai thác khoáng sản là ngành sử dụng diện tích đất rất lớn. Hoạt động khai thác khoáng sản dẫn tới suy thoái tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nƣớc là rất lớn. Các phƣơng pháp khai thác mỏ hiện nay nhƣ nổ mìn hoặc khoan đều rất thô sơ.Tác động môi trƣờng tiêu cực từ khai mỏ th ƣờng xảy ra ngay trong chính bản thân quá trình khai thác và các hoạt động liên quan nh ƣ dọn mặt bằng mỏ, vận chuyển và chế biến quặng. Suy thoái rừng và ô nhiễm nƣớc do khai thác khoáng sản không chỉ tác động tới hệ sinh thái mà còn tác động tới sinh kế của ngƣời dân sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên này. Điều đáng tiếc là các công ty khai khoáng ở các nƣớc đang phát triển trên thế giới đều rất ít quan tâm đến tác động môi trƣờng. Vấn đề này lại càng trở nên trầm trọng hơn bởi một thực tế là thỏa thuận khai thác khoáng sản giữa chính phủ và các doanh nghiệp còn thiếu minh bạch, và nỗ lực nhằm kiểm soát nghiêm minh các hoạt động khai khoáng còn bị làm ngơ do sức hấp dẫn của lợi nhuận mang lại. Những khu vực bị tàn phá do khai thác th ƣờng bị bỏ quên, và tổn hại môi trƣờng hầu nhƣ không thể ngăn chặn đƣợc. Sự phát triển của các ngành khai thác khoáng sản không đồng bộ với biện pháp bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trƣờng đã để lại những hậu quả suy thoái môi trƣờng tại các khu vực khai thác khoáng sản: - Một diện tích lớn đất nông nghiệp, lâm nghiệp tr ƣớc đây bị chiếm dụng cho mục đích khai thác khoáng sản vẫn để hoang hóa sau khi khai thác. - Tầng đất mặt bị xáo trộn gây khó khăn cho việc hoàn thổ, phục hồi môi trƣờng sau khai thác. - Cân bằng nƣớc khu vực bị phá vỡ, gia tăng các hiện t ƣợng tr ƣợt lở, bồi lấp, tích tụ các chất rắn do sự biến đổi chế độ thủy văn của dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm. - Làm suy thoái thảm thực vật, suy giảm diện tích rừng, cạn kiệt trữ lƣợng gỗ,… 8 - Chất lƣợng nƣớc ở các vùng khai thác khoáng sản bị ảnh h ƣởng. Phần lớn nƣớc ở các vùng khai thác khoáng sản đều bị ảnh hƣởng bởi độ đục cao do lƣợng bùn mịn trong nƣớc thải cao. Các loại thuốc tuyển còn d ƣ trong bùn thải cũng có khả năng gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận. Ở một số khu vực đất đá thải còn có tiềm năng hình thành dòng axit mỏ có khả năng hòa tan cáckim loại nặng độc hại là nguồn ô nhiễm tiềm tàng đối với n ƣớc mặt và nƣớc ngầm khu vực. - Các sự cố và rủi ro môi trƣờng tại các vùng khai thác nh ƣ tr ƣợt lở, sập hầm… Ở các nƣớc có ngành công nghiệp khai thác mỏ phát triển nhƣ Anh, Thụy Điển, Australia, … và một số nƣớc khác trong khu vực nhƣ Malaysia, Indonesia vấn đề hoàn thổ, phục hồi môi tr ƣờng đã trở thành một quy chế bắt buộc. Trƣớc khi tiến hành các hoạt động khai thác, chủ mỏ bắt buộc phải lập kế hoạch hoàn thổ phục hồi môi trƣờng.Kế hoạch này nh ƣ một bộ phận không thể tách rời của kế hoạch khai thác mỏ. Trong kế hoạch hoàn thổ phục hồi môi trƣờng những vấn đề nhƣ: hƣớng dẫn sử dụng đất sau khai thác, quy trình công nghệ hoàn thổ, tiến độ thực hiện và kinh phí đƣợc đề cập rất chi tiết với những hƣớng dẫn cụ thể và khoa học [11]. Nhƣ vậy, hoạt động khai thác khoáng sản trên thế giới đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, hoạt động này lại gây ra những tác động tiêu cực đến môi tr ƣờng, làm ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng. 2.2.1.2. Ở Việt Nam Việt Nam có hơn 5.000 điểm mỏ với khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau và có 1.100 doanh nghiệp khai khoáng.Hiện ngành khai thác khoáng sản đang góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế đất n ƣớc. Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang tác động xấu đến
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng